You are on page 1of 4

Giải pháp

Một số thách thức tài chính lớn đối với các trường đại học tự chủ bao gồm: không
còn được bảo đảm nguồn chi từ ngân sách Nhà nước, chưa đa dạng hóa được các nguồn
thu; tạo gánh nặng kinh tế về mặt học phí đối với sinh viên; chưa có chính sách tín dụng
phù hợp cho sinh viên vay là những nổi trăn trở mà các cấp lãnh đạo, các nhà giáo vẫn
đang tìm hướng giải quyết cũng như cải thiện.

Thứ nhất, một trong những khó khăn cơ bản mà hệ thống giáo dục Đại học nước ta
phải đối mặt đó là nguồn chi từ ngân sách của Nhà nước còn hạn chế. Theo số liệu từ
Ngân hàng Thế giới, năm 2015, GD-ĐH chỉ nhận được khoảng 6,1% trong tổng chi của
ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, tương đương 0,33% GDP. Con số này thấp hơn
nhiều so với tỷ trọng GDP của chi ngân sách cho GD-ĐH ở nhiều nước láng giềng, chẳng
hạn như Singapore (1,0%), Hàn Quốc (0,94%), Malaysia (1,3%) và Thái Lan (0,64%).
Cũng theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, tổng chi của ngân sách nhà nước tính trên đầu
sinh viên ở Việt Nam cũng ở mức rất thấp trong khu vực, ước tính khoảng 316 USD ở
thời điểm năm 2015. Hơn nữa, trong bối cảnh các trường đại học được khuyến khích tự
chủ hoàn toàn sẽ không còn được nhận kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Trước thực trạng trên, tăng nguồn thu ngoài học để không đẩy gánh nặng
tài chính lên người học là bài toán “đau đầu” của các trường ĐH khi thực hiện tự chủ.
“Quá trình thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam đặt ra nhiều thách thức rất lớn liên quan
đến tài chính đại học mà nếu không có hệ thống các giải pháp đồng bộ thì sẽ giới hạn cơ
hội tiếp cận GD-ĐH của một bộ phận không nhỏ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sẽ
khiến các trường đại học chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối
trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia” - (PGS.TS Vũ Hải Quân). Nhà nước cần
thiết lập công tác quản lý đối với các trường đại học theo hướng chuyển từ cơ chế quản lý
trực tiếp sang cơ chế điều tiết, hỗ trợ bằng công cụ vĩ mô. Nhà nước chỉ quy định mức
sàn các chỉ tiêu tài chính. Các trường đại học căn cứ vào khả năng khai thác nguồn thu để
đưa ra mức thu phù hợp. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường,
tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí tài chính
cụ thể và minh bạch. Điều này giúp Nhà nước quản lý được việc tự chủ của các trường
Đại học, không để gánh nặng học phí sẽ đánh mất đi cơ hội học Đại học của những sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn; bên cạnh đó vẫn tôn trọng quyền tự chủ của từng trường Đại
học. “Ở Indonesia, dù trường đại học có quyền quyết định mức học phí nhưng chính phủ
vẫn quy định nguồn thu từ học phí không được cao hơn 30% tổng chi của trường đại học.
Đồng thời, chính phủ cũng quy định ít nhất 20% nguồn chi của trường đại học phải dành
cho sinh viên nghèo”1.

Thứ hai, song song với việc phải điều hòa được học phí thì các trường đang tìm
kiếm thêm các nguồn thu khác để giảm gánh nặng tài chính cho người học. Điều này đặt
ra nhiều thách thức về việc đa dạng hóa nguồn thu của trường đại học. Ba nguồn thu
chính tại các trường đại học công lập bao gồm: ngân sách nhà nước, học phí và các nguồn
thu khác (thu từ chuyển giao công nghệ, thu từ các hoạt động dịch vụ, từ hiến tặng, từ
hợp tác công tư...). Trong 3 nguồn thu này thì lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là học phí.
Để đảm bảo được nguồn tài chính ổn định, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng
nguồn thu khác. Tuy nhiên, việc gia tăng các nguồn thu này phụ thuộc vào quy định của
các văn bản pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài và việc không có định hướng chính
xác sẽ dễ dàng dẫn đến gánh nặng học phí cho các sinh viên.

Nhiều trường đại học có thể đẩy mạnh hoạt động từ đặt hàng nghiên cứu để tăng
nguồn thu ngoài học phí. Những năm gần đây, nhiều trường ĐH ở Việt Nam nói chung
và TP.HCM nói riêng có nhiều bài báo khoa học và công bố quốc tế, tuy nhiên, dù số bài
báo khoa học và công bố quốc tế tăng mạnh, nhưng đa phần các trường chưa có nguồn
thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng.

Nguồn thu từ hiến tặng cũng rất hạn chế mà một trong những nguyên nhân là chưa
có chính sách pháp luật (ví dụ như chính sách về miễn trừ thuế) để khuyến khích các tổ
chức, cá nhân tham gia hiến tặng trực tiếp cho trường đại học. Quỹ Phát triển ĐHQG-
HCM được thành lập từ năm 2009, trải qua 12 năm hoạt động, tuy nhiên, do hạn chế về
tài chính nên số lượng sinh viên nhận học bổng, được tiếp cận nguồn vốn vay của Quỹ
còn ít. Cần thúc đẩy văn hóa hiến tặng, đồng thời tạo thêm sự kết nối giữa người hiến
tặng và các sinh viên.

Từ những hạn chế trên, có đề xuất về việc chính phủ cần có thiết kế cơ chế chính
sách cụ thể để phân bổ nguồn ngân sách công cho trường đại học một cách hợp lý. Cần
phải có cơ chế phân bổ nguồn ngân sách theo hình thức gói tài trợ dựa trên nền tảng đánh
giá kết quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu cụ thể hàng năm của trường đại học (các tiêu
chí đánh giá có thể là: tỉ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu, số bài báo công bố quốc
tế và trích dẫn từ giảng viên và nghiên cứu sinh, số nghiên cứu được chuyển giao cho các
ngành kinh tế và địa phương, số chuyên ngành đào tạo được kiểm định, tài trợ khuyến
khích bổ sung cho các quỹ nghiên cứu huy động từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ
1
https://kinhtevadubao.vn/quan-ly-tu-chu-tai-chinh-dai-hoc-kinh-nghiem-quoc-te-va-ham-y-chinh-sach-cho-viet-
nam-22358.html
chức quốc tế). Đồng thời, Chính phủ cần có gói tài trợ hướng đến các trường đại học
được cho phép tự chủ hoàn toàn, cụ thể là phải tập trung vào các lĩnh vực, như: (i) Các
phòng thí nghiệm có khả năng tiếp cận nghiên cứu đẳng cấp quốc tế; (ii) Thu hút sinh
viên và học giả quốc tế phát triển nghiên cứu; (iii) Cơ chế tài trợ nghiên cứu khoa học
cho các trường đại học; (iv) Nguồn tài trợ cho các tạp chí học thuật phát triển hệ thống
xếp hạng quốc tế; (v) Nguồn tài trợ nghiên cứu công bố quốc tế và nghiên cứu chuyển
giao gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh nguồn đầu tư chiều sâu cho
cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cần quan tâm đầu tư trực tiếp cho con người. Thực tế
các phòng thí nghiệm chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được vận hành bởi những nhà khoa
học giỏi. Dựa trên cơ sở vật chất đã được đầu tư, các trường có thể liên hệ để hợp tác với
các doanh nghiệp để vừa đảm bảo nguồn thu, đồng thời cũng tạo môi trường cho sinh
viên để mài giũa, cọ xát thực tiễn.

Thứ hai, một trong những giải pháp mà các nước trên thế giới thường áp dụng là
chính sách tín dụng cho sinh viên vay để học đại học. Mặc dù các quy định về chính sách
tín dụng cho sinh viên đã được sửa đổi, nhưng nhìn chung vẫn mang tính chất là chính
sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn tài chính hơn là một chính sách
tài chính cho GD-ĐH, vì vậy chính sách này vẫn có nhiều hạn chế và cần những giải
pháp cụ thể với từng hạn chế như sau: Một là, đối tượng được vay khá hạn chế. Ở thời
điểm hiện nay, các tiêu chí xác định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, có mức sống trung bình
đã quy định rõ tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ  nên các quy định về tiêu
chuẩn vay vốn theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg cần phải được rà soát lại để đảm
bảo phù hợp với thực tế, mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên.
Hai là, mức cho vay khá thấp. Cho đến tháng 11 năm 2021, theo quyết định số
1656/QĐ-TTg thì mức cho vay là 2,5 triệu đồng/tháng. So với mức sống hiện nay thì
mức cho vay này chưa đóng góp đáng kể vào tổng chi phí học tập của sinh viên, nhất là
trong thời điểm các trường dần chuyển dịch sang hướng tự chủ hoàn toàn. Vì vậy, nghiên
cứu tăng mức cho vay là cần thiết. Điều chỉnh mức cho vay nhằm đảm bảo cho sinh viên
có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí. Ba
là, thời hạn cho vay ngắn. sinh viên được vay lần đầu tiên ngay khi trúng tuyển đại học
và thời gian học 5 năm thì thời hạn vay tối đa chỉ 10 năm tức sinh viên phải trả nợ tối đa
5 năm sau khi ra trường. Thời hạn vay của Việt Nam ngắn hơn nhiều so với các quốc gia
khác, chẳng hạn như Brazil (12 năm), Nhật Bản (18 năm), Malaysia và Hàn Quốc (20
năm), Trung Quốc (23 năm). Một đề xuất có thể điều chỉnh thời gian vay tối thiểu 15
năm hoặc gấp 3 lần thời gian vay (ví dụ học 4 năm được vay và trả nợ vay tối đa là 12
năm; học 7 năm tối đa là 21 năm). Bốn là, thủ tục và phương thức vay phức tạp. Sinh
viên không được trực tiếp vay tiền mà hộ gia đình với người đứng tên vay phải là bố mẹ
hoặc người giám hộ (nếu sinh viên mồ côi). Cần đơn giản hóa thủ tục để tháo dỡ rào cản
trong việc tiếp cận thêm nhiều điều kiện học tập cho sinh viên. Nghiên cứu xây dựng và
sớm ban hành chính sách tín dụng cho vay thương mại dành cho sinh viên. Năm là, lãi
suất cho vay cao.  Lãi suất cho vay đang áp dụng tại thời điểm năm 2021 là 6,6% năm.
Đây là mức lãi suất khá cao cho đối tượng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội khi
đem so với các đối tượng khác (cho vay trồng rừng 1,2%/năm, cho vay nhà ở từ 3%-
4,8%/năm). Rõ ràng, tồn tại sự bất hợp lý trong việc áp dụng lãi suất ưu đãi với tín dụng
sinh viên. Cần thiết phải giảm mức lãi suất cho vay đối với sinh viên vay vốn, ví dụ là 3-
4% năm hoặc chia theo lộ trình trong thời gian đi học được áp dụng lãi suất vay ưu đãi là
3-4% năm; sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ áp dụng lãi suất cao hơn.

You might also like