You are on page 1of 2

1 Quản lí nhà nước theo ngành

-Ngành là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất – kinh doanh có cùng cơ
cấu kinh tế – kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau (như
cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, cùng thực hiện một loại dịch vụ, hay cùng thực hiện
một hoạt động sự nghiệp nào đó…).
-Quản lý nhà nước theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa,
xã hội có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm
làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng,
đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội(quản lí theo chiều dọc)
Các chủ thể quản lí ngành bao gồm: các Bộ, các cơ quan ngang bộ ở trung ương; sở các
cơ quan ngang Sở cấp tỉnh;các phòng ở cấp huyện;các chức danh chuyên môn cấp xã.
-Nội dung QLNN theo ngành:
+ Lập quy hoạch kế hoach phát triển ngành
+Tăng cường thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ
trung ương đến địa phương.
+Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các dự án, nhiệm vụ.
+Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan
nhà nước phân cấp, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được phân cấp trong
việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.
-Ý nghĩa: bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ, phát huy tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế,
nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với
ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Chính phủ
điện tử và hội nhập quốc tế.

2 Quản lí nhà nước theo lãnh thổ:


- Khái niệm: Quản lý theo lãnh thổ là quản lí nhà nước theo địa giới hành chính (lãnh thổ)
bao gồm tất cả các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc gia, quốc phòng và tất
cả các cư dân sống trên lãnh thổ, thường được dùng song song và phân biệt với quản lí
theo ngành. Nếu quản lí theo ngành là việc một cơ quan, cá nhân có thẩm quyển thực
hiện quản lí nhà nước theo một mảng, một lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc, không phân
biệt địa giới hành chính thì ngược lại, quản lí nhà nước theo lãnh thổ là cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền thực hiện quản lí nhà nước theo một địa bàn của cấp hành chính nhất định
(cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) trong tổng thể tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn đó.
(quản lí theo chiều ngang).
-Chủ thể: UBND các cấp
-Nội dung:
+Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế trên toàn lãnh thổ.
+xây dựng và quản lí kết cấu hạ tầng
+Bảo đảm pháp chế XHCN, trật tự kỉ cương của nhà nước.
+Sử dụng ngân sách hợp lí.
3 Quản lí nhà nước theo ngành và phạm vi lãnh thổ:
Khái niệm: Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý
theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo
sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.

Nội dung:

+Xây dựng thể chế về kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

+Xác định phương thức kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

+Xác định thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý theo ngành và lãnh
thổ.

+Xác định nguồn lực để bảo đảm thực hiện các hoạt động kết hợp quản lý nhà nước theo
ngành và lãnh thổ.

+Đôn đốc thực hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kết hợp quản lý nhà nước
theo ngành và lãnh thổ.
Nguyên nhân:
+ khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát
triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.
+bảo đảm phát triển ngành trong phạm vi cả nước và cả ở địa phương.
Vd: Khi bộ y tế ra chỉ thị 15, 16 tì tùy theo điều kiện của mình mà UBND các tỉnh thành
phố sẽ tiến hành áp dụng trên địa bàn của mình.

You might also like