You are on page 1of 4

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quy phạm pháp

luật?
A. Do xã hội đặt ra
B. Có tính bắt buộc chung
C. Có thể bao gồm các quy phạm đạo đức
D. Có thể bao gồm các quy phạm tôn giáo

Câu 2: Ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật:


A. Linh hoạt, mềm dẻo
B. Tính ổn định cao
C. Gần gũi với xã hội
D. Khóa lấp “lỗ hổng” của pháp luật

Câu 3: Nội dung nào sau đây là sai?


A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B. Pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội đã có nhà nước.
C. Pháp luật là sản phẩm của nhà nước.
D. Pháp luật đảm bảo xã hội phát triển theo trật tự mà xã hội mong
muốn.

Câu 4: Nhà nước ta hiện nay thừa nhận hình thức pháp luật nào?
A. Tiền lệ pháp, tập quán pháp.
B. Luật nghị định, thông tư.
C. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
D. Án lệ, văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 5: A cho B một quyển sách. A đã chuyển giao quyền nào về tài
sản của mình cho B.
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền sở hữu.
Câu 6: Trong các quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc của nhà
nước, học thuyết nào lí giải nhà nước hình thành từ kết quả của các
cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất:
A. Thuyết thần học.
B. Thuyết gia trưởng.
C. Thuyết bạo lực.
D. Thuyết khế ước xã hội.

Câu 7: Pháp luật tác động vào ý thức của chủ thể giúp chủ thể lựa
chọn hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, đây là nội dung thể hiện
chức năng nào của pháp luật:
A. Điều chỉnh
B. Bảo vệ
C. Giáo dục
D. Tuỳ từng trường hợp

Câu 8: Tính chất của hành vi trong vi phạm pháp luật:


A. Tính hành động.
B. Tính không hành động.
C. Tính cố ý.
D. Tính trái pháp luật.

Câu 9: Kết cấu của quy phạm pháp luật sau đây bao gồm các bộ
phận nào “ Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai
sinh của người đó”:
A. Giả định, chế tài
B. Giả định, quy định
C. Giả định, quy định, chế tài
D. Quy định, chế tài.

Câu 10: Hình thức thực hiện pháp luật của A trong trường hợp A
thành lập doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh là:
A. Áp dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật

Câu 11: Phương hướng ( phương diện ) hoặc những mặt hoạt động
cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà
nước thì được gọi là:
A. Bản chất của nhà nước
B. Chức năng của nhà nước
C. Hình thức của nhà nước
D. Các kiểu nhà nước.

Câu 12: Ông H chết để lại di sản trị giá m. Ông có cha mẹ già, vợ và
ba đứa con cùng một người chú ruột. Hỏi chú của ông được nhận
phần di sản trị giá bao nhiêu nếu chia thừa kế theo pháp luật:
A. m/6
B. m/5
C. m/7
D. Đáp án khác.

Chức năng của Nhà nước:


- Là những mặt, phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước.
- Thể hiện bản chất của nhà nước.
- Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước.

Kiểu nhà nước: Là tổng thể những đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà
nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát
sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tếxã hội
nhất định.
Hình thức nhà nước:

Hình thức nhà nước: Là cách tổ chức và phương thức thực hiện
quyền lực nhà nước.
 Nhà nước chủ nô: Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sự, ra
đời khi chế độ thị tộc – bộ lạc tan rã.
 Nhà nước phong kiến.
 Nhà nước tư sản.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa: “Dân chủ là thuộc tính của nhà
nước xã hội chủ nghĩa”.

- Hình thức chính thể nhà nước: Là cách thức, trình tự tổ chức các
CQNN tối cao ở TW, xác định thẩm quyền, MQH của những cơ
quan này với nhau và sự tham gia của nhân dân vào việc thiết lập
các cơ quan nhà nước đó. ( Chính thể quân chủ; Chính thể cộng
hoà).
- Hình thức cấu trúc nhà nước:
+ Cách thức tổ chức, phân bố quyển lực nhà nước theo lãnh thổ
+ MQH giữa các chủ thể lãnh thổ đó với nhau.

You might also like