You are on page 1of 5

Nhóm 2.

Thành viên:
19SPA01 Nguyễn Kiều Duyên : Phụ trách trả lời câu hỏi 2,3
19SPA01 Trần Ngọc Thanh Tuyền : Phụ trách trả lời câu hỏi 5
19SPA01 Võ Thị Thanh Huyền : Phụ trách trả lời câu hỏi 5
19SPT01 Đỗ Thị Thu Hiền : Phụ trách trả lời câu hỏi 4
19SPT01 Nguyễn Gia Hiếu : Phụ trách trả lời câu hỏi 1
19SPT01 Phan Thị Lan Phương : Tổng hợp nội dung
19SPT01 Trần Thị Thùy Trang : Phụ trách trả lời câu hỏi 1

Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống, với lao
động.

1.Cần thực hiện nguyên tắc bởi vì :


- Hiện nay còn rất ít các em học sinh quan tâm đến những sự kiện trong đời
sống xã hội, lao động . Nhiều trường hợp học sinh không có thái độ đúng đắn
với tài sản xã hội , có lối sống không phù hợp với lứa tuổi.
- Bên cạnh đó công tác giáo dục cũng chỉ đóng khung trong lớp học , trong nhà
trường mà rất ít các tiết học ngoại khoá , các hoạt động tìm hiểu về xã hội , đời
sống , chính trị. Vì vậy thực hiện các nguyên tắc giáo dục này để đảm bảo cho
cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc
thừa thãi. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì sẽ giống như con tàu
đi trên biển mà không có la bàn, không biết đi đâu về đâu.
- Thực hiện nguyên tắc giáo dục này để các em hình thành ý thức và tình cảm
đạo đức một cách cụ thể và dễ thực hiện nhất để các em biết phân biệt cái đúng,
cái sai, cái thiện, cái ác.
2. Nội dung nguyên tắc:
+) Giáo dục gắn với cuộc sống: Công tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với
đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào những tác động
và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của các lý tưởng chính
trị – đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hoá, phải từng bước gắn công tác giảng
dạy- học tập, giáo dục với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân
dân ta, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+) Giáo dục gắn với lao động: Công tác giáo dục phải thông qua việc tổ chức
cho học sinh tham gia các loại hình lao động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho
họ:
- Thái độ kính trọng người lao động.
- Thừa nhận giá trị lớn lao của lao động.
- Xây dựng cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào việc sản xuất
những giá trị vật chất cho xã hội, họ mới có quyền thoả mãn một số đòi hỏi của
bản thân, và bằng lao động của mình họ cần phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật
chất hơn so với những cái mà họ được hưởng.
- Hình thành cho họ lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch.
- Có thái độ đúng đắn đối với tài sản xã hội.
3. Biện pháp thực hiện:
+) Giáo dục gắn với cuộc sống :
- Phải làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính
trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá- xã hội của đất nước, hiểu được những thành
tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong cả nước và trong địa
phương mình, để thông cảm với ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.
- Phải tổ chức lôi cuốn học sinh tuỳ theo lứa tuổi của từng cấp học, từng lứa tuổi
mà tham gia các phong trào kinh tế, văn hoá- xã hội góp phần vào việc thực
hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
- Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp
học, trong nhà trường,trong các mối quan hệ gia đình, tách rời công tác giáo dục
của nhà trường với các phong trào chính trị- xã hội của nhân dân.
+) Giáo dục trong lao động:
- Phải kết hợp giáo dục lao động với việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống, văn hoá.
- Phải tổ chức lao động làm sao đem lại lợi ích cho cá nhân, cho tập thể, xã hội;
gắn bó chặt chẽ với những quan hệ xã hội, đòi hỏi những cố gắng về mặt trí tuệ
và thể chất, ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của nó và tự nguyện
tham gia một cách tích cực.
- Cần khắc phục sự do dự, sự ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà
trường, vào quá trình đào tạo, không coi trọng và quan tâm đầy đủ việc tổ chức
học sinh tham gia các hình thức lao động vừa sức ở gia đình cũng như ở nhà
trường. Mặt khác, cần khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa
trong việc tổ chức lao động cho học sinh, không quan tâm lựa chọn và phát huy
ý nghĩa chính trị, đạo đức, nội dung khoa học công nghệ, tác dụng kinh tế…
4. Liên hệ việc thực hiện nguyên tắc đó trong nhà trường hiện nay:
+)Đảm bảo giáo dục gắn liền với cuộc sống
- Nhà trường đưa giáo dục gắn liền với cuộc sống cho học sinh thông qua việc
đơn giản hóa kiến thức giúp cho học sinh hiểu bài một các dễ dàng chứ không
phải sử dụng hệ thống lý thuyết khô khan.
- Bên cạnh việc giáo dục tri thức, nhà trường cũng đề cao việc giáo dục nhân
cách lên hàng đầu (Tiên học lễ - Hậu học văn) như:
- Tổ chức các chương trình kĩ năng sống về giáo dục (giáo dục về lý tưởng
chính trị - đạo đức, giới tính, cách phòng tránh trước các tệ nạn,...) giúp học
sinh trau dồi thêm nhiều kiến thức khi bước vào xã hội.
- Gần gũi, quan tâm, chia sẻ với các em học sinh để hiểu rõ tình hình về từng
trường hợp, từ đó có giải pháp về học tập với từng em học sinh.
Bên cạnh những điểm mạnh thì vẫn còn tổn tại những khuyết điểm mà giáo dục
cần nên giải quyết: giáo viên đi dạy như một cái máy, không có sự sáng tạo, dạy
hết giờ rồi về; tuyên truyền kiến thức không chính thống, truyền bá tư tưởng
không lành mạnh.
+)Đảm báo giáo dục gắn liền với lao động
Hiện nay, nhà trường cũng đã đảm bảo được việc cho học sinh tham gia các loại
hình lao động vừa sức như:
- Quét dọn vệ sinh lớp học, lau bảng, chăm sóc cây cảnh quanh trường,
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động vì môi trường của Đoàn thanh
niên, các tổ chức môi trường tổ chức
Nhưng bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận nhỏ vẫn chưa đảm bảo được giáo
dục gắn liền với lao động. Ví dụ như miễn cho các em học sinh tham gia lao
động hằng ngày bằng cách thuê nhân viên dọn dẹp vệ sinh, giảm tải những buổi
lao động thay cho các giờ học.
5.Tình huống giáo dục và những sai sót do không theo nguyên tắc giáo dục
nói trên và việc vận dụng NTGD để giải quyết tình huống đó.
a) Tình huống thể hiện sự sai sót khi giáo dục không gắn bó với đời sống:
Hiện nay, với môn Lịch sử (đặc biệt là lịch sử Việt Nam) thì hầu như học sinh
vẫn chỉ được dạy lý thuyết suông một cách nhồi nhét, khô khan mà không gắn
với các ví dụ cụ thể, các hoạt động thực tiễn dẫn đến việc các em "chán nản" và
không thích học môn này.
+)Hệ quả:
- Khi được hỏi về các câu hỏi liên quan đến Lịch sử trên truyền hình, rất nhiều
học sinh (kể cả người trưởng thành) trở nên lúng túng, thậm chí trả lời sai ngay
từ những câu cơ bản như Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em hay hai bố
con.
- Phổ điểm thi tốt nghiệp của môn Lịch sử tại Kì thi THPT luôn thấp nhất so với
các môn còn lại và tỉ lệ điểm liệt cao hơn hẳn.
- Một số học sinh tuy biết nhiều về lịch sử thế giới do có hứng thú tự tìm hiểu,
nhưng với lịch sử Việt Nam lại không biết gì nhiều
- Hiện tượng học sinh xé đề cương và reo mừng khi nghe tin môn này không có
trong danh sách môn thi tốt nghiệp
+) Biện pháp giải quyết
- Bên cạnh bài giảng trong sách, thầy cố có thể kết hợp với các video mô tả /
phóng sự / đoạn phim liên quan đến lịch sử ⇒ giúp học sinh dễ hình dung và
cảm nhận được sâu sắc hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ (Vd: Vĩ tuyến
17 ngày và đêm, Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long, Cô Ba Sài Gòn...)
- Sử dụng powerpoint, sơ đồ tư duy mind map ⇒ giúp học sinh dễ dàng hệ
thống kiến thức mà không cảm thấy khô khan hay bị quá tải
- Tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh tự mày mò, tìm hiểu lịch sử, sau đó
tự trình bày lại theo cách hiểu của các em ⇒ Kích thích sự sáng tạo và giúp học
sinh có cơ hội liên hệ giữa lịch sử và hiện tại, thay vì chỉ học một cách thụ động
như trước đây
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan các di tích ⇒ Học sinh được tận
mất nhìn thấy và lắng nghe thầy cô kể lại những câu chuyện theo một cách lôi
cuốn, hấp dẫn hơn, khơi gợi sự tò mò của học sinh

b) Tình huống thể hiện sự sai sót khi giáo dục không gắn bó với lao động:
Ở trường: Trong quá trình giáo dục, các em học sinh được miễn làm trực nhật
hay lao đông chung. Điều này có thể dãn đến từ việc chất lượng đời sống và khả
năng kinh tế của gia đình các em khá cao, phụ huynh đề nghị trả thêm tiền để cô
lao công hoặc thuê người thay các em trực nhật (thường thì giá thành sẽ không
quá cao, hoàn toàn trong khả năng chi trả của phụ huynh).
Ở nhà: Các em được cưng chiều và để đảm bảo thời gian học tập, phụ huynh
“miễn” phần làm việc nhà hay các việc lao động khác cho các em.
+)Hệ quả:
Có thể thấy rằng, trong những trường hợp trên, công tác giáo dục chưa thông
qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động vừa sức, thậm chí
còn giảm bớt và vô tình đánh mất cơ hội được lao động và nhận thức các vấn đề
liên quan của các em. Cụ thể:
Vì không được lao động kết hợp với giáo dục tư tưởng nên học sinh sẽ không
nhận ra được những giá trị mà lao động mang lại. Việc này cũng dễ dẫn đến
việc các em không có thái độ tôn trọng đối với người lao động chân tay, đồng
thời chối bỏ giá trị cụa họ trong cuộc sống.
Không gắn bó với lao động sẽ khiến học sinh dễ sa vào trạng thái không biết
sống cần cù, không tiết kiệm,… và đặc biệt là lười nhác.
Ngoài ra, do không hiểu được giá trị lao động, các em cũng có thể sẽ có cái nhìn
không đúng về tài sản xã hội.
+) Biện pháp giải quyết:
Từ những vấn đề trên, nhà giáo dục và gia đình cần có những biện pháp giáo
dục phù hợp hơn dành cho các em dựa trên nguyên tắc giáo dục:
- Giao việc trực nhật lớp như là quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện của các em.
- Tổ chức các buổi tổng dọn vệ sinh sân trường định kì để vừa giáo dục lao
động, vừa giữ cảnh quan trường học sạch đẹp.
- Thường đưa giáo dục tư tưởng về lao động vào quá trình dạy học, giáo dục
văn hóa.
- Gia đình và nhà trường cần khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động
lao động ở địa phương.

You might also like