You are on page 1of 7

QUY TRÌNH

ĐỊNH GIÁ THAM KHẢO CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP


I. MỤC ĐÍCH

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ THAM CHIẾU

IV. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

V. NỘI DUNG

V.1 Lưu đồ hướng dẫn thực hiện

V.2 Mô tả, diễn giải

1. Thu thập dữ liệu


1.1 Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Quá trình định giá cổ phần của doanh nghiệp yêu cầu sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp
phù hợp với thời điểm định giá. Trong đó, thông tin BCTC cần đáp ứng yêu cầu về số lượng: BCTC
năm tối thiểu 03 năm gần nhất, BCTC Quý tối thiểu 04 quý gần nhất; và yêu cầu về chất lượng: ưu tiên
sử dụng BCTC đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập, và có thuyết minh đầy đủ.
Khi sử dụng số liệu từ BCTC chưa được kiểm toán, soát xét, hoặc BCTC được kiểm toán, soát xét
nhưng có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, kết quả định giá vẫn được trình bày dựa trên
số liệu đó, tuy nhiên sẽ có thêm phần ghi chú thể hiện rõ về hạn chế của số liệu BCTC được sử dụng.
1.2 Báo cáo khác của doanh nghiệp
Một số nguồn thông tin khác từ doanh nghiệp yêu cầu có xác nhận bằng dấu đỏ của doanh nghiệp gửi
kèm, trong đó có thể bao gồm Báo cáo thường niên, báo cáo chi tiết các chỉ tiêu kinh doanh trong năm
vừa qua và chỉ tiêu kế hoạch năm tiếp theo.
1.3 Lãi suất chiết khấu
Chi phí sử dụng nợ (Kd): Tham khảo lãi vay các khoản nợ theo thuyết minh BCTC doanh nghiệp và số
liệu doanh nghiệp cung cấp, điều chỉnh yếu tố khác cho phù hợp.
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke): Căn cứ vào lợi suất vốn chủ được lựa chọn tính toán theo mô hình
phù hợp: CAPM, Expanded CAPM, build-up method. Các yếu tố đầu vào gồm Lãi suất phi rủi ro, Hệ số
Beta, phần bù rủi ro thị trường, phần bù rủi ro cho quy mô công ty và thanh khoản của cổ phần, một số
phần bù rủi ro đặc thù khác.
Tỷ trọng Nợ/Vốn chủ: ước tính theo tỷ lệ mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn định giá, đảm bảo
đủ nguồn vốn dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền.
1.4 Doanh nghiệp so sánh
Định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh. Danh sách doanh nghiệp
so sánh yêu cầu số lượng tối thiểu 03 doanh nghiệp. Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh
nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán của cùng thị trường hoặc đã đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Tiêu chí đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp so sánh bao gồm:
(i) Doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp cần định giá về yếu tố ngành nghề kinh doanh
chính: tương đồng về sản phẩm, thị trường, phân khúc. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp tương
tự này có thể được lựa chọn từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cần định giá.
(ii) Doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp cần định giá về đa số các chỉ số tài chính:
- Chỉ số phản ánh quy mô của doanh nghiệp: giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Chỉ số phản ánh khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp trung bình trong 03 năm gần nhất.
- Chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA).
1.5 Giả định tiến hành định giá
Dự phóng các chỉ tiêu trong kỳ tương lai theo hai trường hợp: (1) không căn cứ trên số liệu kế hoạch
kinh doanh do doanh nghiệp cung cấp, hoặc (2) căn cứ trên số liệu kinh doanh của doanh nghiệp như là
kịch bản tích cực, từ đó điều chỉnh thêm 02 kịch bản thận trọng hơn là kịch bản cơ sở và tiêu cực.
Chỉ tiêu dự phóng chính bao gồm nhưng không giới hạn: tăng trưởng doanh thu thuần (yếu tố sản lượng,
giá bán), căn cứ trên tình hình thực tế quá khứ theo số liệu BCTC kiểm toán và triển vọng chung của thị
trường. Các chỉ tiêu về chi phí, đầu tư vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định cũng căn cứ hợp lý để đạt
được mức tăng trưởng doanh thu trong kỳ dự phóng.

2. Lập báo cáo sơ bộ


Nội dung báo cáo sơ bộ gồm có
2.1 Tổng quan doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp.
- Mã chứng khoán niêm yết, tên sàn giao dịch (nếu có).
- Mô tả ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình bày các thông tin về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp:
+ Thị trường hoạt động, thị phần (nếu có)
+ Cơ cấu doanh thu, chi phí các mảng hoạt động
+ Các công ty thành viên có liên quan (công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết) kèm số lượng/% cổ
phần sở hữu
+ Các chỉ số tài chính cơ bản: Chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu hoạt động
- Trình bày các thông tin về sức khoẻ tài chính doanh nghiệp:
+ Cơ cấu tài sản: Tỷ trọng các loại tài sản
+ Cơ cấu nguồn vốn
+ Các chỉ tiêu
2.2 Danh sách các tài sản, dự án hiện tại của doanh nghiệp
Liệt kê danh sách các tài sản hữu hình chính của doanh nghiệp, kèm theo giá trị xác định từ tài liệu do
doanh nghiệp cung cấp.
Liệt kê danh sách các dự án chính đang triển khai của doanh nghiệp, kèm theo tổng giá trị đầu tư ban
đầu, tiến độ dự án.

3. Thẩm định lại


Nêu rõ các vấn đề, hạng mục cần tra soát, thẩm định thêm trong quá trình định giá.
Các loại tài sản cần thẩm định lại từ thông tin doanh nghiệp:
- Tài sản phi hoạt động: những tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, bao gồm: khoản đầu tư vào công ty khác (trừ trường hợp các doanh nghiệp cần định giá là các
công ty đầu tư tài chính); các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của
doanh nghiệp không đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng vẫn có giá trị (tài sản
chưa khai thác, bằng sáng chế chưa sử dụng, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất chưa khai thác theo kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dự kiến chuyển nhượng/bán do không có nhu cầu sử dụng...);
tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp có tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng
không góp phần tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc không giúp tiết giảm chi phí hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần định giá (quyền sử dụng đất, quyền thuê đất khai thác
không đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,..) và tài sản phi hoạt động khác.
- Tài sản vô hình
- Tài sản tài chính
Đối với các tài sản cần thời gian thẩm định kỹ, khi thực hiện định giá theo phương pháp tài sản, cần xây
dựng các kịch bản rủi ro phù hợp, ghi giảm giá trị của các tài sản tương ứng để ước tính tổng giá trị tài
sản thực của doanh nghiệp.
Đối với các tài sản do hạn chế nguồn lực về thời gian, chi phí dẫn tới không thể tiến hàng thẩm định, báo
cáo định giá cần liệt kê rõ các khoản mục chưa được thẩm định.

4. Xây dựng mô hình định giá


4.1 Phương pháp tỷ số bình quân
4.1.1 Tính toán tỷ số
Các tỷ số thị trường xem xét để sử dụng: Tỷ số giá trên thu nhập bình quân (P/E), tỷ số giá trên giá trị sổ
sách vốn chủ sở hữu bình quân (P/B), tỷ số giá trên doanh thu bình quân (P/S), tỷ số giá trị doanh nghiệp
trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình quân (EV/EBITDA), tỷ số giá trị doanh nghiệp trên
doanh thu (EV/S).
Sử dụng ít nhất 03 trong số các tỷ số trên để làm căn cứ định giá. Tỷ số của các doanh nghiệp so sánh
được tính toán phù hợp với thời điểm định giá:
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) được xác định trên cơ sở thu nhập 04 Quý gần nhất với thời điểm
định giá, cần xem xét điều chỉnh tài sản phi hoạt động của các doanh nghiệp so sánh.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp so sánh là mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch gần nhất trên thị
trường chứng khoán tại thời điểm định giá và các cổ phiếu này phải có giao dịch trong vòng 30 ngày kể
từ thời điểm định giá về trước. Trong trường hợp cổ phần của doanh nghiệp so sánh chưa niêm yết trên
sàn chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM, giá cổ phần của doanh nghiệp so sánh là giá
cổ phần của doanh nghiệp này được giao dịch thành công trên thị trường gần nhất với thời điểm định giá
nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm định giá.
- Giá trị sổ sách của cổ phần trong chỉ số P/B cần lưu ý trừ phần giá trị sổ sách của tài sản cố định vô
hình (không bao gồm quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài sản trên đất).
- Tham số giá trị của các doanh nghiệp so sánh (EV) trong tỷ số thị trường EV/EBITDA và EV/S được
tính theo công thức:
Giá trị của doanh nghiệp = Vốn hóa thị trường của cổ phần thường + Giá trị các khoản nợ có chi phí sử
dụng vốn + Giá trị cổ phần ưu đãi (nếu có) + Lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát (nếu có) -
Giá trị tiền và các khoản tương đương tiền, giá trị các tài sản phi hoạt động khác
- EBITDA của doanh nghiệp so sánh không bao gồm các khoản thu nhập từ tiền và các khoản tương
đương tiền và không bao gồm các khoản thu nhập, chi phí phát sinh từ tài sản phi hoạt động.
4.1.2 Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu
- Tính các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp gồm EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao bình
quân), E (Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp), B (Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp), S (Doanh thu thuần) dựa trên số liệu lũy kế 04 Quý gần nhất tại thời điểm định giá.
- Xác định tỷ số thị trường bình quân cho từng tỷ số thị trường: Tỷ số thị trường bình quân được xác
định bằng trung bình cộng, bình quân có trọng số hoặc trung vị của tỷ số thị trường của các doanh
nghiệp so sánh.
- Xác định giá trị doanh nghiệp cần định giá, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá theo
từng tỷ số thị trường bình quân:
+ Đối với các tỷ số EV/EBITDA, EV/S, giá trị doanh nghiệp cần định giá bằng các chỉ số EBITDA và S
của doanh nghiệp nhân với tỷ số bình quân tương ứng. Sau đó, tính toán giá trị vốn chủ sở hữu như sau:
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá = Giá trị doanh nghiệp cần định giá - Nợ có chi
phí sử dụng vốn - Lợi ích cổ đông không kiểm soát (nếu có) - Giá trị của cổ phần ưu đãi (nếu có) + Giá
trị tiền và tương đương tiền; Giá trị tài sản phi hoạt động thuần khác
+ Đối với các tỷ số P/E, P/B, P/S, giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cần định giá bằng các chỉ số E, B,
S của doanh nghiệp nhân với tỷ số bình quân tương ứng.

4.2 Phương pháp tài sản


4.2.1 Nguyên tắc xác định tài sản
- Tài sản được xem xét trong quá trình định giá là tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản
hoạt động và tài sản phi hoạt động.
- Trong trường hợp cần tra soát cụ thể tài sản, doanh nghiệp cần phối hợp tiến hành tổ chức kiểm kê,
phân loại tài sản đang sở hữu, quản lý, sử dụng (bao gồm cả quyền tài sản) kèm theo tài liệu chứng minh
quyền sở hữu, sử dụng tài sản để phục vụ cho việc định giá; đồng thời, cần khảo sát hiện trạng tài sản
của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp không đủ căn cứ thông tin về toàn bộ hay một phần tài sản doanh nghiệp, quá trình
định giá xem xét đưa vào các giả thiết (nếu cần); đồng thời, nêu rõ về hạn chế của giả thuyết và thông tin
sử dụng.
- Khi định giá doanh nghiệp theo cơ sở giá trị thị trường thì giá trị các tài sản của doanh nghiệp là giá trị
thị trường của tài sản đó tại thời điểm định giá.
4.2.2 Các bước tiến hành
- Bước 1: Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần định giá.
- Bước 2: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần định giá.
- Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá.
Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp cần định giá = Tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản chính
của doanh nghiệp cần định giá + Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần định giá
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp cần định
giá - Giá trị các khoản nợ phải trả

4.3 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do doanh nghiệp


4.3.1 Các bước tiến hành
- Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần định giá.
- Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần định giá.
- Bước 3: Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo.
- Bước 4: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá.
4.3.2 Dự báo dòng tiền tự do doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm doanh nghiệp và bối cảnh kinh tế để lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp cho
doanh nghiệp. Giai đoạn dự báo dòng tiền tối thiểu là 03 năm.
Công thức tính dòng tiền tự do doanh nghiệp:
FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIT x (1 - t)) + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn
lưu động thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn
Trong đó:
t là mức thuế suất hiệu dụng, tính như sau: (Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế) ÷ Lợi nhuận
trước thuế
Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn khác;
Vốn lưu động thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn = (Các khoản phải thu ngắn hạn +
Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) - Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn
4.3.3 Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp
Công thức: WACC = Rd x Wd x (1 - t) + Re x We
Trong đó:
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
Rd: Chi phí sử dụng nợ
Wd: Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
We: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn (W d) là tỷ trọng nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn dự kiến tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền trên tổng nguồn vốn.
Chi phí sử dụng nợ (Rd) được xác định theo chi phí sử dụng nợ của các khoản nợ phải trả có chi phí sử
dụng vốn dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp cần định giá trong giai đoạn dự báo dòng tiền.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức: We = (1 - Wd)
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau:
Re = Rf + βL x MRP + Phần bù rủi ro khác
Trong đó :
Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro, tham khảo gần nhất với thời điểm định giá
MRP: Phần bù rủi ro thị trường
βL: Hệ số rủi ro hệ thống của doanh nghiệp cần định giá

Rf được ước tính trên cơ sở lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm hoặc kỳ hạn dài nhất tại hoặc
gần thời điểm định giá
MRP được ước tính thông qua tham chiếu danh sách lãi suất MRP các quốc gia, công bố trong kỳ gần
nhất từ Damodaran.
βL được xác định theo phương pháp hồi quy biến động giá đóng cửa có điều chỉnh của cổ phiếu với biến
động giá của thị trường. Trong trường hợp không có số liệu để tính toán hồi quy, β L được ước tính thông
qua hệ số rủi ro hệ thống của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh niêm yết trên sàn chứng
khoán, và cần được điều chỉnh theo cơ cấu vốn của doanh nghiệp cần định giá.
Phần bù rủi ro khác: Điều chỉnh một số yếu tố rủi ro đặc thù của doanh nghiệp, như tính thanh khoản
của cổ phần.
Tính giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do của doanh nghiệp và giá trị
cuối kỳ dự báo với giá trị các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp và giá trị các tài sản hoạt động
chưa được thể hiện trong dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần định giá.
n
FCFF i Vn
V 0 =∑ i+ n
i=0 (1+WACC ) (1+WACC )
Trong đó, giá trị cuối kỳ dự báo Vn được ước tính với giả định giá trị dòng tiền tự do cuối kỳ dự báo của
doanh nghiệp tăng trưởng đều ở một mức không đổi là g.
FCFF n +1
V n=
WACC −g
Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá tại thời điểm định giá bằng cách lấy kết
quả giá trị doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả chi phí sử dụng vốn tại thời điểm định giá.

4.4 Phương pháp chiết khấu khác


4.4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu
Công thức tính dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền
mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần) - Các khoản trả nợ gốc + Các
khoản nợ mới phát hành
Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá bằng tổng giá trị hiện tại thuần của dòng
tiền tự do vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo với giá trị các tài sản phi hoạt
động và tài sản hoạt động chưa được thể hiện trong dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,
sau đó trừ đi các khoản nợ phải trả chưa được thể hiện trong dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp cần định giá.
n
FCFE i Vn
V 0= ∑ i+ n
i=0 (1+ Re ) (1+ Re )

4.4.1 Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư


Lợi nhuận thặng dư = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ - Chi phí vốn chủ sở hữu x Giá trị vốn chủ sở hữu
đầu kỳ theo sổ sách kế toán
RIi = NIi – Re x BVi-1
Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá bằng tổng giá trị vốn chủ sở hữu trên sổ
sách kế toán hiện tại và giá trị hiện tại sau chiết khấu của các khoản lợi nhuận thặng dư được ước tính
trong tương lai. Lãi suất chiết khấu sử dụng là tỷ lệ sinh lời mong muốn của chủ sở hữu, tức là chi phí
vốn chủ sở hữu.
n
RI i
V 0=BV 0 + ∑ i
i=1 (1+ R e )

Trong đó:
V0: Giá trị vốn chủ định giá tại thời điểm hiện tại
BV0: Giá trị vốn chủ sở hữu trên sổ sách kế toán hiện tại
RIi: Lợi nhuận thặng dư tương ứng các kỳ ước tính trong tương lai
Re: Chi phí sử dụng vốn chủ

5. Ghi chú các lý do ngoại trừ


Giá trị định giá sau cùng được tính toán cẩn trọng và hợp lý, dựa trên các nguồn thông tin đầu vào và
các giả định đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong quá trình định giá, không thể tránh khỏi những hạn chế về số
liệu, giả định hoặc tính toán. Do đó, các hạn chế trong quá trình định giá cần được liệt kê và diễn giải
đầy đủ để tránh các xung đột lợi ích về sau.
- Nêu rõ mặt hạn chế của số liệu sử dụng: tính đầy đủ, chính xác của nguồn dữ liệu; chất lượng dữ liệu;
vấn đề trọng yếu có thể gặp phải khi xử liệu dữ liệu thô.
- Nêu rõ mặt hạn chế của quá trình liệt kê và diễn giải giá trị các loại tài chính của doanh nghiệp: hạn
chế về thời gian, thông tin cung cấp và các điều kiện cần thiết khác để tra soát giá trị hợp lý, chính xác
của các loại tài sản theo giá trị thị trường.

6. Phát hành báo cáo định giá


Báo cáo định giá được phát hành nội bộ theo Biểu mẫu quy định trong phần Phụ lục II

VI. KIỂM SOÁT RỦI RO

VII. HỒ SƠ LƯU

VIII. PHỤ LỤC

Phụ lục I – Biểu mẫu Báo cáo sơ bộ

Phụ lục II – Biểu mẫu Báo cáo định giá

You might also like