You are on page 1of 2

Đề 1: Nhịp đập của văn học Việt trong trái tim người trẻ là sự hòa trộn giữa trí

trong tình, tình trong trí.


Hãy viết 1 tác phẩm từ 400 đến dưới 1000 từ về cái “hồn” của văn học Việt
theo cảm nhận riêng của bạn.

“Viết câu trích dẫn bạn yêu thích…” là dòng trạng thái quen thuộc, khơi
dậy đợt sóng hoài niệm trong lòng người trẻ về văn chương. Rồi, ta lắng trí tâm
để nhớ về một câu thơ, lời văn mà mình tâm đắc, gõ vào phần bình luận và chờ
đợi những tâm hồn hòa điệu. Hòa điệu xúc cảm đang lần nữa rung động vì
chính lời văn, lời thơ mình vừa viết hay hòa điệu suy tưởng về bài học sắc sâu
mà trích dẫn đã đem đến cho mỗi người ?
Văn chương dần trở thành một phần kí ức, phần tâm thức, phần nhân cách lắng
đọng sâu trong mỗi người. Có lẽ, ngay phút giây đọc lên dòng văn, dòng thơ
ấy, trái tim ta đã bồi hồi, xuyến xao, rồi âm thầm ghi khắc khoảng ngôn từ này
vào tâm can. Những khoảnh khắc lặng lẽ mà đầy xao động của tâm hồn, e rằng,
chỉ ngôn từ mới có thể lột tả. Đã có người thấy sung sướng dâng trong lòng khi
ngân lên câu thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim.”
trong quyển sách giáo khoa và nằm lòng từ khi đó. Đã có người thấy lòng thắt
lại vì lời chua chát của người đàn bà hàng chài năm nào: “Là bởi vì các chú
không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…” 
Cái hồn của văn học Việt thấm nhập vào tâm hồn độc giả muôn thời, từ
thuở ấu thơ đến thời niên thiếu. Từ những bồi hồi, xuyến xao mong manh hôm
nao đến bao suy nghiệm, chân lý về đời, về người. Lần đầu biết đau vì yêu,
người tìm đến thơ Xuân Diệu để nhận ra: “Yêu, là chết ở trong lòng một ít,/Vì
mấy khi yêu mà chắc được yêu?” (Trích “Yêu”- Xuân Diệu). Lần đầu tuyệt
vọng trong đời, ta cần lắm một chỗ dựa niềm tin, rằng: “Cuộc sống có rất nhiều
khổ đau nhưng cuộc sống cũng tràn đầy những mầu nhiệm như trời xanh, mây
trắng, nắng ấm, ánh mắt trẻ thơ,… Cuộc sống không chỉ có khổ đau, do đó
chúng ta phải biết tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống.” (Trích “Muốn
an được an” - Thích Nhất Hạnh). Có lẽ, ngay lúc ta đang lạc lối, cần một lời ủi
an không bảo ban, văn học đã đến kịp lúc. 
Đến với văn chương trước hết từ tình, ngấm được văn chương sau cùng
nhờ trí. Hành trình “tập lớn” của những người trẻ luôn cần chất tình nồng nàn
ẩn sâu trong từng con chữ, đồng thời, chất trí bật ra từ những suy niệm cần
ngẫm nghiệm để thấu suốt. Tình - trí là hai nửa hòa vào làm một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt hành trình tiếp nhận văn chương của triệu độc giả trẻ. Cũng bởi thế,
nhịp đập của văn học Việt luôn vang lên trong trái tim xốc nảy của những
người trẻ - những người mang trong mình tình thương con chữ, để trí - tình
không ngừng bồi đắp. Thiên chức của văn chương vì vậy luôn được thực thi:
“Văn học sinh ra đời để giữ gìn trong từng con người - một cái gì hết sức mong
manh và luôn luôn run rẩy... một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong
con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người
được” (Nguyễn Minh Châu).  

You might also like