You are on page 1of 5

 

MÓN NỢ ÂN TÌNH

                                          
Home
Trang Chính
Bản Tin
Sinh Hoạt
Tham Luận
Hoài Bão Quê Hương
Văn Học Nghệ Thuật
Thư Tín

Bài vở xin gửi về địa chỉ sau đây:


3108 E. Sawyer St.
Long Beach, CA 90805
        Đêm đã khuya mà Tân vẫn chưa chợp mắt. Mùa đông chợt đến trên miền Nam California, bắt
                                                                   đầu bằng những cơn gió Santa Ana lạnh buốt. Giá lạnh đã khiến người tỵ nạn đến từ một xứ sở xa
xôi, nóng bức bên kia bờ đại dương, đêm nay bỗng cảm thấy cô đơn, u buồn và nhung nhớ cố hương.
Trong đêm vắng bỗng có tiếng chuông điện thoại réo vang. Một hồi, hai hồi… Tân hết kiên nhẫn,
ngồi dậy bắt máy. Có giọng quen thuộc của cậu em vợ gọi từ Việt Nam:

        - Alô! Em là Lương đây. Có chuyện cần báo cho anh chị, nên em mới gọi giờ này. Chắc bên đó
đã khuya lắm?

        Tân vội trả lời:  

        - Mới hơn mười một giờ cậu ạ! Tôi chưa ngủ đâu! Nhưng có chuyện gì xảy ra bên nhà vậy?
Cậu cho tôi biết ngay đi…

        - Dạ không! Gia đình em và các anh chị bên này vẫn bình an. Nhưng em vừa được tin từ Thanh
Hóa cho biết, chị Thảo bịnh nặng, mới đưa vào bệnh viện hôm nay… Nhà anh chị ấy nghèo lắm,
không biết có đủ tiền trả bệnh viện phí, bác sĩ, thuốc men?… Tụi em đã gởi cho anh chị ấy một số
tiền chi phí sơ khởi, nhưng chắc phải nhờ anh chị gởi về giúp đỡ thêm…

***

        Chị Thảo không phải là chị ruột của Tố Trinh, vợ Tân, mà là chị họ bên nội ở Thanh Hóa. Và
nếu không có lần đi tiếp tế cho chồng ở trại “cải tạo” Thanh Cẩm thì hai người chị em họ ấy không
bao giờ gặp nhau. Cái ngày cô bé Trinh đi học lớp ba cấp 1 trường làng ở Thanh Hóa, thì chị Thảo
mới chập chững những bước đi đầu đời cho cuộc sống kham khổ sau này. Năm sau, cô bé Trinh theo
bố mẹ “dinh tê” về Hà Nội, và từ đó di cư vào Nam, cũng như hàng trăm công chức chính quyền
quốc gia, hàng triệu đồng bào Miền Bắc đã trốn chạy CS, vào Nam năm 1954. Và từ đó, đối với cô,
Thanh Hóa của những ngày ấu thơ chỉ là những bóng mờ, chìm vào dĩ vãng lãng quên …  

        Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh thuộc quyền kiểm soát toàn bộ của chế độ CS từ năm 1945
đến nay. Tỉnh này nằm ở cực bắc miền trung nước Việt, cách Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam.
Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh - Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình, Trị, Thiên
- thuộc Liên khu IV của VM. Từ ngày mặt trận Hà Nội bị vỡ (vào đầu tháng 2 năm 1947), trung
đoàn Thủ đô của VM rút khỏi thành phố, một số văn nghệ sĩ tại Hà Nội, trong đó có gia đình Thăng
Long (gồm Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh và Thái Hằng ) đã tản cư về Thanh Hóa mở quán phở
và lập ban hợp ca. Ngoài ra, nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ bất hủ “Màu Tím Hoa Sim” cũng là
người quê hương xứ Thanh. Có thể nói không ngoa rằng Thanh Hóa là “cái nôi của kháng chiến
chống Pháp” tại Liên khu IV, và cũng là nơi quy tụ những “văn nghệ sĩ kháng chiến” tại liên khu
này, trước năm 1954.                                                      

        Từ ngày di cư vào Nam, ông bố của Tố Trinh vào làm việc ở bộ Tài chánh, và gia đình cư ngụ
trong cư xá công chức đường Cô Bắc, mà thời Pháp có tên là Cité Dumortier. Cũng trong cư xá này
có gia đình một công chức làm việc ở bộ Ngoại giao, sau đó chuyển sang phục vụ tại bộ Thông tin
VNCH. Gia đình này cũng từng trốn chạy CS từ Bình Định thuộc Liên khu V về thành phố Huế năm
1954. Và rồi bốn năm sau, họ lại di chuyển vào Sài gòn, cư ngụ tại cư xá Cô Bắc. Cậu Tân, con
ấ ế ố
trưởng của gia đình từ vùng đất “Tây sơn Nguyễn Huệ”, đã đem lòng yêu mến Tố Trinh, cô gái của
xứ “Lam Sơn Lê Lợi”. Bốn năm sau, khi Tân tốt nghiệp trường Hành chánh Sài gòn, họ lấy nhau. Và
sau tám năm “hương lửa đang nồng”, chàng trai xứ dừa Bình Định đã bị “bên thắng cuộc” đưa đi
nhốt tù tại trại “cải tạo” Thanh Cẩm, trên thượng nguồn sông Mã xứ Thanh.

* * * 

        Trại Thanh Cẩm là một trong nhiều trại “cải tạo” nằm dọc trên thượng nguồn sông Mã. Trại
nằm trong thung lũng, bao quanh bởi những dãy núi cao. Vào cuối năm 1976, Tân cùng một số bạn
đồng tù xuống tàu từ bến Tân Cảng Sài gòn, và sau hai ngày một đêm, tàu đến bến tàu Hải Phòng.
Rồi từ đó, đoàn xe Isuzu - với “màn che trường phủ” kín mít, chất đầy những “cải tạo viên” miền
Nam tay bị xích vào nhau từng cặp - chạy suốt đêm vào Thanh Hóa, rồi lên phía tây bắc đến trại
Thanh Cẩm vào sáng hôm sau.

        Trong năm năm bị giam cầm nơi đây, phải làm những công việc lao động cực nhọc, bị thiếu ăn
triền miên, cùng với tâm trạng nhớ thương gia đình ở Miền Nam xa xôi, Tân trở nên gầy ốm như “bộ
xương cách trí”. Hàng ngày, anh phải gánh nước từ sông Mã, từng bước men lên triền đồi cao để
tưới vườn rau trước cổng trại. Những lúc nghỉ giải lao ngắn ngủi, anh thường ngồi bên bờ sông Mã,
ngắm cảnh rừng núi bao quanh. Khi nắng chiều sắp tắt, hơi sương giăng giăng mờ mịt trên dòng
sông trông như giải lụa bạch uốn khúc, len lỏi giữa núi đồi trùng điệp. Anh liên tưởng đến bức tranh
thủy mặc cổ xưa bên Tàu, có núi non ẩn hiện xa xa, có giòng sông lượn lờ uốn khúc, và trên bờ sông
có ngư ông Lã Vọng ngồi câu cá chờ thời. Anh ngồi bên bờ sông Mã này, nhìn dòng nước trôi, trôi
đi mãi, mà đã bao năm dài, vẫn còn bị giam giữ mãi nơi đây! Anh  không ngồi đây không chờ thời
như ngư ông Lã Vọng, mà chỉ mong có ngày thoát khỏi chốn “địa ngục trần gian” này.

        Anh chợt nhớ bài cổ thi Cảm Hoài của Đặng Dung, người tráng sĩ đời Hậu Tấn bên Tàu, chẳng
may không gặp thời thế, thù nước trả chưa xong thì tuổi đã già, đầu đã bạc:

Thế sự du du nại lão hà?



ca.
Vô cùng thiên địa nhập hàm

Thời lai đồ điếu thành công dị,


Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trí chủ
hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo


 đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

        
   (Bản dịch của Phan Kế Bính:

Việc đời bối rối tuổi già vay,


Trời đất vô cùng một cuộc say.

Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,

Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.

Vai khiêng trái đất mong phò chúa,

Giáp gột sông trời khó vạch mây.

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao


rày.

        Đến năm 1977, sau một thời gian “giữ bí mật” địa điểm trại “cải tạo” Thanh Cẩm, cán bộ trại
 cho phép “cảỉ tạo viên” viết lá thư đầu tiên về thăm gia đình trong Nam. Tuy nhiên phải “học tập”
trước khi viết, với những lời lẽ khuôn sáo, khác xa sự thật: “…Cuộc sống trong trại cải tạo rất tốt.
Trại viên được ăn uống vừa đủ để lao động…mọi người đều thi đua học tập tốt, lao động tốt để sớm
về với gia đình, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa phồn vinh…”! Điều nghịch lý và đau lòng là
tiếp theo những lời thư “hồ hởi, phấn khởi” ấy, thoáng hiện những lời thống thiết của những trại viên
ốm đói sắp kiệt lực vì lao động khổ sai: “Xin gởi gấp một ít mì gói, đường, cơm khô v.v…” Hoặc
“Xin gởi gấp thuốc đau bụng tiêu chảy, thuốc trụ sinh càng tốt vì bị bệnh kiết lỵ trầm trọng v.v…”
Những lá thư như thế phần lớn mang lại kết quả bất ngờ. Trong thời gian ngắn, quà cáp, thuốc men
được người nhà trong Nam gởi vào người thân trong trại. Sau đó là một đợt thăm nuôi đầu tiên, với
quà cáp dồi dào hơn.   

        Vợ Tân cũng nhận được lá thư “giống như một thực đơn” của người chồng gởi từ trại Thanh
Cẩm xa xôi gởi về. Một nách bốn con, không kiếm được việc làm vì lý lịch “có chồng nguỵ”, nên
nàng phải đi xin bố mẹ một ít tiền để mua mì gói, rồi gởi cho cô em họ ngoại ở Thanh Hóa, nhờ thay
mình vào thăm chồng… Tuy nhiên, khi nhận được quà, cô em họ đã mở ra “nếm thử” món mì ăn

ề ấ ố ầ ố ế
liền Vị Hương sản xuất trong Nam, lạ lẫm và ngon lành đối với cô ta! Lần sau, Tố Trinh gởi tiếp cho
một người em họ khác, để nhờ mang gói quà tiếp tế vào cho Tân. Kết quả là hai lần nhận quà của Tố
Trinh nhờ chuyển tiếp vào trại, hai cô em họ đều “nếm thử” sạch bóng, khiến Tân thêm khổ đau vì
hai lần bị “ăn bánh vẽ”! Tố Trinh vẫn nhận được thư “vòi quà” của chồng, nhưng không thấy đá
động gì đến những gói quà nàng đã gởi. Nàng sinh nghi, quyết định “thân chinh” ra thăm nuôi chồng
một phen…   

        Sau mấy ngày chạy đôn chạy đáo xin giấy phép thăm nuôi chồng đi “cải tạo”, rồi  giấy phép
“tạm vắng” để di chuyển đi xa, Tố Trinh được mẹ chồng cho một ít tiền và sau đó nàng theo mẹ
chồng đến nhà bà con nhờ giúp đỡ thêm để mua đồ tiếp tế cho chồng. Nàng đến nhà ông chú, được
biếu cho một ký đường đen… Khi nhìn theo người cháu dâu buồn bã ra về, bà thím động lòng trắc
ẩn, gọi lại rồi tháo ngay chiếc nhẫn vàng trong tay đưa cho cháu:

        - Cháu sắp ra Bắc thăm chồng. Chú thím không sẵn quà cáp gì gởi tặng, chỉ có một chỉ vàng
này. Cháu cầm lấy, bán đi để làm lộ phí và mua thực phẩm tiếp tế cho nó. Chắc nó thiếu ăn, đang
trông ngóng đồ tiếp tế lắm cháu à!

        Và rồi sau đó, những người láng giềng tốt bụng cũng biếu quà thăm nuôi, với những món thực
phẩm tự tay làm lấy... Thế rồi Tố Trinh gởi bốn con thơ cho bố mẹ trông nom, nhờ những người nhà
chở nàng và hai bao hành lý lên đường đi thăm người chồng, người chồng mà đã đã lâu rồi nàng và
các con không được gặp mặt.

        Sau gần hai ngày ngồi trên chuyến xe lửa Thống nhất, nàng mới đến Thanh Hóa. Tố Trinh quên
đi một phần lo lắng, mệt nhọc và cô đơn của người thiếu phụ trẻ, một thời là cô nữ sinh Gia Long ở
tuổi mộng mơ hoa bướm; là cô thư ký Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện Sài Gòn trước năm 1975.
Và ngày nay nàng chỉ là một thiếu phụ trẻ “thân gái dặm trường”, lần đầu tiên đi xa, giữa một đám
hành khách xa lạ, hỗn tạp!  Vào chiều tối, xe lửa dừng lại ở nhà ga Thanh Hóa, nhưng Tố Trinh chưa
dám xuống xe. Nàng ngồi nán lại, chờ bà con bên họ nội hay họ ngoại của nàng ra đón như đã gởi
thư hẹn trước. Bỗng nàng thấy có bóng hai người tất tả đi dọc theo các toa tàu và gọi to: “Tố Trinh
ơi! Cháu ngồi ở đâu?… Chị Trinh ơi! Em đến đón chị đây!”

        Tố Trinh nhìn ra ngoài toa tàu. Hai người bà con mà lần đầu tiên nàng mới gặp mặt, đang gọi
tên nàng. Nàng vui mừng, thò đầu ra cửa sổ gọi to: “ Trinh đây. Trinh đây!”  Hai người ấy vội bước
lên toa tàu đến gần nàng. Một người tự xưng là Bác Cả, dáng gầy gầy, vui mừng chào đón cô cháu
họ đã xa cách quá lâu! Người kia là cô gái trẻ, người chị họ chưa bao giờ biết mặt cô em Tố Trinh…
Cô chị họ có dáng người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, vui tươi... Nàng mang theo đôi quang gánh để
chuẩn bị gánh quà cho cô em sắp lên trại Thanh Cẩm thăm chồng “cải tạo”. Thế là Tố Trinh, người
con gái xứ Thanh năm xưa bỗng thấy lòng ấm áp khi trở về quê xưa, sau hơn ba mươi năm xa cách.
Nàng bước theo Bác Cả, chị Thảo gánh hai gói quà theo sau… Họ đi bộ khoảng vài cây số để về
nhà. Đường quê khúc khuỷu, gập ghềnh, tối tăm, nhưng nàng thật an lòng khi đi giữa hai người bà
con họ hàng mà đã lâu nàng mới gặp lại…

        Sáng hôm sau, một người bà con khác là Cậu Bốn, nghe tin có cháu từ Sài Gòn ra, vội đến
thăm. Cậu Bốn là một người bà con họ ngoại của Tố Trinh. Dáng người to lớn, nhưng hơi lùn thấp,
mặc chiếc áo bốn túi đã bạc màu, đội chiếc nón cối đã cũ, trầm ngâm im lặng… Người đàn ông cao
niên này có tác phong của một cán bộ thời VM năm xưa... Nghe tin cháu sắp lên trại “cải tạo” thăm
chồng, người cậu họ có thái độ lo ngại, e dè hỏi thăm xã giao về gia đình bố mẹ nàng ở Sài Gòn. Tuy
nhiên ông cũng sẵn sàng hướng dẫn Tố Trinh lên đường đi đến trại Thanh Cẩm.

        Hai cậu cháu theo chị Thảo, với đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, đi bộ ra bến xe đò mua vé lên
huyện Cẩm Thủy. Đó là một huyện trung du,
ở về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Huyện lỵ cách
thành phố Thanh Hóa 70 cây số đường chim bay. Họ lên chiếc xe đò cũ kỹ, chậm chạp bò trên con
đường đá lồi lõm, cao dần lên dốc núi. Đến bến xe huyện, họ đã thấy những chiếc xe trâu đậu sẵn để
đưa họ vào trại “cải tạo”. Mỗi xe trâu được điều khiển bởi một người tù hình sự địa phương, đang ở
trong tình trạng tự giác. Người này đã ở tù quá lâu, được trại tin tưởng, cho đi lao động tự giác bên
ngoài theo chỉ định của cán bộ trại.

        Sau khi người lái xe trâu cho biết tên trại “cải tạo” của mình, thân nhân đi thăm nuôi chất các
gói quà lên xe. Người lái lên xe, điều khiển con trâu đi trước, thân nhân trại viên theo sau. Suốt
quãng đường núi dài 5 cây số, khi lên dốc cao, đoàn người lê bước nặng nhọc theo xe trâu. Khi xe
xuống dốc, trâu chạy nhanh, đoàn người ấy cũng phải cố gắng chạy theo! Mãi đến chiều, khi mặt trời
đã ngã hoàng hôn trên dãy núi bao quanh trại, đoàn người thăm nuôi mới đến nơi. Họ được “bố trí”
nghỉ qua đêm trong dãy “nhà khách” cạnh ban chỉ huy của trại.

* * *

ổ ề ấ ể ố ố
        Cũng vào buổi chiều hôm ấy, Tân đang mệt nhọc, uể oải tưới những luống rau cuối cùng trong
ngày. Bỗng anh em đồng tù ngưng tay cào cào xới xới những luống rau muống chen đầy cỏ dại, nhìn
về phía ngọn đồi thấp kêu lên :

        - Thăm nuôi! Thăm nuôi… Anh em ơi!

        Tiếp theo là những tiếng kêu vui mừng như “đám trẻ vòi quà khi mẹ về chợ”:

        - Mẹ ơi! Con đây nè! Em ơi! Anh đây nè! Có nhiều quà cho anh không?  

        Tân cũng ngừng tay tưới nước, ngẩng lên nhìn về phía đồi núi. Bóng chiều đang trải dài trên
ngọn đồi thấp phía trước trại. Trên con đường đèo từ ngọn đồi dẫn vào trại, một đoàn người toàn nữ
giới, y phục có dáng dấp thành thị, đang lê từng bước nặng nhọc theo chiếc xe trâu chất đầy những
bao quà cáp thăm nuôi. Tân nhìn đoàn người. Họ là những “nàng tiên kỳ diệu” từ Miền Nam xa xôi,
mang hạnh phúc đến các trại viên “cải tạo” đang mong ngóng thân nhân. Bóng dáng họ thấp thoáng
xa xa, mờ nhạt trong sương chiều, không rõ trong số đó có Tố Trinh yêu thương của anh không?
Phân vân trong lòng, Tân im lặng theo anh em xuống bến sông tắm rửa, trước khi trở về trại, vào
buồng giam như thường lệ…

        Buổi tối hôm ấy, cán bộ trại vào mở cửa buồng giam, đọc tên những người có thân nhân thăm
nuôi, trong đó có tên của Tân…Suốt đêm anh không ngủ được. Anh vừa mừng, vừa lo. Liệu trong ba
mươi phút gặp gỡ Tố Trinh, anh biết nói những gì để vơi đi bao nhung nhớ, thương yêu anh đã ấp ủ
trong lòng năm năm qua?

        Ngày hôm sau, Tân và các bạn đồng cảnh may mắn xếp hàng ra gặp thân nhân tại “nhà khách”,
ngoài vòng rào trại. Mọi người đã được lệnh cấm: không được “hủ hóa” như ôm nhau, hôn nhau;
không được nói tiếng “nước ngoài”, không được lợi dụng nắm tay nhau để trao đổi thư từ, tài liệu
phản động…Trại viên và thân nhân nghiêm chỉnh ngồi hai bên chiếc bàn dài, trao đổi lời thăm  hỏi,
an ủi nhau. Người cán bộ trại ngồi đầu bàn, cầm tờ báo vờ đọc, theo dõi những trại viên vi phạm
lệnh cấm ...

        Nhìn người vợ mặc chiếc áo nâu lam lũ, thân hình gầy ốm, nét mặt mệt mỏi nhưng cố mỉm cười
làm vui, Tân thật đau lòng. Anh với tay ra, muốn nắm lấy bàn tay nhỏ bé của nàng bên kia chiếc bàn
phân cách, muốn nói những lời âu yếm cho bỏ nhớ thương…Nhưng nàng liếc nhìn người cán bộ
ngồi đầu bàn, đưa mắt nhắc nhở chồng đừng “vi phạm nội quy”! Thế ra những người đi thăm nuôi
cũng phải “học tập nội quy của trại”, trước khi gặp thân nhân “cải tạo”?

        Người cậu họ của nàng ngồi thu mình trong chiếc áo bốn túi, im lặng, cảnh giác… Trông ông
như con rùa sẵn sàng rụt cổ trong cái mu của nó để tránh tai họa! Chị Thảo, trái lại đã mỉm cười chào
Tân, người chồng “cải tạo” của cô em họ mới lần đầu tiên gặp mặt. Chị ngồi bên cô em họ Tố Trinh,
im lặng nhìn quang cảnh thăm nuôi mà có lẽ mới thấy lần đầu trong đời! Sau chừng ba mươi phút
gặp gỡ, buổi thăm nuôi chấm dứt. Tân nhận quà tiếp tế xong, cảm ơn những người đã giúp đỡ vợ anh
vào đây thăm anh. Anh nhìn vợ thật lâu, cố kìm xúc động.  Anh thấy từ mắt Tố Trinh, đôi dòng lệ
chảy dài xuống má, nhưng nàng cố nở nụ cười khi chào từ biệt anh… Nàng bước theo ông cậu họ đi
ra cổng trại. Bên cạnh nàng, chị Thảo nắm tay người em họ như để an ủi, xoa dịu nỗi xúc động của
người vợ thăm chồng “cải tạo”, mà không biết đến bao giờ họ mới gặp lại nhau? Và từ đó đến ngày
được “tha về” với gia đình, rồi sau mười năm sau đi tỵ nạn nơi xứ sở tự do này, Tân không có dịp
gặp lại người chị vợ từ tâm và can trường ấy nữa…

***

        Đêm nay, tiếng chuông điện thoại đã đánh thức kỷ niệm về buổi thăm nuôi tại trại tù Thanh
Cẩm năm xưa. Anh nhớ lại câu nói của người em vợ qua điện thoại từ Việt Nam về việc chị Thảo
lâm bệnh nặng! Lâu lắm rồi, từ ngày ra khỏi trại “cải tạo”, rồi sau đó đi tỵ nạn ở xứ sở xa xôi bên kia
biển Thái Bình, anh hầu như quên món nợ ân tình đối với người chị vợ năm xưa. Trong khi đó, hình
ảnh những con người độc ác, tàn nhẫn trong những năm anh ở trong trong trại tù ngày trước, vẫn
theo anh canh cánh bên lòng !

        Đêm nay, những hình ảnh thiện, ác năm xưa lại hiện lên… Nó như những chiếc bong bóng đen
trắng bay lượn chập chờn, đưa anh vào giấc ngủ đầy mộng mị… Trong mơ, anh thấy mình hóa thành
cánh chim khổng lồ, bay qua Thái Bình Dương mênh mông, trở về quê cũ Sài gòn. Rồi từ đó bay ra
xứ Thanh, thăm người bệnh đang “thập tử nhất sinh”, cận kề với cái chết. Anh muốn gặp lại người
con gái cam đảm và nhân ái năm xưa, để trả món nợ ân tình mà bấy lâu nay anh hầu như đã vô tình
quên lãng…   


       Hồi ức
     Tam Bách
 

Bảo Yến - Anh còn nợ em

Trang Chính Sinh Hoạt Bản Tin Tham Luận Hoài Bảo Quê Hương Văn Học Nghệ Thuật
Copyright @ 2005 quocgiahanhchanh.com
Webmaster@tranbachthu
 

You might also like