You are on page 1of 2

Quản trị Kinh doanh Quốc tế 1

TÌNH HUỐNG 10:


FDI TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ CỦA VENEZUELA

Năm 1976, Venezuela quốc hữu hóa ngành dầu mỏ của mình, đóng cửa khu vực này
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mục đích của Venezuela ở thời điểm này là nắm quyền
điều khiển nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng mang lại lợi nhuận cho Venezuela từ các
công ty dầu mỏ nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi. Công ty dầu mỏ độc
quyền thuộc sở hữu nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) đã thất bại trong việc
khai thác những mỏ dầu mới thay cho sự cạn kiệt dần của trữ lượng dầu mỏ hiện hữu, và
công suất sản xuất của quốc gia đang rơi xuống mức sản lượng của giữa những năm 1980.
Đối mặt với viễn cảnh suy giảm trầm trọng doanh thu xuất khẩu từ dầu mỏ, vào năm
1991 Venezuela mở cửa ngành dầu mỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ
Venezuela nhắm đến các nhà đầu tư nước ngoài vì 3 lý do: Thứ nhất, họ nhận ra rằng
PDVSA không đủ năng lực vốn cần thiết nếu đầu tư một mình. Thứ hai, PDVSA thiếu
nguồn lực về kỹ thuật và những kỹ năng mà nhiều công ty dầu mỏ lớn trên thế giới đã có,
đặc biệt trong những lĩnh vực như thăm dò dầu khí, khai thác mỏ dầu và tinh chế. Chính
phủ hiểu rằng nếu PDVSA khai thác các mỏ dầu theo nhu cầu hiện tại thì không còn khả
năng nào ngoài việc yêu cầu sự giúp đỡ từ các công ty nước ngoài. Thứ ba, chính phủ tin
rằng PDVSA có thể sử dụng các liên doanh với các công ty dầu mỏ nước ngoài như là một
phương thức để học hỏi về kỹ thuật quản lý hiện đại trong ngành dầu mỏ. PDVSA có thể
sau đó sử dụng những kiến thức này để cải thiện hiệu quả trong hoạt động sản xuất của
chính mình.
Kế hoạch kêu gọi đầu tư đầu tiên 73 tỷ đô la vào ngành công nghiệp dầu mỏ để sản
xuất một sản lượng 7 triệu thùng một ngày trước năm 2007 (quốc gia này đã sản xuất 2,6
triệu thùng/ ngày vào năm 1991). Trong số 73 tỷ, 45 tỷ là do PDVSA đóng góp , 28 tỷ là
của các công ty nước ngoài. Hợp đồng hợp tác FDI đầu tiên được ký vào năm 1992 với
công ty British Petroleum (BP). BP đồng ý đầu tư 60 triệu trước năm 1995 để phát triển
một mỏ dầu bên cạnh mà sau đó nó được quyền khai thác trong vòng 20 năm. Sử dụng một
nghiên cứu của BP, PDVSA xác định những khu vực ở phía đông Venezuela có những
triển vọng lớn với những trữ lượng dầu thô và tham gia liên doanh với nhiều công ty nước
ngoài khác để khai thác vùng này. PDVSA chỉ giữ một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong những liên
doanh này, khoảng chừng 35%. Nếu số lượng dầu thương mại được khai thác, PDVSA sẽ
chia sẻ việc sản xuất trong tương lai với đối tác. Theo những điều khoản của hầu hết các
hợp đồng, PDVSA sẽ nhận 35% lợi nhuận từ tỷ lệ cổ phần của mình. Ngoài ra, chính phủ
Venezuela sẽ thu 1% tiền thuê mỏ - phí trả cho chủ đất có mỏ.
Vào năm 1997 hơn 40% dự án phát triển được thực hiện tại Venezuela là do các liên
doanh giữa PDVSA và các công ty nước ngoài. Cho đến năm 1999, hầu hết các công

MICROSOFT WORD - TINH HUONG 10 FDI VA VENEZUELA | [Document subtitle]


Quản trị Kinh doanh Quốc tế 2

ty khai thác dầu mỏ lớn trên thế giới đều có tham gia hoạt động tại quốc gia này, so với
năm 191 không có công ty nào. Sản lượng dầu của quốc gia này gia tăng và đạt đến mức
3.5 triệu thùng/ ngày vào năm 1997, cao hơn nhiều so với mức 1,7 triệu thùng/ ngày của
năm 1985. Đến năm 1999, PDVSA kiếm lợi được 2,4 tỷ, một phần mức lợi cao là do giá
dầu tăng và một phần cao do giảm khoảng 20% chi phí điều hành do tăng năng suất.
Phấn khởi với những thành công này, vào năm 2000, PDVSA phát động kế hoạch
10 năm khác. Kế hoạch này kêu gọi đầu tư 53 tỷ giữa năm 2000 và 2010, trong đó khoảng
31 tỷ đến từ khu vực tư nhân, và phần lớn của khoản đầu tư này là từ các nhà đầu tư nước
ngoài. Sau đó, mọi việc thay đổi! Hugo Chavez, một nhà chính trị cấp tiến, được bầu làm
Tổng thống nước này. Vào năm 2003, Chavez đưa một trong liên minh chính trị của mình
làm người đứng đầu PDVSA. Khoảng 18.000 nhân viên PDVSA biểu tình phản đối, ngừng
hoạt động tạm thời công ty. Chavez đáp trả bằng cách sa thải tất cả họ và thuê những nhân
viên không có kỹ năng khác. Sự suy sụp đã bắt đầu có thể nhìn thấy. Đến năm 2004, sản
lượng dầu của quốc gia này chỉ còn 2,6 triệu thùng/ ngày. Tuy nhiên, do giá dầu tăng cao
PDVSA vẫn tạo được lợi nhuận kỷ lục và Chavez đầu tư vào các dự án xã hội giúp đỡ
những người nghèo. Có lẽ mục tiêu hết sức thanh cao, nhưng kết quả là PDVSA đang khao
khát những quỹ đầu tư, cần được các nhà đầu tư nước ngoài tín nhiệm để phát triển ngành
dầu mỏ của mình. Vào tháng 10 năm 2004 Chavez nâng mức phí thuê mỏ lên 16,7% . Ông
ta cũng thay đổi những điều khoản trong hợp đồng với bất kỳ liên doanh mới nào với các
công ty dầu mỏ nước ngoài. Đối với những dự án kinh doanh mới, phí thuê mỏ lên đến
30% và PDVSA sẽ nắm 51% cổ phần vốn, nhằm giành quyền kiểm soát cho PDVSA.

Câu hỏi phân tích:


1. Anh chị nghĩ cái gì nằm bên dưới quyết định của Venezuela đóng cửa ngành dầu mỏ đối
với đầu tư nước ngoài vào năm 1976?
2. Tại sao chính phủ Venezuela thay đổi quay ngược đường lối của mình vào năm 1991 và
mở rộng vòng tay đối với đầu tư nước ngoài? Cái gì là những lợi ích tiềm năng cho nền
kinh tế Venezuela?
3. Ý thức hệ chính trị nào chính phủ Venezuela tiếp cận đối với đầu tư FDI trong những
năm 1990? Anh chị nghĩ như thế nào về việc ý thức hệ này được thay đổi sau khi Chavez
được bầu làm Tổng thống?
4. Theo những điều khoản của quy định mới được thông báo về việc quản lý FDI trong
lĩnh vực dầu mỏ ở Venezuela vào cuối năm 2004, cái gì là những hàm ý (hệ quả) tiềm năng
cho (a) việc sản xuất dầu ở Venezuela, (b) khả năng sinh lợi nhuận lâu dài của PDVSA, và
(c) sự phát triển kinh tế ở Venezuela.
5. Anh chị rút ra bài học gì cho việc FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài./.

MICROSOFT WORD - TINH HUONG 10 FDI VA VENEZUELA | [Document subtitle]

You might also like