You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN THI ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG HỌC KÌ I
MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 (2022 - 2023)

CHƯƠNG III NHÓM CACBON


CHƯƠNG IV ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Câu 1 Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe 2O3 nung nóng
được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho khí B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dịch D; đun
sôi dung dịch D lại được kết tủa K. Cho chất rắn C tan trong dung dịch HCl thu được khí và dung dịch E. Cho
dung dịch E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa gồm hỗn hợp hiđroxit F. Nung F trong không khí
được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có):
(a) Giữa cacbon với Al, Al2O3, CaO, SiO2, O2, CuO, CO2, HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng, hơi nước.
(b) Giữa CO với O2, CuO, Al2O3, Fe3O4, Cl2.
(c) Giữa CO2 với CaO, BaO, Mg, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch K2CO3, Na2SiO3/H2O, NH3(to cao, p cao).
(d) Giữa Si với F2, O2, Mg, dung dịch NaOH.

Câu 3 Khử hoàn toàn m gam oxit sắt Fe xOy bằng khí CO thu được 8,4 gam kim loại và khí CO 2. Hấp thụ hoàn
toàn khí CO2 bằng 500ml dung dịch Ba(OH) 2 0,35M thì thu được kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Na 2SO4
dư vào dung dịch nước lọc sau phản ứng thu được 5,825 gam kết tủa trắng. Xác định công thức của oxit sắt.

Câu 4 Dẫn V lít (ở đktc) khí CO2 qua 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được 0,6 gam kết tủa. Lọc kết tủa,
lấy dung dịch đem đun nóng lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Xác định giá trị của V.

Câu 5 Chất bột A là NaHCO3, chất bột B là Na2CO3. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi:
(1) Nung nóng A và B.
(2) Hòa tan A và B bằng dung dịch HCl.
(3) Cho CO2 qua dung dịch A và dung dịch B.
(4) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B.
(5) Cho A và B vào dung dịch BaCl2.
(6) Cho A và B vào dung dịch NaHSO4.

Câu 6 28,1 gam hỗn hợp X chứa MgCO3 và BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hỗn hợp X tác
dụng hết với dung dịch HCl dư, toàn bộ lượng CO 2 thu được đem sục vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH) 2
được kết tủa X. Xác định giá trị của a để lượng kết tủa X là lớn nhất.

Câu 7 Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa 0,01 mol Ca(OH)2. Khi lượng CO2 cho vào là V (lít) thì lượng kết
tủa là m gam, còn khi lượng CO2 cho vào là 7V (lít) thì lượng kết tủa là 3m gam. Xác định các giá trị của V và m.
Biết các giá trị thể tích được đo ở đktc.

Câu 8 (a) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l, thu được
15,76 gam kết tủa. Xác định giá trị của a.
(b) Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH) 2
0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

1
Câu 9 (a) Viết các phương trình phản ứng theo các dãy chuyển hóa sau:
i/ CO2  C  CO  CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2
ii/ Silic đioxit  natri silicat  axit silisic  silic đioxit  silic  silic đioxit  silic tetraflorua.
(b) Một loại thuỷ tinh dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp có thành phần theo khối lượng như sau: SiO2 75,3%;
CaO 11,7% và Na2O 13,0%. Trong loại thuỷ tinh này cứ 1 mol CaO sẽ kết hợp với bao nhiêu mol mỗi loại chất
còn lại?

Câu 10 Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:


(a) FeCO3 + HNO3  NO + ...
(b) NaHCO3 + HCl  ...
(c) SiO2 + HF  ...
(d) CO (dư) + Fe3O4 ...
(e) Si + NaOH + H2O  ...
(g) NaHCO3 + KOH  ...
(h) SiO2 + NaOH  ...
(i) NaHCO3 (dư) + Ba(OH)2  ...
(k) NaHCO3 + Ba(OH)2 (dư)  ...
(l) Na2CO3 + Fe(NO3)2 (dd)  ...
(m) Na2CO3 + Fe(NO3)3 (dd)  ...

Câu 11 (a) Cho các muối: NH4HCO3, NaHCO3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, CaCO3, FeCO3 và MgCO3. Viết phương
trình phản ứng nhiệt phân các muối trên (nếu có).
(b) Có các chất rắn (được đựng riêng rẽ trong các lọ): BaCO3, BaSO4, MgCO3, Na2CO3 và NaCl. Chỉ dùng dung
dịch H2SO4 loãng trình bày cách phân biệt các muối trên.

Câu 12 Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và CaCO3 cho đến khi không còn khí thoát ra
được 3,52 gam chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 thu được 7,88
gam kết tủa. Đun nóng`tiếp dung dịch lại thấy tạo thêm 3,94 gam kết tủa. Xác định giá trị của m và nồng độ mol
của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

Câu 13 Hỗn hợp X gồm hai muối Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng 35 gam. Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8 lít
dung dịch HCl 0,5 M vào dung dịch chứa hai muối trên thì có 2,24 lít khí CO 2 thoát ra (đktc) và thu được dung
dịch Y. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa A. Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X
và khối lượng kết tủa A.

Câu 14 (a) Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
(1) SiO2 + 2 C  ...
(2) Ca(HCO3)2 + NaOH (dư)  ...
(3) Ca(HCO3)2 (dư) + NaOH  ...
(4) Mg + SiO2  ...
(5) Mg + CO2  ...
(6) SiO2 + NaOH  ...
(7) CO2 + Na2SiO3 (dung dịch)  ...
(8) SiO2 + HF  ...
(9) CO2 + NaAlO2 (dung dịch)  ...
(10) AlCl3 (dung dịch) + Na2CO3 (dung dịch)  ...
(b) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng lần lượt với các dung dịch HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 và NaHSO4. Viết
phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.

2
Câu 15 (a) Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối của X là 74 đvC. Xác định công thức phân tử có
thể có của X.
(b) Một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam A rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình tăng 4,16 gam và có 13,79 gam kết tủa.
Xác định công thức phân tử của A, biết MA  200.

Câu 16 Cho biết mỗi phản ứng sau là phản ứng thế, cộng hay tách?
CH4 + Cl2 (k) CH3Cl + HCl
CH2=CH2 + HBr  CH3-CH2Br
CH2=CH-CH=CH2 + Br2  BrCH2-CH=CH-CH2Br
C2H2 + H2O CH3CHO
HCCH + 2 AgNO3 + 2 NH3  AgCCAg + 2 NH4NO3

C2H5Cl + NaOH C2H5OH + NaCl

C2H5OH CH2=CH2 + H2O

CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O


CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH

Câu 17 (a) Xác định công thức phân tử của chất X có thành phần % khối lượng các nguyên tố như sau:
51,3%C; 9,4%H; 12,0%N và 27,3%O. Biết tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 58,5.
(b) Hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát là CxHyOzN. Trong đó có 15,73%N và 35,96% O. Xác định công
thức phân tử của X.

Câu 18 Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua
bình một đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một
tăng 3,6 gam và bình hai có 30 gam kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2 gam chất A thu được một thể tích đúng bằng
thể tích của 1,6 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của A.

Câu 19 (a) Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam chất hữu cơ A, chỉ thu được 1,272 gam Na 2CO3, 0,528 gam CO2. Xác
định công thức phân tử của A. Biết rằng trong phân tử của A chứa hai nguyên tử Na.
(b) Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam hợp chất hữu cơ B (C, H, O) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình
thứ nhất chứa H2SO4 đặc, bình thứ hai chứa dung dịch nước vôi trong có dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng
bình thứ nhất tăng 3,6 gam và bình thứ hai có 10 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của B.

Câu 20 Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng vừa đủ 50,4 lít không khí. Sau phản
ứng, cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư
thấy khối lượng bình tăng lên 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 41,664 lít. Xác
định công thức phân tử của A. (Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, không khí gồm 20% oxi và 80% nitơ
theo thể tích, coi như N2 không bị nước hấp thụ).
---HẾT---

You might also like