You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


CẤP CƠ SỞ NĂM 2022

1. Tên đề tài: Nâng cao chất lượng chương trình thực tập cho 2. Mã số:
sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại
3. Lĩnh vực nghiên cứu 4. Loại hình nghiên cứu
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi Cơ bản Ứng dụng Triển khai
Nhiên Nhân văn dục thuật Lâm -Ngư Dược Trường

X X

5. Thời gian thực hiện:


Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023
6. Cơ quan chủ trì
Tên cơ quan: Trường Đại học Ngoại thương
Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà nội
Điện thoại: 3.2595158 (ext: Fax: E-mail: qlkh@ftu.edu.vn
238/236/231)
7. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Vũ Thị Hạnh Học vị, chức danh KH: Tiến sĩ Chức vụ:
Điện thoại CQ: E-mail:
Điện thoại DĐ: 0914676782
Số tài khoản (ghi rõ chi nhánh ngân hàng): 0011000940330 tại Ngân hàng Vietcombank, Hội sở
8. Những người tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao Chữ ký
Vũ Thị Hạnh Đại học Ngoại thương
Bùi Duy Linh Đại học Ngoại thương
Nguyễn Hồng Hạnh Đại học Ngoại thương
Ngô Thị Minh Nguyệt Đại học Ngoại thương
Đào Thu Thuỷ Đại học Ngoại thương
9. Đơn vị chính
Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện
Phòng Truyền thông và Quan hệ đối
ngoại
10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (Trích dẫn nguồn đầy đủ và ghi rõ tài liệu tham khảo ở cuối phần

1
tổng quan tình hình nghiên cứu)
* Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài
Trong quá trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra
những đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu về vấn đề thực tập của sinh viên trên thế giới như sau:
Gault, Redington và Schlager (2000), qua việc phỏng vấn 446 cựu sinh viên kinh doanh của một
trường đại học công lập thuộc đông bắc Hoa Kỳ, đã kết luận rằng giáo dục thông qua trải nghiệm đóng
vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự chuẩn bị của sinh viên chưa tốt nghiệp, giúp họ thu hẹp
khoảng cách giữa kỳ vọng nghề nghiệp với thực tế việc làm và nâng cao khả năng thành công trong thị
trường lao động.
Theo Kapareliotis, Voutsina và Patsiotis (2019), sinh viên tham dự các chương trình thực tập được
đánh giá tích cực về tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng sự sẵn sàng trước khi tham gia vào thị
trường lao động. Họ biết nhà tuyển dụng mong đợi điều gì ở họ và có thể áp dụng hiệu quả các kỹ năng
học tập vào công việc, từ cơ bản đến cao cấp và kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Hơn hết, họ coi trọng phần thưởng nội tại hơn phần thưởng bên ngoài.
Mặt khác, có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực tập không phải lúc nào cũng có lợi, đặc
biệt là với những sinh viên thực tập không đúng chuyên ngành. Zuo, Weng và Xie (2019) nhận thấy rằng
trong khi sự ảnh hưởng của các công việc thực tập liên quan đến chuyên ngành là tích cực, thì việc thực
tập không liên quan chuyên ngành lại dẫn đến sự tiêu cực trong mức lương khởi điểm. Đặc biệt, điều này
ảnh hưởng lớn tới những sinh viên tốt nghiệp từ các chuyên ngành đòi hỏi mức độ chuyên môn cao như
các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và sinh viên sau đại học.
Prescott, Gjerde và Rice (2020) đã tiến hành đo lường hiệu quả học tập của sinh viên kinh doanh
tại một trường đại học Hoa Kỳ trong khi họ hoàn thành kỳ thực tập bắt buộc và đồng thời tham gia các
khóa học chính quy. Kết quả cho thấy chất lượng học tập của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực khi họ phải
vừa học vừa tham gia thực tập. Ngoài ra, giảng viên và ban giám hiệu cũng không thể xác định được vai
trò ngoại khóa thích hợp cho việc thực tập ở trường đại học mà không xem xét đầy đủ tác dụng học thuật
của chúng.
Ripamonti và cộng sự (2018) phân tích các điều kiện duy trì sự phát triển của phản xạ quan trọng
trong thực tập. Họ chỉ ra rằng trọng tâm của việc hướng dẫn thực tập là đánh giá khách quan về kiến thức
và kỹ năng của sinh viên để xác định các nhược điểm cần được bổ sung, cải thiện. Thực tập sẽ có hiệu
quả nếu người hướng dẫn cho phép việc học tập tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm vượt qua các rào cản
một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau để duy trì cách thực hành phản xạ. Người hướng dẫn
cần phải coi việc vượt qua ranh giới như là một hoạt động có nguy cơ rủi ro cao và đối mặt với nó bởi
mỗi kì thực tập phản xạ yêu cầu sinh viên phải tham gia vào một cuộc kiểm tra không chắc chắn.
Tài liệu tham khảo:
Gault, J., Redington, J., & Schlager, T. (2000). Undergraduate Business Internships and Career
Success: Are They Related? Journal of Marketing Education, 22(1), 45–53.
https://doi.org/10.1177/0273475300221006
Kapareliotis, I., Voutsina, K., & Patsiotis, A. (2019). Internship and employability prospects:
Assessing student’s work readiness. Higher Education, Skills and Work-Based Learning, 9(4), 538–549.
https://doi.org/10.1108/HESWBL-08-2018-0086
Prescott, P., Gjerde, K. P., & Rice, J. L. (2021). Analyzing mandatory college internships:

2
Academic effects and implications for curricular design. Studies in Higher Education, 46(11), 2444–
2459. https://doi.org/10.1080/03075079.2020.1723531
Ripamonti, S., Galuppo, L., Bruno, A., Ivaldi, S., & Scaratti, G. (2018). Reconstructing the
internship program as a critical reflexive practice: The role of tutorship. Teaching in Higher Education,
23(6), 751–768. https://doi.org/10.1080/13562517.2017.1421627
Zuo, Y., Weng, Q. (Derek), & Xie, X. (2020). Are All Internships Equally Beneficial? Toward a
Contingency Model of Internship Efficacy. Journal of Career Development, 47(6), 627–641.
https://doi.org/10.1177/0894845319883415
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các khía cạnh đáng chú ý trong lĩnh vực thực tập của
sinh viên…
Nghiên cứu của Trần Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2017) về kết quả học tập và
những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên sau khi thực tập trong ngành Du lịch và
Khách sạn cho thấy rằng từ quan điểm của sinh viên, thực tập đã giúp họ củng cố kiến thức và kỹ năng
hiện có, phát triển các kỹ năng chuyên môn phù hợp, định hình con đường sự nghiệp và thay đổi thái độ
và hành vi học tập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tham gia của sinh viên và mức độ họ tham gia vào các
công việc trong thời gian thực tập có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập mà họ đạt được. Do đó, các
trường đại học nên nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỳ thực tập, khuyến khích
sinh viên tham gia cũng như cộng tác nhiều hơn với các cố vấn thực tập về nhiệm vụ mà họ cần phải làm.
Tất cả những điều này có thể giúp cải thiện kết quả học tập liên quan đến thực tập của sinh viên.
Lê Văn Quý và Trần Chí Vĩnh Long (2019) đã xem xét mối liên hệ của từng biến độc lập với độ
hài lòng về kỳ thực tập của sinh viên để xác định các yếu tố góp phần tạo nên sự hài lòng đó. Yếu tố kỹ
năng của sinh viên có liên quan tiêu cực đến độ hài lòng về kỳ thực tập của sinh viên. Kết quả này cho
thấy rằng những sinh viên có kỹ năng học tập tốt mong đợi chương trình đào tạo ở cấp độ cao hơn từ các
công ty. Trong khi đó, yếu tố hỗ trợ từ công ty chủ quản có liên quan tích cực đến độ hài lòng trong thực
tập của sinh viên. Các nhiệm vụ rõ ràng, mang tính thách thức, sự giao tiếp phản hồi liên tục, tiếp xúc với
các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và người giám sát và việc được đối
xử một cách tôn trọng sẽ xác định mức độ hài lòng của sinh viên kinh doanh đối với chương trình thực
tập.
Nghiên cứu của Võ Thị Nga, Lê Hoàng Phương Linh và Lâm Thị Thanh Vân (2021) tìm hiểu
những thách thức mà sinh viên ngành Quản trị Khách sạn và Du lịch phải trải qua thông qua các chương
trình thực tập tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành và du lịch tại Việt Nam.
Kết quả phân tích dữ liệu từ 400 sinh viên đã trải nghiệm chương trình thực tập cho thấy những khó khăn
chính bao gồm việc giao tiếp và ứng xử, giờ làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, sự tự tin, vấn đề giám
sát và môi trường làm việc và yêu cầu về thể chất. Nghiên cứu không chỉ giúp sinh viên thực tập trong
tương lai có sự chuẩn bị tốt hơn mà còn chỉ ra các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Du lịch và
Khách sạn cũng như các doanh nghiệp trong ngành này có sự chuẩn bị cho sinh viên về tâm lý và kỹ
năng để trải nghiệm kỳ thực tập hiệu quả nhất, đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút nhân tài ở lại
ngành quản trị khách sạn, du lịch và đánh dấu sự hiệu quả của chương trình đào tạo đại học.
Nghiên cứu về các vấn đề cần được cải thiện trong thực tập từ quan điểm của các bên liên quan
của Nguyễn Thị Ngọc Hà và Dakich (2022) đề cập đến ba khía cạnh cần cải thiện trong thực hành thực
tập ở các trường đại học Việt Nam, đó là kết quả thực tập, hỗ trợ thực tập và đánh giá thực tập. Các phát
hiện nêu lên vai trò quan trọng của các bên liên quan, bao gồm trưởng khoa đại học, lãnh đạo công ty chủ
quản, giảng viên, người giám sát công việc trong toàn bộ quá trình thực tập, bản thân sinh viên, cũng như
trách nhiệm của các trường đại học trong việc cải thiện trải nghiệm thực tập của sinh viên.

3
Nghiên cứu Nguyễn Thị Hải Hà và Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2016) đánh giá thực trạng các mô
hình thực tập thực tế, nêu rõ những bất cập trong vấn đề thực tập của sinh viên và đề xuất mô hình thực
tập thực tế hiệu quả. Các tác giả chỉ ra rằng do vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu và việc doanh nghiệp
chưa nhìn thấy được các lợi ích khi tiếp nhận thực tập sinh, nhiều đơn vị từ chối tiếp nhận thực tập hoặc
tiếp nhận nhưng không có nội dung thực tập cụ thể, không phân công đúng chuyên môn, sinh viên không
được tạo điều kiện tiếp cận với số liệu và thực tiễn công việc. Về phía chủ quan, hầu hết các trường chưa
chú trọng đến vấn đề định hướng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, chưa đánh giá đúng
tầm quan trọng của quá trình thực tập thực tế và việc liên hệ thực tập chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá
nhân của sinh viên, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, như sinh viên không đi thực tập nhưng vẫn có báo
cáo được đóng dấu, hoặc sao chép, mua báo cáo của nhau, rất khó kiểm soát chất lượng thực tập. Từ đó,
các tác gỉả đề xuất mô hình thực tập hiệu quả cho sinh viên ngành Kế toán nói riêng gồm 3 phần: Định
hướng nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng cơ bản; Thực hành kế toán trên Excel và trên phần mềm;
Thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
Le, V.-Q., & Tran-Chi, V.-L. (2019). Structural equation modelling analysis for internship
satisfaction of Vietnam business students. International Journal of Education Economics and
Development, 10(3), 258–275. https://doi.org/10.1504/IJEED.2019.100665
Nghia, T. L. H., & My Duyen, N. T. (2018). Internship-related learning outcomes and their
influential factors. Education + Training, 60(1), 69–81. https://doi.org/10.1108/ET-02-2017-0030
Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2016) “Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành
cho sinh viên ngành kế toán”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016)
tr, 88-93.
Thi Ngoc Ha, N., & Dakich, E. (2022). Student internship experiences: Areas for improvement and
student choices of internship practices. Education + Training, 64(4), 516–532. https://doi.org/10.1108/ET-
09-2021-0337
Vo, N. T., Le, L. H. P., & Lam, V. T. T. (2021). Challenges for Student Satisfaction of Internship
Program in Hospitality and Tourism Industry in Vietnam. Journal of Quality Assurance in Hospitality &
Tourism, 1–27. https://doi.org/10.1080/1528008X.2021.1964414
10.2. Danh mục các công trình có liên quan của chủ nhiệm và những người tham gia thực hiện đề tài
(Họ và tên tác giả; Tên công trình; Các yếu tố về xuất bản)
a. Các công trình có liên quan của chủ nhiệm đề tài

b. Các công trình có liên quan của những người tham gia thực hiện đề tài

11. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh
viên tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng chuyên môn hoặc thậm chí là thất nghiệp. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này là sự thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Về phía khách quan, chương trình
đào tạo của các trường đại học, cao đẳng vẫn nặng về lý thuyết, học thuật, chưa chú trọng đúng mức đến
vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên. Về phía chủ quan, nhiều sinh viên chưa tích cực tìm kiếm
những cơ hội việc làm, chưa chủ động trong vấn đề tự học tập, nghiên cứu, dẫn đến sự thiếu hiểu biết về
các vấn đề thực tế của thị trường lao động.

4
Vì vậy, việc thực tập là không thể thiếu đối với cá nhân mỗi sinh viên. Thông qua thực tập, sinh
viên có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, củng cố kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, nhà trường
cũng nắm bắt được thông tin thực tế qua báo cáo thực tập của sinh viên, từ đó đánh giá, bổ sung và xây
dựng lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị
trường lao động. Trường Đại học Ngoại thương nói riêng cũng đang tích cực xây dựng các chương trình
định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội thực tập cho sinh viên. Việc thực tập tại doanh nghiệp trong
giai đoạn học tập tại trường, kết hợp với việc đổi mới chương trình học, đề cao khả năng tự giải quyết
vấn đề của sinh viên và cải tiến chất lượng đầu ra, đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực đã giúp sinh viên
Đại học Ngoại Thương nhanh chóng tiếp cận với kiến thức thực tiễn và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng thực tập và đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa chương trình học phù
hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, Nhà trường cần có thêm các nghiên cứu đánh giá về thực trạng thực
tập của sinh viên và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập. Xuất phát từ những lý do thể hiện tầm
quan trọng của việc cần có những nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về các tồn tại trong hoạt động thực tập
của sinh viên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp tăng nâng cao
chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại”. Trong thế giới
VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ) như đại dịch Covid-19, cuộc chiến giữa Nga và
Ukraina, các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng đã gặp phải không ít khó khăn do chuỗi cung ứng bị
đứt gãy, giá nhiên liệu tăng khiến cho các yêu cầu về tuyển dụng nhân sự ngày càng trở nên khắt khe
hơn, điều tất yếu đối với Trường đại học Ngoại Thương là nâng cao chất lượng sinh viên, phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp và trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối mặt với sự
biến động của thế giới. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài này có ý nghĩa rất lớn về mặt thực
tiễn cho cả nhà trường và sinh viên.
12. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu chung:
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên
- Đánh giá chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại tại doanh
nghiệp
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế
Đối ngoại tại doanh nghiệp

13. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
13.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp tăng nâng cao chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành kinh tế đối
ngoại.
13.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng thực tập của sinh viên chuyên
ngành kinh tế đối ngoại và đề xuất những phương án phù hợp để giúp nhà trường phát huy các thế mạnh
và giải quyết các tồn tại trong vấn đề xây dựng chương trình thực tập cho sinh viên.

5
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu sẽ thực hiện đối với sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương, cơ
sở Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng thực tập của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối
ngoại trường Đại học Ngoại thương trong giai đoạn hiện tại, kể từ khi bắt đầu thực hiện đề tài đến khi kết
thúc.
13.3. Phương pháp nghiên cứu:

14. Đề cương chi tiết và tiến độ thực hiện


14.1. Đề cương chi tiết (chương, mục và tiểu mục)
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về hoat động thực tập của sinh
viên
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động thực tập của sinh viên
1.2.1. Các hình thức thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp (toàn thời gian, bán thời gian, v.v.)
1.2.2. Vai trò của chương trình thực tập trong việc nâng cao kỹ năng làm việc của sinh viên
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thực tập của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại
2.1. Phương pháp và số liệu nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Số liêu nghiên cứu
2.2. Thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại
2.3. Đánh giá thực trạng chương trình thực tập của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành Kinh
tế đối ngoại
3.1. Định hướng phát triển hoạt động đào tạo thực tiễn cho sinh viên các chuyên ngành của Viện Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế
3.2. Giải pháp và các kiến nghị
3.2.1. Giải pháp về cách thức tổ chức
3.2.2. Giải pháp

14.2. Tiến độ thực hiện


Nội dung Thời gian thực hiện Dự kiến kết quả
Xây dựng thuyết minh
Viết chuyên đề 1: tên chuyên đề Hoàn thành chuyên đề
Viết chuyên đề 2: tên chuyên đề Hoàn thành chuyên đề

6
Viết chuyên đề 3: tên chuyên đề Hoàn thành chuyên đề
Viết báo cáo tổng kết Hoàn thiện sản phẩm
Nghiệm thu sơ bộ
Chỉnh sửa và nghiệm thu chính thức
15. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng
- Tên sản phẩm:
+ Sản phẩm khoa học: : 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài và 01 bài báo đăng trên tạp
chí trong nước thuộc danh mục của Hội đồng Giáo sư Nhà nước
+ Sản phẩm đào tạo: 01 sản phẩm sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Sản phẩm ứng dụng:
- Địa chỉ ứng dụng: Trường Đại học Ngoại thương
16. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí
Tổng kinh phí: ,Trong đó:
Kinh phí từ Nhà trường:
Kinh phí từ nguồn khác:
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2022:
- Năm 2023:
Dự trù kinh phí theo các mục chi:
I . Tiền Công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài:

Số
ST Hệ số tiền Lương Tiền công
Chức danh/ Nội dung lao động ngày
T công/ngày cơ sở (đồng)
công
1 Chủ nhiệm đề tài      
1.1 - Xây dựng thuyết minh đề tài 0,48 1.490.000
1.2 Viết báo cáo tổng kết 0,48 1.490.000
2. Thành viên thực hiện chính      
2.1 -  Viết báo cáo chuyên đề 1 - tên thành viên 0,29 1.490.000
2.2 -  Viết báo cáo chuyên đề 2 – tên thành viên 0,29 1.490.000
2.3 - Viết báo cáo chuyên đề 3 – tên thành viên
Thiết kế phiếu điều tra và tổng hợp số liệu
2.4 0,15 1.490.000
điều tra – tên thành viên

Tổng cộng
II. Chi Khác:

7
Đơn Số
STT Mục chi Đơn giá Thành tiền
vị lượng
2 Chi phí nghiệm thu cấp cơ sở       3.000.000
2.1 Chi họp Hội đồng       2.400.000
Ngườ
  - Chủ tịch Hội đồng, 2 ủy viên phản biện 3 600.000 1.800.000
i
Ngườ
  - Ủy viên, uỷ viên thư ký 2 300.000 600.000
i
2.2 Chi nhận xét đánh giá       600.000
  - Nhận xét, đánh giá của phản biện Bài 2 300.000 600.000
3 Văn phòng phẩm, photocopy, in tài liệu      
Tổng cộng

Tổng cộng (I+II):

8
Ngày 2 tháng 7 năm 2022
Chủ nhiệm đề tài

Vũ Thị Hạnh

You might also like