You are on page 1of 69

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH.............4
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển..........................................................................................4
1.2. Khái niệm hệ thống giao thông thông minh.................................................................5
1.3. Mục tiêu của hệ thống giao thông thông minh............................................................7
1.4. Đặc điểm và vai trò......................................................................................................8
1.5. Ưu điểm của hệ thống giao thông thông minh.............................................................9
1.6. Hệ thống giao thông thông minh và những lợi ích thiết thực....................................11
CHƯƠNG II : HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH CỦA TRUNG QUỐC. . .12
2.1. Sự phát triển ITS tại Trung Quốc.................................................................................12
2.2. Mạng lưới giao thông mới, hiện đại của Trung Quốc..................................................14
2.2.1. Cơ sở hạ tầng, trụ cột của phát triển kinh tế và xã hội...........................................15
2.2.2. Trọng tâm phát triển giao thông, năng lượng, công nghệ cao...............................15
2.3. Những hệ thống giao thông thông minh ở Trung Quốc...............................................16
2.3.1. Đường bộ................................................................................................................16
2.3.1.1. Đường thông minh nói chuyện với xe không người lái...................................16
2.3.1.2. Trung Quốc đẩy mạnh ứng dụng ô tô kết nối thông minh..............................20
2.3.1.3. Hệ thống đường cao tốc...................................................................................21
2.3.2. Đường sắt...............................................................................................................23
2.3.2.1. Đường sắt cao tốc............................................................................................23
2.3.2.2. Đường sắt thông minh.....................................................................................26
2.3.3. Đường thủy.............................................................................................................27
2.3.3.1. Công nghệ 4G thay đổi giao thông đường thủy..............................................28
2.3.3.2. Bến container 5G tự động đầu tiên trên sông Trường Giang..........................28
2.3.4. Đường hàng không.................................................................................................29
2.4. Trung Quốc với các thành phố thông minh vượt trội...................................................29
2.4.1. Thâm Quyến – Mô hình thành phố NET...............................................................29
2.4.2. Tô Châu – Mô hình đô thị thông minh hàng đầu thế giới.....................................33
2.4.3. Liễu Châu – Thành phố rừng theo chiều thẳng đứng............................................35
2.4.4. Thành phố Hàng Chấu – giảm tắc đường và tai nạn giao thông nhờ AI...............37
2.4.5. Thiên nhiên và công nghệ song hành tại thành phố thông minh Trùng Khánh.....39
2.4.5.1. Xử lý nước thải thông minh.............................................................................40
2.4.5.2. Thiên nhiên và công nghệ song hành..............................................................41
2.4.6. Thượng Hải – thành phố thông minh nhất thế giới năm 2020...............................42
2.4.7. Công nghệ mới trong thành phố thông minh ở Trung Quốc.................................43
2.5. Quản lý giao thông thông minh: hỗ trợ phương tiện lưu thông trong một thành phố cổ
...............................................................................................................................................46
2.5.1. Thách thức đặt ra: cho phép thành phố phát triển và giao thông suôn sẻ bên trong
những bức tường cổ...........................................................................................................47
2.5.2. Giải pháp: hệ thống quản lý giao thông thông minh từ Hikvision........................47
2.5.3. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................................48
2.5.4. Lợi ích: Lưu lượng giao thông tăng 10%, thời gian hành trình giảm 12%...........49
2.6. Áp dụng công nghệ 5G để xây dựng thành phố giao thông thông minh.....................50
2.6.1. Thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của ngành giao thông vận tải............................51
2.6.2. Giúp người dân thay đổi trải nghiệm du lịch.........................................................52
CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH TẠI VIỆT
NAM................................................................................................................................ 54
3.1. Lộ trình triển khai hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam...............................54
3.2. Đưa hệ thống ITS vào đường cao tốc...........................................................................55
3.3. Xây dựng các trạm thu phí tự động..............................................................................56
3.3.1. Hệ thống thu phí một dừng.................................................................................57
3.3.2. Hệ thống thu phí mở không dừng.......................................................................57
3.3.3. Hệ thống thu phí kín............................................................................................57
3.4. Hệ thống kiểm soát tải trọng......................................................................................57
3.5. VOV giao thông.........................................................................................................59
3.6. Bãi giữ xe nhiều tầng.................................................................................................61
3.7. Các ứng dụng ITS ở Việt Nam trong tương lai.........................................................63
3.7.1. Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh......................................63
3.7.2. Hệ thống tự động báo kẹt xe...............................................................................64
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................66
MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, tốc độ đô
thị hoá ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của con người ngày càng cao. Tuy nhiên cở sở
hạ tầng, hệ thống giao thông hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó. Hiện tượng ùn tắc
xảy ra thường xuyên, liên tục trên hầu khắp các tuyến phố, môi trường ngày càng ô
nhiễm. Hàng ngày cũng xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm. Trước sự bức
bách đó đòi hỏi phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề nói trên. Hệ thống giao thông
thông minh (ITS - Intelligent Transportation System) đã được ra đời để đáp ứng hiện thực
đó.

Tại các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…, khái niệm “Hệ
thống giao thông thông minh” không còn xa lạ. Cụ thể, đó là việc đưa công nghệ cao của
thông tin - truyền thông ứng dụng vào cơ sở hạ tầng và trong phương tiện giao thông (chủ
yếu là ô tô), tối ưu hoá quản lý, điều hành nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn, tăng cường
năng lực vận tải hành khách… Tất cả những thứ đó đã giúp cải thiện rõ rệt tình hình giao
thông. Con người ngày được thoải mái hơn khi đi ra đường không còn chứng kiến những
cảnh tắc đường cả cây số.

- Mục tiêu
+ Tìm hiểu về hệ thống giao thông thông minh (ITS).
+ Tìm hiểu những ứng dụng của hệ thống trên thế giới và ở Việt Nam.
- Phương pháp
+ Khai thác những tài liệu hiện có về giao thông thông minh hiện nay.
+ Sử dụng những ứng dụng đã được thực hiện và thành công cả ở trong nước
và trên thế giới.
+ Tiến hành thử nghiệm trong phạm vi nhỏ có thể thực hiện được rồi dần dần
áp dụng rộng rãi.
- Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu tổng quan về hệ thống giao thông thông minh.
+ Nghiên cưú những ứng dụng hệ thống giao thông thông minh của Trung
Quốc.
+ Tìm hiểu những ứng dụng của hệ thống ở Việt Nam hiện nay và khả năng áp
dụng trong tương lai đã góp phần gì cho việc cải thiện tình hình giao thông.
- Ý nghĩa đề tài
Với tình hình giao thông hiện nay, sử dụng hệ thống giao thông thông minh là
một trong những đòi hỏi cấp thiết cần được quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng. Hệ thống
giao thông thông minh là một trong những hệ thống an toàn và cần thiết cho chúng
ta hiện nay. Tại Việt Nam, hệ thống giao thông thông minh đã xuất hiện từ khá lâu
nhưng còn nhỏ lẻ và chưa hiệu quả.
Vì tất cả những lý do trên mà nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn bắt tay
vào chọn đề tài nghiên cứu: “Hệ thống giao thông thông minh của Trung Quốc (ITS
- Intelligent Transportation System)” và những ứng dụng của nó tại Việt Nam.

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

ITS (Intelligent Transportation System) là khái niệm xuất phát từ Nhật Bản, bắt đầu
từ những năm 1980. ITS được xúc tiến như một dự án quốc gia tại Nhật Bản. Từ năm
1993, Hội nghị ITS quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các chuyên gia
về lĩnh vực giao thông vận tải đại diện cho các quốc gia và các hãng danh tiếng trên thế
giới sản xuất vật liệu mới, thiết bị thông tin hiện đại, ô tô, tầu hỏa và các loại phương tiện
giao thông khác. Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 13 được tổ chức tại London từ ngày
12/10/2006. Các chủ đề chính được thảo luận tại các hội thảo là an toàn giao thông, hạn
chế ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương tiện giao thông
thông minh, thiết bị an toàn giao thông... Qua đó có thể thấy: ITS đã khai thác khả năng
công nghệ tiên tiến sẵn có của nhiều lĩnh vực nhằm cải thiện giao thông với các mức độ
khác nhau. Chương trình ITS của một số nước được nghiên cứu và ứng dụng rất đa dạng,
hiệu quả với các mức độ khác nhau. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà tập trung
vào các lĩnh vực chính sau đây: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, xử lý khẩn cấp các
sự cố giao thông; Hiện đại hóa các trạm thu phí tự động, trạm cân điện tử; Quản lý các
đường trục giao thông chính; Hệ thống thông tin cho người tham gia giao thông; Phổ cập
giao thông tiếp cận; Khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng tiên tiến (xe
buýt, đường sắt đô thị, trung tâm đèn đường tín hiệu); Cải thiện các vấn đề về thể chế,
nguyên tắc giao thông tại các nút giao cắt; Nghiên cứu sản xuất phương tiện giao thông
thông minh; ứng dụng công nghệ tin học, điện tử trong đào tạo, sát hạch và quản lý lái xe.
Thời gian qua, tại một số nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, khu vực ASEAN và đặc biệt
là thành phố Bangkok - Thailand thì việc triển khai ITS đã có những thành công nhất
định góp phần giải quyết ách tắc giao thông đô thị nâng cao năng lực vận tải. Tại đó,
người ta đã thành lập các cơ quan điều hành. Ví dụ ở Mỹ đã có một Văn phòng điều phối
chung về chương trình ITS trực thuộc Cục Đường bộ Liên bang - Bộ GTVT. Văn phòng
này cấp kinh phí cho việc phát triển cơ sở dữ liệu để phân tích tổng hợp dữ liệu và đưa ra
những công nghệ, ứng dụng tối ưu cho ITS đó là: Thu thập dữ liệu đường bộ, điều kiện
giao thông; Thu thập dữ liệu cho mạng lưới thông tin đối với các phương tiện tham gia
giao thông; Phân tích cơ sở dữ liệu để tính toán, đầu tư cho ITS; Xác lập giải pháp hữu
hiệu, an toàn cho người và các đối tượng tham gia giao thông.

Ở Việt Nam chúng ta cũng đã từng bước tiếp cận, nghiên cứu, vận dụng ITS vào
các lĩnh vực: Thu phí đường bộ; Kiểm soát tải trọng ô tô tải nặng; Sát hạch lái xe. Một
loạt đề tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai và thu được kết quả khả quan. Điển
hình là hệ thống thiết bị thu phí đường bộ đã lắp đặt, thử nghiệm trên xa lộ An Sương-
An Lạc; Thiết bị sát hạch lái xe tự động (chương trình KT-KT) đã thành công tại Phú
Thọ, Bắc Ninh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Sắp tới đây, việc ứng dụng
chu kỳ đèn tín hiệu giao thông theo đề tài: “Làn sóng xanh” nhằm điều tiết tối ưu đèn
đường tín hiệu tại Thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
giao thông, hạn chế ùn tắc phương tiện đang lưu hành cũng sẽ được nghiên cứu triển
khai. Qua đó thấy rằng: Hệ thống giao thông thông minh - ITS có một vị trí quan trọng
trong sự nghiệp phát triển GTVT của mỗi quốc gia và đặc biệt là với tình trạng giao
thông của Việt Nam hiện nay. Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Bắc
Kinh (Trung Quốc) năm 2007 và tiếp theo năm 2008 sẽ tổ chức tại New York (Hoa Kỳ).
Các chủ đề chính được thảo luận tại hội thảo cũng vẫn là vấn đề an toàn, hạn chế ô nhiễm
môi trường, chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương tiện giao thông thông minh
song chắc chắn sẽ ở cấp độ công nghệ tiên tiến hơn.

1.2. Khái niệm hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh (ITS – Intellihent Transport System) là việc ứng
dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và
viễn thông với cơ sở hạ tầng giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận
tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo
vệ môi trường,…

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề
tồn tại của hệ thống giao thông đường bộ và cải thiện “dịch vụ giao thông” hiện tại.

ITS ra đời cho ta một cái nhìn rõ nét về tính hữu ích của những tiến bộ công nghệ
thông tin, truyền thông công nghiệp, viễn thông trong việc liên kết con người, hệ thống
giao thông và các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường thành một mạng
lưới thông tin và viễn thông, cơ quan quản lí giao thông, góp phần giảm tai nạn, tắc
nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Hệ thống giao thông thông minh ra đời, với sự tối ưu của các thiết bị truyền thông,
công nghệ thông tin và viễn thông làm cho vai trò của con người trong việc điều hành
giao thông giảm đi đáng kể mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Các thành phần chính của hệ thống ITS bao gồm: con người, phương tiện tham gia
giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Những thành phần này được liên kết chặt chẽ với
nhau để đạt được các mục tiêu:

+ Quản lí khai thác hạ tầng giao thông một cách hiệu quả: giảm ùn tắc, tiết kiệm
chi phí đi lại, tạo điều kiện tối đa cho việc đi lại và vận chuyển, cung cấp thông
tin giao thông chính xác, khai thác tối ưu hạ tầng giao thông hiện tại…
+ Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, giảm
thiểu tại nạn.
+ Nâng cao quản lý: Thông tin được chia sẻ chính xác và nhanh chóng giữa các
ban ngành, tăng khả năng phối hợp liên ngành trong xử lí các vấn đề, cung cấp
thông tin cho việc xây dựng chính sách,…
+ Thân thiện với môi trường: Giảm thiểu khí thải ra môi trường, giảm thiểu
tiếng ồn.

ITS bao gồm việc các cảm biến được găn trên đường để thu thập thông tin về luồng
giao thông, khí hậu, thời tiết,…các thông tin này được hệ thống phân tích và xử lý sau đó
truyền tới người tham gia giao thông để có thể lựa chọn được giải pháp lưu thông tối ứu
nhất.

ITS là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối mạng quản lý toàn quốc.
Dựa vào các camera giao thông, hệ thống trung tâm quản lý thiết bị ngoại vi (camera,
biển báo điện tử,…), công nghệ thông tin đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý giao
thông đô thị. Nhà quản lý chỉ cần ngồi một chỗ là có thể có được thông tin bao quát hệ
thống giao thông toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giao thông là xu thể chung của thế giới, nên
việc nghiên cứu phát triển thêm hệ thống giao thông thông minh là nhu cầu rất bức thiết.

1.3. Mục tiêu của hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) bao gồm con người, phương tiện tham gia
giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông. Các thành phần được liên kết chặt chẽ với nhau
nhằm bảo đảm cho hệ thống giao thông đạt các mục tiêu sau:

+ Giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ và xử lý khẩn cấp các sự cố giao thông.

+ Hiện đại hoá các trạm thu phí tự động và trạm cân điện tử…

+ Giảm tai nạn, ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường…
+ Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc
đi lại và vận chuyển hàng hóa.

+ Quản lý các đường trục giao thông chính, điều tiết việc đi lại của phương tiện trên
đường bằng biển báo điện tử.

+ Tạo ra hệ thống thông tin cho người đi đường, phổ cập văn hoá giao thông và hỗ
trợ quá trình khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng, chống kẹt xe.

+ Góp phần trong việc sản xuất các phương tiện thông minh, nâng cao hiệu quả của
thiết bị an toàn giao thông.

1.4. Đặc điểm và vai trò


Đặc điểm của hệ thông giao thông thông minh:
+ Hệ thống giao thông thông minh là một trong những hệ thống mới được áp dụng
và có ứng dụng khoa học công nghệ vào đó. Do đó, có thể thấy được tính đa dạng và mức
độ ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh là khá cao. Hệ thống giao thông thông
minh đa dạng về công nghệ được áp dụng, từ các hệ thống quản lý cơ bản như định vị ô
tô; hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông; hệ thống quản lý container; dấu hiệu thông
báo biến; nhận dạng biển số tự động hoặc camera tốc độ để giám sát các ứng dụng, chẳng
hạn như hệ thống camera quan sát an ninh, và hệ thống phát hiện sự cố tự động hoặc hệ
thống phát hiện phương tiện đang dừng; đến các ứng dụng tiên tiến hơn tích hợp dữ liệu
trực tiếp và phản hồi từ một số nguồn khác, chẳng hạn như hệ thống thông tin và hướng
dẫn đỗ xe; thông tin thời tiết; hệ thống khử băng cầu (US deicing); và những thứ tương
tự.
+ Hệ thống giao thông thông minh liên quan đến việc giám sát các tuyến đường, đây
là một ưu tiên của an ninh nội địa. Bởi lẽ, phần lớn cơ sở hạ tầng và quy hoạch liên quan
đến hệ thống giao thông thông minh sẽ đi đôi với nhu cầu về hệ thống an ninh nội địa.
( Ở các nước đang phát triển, việc di cư từ các môi trường sống nông thôn đến các môi
trường đô thị hóa đã tiến triển khác nhau. Nhiều khu vực của thế giới đang phát triển đã
đô thị hóa mà không có động cơ đáng kể và sự hình thành của các vùng ngoại ô. Một bộ
phận nhỏ dân số có thể mua được ô tô, nhưng ô tô làm tăng đáng kể tình trạng tắc nghẽn
trong các hệ thống giao thông đa phương thức này).
+ Hệ thống giao thông thông minh bao gồm những hệ thống chính như sau: Hệ
thống phần mềm quản lý và điều hành giao thông (Traffic Management System – TMS),
Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và dòng lưu thông (Traffic Flow Control
System – TFC),  Hệ thống bảng quang báo hiển thị thông tin giao thông trực tuyến, Hệ
thống thu phí không dừng,  Hệ thống đo đếm và phân tích lưu lượng xe lưu thông, Hệ
thống cân tự động, Hệ thống quản lý xe buýt, Hệ thống giám sát trật tự an toàn giao
thông: giám sát tốc độ phương tiện lưu thông, giám sát vị phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu
giao thông, sai làn, lấn tuyến, ngược chiều .
Về vai trò của hệ thống giao thông thông minh:
+ Hệ thống giao thông thông minh thúc đẩy hơn nữa bởi sự tập trung ngày càng
tăng vào an ninh nội địa. Hệ thông giao thông thông minh có thể đóng một vai trò trong
việc sơ tán hàng loạt nhanh chóng người dân ở các trung tâm đô thị sau các sự kiện
thương vong lớn như hậu quả của một thảm họa tự nhiên hoặc mối đe dọa.
+ Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện giao thông, việc sử dụng các
phương tiện giao thông với mật độ ngày càng nhiều, điều này là một trong những nguyên
nhân chính tạo ra ô nhiễm không khí đáng kể, gây ra rủi ro an toàn đáng kể và làm trầm
trọng thêm cảm giác bất bình đẳng trong xã hội. Mật độ dân số cao có thể được hỗ trợ bởi
hệ thống đa phương thức đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe buýt và xe lửa (Các khu vực khác
của thế giới đang phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil phần lớn vẫn là
nông thôn nhưng đang đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng) Ở những khu vực
này, cơ sở hạ tầng cơ giới đang được phát triển cùng với sự di chuyển của dân số. Sự
chênh lệch lớn về tài sản có nghĩa là chỉ một phần nhỏ dân số có thể đi xe máy, và do đó
hệ thống giao thông đa phương thức có mật độ cao dành cho người nghèo bị cắt ngang
bởi hệ thống giao thông cơ giới hóa cao dành cho người giàu. Trước tình trạng này, việc
sử dụng hệ thống giao thông thông minh là một trong những giải pháp tối ưu để giảm
thiểu cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng
nhà kính.
+ Các loại ứng dụng Hệ thống Giao thông Thông minh (ITS) di động: Chúng nhằm
mục đích cung cấp tuyến đường ngắn nhất giữa các cặp điểm đi-điểm đến xem xét các
yếu tố như khoảng cách, thời gian, mức tiêu thụ năng lượng, v.v., trong môi trường du
lịch giàu dữ liệu. Các ứng dụng này có thể giúp giám sát và quản lý hiệu suất của hệ
thống giao thông bằng cách điều chỉnh tín hiệu giao thông, quản lý động các hoạt động
chuyển tuyến hoặc điều động các dịch vụ bảo trì khẩn cấp. ITS an toàn: Các ứng dụng an
toàn làm giảm sự cố bằng cách cung cấp các lời khuyên và cảnh báo. Các ứng dụng này
bao gồm các ứng dụng an toàn xe, quản lý khẩn cấp.
1.5. Ưu điểm của hệ thống giao thông thông minh
Có một loạt các công nghệ thông tin và truyền thông cho phép phát triển hệ thống
giao thông thông minh (ITS). Dưới đây là những ưu điểm của hệ thống giao thông thông
minh (ITS)
Thu thập dữ liệu :
Có thể giám sát lưu lượng bằng một số phương tiện như bộ dò vòng quy nạp, cảm
biến lưu lượng. Ví dụ về các máy dò giao thông là sóng siêu âm và radar, máy dò hình
ảnh video (VID) và Hình ảnh trực quan từ truyền hình mạch kín (CCTV) cung cấp hình
ảnh trực tiếp để giúp người điều hành trung tâm giao thông giám sát các tình huống giao
thông phức tạp và đưa ra quyết định phù hợp.
Xử lí dữ liệu :
Thông tin được thu thập tại trung tâm quản lý dữ liệu cần được xử lý, xác minh và
hợp nhất thành một định dạng hữu ích cho người vận hành. Điều này có thể được thực
hiện bằng cách sử dụng quy trình tổng hợp dữ liệu. Thêm vào đó, phát hiện sự cố tự động
(AID) cũng có thể được sử dụng để xử lý dữ liệu. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể
được sử dụng trên phương tiện để xử lý dữ liệu.
Truyền thông dữ liệu :
Một số cách có thể được sử dụng để truyền tải thông điệp, chẳng hạn như đường
dây hoặc không dây, cáp quang, thu phí điện tử (ETC), hoạt động của xe thương mại
(CYO), quản lý bãi đậu xe, ưu tiên tín hiệu, ký tên trong xe, thông tin khách trên xe và
đèn hiệu dựa trên hệ thống hướng dẫn tuyến đường. Một số công nghệ truyền thông dữ
liệu này được sử dụng bởi trung tâm quản lý dữ liệu trong khi những công nghệ khác
được sử dụng từ phía phương tiện.
Phân phối dữ liệu :
Giao thông và các thông tin liên quan khác có thể được phân phối theo nhiều cách
khác nhau để nâng cao hiệu quả vận chuyển, an toàn và chất lượng môi trường. Ví dụ,
điện thoại, đài phát thanh, truyền hình, máy tính để bàn, máy fax và các dấu hiệu tin nhắn
thay đổi (VMS), radio trên ô tô, điện thoại di động, máy tính để bàn và thiết bị kỹ thuật
số cầm tay.
Sử dụng thông tin :
Điều này liên quan đến việc đo lường đường dốc để kiểm soát luồng phương tiện
nhập vào đường cao tốc và sự phối hợp kiểm soát giao thông trong các khu vực đô thị lớn
được thực hiện tại trung tâm quản lý giao thông. Ngoài hướng dẫn tuyến đường năng
động cho phép người dùng đưa ra quyết định chiến lược trên cơ sở từng phút và điều
khiển hành trình thích ứng cho phép người lái xe tự động giảm tốc độ xe để giữ khoảng
cách an toàn với xe phía trước.
1.6. Hệ thống giao thông thông minh và những lợi ích thiết thực
Hệ thống giao thông thông minh (lntelligent Transportation System - ITS) là việc
ứng dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học,
và viễn thông với cơ sở hạ tầng giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông
vận tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại,
bảo vệ môi trường...

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề
tồn tại của hệ thống giao thông đường bộ và cải thiện “dịch vụ giao thông” hiện tại.

ITS ra đời cho ta một cái nhìn rõ nét về tính hữu ích của những tiến bộ công nghệ
thông tin, truyền thông công nghiệp, viễn thông trong việc liên kết con người, hệ thống
đường giao thông và các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường thành một
mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc ra quyết định của người tham gia
giao thông, cơ quan quản lí giao thông, góp phần giảm tại nạn, tắc nghẽn giao thông và ô
nhiễm môi trường.

Hệ thống giao thông thông minh ra đời, với sự tối ưu của các thiết bị truyền thông,
công nghệ thông tin và viễn thông làm cho vai trò của con người trong việc điều hành
giao thông giảm đi đáng kể mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Các thành phần chính của hệ thống ITS bao gồm có cong người, phương tiện tham
gia giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Những thành phần này được liên kết chặt chẽ
với nhau để đạt được các mục tiêu:

+ Quản lí khai thác hạ tầng giao thông một cách hiệu quả: giảm ùn tắc, tiết kiệm chi
phí đi lại, tạo điều kiện tối đa cho việc đi lại và vận chuyển, cung cấp thông tin giao
thông chính xác, khai thác tối ưu hạ tầng giao thông hiện tại,…

+ Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, giảm
thiểu tai nạn.

+ Nâng cao năng lực quản lí: Thông tin được chia sẻ chính xác và nhanh chóng giữa
các ban ngành, tăng khả năng phối hợp liên ngành trong xử lí các vấn đề, cung cấp
thông tin cho việc xây dựng chính sách,…

+ Thân thiện với môi trường: Giảm thiểu khí thải ra môi trường, giảm thiểu tiếng
ồn.

ITS bao gồm việc các cảm biến được gắn trên đường để thu thập thông tin về luồng
giao thông, khí hậu, thời tiết,… các thông tin này được hệ thống phân tích và xử lí sau đó
truyền tới người tham gia giao thông để có thể lựa chọn giải pháp lưu thông tối ưu nhất.

ITS là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối mạng quản lí toàn
quốc. Dựa vào các camera giao thông, hệ thống trung tâm quản lý thiết bị ngoại vi
(camera, biển báo điện tử…), công nghệ thông tin đem lại hiệu quả rất lớn trong việc
quản lý giao thông đô thị. Nhà quản lí chỉ cần ngồi một chỗ là có thể có được thông tin
bao quát hệ thống giao thông toàn quốc.
CHƯƠNG II : HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH CỦA TRUNG QUỐC

2.1. Sự phát triển ITS tại Trung Quốc

Nhóm dịch vụ cho


người sử dụng

Dịch vụ thông tin + Các chương trình thông tin về giao thông vận tải phổ biến
lưu trữ đang được ưu tiên tại nhiều thành phố lớn.

+ Hiển thị những thông báo với nội dung thay đổi (VMS) cho
hành khách đi xe bus ở Thượng Hải và một số thành phố khác.

+ Sự phát triển của các dịch vụ ban đầu về định vị đối tượng
(LBS) thông qua điện thoại di động cũng như phát triển ở Bắc
Kinh với sự trợ giúp của các nước châu Âu (EU).

Dịch vụ vận hành và + Một số thành phố lớn sử dụng hệ thống kiểm soát giao thông
quản lý giao thông đô thị (UTC) và những thành phố nhỏ hơn chỉ sử dụng hệ thống
camera quan sát (CCTV).
+ Camera tốc độ và đèn đỏ phổ biến trong các thành phố.
+ Hệ thống quản lý sự cố đường cao tốc.

Dịch vụ phương tiện + Các nhà chế tạo ô tô có thể được trông đợi để giới thiệu trong
hệ thống định vị phương tiện như là kỹ thuật số, bản đồ.

Dịch vụ vận tải hàng + Quản lý trực tuyến đoàn xe taxi và xe tải là phổ biến.
hóa + Những đại lí vận tải hàng hóa chính và những công ty đưa tin
quốc tế như UPS, Fedex sử dụng thanh mã hóa của hàng hóa và
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) để đọn dẹp chỗ trống cho hàng
hóa ở các sân bay quốc tế.
Dịch vụ giao thông + Quản lý đội xe bus sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS)
công cộng bắt đầu ở Thượng Hải và Bắc Kinh.

Dịch vụ khẩn cấp + Hệ thống quản lý đội xe cảnh sát có trang bị GPS và những
ứng dụng của hệ thống vị phạm trực tuyến ở các thành phố lớn.
+ Hệ thống tín hiệu cấp cứu trong xe bus chính ví như xe bus
liên thành phố.

Dịch vụ chi trả điện + Hệ thống thu phí tự động được áp dụng cho đường sắt và xe
tử có liên quan tới bus ở nhiều thành phố.
giao thông + Trạm thu phí điện tử (ETC) được mở rộng.

An toàn cá nhân liên + Hệ thống camera quan sát ở các trạm chung chuyển và ở các
quan tới giao thông thành phố.
đường bộ + Buồng trợ giúp ở các trạm chung chuyển.
+ Số điện thoại khẩn cấp.

Dịch vụ giám sát các + Các trạm giám sát thời tiết, trung tâm kiểm soát và ITS để các
điều kiện môi phản ứng lại trường hợp khẩn cấp dễ dàng hơn.
trường và thời tiết

Dịch vụ hợp tác và + Những kế hoạch hợp tác phản ứng lại các thảm họa.
quản lý phản ứng lại
thảm họa

Dịch vụ an ninh + Hệ thống camera quan sát ở các trạm chung chuyển và ở các
quốc gia thành phố.

Các dịch vụ khác + Bằng lái xe thông minh.


+ Hệ thống đấu giá quyền sở hữ phương tiện cá nhân.
2.2. Mạng lưới giao thông mới, hiện đại của Trung Quốc

Các dự án cơ sở hạ tầng đã trở thành cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của Trung
Quốc.

Hình 2.2. Trung Quốc xây dựng mạng lưới giao thông hiện đại

2.2.1. Cơ sở hạ tầng, trụ cột của phát triển kinh tế và xã hội

Bắc Kinh quyết định đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích nhu cầu trong
nước và tăng trưởng kinh tế.

Điều này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong cuộc họp mới
đây của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương do nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trì.

Cơ sở hạ tầng là trụ cột của phát triển kinh tế và xã hội, Chủ tịch Tập Cận Bình nói
và kêu gọi lãnh đạo đất nước "tăng cường phát triển, đảm bảo an ninh, tối ưu hóa cấu
hình, cấu trúc, chức năng và mô hình phát triển cơ sở hạ tầng".

Các đại biểu tham dự cuộc họp đã ghi nhận những thành tựu của Trung Quốc trong
việc tạo ra các cơ sở khoa học kỹ thuật lớn, các dự án khai thác và bảo vệ tài nguyên
nước, các đầu mối giao thông, cơ sở hạ tầng thông tin và dự trữ chiến lược nhà nước.
Đồng thời, họ nhất trí rằng cơ sở hạ tầng của đất nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển và an ninh quốc gia.

Theo các hãng thông tấn, các khoản đầu tư bổ sung sẽ được hướng đến các dự án cơ
sở hạ tầng theo nghĩa rộng nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ an
ninh quốc gia. Trọng tâm sẽ là giao thông, năng lượng và tài nguyên nước.

Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở năng lượng
xanh và carbon thấp, cải thiện mạng lưới đường ống dẫn dầu và khí đốt, và xây dựng
hàng loạt sân bay hàng hóa và khu vực (hơn 30 sân bay). Sự chú ý đặc biệt sẽ được
hướng đến các yếu tố mới nhất của cơ sở hạ tầng, bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), siêu
máy tính, điện toán đám mây, nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và băng thông rộng.

2.2.2. Trọng tâm phát triển giao thông, năng lượng, công nghệ cao

Trung Quốc đã tạo ra mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, khoảng 38.000
km, và hệ thống đường bộ lớn nhất liên kết tất cả các vùng của đất nước. Chiều dài
đường cao tốc ở Trung Quốc là 170.000 km, gần gấp đôi con số của Mỹ và ở Nga là
không quá 7.000 km. Các tuyến tàu điện ngầm ở Trung Quốc cũng lên đến 7.000 km.
Tuần trước, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã giới thiệu một tuyến tàu điện
ngầm mới, tàu chạy với tốc độ 150 km/h.

Theo kế hoạch, Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới giao thông cho phép một
giờ đi đến sân bay hoặc ga tàu cao tốc gần nhất và di chuyển từ nơi này đến nơi khác
trong vài giờ.

Trung Quốc đã tạo ra mạng Internet băng thông rộng lớn nhất thế giới, hệ thống liên
lạc 5G lớn nhất, đã phủ sóng tất cả các trung tâm công nghiệp chính của đất nước. Trung
Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng từ các nguồn thay thế và vận hành các
công suất mới như vậy. Tỷ trọng của nó (bao gồm các nhà máy thủy điện, gió hạt nhân,
năng lượng mặt trời và nhiệt điện) trong tổng cân bằng năng lượng của đất nước đang đạt
mức 45%.
Các dự án cơ sở hạ tầng trở thành cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước,
tích lũy được nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào nền kinh tế của chính nước này (và không
xuất khẩu ra nước ngoài), kích thích nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường trong
nước.

Trong bối cảnh tình hình mới trên thế giới, các kế hoạch của Trung Quốc cho thấy
nước này có ý định tập trung nhiều hơn vào phát triển trong nước, nhằm tạo thêm động
lực cho nền kinh tế trước những hạn chế và bất ổn từ bên ngoài.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các nền kinh tế của
Mỹ và Tây Âu, cũng như vào các quốc gia nằm trong hệ thống Một vành đai, Một con
đường. Bây giờ Trung Quốc quyết định đầu tư nhiều hơn vào phát triển nội bộ, và cơ sở
hạ tầng ở đây là cơ sở của mọi nền tảng. 

2.3. Những hệ thống giao thông thông minh ở Trung Quốc

2.3.1. Đường bộ

2.3.1.1. Đường thông minh nói chuyện với xe không người lái

Khái niệm trừu tượng về các phương tiện tự động kết nối đã trở nên dễ hiểu hơn tại
một con đường ở miền Đông Trung Quốc.

Trên con đường dài 4km ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, bạn có thể bắt gặp
một chiếc xe buýt tự lái di chuyển qua lại, dừng lại, vượt qua chướng ngại vật, tăng tốc và
giảm tốc, dựa trên thông tin liên tục nhận được từ môi trường xung quanh. Nó có thể
phản hồi mọi tín hiệu trên đường từ đèn giao thông, biển báo đường phố và các cơ sở hạ
tầng khác như cảm biến, camera và còn có thể… nói chuyện với xe.

Đoạn đường này được nghiên cứu và sử dụng bởi tập đoàn Huawei Technologies và
các đối tác. Đây là một phần trong dự án quốc gia đầu tiên của Trung Quốc về các
phương tiện, cơ sở hạ tầng thông minh toàn diện. Trung Hoa muốn giao thông của nước
này thông suốt và an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của công nghệ Huawei tại
sân nhà.
Jiang Wangcheng, chủ tịch mảng kinh doanh công nghệ thông tin và truyền thông
của Huawei, cho biết: “Lái xe tự hành là một xu hướng tất yếu, nhưng không phải bất kỳ
phương tiện nào cũng có thể làm nên điều đó. Giải pháp duy nhất là lấy thêm thông tin từ
các con đường thông minh."

Có tên mã là X-Bus, chiếc xe được liên kết với mạng lưới điều khiển phương tiện
giao thông có thể nhìn thấy và quyết định phản mọi thứ diễn ra trên đường. Quá trình
giao tiếp giữa đường và xe ở đây là hai chiều:  xe buýt liên tục gửi thông tin đến mạng và
có thể đưa ra các yêu cầu như đèn giao thông thuận lợi để giúp xe đi đúng lịch trình. Mặc
dù xe buýt phần lớn là xe tự hành, một tài xế lái xe an toàn ngồi sau tay lái và sẵn sàng
điều khiển nếu cần.

Hình 2.3.1.1a. Một màn hình hiển thị người lái xe điều khiển phương tiện mà
không cần sử dụng bàn đạp chân

Huawei với hoạt động kinh doanh chính là mạng 5G và điện thoại thông minh đang
đối mặt với áp lực toàn cầu sau khi Hoa Kỳ liệt hãng vào mối đe dọa đối với an ninh
quốc gia. Chính vì lý do đó, gã khổng lồ Trung Quốc này đang nhắm mục tiêu phát triển
vào các lĩnh vực tăng trưởng mới như vận tải. Bên cạnh sản xuất ô tô thông minh, nhà
sáng lập Ren Zhengfei cho biết Huawei còn muốn cung cấp thiết bị liên lạc và phần mềm
cần thiết cho một cuộc cách mạng xe thông minh.

Trong khi việc sử dụng trên diện rộng các hệ thống như vậy vẫn còn nhiều năm nữa
mới điện triển khai rộng rãi, các công ty công nghệ trên toàn cầu đang đạt được nhiều tiến
bộ. Zoox của Amazon đã giành được sự chấp thuận để thử nghiệm ô tô tự lái trên đường
công cộng mà không cần người lái an toàn. Tin tức về việc Apple nghiên cứu về một
chiếc xe tự lái cho năm 2024 đã đưa cổ phiếu của công ty này đạt mức cao kỷ lục vào
tháng trước. Thậm chí, những chiếc xe tự lái của Alphabet đã rong ruổi trên các con
đường của Mỹ trong nhiều năm qua.

Hình 2.3.1.1b. Xe tự lái của Baidu ở Bắc Kinh.

Tại Trung Quốc, những chiếc xe tự hành của tập đoàn công cụ tìm kiếm khổng lồ
Baidu đã chạy trên những con đường ở ngoại ô Bắc Kinh. Các công ty khởi nghiệp về
chip như Horizon Robotics và Westwell Lab Thượng Hải đang thử nghiệm các công nghệ
lái xe tự động với sự trợ giúp của các bộ xử lý và thuật toán AI.

Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, muốn các phương tiện thông minh
với ít nhất một số tính năng tự động hóa sẽ chiếm hơn 50% doanh số bán ô tô mới vào
năm 2025. Kế hoạch cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cơ sở hạ tầng cho phép các phương
tiện liên kết với nhau qua Internet.

Tăng cường an toàn là một trọng tâm trong việc phát triển các công nghệ xung quan
xe tự lái. Hiện cứ tám phút lại có một người thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông ở
Trung Quốc. Mục tiêu của Huawei là công nghệ của mình cung cấp thông tin chính xác
hơn, theo thời gian thực cho các phương tiện, tài xế, và cả người đi bộ về điều kiện thời
tiết và các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Từ đó, giảm thiểu tối đa những tai nạn không mong
muốn.

2.3.1.2. Trung Quốc đẩy mạnh ứng dụng ô tô kết nối thông minh

Báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn thông tin từ Diễn đàn Ô-tô kết nối thông minh
thế giới năm 2022 với chủ đề "Tăng tốc thông minh, hệ sinh thái kết nối mới" diễn ra từ
ngày 16 đến 19/9 tại thành phố Bắc Kinh, cho biết, ngành ô-tô kết nối thông minh đang
duy trì đà phát triển mạnh mẽ.

Nửa đầu năm nay, doanh số bán ô-tô tích hợp chức năng hỗ trợ lái xe đạt hơn 2,88
triệu chiếc, tỷ lệ thâm nhập thị trường đạt 32,4%, tăng trưởng 46,2% so cùng kỳ năm
ngoái

Nhờ nâng cao khả năng đổi mới công nghệ, Trung Quốc đã thúc đẩy khắc phục
những bài toán khó, như xây dựng các nền tảng lái xe tự động và hệ thống điều khiển trên
xe, xây dựng các nền tảng dịch vụ công cho thử nghiệm và kiểm chứng công nghệ, đẩy
nhanh thương mại hóa và ứng dụng thực tiễn.

Đáng chú ý, việc thử nghiệm và ứng dụng các phương tiện kết nối thông minh đã
được đẩy mạnh trên thực tế. Tính đến cuối tháng 6/2022, trên phạm vi cả nước, đã có hơn
7.000km đường giao thông được cấp phép thử nghiệm và ứng dụng đối với các loại
phương tiện, dịch vụ như: taxi tự hành, xe buýt không người lái, hệ thống đỗ xe tự động,
giao hàng bằng phương tiện không người lái...

Để thúc đẩy mở rộng phạm vi ứng dụng, đã có 17 khu thí điểm thử nghiệm và 16
thành phố thí điểm hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, thông minh hóa hơn 3.500km
đường giao thông, lắp đặt hơn 4.000 thiết bị kết nối trên đường.

Theo Lộ trình 2.0 ngành ô-tô kết nối thông minh được Bộ Công nghiệp và Công
nghệ thông tin Trung Quốc ban hành mới đây, nước này đặt mục tiêu đến năm 2025 và
năm 2030, tỷ lệ thâm nhập thị trường của ô-tô kết nối thông minh lần lượt đạt 50% và
70%.

2.3.1.3. Hệ thống đường cao tốc

Mạng lưới đường cao tốc Trung Quốc có tổng chiều dài 160.000km, dài hơn bất kỳ
nơi nào khác trên thế giới.

Hình 2.3.1.3a. Nút Giao đường cao tốc Bao Đầu-Mậu Danh và đường cao tốc Vĩnh
Thuận-Cát Thủ ở Tương Tây và Châu tự trị Miêu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

+ Lý do Trung Quốc có nhiều đường cao tốc lớn :


Thông thường, đường cao tốc trông giống như một con đường hai chiều rộng rãi
thẳng tắp với nhiều ôtô chạy qua. Nhưng ở Trung Quốc, đường cao tốc không bao giờ
trông bình thường.

Đất nước này có cầu dây văng cao nhất thế giới là cầu Bắc Bàn Giang
(Beipanjiang), với độ cao 564 mét so với sông Bắc Bàn, ở ranh giới gữa 2 tỉnh Vân Nam
và Quý Châu. Cây cầu dài 1.341m là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu-
Thụy Lệ (G56) kết nối Khúc Tĩnh và Lục Bàn Thủy. Thời gian đi lại giữa 2 thành phố
này sẽ được rút ngắn bởi việc xây dựng con đường này từ năm đến dưới hai giờ.

Trung Quốc cũng có đường cao tốc sa mạc dài nhất thế giới, kéo dài từ thủ đô Bắc
Kinh đến vùng xa xôi phía tây Tân Cương. Đất nước này cũng là nơi có cây cầu vượt
biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao.

Hình 2.3.1.3b. Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao

Vì sao Trung Quốc có nhiều đường cao tốc kỳ vĩ như vậy. Theo CGTN, lý do đầu
tiên là sự phức tạp về địa lý. Quốc gia lớn thứ ba thế giới sở hữu vùng lãnh thổ rộng 9,6
triệu km2, với các điều kiện địa lý khác nhau, có nghĩa là đường cao tốc có thể ở trên mặt
đất, xuyên qua núi hoặc thậm chí dưới nước.
Ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, nơi có cầu Bắc Bàn Giang, hơn 90% đất
đai tại đây là đồi núi và độ cao trung bình là hơn 1.000m. Hơn 20.000 cây cầu kết nối
giao thông trên núi và hầu như không có bất kỳ vùng đồng bằng nào trong khu vực.

Để xây dựng đường ở đó, phải xây cầu và đường hầm. Bên cạnh những ngọn núi, sa
mạc, sông ngòi, rừng rậm và bờ biển đều làm cho các tuyến đường cao tốc của Trung
Quốc trở nên rất đa dạng.

Yếu tố quyết định thứ hai để Trung Quốc xây dựng những con đường này là sức
mạnh kinh tế và công nghệ. Trung Quốc đã và đang xây dựng đường cao tốc với tốc độ
đáng kinh ngạc. Kể từ năm 1988, khi tuyến đường cao tốc đầu tiên của đất nước - đường
cao tốc Thượng Hải-Gia Định được hoàn thành, Trung Quốc đã xây dựng hơn
160.000km đường cao tốc, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

"Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường"

Trung Quốc đã mất khoảng 40 năm để xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài hơn
bất kỳ nơi nào khác trên thế giới để kết nối hàng trăm triệu người.

Ở Trung Quốc có câu: "Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường". So với đường
thông thường, đường cao tốc hiệu quả hơn nhiều.

Năm 1988, đường cao tốc đầu tiên của đất nước là Thượng Hải-Gia Định được hoàn
thành và mở cửa cho công chúng. Những con đường trơn tru đã cắt giảm một nửa thời
gian di chuyển giữa hai nơi.

Các khu vực đường cao tốc đông đúc nhất nằm gần những nơi giàu có nhất của
Trung Quốc. Ba khu vực đô thị lớn nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, có
nhiều đường cao tốc hơn so với phần còn lại của đất nước.

Hiện tại, mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc kết nối gần 98,6% các thành phố
và khu vực có dân số đô thị vượt quá 200.000 người, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung
Quốc.
Và nỗ lực không dừng lại ở đó khi các quan chức tuyên bố sẽ phủ sóng tất cả các
thành phố và quận huyện có dân số trên 100.000 người vào năm 2035.

Không chỉ là về phạm vi phủ sóng, các quan chức Trung Quốc đang hướng tới
mạng lưới đường "thông minh", hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nó sẽ sử dụng hệ thống
dữ liệu lớn - định vị vệ tinh Bắc Đẩu - qua đó việc lái xe tự động có thể không còn xa.

2.3.2. Đường sắt

2.3.2.1. Đường sắt cao tốc

Đường sắt tốc độ cao ở Trung Quốc là mạng lưới đường sắt dành riêng cho hành
khách được thiết kế cho tốc độ 250–350 km/h (155–217 mph). Đây là mạng lưới mạng
đường sắt cao tốc dài nhất thế giới và cũng được sử dụng rộng rãi nhất.

Vào cuối năm 2018, mạng lưới đường sắt cao tốc ở Trung Quốc đã mở rộng tới 30
trong số 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh và đạt tổng chiều dài 29.000 km (18.000 mi),
chiếm khoảng 2/3 tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới trong dịch vụ thương mại. Sự
bùng nổ xây dựng HSR tiếp tục với mạng HSR được thiết lập để đạt 38.000 km
(24.000 mile) vào năm 2025.

Hầu như tất cả các chuyến tàu, đường ray và dịch vụ đường sắt cao tốc đều được sở
hữu và vận hành bởi Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc dưới thương hiệu Đường sắt cao
tốc Trung Quốc (CRH). Dịch vụ tàu cao tốc tốc độ cao đường sắt Trung Quốc (CRH)
được giới thiệu vào tháng 4 năm 2007 với các bộ tàu cao tốc có tên Hòa Giai
Hiệu và Phục Hưng Hiệu chạy ở tốc độ từ 250 km/h đến 350 km/h trên đường sắt tốc độ
cao được nâng cấp / chuyên dụng. Đường sắt liên tỉnh Bắc Kinh - Thiên Tân, được khai
trương vào tháng 8 năm 2008 và có thể vận chuyển các tàu cao tốc với tốc độ 350  km/h,
là tuyến HSR dành riêng cho hành khách đầu tiên.

Đường sắt cao tốc phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc trong 15 năm qua với sự
tài trợ đáng kể từ chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chương trình kích thích kinh tế trong
cuộc Đại suy thoái. Việc loại bỏ Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân vì tham nhũng
và tai nạn đường sắt cao tốc gây tử vong gần Ôn Châu năm 2011 đã gây lo ngại về an
toàn cũng như khả năng chi trả, bền vững tài chính và tác động môi trường.

Các tàu cao tốc đầu tiên của Trung Quốc đã được nhập khâu hoặc xây dựng theo
thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các nhà sản xuất tàu nước ngoài bao gồm Alstom,
Siemens, Bombardier và Kawasaki Heavy Industries. Kể từ khi hỗ trợ công nghệ ban
đầu, các kỹ sư Trung Quốc đã thiết kế lại các thành phần tàu hỉa nội bộ và xây dựng các
đoàn tàu bản địa do tập đoàn CRRC nhà nước sản xuất.

Sự ra đời của đường sắt cao tốc ở Trung Quốc đã giảm đáng kể thời gian đi lại và đã
thay đổi xã hội và nền kinh tế Trung Quốc. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho
thấy "một loạt khách du lịch có mức thu nhập khác nhau chọn HSR vì sự thoải mái, thuận
tiện, an toàn và đúng giờ."

Các tuyến HSR đáng chú ý ở Trung Quốc bao gồm Đường sắt cao tốc Bắc Kinh -
Quảng Châu, với 2.298 km (1.428 mi) là tuyến HSR dài nhất thế giới đang hoạt
động, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải với các dịch vụ tàu thông thường
chạy nhanh nhất thế giới và Tàu đệm từ Thượng Hải, tàu đệm từ thương mại tốc độ cao
đầu tiên trên thế giới, có các đoàn tàu chạy trên đường ray không thông thường và đạt tốc
độ tối đa 430 km/h (267 mph).
Hình 2.3.2.1. Bản đồ mạng đường sắt với các đường thông thường được nâng cấp hoặc
xây dựng để phù hợp với CRH được hiển thị bằng màu cam (160–250 km/h (99–
155 mph)), đường cao tốc thứ cấp màu xanh lá cây (200–299 km/h (124–186 mph)), và
xanh biển (trên 300 km/h (190 mph)).

2.3.2.2. Đường sắt thông minh

Trung Quốc vừa cho ra mắt chuyến tàu điện cao tốc hiện đại nhất thế giới có thể
chạy với vận tốc tối đa 350km/h, có tín hiệu 5G, sạc điện thoại không dây… nối liền 2
thành phố đăng cai Thế vận hội mùa đông – Bắc Kinh và Trương Gia Khẩu.    
Hình 2.3.2.2a. Những hành khách đầu tiên trải nghiệm chuyến tàu cao tốc hiện đại

Theo tuyên bố từ phía Trung Quốc, chuyến tàu không người lái này là tuyến đường
sắt thông minh đầu tiên trên thế giới.

Những tiện nghi trên chiếc tàu hiện đại nhất thế giới này gồm có: thiết kế hệ thống
lái tự động, có tín hiệu 5G, ánh sáng thông minh, sạc điện thoại không dây… và đặc biệt
có thế chạy với vận tốc tối đa đạt 350km/h.
Hình 2.3.2.2b. Sạc điện thoại thông minh không dây

Lộ trình của chuyến tàu dài 174 km bao gồm 70,5 km ở Bắc Kinh và 103,5 km ở
tỉnh Hà Bắc, kết nối Bắc Kinh và Trương Gia Khẩu – hai thành phố đăng cai Thế vận hội
mùa đông 2022. Toàn bộ lộ trình gồm 10 điểm dừng. Như vậy, thời gian cho mỗi lượt đi
giữa điểm đầu – cuối chỉ mất 47 phút, thay vì 3 giờ 7 phút như trước đây.

Ngoài ra, trên tàu còn bố trí robot giúp hành khách mang hành lý và tại mỗi trạm
dừng sẽ làm nhiệm vụ hướng dẫn lối đi.

Theo Tập đoàn đường sắt quốc gia Trung Quốc, dù tàu được lập trình để tự vận
hành, nhưng giai đoạn đầu vẫn có người giám sát để theo dõi hoạt động và xử lý những
tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, toàn bộ tuyến đường sắt được trang bị các trạm biến áp
thông minh có thể theo dõi tình trạng chạy tàu và xử lý sự cố trực tuyến, cải thiện sự ổn
đinh và tính an toàn.

2.3.3. Đường thủy


2.3.3.1. Công nghệ 4G thay đổi giao thông đường thủy

Cơ sở hạ tầng đường thủy của Trung Quốc đang trở nên thông minh và hiệu quả
hơn nhờ ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và thông tin hóa.

Trên sông Trường Giang - con sông dài nhất Trung Quốc, bản đồ định vị điện tử đã
được các thủy thủ sử dụng rộng rãi, cho phép cung cấp thông tin chính xác về độ sâu mực
nước, dấu hiệu hàng hải, thời tiết, định vị và điều hướng cho tàu bè, đồng thời giúp họ
hoạch định các tuyến đường vận chuyển một cách khoa học hơn.

Ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, hệ thống thu phí tự động (ETC) trên mặt
nước giúp tàu thuyền hoàn thành việc đăng ký, thanh toán và lên lịch từ xa cho các cửa,
điều này làm giảm tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, đảm bảo phương tiện qua lại
an toàn và có trật tự, cũng như tiết kiệm chi phí hậu cần vận tải đường thủy.

Hiện có hơn 60.000 tàu đã đăng ký hệ thống ETC trên mặt nước, với 4.000 tàu hoạt
động hàng ngày.

Trong khi đó, tại cảng Quảng Châu, phía nam Trung Quốc, việc thông quan không
cần giấy tờ với việc sử dụng công nghệ blockchain đã giúp các công ty giảm chi phí khai
báo hải quan từ 20% đến 30%.

Trung Quốc cũng đã cải thiện việc tự động hóa các bến container, với hiệu quả hoạt
động của các cảng thông minh liên tục tăng lên. Trong tháng 5/2022, thời gian chờ và cập
bến trung bình của tàu container lần lượt là 1,98 ngày và 1,04 ngày, thấp hơn đáng kể so
với mức trung bình 3,3 ngày và 2,4 ngày tại các cảng container lớn của nước ngoài.

2.3.3.2. Bến container 5G tự động đầu tiên trên sông Trường Giang

Trung Quốc hoàn thành giai đoạn 4 của cảng Taicang, bao gồm 429.500 m2 bãi
container tự động có công suất thiết kế 2 triệu TEU/năm.

Công trình có diện tích mặt bằng 914.000 m2, trong đó 429.500 m2 là bãi conteiner
tự động. Nó được trạng bị xe tải container không người lái, trạm phát sóng 5G và thiết bị
giám sát video từ xa…
Các chip được lắp đặt trong dự án là loại chưa từng có trong xây dựng cảng của
Trung Quốc cho phép giám sát hoạt động trong thời gian thực.

Bến cảng mới có công suất thiết kế 2 triệu TEU/năm (TEU : đơn vị đo sức chưa
hàng hóa tương đường container tiêu chuẩn loại 20 feet).

2.3.4. Đường hàng không

Tính từ năm 2019, Trung Quốc có hệ thống vận tải hàng không lớn với 227 sân
bay. Hệ thống vận tải khổng lồ này là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc. Hệ thống
tiếp tục ngày đêm phát triển về số lượng và chất lượng nhằm kịp nhu cầu vận chuyển
người và hàng hóa trong nước

2.4. Trung Quốc với các thành phố thông minh vượt trội

2.4.1. Thâm Quyến – Mô hình thành phố NET

Tiếp nối chuỗi thành phố mang dáng dấp các khuôn viên khổng lồ do tập đoàn công
nghệ Huawei thực hiện trước đây, Đằng Tấn, một trong những công ty công nghệ tại
Trung Quốc đóng vai trò phát triển và đưa ứng dụng nhắn tin WeChat và QQ đến cộng
đồng, đã tuyên bố sẽ xây dựng thành phố Net ngoài bờ sông Châu Giang ở Thâm Quyến.
Đây là dự án được xem sẽ góp phần thay đổi cục diện đô thị tại Trung Quốc, đồng thời
tạo ra một thành phố mới cho 8 vạn người.
Hình 2.4.1a. Thành phố Net – Một “Thâm Quyến trong tương lai”

Không những đóng vai trò mở rộng đô thị, thành phố Net còn kết nối khăng khít các
thành viên trong xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho họ hòa mình vào không gian thiên
nhiên xung quanh.

Tạo điều kiện cho cư dân hòa mình vào không gian thiên nhiên là phương châm
thành phố Net hướng đến

Môi trường xanh trong thành phố được tạo nên bằng việc sử dụng một loạt các tấm
pin mặt trời, những khu vườn trên mái nhà cùng hệ thống xử lý nước thải, góp phần làm
giảm lượng khí thải carbon của thành phố. Hơn thế, các nhà thiết kế đã tính đến vấn đề
nước biển dâng, qua đó tìm ra giải pháp nâng cao thành phố lên nhằm đối mặt với thực
trạng này. Bên cạnh đó, hệ thống rừng ngập mặn cũng đóng vai trò lớn trong việc ứng
phó với thiên tai, bão lũ.
Hình 2.4.1b. Các tấm pin năng lượng mặt trời…

Hinhf2.4.1c…Cùng những khuôn viên vườn trên mái nhà


Hinhf2.4.1d…Và hệ thống xử lý nước thải góp phần mang đến môi trường xanh cho Net
city

Là một công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, Đằng Tấn có khả năng mang tới hệ
thống cảm biến thông minh cho phép theo dõi hoạt động môi trường trong thành phố.
Ngoài ra, công nghệ nhà thông minh được ứng dụng như một giải pháp hữu ích trước tình
hình đại dịch COVID – 19 bùng phát. Bởi lẽ, đây thời điểm mà công nghệ và các hoạt
động trực tuyến đóng vị trí ngày một quan trọng trong đời sống của con người.

Phương châm thành phố Net hướng tới chính là hạn chế các phương tiện giao thông
không cần thiết, tạo điều kiện cho các phương tiện ít phát thải như xe đạp hay xe buýt
hoạt động, giúp người dân có không gian và môi trường trong lành để di chuyển, thực
hiện các hoạt động thể chất nhiều hơn, góp phần cải thiện sức khỏe và năng suất lao động
của họ.

Di chuyển bằng xe đạp hoặc xe buýt sẽ trở thành xu hướng giao thông chính tại Net
City với mục đích cắt giảm khí thải CO2 cho thành phố trong tương lai

2.4.2. Tô Châu – Mô hình đô thị thông minh hàng đầu thế giới

Tô Châu là một thành phố lớn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Giang Tô thuộc miền
Đông Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Không những là
một trung tâm kinh tế và đầu mối giao thương thương mại lớn, Tô Châu còn là thành phố
lớn thứ hai của Giang Tô, chỉ sau thành phố Nam Kinh. 

Một trong những điểm đáng chú ý của thành phố chính là khu công nghiệp Tô Châu
(SIP). Đây được coi như nơi thu hút rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, trong hai thập kỷ qua, khu công nghiệp đã thu hút
hơn 5.000 dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm 156 dự án được đầu tư bởi 92 công ty, 500
tài sản toàn cầu và sử dụng 32,3 tỷ đồng vốn đầu tư nước ngoài. Hơn 500 doanh nghiệp
trong và ngoài nước đã thành lập các trung tâm R&D (trung tâm nghiên cứu và phát
triển) tại đây.

Cũng tại thành phố này, hơn 30 tổ chức nghiên cứu giáo dục hàng đầu trên thế giới
đã được điều hành cùng các trường đại học quốc tế. Bên cạnh đó, khu công nghiệp còn
đóng vai trò phát triển những trung tâm phục vụ cho các ngành công nghệ cao như công
nghệ Nano và dược phẩm sinh học.
Hình 2.4.2a. Tô Châu – Một trong những khu vực kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc

Các bệnh viện, khách sạn, tòa nhà hành chính, nhà hàng, hệ thống giao thông công
cộng đều được định hướng phát triển thành mô hình thông minh. Chẳng hạn, đối với lĩnh
vực giao thông, việc sử dụng dữ liệu nhằm phân luồng giao thông trong giờ cao điểm đã
được các hệ thống trang thiết bị thông minh tiến hành hiệu quả. Nhờ vậy, thời gian
chuyển tín hiệu đèn báo giao thông cho phương tiện đi lại được điều chỉnh một cách hợp
lý. 

Nhờ vào khả năng theo dõi và báo cáo tối ưu, hệ thống giao thông đã vận hành
5.000 xe buýt chạy trên 360 tuyến đường trong thành phố, chở 1,5 triệu người mỗi ngày.
Có thể xem đây là một trong những mô hình đô thị thông minh hàng đầu trên thế giới.
Hình 2.4.2b. Hệ thống phân luồng giao thông thông minh sẽ được thiết lập tại
thành phố Tô Châu

2.4.3. Liễu Châu – Thành phố rừng theo chiều thẳng đứng
Được thiết kế bởi Stefano Bowari – kiến trúc sư đã và đang phát triển các dự án
xanh trên toàn thế giới, thành phố rừng tại Liễu Châu, Trung Quốc được xem là “ngôi
nhà” tương lai cho một cộng đồng khoảng 30.000 người. Với sự bao phủ bởi gần 1 triệu
thực vật, trong đó 40 000 cây sẽ đóng vai trò hấp thụ gần 10.000 tấn carbon dioxide, nơi
đây sẽ giúp giảm nhiệt độ không khí trung bình, tạo nên rào chắn bảo vệ cho người dân
khỏi tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí, môi trường sống cũng như vấn đề đa dạng
sinh học trong khu vực.

Hình 2.4.3a. Thành phố rừng

Thành phố rừng sẽ nối liền với Liễu Châu qua đường tàu cao tốc và mạng lưới xe
điện. Trong thành phố có nhiều khu vực dân cư, không gian thương mại và giải trí khác
nhau, hai trường học và một bệnh viện. Các ngôi nhà sẽ trang bị điều hòa không khí chạy
bằng năng lượng địa nhiệt và mái nhà lắp pin Mặt Trời.
Hình 2.4.3b. Thành phố rừng

Hệ sinh thái thành phố rừng Liễu Châu trong tương lai được bao phủ với gần 1 triệu
thực vật

Kết luận

Là một quốc gia đang trong thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng, các vấn đề đô thị đang
ngày càng đón nhận được nhiều sự quan tâm tại Trung Quốc hơn. Quốc gia này đã và
đang xây dựng kế hoạch đầu tư hàng nghìn tỷ nhân tệ nhằm tạo nên hàng trăm thành phố
thông minh trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Bắc Kinh thường xuyên tiến hành tổ chức
“Triển lãm Thành phố thông minh quốc tế” – một sự kiện thường niên nhằm tìm kiếm
giải pháp cho các vấn đề đô thị hóa. Đây cũng được xem là sự kiện về thành phố thông
minh lớn nhất Trung Quốc, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và cũng như đông
đảo lượt khách. Với những lợi thế sẵn có, sự thành công trong các dự án xây dựng thành
phố thông minh hàng đầu trên thế giới có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian đối với quốc gia
tỷ dân này

2.4.4. Thành phố Hàng Chấu – giảm tắc đường và tai nạn giao thông nhờ
AI
Hiệu quả lưu thông xe cộ tại thành phố Hàng Châu cải thiện đáng kể chỉ một năm
sau khi chính quyền tại đây triển khai dự án "Bộ não thành phố" (City Brain). Phần lõi
của "bộ não" này là một trung tâm AI chuyên xử lý dữ liệu lớn, giúp nó "suy nghĩ" và
đưa ra các quyết định tốt hơn.

Bộ não thành phố :

Dự án này khởi động tháng 10-2016 với tầm nhìn xây dựng Hàng Châu trở thành
một đô thị thông minh, có khả năng tự quản lý và tương tác tốt hơn với cư dân địa
phương. Để làm được như vậy, một mạng lưới camera đã được lắp đặt để giám sát mọi
hoạt động và điều kiện giao thông trong thành phố suốt 24/24 giờ.

Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, cũng là thành phố đầu tiên
trên thế giới quản lý các vấn đề cộng đồng với sự hỗ trợ của công nghệ AI.

Một vài trong số những đơn vị được hưởng lợi gần đây nhất của chương trình ứng
dụng AI vào quản lý chính là lực lượng cảnh sát giao thông tại TP Hàng Châu. Vì "Bộ
não Thành phố" đã giúp cảnh sát giao thông điều tiết xe cộ và phản ứng nhanh hơn với
các vụ tai nạn trên đường.

"Hệ thống Bộ não Thành phố có thể phát hiện các vụ tai nạn chỉ trong một giây, và
chúng tôi có thể tới ngay hiện trường chỉ trong 5 phút", đó là mô tả của cảnh sát giao
thông Zheng Yijiong tại Hàng Châu. Chị Zheng Yijiong cũng đã trở thành cảnh sát đầu
tiên tại Trung Quốc kiểm soát giao thông với sự hỗ trợ của một "đối tác" AI.

Chỉ là bước đầu :

Một trung tâm AI của Bộ não Thành phố sẽ cung cấp các phân tích dữ liệu và cả
những khuyến nghị điều động lực lượng theo thời gian thực, giúp hoạt động giao thông
suôn sẻ trong khu vực với hơn 9 triệu dân.

Nó cũng đồng thời quản lý luôn các cột đèn báo giao thông ở 128 giao lộ, tiết kiệm
15,3% thời gian chờ tại các khu vực triển khai thí điểm dự án này. Khi Bộ não thành phố
có thể kiểm soát tự động các trụ đèn giao thông tại hơn 100 điểm giao lộ, nó đã giúp giảm
khoảng 4,6 phút di chuyển trên các tuyến cao tốc trên cao.
Hệ thống này cũng đã báo cáo được hơn 500 vụ tai nạn giao thông mỗi ngày tại các
khu trung tâm với độ chính xác lên tới 92%, theo đó nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động
của lực lượng cảnh sát giao thông.

Tại quận Xiaoshan, nhờ công nghệ kiểm soát đèn giao thông thông minh, một chiếc
xe cứu thương chỉ cần mất một nửa thời gian so với trước đây để tới được hiện trường tai
nạn.

Dù vậy, theo ông Wang Jian, chủ tịch Ủy ban định hướng công nghệ của Tập đoàn
Alibaba, một trong các nhà thầu phát triển dự án Bộ não Thành phố tại Hàng Châu, cho
biết kiểm soát giao thông chỉ là bước đầu tiên trong các giải pháp quản trị thành phố của
hệ thống này.

Theo ông Wang, trong tương lai, hệ thống này sẽ trở thành một phần quan trọng của
hạ tầng để thúc đẩy thành phố theo hướng phát triển bền vững trên nền tảng Internet, điện
toán và dữ liệu.

Thực tế, những thành quả và kinh nghiệm của Hàng Châu đã được nhân lên tại
nhiều thành phố khác của Trung Quốc, trong đó có Tô Châu, Quý Châu và Macao, những
nơi cũng đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giải quyết ùn tắc giao thông.

Thành công của Hàng Châu cũng đã trở thành một "case study" đã được nhắc tới
như một ví dụ điển hình của mô hình chuyển đổi số thành công trong báo cáo đánh giá
của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2020.

2.4.5. Thiên nhiên và công nghệ song hành tại thành phố thông minh Trùng
Khánh

Trùng Khánh, một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương, từng được trao giải
“Thành phố thông minh hàng đầu Trung Quốc” năm 2020.

Theo cơ quan phát triển và quản lý ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) Trùng Khánh,
thành phố này luôn hướng tới việc tích hợp dữ liệu. Thành phố đã tối ưu hoá hệ thống
dịch vụ để mở rộng dữ liệu từ luật, quy định, tiêu chuẩn, nền tảng, ứng dụng sáng tạo và
phát triển thị trường dữ liệu.
Hơn 800 mục dữ liệu đã được Trùng Khánh đưa lên mạng công khai, gồm cả 48 cơ
quan sở ban ngành các lĩnh vực từ quản lý giám sát thị trường, thuế, tư pháp, giao thông
vận tải… Nhưng thương hiệu thành phố thông minh của Trùng Khánh đến từ việc ứng
dụng giải pháp thông minh giải bài toán xử lý nước thải và kết hợp hài hoà yếu tố thiên
nhiên cùng công nghệ.

2.4.5.1. Xử lý nước thải thông minh

Sau hàng thập kỷ đô thị hoá và ô nhiễm, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng
hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng, và Trùng Khánh không phải là ngoại lệ. Do điều kiện tự
nhiên, hàng năm Trùng Khánh đón nhận lượng mưa lên tới hơn 1.000 mm, tập trung chủ
yếu vào mùa hạ và mùa thu, tạo ra áp lực không nhỏ đối với các giải pháp thoát nước.
Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm khiến lượng nước sẵn có hầu như không thể sử dụng.

Hình 2.4.5.1. Công nghệ TP.Trùng Khánh

Nhằm đối phó với nguy cơ lũ lụt và tái sử dụng 70% lượng nước mưa, Trùng Khánh
trở thành hình mẫu đầu tiên áp dụng mô hình “thành phố bọt biển”. Thành phố bọt biển là
sáng kiến của Trung Quốc kể từ năm 2013 nhằm tận dụng các yếu tố địa hình tự nhiên
giữ nước mưa, làm chậm dòng chảy và lọc sạch tái sử dụng.

“Hơn bao giờ hết, khi đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và các công nghệ
công nghiệp huỷ hoại môi trường, con người cần suy nghĩ lại về cách xây dựng các thành
phố, cách thức xử lý nước cũng như tự nhiên, thậm chí là cách con người định nghĩa nền
văn minh”, giáo sư Kongjian Yu, người đứng đằng sau khái niệm “thành phố bọt biển”
cho biết.

Các giải pháp chủ yếu bao gồm chống thấm sàn lát gạch cho vỉa hè và lòng đường,
tăng số lượng cây xanh và tòa nhà thông minh với mái nhà được phủ cỏ nhằm hấp thụ
nước tốt hơn, cùng màu sơn sáng giúp phản xạ nhiệt.

Cùng với đó, chính quyền thành phố sử dụng giải pháp thoát nước đô thị thông
minh, với mạng lưới cảm biến được lắp đặt trong các đường ống, cho phép theo dõi dữ
liệu theo thời gian thực và đưa ra các dự báo hiệu quả về môi trường.

Hệ thống được sử dụng để giám sát, phân tích và dự báo tình trạng hoạt động của hệ
thống thoát nước, nguy cơ lụt lội trong đô thị, ảnh hưởng đối với địa chất tự nhiên cũng
như hoạt động tái sử dụng nguồn nước.

Thông qua phần mềm phân tích xử lý tập trung các dữ liệu, chính quyền có thể bảo
vệ người dân khỏi nguy cơ lũ lụt và hạn chế ô nhiễm đối với sông Dương Tử, con sông
dài nhất châu Á và là nguồn cung cấp nước thiết yếu đối với người dân.

2.4.5.2. Thiên nhiên và công nghệ song hành

Trùng Khánh cũng đang xây dựng Cloud Valley, dự án thành phố thông minh sử
dụng 100% trí tuệ nhân tạo trong mọi hoạt động từ giao thông công cộng cho tới sản
xuất, thông qua nền tảng công nghệ cho phép kết nối liền mạch giữa thế giới kỹ thuật số
và thế giới thực.

Cloud Valley rộng hơn 75.000 m2 được xây dựng bởi BIG, hãng kiến trúc đến từ
Đan Mạch và Terminus, công ty công nghệ Trung Quốc. Thành phố sử dụng cảm biến và
các thiết bị kết nối W để thu thập dữ liệu từ mọi thứ, từ thói quen ăn uống của người dân
cho tới các chỉ số về ô nhiễm.

Theo Victor Ai, nhà sáng lập Terminus, dự án này nhằm đem tới cho người dân sự
thoải mái và hiệu quả: các robot tự động bưng bê coffee hay ghế trong văn phòng có thể
tự sắp xếp gọn gàng sau mỗi buổi họp.
“Ý tưởng gần giống với việc sống tại một ngôi làng mà ngay khi bạn xuất hiện, cho
dù là lần đầu tiên, những người pha chế đã biết đồ uống yêu thích của bạn”, đại diện của
BIG cho biết.

Các tiện ích của công nghệ được tích hợp vào mọi mặt đời sống, ngay cả trong
phòng ngủ. “Khi ánh nắng chiếu vào nhà, cửa sổ phòng ngủ tự động điều chỉnh độ trong
suốt cho ánh sáng tự nhiên chiếu qua đánh thức chủ nhà”, Terminus cho biết trên website,
đồng thời nhấn mạnh tới các không gian xanh như vườn trên mái nhà.

“Ngay khi ánh sáng tràn ngập căn phòng, một quản gia ảo AI có tên Titan sẽ lựa
chọn bữa sáng, trang phục cho người dùng phù hợp với tình trạng thời tiết và lịch trình
làm việc trong ngày”.

Cloud Valley xây dựng các không gian sống cho con người, thực vật, động vật và
thậm chí cả cuộc sống nhân tạo gồm văn phòng, nhà cửa, địa điểm công cộng, xe tự
hành… hoạt động dưới sự giám sát liên tục của AI.

Tại đây, rào cản giữa thiên nhiên, con người, thế giới thực và kỹ thuật số cũng được
xoá bỏ. “Khi môi trường xung quanh được trang bị tri giác và cảm biến… Cuộc sống
thực sự có thể trở nên xuyên suốt do AI có thể nhận ra có người đang đến và tự động mở
cửa mà không cần đợi người dùng phải lấy thẻ chìa khoá”, Bjarke Ingels, đồng sáng lập
công ty BIG cho biết.

2.4.6. Thượng Hải – thành phố thông minh nhất thế giới năm 2020

Tại Đại hội Triển lãm Thành phố Thông minh Thế giới (SCEWC) ngày 18/11,
thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đã vượt qua 350 thành phố khác trên thế giới để
giành giải thưởng "Thành phố thông minh nhất" thế giới năm 2020. Đây cũng là lần đầu
tiên, một thành phố của Trung Quốc giành được giải thưởng này.
Hình 2.4.6. Quang cảnh buổi tối tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Giám đốc điều hành khu vực của SCEWC, ông Mao Huy Đông, cho biết giải
thưởng này là một minh chứng đầy đủ về tính hiệu quả và những thành tựu về xây dựng
thành phố thông minh của Thượng Hải trong những năm gần đây. Hệ thống quản lý của
thành phố đã không ngừng được hoàn thiện với hệ thống vận hành, quản lý thống nhất,
hiệu quả cao. Đến nay, thành phố đã lắp đặt khoảng 31.400 trạm phát sóng 5G ngoài trời
và khoảng 49.800 trạm nhỏ phát 5G trong nhà, cơ bản hoàn thành xây dựng thành phố
thống minh với các đặc trưng phổ cập hóa, tích hợp hóa và thông minh hóa.

Chính quyền thành phố luôn coi trọng vai trò tiên phong trong lĩnh vực số hóa,
mạng thông tin và trí tuệ trong phát triển đô thị. Thượng Hải sẽ thúc đẩy hơn nữa chuyển
đổi kỹ thuật số và phấn đấu xây dựng một thành phố thông minh mang lại cảm giác tiện
lợi, hạnh phúc và an toàn cho cư dân.

2.4.7. Công nghệ mới trong thành phố thông minh ở Trung Quốc

Nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng để biến thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc trở
thành thành phố thông minh nhưng cũng gây lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin.
Hình 2.4.7a. Thùng rác thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời ở thành phố Ngân
Xuyên, Trung Quốc.

Thành phố Ngân Xuyên, thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc đang trở thành
một thành phố thông minh với nhiều tiện ích công nghệ nổi bật, CNN hôm 11/10 đưa tin.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến di chuyển 250 triệu người dân từ khu vực nông thôn
đến thị trấn và thành phố vào năm 2050. Do đó, họ đang nỗ lực để giúp các khu vực
thành thị hoạt động hiệu quả bằng cách trang bị công nghệ kỹ thuật nhằm đối phó với làn
sóng người nhập cư lớn. Ngân Xuyên chính là một trong 200 thành phố thuộc Dự án thí
điểm Thành phố thông minh của Trung Quốc.

Trên các tuyến xe buýt ở Ngân Xuyên, phần mềm nhận diện khuôn mặt được sử
dụng để thay thế nhân viên bán vé. Dữ liệu nhận diện khuôn mặt hành khách được kết nối
với tài khoản ngân hàng, nhờ vậy họ có thể nhanh chóng lên xe mà không phải chờ nhận
tiền thừa.
Ngoài ra, Dự án Cộng đồng thông minh của thành phố đang thử nghiệm các thùng
rác công cộng chạy bằng năng lượng mặt trời và hoạt động như một máy ép, giúp tăng
sức chứa lên gấp 5 lần. Chúng sẽ phát tín hiệu để người thu gom rác thu dọn khi đầy.

Các cửa hàng tạp hóa nhiều khả năng cũng trở thành dĩ vãng bởi người dân có thể
đặt thức ăn qua ứng dụng trên điện thoại. Họ có thể chọn hàng hóa từ các tủ làm mát
thông minh được đặt ở trung tâm, thay vì để chúng hư hỏng tại nhà.

Hình 2.4.7b. Hình ảnh người hướng dẫn ba chiều tại Trụ sở thành phố

Tại trụ sở chính quyền thành phố, hình ảnh những nữ tiếp tân ba chiều được sử
dụng để hướng dẫn người dân. Các mã phản hồi nhanh (QR Code) nằm rải rác trên tường
giúp họ nhận câu trả lời nhanh đối với các câu hỏi thường gặp. Nhiều thủ tục giữa người
dân và chính quyền, từ việc xin giấy phép kinh doanh đến làm lại hộ chiếu có thể thực
hiện qua mạng thay vì đến trực tiếp.

Các bệnh viện sử dụng Haodaifu Online, cổng thông tin trực tuyến kết nối bác sỹ
với bệnh nhân, cung cấp phương pháp điều trị và đơn thuốc cho người bệnh từ xa, qua đó
giảm tải cho bệnh viện và phòng khám của bác sỹ.
"Thành phố thông minh cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề không thể tránh khỏi
trong quá trình đô thị hóa. Nó được thiết kế vì người dân, hoạt động và đem lại lợi ích
cho người dân", Baichun, phó thị trưởng thành phố Ngân Xuyên, cho biết. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin. Tiến
sỹ Igor Calzada, giảng viên và cố vấn chính sách cấp cao cho Kế hoạch Thành phố tương
lai của trường Đại học Oxford, Anh đặt nghi vấn về số lượng thông tin cá nhân mà chính
phủ Trung Quốc có thể sử dụng.

"Những dữ liệu nào được sử dụng? Chúng dùng để làm gì? Tôi không rõ và cũng
không ai muốn đi sâu vào vấn đề này. Ngân Xuyên là một thành phố khá hiện đại nhưng
dường như không ai muốn biết thêm về việc những dữ liệu ở đây sẽ bị kiểm soát như thế
nào", tiến sỹ Calzada nhận xét.

2.6. Áp dụng công nghệ 5G để xây dựng thành phố giao thông thông minh

Quảng Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông) là thành phố lớn thứ ba ở Trung Quốc, sau
Bắc Kinh và Thượng Hải. Đây là thành phố giao thông thông minh áp dụng công nghệ
5G đầu tiên trên thế giới với tất cả hệ thống giao thông của thành phố tham gia, mang lại
lợi ích toàn diện.

+ Quản lý giao thông thông minh với công nghệ ANPR


+ Cải cách hành chính, quản lý đồng bộ, tăng cường giám sát là điều cốt lõi của
hệ thống giao thông thông minh

Vào năm 2020, China Mobile, Sở Giao thông vận tải thành phố Quảng Châu, ZTE
và hơn 10 đối tác khác trong ngành đã cùng tham gia và công bố thành phố giao thông
thông minh 5G đầu tiên trên thế giới tại Quảng Châu. Trong hai năm qua, dự án không
chỉ mang lại lợi ích cho 20 triệu người dân ở thành phố Quảng Châu mà còn mang lại lợi
ích cho các ngành công nghiệp khác cũng như các cơ quan chính phủ. Hệ thống giao
thông bao gồm xe buýt, tàu điện ngầm và tàu cao tốc ngày càng được cải thiện hơn về
vận hành và bảo trì tự động, điều hành, quản lý, mang lại sự hài lòng và thu hút đông
hành khách tham gia các loại hình giao thông công cộng hơn.
Hình 2.6. Tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông (Trung
Quốc) được cung cấp dịch vụ di động 5G tốc độ cực nhanh, gấp 100 lần so với 4G

2.6.1. Thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của ngành giao thông vận tải

Cùng với việc tăng cường áp dụng công nghệ, hệ thống giao thông vận tải tại Quảng
Châu ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn, an ninh, đem lại sự hài lòng cho
hành khách và kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Khi đường sắt tốc độ cao đầu tiên
với mắt thông minh HD, hệ thống thị giác máy (machine vision) cung cấp khả năng kiểm
tra và phân tích tự động dựa trên các hình ảnh và trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng tỷ
lệ hỏng hóc và chi phí bảo trì giảm 20%. Tuyến đường sắt tốc độ cao 5G đầu tiên có cự ly
cảnh báo sớm tối thiểu lên tới 8km, giám sát theo thời gian thực và xử lý hình ảnh AI, xác
định các yếu tố rủi ro và tự động nâng mức cảnh báo. Đường sắt tốc độ cao 5G với khả
năng lưu trữ dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả công việc lên gấp 10 lần. Công suất xử lý
trung bình hàng ngày của trạm điều phối đường sắt thông minh 5G là 13.500 phương
tiện, tăng hiệu suất lên 70% và giảm 25% nhân lực.
Cùng với đó là hệ thống tàu điện ngầm thông minh 5G đầu tiên, bao gồm tàu điện
ngầm định vị chính xác cao 5G và tàu điện ngầm ứng dụng mạng riêng 5G. Dịch vụ tàu
điện ngầm thông minh đã được hiện thực hóa, nhờ đó, đã nâng cao 20% hiệu quả hoạt
động, tiết kiệm hơn 30% nhân lực cho vị trí giám sát và phục vụ hàng khách tại các nhà
ga.

Với hệ thống điều phối xe buýt thông minh 5G đầu tiên, lịch trình của các tuyến xe
buýt được rút ngắn và giúp tăng lưu lượng hành khách 10%. Thêm vào đó, công nghệ
kiểm tra 5G cũng lần đầu tiên được ứng dụng làm tăng tỷ lệ phát hiện rủi ro của cầu Nam
Sa hơn 65%. Ngoài ra, sức khỏe và vấn đề an toàn lao động của nhân viên các công ty
vận tải cũng được cải thiện đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ 5G. Chẳng hạn, nhờ công
nghệ, nhân viên sửa chữa đường sắt tốc độ cao, sửa chữa đường hầm hay nhân viên bảo
trì cầu đường có thể theo dõi và kiểm tra tại phòng giám sát, không phải làm việc trong
các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc thời tiết lạnh giá, không phải liên tục cúi
xuống ngẩng lên như trước đó, hay chui xuống các toa xe, cũng không phải đi vào các
đường hầm sâu hút hút… Điều kiện làm việc được cải thiện đã giúp giảm nguy cơ bị tai
nạn.

2.6.2. Giúp người dân thay đổi trải nghiệm du lịch

Dự án này đã thay đổi trải nghiệm du lịch của đại đa số người dân tại thành phố với
20 triệu dân này.

Thoải mái và tiết kiệm thời gian: Ứng dụng “Đi du lịch” 5G đã cung cấp dịch vụ du
lịch hợp lý cho 10 triệu người. Hành khách có thể tra cứu thời gian đến của xe buýt, tình
trạng chỗ ngồi, xe có đông hay không. Với dữ liệu theo thời gian thực, máy soi an ninh
5G “tất cả trong một” cho phép hành khách và hành lý qua cổng nhanh chóng. Trung tâm
điều hành xe buýt có thể giám sát tình trạng hoạt động của xe buýt theo thời gian thực và
linh hoạt điều chỉnh năng lực vận chuyển, rút ngắn thời gian chờ đợi của hành khách.

An toàn: Hệ thống cảnh báo sớm khoảng cách đường sắt tốc độ cao 5G, đường hầm
kỹ thuật số 5G, giám sát dữ liệu trạng thái xe buýt, cảnh báo sớm lái xe an toàn và các
ứng dụng khác, tất cả đều nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình. Trong trường hợp khẩn
cấp, kính an ninh công nghệ thực tế tăng cường AR trên tàu điện ngầm có thể nhanh
chóng đối chiếu dữ liệu và đưa ra cảnh báo, do đó tăng tốc độ xử lý các sự cố an ninh.

Trải nghiệm thú vị: Với việc áp dụng công nghệ SuperMIMO trong nhà, hành khách
có thể tận hưởng công nghệ băng thông vượt mức 750Mbps trên tàu điện ngầm ở khoảng
cách lên đến 160km. Ngoài ra, sau khi lên tàu, hành khách có thể truy cập mạng nội bộ
của điện thoại di động 5G, đồng thời thưởng thức các bộ phim trên tàu và thông tin mới
nhất trong ứng dụng “Life on HSR” (Đường sắt cao tốc) và “Tencent Video” (Tencent là
công ty truyền thông xã hội lớn nhất ở Trung Quốc). Hệ thống định vị tàu điện ngầm có
thể được kết nối với các ứng dụng của bên thứ ba để cung cấp thông tin điều hướng, mua
sắm và phục vụ một cách chính xác cho hành khách.

Cho đến nay, dự án thành phố giao thông thông minh 5G Quảng Châu đã được trao
một số giải thưởng quốc gia. Sự thành công của dự án đã kích hoạt hàng chục thành phố
nhân rộng và thúc đẩy các hệ thống tương tự. Giao thông thông minh có tiềm năng kinh
doanh rất lớn trong tương lai. Trong tương lai gần, diện mạo các thành phố thông minh sẽ
mở ra các dịch vụ hành khách hoàn toàn mới và sự thay đổi toàn diện trong lĩnh vực vận
tải. Dự báo, ngành giao thông thông minh dự kiến sẽ tăng 130 tỷ USD vào năm 2024.

2.5. Quản lý giao thông thông minh: hỗ trợ phương tiện lưu thông trong một
thành phố cổ

Giao thông tiếp tục phát triển ở mọi thành phố lớn. Nhưng làm thế nào để ngăn tắc
nghẽn giao thông trong những không gian đô thị hạn chế này? Thành phố Tây An cổ kính
của Trung Quốc đang áp dụng một hệ thống quản lý giao thông thông minh dựa trên công
nghệ Hikvision - tăng lưu lượng giao thông trong khi giảm thời gian hành trình.
Thành phố Tây An của Trung Quốc, thời cổ đại gọi là Trường An, là trung tâm của
nền văn minh phương Đông cổ đại. Mười ba triều đại xuyên suốt lịch sử Trung Quốc đã
chọn Tây An làm thủ phủ. Ngày nay, Tây An không chỉ đơn thuần là một phần lịch sử:
thành phố này là một trung tâm công nghệ cao, nổi tiếng khắp Trung Quốc về nghiên cứu
khoa học và giáo dục, sản xuất, công nghệ và giao thông vận tải.
Hình 2.5. Giao thông đô thị Tây An

2.5.1. Thách thức đặt ra: cho phép thành phố phát triển và giao thông suôn
sẻ bên trong những bức tường cổ

Dù là một trung tâm hiện đại, Tây An vẫn còn giữ bố cục "bàn cờ" từ thời nhà
Đường, với những bức tường cao và cổ kính làm đường biên. Tuy nhiên, trong khi kinh
tế tăng trưởng giúp thành phố phát triển, các bức tường đặt ra những hạn chế lớn đối với
giao thông hàng ngày trong thành phố – đặc biệt là với lưu lượng giao thông đang tăng
nhanh. Các phương tiện chỉ có thể vào và ra qua các cổng thành phố, nhưng với khoảng
ba triệu phương tiện trong thành phố, số lượng lối vào hạn chế đã bắt đầu gây tắc nghẽn
nghiêm trọng.
Hơn nữa, vẫn còn nhiều tàn tích cổ xưa trong thành phố, càng hạn chế sự phát triển
của khu vực đô thị. Ngoài ra, tính đến năm 2018, thành phố là nơi sinh sống của hơn 10
triệu người dân, trong khi số lượng các dự án xây dựng vẫn đang tăng đều đặn.
Quản lý một thành phố đang phát triển trong khi vẫn bảo vệ lịch sử thành phố là
một thách thức lớn đối với Tây An.  Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Cục quản lý giao
thông đô thị Tây An đã chuyển hướng sang Hikvision với hệ thống camera thông minh.

2.5.2. Giải pháp: hệ thống quản lý giao thông thông minh từ Hikvision
Lihu Ma, Giám đốc dự án từ Hikvision phát biểu: "Các bức tường thành phố Tây
An hạn chế việc mở rộng quy mô của khu vực đô thị. Vì vậy, chỉ có công nghệ mới có
thể mở đường cho một thành phố hiện đại tăng trưởng và phát triển". "Một phần cốt lõi
của giải pháp Hikvision liên quan đến công nghệ video được hỗ trợ bởi Trí tuệ nhân tạo
của chúng tôi."

Cảnh sát giao thông Tây An đã làm việc với các chuyên gia từ Hikvision, cũng như
các chuyên gia quy hoạch đô thị, nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty công nghệ
khác, để thiết kế và thực hiện một hệ thống quản lý giao thông thông minh.  Việc xây
dựng hệ thống này sử dụng đầy đủ các lợi thế cốt lõi của Hikvision trong trí thông minh
giao thông đô thị, sử dụng video được Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ để tạo ra một hệ thống cảm
biến giao thông mạnh mẽ.  Ông Lihu giải thích: "Chúng tôi đang xây dựng cầu nối giữa
thế giới kỹ thuật số thông minh và mạng lưới giao thông đô thị thực tế ở Tây An một
cách hiệu quả". 

2.5.3. Giải pháp kỹ thuật

Hệ thống quản lý giao thông thông minh phân tích dữ liệu toàn diện và chi tiết về sự
di chuyển của giao thông qua khu vực đô thị Tây An và sử dụng thông tin chi tiết được
thu thập để phân luồng giao thông trôi chảy hơn theo ba cách quan trọng.

+ Giám sát vi phạm giao thông đường bộ toàn diện :

Cảnh sát giao thông Tây An đã lắp đặt Camera chụp hình tại chốt kiểm soát
Hikvision và Trạm bắt giữ trường hợp vi phạm giao thông ở giao lộ, như một phần của hệ
thống giám sát để phát hiện hành vi phạm pháp của phương tiện tại các giao lộ.

Những camera có độ thu phóng cực cao này có thể ghi lại hành vi trái phép của các
phương tiện – như vượt đèn đỏ, rẽ ở lối cấm rẽ và đổi làn trái phép – trong thời gian thực.
Hơn nữa, thiết bị giám sát Sonar (rađa siêu âm) mới nhất được sử dụng để phát hiện việc
bấm còi xe trái phép trong các khu vực cấm.

+ Nền tảng chỉ huy và điều phối tích hợp trực quan :
Sử dụng các luồng video thời gian thực từ Camera chụp lưu lượng giao thông
Hikvision, một số công nghệ nhận định tình trạng đường phố, cộng với các ứng dụng di
động thông minh, cảnh sát giao thông Tây An đã tạo ra một trung tâm kiểm soát và chỉ
huy trực quan, cùng với hệ thống điều phối cảnh sát thông minh.
Tất cả dữ liệu được tổng hợp và hiển thị động trên màn hình lớn trong trung tâm chỉ
huy và kiểm soát.  Trong trường hợp xảy ra sự cố giao thông, hệ thống tạo ra các khuyến
cáo điều phối thông minh, dựa theo vị trí và sự phân bổ cảnh sát giao thông trên toàn
thành phố.  Những nhân viên gần nhất với sự cố sẽ nhận được tin nhắn tự động gửi đến
các thiết bị di động đầu cuối, cho phép họ nhanh chóng di chuyển đến hiện trường.
Quan trọng hơn, hệ thống quản lý lưu lượng thông minh sử dụng các khả năng của
máy học tiên tiến để hiểu rõ hơn về các mẫu hình tắc nghẽn điển hình, nhằm chủ động
xác định các sự cố giao thông tiềm tàng trước khi chúng xảy ra.  Bằng cách phân tích
khối lượng lớn các dữ liệu và thông tin về tình trạng đường từ máy quay video thông
minh Hikvision, hệ thống có thể dự đoán giao lộ nào dễ bị tắc nghẽn nhất và thời gian tắc
nghẽn xảy ra, cho phép cảnh sát giao thông áp dụng các biện pháp tại chỗ trước khi xảy
ra sự cố nghiêm trọng.
Cải thiện khả năng lưu thông của phương tiện bằng biện pháp kiểm soát tín hiệu
thông minh :

Đội ngũ quản lý giao thông của Tây An cũng sử dụng các biện pháp quản lý tắc
nghẽn để giảm lưu lượng giao thông, chủ yếu thông qua việc tối ưu hóa thời gian tín hiệu.

Sử dụng máy quay video thông minh Hikvision kết hợp với công nghệ thực tế tăng
cường (AR), hệ thống quản lý giao thông thông minh sẽ phân tích dữ liệu lưu lượng giao
thông và linh động thay đổi thời gian của đèn tín hiệu. Hệ thống sẽ giám sát lưu lượng
giao thông, chiều dài hàng đợi xe và tốc độ lái xe trung bình theo mọi hướng của giao lộ
trong thời gian thực, tự động điều chỉnh thời gian tín hiệu để tối ưu hóa lưu lượng của
phương tiện.

2.5.4. Lợi ích: Lưu lượng giao thông tăng 10%, thời gian hành trình giảm
12%
Hệ thống quản lý giao thông của Tây An hiện được huấn luyện với rất nhiều dữ liệu
giao thông, bao gồm video Hikvision, cho phép xây dựng nhiều thuật toán thông minh để
quản lý tắc nghẽn trong thành phố.

Trước hết, các báo cáo tắc nghẽn dựa trên bản đồ cho thấy thứ hạng tắc nghẽn của
Tây An đã được cải thiện đáng kể. Trên thực tế, so với kết quả thử nghiệm trên các con
đường thí điểm trước khi hệ thống đi vào hoạt động, chỉ riêng việc điều khiển tín hiệu
thông minh đã tăng lưu lượng giao thông lên 10%, trong khi thời gian hành trình trung
bình của xe giảm khoảng 12%.

Hơn nữa, hành vi của tài xế đang được cải thiện và các tài xế ngày càng tuân thủ các
quy tắc giao thông.  Dữ liệu thực thi luật giao thông cho thấy số vụ vi phạm giao thông
nói chung đang giảm, khoảng 30% trong một lần quan sát ngắn hạn.
Ngoài ra, nhờ chức năng cảnh báo sự cố giao thông chủ động, tỷ lệ phát hiện sự cố
cũng tăng hơn 30% so với mô hình truyền thống.  Với việc tối ưu hóa liên tục thuật toán
hệ thống, cộng với việc tiếp tục cài đặt các thiết bị giám sát, độ chính xác của cách nhận
dạng này sẽ không ngừng cải thiện.
Trong quá trình đô thị hóa, giải quyết tắc nghẽn không chỉ là cải thiện lưu lượng của
mạng lưới giao thông: mà đó còn là công tác quản trị nền tảng để xây dựng một thành
phố thông minh.

CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH TẠI
VIỆT NAM

3.1. Lộ trình triển khai hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam

Triển khai ứng dụng ITS (Intelligent Transportation Systems) là một lựa chọn để
hiện đại hóa mạng lưới giao thông hiện tại và trong tương lai. Ở Việt Nam, ITS đã bắt
đầu được triển khai ứng dụng trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả
bước đầu hết sức tích cực. Bài viết trình bày hiện trạng và một số vấn đề cần giải quyết
trong quá trình triển khai các ứng dụng ITS tại Việt Nam, qua đó đề xuất hướng hợp tác,
nghiên cứu để thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển ITS.
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có trên 256.684 Km đường, trong đó, đường
quốc lộ là 17.228 Km, tỉnh lộ 23.520 Km, đường đô thị 8.492 Km, còn lại là các tuyến
huyện lộ và xã lộ (tỷ lệ cao nhất). Chất lượng đường còn thấp, chủ yếu đường hẹp, đường
hai làn xe. Giao thông trên các tuyến đường là giao thông hỗn hợp, với tỷ lệ xe máy cao
(theo thống kê, đến hết năm 2009, cả nước có 24 triệu xe máy, gần 2 triệu ô tô). Tốc độ
tăng trưởng phương tiện lớn. Ý thức người tham gia giao thông còn một số hạn chế nhất
định. Nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết như tỷ lệ tai nạn giao thông còn cao, ùn
tắc giao thông còn phổ biến tại các đô thị, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng,
hệ thống quản lý còn hạn chế, chất lượng và hiệu suất phục vụ còn thấp, chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi phải tích cực phát triển, hoàn thiện hệ thống.

Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những ưu
tiên hàng đầu mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang thực hiện. Theo quy hoạch Hệ
thống giao thông đường bộ Việt Nam, việc nâng cấp, xây dựng và phát triển hệ thống
đường quốc lộ được quan tâm và ưu tiên thực hiện. Trong quá trình đó, việc ứng dụng
ITS cũng được chú trọng và khẩn trương tiến hành nhằm xây dựng hệ thống giao thông
an toàn, bền vững.

Việt Nam đã có Lộ trình ứng dụng ITS, do Bộ GTVT ban hành, được chia làm 3
giai đoạn: giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn từ 2015 đến 2020 và giai đoạn từ 2020 đến
2030. Mục tiêu của lộ trình này là: Tiêu chuẩn hoá ITS toàn quốc; Quy hoạch và xây
dựng các trung tâm điều hành và kiểm soát giao thông tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; và
xây dựng hoàn thiện các ứng dụng, các hệ thống con ITS.

Một số dự án về ITS đã và đang được triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…, ứng dụng ITS trên hệ thống đường cao tốc cũng đang
được khẩn trương thực hiện. Bên cạnh đó một số hệ thống giám sát giao thông phục vụ
công tác quản lý đã được đưa vào ứng dụng.

Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng ITS tại Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận
lợi liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng, các chính sách, chiến lược và sự ưu tiên đầu tư
phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đòi hỏi
Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực và tăng cường hợp tác, trao đổi với các nước trên thế giới
để hoàn thiện và đẩy nhanh tiến trình ứng dụng ITS.

3.2. Đưa hệ thống ITS vào đường cao tốc.

Hình 3.2. Mô hình trên cao của tuyên đường thuộc TPHCM.

Dự án đường cao tốc Tân Sơn Nhất – Tân An sẽ ứng dụng công nghệ “Giao thông
thông minh” (ITS – Intelligent Transport System) để điều hành giao thông trên tuyến cao
tốc, đây là công nghệ tiên tiến đang áp dụng tại Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ, lần đầu
tiên áp dụng ở Việt Nam.

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn
đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến
bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường
giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông
tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc. Các cảm biến sẽ
được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời
tiết,…các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở
lại cho tài xế về tình hình giao thông trên đường (tai nạn, ùn tắc giao thông, thời tiết,…)
để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao
thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu
thông trên đường.

Việc triển khai ITS cho các tuyến đường cao tốc sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Lợi
ích đầu tiên là nâng cao được tính an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Thứ hai là dòng xe sẽ thông suốt và giảm ô nhiễm môi trường (một trong những
vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay).

Thứ ba là tăng cường được tính tiện nghi cho người tham giao thông. Điều này rất
quan trọng về việc giáo dục ý thức cho người dân giúp đưa ITS vào hệ thống đường cao
tốc.

Lợi ích cuối cùng có thể đạt được là lập được một nền tảng chung và xúc tiến các
tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kĩ thuật toàn cầu

3.3. Xây dựng các trạm thu phí tự động.

Mạng lưới thu phí giao thông của Việt Nam bao gồm 54 trạm trên 26 tuyến quốc
lộ. Phần lớn số trạm vẫn áp dụng phương pháp thu phí thủ công, nhiều trạm còn sử dụng
thiết bị barie điện, đèn tín hiệu giao thông và một số trạm có camera giám sát thông
thường. Chỉ có 9\54 trạm sử dụng phương pháp thu phí bán tự động, chủ yếu ở khâu kiểm
soát với quy trình thu hai dừng: một dừng mua vé và một dừng soát vé.

3.3.1. Hệ thống thu phí một dừng.

"Hệ thống thu phí đường bộ sử dụng giấy mã vạch", kết hợp hậu kiểm thông minh
đã đạt giải nhất hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Tp.HCM và hiện nay đã được lắp đặt
tại rất nhiều trạm thu phí trên toàn quốc. Hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy và đạt hiệu
quả cao trong công tác chống thất thu.

3.3.2. Hệ thống thu phí mở không dừng.


Hệ thống thu phí mở không dừng (tự động hoàn toàn) được phát triển nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ, giảm sử dụng tiền mặt và giảm ô nhiễm môi trường,... Việc thu
phí được giao dịch tự động, nhanh chóng thông qua công nghệ DSRC (Dedicated Short
Range Communication) hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới

3.3.3. Hệ thống thu phí kín.

Hệ thống thu phí kín dựa vào đoạn đường xe đi được, hệ thống gồm các làn xe ra
vào, khách hàng sẽ thực hiện tính toán phí tại làn ra, mệnh giá vé mà khách hàng phải trả
phụ thuộc vào km đi được. Giải pháp thu phí kín sẽ xác nhận xe tại các cửa vào và thực
hiện thí một lần tại các cửa ra, nhằm mục đích là thu đúng và đủ.

3.4. Hệ thống kiểm soát tải trọng.

Bao gồm các hệ thống:

Hệ thống cân động: xác định tải trọng của xe và trục khi xe đang chạy, sàng lọc xe
có dấu hiệu vi phạm tải trọng để yêu cầu vào hệ thống cân tĩnh. Các thông số này được
đưa về trung tâm điều hành tại các trạm cân tĩnh để lưu trữ và xử lý. Tốc độ xe qua cân
cho phép từ 20 - 80 km/h.

Hệ thống cân tĩnh: Cân lại chính xác tải trọng của xe để xác định tải trọng của xe
để xác định tải trọng từng trục, cụm trục, xác định vi phạm và thực hiện công tác xử lý.

Hệ thống camera (CCTV): Gồm camera nhận dạng biển số xe, giám sát, ghi nhận
toàn bộ hoạt động của hệ thống, hình ảnh và biển số được đưa về trung tâm hỗ trợ công
tác quản lý và xử phạt. Lắp Camera giám sát giao thông dọc quốc lộ 1A mở đường cho
các camera làm thay công việc của cảnh sát. hệ thống camera quan sát toàn cảnh được lắp
đặt tại các điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông từ Pháp Vân, Hà Nội đến Thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Một hệ thống camera khác được lắp đặt linh hoạt, nhằm ghi nhận hình ảnh các
phương tiện vi phạm.
Hình 3.4a. Hình ảnh phương tiện vi phạm.

Hệ thống điều hành trung tâm: Điều hành, giám sát và lưu trữ toàn bộ dữ liệu hoạt
động của hệ thống cân tĩnh và cân động.

Với cơ sở hạ tầng nêu trên, việc thu phí hiện tại đa số được thực hiện bằng phương
pháp thủ công quy trình thu rườm rà, chưa thuận tiện sử dụng nhiều nhân lực,không đảm
bảo an toàn giao thông, tồn tại nhiều kẽ hở phát sinh tiêu cực. Vì vậy cần hiện đại hóa
mạng lưới thu phí quốc lộ để khắc phục những bất lợi trên. Vấn đề đươc đặt ra ở đây là
trươc tiên phải giáo dục ý thức người dân trong việc tham gia giao thông
Hình 3.4b. Hình ảnh về trạm thu phí.

3.5. VOV giao thông.

VOV giao thông được là kênh phát thanh được Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tư hệ
thống công nghệ phát thanh hiện đại nhất hiện nay, gồm 1 máy phát sóng FM tại Hà Nội
có bán kính phủ sóng 200 km, 2 máy phát sóng FM tại TpHCM có bán kính phủ sóng
trên 300 km.

Hệ thống camera không dây để quan sát giao thông gồm: 67 camera tại Hà Nội,
200camera tại TpHCM.

Tại mỗi thành phố đều có một trung tâm xử lý thông tin hiện đại gồm 1 studio trực
tiếp và 2 studio tĩnh.

Nhân sự gồm gần 100 người (cả hai thành phố); Gần 200 công tác viên cố định (80
Hà Nội, 120 TP.HCM).

VOV giao thông. VOV giao thông được là kênh phát thanh được Đài Tiếng nói Việt
Nam đầu tư hệ thống công nghệ phát thanh hiện đại nhất hiện nay, gồm 1 máy phát sóng
FM tại Hà Nội có bán kính phủ sóng 200 km, 2 máy phát sóng FM tại TpHCM có bán
kính phủ sóng trên 300 km. Hệ thống camera không dây để quan sát giao thông gồm: 67
camera tại Hà Nội, 200camera tại TpHCM. Tại mỗi thành phố đều có một trung tâm xử
lý thông tin hiện đại gồm 1 studio trực tiếp và 2 studio tĩnh. Nhân sự gồm gần 100 người
(cả hai thành phố); Gần 200 công tác viên cố định (80 Hà Nội, 120 TP.HCM).

Hình 3.5a. Biên tập viên VOV giao thông đang làm việc.

Đây là Kênh phát thanh giao thông nhằm giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao
thông trên địa bàn thành phố. Kênh VOV giao thông ra đời nhằm mục đích hướng dẫn
người dân về các thông tin giao thông đang diễn ra hằng ngày. Với các chương trình
được phát, thông qua sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, Kênh VOV Giao thông có thể
hỗ trợ ngay lập tức và liên tục cho các phương tiện đang lưu hành trên các tuyến đường.

Khi điều kiện thực tế đã có những thay đổi phù hợp hơn: Công nghệ nghe nhìn
không dây phát triển, việc sở hữu ô tô cá nhân tại các đô thị lớn bùng nổ, thói quen di
chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, taxi) đã trở nên quen thuộc, khả năng
tương tác của radio đã được chứng minh.
Hình 3.5b. Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên các tuyến phố.

VOV giao thông hiện nay coi trọng sự cân bằng kết cấu chương trình, thông tin
chỉ dẫn; vừa tuyên truyền phổ biến, tác động tới ý thức của người nghe; vừa là diễn đàn
để chia sẻ thông tin về giao thông...

Ngoài sự khác biệt đó thì VOV giao thông hiện nay không đơn thuần là một
chương trình phát thanh mà là một kênh phát thanh chuyên biệt với thời lượng 20h30/24h
mỗi ngày, nghĩa là ở một quy mô hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, nhiều dòng xe nhập khẩu không thể dò được sóng của chương trình
này. Tuy nhiên, cách khắc phục tốt nhất hiện nay là các bạn có thể nghe bằng một
phương tiện khác, được kết nối với hệ thống loa của xe qua đường AUX. T

Do những yếu tố đặc thù của một kênh phát thanh trực tiếp toàn phần nên tính
tương tác ở VOV giao thông rất cao.

VOV giao thông đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ chương
trình, là kênh phát thanh duy nhất ở Việt Nam có kết cấu mở hoàn toàn để có thể tương
tác trực tiếp với thính giả vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình phát sóng.

3.6. Bãi giữ xe nhiều tầng.

Bãi đậu xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp ghép có sử dụng công nghệ xếp xe
tự động ngay tại trung tâm.
Với phương án này, mô hình bãi đậu và giữ xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp
ghép có sử dụng công nghệ xếp xe tự động sẽ nâng và di chuyển ngang, với tổng công
suất là 168 xe/8 môđun, có khả năng tiếp nhận xe ôtô 4-7 chỗ, thời gian xếp xe từ 1-2
phút và diện tích chiếm đất chỉ gần 1.800m2.

Theo ông Phan Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên Đầu
tư phát triển công nghệ và vận tải (Tracodi), loại hình bãi đậu xe này có hàng loạt ưu
điểm so với các bãi đậu xe ngầm, chẳng hạn như vốn đầu tư ban đầu không cao, không
ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh, thời gian xây lắp ngắn, quá trình thi công xây
dựng ít gây phương hại đến môi trường…

Hình 3.6. Bãi đậu xe nổi dạng khung thép lắp ghép sử dụng công nghệ xếp xe tự động

Được biết, trong buổi thuyết minh hướng đầu tư với lãnh đạo Sở GTVT TPHCM
sáng 23/3, Tracodi đã đề nghị 5 vị trí mà Công ty cho là phù hợp để triển khai dự án, tất
cả đều trên địa bàn quận 1. Các điểm đó là khu vực Công viên 23/9 đoạn giáp với đường
Nguyễn Thị Nghĩa, Công viên Quách Thị Trang tại vị trí trạm điều hành xe buýt, bến phà
Thủ Thiêm, cuối đường Nguyễn Huệ dọc theo sông Sài Gòn và trên đường Tôn Đức
Thắng đoạn giao với đường Ngô Văn Năm.

Trong số liệu này, vị trí tại Công viên 23/9 được cho là thích nhất bởi theo đại diện
công ty, ở vị trí ấy sẽ không phải vướng víu việc giải phóng mặt bằng trong suốt quá trình
xây dựng, cũng không làm tổn hại đến mạng lưới cây xanh hiện hữu trong công viên, đặc
biệt có tiềm năng hấp dẫn đối với lượng xe con vốn vẫn đậu thành hàng dọc theo công
viên như hiện nay…

Nhưng theo các chuyên viên Sở GTVT, vị trí tại Công viên 23/9 là ít tính khả thi
nhất: Đây là địa điểm đã được quy hoạch về mảng xanh và sẽ trở thành đầu mối cho bãi
metro sau này của thành phố.

Được biết hiện nay một số dự án bãi đậu xe ngầm đã được triển khai, trong đó tiêu
biểu là dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Chi Lăng (quận 1). Còn mô hình bãi đậu xe
nổi thì Công ty cổ phần Ngôi Sao Sáng đã đề xuất thực hiện trên kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè cách đây khoảng 1 năm.

3.7. Các ứng dụng ITS ở Việt Nam trong tương lai.

3.7.1. Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh

Sản phẩm gồm 5 hệ thống:

Thiết bị đo, đếm xe trên đường sử dụng công nghệ xử lý ảnh: Khi các số liệu về
dòng xe được tự động thu nhập thì một loạt bài toán giao thông sẽ được giải như : điều
chỉnh chu kì đèn tín hiệu, phân làn, phân tuyến kịp thời tránh ách tắc…

Thiết bị kiểm soát hành trình off-line dựa trên công nghệ định vị toàn cầu GPS, có
chức năng như một hộp đen, tự động thu nhập các thông ti về vị trí, tốc độ xe trong
suốt hành trình. Sau khi kết thúc hành trình có thể lấy số liệu ra để quản lý và kiểm tra
xem xe có chạy, đỗ đúng hành trình với tốc độ quy định hay không.

Thiết bị thu và truyền dữ liệu on-line kết hợp GPS va GSM. Thiết bị gồm 2
môđun, 1 đặt trên xe và 1 đặt tại trung tâm điều hành. Việc truyền dữ liệu qua laị được
thực hiện thông qua hệ thống thông tin di động GMS. Gía thành sản phẩm thấp hơn so
với các sảm phẩm nước ngoài tương đương.

Phần mềm quản lý các phương tiện vận tải công cộng (như xe buýt).
Hình 3.7.1a. Phần mềm quản lý xe buýt.

Phần mềm mô phỏng hệ thống giao thông VTSIM cho phép mô phỏng hành vi các
phương tiện giao thông trong thành phố. Với phần mềm này có thể giải quyết bài toán
phân làn, phân luồng giao thông một cách khoa học trước khi đưa ra hiện trường

Hình 3.1.7b. Mô phỏng dòng giao thông bằng phần mềm VTSIM.

3.7.2. Hệ thống tự động báo kẹt xe.

Công trình nghiên cứu mang tên: “ Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông”
gồm một chương trình mô phỏng, một hệ thống thiết bị cảm biến đo lường, các bảng
thông báo bằng đèn LED về tình trạng kẹt xe, một hệ thống nhận tin nhắn, cuộc gọi và trả
lời các tin nhắn, cuộc gọi này. Khi nhìn vào bảng thông báo đặt trên đường, người tham
gia giao thông có thể biết được nơi nào đang kẹt xe. Qua hệ thống tin nhắn, người tham
gia giao thông cũng được tư vấn đi hướng nào để tránh kẹt xe. Nhận biết kẹt xe bằng cảm
ứng. Thiết bị cảm ứng được thiết kế đặc biệt tại các điểm nóng hay xảy ra tình trạng kẹt
xe để theo dõi. Khi xe cộ đi ngang qua những vị trí này, sức nặng và từ tính phát ra từ các
phương tiện này sẽ được nhận biết và báo về hệ thống xử lý trung tâm qua một hệ thống
thông tin liên lạc. Sau đó các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị ở các “thiết bị đầu ra”
như màn hình, tin nhắn, điện thoại,…để thông báo đến người tham gia giao thông.

Hình 3.7.2. Hệ thống báo nghẽn và cách xe tránh nghẽn


CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về ITS ơt Trung Quốc và khả năng ứng dụng tại Việt
Nam có thể nói trong vài thập kỉ nữa mạng lưới giao thông của Việt Nam sẽ đạt tiêu
chuẩn chung của khu vực và thế giới.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đặc biệt là khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
phương tiện giao thông sẽ tăng đột biến. Nếu cứ điều hành, tổ chức và quản lý như hiện
nay thì sẽ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh hưởng kinh tế - xã hội sẽ tất lớn.

Việc nghiên cứu, ứng dụng ITS ở Việt Nam là điều tất yếu nhằm khắc phục nạn kẹt
xe, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý và điều
phối hoạt động giao thông theo mạng lưới đã quy hoạch.

4.2. KIẾN NGHỊ.

Để thiết lập được hệ thống ITS, trước mắt nên tin học hóa tất cả các cơ quan,
ban, ngành liên quan đến giao thông như trung tâm vận tải hành khách công cộng, các
bến xe lớn như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, các bến xe buýt.

Lãnh đạo ngành cần xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho tât cả các cơ quan
này. Trên cơ sở đó, các dữ liệu về hoạt động giao thông được quản lý và lưu trữ nhằm hỗ
trợ các chuyên gia trong việc phân tích các vấn đề giao thông Ngoài ra, cần tự động hóa
hệ thống thanh toán tại các trạm thu phí, trạm đăng kiểm nhằm giảm bớt thời gian dừng
xe, giảm tốc độ di chuyển

Sau khi hoàn thành việc tin học hóa toàn bộ các cơ quan quản lý giao thông, bước
tiếp theo là triển khai lắp đặt các hệ thống giám sát tình hình giao thông như các hệ thống
điều khiển đèn giao thông tự động, bảng điện tử thông báo tình hình giao thông. Việc kết
hợp các ứng dụng thành giải pháp khép kín là bước quan trọng nhất. Ðể giám sát và điều
phối hoạt động giao thông theo thời gian thực, hệ thống cần phải khép kín và tự động
trong việc phân tích, ra quyếtđịnh. Ðây là khâu quan trọng nhất và tốn kém nhất kể cả
nguồn lực và vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Tuy nhiên để có thể thực hiện đươc những dự định trên vấn đề giáo dục ý thức tham
giao thông cho toàn dân có thể được coi là vấn đề đáng quan tâm nhất tiếp theo đó là tìm
cách khắc phục những khó khăn mà ngành giao thông vận tải nước ta đang găp phải như:

Tỷ lệ quỹ đất giành cho giao thông đô thị ở Việt Nam còn quá nhỏ nếu như trong
nội thành Hà Nội,diện tích đường chiếm 6,18% thì ở ngoại thành chỉ còn là 0,9%. Tại TP
Hồ Chí Minh,các quận vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cũ là khoảng 8-14%,các quận mới chỉ 0,2-
2,8%.

Phương tiện giao thông nhiều loại xe, chạy tự do, không theo làn.

Hạ tầng giao thông thiếu dẫn đến tổ chức vận tải công cộng gặp nhiều khó khăn,
mặt cắt ngang đường nhìn chung là hẹp. Khả năng mở rộng đường nội thị rất khó khăn do
công tác giải phóng mặt bằng.

Trong những năm gần đây, phương tiện cá nhân tăng nhanh (từ 10- 12%/năm), nhất
là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Trong khi đó, giao thông công cộng chưa
phát triển kịp với phát triển đô thị. Ngay như Hà Nội được coi là xã hội hoá xe buýt khá
thành công nhưng tỷ lệ vận tải công cộng vẫn dưới 15%, còn TPHCM thì chỉ dưới 10%.
Các thành phố khác còn hầu như chưa phát triển giao thông công cộng. Như vậy là cần
triển khai phương tiện công cộng hầu khắp hơn nữa để đáp ứng thực trạng đi lại của
người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tailieu.vn/doc/giao-thong-ben-vung-module-4e-he-thong-giao-thong-thong-
minh-1791878.html?fbclid=IwAR1hRhij9vLidS-sjR1GiegvMlYyhyUuLKt7wkba-
pFJjeNtC8hi4rxPOdI
2. https://laodong.vn/tu-lieu/mang-luoi-giao-thong-moi-hien-dai-cua-trung-quoc-
1043978.ldo?
fbclid=IwAR1uwNfS7DvnYBf69L72Du0uTOIUYEaRTT1wTG2pCJ6B7IdAtHWj_4k
HjzI
3. https://vnexpress.net/nhung-sieu-he-thong-giao-thong-trung-quoc-3989515.html
4. https://laodong.vn/the-gioi/trung-quoc-xay-he-thong-duong-cao-toc-lon-nhat-the-gioi-
the-nao-965449.ldo?
gidzl=9Ir2Jx9Sd6iaCq18jKQRRYSqGqYkJ9jhQpv07QaPdJXlQKGS_4kHE6aw7axxI
S9jPJyPJ6AdGUqLirMQQG
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_t
%E1%BB%91c_%C4%91%E1%BB%99_cao_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB
%91c
6. https://vnexpress.net/ben-container-5g-tu-dong-dau-tien-tren-song-truong-giang-
4301427.html
7. https://vn.prnasia.com/story/47980-11.shtml?
fbclid=IwAR0W8yDvtijhPGH7zCtpQtKNL_a8zPTtvHffkEt-1cO78aCFUgBSakJHglw
8. https://congnghe.tuoitre.vn/thanh-pho-hang-chau-giam-tac-duong-giam-tai-nan-giao-
thong-nho-ai-2021112317324124.htm?
fbclid=IwAR2T0FayAhpAGBKFzCr28Hn3sOcKYFsv-
h3xaL6JUWl4IMGp9YlCBUIHgsc
9. https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/thien-nhien-va-cong-nghe-song-hanh-tai-
thanh-pho-thong-minh-trung-khanh-416106.html

You might also like