You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

Lập Trình Trên Windows


TÊN ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ


TRƯỜNG MẦM NON

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VŨ VĂN NAM


CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 16:
VÕ AN NINH MSSV: 2024801030023
PHẠM LÊ TIẾN DŨNG MSSV: 2024801030137
TRẦN HỮU BÌNH MSSV: 2024801030145

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 7/2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI.................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG MẦM NON.................................................................4
1.2. HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON...........................................................4
1.3. GIẢI PHÁP CHO TRƯỜNG MẦM NON...............................................................5
1.4. MỤC TIÊU CỦA PHẦN MỀM................................................................................6
1.5. CÔNG CỤ XÂY DỰNG PHẦN MỀM....................................................................6
CHƯƠNG 2........................................................................................................................ 8
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG..................................................................................................8
2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG......................................................................8
2.2.SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ..........................................................................9
2.2.1.Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ:Nhập học....................................................................9
2.3. SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG...................................................10
2.4. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH..........................................................................................11
2.4.1. Sơ đồ ngữ cảnh.................................................................................................11
2.4.2. Mô tả hoạt động...................................................................................................11
2.5. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT.............................................................................................12
2.6. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ DANH MỤC................................................14
2.7. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ GIÁO VIÊN.................................................15
2.8. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC SINH.........................................16
2.9. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG: PHÂN CÔNG LỚP HỌC.................................................17
2.10. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ GIÁO VIÊN LỚP HỌC...............................18
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ..................................................................................................19
3.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG..............................................................................19
3.2. CÁC BẢNG DỮ LIỆU...........................................................................................19
CHƯƠNG 4...................................................................................................................... 25
CÀI ĐẶT – DEMO CHƯƠNG TRÌNH............................................................................25
4.1. CÔNG CỤ HỖ TRỢ- MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN............................................25
4.2. DEMO CHƯƠNG TRÌNH.....................................................................................26
ĐÁNH GIÁ VA KẾT LUẬN...........................................................................................32
5.1. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG........................................................................................32
5.2. KẾT LUẬN............................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................33

1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện, đề tài này là một dấu ấn quan trọng
đánh dấu việc một sinh viên hoàn thành nhiệm vụ của môn học Lập Trình Windows của
thầy Vũ Văn Nam. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng em đã cố gắng trình bày toàn
bộ các phần việc cơ bản của chương trình “Quản lý học sinh trường mầm non”.
Thông qua lần làm đề tài, chúng em mong muốn có thể hệ thống hóa lại toàn bộ
kiến thức đã học cũng như học hỏi thêm các lý thuyết viết phần mềm đang được ứng dụng
rộng rãi và phổ biến hiện nay. Do khả năng và thời gian hạn chế, đề tài này không tránh
khỏi những sai sót,chúng em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô
cũng như của các bạn sinh viên kshác để có thể viết phần mềm này cũng như các phần
mềm trong cuộc sống về sau hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong trường đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng như các bạn sinh viên khác
trong suốt thời gian học qua. Đặc biệt, thông qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy giáo Vũ Văn Nam - giảng viên khoa Công nghệ thông tin, đã tận tình
hướng dẫn em thực hiện thành công đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, tháng 07 năm 2022


VÕ AN NINH MSSV: 2024801030023

PHẠM LÊ TIẾN DŨNG MSSV: 2024801030137

TRẦN HỮU BÌNH MSSV: 2024801030145

Tóm tắt các giai đoạn thực hiện


2
Giai đoạn 1. Thu thập tài liệu: Khảo sát tình hình thực hiện, thu thập dữ liệu (nhu
cầu, phương pháp quản lý của trường, các phần mềm đã được phát hành trong nước, các
tài liệu liên quan...). Tham khảo những phần mềm đang được sử dụng phổ biến, tìm hiểu
các công cụ ngôn ngữ lập trình, các kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài.
Giai đoạn 2. Nghiên cứu vấn đề: Đọc hiểu các tài liệu liên quan. Nắm rõ vai trò,
chức năng của các công cụ, ngôn ngữ lập trình (Power Designer 16.1 được sử dụng để
thiết kế mô hình dữ liệu, áp dụng phần mềm dựa trên nền tảng Visual Studio 2022 sử
dụng ngôn ngữ C# kết nối với cơ sở dữ liệu là SQL SERVER). Tìm hiểu các mô hình
khác, đề ra phương án giải quyết thích hợp.
Giai đoạn 3. Xây dựng phần mềm: Dựa vào các kiến thức đã tìm hiểu và các dữ
liệu đã phân tích, xây dựng phần mềm dựa vào các công cụ và ngôn ngữ lập trình đã
chọn.
Giai đoạn 4. Kiểm thử chương trình: Chạy demo kiểm thử chương trình. Xem
xét đánh giá hiệu quả cùa từng chức năng. Sửa lỗi và hoàn thiện chương trình.
Giai đoạn 5. Kết luận: Tổng kết, viết báo cáo, rút ra kết luận chung cho đề tài.

3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI


1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG MẦM NON
* Chức năng, nhiệm vụ:

- Nắm bắt được nhu cầu của người dân và cũng để tạo điều kiện tốt nhất cho cán
bộ giáo viên Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục các cháu từ 2-5 tuổi

- Trường mầm non áp dụng linh hoạt chương trình giảng dạy mầm non đổi mới của
Bộ GD & ĐT, chú trọng rèn luyện cho trẻ các môn Tiếng anh bởi đây là những môn học
đang rất cần thiết cho trẻ trong quá trình phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, nhà trường
cũng luôn quan tâm đến việc xây dựng cho trẻ năng lực và tố chất cần thiết, tự tin gia
nhập môi trường quốc tế ở bậc tiểu học.

- Là trường mầm non có: đầy đủ các tiện nghi hiện đị hiện nay và có dạy các môn
năng khiếu cho các bạn

* Hiện trạng tổ chức:

Hiện nay, Trường mầm non gồm có 01 Ban quản lý trường và 10 cán bộ nhân viên
giáo viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường ổn định có tinh thần trách
nhiệm cao, đoàn kết, yêu trẻ, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp
ứng với chương trình đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó nhà trường còn có đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Anh và các môn năng khiếu như: đàn, múa, bơi, kỹ năng sống....có trình độ
chuyên môn cao.

1.2. HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON


Việc tiếp nhận và quản lý học sinh ở trường mầm non được thực hiện theo qui
trình sau:
- Khi phụ huynh có yêu cầu gửi trẻ cán bộ văn phòng sẽ đưa mẫu đơn nhập học
cho phụ huynh và phụ huynh điền đầy đủ thông tin của trẻ và nộp lại đơn cho cán bộ. Sau
đó cán bộ văn phòng sẽ duyệt đơn nhập học.
Cháu nào không đủ điều kiện nhập học thì sẽ thông báo không đủ điều kiện nhập học cho
phụ huynh biết.Cháu nào đủ điều kiện vào học thì sẽ được thông báo nhập học cho phụ
huynh.

4
Phụ huynh đưa trẻ đến trường nhập học sẽ phải điền vào sơ yếu lý lịch của trẻ và
cán bộ văn phòng sẽ nhận sơ yếu lý lịch.
Sau đó sẽ xếp lớp cho trẻ theo độ tuổi từng năm.
Sau khi xếp lớp, cán bộ văn phòng sẽ gửi phiếu xếp lớp cho giáo viên phụ trách lớp
- Mỗi giáo viên phụ trách lớp sẽ có sổ theo dõi số học sinh đi học trong ngày và
số buổi mỗi trẻ đi học trong tháng.
+ Mỗi sáng, giáo viên phụ trách lớp sẽ điểm danh sĩ số lớp và đánh dấu trên phiếu
theo dõi trẻ đến lớp số học sinh trong ngày.
+ Hết ngày, giáo viên phụ trách lớp sẽ ghi những hoạt động của từng học sinh vào
sổ liên lạc hang ngày để phụ huynh có thể xem và theo dõi.
+ Cuối tháng, phiếu theo dõi trẻ đến lớp được giao cho bộ phận kế toán. Kế toán sẽ
tính chi phí cho học sinh trong tháng tiếp theo. Theo công thức: Tiền phải nộp = Tiền
học phí + Tiền ăn+ Tiền phụ thu
Trong đó: Tiền ăn = Số buổi tháng tiếp theo * Giá vé ăn tháng tiếp - Số buổi nghỉ
tháng này * Giá vé ăn tháng này.
Học phí: Được tính theo tháng. Với bảng giá như sau:
- Học phí: 1.500.000 đồng/ tháng.
- Tiền ăn: 30.000 đồng/5 bữa/ 1 ngày. Ngoài các khoản trên, nhà trường không
thu thêm khoản phí nào khác ( trừ các dịch vụ theo yêu cầu ).
- Dịch vụ theo yêu cầu :
Trông trẻ ngoài giờ.
Đưa đón trẻ tại nhà.
+ Đến đầu tháng, kế toán lập phiếu thu tiền học. Phụ huynh sẽ đóng tiền cho kế toán
và nhận biên lai
- Mỗi tháng giáo viên phụ trách lớp sẽ lập phiếu khám sức khỏe định kỳ của trẻ.
Giáo viên sẽ gửi phiếu khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ y tế. Cán bộ y tế sẽ viết kết
luận và chỉ dẫn của cán bộ y tế cho trẻ vào phiếu theo dõi và gửi cho cán bộ văn phòng.
Cán bộ văn phòng sẽ in phiếu khám sức khỏe và gửi cho phụ huynh. Phụ huynh nhận
được phiếu sẽ ghi ý kiến phụ huynh vào phiếu và gửi lại cho cán bộ văn phòng. Cán bộ
văn phòng sẽ tổng hợp ý kiến phụ huynh và gửi cho Ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ đưa
ra giải pháp khắc phục và chuyển cho cán bộ văn phòng. Cán bộ văn phòng nhận các giải
pháp và chuyển cho giáo viên. Giáo viên sẽ tiếp thu và thực hiện giải pháp.

1.3. GIẢI PHÁP CHO TRƯỜNG MẦM NON


Hiện nay chưa có phần mềm nào phục vụ cho công việc quản lý hoạt động của
trường. Các công việc như: Đăng kí nhập học, thu tiền học, khám sức khỏe… vẫn được

5
thực hiện trên giấy tờ thủ công ( dùng Excel ) nên mất nhiều thời gian, chưa tổng hợp
được báo cáo hàng ngày.
Vì vậy cần đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào để hỗ trợ công tác quản lý học
sinh từ khi học sinh bắt đầu vào học đến khi học sinh kết thúc ra trường, theo dõi học sinh
hàng ngày trong cả năm học là rất cần thiết và cấp thông qua một phần mềm quản lý học
sinh của trường.

1.4. MỤC TIÊU CỦA PHẦN MỀM


- Phần mềm cần lưu trữ một lượng lớn thông tin, rõ ràng, dễ sử dụng.
- Hỗ trợ giáo viên cập nhập thông tin, quản lý học sinh.
- Hỗ trợ phụ huynh có thể theo dõi những hoạt động hằng ngày của con mình qua phần
mềm
- Phần mềm cho phép tìm kiếm danh sách thông tin học sinh
- Phân công danh sách giáo viên từng lớp
- Phân công hồ sơ học sinh vào lớp

1.5. CÔNG CỤ XÂY DỰNG PHẦN MỀM


Phần mềm được hình thành nhờ có các công cụ hỗ trợ như: Power Designer 16.1
được sử dụng để thiết kế mô hình dữ liệu, áp dụng phần mềm dựa trên nền tảng Visual
Studio 2022 sử dụng ngôn ngữ C# kết nối với cơ sở dữ liệu là SQL sever.
a. Giới thiệu về Microsoft.Net Framework SDK v2.0
.NET Framework là môi trường để đoạn mã của chương trình thực thi. Điều này có
nghĩa là .NET Framework quản lý việc thi hành chương trình, cấp phát bộ nhớ, thu hồi
các bộ nhớ không dùng đến. Ngoài ra, .NET Framework còn chứa một tập thư viện
lớp .NET bases class, cho phép thực hiện vô số các tác vụ trên Windows.
Để triển khai các ứng dụng có thể sử dụng công cụ Visual Studio .NET, một môi
trường triển khai tổng thể cho phép bạn viết đoạn mã, biên dịch, gỡ rối dựa trên tất cả các
ngôn ngữ của .NET, chẳng hạn C#, VB .NET, kể cả những trang ASP.NET.
Ngôn ngữ lập trình C#:
.NET hỗ trợ chính thức 4 ngôn ngữ: C#, VB.NET, J# và C++ managed. Nhóm chọn
sử dụng ngôn ngữ C# là ngôn ngữ chính để viết phần mềm.
Vì C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, trong sáng, và chỉ gồm khoảng 80 từ khóa. C#
là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên nó hỗ trợ việc định nghĩa các lớp. Lớp

6
định nghĩa những kiểu dữ liệu mới cho phép bạn mở rộng ngôn ngữ để mô hình hóa vấn
đề mà bạn đang bận tâm giải quyết.
C# có chứa những từ chốt cho phép khai báo những lớp mới, thuộc tính và các hàm
hành sự, kế thừa, đa hình … Trên C#, mọi việc liên quan đến khai báo một lớp nằm ngay
trong bản thân phần khai báo lớp.
C# cũng hỗ trợ giao diện (Interface), một kiểu khế ước với một lớp liên quan đến
những dịch vụ mà giao diện đề ra. Ngôn ngữ C# định nghĩa một lớp chỉ có thể kế thừa từ
một lớp khác nhưng có thể thiết đặt vô số giao diện. Khi thiết đặt một giao diện, lớp phải
cài đặt tất cả các hàm hành sự của giao diện.
b. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
Định nghĩa
SQL Server hay còn gọi là Microsoft SQL Server, viết tắt là MS SQL Server. Đây
là một phần mềm được phát triển bởi Microsoft dùng để lưu trữ dữ liệu dựa trên chuẩn
RDBMS, và nó cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng (ORDBMS).
SQL Server cung cấp các tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu
như:
- Chèn, xóa và cập nhật các hàng trong 1 quan hệ
- Tạp, thêm, xóa và sửa đổi các đối tượng trong của cơ sở dữ liệu.
- Điều khiển việc truy cập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của cơ sở dữ liệu để
đảm bảo tính bảo mật, tính nhất quán và sự ràng buộc của cơ sở dữ liệu.

7
CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG


2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG


(Chuyên môn) (Chăm sóc nuôi dưỡng)

Tổ Dạy Hành Chính Tổ Nuôi

Hình ảnh 1.1 Cơ cấu tổ chức của trường

1.Hiệu trưởng : Đứng đầu hệ thống, chỉ đạo chung, tổ chức bộ máy nhà trường

2.Hai hiệu phó trường

3.Hành chính; Tổ dạy; Tổ nuôi

8
2.2.SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ

2.2.1.Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ:Nhập học

9
2.3. SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

10
2.4. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH

2.4.1. Sơ đồ ngữ cảnh

2.4.2. Mô tả hoạt động

+ PHỤ HUYNH
- Phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ tại trường mầm non sẽ nhận được mẫu đơn nhập
học. Phụ huynh điền đầy đủ thông tin của trẻ vào đơn và gửi lại cho nhà trường. Nhà
trường sau khi xét duyệt đơn sẽ gửi thông báo nhập học cho phụ huynh.
- Đầu tháng, phụ huynh sẽ nhận được thông báo đóng tiền học. Sau khi đóng tiền
học cho trường, phụ huynh sẽ nhận được biên lai thu tiền.
- Hàng tháng, phụ huynh sẽ nhận được phiếu theo dõi sức khỏe của trẻ.

+ GIÁO VIÊN

11
- Đầu năm học , giáo viên sẽ nhận được phiếu xếp lớp của trẻ để biết lớp mình phụ
trách có bao nhiêu trẻ
- Hàng ngày, giáo viên sẽ điểm danh sĩ số lớp và đánh dấu vào sổ theo dõi
- 1 năm sẽ tiến hành khám sức khỏe định kỳ 3 lần, mỗi lần tiến hành kiểm tra giáo
viên sẽ lập phiếu theo dõi sức khỏe cho mỗi trẻ.

+ NHÂN VIÊN (CÁN BỘ Y TẾ )


- 1 năm, cán bộ y tế sẽ tiến hành khám sức khỏe định kì cho trẻ 3 lần. Sau khi
khám sẽ ghi các nhận xét và chỉ dẫn vào phiếu khám sức khỏe.

+ BAN GIÁM HIỆU


- Nhận các ý kiến phản hồi từ phụ huynh và đưa ra các giải pháp khắc phục.

12
2.5. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT

13
14
2.6. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ DANH MỤC

15
2.7. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ GIÁO VIÊN

16
2.8. SƠ ĐỒ - CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC SINH

17
2.9. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG: PHÂN CÔNG LỚP HỌC

18
2.10. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG: QUẢN LÝ GIÁO VIÊN LỚP HỌC

19
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ

3.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG

3.2. CÁC BẢNG DỮ LIỆU

20
Bảng chức vụ

Bảng phân lớp giáo viên lớp

21
Bảng phân công học sinh lớp nào

22
Bảng hồ sơ học sinh

23
Bảng lớp học

Bảng tài khoản

24
Bảng trao đổi

25
CHƯƠNG 4

CÀI ĐẶT – DEMO CHƯƠNG TRÌNH

4.1. CÔNG CỤ HỖ TRỢ- MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN


Chương trình được xây dựng trên nền tảng .NET, với ngôn ngữ C# để phát triển trên
netframe work 4.0

Các công cụ chính

- Visual Studio 2022 – Express

- SQL Server 2019- Express

- Photoshop

26
4.2. DEMO CHƯƠNG TRÌNH

Figure 1 MÀN HÌNH CHÍNH

Figure 2 ĐĂNG NHẬP

27
Figure 3 QUẢN LÝ CHỨC VỤ

28
Figure 4 QUẢN LÝ LỚP HỌC

29
Figure 5QUẢN LÝ GIÁO VIÊN

Figure 6 HỒ SƠ HỌC SINH LỚP HỌC

30
Figure 7PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN- LỚP HỌC

31
Figure 8 HỌC SINH LỚP HỌC

32
ĐÁNH GIÁ VA KẾT LUẬN
5.1. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
* Ưu điểm :
-Giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người chưa thành thạo tin học.
-Hỗ chức năng phân quyền người sử dụng chương trình.
-Giúp quản lý hệ thống một cách tự động, nhanh, chính xác theo yêu cầu của người sử
dụng.
- Quản lý được hồ sơ học sinh
- Quản lý được hồ sơ giáo viên
- Quản lý phân công lớp học cho giáo viên
- Quản lý phân công lớp học cho học sinh
- Quản lý chức vụ
-Quản lý dễ dàng, nhờ chức năng tìm kiếm
-Khả năng lưu trữ thông tin lớn.
- Tiết kiệm thời gian của nhân viên quản lý.
- Giao diện người dùng dễ sử dụng.
* Nhược điểm :
- Hệ thống vẫn chưa được tối ưu.
- Chưa thể áp dụng đại tra cho các trương mầm non.
-Còn nhiều thiếu sót trong quá trình làm bài
-Chưa quản lý được về vấn đề học phí
-Chưa quản lý được phân công đổi lớp cho các cháu
-Chưa quản lý được phần mềm chi trả lương cho cán bộ nhân viên nhà trường
5.2. KẾT LUẬN
Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, để có thể tồn tại và phát
triển thì CNTT là một vũ khí không thể thiếu đối với xã hội.

CNTT cùng nổ kèm theo đó là sự phát triển của nghành khoa học máy tính. Ngày
nay công nghệ luôn đi đôi với đời sống, khoa học kĩ thuật giúp giảm đi sức lao động con
người. Hiệu suất làm việc được nâng cao, thay vì những hình thức quản lý, lưu trữ thông
tin lạc hậu như trước kia, hệ thống máy tính giúp các nhà quản lý lưu trữ một khối lượng
lớn thông tin DL.

Nhờ đó các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, bảo quản và lưu trữ thông tin một cách
nhanh chóng, chính xác hơn.Với môi trường kinh doanh, hệ thống quản lý học sinh sẽ
giúp các giáo viên lý giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình
quản lý.
33
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài“Xây dựng hệ thống quản lý học
sinh trường mầm non ”.Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn không thể tránh khỏi những hạn
chế về thông tin,số liệu…

Do đó, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy (Cô) và các bạn để
bài kết thúc cuối kỳ của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Viện Kỹ Thuật Công Nghệ, đặc
biệt là thầy Vũ Văn Nam đã giúp đỡ nhóm em trong quá trình thực tập và tìm hiểu đề tài.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Quang Thiện, Lập trình báo cáo dùng Crystal Report .Net và C#, NXB Tổng
hợp Tp HCM, Năm 2006.
[2]. Phạm Hữu Khang, Lập trình hướng đối tượng, NXB Lao động - xã hội, Năm 2008.
[3]. Nguyễn Gia Tuấn Anh, Bài tập và bài giải tham khảo SQL Server 7.0, NXB Thanh
niên, Năm 2003.
[4]. Sách CLR via C#, Jeffrey Richer, 2010.
[5]. Nguyễn Ngọc Bình Phương, Các Giải Pháp Lập Trình C#, NXB Giao Thông Vận
Tải.
[6]. Beginning Visual C# 2010, Karli Watson, Christian Nagel, Jacob Pedersen, Jon D.
Reid, Morgan Skinner.
[7]. Winform with C#, Giáo trình FPT-Aptech.
[8]. Beginning SQL Server for Developers, Robin Dewson, 2014.
[9]. Lập trình viên công nghệ .Net, NXB Đại Học Khoa Học Tự Nhiên năm 2014.
[10]. Giáo trình lập trình Windows form với C#.Net, TS. Lê Trung Hiếu, ThS. Nguyễn
Thị Minh Thi.
[11]. Lý thuyết C#. https://freetuts.net/c-sharp-la-gi-tong-quan-ve-c-sharp-1045.html

35
Các ảnh được sữ dụng

36

You might also like