You are on page 1of 295

1Những chia sẻ của Bang chủ phần 01

Viet Currency là ai? Có rất ít thông tin về nhân vật này. Tuy
nhiên, Viet Currency (VC) được giới trader Việt gọi bằng: bang
chủ Viet Currency, một cao thủ forex đã quy ẩn giang hồ.

Dưới đây là 10 Trading Rule của Viet Currency, Pink Blockchain


xin chia sẻ đến các bạn, cùng tham khảo nhé!

Trading Rule #01: Plan Your Trades; Trade Your Plan – Lập kế
hoạch trade
Nghiên cứu cho thật kỹ, rồi hãy trade. Đừng trade xong rồi mới
nghiên cứu.

Đây là một lỗi rất thông thường cho những người mới học
trade. Đối với họ, cái hào hứng khi nhập cuộc chơi quyến rũ
nhiều hơn là ngồi ngoài, dò xét, học hỏi về thị trường. Tâm lý
của người trong cuộc là ai cũng muốn thắng, hay là ai cũng nghĩ
đến mình sẽ thắng. Nhưng ít ai lại chịu suy nghĩ làm sao thắng.

Trading trong các thị trường như currency, futures, options là


một zero-sum game. Zero-sum game có nghĩa là phải có trong
cuộc chơi này tổng số tiền của thị trường không thay đổi (zero
sum). Nhưng sẽ có người thua và người thắng. Tiền của người
thắng đến từ túi người thua, chứ không phải đến từ thị trường.

10-trading-rule-cua-viet-currency.jpg

Zero là con số 0. Sum là tổng số của bài toán cộng. Zero-sum


game có nghĩa là tổng số (sum) tiền trong thị trường không thay
đổi, không nảy nở, hay thâu rút lại.

Nhưng trong thị trường lại có thắng thua. Sự thắng thua này có
nghĩa là trong thị trường này mỗi khi có một người thắng thì
cũng sẽ có một người thua. Đó là định nghĩa của hai chữ Zero-
sum mà bạn thường nghe.

Người thua đó có thể là bạn, hay cũng có thể là một Central


Bank của một quốc gia nào đó. Điểm chính yếu của thị trường
này là con số người thua thường nhiều hơn con số người thắng.

Theo thống kê thì chỉ có 20% là thắng và 80% là thua. Vì số


người thua nhiều hơn số người thắng cho nên số tiền mà người
thắng lấy từ người thua là một số tiền rất lớn. Vì thế currency
trading rất nổi tiếng trong giới trading, nhưng cũng chính vì thế
mà nó rất là cut – thoát (ác liệt). Muốn thành công trong thị
trường này, bạn phải có một kỷ luật và một phương cách trade
dành riêng cho chính mình.

Trading Rule #02: Cutloss confused – tự thêm vào !!!


John Murphy dạy rằng không nên châm tiền vào (meeting a
margin call), hay nói theo tiếng lóng của trader là THROWING
MONEY AFTER BAD STOCKS.

Lập luận này có nghĩa là anh đã sai khi anh mua cái stock đó rồi
(stock rớt = anh sai). Nếu anh đã sai thì tại sao anh còn muốn
sai thêm nữa? Đó là chủ ý của câu nói: Don’t throw good
money after bad stocks. Ý nghĩa của câu này cũng như cutting
loss thôi. Trong trường hợp này anh không bán, nhưng broker
bán dùm anh. Nhà bank chỉ cho anh mượn tiền, chứ không có
đầu tư hay trade chung với anh. Thành ra, khi stock anh mà rớt
thì chuyện đầu tiên nhà bank muốn làm là bảo vệ vốn họ đã bỏ
ra. Khi họ thấy vốn anh mỏng dần vì stock rớt là họ kêu anh bỏ
thêm vào. Dần dần các anh thấy rằng cutloss là một hành động
tối cần thiết để giữ vốn, và cũng là một việc làm CỰC KỲ khó
khăn của một người trader. Người ta không ai thích cut loss cả.
Họ nuôi mãi hy vọng. Thậm chí khi nói đến cutting loss là có
người quạu liền. Nhưng đó là mặt trái của trading.

10-trading-rule-cua-viet-currency (3).jpg
Không học cutting loss thì ĐỪNG NÊN TRADE. Thói thường của
đời là thấy stock xuống thì mong cho nó lên. Cutting loss thì sợ
mất nó. Hôm nay stock rớt xuống còn bao nhiêu đó. Cutting
loss ngay bây giờ thì anh biết chắc chắn là anh còn bấy nhiêu
đấy. Anh bình an trong nhức buốt của cái thua. Nhưng điều anh
còn là mạng sống. Cuộc chơi vẫn còn đối với anh. Không cut
loss ngồi đó liếm hoài vết thương. Mỗi khi stock rớt xuống
thêm thì vốn càng teo lại hơn nữa. Thói đời thường là lúc cần
cut ngay thì người ta chần chừ. Nhưng đến lúc quá mệt mỏi vì
áp lực tâm lý hay đến lúc cạn kiệt thì họ mới cut.

Lúc đó lại là lúc nên mua, vì đó lại là bottom. Đời nó có cái quái
đản thế đó. Và dường như nó chỉ xảy ra với mình mà thôi !!!.
Tâm trạng này ai cũng có qua hết. Không ít thì nhiều. Chú nào
nói chưa có là xạo, hay chưa nếm đủ hương vị “ngọt ngào” của
trading. Bởi thế tại sao người ta đặt một số % nhất định khi
bước vào. Trật là ra không hối tiếc. Làm một vài lần sẽ quen
thôi. Quen rồi, nhớ lại lúc xưa sao mình ngu dể sợ. Cứ ôm hoài
một niềm đau nhức buốt của trading.

Trading Rule #03: TREND – xu hướng


Bài học chính của trading, trong tất cả các thị trường (market),
là đi theo hướng chính của thị trường đã và đang đi. Đó gọi là
TREND.
Trend nhiều khi có từng đợt, giống như đợt sóng. Up trend và
down trend. Mỗi một đợt sóng nhiều khi kéo dài thật lâu,
nhưng nhiều khi cũng thật ngắn. Không đợt sóng nào giống
nhau. Công việc chính của bạn trong thị trường là dò các cơn
sóng, và đi theo nó. Đơn giản vậy thôi. Tuy nói ra thì nghe rất
đơn giản, nhưng trên thực tế thì không đơn giản tí nào. Nhưng
nếu bạn quyết định chọn nghề này để làm kế sinh nhai thì bạn
phải ráng tìm các đợt sóng của thị trường mà đi theo, nếu bạn
muốn sống còn với nó.

Điều thứ hai mà bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng tìm kiếm
hai điểm quan trọng nhất của thị trường. Đó là hai điểm cao
nhất (top) và điểm thấp nhất (bottom). Từ lúc thị trường tài
chính được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm.
Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỷ này đã có không biết
bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực này. Tất cả
đều là vô vọng. Bạn có thể may mắn kiếm được nó một vài lần
trong cuộc đời trading của mình, nhưng đừng nghĩ là bạn có thể
sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai điểm này.

Cho nên bài học thứ ba trong cuộc chơi, và cũng là bài học để
sống còn, là đừng nên kiếm hai điểm cao nhất và thấp nhất để
mua và bán. Top và bottom thường xuất hiện vào những lúc
bạn không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì bạn mới
biết đó là Top hay Bottom. Thói thường của người là mua thấp
bán cao. Thói thường của thị trường là không mua thấp, và
cũng không bán cao. Chỉ cần mua bán khúc chính giữa thôi. Bạn
làm được như thế dài hạn thì cũng đủ giàu rồi.

10-trading-rule-cua-viet-currency (4).jpg

Trading rule #04: Kỷ Luật & Tự Kỷ


Đây là một điều đúng nhất trong tất cả những điều về trading
mà bạn sẽ học được.

Trading quả thật không có gì khó cả nếu chỉ nhìn trên mặt của
vấn đề. Ngược lại, trong chúng ta rất ít ai làm được. Lý do tại vì
sao? Câu trả lời này nằm trong mỗi chúng ta. Trading là một
phản ảnh của tính tình người trong cuộc chơi. Người mới trade
thường chỉ chú ý vào việc mua bán, ít khi tự suy xét về hành
động mua bán của mình. Đối với họ việc mua bán sẽ là quyết
định của thành công trong trading. Họ chưa biết đặt câu hỏi
ngược lại. Họ chưa biết tự xét mình, tự đánh dấu hỏi về sự
phân tích của mình. Họ còn suy nghĩ một chiều. Trong quá trình
trading, trader sẽ thu thập rất nhiều kinh nghiệm cá nhân. Mỗi
kinh nghiệm đó là kết quả của một bài học đau thương hay vui
mừng. Kinh nghiệm này dần dà sẽ được lưu trữ trong đầu mỗi
người. Dựa vào đấy, người trader lập ra cho mình một số luật lệ
riêng biệt mà chỉ có cá nhân đó mới áp dụng chính xác được.
Đem truyền cái này cho người khác họ sẽ ít thành công hơn.
Những luật lệ này là những luật lệ mà từng cá nhân một phải
theo cho thật sát. Nếu không thì sẽ thua rất mau.

Những trader khác như thế nào thì tôi không biết, riêng cá nhân
tôi, tôi có một số luật bất di bất dịch. Và tôi theo nó như một
cái máy. Cái này giúp tôi sống còn trong bao năm tháng của
trading. Nhưng không có gì trong đời là tuyệt đối, nhất là trong
trading. Cho nên rất nhiều khi tôi bỏ mất cơ hội để thắng vì cái
trade đó không có đưa ra signal mà tôi muốn. Những lúc đó, nó
đánh một câu hỏi lớn về phương pháp của mình.

Tôi có những hoài nghi về phương thức mình đã chọn. Và cũng


rất nhiều lần tôi bỏ nó để trade theo cái gì mình thích, trade
theo cảm tình. Nhưng dần dà thời gian qua, tôi thấy chỉ có nó là
cách thức đem lại cho tôi nhiều thành công nhất. Đọc giả của
website này phần lớn, nếu không nói là hầu hết, đều là những
người mới học trade. Nhiều lắm là vài năm. Ít lắm thì vài tháng.
Các bạn đang và sẽ đi trên con đường tôi đã đi qua. Đó là con
đường có khá nhiều chông gai. Trên con đường này các bạn sẽ
gặp những khó khăn y như tôi đã gặp. Nhưng tùy theo khả năng
hấp thụ của từng người trên đoạn đường này sẽ làm bạn thành
một người trader giỏi, một trader trung bình, hay tệ hơn, là
một người thua. Một số lớn các bạn đọc giòng chữ này hôm nay
sẽ bỏ cuộc, sẽ chọn một nghề khác. Đường vào Wall Street
thênh thang lắm, nhưng rất ít kẻ đi hết đoạn đường.
10-trading-rule-cua-viet-currency (5).jpg

Trading Rule #05: Stop Loss – Cắt lỗ


Đừng bao giờ hủy bỏ một stop loss order sau khi bạn đã đặt
xong.

Thông thường thì người mới học trade chưa biết xài stop loss.
Họ mua xong rồi bỏ đó. Nếu thấy nó xuống thì lo. Nó lên thì
mừng. Nếu nó xuống quá nhiều thì đành chịu vậy.

Giai đoạn thứ ai là tập đặt stop loss. Nhưng rồi khi thấy stock
xuống nhiều quá, họ lại dời stop loss xuống một mức thấp hơn
hay có thể hủy bỏ stop loss order luôn. Trading thì không ai
muốn thua, nhưng muốn thành công trong trading thì phải
chấp nhận rằng THUA là một điều phải có. Không thể nào tránh
khỏi được. Điều mình có thể làm khi thua là giảm bớt nó đi. Và
phương cách giảm bớt cái thua là stop loss. Và nếu hủy bỏ stop
loss thì cái thua sẽ tăng.

Một điều mà các bạn nên nhớ rằng là thị trường nó không biết
bạn đang thua. Với một hướng đi hiện tại mà nó đang đi
(lên/xuống) là kết quả của một lối suy nghĩ của tất cả các người
trong cuộc chơi gom lại. Chừng nào họ thay đổi lối suy nghĩ về
thị trường hiện tại thì hướng đi của giá mới thay đổi theo. Bằng
không thì nó vẫn sẽ đi theo hướng đi hiện tại. Bạn hay bất cứ
một người nào khác không thể nào tiên đoán được KHI nào
người ta sẽ thay đổi cái nhìn về thị trường, và giá sẽ thay đổi
theo. Vì thế phương pháp tự bảo vệ mình là một stop loss.

Trading Rule #06: Buy High & Sell Low – Mua cao, bán thấp
Đây là một loại momentum trading rất thịnh hành vào những
năm trước 2000 ở Hoa Kỳ.

Châm ngôn này đúng nhiều hơn sai, nhưng không hẳn là hoàn
toàn chính xác. Theo thiển ý của tôi thì hai chữ “buy high” này
là thế nào? Buy khi stock hay currency đang lên cao hơn điểm
52-week high, hay là cao hơn một điểm nào đó? Theo kinh
nghiệm riêng của tôi thì khi buy high bạn phải xác định lại cái
trend của thị trường. Trend càng dài, càng lâu, và đặc biệt nhất
là càng vững. Vững ở đây có nghĩa là chiều dài của trend (6
tháng, 1 năm chẳng hạn) không có dao động nhiều. Nó đi một
đường tương đối thẳng thì đó là một dấu hiệu tốt và nên mua
cho dù giá có cao hơn lúc trước. Kinh nghiệm cá nhân của tôi
trong định luật này là thị trường oil của gần 2 năm về trước khi
oil lên đến 40/barrel. Lúc ấy 40/barrel là một điều không tưởng
được vì chỉ 3 năm trước thôi, nó còn giá 15-20. Nhưng nếu nhìn
cái chiều dài của cái trend thì thấy nó đi một lằn thẳng. Slop (độ
cao) và thời gian dài của trend là tôi yên tâm là nó sẽ đi lên nữa.
Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Các bạn phải thực hành mới có
được kinh nghiệm cho cá nhân. Xài kinh nghiệm người khác chỉ
là phụ thôi. Trading rất là personal. Kiểu trade của một người
khó mà áp dụng cho người khác được.

10-trading-rule-cua-viet-currency (2).jpg

Sell Low: Cái này tương đối khó hơn buy high. Lý do là phần
đông những ai lọt vào vị trí này thường là đang lỗ. Và bán lỗ là
một điều ít ai thích làm. Người ta mong sao cho stock hay đồng
tiền mình vừa mua lên lại để họ có cơ hội bán ra để tránh lỗ,
hay để giảm cái lỗ đi. Tuy nhiên, thị trường rất ít khi làm vừa
lòng người. Lúc mình cần nó “cứu bồ” thì nó thường đi xuống
luôn, làm cho mình càng thêm tuyệt vọng. Trong chúng ta ai có
tí kinh nghiệm xương máu trong trò chơi này đều có cảm giác
tuyệt vọng như trên một vài lần trong đời trading.

Ngoài ra, một trong những lý do mà người ta khó bán thấp là


để giảm cái thua là vì người ta luôn “nhìn ngược dòng thời
gian” để biện minh cho sự kiện giá cả của hôm nay. Họ nghĩ
rằng giá của hôm nay so với giá của mấy ngày trước quả là
“thấp” lắm rùi. Stock hay đồng tiền vừa mua sẽ khó xuống thêm
nữa. Đâu ai biết được rằng vài ngày sau đó thì giá sẽ thấp hơn
giá bây giờ luôn. Kinh nghiệm này trong chúng ta ai cũng có, và
rất ít người tránh được lúc ban đầu. Selling low là một nghệ
thuật, thường đòi hỏi một kỷ luật nghiêm chỉnh mới có thể
thực hành được. Theo thiển ý của tôi thì nó còn khó hơn là BUY
HIGH nhiều lắm.

Trading Rule #07: Hãy chấp nhận thắng thua một cách bình
thường
Là một trader, bạn cũng như một người lính ra trận.

Không thể nào bạn tránh khỏi bị thương. Vấn đề chỉ là lúc này
hay lúc khác thôi. Điểm chính của việc thua lỗ trong trading là
thái độ của bạn đối với nó như thế nào. Đừng đặt nặng vấn đề
tình cảm vào nó nhiều quá. Tiền dĩ nhiên là rất quan trọng,
nhưng quan trọng hơn là tư cách của bạn trong việc thắng thua.

Người không cho tình cảm chi phối nhiều thường là người có
nhiều cơ hội thắng hơn. Muốn làm được việc này thì chuyện
đầu tiên là trade theo khả năng tài chính của mình. Vào cuộc
chơi đừng vội nghĩ đến mình sẽ thắng. Mà hãy nghĩ đến hậu
quả của cái thua. Tự hỏi mình nếu tôi thua thì sao? Wall Street
không phải là nơi dễ kiếm ăn. Cái thua luôn xảy ra nhiều hơn cái
thắng. Nếu không chuẩn bị tinh thần thì khi thắng thua dễ làm
chao đảo lòng người
Trading Rule #08: Thành Bại trong trading không phải là do khả
năng tiên đoán hướng đi của thị trường trong tương lai, mà là
do khả năng thua ít lời nhiều
Có nhiều người lầm tưởng rằng thành công trong trading có
nghĩa là tiên đoán hướng đi của thị trường.

Dĩ nhiên rằng đó là một điều tiên quyết và đúng nhất. Nhưng


thử hỏi mấy ai làm được hoài. May mắn lắm là đúng một hai
lần. Chúng ta không vào trò chơi trading này với cục xí ngầu
trong tay để ngày ngày gieo quẻ đoán hướng đi của thị trường.
Ngược lại, chúng ta vào thị trường với mức lỗ thấp HƠN mức
lời. Đó mới là chân lý trong trading.

Nếu chúng ta có thể thua 5 đồng cho mỗi cái trade, nhưng gỡ
lại 7 đồng cho cái trade sau đó thì coi như chúng ta đã thắng.
Bởi thế sự thành bại của trading không quan trọng bằng số tiền
lời của từng cái trade. Bạn có thể thua 9 trong 10 cái trade. Mỗi
lần thua bạn thua 1 đồng, nhưng cái trade cuối cùng bạn lời
được 10 đồng. Bạn chọn cái nào?

10-trading-rule-cua-viet-currency (6).jpg

Trading Rule #09: Thà mất mặt, chứ đừng để mất tiền
Trader không có sĩ diện.

Tôi không biết ai phán câu này. Nhưng nó là chân lý đấy. Nhiều
người nhảy vào một position, nhận ra rằng đó là sai, nhưng vẫn
quyết định ngồi lỳ trong đó cho đến khi mình thắng. Họ nhất
quyết không chấp nhận thua. Họ trọng sĩ diện của mình hơn túi
tiền. Đây là một phản ứng rất bình thường của con người.

Muốn thành công trong thế giới trading này, người trader phải
làm ngược lại. Họ không cần biết sĩ diện, chỉ cần biết là nếu sai
là cut loss liền. Sai trong market là một chuyện đương nhiên.
Không sai mới là lạ. Bao nhiêu cái account đã tan nát trong
forex market chỉ vì cái sĩ diện? Rất ít người nhận ra cái này
trong lúc trade. Điều mà người trader nên phân biệt giữa cái gọi
là sĩ diện và cái gọi là kiên nhẫn chờ đợi để market nó quay về.

Nếu sau khi nhảy vào rồi, thấy market hoàn toàn đi ngược lối
mình suy luận. Những tin tức đưa ra, cộng thêm cường độ của
giá nhảy… làm cho mình biết rằng mình đã sai. Đó là lúc nên bỏ
chạy. Còn nếu nhảy vào rồi, nhưng những lúc đầu tiên market
chưa hoàn toàn đi theo hướng mình mong muốn, và cái loss
không to lắm. Market lúc đó cũng chưa có một hướng đi dứt
khoát thì rất có thể cái trade của mình cần chút kiên nhẫn. Khả
năng phân biệt được cái nào là cái nào và làm gì, tùy thuộc vào
kinh nghiệm cá nhân và sự nhạy bén về market của từng người.
Trading Rule #10: Bạn có bao giờ bị lỗ trong trading chưa? Nếu
có, hãy quên nó đi. Ngược lại, bạn có bao giờ lời trong trading
chưa? Nếu có, hãy quên nó còn nhanh hơn nữa.
Trader không có thời giờ ngồi liếm “vết thương lòng” hay vuốt
ve tự ái cá nhân. Nghiệp trade là một nghiệp va cham rất nhiều.
Nếu bạn để nó trong lòng thì không bao giờ khá được. Bạn nên
nhớ rằng tiền vô hay tiền ra là luật tự nhiên của nghề. Công việc
chính của bạn là giữ tiền vô nhiều hơn để tiền chạy ra. Bạn cứ
nghĩ rằng ai đó vừa mướn bạn canh chừng số tiền của họ. Và
công việc của bạn chỉ giữ cho số tiền vào nhiều hơn số tiền ra là
được. Đừng buồn khi bị thua, mà cũng đừng mừng khi thắng.
Buồn khi thua sẽ làm bạn khó gỡ. Vui khi thắng dể làm bạn mua
thua. Chân lý của trading là thế đấy. Nếu bạn tạm sửa lại cái lối
suy nghĩ khi trade, chẳng hạn như đừng xem cái account trước
mặt là của bạn. Nó là của ai đó đang mướn bạn trong chừng,
trade cho người ta. Tự nhiên bạn sẽ thấy cẩn thận và trade theo
nguyên tắc mình đặt ra lúc ban đầu. Cái này sẽ giúp bạn thắng
nhiều hơn thua. Cái này không hẳn.

10-trading-rule-cua-viet-currency (7).jpg

Trading nó khác hơn những nghề khác là chỗ này đây. Người ta
gọi đó là ASYMMETRIC. Asymmetric tạm dịch là MÉO, không
đồng đều. Khi anh chấp nhận 2% loss, anh có thể chấp nhận
10% profit. Có nghĩa là sau khi open a position xong và thua thì
anh sẽ cutloss @2%. Ngược lại, khi anh nhảy vào và lời khoảng
2% rồi thì anh không hẳn phải đi ra. Anh có thể ngồi đến mức
mà anh muốn. Ngồi bao lâu để lời thêm bao nhiêu thì tùy. Giai
đoạn này mới là giai đoạn phân biệt giữa người biết trade và
người không biết trade.

Tại vì lúc mới nhảy vô (long/short) thì xác xuất thắng thua cũng
y như nhau thôi (50/50). Người biết trade là người thấy rõ rằng
cái trade mình mới nhảy vô đó đúng là a good trade. Và khi anh
thấy a good trade rồi thì anh làm gì? Anh pound thêm vào nữa.
Hành động này giống y như con cá mập sau khi hửi mùi máu.
Con cá mập sau khi đánh hơi được con mồi, cái cắn đầu tiên rất
nhẹ, vừa đủ để phân biệt được đó là con mồi. Sau khi xác định
xong là nó tấn công như vũ bão. Đó là tại sao người ta thường
ví trader như là shark. Tại vì a good trader khi thấy được mục
tiêu là nó đập vào max luôn trong thời gian cực ngắn. Đó là tại
sao trên chart anh thấy break out/down. Hiểu không? Tôi gọi
phương pháp này là cách đi tiền trong trading. Bởi thế, trên
thực tế số % thắng thua chỉ là 50% thôi, nhưng SỐ TIỀN thắng
và thua (winning ratio thì rất cao). Người biết trade không phải
là người biết sửa cái ratio này. Vì đây là một PROBABILITY
không thể thay đổi được. Tại sao nó không thể thay đổi được?
Tại vì trên đời này CHƯA CÓ NGƯỜI nhìn thấy tương lai một
cách chính xác. Vì chưa thấy chính xác cho nên mỗi lần xuống
tay cũng chỉ là 50/50 ăn thua thôi. Nhưng sự kiện phân biệt
được a real trader and a ROOKIE là CÁCH ĐI TIỀN trong trading.

Vì thế, khi bác đi vòng vòng trên Net, muốn đánh giá khả năng
thật sự của một trader ra sao, bác không cần người ta show
trade. Tại vì cái trade không nói được gì. Nó không DEFINE
được khả năng người trade. Mà điều bác muốn thấy là lý luận
phân tích cùng với cách thức đi tiền trong cái trade đó. Trong
đây bác nào cũng biết đánh bài hết, đúng không? Các bác cho
tôi biết khả năng sống sót trong một ván bài là khả năng gì? Có
phải là cách thức đi tiền không? Bởi thế khi đi lang thang trên
NET, bác rất dể nhận diện một chú rookie trader lắm. Dấu hiệu
của một rookie trader là gì? Xác xuất trade lúc nào cũng gần
100% là THẮNG!

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả
theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà
đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình
trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của
thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu
tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết
định của mình. Thành công là của bạn!
1. Chỉ báo về giao động (Volatility Indicators)
• Average True Range
• Bollinger Bands
• Commodity Channel Index
• Moving Average (Variable)
• ODDS Probability Cones
• Relative Volatility Index
• Standard Deviation
• Standard Error Bands
• Volatility, Chalkin's
2. Chỉ báo về xung lượng (Momentum Indicators)
• Accumulation Swing Index
• Chande Momentum Oscillator
• Commodity Channel Index
• Dynamic Momentum Index
• Intraday Momentum Index
• Linear Regression Slope
• MACD
• Mass Index
• Momentum Indicator
• Price Oscillator
• Price Rate-Of-Change
• Random Walk Index
• Range Indicator
• Relative Momentum Index
• Relative Strength Index(RSI)
• Stochastic Momentum Index
• Stochastic Oscillator
• Swing Index
• Trix
• Ultimate Oscillator
• Williams' %R
• Williams' Accumulation-Distribution
3. Chỉ báo theo chu kỳ (Cycle Indicators)
• Cycle Lines
• Detrended Price Oscillator
• Fibonacci
• Fourier Transform
• MESA Sine Wave Indicator
4. Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators)
• Accumulation-Distribution
• Chaikin Money Flow
• Chaikin A/D Oscillator
• Demand Index
• Ease of Movement
• Herrick Payoff Index
• Klingler Oscillator
• Money Flow Index
• Moving Average (Volume Adjusted)
• Negative Volume Index
• On Balance Volume
• Open Interest
• Positive Volume Index
• Price Volume Trend
• Trade Volume Index
• Volume
• Volume Oscillator
• Volume Rate-Of-Change
5. Chỉ báo mức hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance
Indicators)
• Andrew's Pitchfork
• Envelope
• Fibonacci Arcs, Fans, Retracements
• Gann Lines, Fans, Grids
• Ichimoku Kinko Hyo
• Projection Bands
• Projection Oscillator
• Quadrant Lines
• Speed Resistance Lines
• Tirone Levels
• Trendlines
6. Chỉ báo về xu hướng (Trend Indicators)
• Aroon
• Commodity Selection Index
• DEMA
• Directional Movement
• Forecast Oscillator
• Linear Regression Indicator
• Linear Regression Slope
• Linear Regression Trendline
• MACD
• Moving Averages (all methods)
• Parabolic SAR
• Performance
• Polarized Fractal Efficiency
• Price Oscillator
• Qstick Indicator
• r-squared
• Raff Regression Channel
• Standard Deviation Channel
• Standard Error
• Standard Error Bands
• Standard Error Channel
• TEMA
• Time Series Forecast
• Vertical Horizontal Filter
Originally Posted by VietCurrency
Một trading signal phải có ÍT NHẤT là 3 điều
• Formation
• Momentum
• Market Sentiment
thì xác xuất thành công mới cao. Khi nào đủ 3 yếu tố đó thì mới
xuất chiêu. Ra chiêu sớm khi chưa đủ công lực (3 yếu tố chính
phía trên) thì không mà dứt điểm đối thủ lắm. Trong các
derivative markets như Vàng, Oil, Currency toàn là cao thủ của
TA nằm trong đó. Nếu bác thấy được cái này thì họ cũng ĐÃ
THẤY rồi. Cho nên không dể ăn như bên stocks đâu. Sự thắng
thua trong các markets này thường xuất phát từ lý do thứ 3:
MARKET SENTIMENT. Chứ không phải từ charts. Đó là tại
sao phần lớn traders thua trong derivative markets. Lý do thứ 3
đòi hỏi một sự phân tích xuyên market để thấy the real $ đang,
hay có thể, sẽ làm gì.

Originally Posted by VietCurrency


Giá trên thị trường là 2-dimensional object. Đó là tại sao trên
chart có hai cột X & Y. Tại vì giá gồm có thời gian. Take a first
derivative of price (theo toán học) sẽ là momentum. Hay nói
chính xác hơn thì momentum là RATE OF CHANGE OF
PRICE. Hay chính xác hơn là mỗi ngày qua sự thay đổi của giá
có TĂNG so với ngày hôm trước hay không? Rate of
change là vật SLOW DOWN trước khi giá thật sự slow
down. Trong TA nó có 3 loại phân tích: formation, trend,
momentum. Formations là hình dáng mà bạn phải nhận ra để
nhớ. Sau đó là bạn xài trend indicators để dò hướng đi.
Cuối cùng là bạn xác nhận hướng đi đó với momentum.
Momentum là sức mạnh của hướng đi. Đó là 3 điều cơ bản mà
bạn cần biết trước khi phân tích chart. Formation được tăng
thêm tín nhiệm (credibility) khi nó được hai loại indicators
trend & momentum xác định. Thí dụ như bạn thấy một break
out mà bạn nghi là a bull trap thì bạn có thể xài hai loại
indicators ở trên mà gạn lọc nó. Nếu gạn lọc được rồi thì bạn
mới quả quyết nó là gì. Bằng không thì bạn rất sẽ khó biết cho
đến khi nó xảy ra.
Originally Posted by Stockchart
Momentum Oscillators
Many leading indicators come in the form of momentum
oscillators. Generally speaking, momentum measures the rate-
of-change of a security's price. As the price of a security rises,
price momentum increases. The faster the security rises (the
greater the periodover-period price change), the larger the
increase in momentum. Once this rise begins to slow,
momentum will also slow. As a security begins to trade flat,
momentum starts to actually decline from previous high levels.
However, declining momentum in the face of sideways trading
is not always a bearish signal. It simply means that momentum
is returning to a more median level.
Học kiến thức căn bản thì nên bắt đầu từ đâu vậy anh VC?
   Học “market sentiment” thật khó, cách học hiện tại của
chucuoi như sau: đọc tài liệu về kinh tế vi mô, vĩ mô, tài liệu căn
bản về thị trường tài chính- tiền tệ, tài liệu định nghĩa, tầm quan
trọng của các chỉ số kinh tế ( giống như bài viết về ISM của anh
VC hôm qua), hàng ngày đọc bản tin, phân tích của người khác,
rồi sau này bắt chước viết giống như vậy, chỉ có điều toàn xài đồ
free nên không biết chất lượng tốt không, nhưng với trình độ của
mình thì thấy vậy là tốt rồi. Cách học như vậy còn thiếu sót gì
không nhỉ? Các bác có đề nghị cái khác tốt hơn không?
   VC: Chú hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai bi giờ. Mấy cái này nó nằm
hết trong đầu tôi từ lúc nào không biết. Hồi đó tôi có nói với chú
một lần rồi. Đó là kinh nghiệm nó tích lũy từ nhiều năm qua. Tôi
có thể liên kết các câu chuyện tài chánh từ thị trường này sang
thị trường khác, hay có thể pick up một tin nào đó nhìn nó dưới
một dạng khác. Và dùng information đó để trade. Tôi phân tích
VN market cũng bằng cái này mà thôi. Chú cũng thấy. Tôi đâu
có biết gì về VN, chứ đừng nói là VN market. Nhưng thị trường
nào nó cũng có cái nét hao hao giống nhau, cho dù đó là một thị
trường mới như VN hay là một mature market như USA. Vì
market là một kết quả của một đám đông cấu tạo thành.
Con người ở đâu cũng thế thôi. Có nghĩa là cũng có những lúc
yếu mềm như nhau. Tham & Sợ đều giống nhau hết. 
   Market Sentiment rất khó: Đúng rồi. Vì đây là bước chót của
quá trình phân tích dử kiện. Đó là INSIGHT OBSERVATION
(cái nhìn sâu sắc )mà. Chú cũng rất thông minh đấy. Một năm về
trước tôi mới gặp chú. Chú còn rất ngáo trong trading. Một năm
sau chú lò tò đi học market sentiment rồi. Chiêu này rất khó học
vì nó đòi hỏi sự liên kết các dử kiện lại với nhau và tìm ra ý
nghĩa. Khi hiểu ý nghĩa đó rồi thì mới biết nên làm gì. Wall
Street có câu: INFORMATION IS FREE; KNOWLEDGE IS
PRICELESS(kiến thức là vô giá ). Đừng lầm lẫn information
và knowledge(kiến thức ). Bước chót của trading là transform
(chuyển_đổi)_information_lượm_được sang
trading signals. No...Unwinding không phải là trade ngược.
Trong tiếng Anh, prefix UN có nghĩa là làm ngược lại hay là
không. Unwinding là một tiếng lóng trong trading nói lên một
trạng thái tháo gở những gì đã có. Giống như bác đang xây cái
nhà (carry trade). Bây giờ bác tháo gở nó ra (unwinding).
Traders là một thế giới nhỏ thu gọn. Họ đẻ ra nhiều danh từ
thoáng qua thì rất vô nghĩa, nhưng nó lên đầy đủ cảm tính của
việc làm. Trong trường hợp này unwinding cũng giống như là
một hành động CLOSING OUT A POSITION. 
   Còn trade ngược thì có nghĩa là đi ngược hướng. Nó mang
nhiều tính chất OPENING A POSITION và aggressive nhiều,
hơn là chỉ đơn giản closing out những gì mình đã có. Market
sentiment hiện tại nói lên cho bác biết. Nếu bác đã và đang có
carry trade thì bác nên unwind nó thôi, chưa đến mức bác cần
trade ngược đâu. Bác cho tôi hỏi nè. Nếu NFP mà thấp như thế
thì viễn ảnh một phân lời được cắt sẻ tăng rất cao. In fact, cách
đây chừng 1 tuần xác xuất của một Fed cut 50 bpts hầu như
rất nhỏ. Nhưng sau khi chỉ số này ra thì nó vọt lên rất cao. Nếu
sự lên xuống của USD tùy thuộc vào phân lời, và tương lai là
một lower rate, thế thì hôm nay tại sao USD lại lên cao?

NFP gồm có 3 chỉ số chính:


 Employment number
 Unemployment rate
 Hourly wage
   Cả 3 con số này đều quan trọng. Nhưng tùy lúc mà 1 trong 3
con đó lại quan trọng hơn 2 con kia. Một NFP ra mà được xem
là "bình thường" thì cả 3 con phải đúng như market nhận. Nếu
trật là market sẽ giao động. Traders luôn xem 3 con này riêng rẻ.
Tại vì mỗi con số nó nói lên một khía cạnh khác của sự kiện.
Stock traders thường xem con số đầu (employment number). Tại
vì stock market là một bộ phận của kinh tế. Khi số người có việc
làm tăng hay giảm nó ảnh hưởng trực tiếp vào nguồn máy này.
Bond market và các thị trường derivative khác thì coi trong 2
con số còn lại. Lý do là căn bản của các thị trường này là
hedging. Hedging là đồng nghĩa với cost (chi phí). Và chi phí
tăng giảm thường phụ thuộc vào rate(tỷ lệ ). Rate đây có nghĩa
là market rate, vì market rate rất nhạy cảm với market
expectation. Market expecation thì được dựa vào sự phân tích
trước và sau khi chỉ số kinh tế được công bố.

Ngày hôm qua: Friday Jan 4th, 2008


Trong 3 chỉ số đó, ngày hôm qua traders coi trọng chỉ số
UNEMPLOYMENT RATE nhiều nhất. Trong kinh tế học thì
người ta dạy rằng một optimal economy thường là
7% unemployment. Lý do mà anh không muốn 0%
unemployment vì anh cần một co giản của số lượng người đi
làm để nó đừng tạo áp lực trên tiền lương. Nếu không có ai
thất nghiệp thì khi cần thêm người, anh phải tăng lương thì
người ta mới chịu làm cho anh. Cái tăng lương này làm lạm phát
tăng. Ngược lại, nếu con số % unemployed nhiều quá thì kinh tế
không được xem là efficient. Trong kinh tế Hoa Kỳ, con số
magical employment là 5%. Phần lớn của năm 2007 đến giờ con
số unemployment rate của US là khoảng < 5%. Hôm qua khi
con số job number ra thấp quá cộng thêm một unemployement
rate cao hơn dự định thì currency traders lại phản ứng vì con số
này. Lý do mà họ xài con số này là vì con số này rất ít giao động
so với con số employment number. Nếu anh trade lâu thì anh
sẽ thấy rằng con số employemnt thường được sửa lại vào tháng
sau. Lý do là lúc nó được công bố, đó chỉ là một con số chung
chung thôi. Con số đó chưa là con số chính xác và final. Vào
cuối tháng sau khi có một con số mới thì người ta revise nó lại.
Ngược lại con số employment rate thì tương đối ổn định hơn.

Economic
 Nonfarm Payrolls Dec/08:00 AM 18K vs 115K
 Unemployment Rate Dec/08:00 AM 5.0% 4.7%
 Hourly Earnings Dec/08:00 AM 0.4% 0.4%
   Market đã từ lâu có dấu hỏi lớn về ảnh hưởng của cái
subprime mortgage trong kinh tế Hoa Kỳ. Nếu anh còn nhớ rằng
từ tháng 8 năm ngoái khi subprime mortgage bùng nổ, market đã
nhiều lần muốn the FED cut rate liền, và cut nhiều. Nhưng the
FED lại chậm chạp trong việc cut rate. Bernanke còn cut
discount rate v.v..v thay vì cut Fed fund rate. Kinh tế Hoa Kỳ
hơn 70% được liệt kê vào hàng service economy. Service
economy lên xuống tùy theo khả năng tiêu xài của người dân.
Và khả năng tiêu xài của người Mỹ trong mấy năm qua tùy
thuộc vào giá nhà của họ. Khi giá nhà xuống thì khả năng này
cũng giảm đi. Lực cầu trong một service economy mà giảm thì
số % thất nghiệp cũng tăng. Traders trong khoảng thời gian vừa
qua chỉ ước lượng một SLOW DOWN trong kinh tế, chứ không
ai nói về một RECESSION. Hôm thứ 4 chỉ số ISM ra quá tệ.
Hôm nay môt % unemployment ra khác cao. Nó ở ngay ngưỡng
cửa của một recession theo đúng định nghĩa. Đó là tại sao
market có phản ứng rất mạnh như thế, chứ không phải chỉ vì con
số employment number 18k so với con số dự đoán là 115K. Tôi
có thể bảo đảm với anh rằng con số 18K này không có chính
xác. Nó cao hơn 18K. Nhưng cao hơn bao nhiêu thì tôi không
biết. Anh phải đợi tháng sau khi con số revision ra mới biết. 

Tai sao USD không rớt?


   Trong năm 2007, hai đồng tiền yếu nhất của thế giới là USD &
JPY. Lý do mà nó yếu là vì carry trade. Lý do mà traders xài
carry trade là: rate differentials & low risk. Rate differentials thì
anh biết rỏ. Cái còn lại là risk. Risk ở đây là market risk và
thường được đo qua con số beta, hay còn gọi là volatility.
Financial markets của thế giới, nói chung, trong năm 2007
không có risk nhiều. Chỉ trừ lúc gần cuối năm khi subprime của
Mỹ bùng nổ. Tuy gọi là một rối rắm (mess) trong financial
market, nhưng chưa có một scandal nào có thể gây nguy hại đến
nền tài chánh thế giới nói chung. Nó không giống như
Asian crisis của 98 mà kết quả là một Long Capital Management
hedge fund blow up. The Fed học được bài học củ nên họ rất
nhiệt tình. Đó là tại sao chỉ vài tuần sóng gió thì carry trade lại
được tiếp tục. Nhưng đó là dĩ vãng. Thời gian đó người ta còn
chờ đợi một kết quả của cái subprime mortgage. Người ta chưa
đo lường được hậu quả của nó trong kinh tế. Sau bữa thứ 6 thì
khác. Người ta thấy được, hay ít gì cũng có một tiên đoán. Con
số 18K vs. 115K dự đoán của employment number là một con
số sai biệt quá lớn. Cộng thêm vào đó là cái % unemployment
mà tôi nói phía trên. Carry trade thường chỉ hoạt động trong một
môi trường low risk. Tại sao? Tại vì khi anh trade trên rate
differentials, anh đang make a DIRECTIONAL BET về hướng
đi của phân lời. Cái directional bet đó cần phải hedge. Phần lớn
các big currency trading firms không chơi spot. Họ chơi forward
để giảm tối đa cái cost. Forward contracts là một illiquid market
so với spot. Forward market chỉ liquid khi không có sóng gió.
Directional bet trading đòi hỏi hedging. Hegding thì đi chung
với chi phí. Giá tiền của hedge sẽ tăng khi risk tăng. Hedge là
danh từ nhà nghề cho chữ INSURANCE. Bảo hiểm thường tăng
khi thị trường giao động mạnh. Thị trường giao động mạnh khi
có những dữ kiện nằm ngoài sự ước lượng của nó. Đó là tại sao
US equity market xuống ầm ầm mấy hôm nay. Bên Japan thì the
Nikkei rớt xuống khoảng 600 pts trong một ngày. Dựa vào đó,
traders thấy rằng world financial market đã hết còn yên lặng như
xưa cho nên họ bắt đầu unwind những carry trades của 2007.
Thêm vào đấy là bây giờ là 2008. Nếu unwinding carry trade
thì có thể hoãn thuế cho đến 2009. Đây là thời điểm tốt nhất để
cash out trên phiên diện trading và thuế. Vì thế anh đừng ngạc
nhiên khi thấy USD không rớt nhiều như người ta tưởng cho dù
chỉ số NFP rất là tệ.

Vài lời chia sẻ...


   PS: Ở đây không có trúng trật đâu chú. Chỉ chia sẻ thôi. Chú
chia sẻ trong khả năng của chút là tốt nhất đó. Trình độ mỗi
người mỗi khác mà. Miễn sau một năm trước và một năm sau có
nhiều tiến bộ là khá rồi. Bi giờ tôi chia sẻ với chú. Sau này tôi
bận việc, chú sẽ lên đây nắm chức head trader cho currency của
site mà chia sẻ lại.
   Trên thế giới có hai đồng tiền chính làm nơi trú ngụ. USD và
CHF. USD là nơi tránh cho các cơn bảo tài chánh không xuất
phát từ US, và thường là cơn bảo tài chánh mà thôi. Nếu cơn bảo
chính trị thì người ta chạy vào CHF. Lý do là Thụy sĩ luôn được
thế giới xem là một quốc gia trung lập trong các cuộc tranh cải
về chính trị của thế giới. Riêng trong trường hợp hiện tại tôi
không nghĩ rằng người ta chạy vào USD vì muốn tránh bão.
USD mạnh trong giai đoạn hiện tại không phải vì một NET
LONG, mà là một UNWINDING của mấy chú shorts. Một điều
mà tôi thấy phần lớn mấy chú retail traders đang lầm lộn về LÝ
DO vàng lên. Họ chỉ chú trọng vào sự kiện USD xuống, tạo ra
lạm phát, và vàng được xài để hedge. Ngoài ra, có người thì nói
là vàng lên vì các quốc gia như Ấn Độ cần vàng làm nữ trang
v...v...Ở đây tôi muốn nói về cái lý do thứ 2: vàng làm nữ
trang. Vàng được làm nữ trang thì ai cũng biết, nhất là vào các
mùa lễ cưới tại Ấn Độ. Nhưng điều mà ít ai suy nghĩ về cái
logics của lập luận này. Mùa có nghĩa là cycle trong
trading. Nếu Ấn Độ có mùa cưới hỏi trong khoảng thời gian nào
đó của năm thì có nghĩa là trong khoảng thời gian đó, vàng lên
khá cao so với giá trung bình của năm. Vì là cycle cho nên sau
mùa lể cưới thì nó sẽ rớt trở lại mức cũ. Nhưng nếu nhìn vào
gold chart thì chúng ta không thấy cái cycle đó diễn ra trên
chart. Vàng trong thời gian 2 năm qua có một cái mà technicians
gọi là SECULAR UP TREND. 
   Khởi đầu của năm 2007, nó đi lên một chút, rồi consolidated
chừng vài tháng. Sau đó là break out on the upside. Gold không
oscillate như một cycle để giải thích lập luận "mùa lể
cưới." Thật ra, một phần lớn của sự kiện gold lên là vì USD
xuống. Nhưng đó chỉ là mặt trái của vấn đề. Sự kiện chính là sự
phát triển kinh tế của thế giới nói chung. Economic
expansion mới là lý do làm cho gold lên giá. Dĩ nhiên, một phần
lớn giá cả hiện tại của gold cũng là do mấy chú speculators.
Gold lên vì kinh tế phát triển là vì gold là một vật DẪN ĐIỆN
số một trên thế giới on a large scale. Các khoán sản của thế giới,
gold là số 1. Chính vì thế nếu các bác có biết chút ít về satellites
thì các bác sẽ thấy rằng phần lớn satellites đều màu vàng. Vàng
là vì satelites được bọc bằng vàng để dẫn điện. Trong các món
hàng điện tử, vàng được làm một lớp vỏ bề ngoài để dẫn điện.
Đó là một trong những lý do, nhưng không phải là lý do duy
nhất, để làm vàng tăng giá. Mai này khi kinh tế US có suy thoái
và nó kéo theo world economy thì vàng cũng vì thế mà đi xuống
theo. Thêm một điều nữa là vàng không thể nào được chế ra
giống như kim cương. Vàng chỉ có thể đào từ trong đất mà ra.
Thành ra số lượng supply của vàng trên thế giới tùy thuộc vào
khả năng tìm kiếm của nó, chứ không phải là khả năng sáng chế
ra nó. 

   Chucuoi: Tôi thấy câu nói này đúng và quan trọng nên tôi save
lại, đến một lúc nào đó bác sẽ thấy tôi lại nói câu này cho mọi
người, giống như những nhận xét mà bác hỏi tôi hôm
nay. Những vấn đề trên thuộc loại những thuộc tính cơ bản của
các đồng tiền chính, cũng không có nhiều, tôi liệt kê một số
thuộc tính chính mà tôi biết, bác nào biết thêm thì bổ sung nhé. 8
đồng tiền chính để trade: USD, EUR, GBP, CHF, CAD, AUD,
NZD, JPY mỗi đồng tiền có những đặc tính cơ bản. Trong đó 3
đồng tiền CAD, AUD, NZD gọi là commodity, vì giá của các
đồng tiền này chủ yếu chịu ảnh hường bởi giá cả của các mặt
hàng là thế mạnh kinh tế của quốc gia đó, ở đây ta chủ yếu bàn
về hai mặt hàng chính là: gold, oil. - CAD: Canada là một nước
sản xuất và xuất khẩu dầu lớn thứ 9 trên thế giới va` từ
năm 2000 trở đi, Canada đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành
nước cung cấp dầu quan trọng nhất của USA. Vì thế, khi giá dầu
bắt đầu "bùng nổ" vào năm 2002, Canada đã thu được nguốn
ngoại tệ không nhỏ bằng việc xuất khẩu dầu qua một số nước
lớn như USA, China, Japan... Do đó giá đồng CAD chịu ảnh
hưởng của oil - JPY: Japan là một trong những nước nhập khẩu
dầu lớn nhất trên thế giới và đồng JPY rất "nhạy cảm" với oil
price. Ngoài ra, Japan là nước có lãi suất thấp nhất so với các
nước còn lại, nên giá của JPY cũng chịu ảnh hưởng của họat
động carry trade. - AUD: Australia là một trong số những nước
có trữ lượng vàng để khai thác và xuất khẩu cao nhất thế
giới( chỉ đứng sau South Africa ), do đó, ko có gì ngạc nhiên
nếu chúng ta thấy Aussie ( $AUD) và gold luôn có một sự tương
đồng về giá cả. - NZD: AUD/USD và NZD/USD tương đồng
đến 90% => Giá Gold cũng ảnh hưởng đến NZD. Ngoài ra, vì
Australia và New Zealand đều là những nước xuất khẩu hàng
hóa, nông sản cao cho nên giá nông sản cũng phần nào tác động
đến $AUD và $NZD.
- EUR: đồng EUR chiếm tý trọng cao nhất trong USD index,
nên có thể xem chỉ số này dự đoán xu hướng giá của EUR.
Ngoài ra, đồng EUR và CHF lên xuống tương đồng
nhau khoảng 80%. Trong các nước EUR thì Đức là nước có ảnh
hưởng lớn đến EUR, nên có thể xem các chỉ số kinh tế của Đức
để đoán giá EUR. 
- CHF: lên xuống tương đồng với EUR, và cái này anh VC mới
nói, CHF là nơi để tránh bão chính trị.
- GBP: đồng tiền này tôi không biết có thuộc tính đặc trưng
gì???
   P/s: các con số thống kê trên có thể không chính xác, ví dụ
như CAD có thể là nước xuất khẩu dâu thứ 10, thứ 8, . . . điều
đó không quan trọng lắm, quan trọng là nhận xét sau đó về CAD
và oil. Có thể nhiều bác chưa hiểu ý topic này, đó là topic phân
tích thị trường trên quan điểm của trader, chứ không phải là
analyst. Có sự khác biệt giữa hai nhóm người này khi phân tích
thị trường. Trader phân tích để trade họ không phân tích quá
sâu, mà chỉ phân tích tìm xu hướng thị trường trong ngắn hạn,
trung hạn, phân tích đủ để họ có thể make $, phân tích mang tính
chất thực tế, ứng dụng, không quan tâm đến những con số quá
cụ thể, không dùng lý thuyết này, lý thuyết kia để tìm cách giải
thích. Analyst thì họ phân tích thị trường sâu hơn, mang tính
nghiên cứu, học thuật, dùng các lý thuyết kinh tế để phân tích và
giải thích, nên họ cần số liệu cụ thể và chính xác. 
Tôi lấy một vài ví dụ để minh họa:
Quote:
   Cho hỏi là con số 5% hay là 7% là con số chuẩn mà mình đem
ra để thấy mức độ của nền kinh tế. Tôi không quan tâm trong lý
thuyết kinh tế họ nói chính xác mấy phần trăm là con số thể hiện
nền kinh tế bắt đầu suy thoái. Tôi chỉ biết con số hiện tại là 5%,
và mọi người đang nói rằng "Since 1949 the unemployment rate
has never risen by this magnitude without the economy being in
recession" Tôi không biết và cũng không có đủ số liệu để thống
kê để biết con số kể từ 1949. Hơn nữa tội gì mình phải làm cho
mệt, có người khác làm việc này cho mình rồi thì mình chỉ cần
copy lại thôi.
   Tương tự cho câu nói
Quote:
75% thị trường xuất khẩu của Canada là Mỹ 
Tôi không có số liệu để thống kê, và tôi cũng không tìm hiểu kỹ
chuyện này làm gì. Tôi chỉ biết Canada xuất khẩu nhiều sang
Mỹ, còn con số 50%, 60%, hay 80% thì không để ý lắm. Nếu
bác m2m hỏi tôi "khối châu Âu họ thường xuất khẩu những mặt
hàng chủ yếu nào qua Mỹ và ngược lại cũng như là nhập khẩu
nhiều nhất cái gì?" Tôi sẽ hỏi lại, vấn đề này có ảnh hưởng gì
đến thị trường hiện tại không? Nếu không thì không cần biết nó
làm gì. Nếu có thì trên các trang tin tức, họ sẽ cho bác con số
thống kê cụ thể, vì đó là công việc của họ, trader làm việc khác
rồi. 
   P/s: Market senstiment là vẫn đề khó, ở trên diễn đàn, ngoài
anh VC ra, hầu như mọi người đều như nhau cả. Có nhiều bác
ngại không lên tiếng vì nghĩ mình không biết vấn đề này, nhưng
thật ra tôi cũng không biết gì nhiều, chỉ là sưu tầm và dịch là
chính mà thôi. Trong topic này, ai cũng pro như ai cả các bác
ạ Việc BOE và ECB giữ nguyên lãi suất nằm trong dự báo của
đa số mọi người nên khi quyết định này được công bố đã không
ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Sau khi có quyết định về lãi
suất, chủ tịch ECB Ông Trichet đã có bài phát biểu về
chính sách tiền tệ của khu vực Euro, mặc dù giữ nguyên lãi suất
nhưng ECB sẵn sàng có những hành động cứng rắn để chống lại
lạm phát. Quan điểm này đã dẹp tan mối nghi ngờ ECB dự định
cắt giảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2008, thay vào đó là
ECB có thể tăng hoặc giữ nguyên mữc lãi suất 4.0% hiện tại.
Điều này giúp cho đồng EUR tiếp tục tăng điểm so với đồng
USD. Sau đó vài giờ thì chủ tịch FED Ông Bernanke cũng có
bài phát biểu về chính sách tiền tệ của Mỹ, ông nhấn mạnh FED
sẽ có những hành động để kích thích nền kinh tế phát triển. Thị
trường cho rằng bài phát biểu của ông ngụ ý FED sẽ cắt giảm lãi
suất 50 điểm vào kỳ họp cuối tháng, đã làm đồng USD xuống
giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Thâm hụt cán cân thương
mại Mỹ trong tháng 12 cao hơn dự đoán đã làm cho các chỉ
số chứng khoán mât điểm vào ngày cuối tuần. Sự gia tăng thâm
hụt thương mại là do tình trạng nhập siêu, cụ thể dầu tăng giá đã
làm tăng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Mặc dù đồng USD yếu,
khiến cho hàng hóa Mỹ trở nên rẻ hơn, đã kích thích sự tăng
trưởng xuât khẩu hàng hóa, nhưng sự gia tăng xuất khẩu chỉ là
0.4% đạt $142.3 bln, vẫn không tăng kịp so với sự gia tăng quá
lớn của nhập khẩu là 3.0% đạt $205.4 bln. Đồng GBP đang yếu
dần đi do nền kinh tế nước này đang phát triển chậm lại. Sức
mạnh của nền kinh tế Anh trong suốt thập kỷ qua là do sự đóng
góp chủ yếu của kỹ nghệ nhà đất và tài chính, nhưng giờ cả hai
kỹ nghệ này đang trên đà suy thoái. BOE đang quan sát tác động
của việc cắt giảm lãi suất lần trước ảnh hương đến thị trường ra
sao, và rất có thể BOE sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong các kỳ
họp tiếp theo. Nền kinh tế Canada cũng đang phát triển chậm do
ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế Mỹ, và giờ đây đã có các
con số cụ thể về sư suy yếu của Canada: số nhà mới khởi công,
số nhà được phép xây dựng đã giảm mạnh, số việc làm mới
được tạo ra trong tháng 12 cũng giảm mạnh, tuy nhiên tỷ lệ thất
nghiệp vẫn giữ nguyên và bằng với mức dự báo 5.9%, thể hiện
thị trường lao động vẫn chưa đến nỗi quá xấu.

Bài viết của Eximbank


   Doanh số bán lẻ của tháng 12 đã giảm hơn so với dự báo của
các chuyên gia, khiến cho nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu kinh
tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay không. Chi tiêu cho  xe cộ, đồ
điện tử, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, quần áo…tất cả đều
giảm, phản ánh mức cầu về hàng hóa đang có xu hướng giảm
sút, cùng với sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường lao động
làm cho kinh tế Mỹ trở nên ảm đạm và nếu điều xấu nhất xảy
ra thì điều các nhà đầu tư quan tâm là chuyện gì sẽ xảy đến với
đồng USD. Mặc dù những thông tin kinh tế được công bố không
tốt như kì vọng nhưng đồng USD không hề yếu trong suốt cả
phiên giao dịch hôm qua, lý do chính có thể là các thông tin
không tốt đó làm tăng mạnh nhu cầu đầu tư mạo hiểm, chỉ số
Dow giảm 275 điểm đã thúc đẩy nhu cầu thanh toán ồ ạt do các
nhà đầu bán ra cổ phiếu. Hôm qua thì “người khổng lồ”
Citigroup đã thông báo khoản giảm sút số vốn kỉ lục liên quan
đến thị trường cho vay thứ cấp $9.83 tỷ, ngay lập tức Citigroup
đã đưa ra một kế hoạch cần một khoản tiền mặt khoảng $14.5 tỷ
thông qua phát hành thêm cổ phiếu, trong số đó thì $12.5 tỷ
được huy động từ những cổ đông chiến lược như cựu giám
đốc điều hành Sanford Weill, Chính phủ Singapore và Kuwait,
hoàng tử Arab Saudi Alwaleed bin Talal. Khoảng tiền mặt này
có thể giúp cho Citigroup sống sót sau cơn khủng hoảng tín
dụng và nhà đất. Dù sao thì những con số đó cũng đã thấp hơn
so với dự báo của các nhà đầu tư và Citi group sẽ phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn trong thời gian tới. Hầu hết những thành
phần kinh tế tham gia thị trường đều nhận định mức cắt giảm
lãi suất của FED sẽ là 50 điểm cơ bản, điều này chỉ có thể giải
quyết được vấn đề tăng trưởng trong ngắn hạn mà thôi, trong dài
hạn thì niềm tin của những người đi vay vẫn còn rất hạn chế.
FED cần phải có những hành động quyết liệt nhằm lấy niềm tin
của các nhà đầu tư vào thị trường tài chính và qua đó là tiến tới
bình ổn kinh tế. 
JPY : Những thông tin kinh tế của Mỹ không tốt đã làm cho
đồng JPY - vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đến từ bạn
hàng lớn nhất của mình - tăng giá cao nhất so với USD kể từ
tháng 6/2005, sau khi các nhà đầu tư thoát khỏi các khoản đầu tư
mạo hiểm, nghĩa là họ phải bán ra các tài sản đó để mua JPY trả
các món vay mà họ đã sử dụng để đầu tư mạo hiểm. Cuối phiên
giao dịch thì JPY được giao dịch ở mức $106.77 sau khi rớt từ
mức $106.6. Những lo ngại về chi tiêu dùng của Mỹ, chiếm đến
2/3 tổng chi tiêu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang giam sút
và có nguy cơ lan rộng khiến cho các nhà đầu tư bắt đầu tiến
hành xem xét các đồng tiền mạnh khác trong danh mục đầu tư.
Tất cả những rắc rối có liên quan đến khủng hoảng tín dụng và
nhà đất của Mỹ khiến cho những đồng tiền có lãi suất thấp như
JPY được quan tâm một cách triệt để.
CAD: Đồng CAD đã tăng giá sau vài ngày liên tục mất giá so
với USD, dược giao dịch ở trong khoảng $1.0192 đến $1.0135.
Nhưng vấn đề thiếu thông tin kinh tế trong nước vào tuần tới
khiến cho các nhà đầu tư không có một dấu hiệu rõ ràng nào để
có chiến lược thích hợp đối với CAD. Sau khi trở thành hiện
tượng trên bản đồ tiền tệ thế giới với những pha bứt phá
ngoạn mục trong năm 2007, thì trong những ngày đầu năm mới
này CAD lại có sự khởi động khá chậm chạp, có dấu hiệu tụt hơi
so với những đồng tiền khác. Một phần là do chính sách kinh tế
thắt chặt đối với người láng giềng phía nam – đang phải vật lộn
với những khó khăn không dễ gì giải quyết trong một sớm một
chiều. NHTW Canada cũng đang có những biểu hiện sẽ cắt giảm
khoảng 25 điểm cơ bản làm cho lãi suất cơ bản xuống
mức 4.00% vào cuộc họp bàn chính sách tiền tệ vào cuối tháng
này. EUR: Vào phiên giao dịch hôm qua thì EUR đã cố gắng đạt
mức $1.4925 nhưng đã không thành công khi chỉ đạt mức cao
nhất là $1.4923. Mức tăng của EUR có thể là do những lời phát
biểu mang tính trấn an dư luận về tình hình kinh tế Mỹ vào cuối
tuần trước, ngụ ý đến một mức cắt giảm cao hơn do với kì vọng
là 75 điểm cơ bản. Những thông tin kinh tế kém thuyết phục của
Mỹ được công bố cũng góp phần làm cho EUR lên giá. Gold
Hôm qua giá vàng đã giảm xuống dưới ngưỡng $900/oz sau khi
đã tăng kỉ lục, nguyên nhân có thể là do sự phục hồi của đồng
USD và giá dầu giảm đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán vàng ra thu
lợi nhuận. Giá dầu đã giảm mạnh xuống còn $90.98/thùng ngay
khi thị trường chứng khoán Mỹ có phiên giảm giá nữa do những
thông tin kinh tế không tốt chút nào của Citigroup, cùng với
mức giảm tương đối bất ngờ của chỉ số tiêu dùng tháng 12. Tất
cả những dấu hiệu đó cho thấy sắp sửa có cuộc suy thoái kinh tế,
qua đó làm cho cầu về dầu giảm, hơn nữa dự báo về kho dầu dự
trữ của Mỹ đã tăng lần đầu tiên trong gần 9 tuần qua. Cuối cùng
thì các nhà đầu tư cũng phải nghĩ rằng kinh tế toàn cầu đang
tăng trưởng chậm, và xét theo một khía cạnh nào đó thì điều đó
có những tác động tiêu cực đến vàng. Cuối phiên hôm qua giá
vàng giao ngay đã rớt xuống $894.10/oz, thị trường đã có
một vài dấu hiệu bán vàng ra thu lợi nhuận mặc dù số lượng còn
nhỏ. Theo như phân tích kĩ thuật cho thấy xu hướng đánh theo
hướng giá lên đã đến ngưỡng, mặc dù không mạnh cho lắm và
xu hướng giá lên vẫn có khả năng tăng nữa, nhưng thị trường
bây giờ rất khó đánh giá độ lớn tiềm năng của xu hướng lên giá.
Trong thời gian vừa qua giá vàng liên tục tăng giá có thể là do
những nguyên nhân như sự kì vọng quá lớn về mức thay đổi
lãi suất cơ bản của Mỹ, tính chất đặc thù của vàng là công cụ
đầu tư tài chính phòng chống rủi ro lạm phát cùng với những bất
ổn kinh tế khác trong khi thị trường tài chính luôn trong trạng
thái có thể bị tổn thương bất cứ khi nào, mặc dù người anh em
của nó là dầu lại liên tục giảm giá.

Viet Currency

Những Chia sẻ của bang chủ trong phân tích Kỹ thuật và phân
tích cơ bản Phần 02
This is a man's game.
     Bài học đầu tiên của trading là FOLLOW THE
MARKET, chứ không phải FORECAST THE MARKET. 
Khi anh thấy trend correct, việc đầu tiên dùng Fibonnacci đo.
Song song với cái đó là các chỉ số momentum, trending
indicators khác. Khi thấy nó diễn tiến theo đúng ý của anh thì
anh đợi một buying/selling signal để nhảy vào. Và signal đó (đối
với tôi) là một candlestick formation. Anh có thể xài candlestick
formation để kiếm điểm xoay chiều của thị truờng.
    Tôi ít khi xài MACD để phát hiện xu hướng giảm/ tăng của
giá. Tôi chỉ xài nó để kiếm divergence trong giá và MACD.
Riêng về trend lên xuống thì tôi xài Moving Average. MA 200,
MA 50 kêt hơp Ichimoku là PP xác định Trend hiệu quả.
Song song với cái đó, tôi dò ADX để kiếm sức mạnh của trend
hiện tại, xem nó ra sao. Mạnh hay yếu? Để xác định lại sự kiện
giá và Moving average. Tôi filter (gạn lọc) nó bằng cách đợi 3
đến 5 ngày cho chắc ăn.

...nếu trend đủ mạnh thì có thể price sẽ chỉ xuống ít và sau


đó sẽ resume? Lúc đó thì dùng cái gì để xác định xem có nên
buy ko?
    Khi giá lên lại để tiếp tục đi theo trend thì anh cần coi hai
điều: Volume (nếu là stocks), và REACTIONARY POINTS. 
Reactionary points là điểm high/low trên charts nói lên tâm
trạng của investors trong khoảng thời gian ngắn vừa qua. Ở một
down trend, thì reactionary points thường là điểm counter-trend
move (gọi điểm này là reactionary high). Ở một up trend thì anh
cần phải đợi nó clear a recent high để tránh a bear trap.
    Market hôm nay đang rebound được chút ít. Đây là một việc
bình thường thôi. Oversold market thường sẽ có rebound.
Chỉ số unemployment của tháng 2 này sẽ ảnh hưởng tới
market ntn?
   Cuối tuần này là chỉ số unemployment của tháng Hai ra. Đây
là một con số quan trọng nhất của tháng. Market sẽ giao động
mạnh, nếu con số này lộn xộn. Thêm vào đó selling trong gần
tuần qua cũng quá đủ cho nên bây giờ rebound thì cũng không
có gì đặc biệt. Điều đáng nói là nếu từ đây cho đến thứ 6 mà
market bình yên. US$ lên lại một phần của số điểm đã rớt (các
bạn có thể xài Fibonnacci để dò xét) và con số unemployment
này không mạnh như người ta đoán thì selling sẽ tiếp tục. Theo
thiển ý của tôi thì trừ khi con số này thật là mạnh, ngoài tầm tiên
đoán của tất cả, và các chỉ số nhỏ bên trong cũng gần như thế thì
đồng US$ mới có nhiều hy vọng. Cái selling mấy hôm nay
không phải là một selling tầm thường như một correction. Đó là
một thay đổi toàn diện trong vấn đề risk và phân lời.
Anh thường dùng ADX, RSI, momentum , và các chỉ số bề
rộng ntn?
   Mấy đường này nói chung là đo sức mạnh và momentum của
Trend. ADX là sức mạnh; MACD & RSI là momentum. Muốn
xài ADX thì nhìn trend truớc, xem nó đi đâu. Khi định được
hướng đi của nó rồi thì mới xài ADX để đo cường lực của nó.
   Còn riêng về MACD & RSI thì tìm divergence của nó và giá.
Nếu giá lên mà hai chỉ số này lại đi xuống thì đó có nghĩa là giá
sẽ yếu dần và sẽ đi theo huớng đi của momentum. Nguợc lại,
nếu giá đi xuống mà hai chỉ số này lại đi lên thì tưong lai giá sẽ
có chiều huớng đi lên theo.
   Market Breadth Indicators là những chỉ số chuyên đo hướng đi
và sức mạnh của thị trường nói chung. Đây không phải là các
chỉ số dùng cho từng stock một. Đây là chỉ số dành cho các
market indices, chẳng hạn như chỉ số Dow Jones, Nasdaq
Composite, SP500, hay là VNI của Việt Nam. Phần lớn các
chuyên gia phân tích nhà nghề thường bắt đầu bằng các chỉ số
này. Sau đó, họ mới lần mò xuống các chỉ số khác, chẳng hạn
như Mommentum Indicators và Trend Indicators.
Đoạn này k rõ câu hỏi ?
   Formation của anh tuy đúng, nhưng anh nên coi chừng. Khi
gần đến mấy buổi họp quan trọng như G7, hay the FED meeting
thì market rất volatile. Volatility is non-directional cho nên nó
có thể whipsaw anh lung tung. Traders đã short nó te tua mấy
tuần qua. Bây giờ lại gần G7 meeting (cuối tuần này) cho nên tụi
nó sẽ lợi dụng thời điểm tốt (weak Yen) từ đây đến đó mà cover
short position, hay ít gì cũng trim down shorting positions. Cái
đó sẽ support the Yen. Nếu anh hên thì sẽ ăn ít. Còn nếu anh xui
thì có chú nào nói năng bậy bạ gì một vài câu làm cho mấy chú
short run tay thì tụi nó sẽ cover mạnh hơn nữa. Either way,
market này tốt nhất ngồi ngoài đợi bà con tuyên bố lung tung
trước đi. Rồi từ từ mà xua quân vào kiếm ăn sau khi market đã
có một hướng đi nhất định

   Bác có đề nghị dùng thêm đường nào nữa không ạ (theo


kinh nghiệm của bác í)? Nếu mình trade trong ngày thì
nên dùng đồ thị nào trong những cái này: 5 minutes, 10
minutes, 30 minutes, hourly, 4 hours,...? Em thấy việc đoán
giá cả không chỉ thuộc vào đồ thị mà còn phụ thuộc vào
nhiều nguồn khác. Nếu dự đoán bằng đồ thị thì xác suất
khoảng bao nhiêu phần trăm?
   Tôi thường scan market bằng cách xài 1 hour chart. Nếu thấy
cái gì lạ lạ thì đào sâu thêm bằng cách chuyển qua 4 hour chart
để có cái nhìn tổng quát hơn. Nếu nó vẫn còn đẹp trong 4 hour
chart thì tôi mới quay về 5 minute chart để coi giáđã như thế nào
trong thời gian vừa qua. Trong phần 5-minute chart này, tôi
kiếm volatility của giá. Nếu volatility tăng thì đó mới có cơ hội
làm ăn. Currency market là một news-drive market (=market bị
drive bởi news). Và ảnh hưởng của news vào thị trường này
thường là khoảng 45 phút trở xuống. Cho nên trong vòng 45
phút này mà volatility vẫn còn mạnh thì mới tính chuyện ra vô.
Bằng không thì coi như lỡ một chuyến đò. Trong lúc này đừng
xài indicators vì indicators luôn luôn lag. Chỉ xài nó SAU KHI
anh đã có một set of data rồi. Trong một 5 minute chart với một
volatility đang tăng cường độ thì nên xài TA formation, đặc biệt
là candlestick (loại 3-bar formations). Xong rồi, canh các chỉ số
momentum một lần chót cho chắc ăn. 
   Ý tôi muốn nói ở đây là đừng chú trọng nhiều vào các
indicators ngay lúc đầu, mà nên kiếm formations trước. Có
formation rồi thì dể làm ăn hơn Xác Xuất huh? 55% thui. Đó là
trung bình. Còn xui thì 45% hay ít hơn. Xác suất mỗi lần trade
không quan trọng bằng cách "đi tiền." Anh hiểu cách đi tiền là
nghĩa gì không? Có nghĩa là đối với tôi lúc mới nhảy vào mà
thắng thua không quan trọng vì tôi cut loss rất mau. Nhiều khi
nhảy vào, mất 5 pips là tôi cho đi liền. Thành ra, nếu tính theo
phần trăm tôi nghĩ là thấp lắm. Nhưng ngược lại, nếu vào xong
mà thấy lên chừng 20 pips và market đúng như ý mình đoán thì
tôi nhảy vào thêm với số lượng 10 lần hơn số lượng lần đầu. Cái
đó gọi là đi tiền đó. Trading, các anh phải nhớ, không phải là SỐ
LẦN mình thắng, mà là SỐ TIỀN mình thắng.

Tham quan một số trang Web về TTCK VN thấy họ kiếm


tiền sao mà dễ quá làm tôi nôn quá. Nhưng thật sự chẳng
biết mua gì bán gì nên thôi cứ tiếp tục ngồi xem thiên hạ
kiếm tiền vậy. 
   Mấy người đó cũng không hơn gì anh. Nhưng họ kiếm tiền
được trong thị trường này là vì nguyên lý "dòng sông" mà anh
vừa nói phía trên. Market này người Viêt Traders nào cũng
make $ được cả. Vấn đề chỉ ít nhiều mà thôi. Anh quen với thị
trường càng nhiều thì anh sẽ make $ nhiều TRONG LÚC NÀY.
Lý do là đây là một bull market của VN, và stocks tốt xấu gì
cũng lên hết. Cho nên người mua stocks nào cũng vậy. Nhưng
rồi có ngày nước sẽ rút. Phần lớn những số người đó sẽ trả lại tất
cả, nếu không nói là thêm nữa. Tôi không phải trù ẻo người ta
(ai có đọc cái này xin đừng hiểu lầm).     Nhưng đó là định luật
của market từ đó đến giờ. Chỉ có dân nhà nghề sống mà thôi.
Bài học này đã được người Việt tại Mỹ học 7 năm về trước
trong kỳ bull market của 2000. Bây giờ nó đang tái diễn tại VN.
Anh muốn kiếm tiền trong thị trường này chỉ cần quen tên một
số stocks mà thôi, và cứ mua. Nhưng điều quan trọng là phải
biết lúc nào gió xoay chiều để mà chạy. Đây không phải là một
trò chơi cờ bạc, nhưng nó có nét của một ván bài khi người ta
thua. Anh cứ nhớ câu chuyện hôm nay đi. Sau này khi nước rút
thì sẽ có người thua, và những người đó sẽ kết án thị trường
là một ván bài, một canh bạc.
Và theo như anh đã nói trong bài, anh có thể cho tôi biết
phản ứng của TRADERS trong trường hợp nếu nước lên
thì sao và nước xuống thì sao được không?
   Traders là một loại người rất rành về tâm lý người khác. Khi
market mới vừa lên thì họ thường là người đầu tiên nhảy vào vì
khả năng nghề nghiệp bén nhậy của họ. Ngược lại, khi gió xoay
chiều thì họ rút. Họ không bao giờ là người chót rời bửa tiệc tàn.
Vấn đề họ làm như thế nào thì tùy người. Riêng cá nhân tôi thì
nhìn phân lời để đo mức nước của dòng sông. Phân lời thế giới
ảnh hưởng rất mạnh đến giá cả của chứng khoán. Phân lời thế
giới gồm có phân lời của Mỹ, gọi là Fed Fund. Phân lời thứ nhì
là của Anh Quốc, gọi là LIBOR (London Interbank Offer Rate).
Khi hai phân lời này tăng thì thị trường chứng khoán thế giới sẽ
giao động mạnh. Ảnh hưởng của nó sẽ đi dần xuống các thị
trường nhỏ khác. TTCKVN chỉ có khoảng 100 công ty, với một
vài công ty lớn. Chỉ số VNI của các anh là một chỉ số dựa theo
mô hình của chỉ số Nasdaq. Có nghĩa đó là một market-cap
weight index. Cho nên chỉ cần vài công ty lớn trên thị
trường rung rinh là VNI sẽ take the hit. Anh đã ngồi ngoài chơi
từ trước đến giờ rồi. Thì thôi ngồi luôn thêm chút nữa. Tiệc
nào cũng tàn. Đợi một đợt sau mà nhảy vào đở risky hơn nhiều. 
   USD và Gold là một INVERSE RELATIONSHIP. Cho nên
khi US$ mà mạnh thì tụi nó sell GOLD thui. Tôi không
trade gold, nhưng nếu phải take a position on Gold thì tôi take
the short side. Lý do là USD đang lên, cho dù người ta tiên đoán
là nó sẽ xuống. Oil mấy hôm nay cũng lăm le take out giá
60/thung. Oil và Gold thường đi chung, vì hai cái này là USD
hedge. Nhưng không biết người khác thế nào, chứ riêng tôi thì
tôi vẫn còn bearish on Gold và Oil. Tôi nghĩ cái bull market của
nó qua rồi, đặt biệt là oil. Cho nên nếu có bounce lên thì đó chỉ
là một retracement mà thôi.
Anh có thể nói thêm về cách dùng MACD ?
   MACD (12, 26, 9) là các chỉ số default của MACD mà phần
lớn ai cũng xài. Tuy nhiên, nếu muốn đo lượng độ nhạy cảm
(sensitivity) của MACD trong giá, hầu có thể tìm ra một early
divergence thì bạn có thể thay đổi cái time frame. Tuy nhiên,
điều nên nhớ là time fram càng ngắn thì độ chính xác càng giảm.
Tôi thường set up hai cái MACD. Một cái với time frame ngắn
hạn, và một cái với default time frame để coi cái khác biệt giữa
hai cái MACD với nhau. Nếu nó không có sự khác biệt, và
longer time frame MACD confirms w/ the short time frame thì
đó là một buying signal trong MACD trading technique của tôi.
 Formation Recognition ?  
Formation recognition là một sự quen mắt. Muốn có cái đó, bạn
phải tập vẽ chart cho nhiều. Chart mới đầu nhìn vào sẽ rất lộn
xộn, không nhận ra gì là gì đâu. Tuy nhiên, nếu nhìn quen mắt
thì các formation sẽ lộ dần ra thôi. Cái đó chỉ có khi bạn chịu
khó thực hành, hay là có người vẽ sẵn để bạn xem. Dần dần nó
sẽ thấm vào thì bạn mới tự thấy được.
   Xu hướng, hay còn gọi là trend, có thể kiếm qua một trong
phương cách đơn giản sau đây: Moving average & Trend line.
Moving average là giá trung bình của stock trong thời gian nào
đó. Anh có thể chọn thời gian là từ 1 ngày đến 200 ngày.
Moving average này được tượng trưng bằng một đường ngoàn
ngoè chạy theo giá. Nếu trong khoảng thời gian chọn lựa đó,
moving average đi lên thì anh có thể tạm coi là stock đang đi
lên. Phương cách thứ hai là vẽ trend line.
   Phương pháp này đòi hỏi một nghệ thuật nhìn giá và kiếm
những điểm quan trọng trên chart để kết nối nó lại với nhau để
tạo thành một đường thẳng. Chung qui là phương pháp này là
một nghệ thuật. Anh phải kiếm trên chart những điểm cao nhất
trong thời gian qua. Nếu anh chọn thời gian là 3 tháng thì trong
ba tháng đó anh hãy kiếm những ĐIỂM CAO NHẤT của chart.
Bắt đầu bằng điểm cao nhất, xuống đến điểm cao thứ nhì, thứ
ba. Nếu ba điểm nay mà nằm trên một đường thắng với nhau thì
đó tạm gọi là một trend line. Những điểm cao này, traders gọi là
REACTIONARY POINTS của chart, vì nó tượng trưng mức độ
tình cảm mạnh nhất của investors trong thời gian qua. Đây là
một điểm tình cảm rất khó đạt, chỉ trừ khi investors "xúc động"
quá mới đạt đến. Vì nó là những điểm gọi là EXTREME, cho
nên nó được tương trưng cho một vòng đai tình cảm của
investors. Vòng đai này rất khó gãy, thành ra đó cũng có nghĩa
là giá support/resistance trên chart. Nếu gãy các điểm này thì đó
có nghĩa là tâm tình của investors đã xoay chiều. Một là họ đã
nghĩ khác, họ chấp nhận một giá khác mà lúc trước họ chưa
chấp nhận được. Thí dụ như là anh đang mua. Giá ở các điểm
extreme là 100, 110 v.v.v...Ở những điểm này lúc xưa investors
sẽ bán hoặc mua. Nhưng ngày nay họ lại không để ý nhiều vì giá
đã break out/down. Lý do mà họ không để ý nữa là vì trong đầu
họ đã có một sự thay đổi về giá trị của stock. Thành ra, support
và resistance line bị gãy.
   Ơ trong TA không gì là tuyệt đối cả. Rất nhiều khi formation
đưa ra là đúng, nhưng giá lại không đi như ý muốn. Đó là tại sao
người ta gọi TA là một nghệ thuật nhiều hơn là một môn khoa
học. Khả năng thu thập và xài nó tùy thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm bản thân.

   Lý thuyết là khi MACD fast đi từ dưới lên và cắt MACD slow
và trong vùng <0 thì là buy. Không hẳn như thế. Cá nhân tôi thì
thấy rằng buy/selling signal chính xác nhất của MACD là khi nó
crossover gần gần lằn zero line. Cắt xa quá ở hai vùng trên và
dưới zero line thường có nghĩa là giá chỉ dừng lại chút thôi. Mấy
cái signal loại này không đáng tin.
Theo anh đúng như những gì anh phân tích thì signal sell này có
an tòan không hay là đợi thêm.
   Trade lâu rồi bạn sẽ thấy 50% of signal là sai. Sự chọn lựa cái
nào nên tin thường dựa theo kinh nghiệm bản thân của mình. Cá
nhân tôi khi thấy một signal thì ngồi đợi thêm chút nữa. Khoảng
thời gian đợi thường là 3 (=3 candle). Nếu signal trên một 5-
minute chart thì tôi đợi thêm 15 phút nữa SAU KHI nó hiện ra,
để filter out bad trades. Lý do mà làm như thế là vì tôi muốn
chắc chắn là signal đó đúng. Nếu nó đúng thì thường thường nó
sẽ cho mình một cơ hội để nhảy vào trước khi nó đi luôn. Và cơ
hội đó thường xuất hiện một khoảng thời gian ngắn sau khi
signal đã được confirm

Cái formation bác lấy làm ví dụ chính là Ascending triangle phải


không?
   No...không phải đâu bác. Ascending triangle thường có một
mặt đi lên, cho nên mới có danh từ ASCEND. Còn FALLING
WEDGE thường là đi xuống, hướng đi hoàn toàn trái ngược với
hướng đi của giá. Formation này không khó nhận diện. Tại vì nó
luôn được bắt đầu bởi một strong trend. Sau đó, trend này
correct. Số lượng correction có thể được tính qua Fibonnacci
sequence.
Kinh nghiệm thì cũng giống nhau thôi. Chỉ quan trọng một điều
là cách thực hành. Lúc trước khi học về TA, tôi thường viết các
formation ra trên những tờ giấy trắng mà người ta thường gọi là
3 x 5 cards. Anh đã từng học ở Mỹ rùi chắc anh biết tôi nói cái
gì mà. Đây là loại cards mà học trò thường ghi notes xuống để
ôn bài trước khi thi. Xong rồi bỏ vào túi. Đi đâu rảnh rảnh là lấy
ra coi lại. Tôi có cái tật là học cái gì tôi cũng tự chứng minh là
tại sao nó như thế. Chẳng hạn như học candlestick chart, khi đọc
tên của nó, tôi ráng tự giải thích với mình là tại sao người ta đặt
tên cho nó như thế. Khi trả lời được câu hỏi đó thì tự nhiên tôi
nhớ. Khỏi cần phải ráng nhớ. Học kiểu đó anh sẽ nhớ rất dai, tuy
rằng học hơi lâu. Cũng như khi học các indicators vậy. Đọc định
nghĩa xong, nhìn formula rồi thì tôi tự tìm hiểu cách cấu tạo
formula của nó. Tôi so sánh định nghĩa và formual để hiểu cái
LOGICS BEHIND THE FORMULA.

->Em không hiểu tại sao 2 điểm anh chọn là điểm reactionary
points .Em thấy còn nhiều điểm còn cao hơn mà (ví dụ chỉ xét
trong tháng December).
   Cách vẽ chart:
1. Chọn khoảng thời gian. Thông thường thì 6 tháng trở lên, bắt
đầu từ hôm nay.
2. Trong khoang thời gian đó, bạn nhìn hướng đi của giá một
cách tổng quát.
3. Sau đó bạn kiếm 3 cái đỉnh trong khoảng thời gian đó. Ba
đỉnh đó phải có những yếu tố sau đây.đỉnh cao thứ nhất thấp hơn
đỉnh cao thứ nhì, và cái thứ nhì thấp hơn cái thứ 3: Đó là định
nghĩa căn bản của một UPTREND. Khi nối kết 3 đường này lại
với nhau thì bạn sẽ có một con đường thẳng đi lên. Người ta gọi
đó là HIGHER HIGH. Đó là tượng trưng cho một up trend.
Down Trend thì ngược lại
Như vậy có nghĩa là anh học T.A ở trường ĐH?
   Tự học thôi. Học mò một mình, rồi đem ra thử. Hồi đó tôi đi
làm ở mấy trading desk on the Street, tôi thấy người ta làm, rồi
tôi bắt chước làm theo và học lóm. Sau đó về mua sách học tiếp.
Nhưng mà TA không phải chỉ có học thui đâu. Nó cần phải thực
hành mới hiểu được.
   Bài học của trading là FOLLOW the market, chứ không phải
FORECAST the market. Thành ra, khi anh thấy được một điểm
RẤT CÓ THỂ là điểm khởi đầu cho một cái wave mới anh chỉ
nên để ý nó thui. ĐỪNG TRADE liền. Đợi đến khi nó bắt đầu đi
đúng ý anh thì mới chắc ăn. Thêm vào nữa là thế này. Wave
thường bắt đầu bởi một CANDLESTICK FORMATION, chứ
không phái là một Fibonnacci sequence. Fibonnacci chỉ là một
điểm tựa, một vùng đáng nghi. Chứ không phải là điểm khởi đầu
hay chấm dứt. Với một volatile currency như đồng Pound này
thì nó rất có thể overshoot cái target D của anh chừng vài chục
pips để rồi tà tà quay đầu đi lên.

Để xác định được thị trường đang ở giai đoạn nào của Bull
Market/ Bear Market.?
   Theo định nghĩa căn bản thì khi một market mà xuống dưới
20% so với giá đóng của năm trước, thì đó là một bear market.
Ngược lại, một thị trường nào mà lên cao hơn 20% so với giá
đóng của năm ngoái thì là Bull market. Định nghĩa này là định
nghĩa của công ty Standard Poors (SP 500). Bull và Bear market
thường xuất hiện TRƯỚC KHI mọi người có cơ hội thấy nó.
Bear market xuất hiện vào lúc thị trường ở đỉnh cao nhất của nó.
Và bull market thì xuất hiện vào lúc thị trường ở điểm thấp nhất
của nó.Tôi đang nói về THỜI ĐIỂM xuất hiện của Bear và Bull
market, chứ o phải là định nghĩa của nó.Tại sao thời điểm xuất
hiện nghe hơi ngược như thế?
   Câu trả lời rất đơn giản. Khi sợi dây thung được kéo đến mức
tối đa thì nó chỉ có thể co lại mà thôi. Không thể đi xa hơn được
nữa. Bắt đầu từ giai đoạn đó về sau thì nó chỉ có đi xuống, chứ
hết còn sức để lên nữa cho dù trong lúc đó người ta còn rất phấn
khởi về nó, đúng không? Chính vì lúc đó nó bắt đầu cho nên
không một mấy ai để ý. Họ chỉ để ý SAU KHI sự kiện đã xẩy ra.
Kinh tế cũng thế. Recession (kinh tế suy thoái) thường bắt đầu
vào lúc nào? Có phải là lúc kinh tế lên cao nhất không? Ở đỉnh
cao đó nó chỉ còn nước đi xuống mà thôi. Vậy có phải là sự suy
thoái của kinh tế bắt đầu từ một đỉnh cao của nó hay không?
Trái banh khi được liệng lên không trung, trước khi nó bắt đầu
rớt xuống. Có phải đó là lúc nó ở điểm cao nhất của không gian,
phải không? Thị trường và kinh tế cũng thế thui. Cho nên trong
một bull/bear market, điều quan trọng là vấn đề phải nhận thức
hiện trạng thị trường. Vì từ hiện trạng đó, chúng ta mới có thể
đúc kết một suy luận về nó, về tương lai của nó. Để rồi khi thấy
nó đi theo hướng suy luận của mình thì đó mới là lúc mình nhẩy
vào kiếm ăn.
   (*) Nếu bạn nào chưa "thấm" cái lối suy luận này thì đọc lại
lần nữa và suy nghĩ kỹ lại. Bạn sẽ thấy sự thật là thế. Đó là tại
sao traders thường nói: Perception (một sự cảm nhận) makes a
trader; Deception (một ảo giác) breaks a trader.
   Perception về cái gì? Về cái thật trạng của thị trường, và chấp
nhận một lối suy luận đi NGƯỢC với xu thế hiện tại để kiếm ăn.
Loại người làm được điều này thường thành danh trong thiên hạ
(Wall St). Deception thì ngược lại. Thôi nhé. Triết lý vụn về
market bao nhiêu đó cũng đủ rùi hén. Nói nhiều sẽ quá thành
triết gia mất.

Aroon indicator:
Trong vùng 70 đến 100, trên vùng 70 đến 100 và nằm tại khu
vực 30 là như thế nào?
   Có nghĩa là khi các lằn Aroon down nằm trong vùng từ 70 đến
100 thì market đang có một down trend. Hai chỉ số Aroon up và
Aroon down cộng lại sẽ thành 100. Cho nên nếu một trong hai
chỉ số đó mà lên thì cái kia phải xuống. Thí dụ, như Aroon up là
lên đến 60 thì Aroon down sẽ xuống đến 40. Chung qui là làm
sao hai chỉ số này cộng lại là thành 100. Sức mạnh của trend,
dựa theo Aroon indicator, là khi nào Aroon (up/down) nằm trên
vùng 70 đến 100

Khi hai lằn aroon up và aroon down đan xen vào nhau thì
market, stock đang trade sideway.
   Sideway có nghĩa là đi ngang, không lên không xuống. Market
đi ngang có nghĩa là giá đi ngang, chứ không phải là chỉ số
Aroon đi ngang. Aroon chỉ đan vào nhau mà thôi.

Volatility là gì? Nếu dịch ra tiếng Việt là o ổn định hay thay đổi.
Một volatility đang tăng cường độ nghĩa là giá đang dao động
mạnh hay là sao ? Mình sẽ dùng cái gì để đo volatility ?
   Volatility mức độ giao động của giá. Giá giao động càng nhiều
thì đó là một phản ảnh của tâm tư người trong cuộc chơi. Giá
giao động mạnh là vì trong đó có những hoang mang. Người ta
hoang mang thì người ta sẽ dể đưa ra những quyết định sai lầm.
Hình ảnh này cũng giống như một bầy thú đang bị rượt. Nếu bạn
quan sát phương thức đi săn của con sư tử thì bạn sẽ thấy việc
đầu tiên mà nó làm là tạo nên hoang mang trong bầy thú. Mỗi
con chạy một hướng, và con sư tử sẽ chọn con mồi YẾU nhất,
NHỎ nhất, và DỂ nhất để săn. Traders cũng thế. Khi giá giao
động là lúc người ta hoang mang, sợ hãi. Khi người ta hoang
mang là lúc traders "move in for the kill." Đó là tại sao tôi luôn
kiếm volatility để trade.

Tat ca cac noi cho trade options thong nhat kieu pricing policy
nao?
   Option pricing models bắt đầu từ Black & Scholes mà ra. Đó
chỉ là một options model LÝ THUYẾT, cũng giống như là lý
thuyết chế xe hơi. Trước hết anh phải có máy, rồi có sườn xe,
bánh xe, v..v. Lý thuyết trên giấy tờ thì lúc nào cũng dể hiểu,
nhưng khi đem ra thực hành thì không chính xác lắm. Tùy theo
asset class nào được áp dụng mà Black & Scholes đúng hoặc sai
ít nhiều. Nhưng người ta dựa vào model này để sinh ra nhiều
model khác, để áp dụng cho từ trường hợp khác nhau. Thí dụ,
options pricing model của stocks thì không đem áp dụng cho
currency nguyên si được, mà phải cần sửa lại rất nhiều. Lý do là
stock và currency là hai assets khác nhau rất xa. Stocks có
dividends; currency thì không. Interest rates (phân lời) không
phải là một lý do cực kỳ quan trọng trong stock pricing so với
dividends. Nhưng ngược lại, interest rates là TẤT CẢ trong
currency market. Một nhúc nhích nhỏ của nó sẽ làm mọi phân
tích lệch lạc tất cả. Thành ra, người ta mới sinh là cái currency
options pricing model riêng để tính cho currency. Trong tất cả
các options pricing models, currency là cái khó nhất. Khó là vì
phải price cái INTEREST RATE VOLATILITY vào.

Lam sao xac dinh duoc muc do volatility de tinh duoc price? vi
du trong cong thuc black and scholes pricing model thi standard
deviation (volatility) duoc tinh the nao?
   Volatility xuất thân từ cái gọi là PRICING DISTRIBUTION,
và pricing distribution này trên lý thuyết có một cái hình của
một cái chuông mà statisticians gọi là the Bell curve. Dựa vào
bell curve, người ta kiếm ra cái MEAN của giá. Từ Mean anh
kiếm ra VARIANCE của giá. Square root cái Variance đó sẽ
thành standard of deviation. Đó là lớp học cơ bản nhất của
Volatility. Nếu bell curve có hình của một "fat tails" thì mực độ
volatilty sẽ tăng so với cái không có. Mỗi stock có một cái bell
curve riêng biệt, và unique cho nó. Bởi vậy tôi có nói rằng
volatilty của stocks giống như chỉ tay của chúng ta. Tại vì mỗi
cái mỗi khác. Đem volatility của stock bỏ vào Black & Scholes
sẽ đưa ra cái giá LÝ THUYẾT của options
pricing. Đến mức này, người ta gọi đó là THEORETICAL
OPTIONS VALUES. Trên thị trường, anh có một volatilty khác,
gọi là IMPLIED VOLATILITY. Giá options được trao đổi mua
bán thật sự ngoài thị trường DỰA VÀO cái Implied volatility
này, chứ không phải là cái theoretical. So sánh sự khác biệt của
hai cái này, options traders mới định được cái gì rẻ và cái gì
mắc. Options có 28 thế đánh căn bản, xuất phát từ 8 thế đánh
chính mà ra. Stock đang break out, nhưng chart lại không có
volume nên không chắc lắm. Phải thêm volume và vài indicators
vào thì mới coi được. Trong trường hợp này anh nên xài
Bollinger Band để đo mức break out. Khi break out có rồi thì xài
MACD để coi giá và MACD có đi chung hay không. Giá pop
lên mà MACD không chịu đi theo thì có thể đó là một bear trap.

Thời điểm đảo chiều bull sang bear và dấu hiệu để nhận biết ?
   Thị trường của VN chưa có những chỉ số chính xác để tạo
thành những indicators như thị trường Hoa Kỳ, cho nên không
thể áp dụng được. Nhưng nếu xài cách khác thì anh có thể xài
kinh tế và mức độ "cuồng tín" của những newbies VN đang lao
vào chơi stocks. Cái gì cũng thế, không bao giờ lên hoài. Khi
một vật mà hầu như ai cũng đi mua. Cho dù phần lớn không biết
mình mua cái gì, và nó work ra sao, nhưng vẫn mua. Thì đó là
lúc bác nên ra ngoài ngồi chờ. 7 năm về trước tại TTCKHK, anh
lái taxi cũng là một "professional investor" anh ta khuyên tôi
mua chừng 20 cái stocks trên quảng đường từ phi trường về sở
(20 phút). Khi một anh lái taxi mà "rành" stocks đến như thế thì
đó là lúc mình nên bỏ chạy. Vì market sẽ không còn lên nhiều

KHI NÀO THÌ NÊN THOÁT RA?


   Đây không những là một câu hỏi khó, mà là một câu hỏi
KHÔNG THỂ trả lời được. Nếu chúng ta ai cũng trả lời được
câu này thì không ai THUA trong trading cả. Vấn đề ở đây là
chọn cho mình một điểm để đi ra. Và nếu bác hên thì có thể
điểm đó rất gần với the top. Ngược lại, nếu bác không hên thì
đành chấp nhận vậy thôi. Trong chúng ta không ai biết KHI
NÀO & BAO CAO mà giá cổ phần sẽ đi lên.

Bác VC học rộng biết nhiều, chắc bác có nghiên cứu về thị
trường CK Trung Quốc. Liệu có gì đó tương đồng giữa
TTCK Trung Quốc và TTCK VN không bác ?? Vì theo e muốn
chơi CK ở VN thì nên ngó xem mấy thị trường của Châu Á,
nhất là những nước có đặc điểm giống VN vận hành như thế nào
thì hơn là chạy theo những TT CK đã phát triển lâu đời như
TTCK Anh, Mỹ...
   Có thể là có một sự tương đồng nào đó. Nhưng thị trường nào
cũng thế, tất cả điều do con người làm ra. Và con người thì ai
cũng giống nhau trên phương diện tình cảm, cho dù họ có khác
màu da hay tiếng nói. Những điều mà tôi nói với anh ở cái post
phía trên không dựa vào sự kiện thị trường có mặt lâu hay mới
đây. Nó dựa vào tình cảm con người mà thôi. Thị trường phần
lớn được chi phối bởi hai lực: FEAR & GREED. Fear là sợ;
Greed là tham. Trong chúng ta ai cũng có hai lực này trì kéo.
Khi sợ vì đã thua, người ta sẽ không dám mua cho dù đó là một
cơ hội rất tốt để mua. Khi tham thì không ai muốn bán cho dù
trong thâm tâm của họ, với kinh nghiệm đời chồng chất, dạy cho
họ rằng đây là một cơ hội tốt để chạy, nhưng người ta sẽ không
chạy vào thời điểm đó. Tất cả chỉ vì cái tham. Thành ra, khi nhìn
thị trường dưới con mắt đó thì cho dù anh là Mỹ, Anh, hay TQ
gì đi nữa tất cả đều nằm trong cơn lốc xoáy của chữ THAM mà
thôi.
   Tôi không biết gì nhiều về các TTCK khác, ngoài Hoa Kỳ và
Anh Quốc. Các quốc gia Á Châu có một thể lập chính trị và
hướng phát triển kinh tế giống nhau, và quan trọng hơn là gần
như cùng một nền văn hóa, thì chắc hẳn sẽ có nhiều điểm giống
nhau. Rất có thể anh nói đúng. TTCKVN có thể sẽ không dừng
chân lại ngay trong hiện tại vì các lý do anh nêu ra. Nhưng nếu
dùng thị trường TQ để làm kim chỉ nam cho thị trường VN thì
anh cũng thấy rằng sau cơn lốc đầu tiên, TTCK phải bỏ ra gần 4
năm để "tiêu hóa" những điểm mà nó đã đi lên trong thời gian
qua. TQ đã correct từ 2001 cho đến nay mới phục hồi. VN sẽ
tốn bao lâu?

Bác chuyên tâm nghiên cứu TA nhưng chắc bác cũng không
quên phân tích cơ bản phải không ạ. Theo kinh nghiệm của bác
thì khi thị trường được coi là quá nóng, giá cổ phiếu bị coi là đắt
đỏ (thị trường sắp đảo chiều) thì các chỉ số PTCB của thị trường
ở mức nào??? (P/E, PBV, P/E/G...).
   Tôi là một người trader thuần túy. Dân chuyên môn đánh trận.
Khả năng duy nhất mà tôi có được là đi kiếm cái sợ (FEAR) và
tham (GREED) của người khác trong thị trường để làm lợi cho
mình. Với tôi không có giá gì là mắc, mà cũng không có giá gì
là rẻ. Tất cả chỉ nằm trong câu hỏi. Nếu tôi mua bây giờ thì tôi
có thể bán được không. Tôi chỉ chú ý vào sự khác biệt của hai
giá bán và mua. Phần còn lại thì không cần biết. Theo những
người như tôi thì GIÁ LÀ MỘT KHÁI NIỆM (perception), chứ
không phải là một GIÁ TRỊ (value) của một vật nào đó. Tôi có
thể từ chối không mua một blue chip stock ở một giá rẻ mạt.
Nhưng ngược lại, tôi sẵn sàng mua một cổ phiếu đó ở một giá
trên Trời. Miễn sao là khi tôi mua xong thì tôi có thể bán nó để
lấy lời. Những ratio mà anh đưa ra chỉ có thể áp dụng trong một
thị trường mà người ta vẫn còn một chút gì cân nhắc trong việc
đánh giá (valuation). Trong một thị trường điên cuồng như hiện
tại, các thứ đó không nên xài vì nó sẽ không giúp anh được bao
nhiêu. TTCKVN hiện tại chỉ dựa vào hai điều mà tôi đã nói phía
trên: FEAR & GREED. Đây là giai đoạn GREED. Sau này anh
sẽ thấy, nó sẽ đi qua giai đoạn FEAR.
   Trong TA (Technical Analysis), người ta thường chú trọng
nhiều nhất là trend lines và hướng đi của nó. Vì hướng đi của
trend line khá quan trọng, nên lúc nào người ta cũng muốn biết
về nó, về hiện trạng của nó. Từ đó, mới sinh ra những formation
để tiên đoán về hướng đi. Như chúng ta đã biết trend chỉ có ba
hướng: Lên, Xuống, và Đi Ngang. Nhưng biết nó đang ở trong
trạng thái nào để chúng ta đi theo không phải là một chuyện dể.
Trading trở nên khó hơn nhiều khi chúng ta chưa nắm rỏ hướng
đi của giá. Technical formations là những dạng đặc thù của
trend. Nó được dựa vào hình
dáng, chứ không phải dựa vào các chỉ số toán học để tính ra. Vì
là dựa vào hình dáng cho nên cách dịch thuật của nó cũng là một
nghệ thuật luôn. Và vì là một nghệ thuật cho nên rất khó kiếm
được sự đồng ý HOÀN TOÀN về hình dáng của nó khi giữa
những technicans. Tuy nhiên, có một số formations mà ai cũng
phải nhìn nhận là giống nhau. Những formations này là căn bản
của môn học TA. Tại đây, chúng ta sẽ chia sẽ với nhau về những
formation đó, và cách dịch thuật nó. Hằng ngày mỗi khi gặp một
formation nào mà tôi nhận dạng được sẽ đem lên đây chia sẽ với
các bạn.

Together, we all learn...


   Đây là một formation rất thông thường trong một up trend.
Người ta thường gọi nó là A CORRECTION IN AN UP
TREND. Correction có nghĩa là đi lui lại, với một ẩn ý là sau khi
đi lui lại một chút thì giá sẽ tiếp tục đi theo hướng đã và đang đi.
Danh từ này được xài cho hai hướng đi của giá: Lên và Xuống.
Thông thường thì sau correction thì giá sẽ đi lên cao hơn điểm
cao trước khi correction. Đó là trong trường hợp up trend. Trong
một down trend thì khác. Sau correction xong thì giá sẽ tiếp tục
xuống, và sẽ xuống sâu hơn điểm thấp nhất trước khi correction
xảy ra. Falling wegde thường được gọi là BULLISH FALLING
WEDGE. Bullish là vì đó là một formation tiếp tục của up trend.
   Điểm đặc thù của nó là cái góc nhọn nghiêng nghiêng chúi
xuống. Góc nhọn này càng ngày càng thu hẹp lại. Khi nó thu
hẹp lại thì đó là điểm "nổ" của giá. Cách trade formation này là
đợi nó break out để xác định cho chắc ăn rồi mới nhảy vào
THEO HƯỚNG của break out. Nếu nó break out đi lên thì đó có
nghĩa là up trend sẽ tiếp tục. Ngược lại, nếu nó break down, thì
đó là dấu hiệu trend đang giảm dần cường độ.
   Đây là một formation tượng trưng cho cường lực của một up
trend rất mạnh. Địa vị của nó ở nơi nào trên trend, chẵn hạn như
là nếu nó xuất hiện tại điểm khởi đầu của một up trend, thì đó
càng tăng độ chính xác của nó. Thí dụ như chúng ta đang có một
down trend đi xuống mạnh. Cuối cái down trend này chúng ta
gặp những candlestick formations khác thông báo cho biết là
down trend đã gần tàn. Thêm một vài ngày sau thì three-white
soldier formation xuất hiện. Ở vị thế này (vị thế của điểm khởi
đầu của trend) thì sát xuất chính xác của nó rất cao. Ngược lại,
nếu nó xuất hiện ở gần điểm cao của trend thì có thể nó không
còn một formation đáng tin cậy.
   Nếu nó xuất hiện trong stock, nhất là trong các stocks bị sell
off quá nhiều vì một lý do FUNDAMENTAL nào đó, và ở cuối
đường đi xuống, đột nhiên stock lên thật mạnh với formation
này thì đó có nghĩa là cái fundamental background của stock đó
đang thay đổi mạnh. Điều nên lưu ý khi xài nó trong stock là số
lượng volume đi cùng. Nếu thấy volume lên mạnh chung với nó
thì đó là một good news trong công ty. Bargain hunters đang
nhẩy vào. Short sellers đang bị squeeze (bóp nghẹt), và họ phải
chạy ra bằng mọi giá. Và khi họ cần phải chạy ra như thế thì họ
thường xài MARKET ORDER. Xài market order càng làm giá
lên mạnh. Giá càng lên cao càng làm mấy chú short còn bị kẹt
thêm nôn. Họ càng nôn thì càng phải chạy gấp. Thành thử, nó
tạo thành một chu kỳ bơm giá. Do đó mà three-white soldier
formation mới thành hình. Hiện tượng này xảy ra ở các market
lớn như Hoa Kỳ hay ở một số các quốc gia Âu Châu. Riêng ở
VN thì tôi không biết.
   Đây là formation thông báo cho chúng ta biết up trend đã hết.
Formation này là 3-bar formation. Có nghĩa là nó phải có 3
candlestick mới thành hình. Như đã có nói vài lần tại đây.
Candlestick là một sản phẩm của người Á Châu. Trong văn hóa
Á Châu, chúng ta có thể tạm chia ra thành hai nhóm. Nhóm thứ
nhất là văn hóa của Ấn Độ; nhóm thứ nhì là văn hóa TQ. Văn
hóa TQ, thường được người Mỹ gọi nôm na là "chopstick (đôi
đũa) culture", là một văn hóa có nhiều ảnh hưởng cho các dân
tộc như VN, Nhật, và Đại Hàn. Trong văn hóa này, người ta coi
trọng con số ba. Bạn có thể thấy con số ba này ẩn hiện trong mọi
lãnh vực của xã hội. Và candlestick formation không ra ngoài lệ
đó. Thành ra trong candlestick, những formation nào được cấu
tạo bởi 3 candle thường rất chính xác. 
   Evening Doji Star là một trong những formation đó. Gọi là
Evening là vì nó tượng trưng cho một hoàng hôn của một cái
trend. Doji là một reversal formation (reversal = xoay chiều). Và
Star là danh xưng để nhấn mạnh thêm vào hiện tượng hoàng hôn
đó. Theo nhận xét của riêng tôi thì trong stocks bạn ít thấy cái
này nhiều so với bên currency. Tại sao thì tôi không rỏ. Có lẽ vì
căn bản của currency là trend, trong khi đó bên stock thi hiện
tượng trending ít hơn. Cho nên không thấy cái này nhiều chăng?
Điểm chính của một formation này là một up trend ĐÃ THÀNH
HÌNH. Và khi một up trend đã thành hình thì người ta rất muốn
biết về hiện trạng của nó. Chẳng hạn như nó còn đi xa nữa hay
không? Mà nếu có đi thì bao xa? Ngược lại, người ta cũng sợ nó
xoay chiều. Và formation dùng để tiên đoán sự xoay chiều của
một up trend Evening Doji Star. Một điều đặt biệt giúp cho bạn
dể nhận diện ra formation này là nó thường luôn đi SAU một up
trend. Rất ít khi nào mà giá đang trade sideway (đi ngang) mà
bạn thấy nó xuất hiện. Thành ra, việc đầu tiên giúp bạn xác định
ra nó là đi kiếm cái up trend trước đã. Khi có up trend rồi thì
việc nhận dạng nó sẽ khá dể hơn nhiều. 

Viet Currency
Những Chia sẻ của Bang chủ phần 03
Em là người mới nhập môn. Cũng như những người khác, em
cũng có FEAR và GREED, nhưng không biết lúc nào
nên "quẳng" nó đi vì trình độ còn hạn chế. Ko ai có thể biết
chính xác thời điểm để quẳng đi FEAR và GREED, nhưng
một người học rộng, kinh nghiệm nhiều như Bác VC chắc cũng
có thể nhận ra những tín hiệu nào?
   Anh không bao giờ bỏ nó đi được, chỉ ráng kiềm nó thôi. Mà
muốn được như thế anh phải tự biết mình. Anh phải tự học về
những cái thua và thắng của mình. Học đến lúc anh sẽ phân biệt
được TẠI SAO anh thắng, và tại sao anh thua? 
Trong trò chơi này dĩ nhiên có nhiều việc ngoài tầm kiếm soát
của chúng ta, nhưng những gì chúng ta làm được thì nên làm.
Còn chuyện hên xui thì không tính được rồi. Việc đầu tiên của
việc trading là viết nhật ký. Anh viết về lối phân tích của anh
TRƯỚC và SAU khi anh mua bán. Anh cứ làm như thế mỗi lần
mua bán. Dần dần anh sẽ thấy được cái hay và cái dở của chính
mình. Anh sẽ thấy anh "nhát" đến đâu, và anh cũng sẽ thấy anh
"dở" đến đâu. Thị trường chỉ có 3 hướng đi chính. LÊN,
XUỐNG, và Đi Ngang. 2 trong 3 hướng đi đó sẽ làm anh từ Huề
cho đến Thắng. 
    Thế nhưng người vào cuộc chơi lại thua nhiều hơn thắng. Tôi
không biết anh ở market nào, currency hay stocks. Nhưng nếu
bên currency thì là từ 80-90% là thua. Câu hỏi được đặt ra là với
2/3 (66%) dựa theo hướng đi của market là từ huề cho đến
thắng, vậy thì con số 80-90% thua trong market này là vì ai? Vì
anh hay là vì market? Anh trade lâu thì anh sẽ thấy rỏ cái tánh
của mình thêm. Rất nhiều người thua, trong đó có tôi, không biết
tại sao mình thua. Việc đầu tiên trong việc thắng thua là đổ lỗi
cho người khác, cho market. Ít ai chịu đi tìm về lỗi của mình.
Khi thấy được cái "dở" của mình thì lúc đó anh mới tiến được.
Đến một lúc nào đó khi nhìn chart formation là anh nhớ đến lỗi
xưa. Khi thấy được cái này thì cái thua sẽ giảm dần đi, và từ từ
anh sẽ gở lại số tiền đã thua. Financial trading là thế đó. Chứ
không phải ai có phép tắc gì để thấy được tương lai. 
    George Soros, người hùng của currency trading, thành công
trong nghiệp trade không phải vì ông ta có một system trade
hoài không thua, nhưng ông ta có một cái nhân sinh quan khác
người. Ông ta suy luận về con người, về phản ứng của nó trong
những trường hợp khác nhau. Áp dụng lý thuyết này vào
trading, Soros làm chủ thiên hạ. Bởi vậy cho nên trading thật ra
là một mind game. Mind game là vì người chơi với người, chớ
không phải người chơi với máy. Người với người thì làm sao
anh đoán được, đúng hông? Anh có bao giờ yêu chưa? Có nghe
câu thơ "đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần
buồn" hông? Đó cũng là a mind game. Trading cũng thế. Trong
tình yêu thì có thương và hận; trong trading thì có FEAR
& GREED. Và anh sẽ bị hai cực điểm này trì kéo cho đến khi
anh hiểu mình để không bị chi phối nữa. Thì lúc đó sát
xuất thắng của anh sẽ cao hơn hiện tại.

1/ Bản chất của thị trường chứng khoán là gì?


    Thị trường chứng khoán là một bộ phận phát triển của kinh tế.
Nó giúp quốc gia phát triển kinh tế, bằng cách tạo công ăn việc
làm cho quốc gia, qua hình thức giúp các công ty gây vốn. Nói
cụ thể ra là như thế này. Chu kỳ phát triển của một công ty
thường khởi đầu bởi người sáng lập bỏ vốn riêng của mình ra,
hay là vay mượn bà con chút ít. Giai đoạn đầu đó có thể làm một
công ty nhỏ nhỏ. Nếu làm ăn được và cần tiền phát triển thêm
thì người đó có thể đi mượn tiền nhà banks. Nhưng nếu cần tiền
phát triển thật lớn thì nhiều khi nhà banks không có đủ, hay
không dám cho mượn. Tại vì sự kiện cho một thương gia mượn
tiền làm ăn, nó cũng giống như là bỏ vốn vào làm ăn chung với
người ta. Tùy rằng mình không có ý hùn hạp, nhưng nếu người
đó làm ăn thất bại sau khi mượn tiền thì sao? 
    Danh từ nhà nghề gọi đó là BUSINESS RISK. Và nhà bank
không muốn cái business risk này. Cho nên người thương gia đó
mới quay sang thị trường chứng khoán để tìm nguồn vốn đầu tư
cho công ty của mình. Ngược lại, các NDT khi mua cổ phần của
công ty là họ CHẤP NHẬN cái rủi ro trong business của công ty
đó. Họ không cho công ty mượn tiền giống như nhà bank, nhưng
họ lại bỏ tiền vào công ty qua hình thức mua cổ phần. Số tiền cổ
phần bán được này sẽ được đem về dùng vào việc phát triển
công ty. Sự phát triển của công ty sẽ đòi hỏi việc mướn thêm
người, tạo thêm công ăn việc làm cho kinh tế. Và ngược lại,
chánh phủ cũng có thêm tiền thuế hàng năm. Đó là tại sao
thường nói, căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển
của kinh tế.

2/ Điểm khác nhau giữa thị trường chứng khoán và những thị
trường khác: currency, bonds…
    Thị trường tài chánh (financial markets) nói chung gồm có 4
thị trường chính: Currency, Bonds, Stocks, Options. Ba trong 4
thị trường này là những thị trường chính của financial market.
Nền kinh tế của một quốc gia được phản ảnh qua 3 cái này.
Options chỉ là một thị trường phụ mà thôi. Nó không giúp nhiều
trên phương diện phát triển kinh tế bằng 3 thị trường kia. Lý do
cho sự hiện diện của nó là để phục vụ kỹ nghệ tài chính
(financial industry) của kinh tế, chứ bản thân nó là một zero sum
market. Gọi là zero sum là vì nó không tạo ra cái gì cả. Nó
không phải là một nguồn nhiên liệu để làm kinh tế phát triển
như 3 thị trường kia.

Currency Market:
   Sự hiện diện của thị trường này xuất phát từ việc trao đổi hàng
hóa của các quốc gia với nhau. (xuất nhập cảng). Lý do mà
người ta cần trao đổi hàng hóa với nhau là để giảm chi phí sản
xuất. Một quốc gia với nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu
kỹ thuật sản xuất cao thì thay vì bỏ tiền ra nghiên cứu và sản
xuất một chiếc xe hơi chẳng hạn, quốc gia đó có thể bán những
khoán sản để mua xe, thay vì đi sản xuất. Như thế giá thành
(cost) của vật đó sẽ thấp đi. Giá thành của một vật trong cuộc
sống hàng ngày mà thấp thì lạm phát không có tăng. Lạm phát
không tăng thì nó sẽ nâng cao lối sống của con người trong xã
hội. Đó là lý do chính trong việc trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia với nhau trên thế giới, và cũng là căn bản của thị
trường hối đoái tiền tệ.
   Song song với việc trao đổi hàng hóa là sự khác biệt về giá trị
của các đồng tiền giữa các quốc gia với nhau. Lý do mà có sự
khác biệt này là mỗi quốc gia có một sự khác biệt về kinh tế. Có
những quốc gia phát triển kinh tế mạnh hơn so với các quốc gia
khác. Giá trị của tiền thường được tượng trưng qua sự phát triển
của nền kinh tế của một quốc gia. Khi kinh tế phát triển thì đồng
tiền sẽ tăng giá. Nó giống như là một điểm tín dụng của con
người. Nếu anh đi làm có tiền nhiều, mức thu thập của anh cao
thì điểm tín dụng của anh sẽ tăng. Mức thu thập của anh có thể
ví như là kinh tế của một quốc gia. Kinh tế phát triển thì điểm
tín dụng của quốc gia đó tăng. Tại vì tiền, tuy là một tờ giấy mà
chúng ta thường bỏ trong túi, thật ra chỉ là một tờ giấy tượng
trưng cho một lời hứa về giá trị của nó. Và lời hứa đó có giá trị
hay không tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia phát
hành ra nó.
   Sự chênh lệch về giá trị đồng tiền làm cho GIÁ CẢ của hàng
hóa xuất nhập cảng giữa các quốc gia với nhau tăng hay giảm.
Sự giao động của giá cả này nhiều khi làm cho giá thành của
món đồ nhập cảng không còn rẻ nữa, hay là rẻ ít hơn lúc trước.
Giá thành mà tăng thì lạm phát có cơ hội phát triển. Thành ra,
currency market là nơi mà người ta dùng để cân bằng giá trị của
các đồng tiền trên thế giới lại với nhau. Mỗi quốc gia đều có
mục tiêu kinh tế của riêng mình khi họ vào thị trường này. Thí
dụ như người Nhật, họ luôn muốn đồng tiền của họ yếu hơn so
với các đồng tiền khác. Tại vì kinh tế họ là kinh tế sản xuất. Sự
phát triển của kinh tế là hoàn toàn dựa vào khối lượng hàng xuất
cảng. Họ sản xuất hàng hóa rồi bán đi. Kinh tế phát triển của họ
là số lượng hàng xuất cảng tăng. Các quốc gia với nên kinh tế
xuất cảng thường không muốn đồng tiền của mình quá mạnh. Vì
đồng tiền mạnh quá dể làm hàng hóa bán chậm. TQ là thí dụ thứ
nhì của mô hình kinh tế này. Ngược lại, kinh tế Hoa Kỳ là một
kinh tế dựa vào sự phát triển từ bên trong ra. Họ không nhờ vào
hàng xuất cảng để phát triển kinh tế. Chính vì thế 70% của kinh
tế Hoa Kỳ được liệt vào kỹ nghệ dịch vụ (service), và 30% được
gọi là manfacturing (sản xuất). Họ chỉ nhờ vào chính họ. Nền
kinh tế này được các kinh tế gia gọi là ORGANIC GROWTH
ECONOMY. Và organic growth economy thường muốn đồng
tiền của mình mạnh. Đồng tiền mạnh thì mua hàng nhập cảng rẻ.
Hàng rẻ thì lạm phát thấp. Bởi vậy người ta thường chế nhạo
Hoa Kỳ là “xuất cảng” lạm phát của mình đi các quốc gia khác
qua sức mạnh của đồng US dollar.
   Ảnh hưởng của currency market rất rộng. Nó là mặt trái của
kinh tế. Sợi dây chuyền liên kết các thị trường lại với nhau là
phân lời. Phân lời làm cho currency giao động, vì traders chơi
trò carry trade. Currency mà giao động mạnh thì giá hàng sẽ tự
động tăng vì lý do tâm lý, và cũng vì các công ty cần phải hedge
(bảo vệ giá). Hedging thì phải tốn tiền.
Tiền hedge sẽ được tính vào giá thành của món hàng xuất cảng.
Thành ra, giá sẽ tăng. Đó là tại sao mỗi khi đồng tiền trở nên
giao động mạnh thì các Ngân Hàng Liên Bang (Central Banks)
thường nhảy vào phá giá, hay giữ giá. Cốt ý của họ làm sao cho
ảnh hưởng này không lan truyền qua đến kinh tế. Thế giới đã
thấy bài học của currency ảnh hưởng vào kinh tế như thế nào
cách đây 10 năm khi vụ Asian Crisis bắt đầu từ cái rớt của đồng
Baht Thai.

Bond Market:
   Đây là thị trường của dân nhà giàu, của những quốc gia rất
giàu trên thế giới. Thị trường này rất lớn, ngang ngữa
với currency market nếu tính theo số lượng. Bond là một mỹ
danh cho NỢ. Và muốn vay nợ thì thường là bạn phải giàu
thì người ta mới cho vay. “Có lúa thì mới mượn được gạo”
người Việt mình thường nói thế. Thành ra, thị trường
này thường được các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ chơi mà thôi.
Nhật là quốc gia Á Châu có đủ tầm vóc vào thị trường này.
   Tuy nhiên gần đây là TQ. Bond thường tạm chia ra thành hai
loại, government bonds và corporate bonds. Government bonds
là cổ phiếu của chánh phủ. Đây là thị trường lớn nhất của bonds.
Và vua của thị trường này là Uncle Sam (Hoa Kỳ). Phần lớn các
retail investors không ai đụng vào thị trường này, vì đơn vị mua
bán của nó là 1MM (triệu US $) là đơn vị nhỏ nhất. Chỉ số đo thị
trường này gọi là bond yield, và bond yield là một mặt trái của
phân lời thị trường (market rate). Phân lời là một thành phần
quan trọng trong kinh tế. Market rate lên xuống tùy theo cảm
nhận (perception) của người ta về mức độ lạm phát trong kinh
tế. Nếu market rate, hay còn gọi là bond yield, lên quá cao thì thị
trường chứng khoán sẽ xuống. Lý do là giá thành sẽ tăng, và
công ty không có lời nhiều so với lúc giá xuống. Cho nên giá cổ
phần và bond yield luôn đi ngược với nhau. Bond yield mà tăng
thì giá cổ phần đi xuống, và ngược lại. Trong tất cả thị trường,
stock market là thị trường nhỏ nhất. Một thị trường “đàn em”
của các thị trường tài chánh khác. Nó thường bị các thị trường
lớn chi phối. Cho nên muốn trade thành công trong stock
market, một phần lớn trong việc phân tích thị trường nên dành
để phân tich các thị trường khác. Khi hiểu được các thị trường
khác rồi thì câu trả lời của stock market sẽ trở nên hiển nhiên
hơn.

3/Các newbie cần chuẩn bị những gì để bước vào thị trường


chứng khoán?
   Có hai điểm mà người mới nên biết về thị trường tài chánh nói
chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đó là điểm phân
biệt giữa traders và investors. Bạn tự hỏi mình là ai. Bạn muốn
vào đó với tư cách nào. Thường thì người ta vào đó hy vọng
mua bán kiếm lời (trader), nhưng lại không học phương cách
trade cho kỹ. Cho nên có những người sau khi nhảy vào thua, rồi
vì ngại bán lổ cho nên trở thành investor "bất đắt dĩ." Họ nằm
luôn trong cái stock đó vớ hy vọng là nó sẽ lên lại. Đó cũng là
một lỗi lầm mà người mới sẽ khó tránh được khi họ mới bước
vào đây.
   Điều thứ hai mà một người mới nên chuẩn bị là sự siêng năng
học hỏi. Trading là một chuỗi ngày dài học hỏi, chứ không phải
chỉ đơn giản mua và bán. Hành động mua và bán chỉ là một
hành động chót trong chuỗi dây xích dài bắt đầu bởi một phân
tich căn bản. Trong thị trường VN thì tôi không biết, nhưng
trong thị trường Hoa Kỳ thì người mới vào nên có một khái
niệm về phân lời. Khái niệm này không phải là một sự tiên đoán
về hướng đi của phân lời hay là sự tác động của the Fed, nhưng
là cái hiểu biết về ảnh hưởng của phân lời vào giá cả của stock.
Chẳng hạn như phân lời lên thì stock sẽ xuống ra sao, và ngược
lại. Sự hiểu biết này sẽ làm cho người ta đở hoang mang khi
thấy giá stock rớt vì những ảnh hưởng của các ngoại lực tác
động vào TTCK.
   Còn về việc học hỏi thì tôi nói thật. Đây là một nghề cạnh
tranh rất ác liệt, và là trò chơi của dân trí thức trong xã hội. Cho
nên trừ khi bạn có một đam mê và một nhiệt tình thật lớn thì bạn
mới nên bước vào. Bằng không thì bạn chỉ nên đầu tư dài hạn.
Nghĩa là kiếm chú nào thật tốt, mua xong bỏ đó. VN là một quốc
gia đang vươn lên trên phương diện kinh tế. Các công ty lớn của
nó sẽ có nhiều cơ hội biến thành các đại công ty sau này. Nếu
biết chắc hay có niềm tin vào một công ty nào đó thì nên ôm nó
luôn. Đừng vì một số tiền lời nho nhỏ mà trade nó. Phần lớn các
bạn đang trade bên TTCKVN vẫn còn học trade, và TTCKVN
đang lên khá mạnh. Thành ra, trade nó rất dể make $. Nhưng
trong một thị trường như thế, không trade mà chỉ mua thôi thì
còn make $ nhiều hơn nữa.
   Đế Quốc Mỹ nó bóc lột lắm bác à. Giàu đóng thuế nhiều;
nghèo đóng thuế ít. Nhưng nói chung là khoảng 25-35%. Có con
nhiều thì đóng thuế ít. Con ít thì đóng thuế nhiều. Không con
đóng thuế chết luôn. Thí dụ, một người đi làm 100K ở Mỹ thì
đem về khoảng 60-65K thôi. Phần còn lại là Uncle Sam lượm
rùi. Thuế đóng trước khi tiền đến tay. Có nghĩa là nó trừ thắng
trong lương mình trước khi lấy tiền. Bác trade currency bên này
như tôi thì tiền lời của nó (nếu bác trade thắng) sẽ cộng vào tiền
lương hàng năm. Thí dụ bác đi làm được 100K/yr. Bác thắng
currency 100K nữa. Thì năm đó nó tính là bác làm 200K tiền
lương. Thuế của bác sẽ là 45-50% của tống số lương. Một điều
mà ai ở Mỹ cũng biết. Đó là sở thuế Mỹ là cơ quan quyền lực
nhất trong nước. Họ có quyền phạt thuế cả Tổng Thống luôn.
Không ai tránh khỏi. Ở VN các bác sợ công an. Ở đây người ta
sợ IRS (Internal Servcie Revenue = Sở thuế Hoa Kỳ). Đi gặp
cảnh sát không ai sợ. Nhận thư của IRS hẹn ngày kiểm thuế (tax
audit) còn sợ hơn gặp MA.

Anh hướng dẫn cho cách vẽ của Formation trên.


   Formation này luôn được bắt đầu bằng một up trend. Thành ra
sau khi thấy một up trend rồi và thấy giá bắt đầu correct (đi lùi
lại) thì lúc đó anh nên nhớ đến formation này. Giai đoạn đầu của
nó là giá giao động mạnh. Giao động mạnh có nghĩa là khoảng
cách giữa hai điểm cao nhất của ngày (today's high) và thấp nhất
của ngày (today's low) cách nhau khá xa. Tuy nhiên, cứ mỗi
ngày qua thì mức giao động của ngày càng nhỏ lại. Formation
bắt đầu thành hình một mủi nhọn chỉa nghiêng nghiêng xuống.
Tôi thường gọi mũi này là điểm nổ. Tại vì khi nó bắt đầu thu
hẹp lại thì nó sẽ nổ mạnh. Hướng đi của giá sẽ là hướng nổ của
nó. Thí dụ nếu nó nổ và đi lên thêm thì giá sẽ bắt đầu tiếp tục đi
lên theo cái trend mà nó đã có trước khi nó có formation này.
   Một điều mà các anh lưu ý khi xài cái này cho stocks là trong
khoảng thời gian formation này thành hình thì volume của stock
sẽ giảm đi so với volume lúc nó đang đi lên trong một up trend.
Đặc biệt nhất là khi nó gần điểm nổ. Volume lúc đó thấp lắm.
Nhưng vào ngày mà nó nổ thì hôm đó volume sẽ tăng rất
cao. Nhưng theo tôi đọc vòng vòng trên Net thì chơi Demo dể
lắm. Số người thắng khá cao. Sau đó, bỏ tiền thiệt vào thì
bị market nướng nhanh lắm. Tôi không hiểu tại sao. Tại vì giá
quote cũng y như vậy mà. Thành ra, nếu anh rảnh thì viết nhật
ký ngay trong luc trade demo đi. Để sau này có thể so sánh giữa
demo và trade thiệt, xem có gì khác biệt hông?
   Đây là một trong những chương trình khó nhất và lâu nhất của
ngành tài chánh. Hằng năm ở Mỹ có cả chục ngàn sinh viên đi
thi. Phần lớn, nếu không nói hầu hết, họ đều có bằng Bachelor
Degree (hình như tiếng Việt gọi là Cử Nhân thì phải). Chương
trình gồm 3 giai đoạn, gọi là levels, từ 1 cho đến 3. Mỗi năm anh
đi thi cho một level. Nếu đậu hết 3 kỳ thi thì anh sẽ được phỏng
vấn bởi các bậc đàn anh trong nghề để xem về tư cách, học vấn
v.vv. Nói chung là để xem anh có đủ "tư cách" để được đeo ba
chữ CFA này sau cái tên hay không. Đây không phải là một cái
bằng cấp như chúng ta thường hiểu. Đây chỉ là một
DESIGNATION, một danh xưng mà thôi. Nhưng điều mà làm
cho nó quí và được thế giới tài chánh coi trọng là mức học của
nó. CFA rất khó lấy. Tôi quên cái thống kê của năm nay, nhưng
nếu tôi nhớ không lầm thì con số đậu trong mỗi kỳ thì cũng
không cao lắm. Hình như là dưới 35%. Con số người đi hết đoạn
đường 3 năm đó còn ít hơn nữa.
   Trong 3 kỳ thi này. Level 2 là cái khó nhất, vì trong đó anh
phải học về portfolio allocation. Anh sẽ đóng vai một
mutual fund manager run một cái fund với những hiểm nguy y
như một cái fund thiệt. Và quan trọng hơn là anh phải giải
thích tại sao. Đây là cái test đòi hỏi khả năng tiếng Anh khá cao.
Ít gì cũng phải viết ở một trình độ đại học trở lên (*). Nếu Anh
văn của người thi còn yếu thì level này sẽ là level mà nhiều
người rớt. Các foreigners như VN, Tàu, Đại Hàn, và một số các
quốc gia Âu Châu (Pháp, Đức) cũng không qua nổi cửa ải này.
Lý do không phải vì họ không nắm vấn đề, nhưng họ không đủ
trình độ Anh văn để diễn tả một sự kiện rất complicated. Còn
level 1 thì khá dể tương đối trong 3 cái.
   Trong level này anh chỉ làm multiple choice (một format của
test mà anh chỉ cần chọn ABCD hay là 1234). Tiếng Anh không
cần lắm. Miễn đọc và hiểu là làm được. Còn level 3 thì là có
format cùng với level 2. Nghĩa là anh vẫn phải viết. Kỳ này thì
cái subject tương đối dể hơn, nhưng phải viết rất nhiều và rất
dài. Mỗi kỳ thi kéo dài khoảng 6 tiếng. Anh được nghĩ 1 lần để
đi ăn trưa. Vào phòng thi không được mang gì hết, ngoài
thẻ chứng minh (Identification Card) cá nhân. Ở Mỹ thì anh xài
Driver Licence (bằng lái xe). Họ cho anh chọn 1 trong hai loại
calculator. Cái thứ nhất là của Texas Instrument (tôi quên model
gì rồi). Anh chỉ được quyền cái cái model đó thôi.
   Anh mang cái khác vào là họ không cho anh xài. Còn model
thứ nhì là 12C Hewlett-Packard. Cái đó bán khoảng 60 US $.
Còn cái Texas Instrument thì khoảng 30 US $. Bên VN thì có
thể rẻ hơn. Tiền mua sách để học cũng gần 1000 US $ nếu anh
mua từ họ (CFA.org). Sách thì khoảng 15 cuốn. Mỗi cuốn ít gì
cũng 500 trang. Có cuốn nặng nhất là hơn 1000 trang, dầy như
cuốn tự điển bách khoa. Theo lời họ nói thì mỗi ngày ít nhất anh
phải bỏ ra 3 tiếng đế học, nếu anh đi làm. Còn nếu anh không đi
làm thì sẽ rảnh rổi để học hơn. Nhưng mà phần đông thì người ta
học theo group để giúp đở lẩn nhau. Tôi hồi đó thì học một
mình. Tôi khoái ôm đống sách về nhà, cà phê bày ra, và một
mình ngồi học hơn. Hồi đó tôi chỉ học đến xong level 1 thui. Thi
lần đầu được 68%. 70% là đậu.
   Xong rồi lập gia đình nên không có thời giờ học thêm. Hơn
nữa, nếu anh muốn làm một analyst theo đúng nghĩa danh từ thì
nên chọn con đường này mà đi. Học thì khó, nhưng thành công
rồi thì nhẹ nhành hơn. Tôi thì thích chuyện đao binh, đánh đấm.
Sống hùng sống mạnh, nhưng không sống dai của một trader.
Nên cũng không tha thiết lắm với cái bằng này. Ở VN thì tôi
không biết thế nào, nhưng bên này thì mấy cô gái học giỏi ở đại
học ra. Đây thường là dân finance major (chọn ngành finance để
học) ở đại học đi thi. Thành ra, ít nhiều gì họ cũng có một chút
căn bản rồi. Ngày thi thì đông lắm. Chỗ tôi thi hôm đó có
khoảng 2000 thí sinh thi.
   (*) Tiếng Anh có nhiều trình độ. Trình độ tiếng Anh của trung
học thì anh có thể đọc báo daily news. Tiếng Anh của đại học là
trình độ của các sách giáo khoa. Trong phần level 2, CFA có nói
rằng trình độ tiếng Anh để thật sự hiểu để diễn tả những ý chính
trong bài thi là trình độ đại học. Họ viết như thế có lẽ vì gần đây
số lượng người thi mà English is a second language khá nhiều.

Em lại thấy giá nó đang nằm trong vùng overbougt và nằm trên
lằn Upper Bolliger band. Vậy thì buy không an toàn?
   Không hẳn là như thế. BB là một volatility indicators, chứ
không phải là một directional indicator. Hiện tượng nó ôm
lằn upper band của BB có nghĩa là giá rất ít khi lên đến đó trên
phương diện volatility. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu của một
trend đang trong giai đoạn mạnh. Một tiểu xảo của BB là khi giá
mà ôm upper band như thế có nghĩa là trend SẼ TIẾP TỤC và sẽ
đi khá xa. Còn về việc Overbought thì đó là một momentum
strength thui. Strong trend (hiển hiện qua 3 chú lính) thường là
overbought. Actually, bạn muốn nó nằm luôn trên overbought
thay vì đi xuống lại. Lý do là overbought có nghĩa trend
strengthening. Currency trading là trend following. Cho nên
chừng nào momentum bắt đầu đi xuống khỏi vùng overbought
thì đó là lúc bạn mới nên get out. Bằng không thì ngồi đó enjoy
the ride. It should be a nice ride.

Thấy anh chucuoi khuyên nên dùng ADX để phân tích trendline
nhưng Em ko biết dùng Khi nào ADX >/= 20 thì đó là dấu hiệu
trend bắt đầu mạnh. Duới đó thì nên coi lại. Tôi có biết lớp CFA
được tổ chức tại Việt Nam do Singaporean hướng dẫn:
www.ftmsglobal.com
www.cfainstitute.org đây là website tham khảo.
   Cám ơn anh. CFA bây giờ là International rồi . Đâu cũng có,
nhất là các quốc gia đang phát triển như VN và TQ. Các anh nào
có ý định chọn capital market làm một nghề thì nên cố gắng mà
học nó đi. VN bây giờ số nguời có cái này còn quá ít. Các anh
mà có đuợc, hay chỉ cần thi đậu các bài thi thôi (*), thì cũng dư
sức kiếm một job thật thơm trong capital market của VN rồi. Ở
Mỹ, nếu mà anh có bằng đại học (4-yr college) và có CFA cộng
với công việc anh làm phù hợp với bằng CFA thì coi như là anh
ngang với một nguời có một bằng MBA của một truờng nổi
tiếng rồi đó. Ở các nghề khác thì không biết như thế nào, nhưng
trong capital market cái bằng CFA nhiều khi ngang hàng với
bằng MBA tùy theo MBA đuợc lấy tại đâu.
   (*) Anh đậu đuợc hết 3 kỳ thi cũng chưa hẳn là lấy đuợc CFA
designation. Tại vì, anh phải có kinh nghiệm mới đủ điều
kiện.

Nghe anh VC nói học căng lắm, em mới lên FTMS hỏi thời
khoá biểu học luyện thi level 1 thì thấy có 7 buổi học lý thuyết,
3 buổi revision, 2 buổi exam review, 3 buổi mock exam ( mà
mock exam là cái gì vậy anh VC? ).
   Mock exam là thi thử thử để cho anh quen với cái test format.
Tôi thì hồi đó chỉ không thích cái phần FUNDAMENTAL
ANALYSIS của stocks thôi. Tôi ghét kế toán lắm. Ngồi cộng
trừ nhân chia tiền lời tiền lổ một hồi là buồn ngủ. Nên phần đó
chỉ học cho qua loa. Thi cái này cũng hên xui thôi. Tại vì trong
ngày thi anh tuy có cùng một bài thi, nhưng có khoảng 4 dạng
bài khác nhau. Gọi là dạng tại vì tuy cùng một môn học, nhưng
mỗi dạng nó có cái nhiều cái ít. Cốt ý của ban giám khảo là cho
học sinh không có ý nhớ. Thí dụ, như dạng thứ nhất phần phân
tích căn bản nhiều hơn phần phân tích options. Dạng thứ nhì thì
phần phân tích bonds nhiều hơn phân tích căn bản. Đại khái là
vậy đó. Tôi xui nên lấy nhầm phần phân tích căn bản nhiều cho
nên rớt. US market rớt khá nhiều vì overnight market bên China
(Shanghai Stock Exchange) rớt gần 10%. Investors đang lo
ngại về một viễn tượng kinh tế Hoa Kỳ sẽ chậm lại, và China
cũng thế. Đặc biệt hơn nữa là năm nay là kỷ niệm 10 năm
ngày Asian Crisis bắt đầu từ Thái Lan. Thái Lan ngày xưa và
hôm nay vẫn là một quốc gia nhỏ trong thị trường Á Châu.
China hôm nay thì khác. Các bạn nên cẩn thận. Market đang đi
vào rough water. Phần tâm lý sẽ bắt đầu ảnh hưởng mạnh vào
các ngày sắp tới. 7 năm về trước khi US market lên đến điểm
cao nhất thì sự kiện khởi đầu cho bear market lúc đó là TT
Clinton và British Prime Mininster của Anh đồng ý về việc cấm
clone human tissue (clone = cấu tạo người qua stem cells).
Investors lợi dụng cơ hội đó để bỏ chạy khỏi biotech, và sau đó
là tech stocks.
   One day doesn't make a trend. Một ngày rớt không có nghĩa gì
cả. Phần lớn market sẽ rebound lại vào ngày sau. Đó sẽ là điểm
cho bạn get out, vì mấy chú rookies sẽ nghĩ là sự kiện market rớt
hôm nay là một "buying opportunity" to buy. "Buy on the dip"
rất dể xảy ra trong một market hiện tại. Tuy nhiên, các bạn nên
cẩn thẩn. A strong market như US market đã lên thẳng trong
vòng gần 6 tháng qua và có một big down day như hôm nay
thường là dấu hiệu của một fundamental change trong lối suy
nghĩ của investors.
   Asian markets hiện đang rớt mạnh--một phản ứng từ thị
trường Mỹ hồi sáng này (US hours). Khoảng vài tiếng
nữa European market sẽ mở. Hy vọng selling sẽ chậm lại. Nếu
không thì sáng mai US market, vào những giờ đầu có thể
sell tiếp. Nếu có, đó là một good sign. Điều mà bạn không muốn
là nó rebound lên một chút, traders gọi đó là suckers' rally hay là
dead cat bounce, rồi sell off sẽ tiếp. Hot $ trên thế giới hiện đang
chạy vào đồng Swiss-Francs (CHF) và có thể là Euro. US $ vốn
thường là nơi lánh nạn cho những cuộc sóng gió như thế này vào
những lần trước. Nhưng lần này thì khác. Vì US's và China
Economy hiện quá lệ thuộc vào nhau. China slow down cũng có
nghĩa là US slow down. Thêm vào đó US economy còn bị
housing market kéo xuống, qua hình thức subprime mortgage
cho nên chuyến này mà chạy vào US $ chưa hẳn sẽ an toàn.
Thêm vào đó Fed fund và bond market đang price in a rate cute
trong thời gian sắp tới. Ngày mai, Bernanke sẽ trình ủy ban tài
chánh của Quốc Hội. Chắc sẽ có nhiều dân biểu đặt câu hỏi về
sự kiện hôm nay.
Nhờ anh giảng lại phần này dùm. Tôi không hiểu rỏ lắm. Tại sao
gọi là trend mạnh khi giá gần đỉnh cao của bollinger
band vậy? Nhìn giá nhảy hôm nay mà không hiểu lời phân tích
của anh.
   Bollinger band là một chỉ số đo volatility. Volatilty có 3 cá
tính như sau: Auto-correlation; Mean-Reversion;
NonDirectionality. Auto-correlation có nghĩa khi nó đi về một
hướng nào đó (lên/xuống) trong một thời gian ngắn thì nó
sẽ TIẾP TỤC đi cho đến khi quá đà mới thôi. Đó là tại sao trong
cái post đó tôi có nói là giá mà ôm lằn upper band thì đó là hiện
tượng của một trend đang mạnh. "Trend đang mạnh" là vì cá
tính auto-correlation của volatility. Tuy nhiên, sau khi đụng cực
điểm, trong trường hợp này là 2 standard deviations, thì nó sẽ
chuyển qua cá tính thứ nhì, gọi là meanreversing. Mean là giá
trung bình, được tính bằng toán học. Mean reversing có nghĩa là
khi nó đi gần đến cực điểm thì nó sẽ quay về với giá Mean.
   Đây là chiêu của mấy chú rookies. Thấy rớt mạnh là nhào vào.
Traders gọi đó là CATCHING A FALLING KNIFE. Giống như
đưa tay chụp con dao đang rớt. Chiêu này ăn thì ít, mà đứt tay
thì nhiều. Thông thường một market mà chuyển mình mạnh như
thế thì đó có nghĩa là cái LỐI SUY NGHĨ của người ta đã thay
đổi rồi. Dead cat bounce chỉ làm cho nó lên chút ít thôi. Sau đó
selling sẽ tiếp tục, và có thể mạnh hơn trước. Ngồi ngoài canh
me the next leg down thì nhẩy vào. Có thể trong vòng vài ngày
nữa thì market trade sideway. Nhưng sau đó nó sẽ đi xuống
thêm. Đợi một vài cái news "cà chớn" nào ra. Traders sẽ mượn
cơ hội đó mà take down nó thêm nữa. Trade khi anh cần trade
thôi. Đừng trade lung tung. Sát thủ mà. Ra tay là có tí huyết.
Cái này thì tôi không rõ lắm? 5% limit là để bảo vệ nhà đầu tư
chứ anh? thực ra là không bán được chứ không phải là không
bán kịp. Vì lúc đó đâu có người mua? CÒn chuyện mất vài chục
% thì có rồi, hồi tháng 5 năm ngoái đó.
   Một trong những điều kiện quan trọng nhất của thị trường tài
chánh--bất cứ thị trường nào--là LIQUIDITY. Anh kềm
giá bằng cách đặt một limit move 5% như thế tuy rằng anh có ý
tốt. Nhưng hành động đó vô tình bóp chết cái liquidity của thị
trường. Anh nghĩ xem thử đi. Nếu giá rớt và chỉ có thể bán khi
nó nằm dưới 5% thì bao nhiêu người có thể bán được? Sự kiện
này còn có nhiều ảnh hưởng trong các stocks mà ít người mua.
Có nghĩa là nếu stock đó có volume quá ít. Với các stocks loại
này anh không cần nhiều người bán là anh bị khóa sổ rồi. Cứ
mỗi ngày khóa sổ một lần thì bao nhiêu ngày anh mới bán được?
Giá sẽ đi xuống còn nhanh hơn là để thị trường tự định đoạt.
Người bán chưa được sẽ càng thêm nóng lòng khi thấy giá
stocks tiếp tục đi xuống, cho nên họ càng bán nhanh, bán vội.
Một hình thức phá giá đang được thành hình. Đó là tại sao mô
hình này không được áp dụng trong những thị trường tài chánh
khác trên thế giới.
   Tôi cũng biết là chánh quyền VN lo sợ một thao túng trong thị
trường cho nên họ mới limit giá như thế. Đó có thể đúng trong
giai đoạn đầu, khi TTCKVN còn trong thuở phôi phai. Mai sau
nó lớn thêm tí nữa, hay có thể bây giờ, thì họ nên dẹp mô hình
đó đi. Vì trong một cơn khủng hoảng của Bear market, chắc
chắn sẽ có người tự tử khi bán không được stocks của mình. Lỗi
đó của ai? Của họ hay là của một system lỗi thời không hợp với
một thị trường rất năng động? Cái đó mới thật sự là một loạn
trong thị trường. Hơn nữa, sau này người ta sẽ nhìn thị trường
với rất nhiều e dè. Bây giờ thì chưa thấy gì đâu, vì giá còn lên
mạnh. Hôm nay mua không được thì mai mua vậy. Vấn đề là chỉ
ăn ít nhiều thôi. Sau này khi giá xuống thì thử xem người ta còn
bình tỉnh để mà đợi kiểu "hôm nay bán không được thì mai bán
cũng được mà".....Emotion là một điều cực kỳ quan trọng trong
financial market. Nó đã từng hiển hiện qua nhiều rất nhiều lần
về khả năng tạo loạn của nó trong dòng lịch sử thị trường tài
chánh của thế giới.

Tui cũng không rõ là nếu không có limit thì lại an toàn hơn ở
chỗ nào. Năm 1990, tổng giá trị shares ở Nhật đạt khoảng 500
000 tỷ Yên. Năm 2007, nghĩa là 17 năm sau chỉ còn 420 ngàn
tỷ. Vậy là nói chung vẫn đại bại, cho dù khớp lệnh liên tục và no
limit đúng không anh?
   Không limit không phải an toàn hay không an toàn, nhưng nó
đặt quyền quyết định vào người đầu tư, chứ không phải vào
chánh quyền. Đây là tiền của tôi, của một người đầu tư. Đâu có
phải tiền của chính quyền đâu mà đòi định đoạt giá cả dùm?
Điều mà các anh nên tập suy nghĩ thêm là chánh quyền chỉ nên
trong coi người dân và các chuyện luật pháp khác. Chứ chính
quyền không nên và không bao giờ nên thò tay vào định giá cả
thị trường. Cho dù giá đó là một giá xấu, hay là một giá tốt. Free
market theo đúng nghĩa danh từ là FREE. Chứ còn đặt giá limit
kiểu đó ai mà chơi. Một mutual fund manager nắm trong tay
hàng trăm ngàn hay hàng triệu cổ phiếu mà bị cái luật 5% limit
đó thì sao mà chạy? Stock có bad news là thì chú đó từ chết đến
bị thương thui, chứ chạy sao kịp? Mà nếu biết rằng mình sẽ
chạy không kịp trong một thị trường limit kiểu này thì ai dại gì
mua nhiều hay đánh lớn? Đánh đấm kiểu limit này khó đánh lớn
lắm.
   Còn về chuyện thị trường Nhật vào cuối thập niên 80 cho đến
nay. Đó là một chuyện khác. Thị trường Hoa Kỳ vào thập niên
30's cũng đi qua một bear market vĩ đại, nhưng họ vẫn chấp
nhận vì đó là chu kỳ của thị trường. Kinh tế cũng có chu kỳ phát
triển và co rút vậy. Hơn nữa giá cả của TTCK Nhật không phải
sụp một cái từ đỉnh cao đi xuống, mà nó đi từ từ. Thị trường là
một phản ảnh của kinh tế, một tấm gương cho người nhìn vào để
đo sức phát triến của kinh tế
   TRONG TƯƠNG LAI. Gần 20 năm qua kinh tế Nhật được liệt
vào hạng suy thoái vì hệ thống banking quá tệ. Người Nhật tung
tiền đi mua đất vào cuối thập niên 80's và bị lún cho mãi đến
giờ. Nhà banks không chịu xóa bỏ những bad loans đó. Họ vẫn
còn để đó. Kết quả là nó như một cái cùm cột vào chân làm kinh
tế không phát triển nổi, mặc dù chánh phủ đã hạ phân lời tối đa
(0%) để phát triển. Thành ra, hiện tượng của TTCK Nhật là một
kết quả của kinh tế, chứ không phải là kết quả của một phương
thức quản lý thị trường.

Đúng là CP đã thành công quá sức mong đợi trong việc phát
triển thị trường và thu hút nguồn vốn, nhưng luật pháp và thể
chế chưa theo kịp. Cũng là một nguy cơ phải không anh?
   Mỗi một quốc gia có một mức phát triển và tiến hóa riêng biệt,
đặc thù với văn hóa và xã hội của họ. Những gì của Mỹ không
hẳn là hay hết, hay đúng hết. Tuy nhiên, họ thường đi đầu trong
mọi ngành của xã hội, đặc biệt là tài chánh và kỹ thuật. Cho nên
nếu anh để ý TQ và Nhật thì anh thấy hai quốc gia này lấy một
phần cái hay của Mỹ đem về sửa lại chút chút để phù hợp với
họ. Người Tàu bây giờ đang đi trên bước chân người Nhật 20
năm về trước. Họ kềm đồng Yuan cho thật thấp bằng tiền lời của
trao đổi hàng hóa (import/export) với Mỹ để phát triển kinh tế.
Kinh tế của họ và Nhật là một kinh tế xuất cảng. Thành ra, đồng
tiền thấp và nhân công rẻ sẽ có lợi cho họ nhiều lắm. VN thì đi
sau Tàu. Hy vọng VN cũng như Tàu là chỉ họ cái gì hay, đem về
sửa lại cho phù hợp với xã hội VN thì tốt rồi.

Bây giờ tâm lý chung là ai cũng biết sẽ có điều chỉnh. Vấn đề là


lúc nào thì còn tranh cãi. Nếu TT là tấm gương phản ánh tương
lai của nền kinh tế, thì đợt điều chỉnh này cũng không đến nỗi
quá sâu và mạnh để nhiều nhà đầu tư phải ra đi mãi mãi.......
   Cái lạ đời của thị trường là khi anh mong nó correct thì nó sẽ
không, và cứ thế mà đi tới. Ngược lại, khi anh không còn nghĩ là
nó sẽ rớt thì nó lại rớt. Thành ra, người ta nói TIMING trong thị
trường là một điều không thể làm được. Còn chuyện có người ra
đi mãi mãi thì dĩ nhiên rồi. Đó là định luật bất di bất dịch mà.
TTCKVN hiện thời có quá nhiều những người mượn tiền để
mua. Đó là tiền TỬ mà họ đang xài. Số tiền này không cách nào
họ trả nổi, nếu thua. Anh còn nhớ vụ Golden Rock cách đây vài
tháng không? Khi nội vụ đổ bể ra thì bao nhiêu người trong đó
mượn nợ để trade? Golden Rock và currency market ở VN đâu
có nhầm nhò gì so với cơn sốt chứng khoán hiện thời, đúng
không? Trái bom này
mà nổ thì không ít người tự tử đâu. Thời nào cũng có; quốc gia
nào cũng vậy. Chỉ mong là ít thôi. Sau một ngày lên lưng lững
vì short cover và vì bargain hunters, equity markets ở Á Châu,
đặc biệt là China & Japan, lại tiếp tục rớt. Đây là một hiện tượng
selling đã bắt đầu. Không ai nói đây là một bear market cả,
nhưng selling chuyến
này sẽ khá mạnh. Nó không hẳn là một correction nhẹ nhành
như người ta tưởng. Corrections thường ít có một dạng selling
kiểu này, ngay cả vào kỳ Asian crisis của 97. Kinh tế của TQ sẽ
về đâu thì không ai biết được, nhưng với con số phần trăm
return quá cao của năm ngoái cộng thêm mức độ lên của năm
nay thì selling kiểu này thường có nghĩa là con bull đã bị thương
nặng. Nếu các bạn hiện đang ở trong TTCKVN thì nên cẩn thận,
nhất là cái luật 5% limit.

Với kinh nghiệm trậc mạc như anh thì những lời khuyên trên rất
đáng để suy ngẫm. Theo anh thì mình nên thoát khỏi thị trường
lúc này là thượng sách chăng...? Hay vẫn bám theo thị trường
một thời gian nữa để tùy cơ quyết định. Hy vọng sẽ nhận được
những tin tức cập nhật và những nhận định từ anh.
   Tôi không biết hiện trạng TTCKVN của mấy anh ra sao,
nhưng điều anh nên biết là người mới đầu tư thường có
những phản ảnh bất ngờ trong một thị trường hổn loạn.
TTCKVN có thể chưa có sóng gió, hay là có thể người ta chưa
biết gì. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ có một ngày thị
trường VN sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó có thể anh sẽ không còn đất
để chạy. Câu hỏi hiện thời là anh chấp nhận lời/lổ bao nhiêu?
Nếu con số đó là một điều anh chấp nhận được thì anh nên đi ra.
Một điều anh đừng nên lưu ý là các lời phân tích của những bài
viết trên báo, trên TV, hay là các lời trấn an của các giới chức
thẩm quyền. Những người thật sự phía sau các selling này
thường rất ít xuất hiện. Chính xác hơn là các tay tổ, các maco-
economic hedge funds họ trade theo risks. Và khi thấy risks hiện
ra thì họ sẽ thay đổi phương pháp đầu tư, một hiện tượng mà
người ta gọi là asset allocation. Và dấu hiệu của cái đó là một
big long black bar trên chart của ngày thứ 3. Đó là dấu hiệu của
một fundamental change across all class assets.

Theo em thì thời điểm này vẫn còn đầu tư được vì dù TT đang
selling nhiều nhưng buying thì cũng không kém ( thể hiện là
việc có nhiều tài khoản mới được mở cũng như dư mua CK rất
nhiều ) cho nên vẫn còn cơ hội để đầu tư ngắn hạn trên
TTCKVN.
   Đây là hiện tượng mà người ta gọi "stupid $" trong trading.
Anh make $ từ những người như thế này. Họ là hiện tượng của
những cái mà traders gọi là DEAD-CAT BOUNCE. Dĩ nhiên,
bây giờ thì rất khó nói ai đúng ai sai, nhưng điều nên nói là cái
RISK trong market hiện tại. Anh nhảy vào bây giờ thì cái risk
cao hơn hay thấp hơn so với tuần trước? Một trong những lý do
mà người ta sell off China's market là sự kiện nó đã lên quá
nhiều trong thời gian quá ngắn. TTCKVN lên bao nhiêu trong 6
tháng vừa qua?
Dead-cat bounce là danh từ nhà nghề thường được xài trong các
trading floors on Wall St và các technicians, nói lên một hiện
tượng nhồi (bounce) vô nghĩa sau một cái rớt thật sâu và thật
mạnh. Cat = con mèo. Và con mèo thường là con vật leo trèo rất
hay. Dead = chết. Con mèo chết thì làm sao mà leo? A dead-cat
bounce là một câu nói biểu hiện một cái nhồi vô nghĩa sau một
big sell off của giá.
Rebound: (bounce = nhồi lên giống như trái banh); rebound có
nghĩa là giá đang đi lên, đi xuống (correction) rồi tiếp tục đi lên
lại. Chữ này ám chỉ là cái uptrend vẫn còn tiếp tục, và correction
chỉ là nhe nhẹ thôi.
Retrace: giống như rebound.= bật trở lại
Pullback = correction = bị kéo lại, điều chỉnh lại
Tất cả những danh từ trên là danh từ của technicians và traders.
Tôi không biết kiếm ở đâu trên Net, chỉ biết là tôi học đó nó từ
lâu lắm rồi. Học hồi nào cũng không nhớ. No ...không phải tình
cảm riêng. Timing là một điều hầu như không thể làm được một
cách thành công trong thị trường. Thành ra, nhiều khi anh biết là
nó yếu lắm, nhưng anh không biết khi nào nó gãy. KHI NÀO là
một câu hỏi khó trả lời nhất trong TA
Ngay ở TQ, tưởng như thị trường đã down mạnh ở đỉnh 3000,
nào ngờ nó lại tăng tiếp.
   Cái điều khó nhất trong TA không phải là kiếm divergence,
định hướng đi của trend, hay dò la lúc nào momentum đang yếu
dần v.v....Nhưng mà trả lời câu hỏi KHI NÀO sự việc nó SẼ xảy
ra. Người gọi cái đó là TIMING. Timing hầu như một điều
không ai mà đoán được. Hên lắm là anh đoán nó trúng một vài
lần, chứ không thể nào trúng mãi. Đó là một CHÂN LÝ. US
market crash vào năm 1987, trước đó một tuần có một bà analyst
của Lehman Bros. lên TV nói đại là vào tuần sau thì market CÓ
THỂ đi xuống. Trong thâm tâm của bả thì chắc cũng đâu biết gì
hơn. Vậy mà tuần sau nó crash thiệt. Chỉ bao nhiêu đó thôi vậy
mà bả trở thành một super star trong thế giới đầu tư mải cho đến
hôm nay. Cứ mỗi khi
market có chuyện gì thì người ta đi kiếm bả. Gần 20 năm qua,
bả chả trúng lại lần nào. Cuối cùng người ta mới hết đi kiếm bả
nữa. Bây giờ thì không biết ra sao. Ngụ ý của câu chuyện này là
không ai đoán được cả. Bởi thế điểm chính yếu trong gian đoạn
này là anh chấp nhận một mức anh thua nào đó và đi ra không
nuối tiếc. Cái dở của con người là tham. Cái tham trong thị
trường làm người ta chết trong Bear market chứ không phải là
cái NGU. Một trong những lỗi lầm lớn nhất mà investors vấp
phải là nuối tiếc sau khi bán xong và stocks vẫn tiếp tục
tăng. Họ quên rằng không ai bán được ở đỉnh cao nhất, và cũng
không ai mua được ở điểm thấp nhất. Chúng ta chỉ hy vọng ăn
được khúc chính giữa thôi. Và cứ làm vậy hoài thì trên đời
không ai giàu bằng mình, chứ đừng mong "mua tận gốc bán tận
ngọn. " Trên thị trường không có mấy ai làm được việc đó.
Thành ra mình nên chấp nhận với một số tiền lời nào đó, và như
thế là hạnh phúc rồi.

Có vẻ như Bác Vietcurrency luôn bị ám ảnh bởi những thua lỗ


khi thị trường đổ vỡ. Một lo sợ thường gặp ở các nhà đầu tư giàu
kinh nghiệm. Nó đối lập với lòng tham của những nhà đầu tư
mới gia nhập thị trường.
   US market mất 25% trong một ngày vào đầu tháng 10 năm
1987. Năm đó là năm đầu tiên của tôi (freshman year)
tại UCLA. Báo chí đăng tin rùm beng về market crash. Tôi thì
ngớ ngấn cứ tưởng cái chợ nào ở đâu mới bị sập, chả biết Trời
Đất gì cả. Năm 1994, sau khi ra trường đi làm một vài năm
trong Wall St, thì the FED bắt đầu tăng phân lời vì lạm phát. Đó
là thời gian sau cuộc chiến Iraq lần thứ nhất. Orange County
(county giàu nhất nước Mỹ và cũng là county mà người Việt Hải
Ngoại gọi là Quận Cam. Một county ở tại Nam Cali mà người
Việt cư ngụ đông nhất thế giới) mất 2 tỷ tiền vốn vì ông thủ quỹ
(treasurer) đánh cá bond futures. Orange county gần bị khánh
tận (bankruptcy). Ai cũng lo sợ vì không biết đi làm có lương
hay không, những social service mà thường cho free không biết
còn không. Nhất là những người già. Ảnh hưởng của nó có thể
thấy được trong xã hội. Người ta xôn xao về sự kiện đó gần 6
tháng Trời. Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng thấy rỏ. Đó chỉ
là một county nhỏ bé trong hàng ngàn county trên đất Mỹ.
Thường thường người ta ít ai thấy ảnh hưởng của thế giới tài
chánh vào cuộc sống con người, trừ những lúc market thật
giao động.
   Ba năm sau đó thì Asian Crisis bắt đầu tại Thái Lan và lan dần
ra. Ở Indonesia, đồng tiền mất gần 90% trong ba tuần. Người ta
hết còn xài tiền để làm vật trao đổi mua bán. Thay vào đó người
ta dùng đồ để trao đổi với nhau. Thí dụ tôi có con gà, anh có con
vịt. Mình trao đổi nhau, khỏi cần tiền. Con người trong phút
chốc đi lùi vào lịch sử gần 500 năm tiến hóa. Tất cả chỉ vì
currency market giao động thật mạnh. Đồng Yên trong một ngày
lên gân 25 điểm, not pips, vì các ngân hàng liên bang họp với
nhau intervene để chơi với các hedge funds đang thao túng thị
trường từ quốc gia này đến quốc gia khác. VN lúc đó vừa mở
cửa ra ngắm thế giới nên không bị gì trong cơn bão lốc đó.
Nhưng kỳ này, nếu có gì, chắc chắn các anh sẽ biết thế nào là
cơn bão tài chánh khi nó thổi vào VN. Và 3 năm sau vụ đó, vào
năm 2000 thì US equity market của Mỹ crash. Chỉ số Nasdaq từ
đỉnh cao nhất là 5000 đến đỉnh thấp nhất còn khoảng 1050, mất
đi gần 80% trong hai năm. 
   Nhiều người Việt tại Orange County mất nhà, ly dị, trở nên
điên điên khùng khùng vì market crash. Ở mấy chỗ khác thì mấy
chú Mỹ vác súng vào brokerage house bắn thiên hạ, và tự tử
luôn. Mãi cho đến gần đây, 2005, anh mà nói đến stock market
là bị thiên hạ chửi te tua. Họ cho anh là dân đánh bài, cờ bạc.
Thị trường chứng khoán là một sòng bạc vĩ đại, một Las Vegas
của dân trí thức. Trước đó, anh đi đâu đâu cũng nghe người ta
bàn về stocks. Bà bưng phở trong tiệm phở cũng "chơi" stocks
luôn. Một tuần kiếm được 3000 US$ nên nghĩ không đi làm nữa.
Ở nhà trade stocks. Ở VN bây giờ cũng gần giống thế. Hình như
stocks là câu chuyện của tất cả. Ai cũng nhảy vào market, và
hầu như ai cũng thắng. Vấn đề là ít nhiều mà thôi. Anh nào
muốn nghe thiên hạ chửi thì qua bên TTVNOL tuyên bố là thị
trường sẽ bị crash v.v..vv Bảo đảm thiên hạ chửi anh không còn
chỗ chạy. Đó là một hiện tượng của một thị trường đã đi quá đà.
   Và cuối cùng là cái này. Điểm đặc thù của Volatility là NON-
DIRECTIONAL. Có nghĩa là nó sẽ đi hai chiều với cường
lực gần giống nhau. Sợi dây thung khi được kéo hết ga, lúc bung
lại thì nó không về điểm bình thường và dừng ở đó. Ngược lại,
nó bung thêm về phía bên kia trước khi trở lại mức bình thường.
Người ta bắt đầu thua khi nó trên đường trở lại mức bình
thường, và sẽ chết khi nó đi xuyên qua mức đó. Trong mỗi lần
giai động như thế tôi thường viết nhật ký, kể lại cảm giác và sự
suy đoán của mình về những sự việc xảy ra. Cho nên khi thấy sự
việc gần giống dĩ vảng là tôi đã nguyên con ngồi ở ngoài rùi.

Viet Currency
Những chia sẻ của Bang chủ phần 04
Khi mà nhà đầu tư lớn rút hết tiền ra, chỉ còn các nhà đầu tư nhỏ
lẻ thôi thì lúc đó thì trường sẽ down hả anh VC. Điều này có
giống với việc xác định dòng tiền ra vào trong CK để xác định
lúc nào nên rút ra khỏi thị trường.
   Ở các thị trường khác thường là thế. Ở VN thì tôi không biết
rỏ vì các chỉ số đo lường thị trường dựa vào nhiều khía cạnh
khác nhau, mà các thứ đó lại không có trong data của TTCKVN.
Thí dụ, như các stocks lên trong ngày, các stocks xuống trong
này. Hay là tổng số lượng volume lên so với số lượng volume
xuống v.vv.. Thành ra, khó mà xài các chỉ số momentum thông
dụng để đo VNI. Theo tôi nghĩ thì chỉ có thể xài các phương
thức khác, như là formations để tiên đoán. Xài mấy cái đó cũng
không chính xác nhiều. Điểm hiện tại chỉ có thể là canh chừng
và dò la mỗi ngày thôi. Tôi đã thấy rất nhiều divergence trong
VNI và cũng có phân tích nhiều về nó rồi, nhưng nó cũng chưa
thấy gì là có vẽ muốn rớt cả. Người đầu tư ở VN hình như vẫn
còn mua vào bất chấp gì cả. Trong những trường hợp này anh
chỉ nên ngồi và canh thôi, không làm được gì hơn.
MACD có thể dùng để đo sức mạnh của trend giống ADX ko?
Ví dụ như MACD cross zeroline và tăng mạnh có thể coi là
điểm bắt đầu của 1 trend mới ko, hay MACD > 0 nhiều có thể
coi là trend đang mạnh ko?
   Anh có thể coi nó giống giống như là ADX, NHƯNG không
thể xài nó để thế ADX vì MACD thật ra là một MOMENTUM
indicator. Momentum indicator thường đi TRƯỚC GIÁ. Đó là
tại sao traders rất thích xài nó để tiên đoán giá. Còn ADX thì
khác. Nó là một chỉ số phản ảnh trực tiếp vào giá, chứ không
tiên đoán về sức mạnh của giá. Khi giá đạt đến một mức nào đó,
người ta muốn biết hiện thời trend của giá MẠNH hay yếu thì
người ta xài ADX. Và xài nó rất đơn giản bằng cách coi giá trị
nó hiện thời là bao nhiêu. Nếu ADX >/= 20 thì trend coi như là
mạnh. Trong khi đó, cách xài MACD thì lại đi kiếm divergence
giữa giá và momentum để tiên đoán hướng đi sắp tới của giá.

Còn 1 cái nữa em muốn hỏi anh là về hidden divergence, theo


hidden divergence thì indicator make lower low và price make
higher low thì price sẽ tiếp tục hướng đi hiện tại. Mà nếu price
make higher low và indicator cũng thế thì có phải giá cũng sẽ
tiếp tục đi lên? Nếu thế thì price cứ make higher low thì kiểu gì
nó cũng lên tiếp ạ? Nên em ko hiểu tác dụng của hidden
divergence.
   Lý thuyết của divergence trong momentum là giá LUÔN ĐI
THEO momentum. Momentum là lực. Trong cái thí dụ anh hỏi
phía trên thì nếu giá make a higher low, nhưng momentun thì
không đi lên song song với giá. Đó có nghĩa là giá vẫn chưa
mạnh. Cái higher low đó chưa chắc sẽ giữ. Ngược lại, giá vẫn
còn đi xuống tạo ra lower lows, nhưng momentum đã bắt đầu đi
ngang hay có thể trồi lên chút xíu thì đó là dấu hiệu một bottom
sắp thành hình. Giá tuy có xuống những sẽ không đi xuống
nhiều như trước vì momentum đã xoay chiều. Cái đó gọi là
positive divergence.
Wave 5 thường là wave chót của một trend. Trend đó có thể là
up hay down. Nếu là down trend thì wave 5 thường là một điểm
low của trend này. Wave này thường ngắn hơn wave 3 (wave
chính), nhưng thấp hơn. Nếu là stock thì trong wave này tuy là
nó set a new low, or a lower low, nhưng volume khá thấp. Về
thời gian thì wave này cũng là một trong những wave ngắn nhất
vì sellers cũng không còn sức để sell nữa. Còn up trend thì
ngược lại. Trong một up trend thì nó là wave set a new high, hay
là rất gần đến a new high. Tuy nhiên, volume thì không mạnh;
các chỉ số momentum gần như hết còn xác định sức mạnh của
up trend nổi. Các chỉ số này phần đông là đi ngang, hay có thể
có divergence.

Theo em biết thì có 2 loại divergence là regular divergence và


hidden divergence. Regular Diver - trend sẽ đảo chiều còn
Hidden Diver thì trend continue.Price make higher low và
indicator make lower low là bullish hidden diver nên theo lý
thuyết thì giá có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên chứ ạ?
   Theo tôi thấy thì hidden divergence rất khó định. Thứ nhất khi
xài divergence thì người kiếm sự khác biệt trong hướng đi,
nhưng hidden thì lại không. Các momentum indicators cứ tự đi
theo hướng củ. Điểm phân biệt giữa nó và regular divergence là
GIÁ. Trong trường hợp này, giá không quay đầu để đi theo
hướng đi của momentum indicator, mà lại tiếp tục đi theo hướng
nó, hay là tạo thành một double bottom v.v.vv. Điểm chính là nó
vẫn giữ nguyên hướng đi. Cái khó là chỗ này. Nếu giá vẫn giữ
nguyên hướng đi cho dù momentum đã break down thì cái gì sẽ
giúp anh xác định hiện trạng của giá? Người ta gọi là hidden
divergence khi thấy giá vẫn tiếp tục đi, và momentum thì set a
new low. Như thế có nghĩa là momentun không có hiệu nghiệm
trong việc tiên đoán sức mạnh và hướng đi của giá. Như thế thì
xài nó làm chi? Cho nên cái mà technicians gọi là hidden
divergence thật ra cũng rất khó xài trong phương hướng dò la
sức mạnh của giá và của trend. Chính vì thế tôi rất ít khi xài nó.
Trend khi đã in motion và chịu đi thì nên dùng các chỉ số
nào khác để dò la về sức mạnh của nó, thay vì đi kiếm hidden
divergence để xác định. Đó là ý nghĩ của tôi. Anh em nào đã xài
cái này thành công có thể chia sẽ thêm.Price-based indicators cái
nào cũng thế. Nó thường là lag (chậm) sau giá. Cho nên cách dò
la đầu tiên không phải là xài mấy cái này, mà là xài candlestick
để kiếm formation. Khi có formation rồi thì mới xác định các
formation đó qua những chỉ số TA indicators.

Thời gian hình thành để xác định 1 Wave 5 thường là bao lâu?
   Cái đó không biết được, vì đó là câu hỏi về thời gian. Elliot
Wave là môn học của giá, chứ không phải của thời gian. Muốn
trả lời câu hỏi này thì nên xài môn học cycle analysis. Môn học
này là đỉnh tối cao của TA, và rất ít ai đoán trúng. Nếu có trúng
thì chính xác lắm, nhưng mà 95% là trật. Nếu bạn muốn học thì
google trên Internet mà kiếm tựa đề:
   Cycle Analysis.
Vì thế khi wave 5 đi qua một cái thrust bình thuờng (đây có
nghĩa là thời gian của wave này dài hơn bình thuờng), thì đó là
dấu hiệu của một cái wave kéo dài (protracted wave) sẽ thành
hình. Những đợt nhảy bất chợt sau những hình tam giác
này(Post = sau; advancing = đi lên; impulse = bất chợt) ở một độ
cao hơn độ cao trung bình (intermediate) trong thị truờng
commodities thuờng là những đợt sóng dài nhất trong chuổi dây
chuyền (sequence)....

Nếu nhìn vào đường Wave 5 và sự lạc quan của các nhà đầu tư
tại VN thì theo anh VC đây có thể là 1 mặt bằng giá mới cho sự
tăng trưởng lâu dài không?
   Lạc quan của nhà đầu tư, hay là lạc quan của các con "chiên"
trong thị trường? VN là một long term play. Nếu bạn thật sự tin
vào kinh tế VN thì bạn nên ôm stocks của nó ít gì cũng 5, 10
năm nữa. Còn chuyện hiện tại thì volatility sẽ tăng, và khi nó
tăng thì bao nhiêu người đầu tư "lạc quan" hôm nay sẽ dám nằm
yên tử thủ? Tôi không nghĩ sẽ có nhiều người làm như thế khi
VN market giao động.
   Còn về wave 5 là một mặt phẳng mới thì cái đó khó xảy ra.
Tại vì, VNI đang trên đà đi lên, và wave 5 thường là dấu hiệu
của một trend (up/down) đến hồi kết thúc. Cho nên nếu bạn
đoán hiện tại chỉ số VNI đang ở gia đoạn wave 5 thì hướng đi
sắp tới sẽ là đi xuống, chứ không phải là một mặt phẳng.

Hôm nay có tin gì mà Market giao động mạnh vậy các anh?
   TA có câu: Selling begets sellings. Có nghĩa là khi momentum
kicks in là người ta sẽ sell/buy rất mạnh. Đó là tại sao hôm trước
tôi có nói với anh đây là một FALLING KNIFE. Và cái hôm mà
market rớt mạnh buổi đầu tiên, đó là tín hiệu của một asset
allocation bắt đầu cho các big players. Ngoài ra, tôi cũng có nói
anh đừng vội nghe mấy lời phát biểu vớ vẫn của các nhân vật
của chính phủ. Điển hình là mấy hôm nay anh thấy Bernanke và
các nhân vật tên tuổi liên tiếp lên trấn an thiên hạ. Anh mà tin
những lời đó là anh sẽ te tua. Selling hiện tại là do các trading
desks được lệnh trim (giảm) down positions khi risk bắt đầu
tăng. Risk là gì? Risk = Volatility. Khi beta (danh từ toán học
của volatility) tăng cường độ thì người ta trim down position,
trong stocks, bonds, currency, golds, v.v.v để chạy vào các
assets nào ít risky nhất.
Đây là đợt đầu của selling, và cũng là đợt mạnh nhất vì investors
bị spooked bất thần nên bạn có nguyên cả một thị trường đùng
đùng chuyển mình từ một risky assets, sang một conservative
asset plays. Đó là tại sao selling is fast and furious (nhanh và dữ
dội).

Em thì nghĩ về hidden divergence thế này, khi mà momentum


make lower low mà price make higher low nghĩa là bear đã dùng
hết công lực mà cũng ko kéo được price xuống theo mà price
vẫn đi lên nên => nhiều khả năng price sẽ tiếp tục đi lên.
   Yeah...có thể đó. Nhiều khi trend mạnh quá, làm gì cũng thế
thôi. Khi có 1 bearish regular divergence => trong future có khả
năng price sẽ đi xuống nhưng mà xuống nhiều hay ít là phụ
thuộc vào strength của trend.

Nhìn lại đường Wave 5 các bạn vẽ thì đỉnh đầu là tháng 11/06
và đỉnh cuối là tháng 2/07 -> như vậy cũng là 4 tháng. Như kinh
nghiệm của anh VC thì có khi nào đường Wave hình thành dài
hơn hoặc ngắn hơn không?
   Elliot Wave là một trong những TA indicator khó vẽ nhất, và
cũng MƠ HỒ nhất. Tôi có thể vẽ một cái wave pattern cho bạn
coi. Xong rồi tôi cũng có thể vẽ một cái wave khác cho bạn coi.
Kết cuộc là bạn không biết wave nào đúng, wave nào sai. Chính
vì thế một số người rất ghét Elliot Wave. Ghét vì mức độ mơ hồ
không chính xác của nó. Tìm hiểu xa hơn nữa thì Elliot Wave là
một môn học phụ của môn học gọi là CHAOS THEORY. Môn
này rất ít người biết, và rất ít người hiểu. Phần lớn các người vẽ
Elliot Wave chỉ biết mình đúng SAU KHI sự kiện nó xảy ra, chứ
không phải biết trước được.
   Trở lại câu hỏi của bạn thì vấn đề thời gian bạn nói có thể là
đúng, nhưng cũng có thể là sai. Elliot wave không phải là thời
gian, mà là giá. Bạn kiếm được khoảng thời gian lúc trước, và
hy vọng nó cũng giống hôm nay. Cái đó rất khó nói. Tại vì có
thể cái wave mà bạn đang thấy đó hiện là một sub-wave của một
cái wave lớn hơn. Mà nếu nó thật sự là một sub-wave thì cái so
sánh về thời gian của bạn sẽ sai.
   Thành ra, như tôi nói ở phía trên và tại đây nhiều lần. Đừng
tiên đoán KHI NÀO market sẽ xoay chiều, mà chỉ nên cẩn thẩn
xem xét nó từng ngày dựa theo những SIGNALS mà nó đưa ra.
Trading là một STORYTELLING BUSINESS. Có nghĩa là
financial markets nó đi theo những vấn đề "ăn khách" nhất hiện
tại. Muốn trade thành công, bạn phải hiểu bây giờ câu chuyện gì
là ăn khách nhất và đi theo nó. Charts và các phân tích khác chỉ
hổ trợ một phần nào thôi.
Hồi sáng này (US PST) thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lên
mạnh vì tối qua Asian markets rebounded được chút ít.
Tuy nhiên, đó không phải là một rebound thật sự. Đó chỉ là một
oversold bounce mà thôi. Hôm nay người ta đang mong chờ một
up market từ Asia vì US đã lên. Hiện giờ thì còn quá sớm để
nói, nhưng theo thiển ý của tôi thì selling chưa xong đâu. Hôm
nay chắc không khá như người ta mong đợi. Eastern Europe
banks là các banks đã sell trong tuần qua.
   Hôm qua và hôm nay họ stop. Họ stop không phải vì họ không
muốn sell nữa, mà họ chỉ ngóng nghe, và xem xét tình hình. Nếu
không thấy một rebound mạnh từ đồng Yen thì selling có thể
tiếp tục trong nay mai.
   Kinh tế Hoa Kỳ có thể sẽ suy thoái nhiều vào năm 2007, đặc
biệt là vì sub-prime mortgage market. Hiện tượng selling của US
$ đang nói lên điều đó. Financial events thường khởi đầu bởi
những lý do không chánh đáng. Năm 2000, trước khi US market
crash, investors mượn lý do của buổi họp giữa TT Clinton và
Thủ Tướng Anh về việc nghiêm cấm xữ dụng stem cells làm tế
bào nghiên cứu. Hôm nay thì người ta lợi dụng lời tuyên bố của
China để làm đề tài selling. Sự thật thì ai cũng rỏ về nổi nguy
hiểm của thị trường mortgage Hoa Kỳ, đặc biệt là sub-prime
mortgage. Điển hình là công ty New Century Financial. Stocks
của nó hồi tháng 10 là 50/share. Hôm qua còn có 4.95/share, mất
gần 90% trong thời gian qua. New Century Financial là điển
hình của thị trường sub-prime mortgage. Người ta hiện đang sợ
một viễn ảnh "savings & loans" của thời late 80's sẽ trở lại trong
thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Mà nếu hiện tượng này có xảy ra thì
the Fed bắt buộc phải nhẩy vào để cứu kinh tế. The Fed cứu kinh
tế thường xài phân lời. Rate hiện tại của Hoa Kỳ là 5.25%, của
Japan là khoảng 0.25% (gần như là free). Nếu the Fed hạ phân
lời thì carry trades sẽ không còn lời nhiều như trước. Đó là tại
sao currency market hiện giờ rất sôi động, đặt biệt là trong cặp
tiền USD/YEN này.
   Tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm và tin tức trên các website như
CNBC, Bloomberg thôi. Tôi có một background khác với
các anh. Tôi xuất thân là một trader. Tôi học ngay trên trading
desk. Thành ra, những gì tôi viết xuống đều là kinh nghiệm mà
ra. Nó là kết quả của những năm dài chinh chiến. Tới một mức
nào đó thì anh không cần phải đọc sách nữa. Anh chỉ cần đọc tin
tức và có thể đoán được phản ứng của thị trường ra sao. Dĩ
nhiên có trúng có trật. Nhưng mà điều tôi phân tích là tâm trạng
của người ta trong cuộc chơi. Tôi xé lẽ vấn đề cho nhỏ ra để các
anh dể hiểu. Chứ thật ra nó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua đầu thật
nhanh (các anh phải đến trình độ này thì mới thật sự trade được).
Nhưng nếu nói cái kiểu mà tôi suy nghĩ trong đầu thì chắc các
anh không hiểu kịp. Tại vì nó là một sợi dây liên kết các thị
trường với nhau.
   Và anh phải nắm sợi dây cho thật kỹ. Nghĩa là anh phải hiểu
sự liên hệ giữa các thị trường trên thế giới. Tại sao China trở nên
quan trọng như thế? Tại sao kinh tế Japan, China, và vùng
Southeast Asia rất quan trọng với kinh tế Mỹ. Mô hình phát triển
của vùng đó là gì? Tại sao đồng Yuan và US là dính liền với
nhau v...vv để khi có chuyện là anh biết phải hành động ra sao.
   Thêm vào đó cái yếu điểm của kinh tế Mỹ hiện giờ là chỗ nào.
Ngoài ra, khi coi TV khi thấy các đại bàng của Wall St
nói chuyện, anh phải có đủ hiểu biết để biết chú nào đang nói cái
gì, đang tung cái gì, đang hứng cái gì? Sự tác động của bond
yield vào kinh tế Mỹ ra sao? Đại bàng của thị trường bonds là
ai? Ai là Movers & Shakers của thế giới hung hăn của bond
trading? Bonds và currency đi rất gần với nhau. Nên khi một thị
trường mà chuyển động thì cái kia cũng vậy.
   Nói chung là anh phải có một cái nhìn rất tống quát trong tất
cả các thị trường chính của financial markets để từ đó anh mới
đúc kết một cái nhìn tổng quát, và từ đó đưa ra nhận định riêng
của chính mình. Một vài cuốn sách không giúp gì được anh đâu.
Tại vì đây là quá trình học hỏi từ lúc rời ghế nhà trường mười
mấy năm về trước rùi.
   TA là một môn học dùng để kiếm mức ra vô của thị trường.
FA là một cái nhìn tống quát của thị trường. Tôi không thể nào
nói rỏ là bao nhiêu phần trăm cho mỗi thứ. Tại vì mỗi trường
hợp nó khác nhau. Thí dụ như hiện tại đi. Trong lúc này không
có xài FA hay TA gì cả, chỉ cần nhìn và đo mức độ giao động
mạnh của giá để tìm hiểu tâm tư người trong cuộc chơi. Anh
nhìn giá hiện tại anh sẽ thấy tâm tư người ta hiện lên rất rỏ. Đó
là lúc killer instinct của một trader nổi lên, và anh trade theo
mức phản xạ. Nó tự nhiên như một công việc làm rất quen thuộc
hàng ngày, tiếng Anh gọi cái này là second-nature. Nó cũng tự
nhiên như hơi thở, hay miếng ăn mỗi ngày. Cái này cần thời
gian thì mới làm được.
   Giá stop loss tùy thuộc vào phân tích của mình. Nếu xài trend
thì lấy Fibonnacci ra đo. Cộng thêm các chỉ số momentum mà
các bạn ở đây thường xài. Nếu thấy các chỉ số trùng hợp với
nhau thì cut loss mà ra. Đừng hối tiếc. CFA designation (danh
xưng) gồm có hai phần. Thứ nhất là đậu hết 3 levels. Thứ nhì là
interview. Anh đậu xong, không có nghĩa anh là CFA. Muốn
thành CFA anh phải qua hai cuộc phỏng vấn của các đại diện
vùng. Mấy người này sau khi
phỏng vấn anh xong thì sẽ viết một cái thư giới thiệu lên trung
tâm của CFA đề cử anh thành một thành viên của hội này. Anh
phải là thành viên của chi nhánh CFA ở nơi anh cư trú. Thí dụ
như VN chẳng hạn. Cho nên người ta nói là lên Net check với
CFA là thế đó. Có nghĩa là muốn biết học vấn anh tới đâu. Còn
về cái bằng thì anh có chứ. Nhưng anh sẽ không có bằng đó
ngay sau khi anh đậu level 3. Tại vì đậu xong level 3 không có
nghĩa là thật sự là một CFA.
   CFA ở VN chắc oai lắm. Ở Mỹ thì cũng có giá. Cái giá của nó
là đó là một cái chứng chỉ rất khó lấy, và học khá sâu. Như tôi
nói trong các post trước. CFA là một quá trình học tập dài hạn,
dài hơn một MBA nữa. MBA chỉ có 2 năm. CFA cần đến 3 năm.
Khi đậu level 1 rồi thì không có gì đặc biệt hết, nếu anh ở Mỹ.
Còn ở VN thì có thể có giá hơn vì ít người đạt đến trình độ đó,
cho dù đó là một trình độ thấp nhất trong 3 level.
Uy tín của FTMS Global như thế nào? Ở VN hiện tại chỉ có
FTMS tổ chức luyện và thi CFA ?
   Q đã bán sạch CP vào đỉnh mới TK chỉ còn tiền, nếu đang
hình thành xu hướng xuống thì nên chơi như thế nào nếu như Q
k sài mấy cái đó, Q k định đợi CP xuống đáy thấp nhất (mơ hồ
phải không) mới mua vào. Nếu nói theo cách anh thì hẳn là phải
lệ thuộc vào các đường xu hướng VN chưa cho short stocks nên
bạn chỉ có nước ngồi chờ thôi. Đợi chừng nào bottom xong thì
nhảy vào lại. US$ hiện tại đang consolidate trong một cái
trading range khoảng 150 pips. Hiện giờ người ta đang đợi chỉ
số unemployment của tháng Hai sẽ được công bố vào lúc 5:30
sáng (giờ California), trước khi market có hướng đi rỏ rệt. Ngày
mai là thứ 6, nếu chỉ số này ra không có gì đặc biệt thì rất có thể
selling sẽ tiếp tục. Selling tiếp không phải là vì chỉ số,
nhưng traders không muốn a NET long position over the
weekend. Rất để hiểu là vì có một long US$ position trong giai
đoạn này thì nguy hiểm hơn là một short position. Tại vì trong
cuối tuần, có thể sẽ có tin tức liên quan đến thị trường. Và
với một strong down trend hiện tại, cái risk của một down side
nhiều hơn một upside nếu có tin không mấy tốt về thị trường.
Tin không mấy tốt, chứ không hẳn là tin xấu cũng đủ làm cho
selling tiếp tục. Ngoài ra, hiện tượng đồng US$ consolidates
trong vài ngày qua mang nhiều ý nghĩa của một short cover
(short US$ khi nó broke down trước đó), hơn là một net long vì
nó đã rớt. Nói cách khác là mấy ngày qua, người ta không nhẩy
vào long the US$ vì nghĩ là nó rẻ sau cái rớt đậm này, nhưng
người ta vào để cover short position.
   Theo tài liệu từ Goldman Sachs thì cái selling này phần lớn
xuất phát từ các ngân hàng vùng Eastern Europe, các quốc gia
vùng Đông Âu cũ. Cũng giống như VN, họ cũng đang hòa nhập
vào thị trường tài chánh thế giới. Trò chơi carry trade xuất phát
từ Mỹ và Âu Châu, và được các trading desks on Wall St xài
khá lâu. Hôm nay các nhà banks của vùng này cũng vào chơi.
Nhưng điểm quan trọng là KHI NÀO họ vào. Nếu họ mới vào
thì, tuy dù phân lời của Nhật có thấp thật, nhưng cái hedging
costs khá cao. Thành ra, chưa hẳn là họ có lời. Và khi thị trường
chuyển mình như hôm trước, họ là người đi đầu vì số tiền lời
trong carry trades không cao lắm. Đó là một trong những lý do
mà selling khá mạnh và nhanh. Lý do thứ nhì là currency là một
highly leverage market. Selling mạnh thường đi chung với
margin call. Margin call trong currency hầu như không có. Mà
nếu có thì cũng chỉ có một ngày. Nó giống như bên Futures.
Thành ra, nhiều người trở tay không kịp, và bị forced
liquidation. Selling càng mạnh thì liquidation càng nhiều.
Liquidation nhiều thì giá càng thấp, và margin call lại tăng. Một
vòng nước xoáy mạnh cho những ai dính vào đó.
   Kết luận rằng selling vẫn chưa xong hẳn. Equity markets trên
thế giới vẫn còn rất e dè. Điển hình là US market hôm nay.
Ngày hôm qua là a "good day." Hôm nay không có cái follow-
through (*). Đó thường là dấu hiệu rebound của một oversold
market nhiều hơn. Thêm vào đó số lượng PUT OPTIONS (**)
trên các market indices tăng khá mạnh. ISE (International
Securities Exchange) một thị trường chuyên về Derivatives
trading cho biết số lượng puts treo trên các chỉ số index như
Dow Jones, Nasdaq, SP 500 và các chỉ số của thị trường Nhật,
China tăng rất mạnh trong mấy ngày qua. Put premium (***) lên
khủng khiếp. Đó là dấu hiệu Derivatives Traders đang đánh cá
vào một second down leg của thị trường thế giới trong thời gian
sắp tới.
   (*) Follow-through là một hiện tượng tiếp nối. Có nghĩa là nếu
có selling hay buying mạnh đủ để chuyển hướng đi thị trường
giống như sự kiện đã qua mấy ngày nay thì ngày sau đó market
sẽ tiếp tục rớt hoặc lên mạnh gần giống như là cái của ngày đầu
tiên. Follow through là một hiện tượng xác định là những gì đã
xảy ra vài này trước đó là một sự kiện thật, chứ không phải là
ngẫu nhiên. Bởi vậy, khi mới có selling/buying mạnh vào ngày
đầu tiên, traders chưa nhẩy liền vào. Họ đợi market xác nhận lại
(confirm) trước khi xua quân vào mục tiêu. Và cái signal của
tiếng súng lệnh này là FOLLOW-THROUGH.
   (**) Put options là một thế đánh option khi người ta nghĩ là thị
trường sẽ đi xuống. Nếu đoán là đi xuống thì họ sẽ mua PUTS.
   (***) Put premium là giá thành của put options. Giá thành của
options được định giá bằng mức độ giao động trong thị trường
(Volatility). Khi traders đánh mùi (smell) được một volatility
spike (tăng vọt) vì market đang giao động thì họ tăng giá options
lên cực nhanh và cực mạnh. Có những trường trong vòng vài
ngày sóng gió, giá options từ 1 lên đến 10 cũng không hiếm lắm.
Đây là market của một zero-sum game, giống như currency. Cho
nên mức độ sát phạt trong này cũng nhanh và gọn không kém gì
Currency market.
   VNI đang đi trong một channel, đuợc tuợng trưng bởi hai lằn
xanh duơng. Chừng nào nó break out khỏi cái channel này thì
lúc đó mới lo. Formation của mấy ngày qua có một dạng bullish
nếu nó break out khỏi cái triangle nhỏ màu xám phía trên Break
out thường phải cần volume để chứng minh rằng đó là một break
out thật sự. Volume nó noi cho anh biết là người ta đang mua
nhiều vì họ tin stock. Break out mà không có volume dể thành
bear trap. Nếu volume này mà cao thì chart này look very good.
MACD cũng xoay chiều.
Viet Currency

Những chia sẻ của Bang chủ phần 05

Anh VC cho Em hỏi. Thường thì symmetrical triangle này là


dấu hiện để nhận diện breakout của price. Nó sẽ tiếp tục xu
hướng cũ của trend. Nhưng với chart của BF1 thì Em thấy trước
đó giá của BF1 là slight downtrend. Vậy thì liệu giá của BF1 có
thể tăng trong giai đoạn sắp tới ko?  
   Symmetrical Triangle không phải là dấu hiệu nhận diện của
break out, mà là một dấu hiệu cho biết giá có thể tiếp tục đi theo
hướng đã đi, TÙY THEO cái break out khỏi symmertrical
triangle của giá. Trong trường hợp của stock PruBF1 vừa qua,
anh phải đợi nó break out khỏi giá thì mới nên nhẩy vào. Khi giá
break out thì volume cũng phải break out luôn mới đáng tin.
Volume của BF1 cũng tăng mạnh. Đó là một classic signal của
up side break out. 

Chứng chỉ quỹ luôn xoay quanh NAV của nó. Cho nên tôi nghĩ
BF1 sẽ khó mà lên cao được. Chứng chỉ quỹ là cái gì? Mutual
funds phải không? Nếu nó là mutual fund thì tại sao không lên
được? 
   NAV cũng như giá của một cổ phần thui. Nếu mà NET của
tống số shares trong fund lên ngày hôm đó thì NAV sẽ thay đổi
để phản ảnh cái giá thật sự trong fund. Nó rỏ hơn là NAV là một
stock đó. Nó không có volatile bằng stocks vì nó được
diversified qua nhiều stocks khác nhau. Nhưng chung qui thì nó
cũng lên xuống như stocks thôi.   
   Lời Giới Thiệu: VNI là một chỉ số đo mức độ lên xuống của
thị trường chứng khoán VN. Nó giống như chỉ số Dow Jones
Industrial Average (DJIA) của Hoa Kỳ, hay là chỉ số Nikkei
Index của thị trường Nhật. VNI là một MARKET-CAP
WEIGHT Index. Market weight là danh từ chuyên môn nói lên
sự cấu tạo của một index. Các chỉ số market indices của thế giới
thường được cấu tạo bằng một trong 3 phương pháp sau đây:
Market-Capitalization Weight Price-Weight Index Geometric-
Weight Index Trong 3 loại này, Market-cap weight là phương
thức được sử dụng nhiều nhất vì nó phản ảnh lên được sự phát
triển của kinh tế của một quốc gia, nhưng đây cũng không phải
là một phương pháp hoàn hảo. Tuy nhiên, trên thế giới người ta
hầu hết đều sử dụng nó. Trong một index người ta chọn ra một
số công ty chính của thị trường để làm đại diện cho sự lên xuống
của thị trường trong một ngày qua. Phần lớn các công ty được
chọn là các công ty lớn của quốc gia, và thường là đại diện của
kỹ nghệ đó trong kinh tế. Thí dụ như nghệ softwares của Hoa
Kỳ, và công ty đại diện của kỹ nghệ này là Microsoft Inc..
Phương pháp này xếp hạng các công ty lại dựa theo tổng số và
giá cổ phần (market capitalization). Công ty nào lớn nhất sẽ
đứng đầu trên phương diện cấu tạo ra index. Nếu một index có
50 công ty thì người ta sẽ xếp hạng nó dựa vào market cap của
nó từ một đến 50. Công ty nhỏ nhất 50th sẽ đứng chót. Sau đó
người ta cộng hết lại và chia cho 50. Bài toán chia này thoáng
qua có vẽ đồng đều, nhưng nó đặt ảnh hưởng lớn vào các công
ty hàng đầu của index. Và chính vì thế cho nên địa vị (ranking)
của công ty trong một index sẽ gây nên ảnh hưởng của công ty
đó vào index khi cổ phần của công ty đó lên xuống mổi ngày.  
   VNI hôm nay có thêm một bearish reversal formation nữa, gọi
là tweezer top (hình khoang tròn ở trên). Tuy nhiên, như chúng
ta đã thấy nhiều lần tại đây, chỉ số này hiện đang trong một up
trend cực kỳ bullish. Đây không phải là lần đầu tiên mà nó có
một bearish formation. Song song với hiện tượng này MACD
của nó ngày càng bearish hơn. Tuy nhiên, vì MACD còn nằm
trên lằn zero line và chưa có đi xuống vùng negative cho nên tuy
có một bearish signal của MACD, nhưng tôi nghĩ đó chưa phải
là một yếu tố quan trọng lắm. Điều thứ nhì là volume. Volume
của nó nói chung trong thời gian gần đây đã giảm đi thấy rỏ.
Market này lúc nào xoay chiều thì không ai biết, nhưng điều
hiển nhiên nhất hiện tại là những bearish signals nó đã đưa ra.
Vì thế traders nên cẩn thận. 
Vấn đề là thằng này là một quỹ đầu tư cân bằng. Danh mục của
nó 70% là trái phiếu, 30% là cổ phiếu, nên sự biến động của nó
ít hơn stock rất nhiều. Hôm nay lại một phiên kịch trần của BF1
với dư mua trần gần nửa triệu chứng chỉ.Phải chăng có news? 
   Đây là một quỹ đầu tư mà tiếng Anh gọi là MUTUAL FUND.
Loại đầu tư này có rất nhiều kiểu khác nhau. Có lẽ vì thị trường
VN mới mở cho nên chỉ có loại hổn hợp của stocks và bonds.
Yeah...nó không lên mạnh bằng stocks, nhưng ngược lại nó cũng
không xuống mạnh bằng stocks. Nếu ai có tiền muốn đầu tư vào
thị trường chứng khoán, nhưng không muốn nhức đầu vì lên
xuống của giá stocks thì nên bỏ vào trong quỹ này. 5, 10 năm
sau khi VN thành một Taiwan, một Singapore hiện tại thì là đủ
giàu rồi. Cá nhân tôi bên này đang kiếm mấy Mutual fund loại
chuyên đầu tư vào VN, để bỏ tí tiền vào đó và quên luôn. Hy
vọng 5, 10 năm sau dở ra coi lại sẽ thấy giàu hơn nhiều. Pru là
một công ty đầu tư lớn thứ 5 on Wall Street (5th largest
brokerage house) thì đầu tư với họ là quá tốt rồi. Cái này hình
như là cho FUNDAMENTAL ANALYSIS thôi anh. Tôi không
có xài software nào về fundamental analysis cả. Nếu anh biết xài
Excel thuần thục thì dư sức làm được hết. Cái này hình như là
một investment group nào đó và họ bán cho thành viên.
Technical analysis cho TTCKVN đã khó vì thiếu data. Mà data
thì chỉ cần vài con số nữa là đủ. Vậy mà còn kiếm chưa ra.

Cho Em hỏi kỹ hơn về mô hình flag này với. Thường thì cán cờ
phải tương đối thẳng và dài. Đoạn consolidation của thân là cờ
kéo dài khoảng 3 tuần phải không ạ? (tất nhiên là đúng với thị
trường CK USA hay các nước phát triển). 
   Thường thường khi thấy FLAG FORMATION người ta chỉ
chú ý vào thân cờ (lá cờ), chứ ít khi chú ý vào cột cờ. Lý do là lá
cờ là điểm ăn thua. Nó tiên đoán cho anh biết được đây là một
điểm dừng chân sau một cái pop (cột cờ) khá mạnh. Traders
đang ngồi ngoài canh me khi  nào nó pop nữa là nhẩy vào liền.
Thành ra lá cờ quan trọng hơn thân cờ. Còn về câu hỏi số hai
của anh thì tôi không biết rỏ là 3 tuần hay không. Đó là một câu
hỏi về thời gian. Nó thường không đi chung với technical
formation nhiều. Tuy nhiên điểm chót mà anh hỏi thì đó gọi là
MEASURED MOVE. Measured move là một cái nhẩy/rớt đo
được bằng cách dựa vào điểm consolidation phase (trong trường
hợp này là lá cờ). Trong TA có câu châm ngôn này: THE SIZE
OF THE MOVE EQUALS THE LENGTH OF THE BASE. Có
nghĩa là chiều cao của cái pop sẳp đến sẽ bằng chiều dài của thời
gian consolidation. Nếu áp dụng chân lý này. Thì anh đo chiều
ngang của lá cờ, lật nó đứng dậy theo chiều thẳng thì sẽ tính ra
được chiều cao mà nó sẽ pop. Đó gọi là MEASURED MOVE. 
   (*) Trên các trading desks on the Street, một phần lớn được
trade bằng computer. Người ta gọi đó là program trading.
Program trading thường là mua và bán cùng một lúc.
Mininimum size là 1 triệu. Program trading nhỏ thì vài chục
triệu khi nó trade. Program lớn thì vài trăm triệu cho một order.
Nó thường "hit the tape" khoảng 1 tiếng đồng hồ trước giờ đóng
cửa của NYSE, vì đó là giờ bên thị trường Futures đóng cửa tại
Chicago. Đây là trò chơi của các big boys on the Street. Họ
thường trade cái này khi market giao động mạnh. Volatility
breeds Opportunity....(tạm dịch là "thừa nước đục thả câu")   
   Thật tình mà nói tôi không biết làm sao mà người ta có thể đo
Elliot Wave trong một market như VNI hiện tai? Nếu tính đi từ
điểm khởi đầu của cái up trend này từ tháng 8, 2006 thì VNI chỉ
có một đường lên thẳng, với một vài correction không đáng kể?
Elliiot Wave làm sao áp dụng được trong một market với cường
độ trending mạnh thế này? Như đã nói hôm đầu tiên khi market
rớt. Đây không phải là một cái rớt bình thường, một correction
trong một up trend. Đây là một phản ảnh về một thay đổi trong
tâm lý người investors. Sự kiện hôm nay có thể kéo dài một
phần lớn của năm nay. Rất có thể đến mùa Fall năm nay thì sự
kiện này mới xong. Tread this market lightly if you're still in it.
The worst is not yet over. Cuối cùng thì TTCKVN cũng phải
chịu áp lực bởi thị trường thế giới. Dầu sao thì đây cũng là một
dấu hiệu cho thấy FDI (Foreign Direct Investment) đã có mặt tại
VN. 
   Tuy nhiên, trong một thị trường mạnh như VN vừa qua, nó sẽ
không xuống liền một cái vèo thật nhanh như những thị trường
khác. Lý do là bên ngoài hiện vẫn còn rất nhiều tay mơ đợi cơ
hội để nhẩy vào. Thường thường nó sẽ đi từ từ xuống. Vì net
seller sẽ tăng so với net buyers. Đó là trong trường hợp nó đi
xuống. Còn nếu không thì đây chỉ là một correction trong một
up trend. Tuy nhiên, trên phương diện technical thì nó đã có một
dấu hiệu rạn nứt khó chối bỏ được.  Thứ nhất, VNI đã và đang
trade trong một channel được vẽ bởi hai lằn màu xanh. Hai lằn
đó tượng trưng cho resistance và support của giá. Hôm nay là
ngày đầu tiên trong gần 3 tháng qua mà chỉ số VNI đóng dưới
lằn này. Đó là một bearish sign, một support vừa gãy. Thêm vào
đó, cách đây vài ngày nó đang trong giai đoạn consolidation.
Phía dưới giá consolidation là một support. Support này tuy
không mạnh bằng lằn xanh của cái channel, nhưng đủ để làm
một mức dừng chân cho một correction.      Hôm nay nó cũng
gãy cái đó luôn. Hai supports đều gãy hôm nay, và số điểm rớt
khá mạnh. Như đã có nói trong các posts trước đây, đây là một
market đáng lẽ phải correct từ lâu lắm, nhưng không biết vì sao
vẫn còn lên hoài. Thành ra, sau hiện tượng hôm nay thì có thể
nó sẽ còn ráng đi thêm tí nữa. Nhưng sự kiện đó chắc khó xảy ra
trừ khi thị trường thế giới bình tĩnh lại. Các bạn nào hiện đang
invest trong market này thì nên cẩn thận. TTCKVN là một
illiquid market (market khó bán; khó mua). Và với một 5%
downside limit thì khi mà người ta cùng bỏ chạy chắcc chắn sẽ
gây ra cảnh hổn loạn. Có thể điều này chưa bao giờ xảy ra tại
VN. Nhưng các bạn cứ nhìn các thị trường thế giới để biết cái
hoảng sợ khi investors bắt đầu rung tay. Điểm support hiện tại là
GANN line của mủi tên thứ nhì. Gãy cái đó thì đem Fibonnacci
ra đó.

Hai anh làm ăn tốt quá, có thể chỉ giùm các newbies như thế nào
mới là "gãy cổ" được không? Giá như ra sao với neckline thì coi
như là được confirmed? Đúng là ngồi canh me mệt thiệt đó. Có
khi nó chỉ đi xuống chút xíu rồi lại quay ngược lên trên?! 
   Vẽ neckline như thế nào cho chính xác cũng không phải là đơn
giản.  Đó là một formation rất thông dụng, gọi là Head &
Shoulder. Chỉ anh như thế nào được? Anh phải tự kiếm sách mà
đọc thì may ra. Trading là một chuỗi ngày dài học hỏi. Học
trong cái thua và cái thắng. Cái khó nhất không phải là thắng
đâu. Khó nhất là giữ tiền mình thắng đó. Wall Street có câu:
You're as good as your last trade. Muốn kiếm ăn trong currency
market anh phải chấp nhận trả cái giá khá đắt. Nếu anh chưa bao
giờ trade trong thị trường hung hãn này thì anh kiếm một broker
nào cho anh thực tập, giống như anh White Hat vậy. Chừng nào
anh đủ "công lực" rồi thì xuống núi. Và vào giang hồ với số tiền
thật thật là ít. Lý do mà anh xai ít tiền là vì ANH SẼ MẤT HẾT
số tiền đó trong thời gian rất ngắn.   
Theo em thì VNI vẫn chưa xuống nhanh, vẫn đang cầm cự, vì
đang trong thời điểm đại hội cổ đông và chia cổ phiếu thưởng
nên chưa xuống ngay được. Qua giai đoạn này thì sẽ rớt mạnh. 
   Tôi không có đầu tư trong thị trường VN và cũng không biết
những qui định đặc thù của nó. Khi phân tích, tôi nhìn theo
chart. Chart nói sao tôi nói vậy. VNI có thể không xuống mạnh
vì lý do đặc thù nào đó, và tôi cũng đã nói là tuy nó có nhiều
technical divergence trong thời gian qua, nhưng nó vẫn tỉnh bơ.
Thành ra, sự kiện hôm qua tuy có làm nó thiệt hại nhiều trên
phương diện TA, nhưng khoang hãy tin vội. Tôi đã phân tích nó
nhiều lần dựa vào divergence, nhưng chả thấy lần nào nó rớt cả.
Có thể lần này cũng thế. Muốn xài Fibonnacci thì phải hiểu
trend. Kiếm cho được cái trend, xong rồi nếu anh muốn coi
RETRACEMENT (stocks nhồi lên) thì lấy Fibonnacci ra đo.
Điểm chính là phải kiếm ra trend. Kiếm được trend rồi thì đo
mới chính xác. Nếu anh trade stocks thì Fibonnacci không chính
xác lắm đâu. Nhưng bên currency thì nó khá chính xác, nhất là
các major trend. Hôm nay cũng không có gì đặc biệt ngoài sự
kiện thị trường có cái gọi là FOLLOW THROUGH của cái sell
off ngày hôm qua. Đây là một điều traders/investors nên lưu ý. 
   Lý do là vì đó là một xác định trong lòng người ta.
Buying/Selling gì cũng vậy luôn phải có confirmation (xác
định). Lý do mà US market hôm nay lên làm cho ai cũng thở
phào nhẹ nhỏm là vì cai sell off 220 pts ngày hôm qua không có
follow through. Cái hôm nó xuống 500 pts cũng thế. Ngày hôm
sau nó dừng lại thở. Hiện tượng đó làm technicals bớt ngại. VNI
thì khác. Hôm qua xuống 44 pts. Hôm nay 48 pts. Nếu ngày mai
thêm 40's pts nữa thì đó là 3-crow formation. Một bearish
formation trên chart. Cũng giống như hôm qua, selling volume
tăng khá mạnh. 
     Nếu nhìn SỐ CỐ PHẦN XUỐNG so với SỐ CỔ PHẦN
ĐỨNG YÊN và SỐ CỔ PHẦN XUỐNG, người ta sẽ thấy một
bearish market rất rỏ rệt. Các chỉ số đó traders gọi là MARKET
BREADTH. Đó là sức mạnh tiềm ẩn trong một bull market và
bear market. VNI hôm nay rớt đậm, mang theo một breadth rất
bearish.     Trên chart, nó có hai cái gaps nhỏ. Trong TA có câu:
Gaps are made to be filled (gaps = lổ hổng thường phải được lấp
lại). Hai cái gaps đó nằm phía trên vùng 38% Fibonnacci
retracement. Đó cũng là vùng đất support của một strong up
trend trên chart. VNI có một trend quá mạnh trong thời gian qua.
Nếu nó pullback trong tương lai thì có lẽ đây là điểm dừng chân
của nó. Tại đây cũng là vùng đất mà nó cần phải fill hai cái gaps
này. MACD cũng thế. Thường trong một correction thì nó sẽ về
lại zero line và rebound. Nếu nó về lại lằn zero line thì rất có thể
VNI sẽ về lại vùng 38% và fill gaps.  Cũng như lần trước, tôi xin
nhắc lại. Tôi chỉ đọc những gì trên chart với những dữ kiện có
thật không chối cải được. Nhưng trên thực tế chúng ta chọn một
trò chơi ác liệt để kiếm sống. Không bao giờ mọi người đều vui
hết. Có ít người vui, và lắm kẻ buồn.
    Hôm nay US market rebound mạnh sau gần nữa ngày rớt.
Một phần lớn của sự kiện hôm nay là do program trading. Như
có giải thích trong các posts trước. Program tradings là hệ thống
mua bán tự động của các big boys on the Street. Tuần lể này là
tuần lể mà người ta gọi là quadriple witching day. Quadriple =
4; Witch = phù thủy ( ý nói market rất khó tiên đoán trong giai
đoạn này). 4 có nghĩa là 4 loại Derivatives cùng hết hạn một
lượt vào thứ 6 này. Khi derivatives gần hết hạn, trading desks
thường chơi nhiều trò lạ lùng để giành ưu thế trong ngày
settlement. Đó là tại sao trong vòng chỉ 2 tiếng, từ 10 sáng đến
12 trưa, chỉ số Dow swing gần 200 điểm. Bạn trade lâu trong thị
trường này ban sẽ biết đó là dấu chân của các đại bàng đang
"dứt điểm" nhau qua các futures contracts của chỉ số SP 500. SP
500 là một market-cap weight index. Sự kiện market xoay chiều
hôm nay chỉ đơn thuần là các chỉ số của thị trường mà thôi.
Phần lớn các stocks không lên bao nhiêu. Lý do là bao nhiêu
tiền đều đổ vào khoảng 100 công ty lớn nhất trong 500 công ty
số một của thị trường Hoa Kỳ. Lý do mà tôi phải lòng vòng giải
thích là vì nhiều khi market lên, nhưng thật ra nó không có lên. 
   Thấy vậy chứ không phải vậy. Thêm vào đó, hôm qua nó rớt
200; hôm nay lên được 57, hay khoảng 26%. Theo định nghĩa
thì đó là một dead cat bounce. Volume tuy có cao, nhưng đó là
do program trading mà ra. Trên chart thì ngoài sự kiện một
oversold market, vẫn chưa thấy gì là một reversal trong chỉ số
này. Sub-prime mortgage là một vấn đề nan giải hiện tại. Nó có
thể kéo qua các thị trường khác. Một trong những thị trường mà
người ta đang sợ liên lụy là CDO (Collateral Debt Obligation).
Một hình thức đầu tư cực cao của bond market phần lớn chỉ
dành cho các central banks dùng để đầu tư hay các international
institutions. Retail investors không có mặt trong thị trường này.
Và nó cũng là một trong những thị trường Derivative lớn nhất
thế giới. 

Hôm nay VNI nhảy lên 1109 điểm (+ 44.24) như vậy là đã bù
lại cái rớt ngày hôm qua. Liệu hôm nay là ngày nên nhảy vào
hay là thời điểm rút ra để bảo toàn vốn? Câu hỏi không dễ trả
lời. Bác VC có thể cho vài nhận xét được không? 
   Hồi tôi mới vào nghề, sư phụ tôi có nói một câu như thế này:
DON'T TELL ME WHAT TO BUY, TELL ME WHEN TO
BUY. Đại ý của câu nói đó là Đừng nói cho tôi biết nên mua cái
gì ( vì đó là việc dể làm), mà hãy nó cho tôi biết LÚC NÀO nên
mua. Timing là một điều hầu như không bao giờ làm được.
Thành ra, người ta tự chọn cho mình một điểm ăn thua. Còn về
chuyện technical của thị trường thì mấy hôm nay không phải là
lần đầu tiên mà tôi bearish với nó. Tôi đã bearish với nó từ hồi
đầu năm lận. Như anh đã thấy, nó tiếp tục đi hoài gần 3 tháng
nay. Tuy nhiên, mỗi ngày qua thì vết nứt trên thị trường càng rỏ
hơn. Cái đó có lẽ một ngày nào đó nó sẽ thành sự thật. Sự kiện
hôm nay nó rebound lại 44 điểm không quan trọng lắm đâu.
Quan trọng là thứ Hai tuần sau. Nếu nó có một follow through
thì lúc đó mới có hy vọng hơn. Điểm thứ nhì là thí dụ nó có lên
lại RETESTING  điểm high của nó cách đây vài ngày thì SÁT
XUẤT của một new high là bao cao? 
   Anh nghĩ thế nào về sự kiện này. Trading is a game of
probability. Nếu anh cân nhắc cái sát xuất của một new high và
SỐ TIỀN ANH có thể làm được khi nó hit or retest new high là
bao nhiêu? Đem cái đó so sánh với cái sát xuất thua lổ nếu thị
trường vẫn còn đi xuống trong tương lai. Đó mới là điểm quan
trọng. Market gyrations from day to day không làm anh giàu
hơn bao nhiêu trong thị trường chứng khoán. So với currency
market. Anh chỉ make serious money trong thị trường chứng
khoán nếu anh nó ôm nó lâu (long term), còn short term thì
không nhiều lắm đâu. Đơn giản vì đó không phải là một thị
trường leverage như currency.

Có lẽ giới truyền thông sẽ đưa ra những thông tin có lợi cho tt


như phỏng vấn các nhà ktế hay các nhà chức trách. và các ông
này đương nhiên sẽ trả lời kiểu như "sự giảm sút nhất thời là
quy luật của tt, ttVN vẫn còn vững mạnh ..."  
   Đừng bao giờ tin vào lời nói của những nhân viên chính
quyền. Cho dù một bear market te tua trước mặt họ vẫn nói tốt.
Họ bằng mọi giá phải trấn an quần chúng. Với tư cách một nhân
viên của chính phủ, ai dại gì đi nói xấu thị trường hay kinh tế
của quốc gia mình? Trading is INSIGHT OBSERVATION. Anh
phải tự tìm hiểu lý do TẠI SAO market đã và đang đi. Khi tìm
được một câu trả lời thỏa mãn rồi ( đúng hay sai chỉ có thời gian
trả lời được) thì lúc đó anh mới vào cuộc chơi. Nếu thua lần này
thì lấy đó làm một bài học cho kỳ tới. Dần anh sẽ trở nên nhạy
bén với những sự kiện lên xuống của thị trường mà khỏi cần ai
nói cho anh biết. Lúc đó nhiều khi anh nghe hay đọc báo phân
tích về thị trường của ai đó, anh sẽ thấy cái sai và cái đúng của
tác giả. Trading là chỉ vậy thôi.

Anh VC cho Q hỏi: đường Momemtum nếu đi từ dưới 0 lên trên


phản ánh 1 xu hướng tăng go long của VNI có đúng không? 
   Bạn hỏi về cái lằn màu xanh dương (blue) đó phải không?
Momentum là LỰC phía sau giá Hình vẽ trên cho bạn thấy rằng
momentum đi xuống cùng với giá trong mấy ngày qua. Tuy
nhiên, nếu bạn nhìn lại từ tháng Hai trở lại đây thì bạn sẽ thấy
rằng giá vẫn lên, nhưng momentum thì đi ngang và xuống. Lực
phía sau giá đã giảm. Đó làtổng quát bức tranh của VNI.  YES.
Khi momentum ở dưới lằn zero line đi lên xuyên qua nó để biến
từ âm (negative) sang dương (positive) thì đó là một dấu hiệu
của momentum đang tăng cường độ. Go long/short market
không phải dựa theo momentum mà nên dựa theo trend,và
momentum kết hợp với trend để cho bạn biết là trend đang tăng
cường độ hay không. Nếu đó là một down trend và momentum
tăng thì đó có nghĩa là giá sẽ rớt mạnh trong tương lai. Ngược
lại, nếu trend đang đi lên và momentum cũng đi lên thì đó là một
trend đang mạnh. Thành ra, không thể nào nói rằng momentum
đang cắt xuyên qua lằn zero line từ dưới đi lên cho nên bạn phải
go long. Điểm chính của hiện tại là hướng đi của giá, của trend.
Range: khoảng cách Ranging market là một market thường đi
lên xuống ở một mức độ nào đó. Thí dụ như VNI chỉ đi lên
xuống từ 1000 đến 1200 trong thời gian 6 tháng. 200 điểm
khoảng cách này traders gọi đó là a ranging market. Và trading
signals thường có khi nó nhẩy ra (up/down) khỏi vùng 200 điểm
.
   Người Á Châu chúng ta phần lớn đều có máu đỏ đen. Ở Mỹ,
anh qua Las Vegas vào những ngày lễ lớn anh sẽ thấy hầu hết là
tóc đen của Á Châu, ngồi kín các bàn đánh bài. Coi phim Tàu
anh thường thấy các phim thần tượng hóa những tay anh chị cờ
bạc. Đó là một phản ảnh của văn hóa Á Châu. Taking Risks
nhiều khi cũng đúng và cũng cần để thành công trong sự nghiệp.
Nhưng nhiều khi taking risks quá nhiều, hay không đúng lúc
cũng nguy hiểm lắm. Nhất là trong thương trường. 

Momentum và RSI đều đo cường lực của trend, có một lần anh
bảo trong trending market thì nên sử dụng RSI để đo, vậy
momentum thì sử dụng trong trường hợp nào hả anh? Theo em
trend của vni vẫn là up trend chưa thể vẽ được một down trend
đúng ko ạ?vậy thì trong trường hợp này phải sử dụng RSI để đo
cường lực của trend như anh VC đã nói lần trước chứ nhỉ? và
nếu theo RSI thì cường lực của trend đang giảm dần chứ ko phải
là đang mạnh lên như theo momentum.  
   Trong TA có hai nguyên lý chính: Trend và Momentum.
Trend là chỉ về hướng đi (up/down); Momentum là lực của
hướng đi phía sau trend. Trong nguyên lý này anh có cả chục chỉ
số khác nhau để nói lên một nguyên lý. Như cả hai gần giống
giống nhau vì cả hai đều đo một vật. Đó là momentum. RSI thật
ra là một chỉ số OSCILLATOR. Gọi là oscillator là tại vì nó lên
xuống giữa hai cực overbought và oversold. Nguyên lý
momentum được áp dụng khi xài RSI là khi nó lên cao hơn 80
(default value) thì đó là overbought. Gọi là overbought tại vì đó
là lúc momentum ở mức cực thịnh. Từ điểm đó mà tăng nữa sẽ
rất khó vì thế người ta bán. Ở dưới cũng thế. Khi RSI lọt xuống
dưới 20 (default value) thì momentum của giá ở mức cực thấp
và sát xuất của nó rớt nữa sẽ giảm đi. Vì thế mà anh nên mua.
Trên phương diện này, giá được lên xuống (giao động) giữa hai
cực overbought và oversold. Momentum indicator cũng giống
như thế. Nó cũng đo mức độ của giá bằng cách so sánh giá hiện
tại với quá khứ trong một khoảng thời gian nào đó. 
   Thông thường là 14 ngày (default value). Và diễn đạt sự so
sánh này qua một tỷ lệ. Nếu tỷ lệ đó cao thì sát xuất giá tăng sẽ
giảm đi so với khi tỷ lệ đó thấp. Có nghĩa là khi xài tỷ lệ để đo
giá, người ta muốn kiểm cái tốc độ (rate) thay đổi của giá trong
thời gian qua. Tốc độ thay đổi càng ít thì đó có nghĩa là lực phía
sau giá càng yếu. Đúng không? Và nếu lực hiện tại càng yếu thì
hướng đi hiện tại như thế nào?  Anh có hai chỉ số: RSI &
Momentum. Một bên xài hai cực để đo sức mạnh của trend. Bên
kia thì xài sự so sánh của tốc độ (rate) của giá để đo sức mạnh
của trend. Cả hai tuy có hơi khác nhau chút ít về phương cách,
nói chung vẫn là một trong việc do là, tìm kiếm lực của giá hiện
tại.  
Cái thứ nhất là 10 ngày. Đó gọi là short-term. Xong rồi, cái thứ
nhì là 20 ngày. Tạm gọi là intermediate, và cái thứ 3 là 50 ngày
là đối với MA

Em đã vẽ được 3 đường MA như anh chỉ,em thấy là 3 đường


này có dạng giống như đường giá, đường short-term thì mô tả
sát nhất đường giá, 2 đường còn lại thì có vẻ bẹt hơn. Theo như
đường short-term thì cái đầu nó đang chúc xuống, mô tả xu
hướng giá đang đi xuống phải không ạ, đường intermediate thì
có vẻ đang đi ngang, còn đường long- term em thấy nó vẫn
hướng lên trên. 
   Short-term Moving Average luôn ôm sát giá vì đó gần như là
giá rồi. Hai đường kia thì vì có time frame dài hơn cho nên nó
phản ảnh một sự thật về hướng đi của giá hơn là đường short-
term. Ngoài ra, đường long-term time frame thường được gọi là
support, đặt biệt là 50 day và 200 day. Tôi kêu bạn vẽ đường 50
day moving average vì muốn chỉ cho bạn biết cái quan trọng của
đường này. Một năm có 365 ngày. Đó là calendar days. Trading
days chỉ có khoảng 200 ngày mà thôi. Quarter có khoảng 50
ngày. 50-day moving average có nghĩa là giá TRUNG BÌNH
trong quarter đó. Nếu nó gãy @ 50 day moving average thì có
nghĩa là hướng đi của giá đã yếu rất nhiều. Còn đường 20-day
moving average là đường tượng trưng cho số ngày trade trong
tháng. Đường đó cũng rất quan trọng cho stocks so với currency
vì đó là giá tượng trưng của stock trong khoảng 1 thời gian là
một tháng. Đây chỉ là concept về trend.    Thực hành bằng cách
coi lại và xấp thứ tự từng lằn moving average đi. Cái nào nằm
trên và cái nào nằm dưới? Xong rồi với lập luận mà tôi vừa nói
bên trên thì bạn nghĩ gì về hiện tại của giá? Làm xong cái đó sẽ
có khái niệm về hướng đi của VNI trong hiện tại. Divergence là
hiện tượng khi giá và indicator đi KHÁC HƯỚNG. Các anh mới
học TA, đừng đụng vào MACD. Đó là một chỉ số nổi tiếng và
rất khó học cho người mới. Học Moving average trước, rồi hãy
đến MACD sau. 
   Reversal có nghĩa là quay đầu. Xoay chiều từ một down trend
lên một up trend, hay là từ một up trend xuống một down trend.
Còn continuation thì tiếp tục. Có nghĩa là giá đang đi lên/xuống
tự nhiên dừng lại một chút. Trong khoảng thời gian đó nó đi
NGƯỢC CHIỀU với hướng đi hiện tại. Tuy nhiên, cái này
không có kéo dài lâu. Trong một giai đoạn ngắn nào đó thôi và
giá sẽ tiếp tục đi theo hướng đi củ. Formations mà giá thường có
trong giai đoạn đi ngược chiều thường là rising wedge or falling
wedge. 
   Thường thường thì cả hai RISING và FALLING wedges đều
là CONTINUATION PATTERN hết, chứ không phải là một
REVERSAL. Một cái là down trend (rising wedge), và cái kia là
up trend (falling wedge). Reversal có nghĩa là cái trend nó chấm
dứt và xoay chiều. Loại đó thường có một candlestick pattern
nhiều hơn. Nếu là một formation thì nó lại là một Diamond
formation. Continuation patterns không hẳn phải là một
rectangle. Nó có thể là một triangle, chẳng hạn như symmetrical
triangle (có thể là continuation hay reversal), ascending triangle
(up trend), hay là descending triangle (down trend).  
   Một điều trong thị trường mà người chơi cần phải biết là
UNPREDICTABILITY của nó. Có nghĩa là không thể nào đoán
được. Tuy nhiên, nói chung thì thị trường thường có mùa. Chẳng
hạn như thị trường Hoa Kỳ thì khoảng thời gian đầu tháng 5 cho
đến đầu tháng 10 là thời gian stocks xuống nhiều nhất trong
năm. Đặc biệt là hai tháng 9, 10 là hai tháng giao động nhất của
năm. Trong những lần market crash hay bear market của quá
khứ, tháng 9 và 10 thường là tháng mà crash xảy ra. Oct 87 là
tháng mà market mất 25% trong vòng 1 ngày. Oct 98 là đánh
dấu một market dử dội nhất sau kỳ 87 và là kết quả của vụ Asian
Crisis. Nói chung là hai tháng 9, 10 là hai tháng của cuối mùa
giao động mạnh nhất của năm.  
   Trendline vẽ rất dể anh chỉ cần kiếm 3 điểm trên một đường
thẳng và nối nó lại với nhau. Đó là trend line. Tuy nhiên, muốn
kiếm sức mạnh của giá hiện tại một cách khoa học hơn thì anh
nên xài moving average. Vì con số này chiết thân từ giá mà ra.
Nó ôm sát giá với một function chính là định nghĩa giá ra sao.
Nếu giá gãy dưới một moving average thì đó là dấu hiệu suy yếu
của nó trong hướng đi hiện tại. Trend line nhiều khi không dò ra
cái xoay chiều của giá chính xác bằng moving average vì trend
line cần các điểm rất đặc thù trên chart để thấy mới vẽ được.
Nếu không có thì rất khó vẽ. Nhiều khi muốn thấy các điểm này
để vẽ anh cần giá giao động nhiều hoặc đã đi xuống khá sâu và
tạo thành một hướng đi rỏ rệt. Trong khi đó moving average thì
chỉ cần break down là thấy rồi. 

Anh VC có thể giải thích cho Em là tại sao khi vẽ chart Anh lại
nối cái first peak với 2 điểm lower gần đây. Đấy có phải là cách
để xét điểm kháng cự (support) khi trend đổi chiều từ up trend
sang downtrend không?  
   Yeah...đó là resistant line khi anh vẽ một đường kết nối cái
LOWER HIGHS (PEAK) lại với nhau. 

Thế nếu từ downtrend sang uptrend thì sẽ xác định mức


resistance như thế nào 
   Trend không đổi chiều down sang up down liền. Nó gãy các
support trước rồi mới xoay chiều.  Phần lớn break out quay lại
retest điểm break out nó một lần nữa trước khi đi luôn. ADX là
chỉ số đo sức mạnh của trend. Điểm cut off của nó thường là 20.
Có nghĩa là trên 20 thì trend còn sức. Dưới 20 là sức mạnh của
trend hiện tại rất yếu. Dĩ nhiên gặp trường hợp quá tệ, nó có thể
là 5 hoặc 10, hay là một con số nào khác đó. Nhưng điểm chính
vẫn là cao hơn hay thấp hơn 20. Ở đây tôi dùng con số 20 làm
một cái mốc để đánh dấu cái suy sụp của up trend trong VNI.
Trend là một đường thẳng tiếp nối ít nhất là 3 điểm lại với nhau.
3 điểm đó phải có cá tính như sau. Nếu là một up trend thì phải
có HIGHER HIGHS & HIGHER LOWS. Down trend là
LOWER HIGHS & LOWER LOWS

Chào anh VC, anh cho em hỏi 1 chút xíu là khối lượng và giá trị
giao dịch tăng lên trong xu hướng giá giảm thì có ảnh hưởng đến
mức độ biến động của đồ thị không? 
    Cái đó còn tùy theo ở chỗ nào trên chart. Nếu hiện tượng này
xảy ra gần support và trend vẫn còn up, thì đó có thể gọi là một
dấu hiệu khả quan. Index, stock có thể đang trên đường phục
hồi, và cái selling vừa qua chỉ là một correction nhẹ nhẹ. Ngược
lại, nếu trước đó là một down trend khá mạnh, và hiện tượng này
xảy ra. Cái đó nhiều khi không quan trọng lắm. Tại vì đó có thể
chỉ là một phản ứng nhất thời của thị trường và của một số
người nghĩ là đó là cái đáy, và thị trường sẽ xoay chiều. Trong
trường hợp này anh phải cần thời gian để xem xét lại. Một ngày
không đủ đưa đến kết luận. Đó là lý do tại sao trong một bài
phân tích tại đây khi chỉ số VNI lên lại 40 sau khi nó rớt 44 ngày
trước đó tôi có nói là cái đó không có quan trọng lắm. Và nếu là
tôi thì tôi sẽ sell ngay ngày đó vì đó là một up day dể bán. One
day doesn't maket a trend. Traders thường nói thế. Cho nên sau
một thời gian dài sụt giá; đột nhiên một hôm nó rebounce mạnh
với số lượng volume khá cao. Cái đó chỉ là một phản ứng tạm
thời của một số người bên ngoài tiên đoán là thị trường đã hit
bottom. Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau, hay có thể nó lên lại đến
một điểm nào đó thôi, và thường là điểm này không cao hơn
điểm reactionary high, để rồi tiếp tục rớt tiếp. 
   Trend là một vật quan trọng nhất trong trading, và traders luôn
luôn kiếm nó. Lý do mà nó quan trọng là vì khi trend mà chịu
chạy rồi thì rất khó quay đầu. Nó cũng như chiếc xe lữa. Rất khó
khởi hành, nhưng khi nó đã set in motion ( chịu chạy) thì rất khó
dừng chân. Chỉ có một thay đổi trong KHÁI NIỆM của người
đầu tư, hay là một thay đổi về cái nhìn trong KINH TẾ thì mới
có thể xoay đổi trend. Đó là tại sao cách đây một tháng về trước
khi CHINA tuyên bố lung tung và thị trường Hoa Kỳ rớt 500
điểm trong một ngày, tôi đã có nói nhiều lần với anh em tại đây.
Đó là dấu hiệu gió đã đổi chiều trên Wall Street. Mãi cho đến
bây giờ chỉ số Dow cũng chỉ lè tè phía dưới. Mặc dầu rất nhiều
fund managers ra tung hô về một viễn ảnh tốt đẹp về kinh tế,
phân lời v...v. Trading là một mind game. Nó xuất phát từ cái
PERCEPTION ( khái niệm) của người trong cuộc chơi về giá trị
của một vật mà họ bỏ tiền ra mua. Anh phải biết món đồ mà
chúng ta mua bán hằng ngày là một món đồ cực mắc. Chúng ta
không ai dể gì bỏ một số tiền 1/100 của số tiền bỏ vào stock hay
currency để đi mua sắm cho chính mình. Nhưng ngược lại,
chúng ta đã và đang đầu tư và chấp nhận thua một số tiền rất lớn
hàng ngày trong thị trường tài chánh. Muốn làm được việc đó
chúng ta phải có một lòng tin, một khái niệm về giá cả. Và dựa
vào khái niệm đó để chúng ta mua bán hằng ngày. 
    Khái niệm đó có thể là đúng, và cũng có thể là sai. Chỉ có thị
trường mới trả lời được thôi. Và đó là tại sao chúng ta thắng
thua mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khái niệm đó được thay đổi vì
một sự kiện gì đó thì đó là lúc chúng ta nên ra ngoài để đợi thị
trường định giá lại, và cũng để chúng ta có thời giờ định nghĩa
lại cái khái niệm của mình về thị trường. Tôi đã từng nói tại đây
trading là một STORY-TELLING BUSINESS. Có nghĩa thị
trường thường có một câu chuyện ăn khách nhất. Muốn trade
thành công anh phải hiểu câu chuyện hiện tại là gì? Ở đây tôi
không nói thị trường VN. Tôi chỉ nói currency và thị trường Mỹ
thôi. Hiểu được câu chuyện của thị trường thì anh đã đo được
cơn sóng ngầm bên dưới của nó. Và đó là lý do chính của mọi
sự mua bán hằng ngày. Vì câu chuyện đó là điểm chính của các
sự giao động hằng ngày của thị trường. Giá cả cho dù giao động
ra sao cũng không đi ra khỏi cái tầm phản ứng của câu chuyện.
Khi đạt đến đó rồi anh mới xài TA để tìm điểm ra vào. 

Ví dụ gần đây ở VN thì selling rất nhiều, nhưng buying cũng


không sụt giảm nhiều so với trước, đặc biệt là hôm nay khối nhà
đầu tư nước ngoài + tổ chức đầu tư bắt đầu mua lại rất nhiều ->
có dấu hiệu nào nhận biết là sẽ có xu hướng tăng (thời gian
ngắn) hay vẫn tiếp tục giảm tiếp? 
    Buying và selling mà bằng nhau và volume lại tăng mạnh,
nhưng Index lại không đi đâu ( lý do là buying = selling). Đó là
dấu hiệu traders gọi là CHURNING. Tôi không biết tiếng Việt
gọi là gì. Thí dụ của churning là trường hợp chiếc xe anh bị lún
xình. Anh đạp ga mạnh, bánh xe xoay thật nhanh, nhưng anh
không đi đâu cả. Volume tăng mà index, hay giá không lên là
hiện tượng của INDECISION ( không quyết định). Nếu nó xảy
ra ở dưới một down trend thì đó là dấu hiệu của một trend sắp
xoay chiều đi lên. Ngược lại, nếu nó xảy ra ở một up trend thì đó
là dấu hiệu của một trend xoay chiều sắp đi xuống. Tại sao như
thế? Khi người ta phân vân (market giao động mạnh) thì người
ta mua bán lung tung. Nhảy vô thì sợ. Ra ngoài ngồi thì tiếc.
Market có nhiều nét của một thị trường sắp chuyển động mạnh.
Đó là lý thuyết. Ở thị trường VN thì tôi không rỏ lắm. Lý do là
các anh có cái luật T+3 (settlement) và 5% limit cho nên có thể
lập luận này không chính xác. Nhưng ở các thị trường khác, như
Mỹ chẳng hạn, là khi có dấu hiệu của churning thì đó là lúc
volatility sắp tăng. Traders như con thú đã hửi mùi máu. They'll
get ready to move in for the kill.  
   Bài học chính của trading, trong tất cả các market, là đi theo
hướng chính của thị trường đã và đang đi. Đó gọi là TREND.
Trend nhiều khi có từng đợt, giống như đợt sóng. Up trend và
down trend. Mỗi một đợt sóng nhiều khi kéo dài thật lâu, nhưng
nhiều khi cũng thật ngắn. Không đợt sóng nào giống nhau. Công
việc chính của bạn trong thị trường là dò các cơn sóng, và đi
theo nó. Đơn giản vậy thôi. Tuy nói ra thì nghe rất đơn giản,
nhưng trên thực tế thì không đơn giản tí nào. Bạn phải ráng tìm
các đợt sóng của thị trường mà đi theo, nếu bạn muốn sống còn
với nó. Điều thứ nhì mà bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng
tìm kiếm hai điểm quan trọng nhất của thị trường. 
    Đó là hai điểm cao nhất (top) và điểm thấp nhất (bottom). Từ
lúc thị trường tài chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít
gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỹ này
đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai
cực này. Tất cả đều là vô vọng. Bạn có thể may mắn kiếm được
nó một vài lần trong cuộc đời trading của mình, nhưng đừng
nghĩ là bạn có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai
điểm này. Cho nên bài học thứ 3 trong cuộc chơi, và cũng là bài
học để sống còn, là đừng nên kiếm hai điểm cao nhất và thấp
nhất để mua và bán. Top và bottom thường xuất hiện vào những
lúc bạn không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì bạn
mới biết đó là Top hay Bottom. Thói thường của người là mua
thấp bán cao. Thói thường của thị trường là không mua thấp, và
cũng không bán cao. Chỉ cần mua bán khúc chính giữa thôi. Bạn
làm được như thế dài hạn thì cũng đủ giàu rồi. 

Bình thường nối 3 điểm high với high sao lại nối high với low. 
   Khi một điểm high mà bị một điểm high khác đứng cao hơn
(trong hình điểm đó được gọi là lower high) thì điểm đó là một
REACTIONARY POINT sau này khi trend xoay chiều. Thường
thường khi tuột từ phía trên xuống thì giá thường dừng lại ở
điểm cao lúc xưa (former high). Thành ra đó là một điểm
support trên chart ON THE DOWN SIDE. Song song với cái đó
là những series of lower lows. Mấy cái này cũng là support luôn
nếu anh nối nó lại bằng một đường thẳng. Trên chart ABT tôi
xài support của một former high và nối kết nó với đường thẳng
của 3 cái lower low. Đây là một kiểu vẽ cho những người có
chút kinh nghiệm. Anh mới học thì nên thực tập nối kết high với
highs hoặc low với low trước cho quen mắt đi. Khi quen mắt rồi
thì tự nhiên anh sẽ nhìn ra những điểm quan trọng trên chart cần
phải kết nối lại thôi. Lúc đó anh không cần phải lo kết nối high
và low lại với nhau. Nhìn vào chart tự nhiên anh thấy những
điểm "bất thường" của nó liền.  

Vậy nên tốt nhất là chờ nó thành hình rõ hơn và chờ xem
breakout theo hướng nào. 
   Thì đó là điểm chính của trading. Anh phải đợi signal mới
trade được. Cũng như tôi ngồi ngoài mấy hôm nay canh me cái
thằng Eur/Jpy vì nó có cái BEARISH rising wedge rất rỏ. Hai
hôm trước nó cũng break down khỏi lằn support line. Tôi canh
me short thằng em lâu rồi. Mấy tuần nay nó cứ whipsaw in and
out của cái wedge hoài. Hôm nay thì nó break down big time.   
Wedge (rising hay falling gì cũng thế) rất rỏ. Nhưng dưới mắt
một người mới thì đây là một trong những formation rất khó
nhận ra. Lý do mà nó khó nhận ra là vì người mới chưa quen
mắt, và chưa biết vẽ trend line chính xác. Khi vẽ trend line được
rồi thì các formation sẽ hiện ra từ từ. Đó là tại sao vẽ trend line
là một trong những bài học căn bản của TA. Các anh tập vẽ
trend line cho chính xác trước khi kiếm formation. 
Hôm nay VN-index rớt thêm 38 điểm vượt qua mức kháng cự
hôm trước. Anh VC có nói nếu bị beark khỏi mức này thị trường
sẽ trượt dài. 
   Hôm trước tôi có tiên đoán rằng khi VNI đụng khoảng 1070
thì nó sẽ rebound. Lý do là vì đó là điểm REACTIONARY
LOW của nó trong kỳ rớt lần trước. Hôm qua nó gãy điểm đó
luôn. Hôm nay thì nó rebound lại. Cái này gọi là volatility của
thị trường. Điểm 1070 là cái mốc giữ thị trường không cho
xuống quá sâu trong kỳ selling này. Đó là tại sao hôm nay anh
thấy nó rớt khá mạnh vào lúc đầu và rebound lại vào cuối ngày.
Đó là vì điểm reactionary low. Dĩ nhiên những con số mà chúng
ta bàn thảo tại đây không bao giờ là chính xác, nhưng ý chính là
như thế.  Sự kiện hôm nay VNI rebound, trên Candlestick chart
đó sẽ là một HAMMER formation nếu các anh có giá High,
Low, Open, Close đàng hoàng thì các anh sẽ thấy formation này
hiện ra hôm nay. Anyway, sự kiện hôm nay là một reversal
trong chỉ số VNI. Nhưng mà các anh đừng vội mừng. Selling
chưa có xong đâu. Thường thường thì giá sẽ nhẩy lên một điểm
nào đó. Các anh có thể lấy Fibonnacci ra đo điểm nhồi của thị
trường. Cái up leg ( đi lên) sắp tới này sẽ không nhiều và không
lâu. Không nhiều có nghĩa là nó sẽ không break new high cho
VNI. Không lâu có nghĩa là nó không đi như hồi đầu năm đến
giờ. Nói theo danh từ nhà nghề thì cái bounce sắp tới này là một
DEAD CAT bounce. Có nghĩa là nó không mạnh lắm. Sau đó là
đợt selling khác sẽ xảy ra. Đợt này có thể sẽ mạnh hơn đợt sắp
tới nhiều và sẽ đi sâu hơn điểm thấp nhất của VNI ngày hôm
nay. Theo tôi đọc trên các website khác thì điểm thấp nhất của
VNI ngày hôm nay là dưới 1000, đúng không? Nếu đúng thì lần
sau nó sẽ gãy 1000 này. Selling đợt sau sẽ mạnh hơn trước. Lý
do? Người ta đã sợ chuyến này rồi. Đợt sau, nếu có, thì thiên hạ
sẽ chạy nhanh lắm. Selling sẽ mạnh hơn và dài hơn.  Cũng xin
nói thêm là trong đợt selling này, chỉ nhìn giá (tape action) nếu
ai có kinh nghiệm trade ở các thị trường khác thì biết là kỳ này
là institutional sellings, chứ không phải là các chú newbies mới
chơi đâu. Tụi nó sell thật là đúng sách vở. Có nghĩa là selling
liên tục cho đến đúng một technical point mới dừng tay. Nếu lập
luận này đúng thì lần sau sẽ khá mạnh. 

Việc xác định trend quả là rất quan trọng. Khi xác định được
trend rùi thì tìm cách theo trend đó. Tuy nhiên TT VN bị cái giới
hạn 5% và khớp định kỳ hạn chế. Xác định được uptrend rùi,
muốn nhảy vô không nhảy vô được và downtrend cũng vậy,
nhảy ra không nhảy ra được. Tính thanh khoản kém.  
    Selling hay bear market thì trong thị trường nào cũng có.
Nhưng người ta chết không phải vì selling, mà là vì cái luật 5%
limit này. Chánh phủ VN nhiều lần lên tiếng báo động về cơn
sốt TTCK, nhưng họ lại không biết rằng chính họ là người tạo ra
con sốt này bằng cái luật lạ lùng 5% limit. Tôi không hiểu ai là
người giúp VN tạo nên TTCK. Lần chót tôi nghe nói đến thì
Merrill Lynch là công ty giúp VN. Họ đưa người VN qua HK để
học mô hình điều khiển thị trường. Theo tôi biết thì HK cũng
không có luật này. Đây là sợi dây thòng lọng xiết cổ người đầu
tư, và cũng là lý do chính của cái hổn loạn khi selling xẩy ra. Nó
cũng là lý do chính mà VN có con sốt chứng khoán. Ở các thị
trường khác, người ta chỉ xài luật limit vì trường hợp đặc biệt
nào đó thôi. Chẳng hạn như bên Futures thì cũng có các limit,
nhưng limit của họ để dành cho thiên tai, chứ không phải là để
như bên VN. 
   Ngoài ra số lượng volume của họ cực kỳ cao. Thành ra limit
rất khó mà đụng mỗi ngày như của VN. VN thì ít (poor
liquidity) mà còn thêm cái này nữa. Thành ra, khi market lên thì
nó lên rất nhanh, rất mau. Cái nhanh và mau này không phải vì
stocks quá tốt, mà là vì cái limit. Đây là một lực cung cầu giả
tạo. Giả tạo vì sao? Vì khi giá đụng 5% limit thì không còn được
mua bán nữa. Trong một market bình thường nó làm cho người
ta có cảm tưởng là giá tăng ghê gớm lắm. Nhưng thật ra là
không phải vậy. On the down side, thì nó làm cho người ta
hoảng sợ vì thấy giá cứ mất hoài mà mình thì bán không được.
Bán không được mới làm người ta sợ. Chứ không phải bán giá
thấp mà người ta sợ. Tại sao? Tại vì bán không được thì mai
phải bán giá thấp hơn. Vài ngày bán không được là kể như đi
mất vài chục phần trăm. TTCKVN đã rớt mấy ngày? 5 hay là 7
ngay? Bao nhiêu stocks đã mất giá từ 20-30% trong thời gian
qua? Tiền trong account cũng thế. Khoảng một tuần rớt mà mất
gần 30%. Đó là chưa kể sự kiện không biết hôm sau có bán
được hay không? Fear of the unknown ( Sợ cái không biết) là
một điều đại kỵ trong financial market. 

Viet Currency

Những Chia sẻ của Bang chủ Phần 06


Không biết TT Mỹ có bị như thị trường VN không? 
   No...không có. TTCK Hoa Kỳ thì bác cứ sell thoải mái. Sell
chừng nào hết stocks thì thôi. Mua cũng vậy. Mua chừng nào
bác hết tiền thì thôi. Không có limit. Tuy nhiên, trong trường
hợp thị trường lên quá cao hay xuống quá thấp thì NYSE và
Nasdaq sẽ không cho program trading trade trong vòng một thời
gian nào đó. Hình như là 15 phút thì phải. Sau đó rồi thì cứ việc
tiếp tục. Program trading là các hệ thống computers trên các
trading desks on the Street tự động mua bán khi giá đụng một
mức nào đó.

TT VN có bàn tay thao túng của các tổ chức. Điều này ai cũng
phải công nhận.  
     Actually, tôi không nghĩ là họ thao túng theo đúng nghĩa
danh từ. Ý của tôi là họ rất technical trong việc đầu tư của họ tại
VN. Ở một một thị trường mà đã lên mạnh như VN thì vấn đề
profit taking là phải có. Trong các thị trường khác, mỗi một năm
anh đem về 30% là quá lớn rồi. Chỉ trong mơ mới có như thế.
Các anh có nghe đến danh George Soros phải không? Anh biết
mỗi năm Soros đem về bao nhiêu không? 30% thôi. Nhưng
Soros làm được như thế gần 30 năm rồi. Còn VN thì mới đây.
Cho nên với một thị trường lên nhiều như thế thì vấn đề cash out
của các institutions là chuyện phải xảy ra. Và khi nó xảy ra thì
nó thường không chỉ xảy ra một ngày, hay một tuần. Institutions
thường được ví như là con voi, hay còn được gọi là big boys. 
     Họ có khả năng move market. Nhưng khi họ mua và bán, họ
rất thận trọng. Không muốn để lại dấu vết. Vì người ta mà biết
họ chạy ra/vô thị trường thì họ sẽ không mua được giá như ý.
Thành ra họ phải có một thời gian dài để ra vô. Danh từ nhà
nghề gọi đó là "building your position." Position có nghĩa là vị
trí, vị thế. Nhưng ở đây có nghĩa là gom cổ phiếu, hay bán cổ
phiếu nhiều ra thị trường với một minimal impact. Một mutual
fund managers muốn mua thì họ cần một thời gian dài mới mua
đủ số lượng họ cần ở một giá họ muốn. Khi bán cũng vậy thôi.
Thành ra, muốn trade thành công trong các thị trường, Việt hay
Mỹ, anh phải biết dò vết chân của các big boys, của the
Elephant. Và dấu hiệu mà người ta thường xài là volume.
Volume cao hơn bình thường vào một down day nào đó thường
là có ai đó vừa đẩy stocks ra. Ở VN vì không có những data liên
quan đến từng stocks trong việc mua bán cho nên hơi khó dò la.
Nhưng anh có thể nhìn giá và sự lên xuống của stocks, của VNI
để tìm signal.

Nhưng sang tháng 4, có nhiều thông tin tốt hỗ trợ như: Kết quả
kinh doanh quý I/2007 của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn HOSTC đều rất tốt. 
    Một điểm đặc thù của thị trường chứng khoán là gì? Nó là
một cái máy đo sự phát triển của kinh tế rất chính xác. Ngoài ra,
nó còn là một cái máy tiên đoán về sự phát triển, suy thoái của
kinh tế. Cái tin phía trên mà anh nói đó tôi có thể nói với anh là
nó đã FACTOR VÀO GIÁ HIỆN TẠI RỒI. Đây là một trading
concept rất mới đối với các anh, nhưng không có lạ gì cho các
thị trường lớn khác. Ở đời anh bán cái gì khi nó có một VIỄN
ẢNH TỐT NHẤT thì mới được giá cao, đúng không? 
    Tôi nhấn mạnh hai chữ VIỄN ẢNH. Tại vì đó là tương lai. Và
tương lai thì có đúng có sai. Nhưng nếu tôi muốn bán cho anh
một món đồ ở một giá cực cao thì không gì dể bán bằng cách vẽ
lên cho anh một viễn ảnh thật đẹp, thật huy hoàng. Anh phải biết
rằng sự suy thoái của kinh tế BẮT ĐẦU vào lúc kinh tế ở mức
cực cao. Sự phục hồi của kinh tế bắt đầu vào lúc kinh tế ở mức
cực thấp. Trái banh khi được liệng lên không trung. Ở điểm cao
nhất của nó cũng là điểm khởi đầu cho nó đi xuống. Kinh tế là
một chu kỳ. Có lên; có xuống. Khi kinh tế ở mức quá cao thì
SÁT XUẤT của nó đi lên từ đó thêm là bao cao nữa? Đó là tại
sao Wall Street luôn bán hàng cho anh vào lúc quần chúng ai
cũng nao nức về một viễn ảnh huy hoàng ở tương lai. Dân đầu
tư thứ thiệt là loại người "có sạn trong đầu" họ hiểu tâm lý người
ta nhiều lắm. Và trading là một mind game.... 
- Kết quả đại hội cổ đông với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm
2007 hấp dẫn. 
- Tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu, thưởng cổ phiếu... 
     Các công ty VN đang được cố vấn bởi các công ty tài chánh
của Mỹ. Họ biết thị trường CKVN hiện đang hot. Bán cái gì
cũng chạy cho nên đây là lúc tốt nhất để ra IPO. Anh không ra
IPO bây giờ thì chừng nào anh mới ra? Anh ra bây giờ, mà anh
có đui cùi, sứt mẽ gì nữa thì mấy chú newbies cũng nhắm mắt
mua đại. Anh bán được giá cao. Mai mốt thị trường rớt thì anh
cũng thủ trong tay một mớ tiền IPO rồi. Thiên hạ có chết là
chuyện của người khác. Chủ nghĩa tư bản có nhiều cái hay,
nhưng vì là một chủ nghĩa được xây dựng trên kim tiền nên nó
rất ác liệt. TTCK là một sản phẩm tối ưu của chủ nghĩa này. Cho
nên đừng nhìn vào mấy cái tin này để nghĩ là tương lai là một
thiên đường. Anh nên nhìn nó dưới một cặp mắt e dè thì đúng
hơn. Ở đây tôi chỉ nói về câu hỏi tăng vốn, phát hành thêm cổ
phiếu v..v của anh. Lịch sử là một bánh xe, một hình tròn của
chu kỳ. Nó lập lại rất thường. Tuy nhiên, cái khó của bài học
lịch sử là KHI NÀO (timing) sự kiện củ sẽ tái diễn.

Trong xu thế downtrend, cho dù công ty có tin tốt nhưng giá vẫn
down 
     Anh không nghe tôi thường nói: Rising tide lifts all
boats....hay sao? Tide = thủy triều. Rising tide = thủy triều dâng
thì thuyền bè nào cũng lên. Low tide = thủy triều xuống thì tàu
nào cũng xuống hết. Tuy nhiên một good stock thì xuống ít so
với một bad stock. Và định nghĩa của một good stock là gì? Là
các công ty thuộc các kỹ nghệ mà người ta không có thì không
được. Chẳng hạn như đồ ăn, điện, và các vật dụng cần thiết hằng
ngày. 

Chỉ từ thời gian từ sau Tết trở lại đây, newbies VN mới nhảy
vào mua mạnh mà chủ yếu là mua các cổ phiếu giá thấp chứ
không phải là mua bluechips. 
     Đây thường là dấu hiệu của một speculating market (market
của dân đầu cơ). Khi một stock đi từ một stock bình thường đến
một blue chip thì thị trường cũng đã đi một khoảng xa. Song
song với việc đó là tin đồn về việc làm tiền trong thị trường dể
quá, cho nên một số tay mơ nhảy vào. Loại người này vào thị
trường với một hy vọng rất lớn, và đánh rất bạo. Họ muốn ăn
nhanh và nhiều như những người đi vào lúc đầu. Good stocks
với giá rẻ trong một thị trường lúc đó không còn nữa, cho nên họ
quay qua các stocks nhỏ, hy vọng một mai nó sẽ thành đại bàng
vổ cánh bay xa. Nhưng thị trường nó có cái giá của nó. Khi có
một sự phân biệt về blue chip stock và speculative stocks thì đó
có nghĩa là thị trường đã định giá rồi. Nhưng người ta vẫn thích
mua các speculative stocks hơn. Vì nó cho người ta hai điều. 
      Thứ nhất là MỘNG MƠ; thứ hai là THỎA MÃN CƠN
GHIỀN của CỜ BẠC. Mua một blue chip stock đợi ít gì cũng
một thời gian sau nó mới lên. Cái đó thì "chậm quá." Cho nên
chơi low-priced stocks "fe^" hơn. Chỉ cần nó pop một cái là thấy
lời nhiều trên phương diện phần trăm (%) rồi. Đúng không? Khi
anh thấy cái này xảy ra trong thị trường thì anh nên lui quân là
vừa. Đó là dấu hiệu của một cái đỉnh. Tại sao? Tại vì trong thị
trường bấy giờ đã hết GOOD STOCKS với giá rẻ rồi. Vì hết nên
người ta mới xoay qua mấy chú low price để chơi. Chơi stocks
trong giai đoạn này với các low priced stocks là một trò chơi của
hy vọng, nhiều hơn là một lối đầu tư đàng hoàng. Low-priced
stocks còn có một nick name gọi là "lottery ticket." Có nghĩa là
mua vé số... 

...Thời gian gần đây nước ngoài bán nhiều hơn mua, giao dịch ít
đi, làm giá chứng khoán down. Vậy là giả thuyết tổ chức muốn
bán để hiện thực hóa lợi nhuận chưa chắc chắn lắm. 
     Hiện tượng này dân nhà nghề gọi là CASHING OUT. Có
nghĩa nó họ không thấy giá stocks, blue chip hay không, có
nhiều hy vọng nữa. Người đầu tư nhà nghề họ có cái nhìn khác
với các tay mơ. Họ biết lúc THAM đúng lúc, chứ không phải lúc
nào cũng tham. Tới một lúc nào đó thì họ dừng tay và sửa soạn
cash out. Đó là tại sao tôi nói với anh là thấy cách thức mà VNI
rớt trong thời gian qua là biết rồi. Họ sell liên tiếp cho đến một
mức nào mới dừng tay, chứ không phải sell một vài bửa rồi
ngưng. Theo tôi biết thì tiền lời đầu tư ở VN không đóng thuế,
đúng không? Nếu như vậy thì còn mạnh tay sell nữa. Ai dại gì
không chịu cash out trong một market lên gần 60% kể từ đầu
năm và khỏi thuế? Nếu anh là họ anh nghĩ sao? Anh cầm trong
tay vài chục triệu US $. Đầu tư vào TTCKVN. Chỉ trong vòng 3
tháng, kể từ đầu năm cho đến nay chỉ số VNI lên 450 điểm so
với điểm khởi đầu của năm là 750 (450/750 = 60%). Anh đi đâu
tư vào thị trường nào trên thế giới hiện tại để có con số return cở
này? TTCKTQ (Shanghai Stock Exchange) nguyên năm ngoái
lên khoảng 144%. Với con số phần trăm này, năm 2006
TTCKTQ dẫn đầu thế giới. VN năm ngoái cũng khá lắm, nhưng
không phải là số 1 hay số 2, nhưng là top 10 của thế giới. Nhưng
năm nay thì khác xa. Mới 1/4 của năm thôi mà đã là 60% rồi.
Nếu lấy con số 60% trong ba tháng của VNI và annualize
(hm...tạm dịch là nguyên năm) nó thì anh nghĩ VNI sẽ là bao
nhiêu? Đến lúc này mà không lo chạy thì còn đợi chừng nào?
Tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu mới chỉ là kế hoạch chứ
chưa thực hiện. Vậy để thị trường down có lợi gì? 
     Công ty tăng vốn qua hình thức phát hành thêm cổ phần có
nghĩa là gì đối với người đầu tư? Anh biết không? Đó là đồng
nghĩa với cổ phần (stocks) SẼ MẤT GIÁ. Khi một công ty phát
hành thêm cổ phần, nó làm cho số cổ phần hiện tại đang nằm
ngoài thị trường bị DILUTED. (tạm dịch là loãng đi). Này
nhé....Hồi trước công ty chỉ có tổng cộng là 1 triệu cổ phần với
giá thị trường là 100/cổ phần. Bây giờ họ tuyên bố SẼ phát hành
thêm 300 ngàn cổ phần nữa thì anh nghĩ giá của cổ phần hiện tại
trên thị trường sẽ lên hay xuống? Giá cổ phần được định đoạt
qua luật CUNG CẦU (Demand & Supply). Bây giờ Cung nhiều
hơn Cầu thì anh nghĩ giá sẽ ra sao? Còn câu hỏi thứ hai của anh
là "họ chỉ mới có kế hoạch thôi, chứ chưa thực hiện" thì bao
nhiêu cũng đủ rồi. Anh trade trên market anh phải hiểu cách xài
tin tức. 
      Người ta sợ TTCK và Thị trường tài chánh nói chung là vì
khả năng phiên dịch tin tức của người chơi. Anh chỉ cần nghe
bao nhiêu là đủ rồi. Nghe xong anh phải process cái news đó
trong đầu anh thật nhanh. Anh chậm tay là có chú khác hớt liền.
Đọc tin xong mà anh còn tà tà đợi chừng nào họ thật sự phát
hành thêm cổ phiếu mới quyết định là anh đi sau người khác
một bước rồi. Trong financial market, anh đi chậm một bước là
anh chỉ có từ huề đến thua. Cái này anh sẽ thấy thật rỏ trong các
thị trường mà sự mua bán xảy ra chớp nhoáng như TTCKHK.

Ở VN hiện nay đang là mùa đại hội cổ đông. Những người sở


hữu cổ phiếu của 1 công ty sẽ được mời đến dự Đại hội cổ đông
do Công ty tổ chức. Trong đại hội này , người ta sẽ thông qua
Kết quả SXKD năm vừa rồi và Kế hoạch sản xuất kinh doanh
năm tới + Kế hoạch tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu 
      Cái này gọi là Investor Annual Meeting. Đây là một PR thui
anh ui. Công ty nào mà không nói tốt về mình. Anh làm chủ một
công ty nhé. Hằng năm anh gặp tôi, một người investor của hãng
anh, anh sẽ nói gì với tôi? Chả lẽ anh than với tôi là công ty
đang gặp khó khăn? Mà nếu có khó khăn thật thì anh cũng nói
nhẹ nhàng lắm. Danh từ nhà nghề gọi là SUGAR COAT. Anh sẽ
nói làm sao cho tôi bớt lo. Ngược lại, nếu công ty có lời hay có
triển vọng chút thì anh sẽ thổi nó lên tới trên Trời.Mấy trò này
cũ rồi Diễm ơi. Tại vì anh chưa quen với TTCK nên các anh còn
no nức đi nghe Đại Hội Cổ Đông gì đó. Bên này, công ty gởi thơ
về nhà năn nỉ, mà chả chú nào thèm đi. Chỉ đi khi nào công ty có
chuyện buồn thì mới tà tà đến đó kiếm thằng CEO mà chửi. Nếu
mọi việc êm suôi và stocks vẫn lên thì nằm nhà cho khoẻ. Bởi
vậy nếu có đi thì khoan hãy tin hết những gì anh nghe. Market
luôn luôn có những người hiểu về công ty đó hơn anh, và họ
hành động bằng cách mua bán giá stocks của công ty. Những
người này thị trường gọi là SMART MONEY. Cho nên chỉ cần
nhìn giá stocks là biết smart $ ra vô trong đó như thế nào rồi. 

Trong các bubble stock market trước đây như Japan & Taiwan
cuối những năm 80 đầu 90, hay dotCom bubble cuối 90 đầu
2000, những người rationale thường lo sợ và rút ra sớm, trong
khi những người mua dựa vào Greater Fool Theory make nhiều
hơn rất nhiều (tuy nhiên vẫn phải rút ra đúng thời điểm, nếu
không thì bursted cùng cái bubble mất ) Chẳng hạn như Taiwan,
Taiwan Index rises từ 1000 lên đến 12000 trong vòng 3 năm (từ
87 - 89). Trong giai đoạn đó bị dropped 2 lần, mỗi lần mất
khoảng 50% rồi leo lên tiếp.  Vấn đề là không ai biết khi nào nó
sẽ bursted (timing), rút ra sớm thì phí, nhìn những người ở lại
giàu lên nhanh chóng (paper money) thì cuối cùng sốt ruột lại
cũng nhảy vào lại. Các giai đoạn spectacular boom ở trong các
ví dụ trên thường dài ít nhất vài năm, và speculators đẩy giá
stocks lên rất cao (average P/E của Taiwan trước khi bursted là
100). Vậy nên nếu nhìn vào VN hiện giờ thì em nghĩ chưa thể
đạt đến mức bubble như các nền kinh tế trên. Dựa vào potential
growth về earnings của các công ty thì dù sắp tới thị trường có
đi xuống mạnh mọi người cũng chỉ coi nó là correction của 1
bull market chứ không phải là bắt đầu của bear market. Vì vậy
những ai buy & hold vẫn rất vững tâm (chưa biết sợ ). Vậy anh
sẽ hành động như thế nào để có lợi nhất? Following trend or
leave it? Nếu follow trend thì cũng có 1 vấn đề là anh không cut
loss nhanh được, chính vì cái limit range +-5%/day nên khi mọi
người bán hay mua thường hay đặt floor or ceiling để được khớp
cho chắc (để thêm 1 ngày là mất thêm 5%). Thế nên đến khi anh
"chạy" được thì có khi đã lost đến 20% rồi vì illiquidity. 
     Cái khó của đầu tư không phải là nhảy vô hay nhảy ra, mà là
THỜI ĐIỂM (timing) của nó. Các câu hỏi của anh phía trên
chung quy là timing. Đúng là có một số người thấy trước sự kiện
sẽ xảy ra nên đã nhảy ra khỏi thị trường, và để rồi cuối cùng
cũng phải nhảy trở lại và chết chung khi market xoay chiều. Cái
khó ở đây là thị trường là một mind game. Thắng thua phần lớn
là do chính cái lối suy nghĩ của anh mà ra, chứ không phải vì thị
trường. Thị trường có 3 hướng đi chính. 2/3 hướng đó sẽ làm
anh từ huề đến thắng. Nhưng tại sao người ta thua nhiều hơn
thắng? Có phải là tại mình không? Bây giờ là một bull market
trong TTCKVN. Lúc nào nó chấm dứt thì không ai biết được,
nhưng sẽ có một lúc nó sẽ chấm dứt. Số người đầu tư vào
market này hôm nay bao nhiêu người thật sự make $? Nếu có thì
chỉ có những người vô trước. Chứ còn mới vô thì từ thua đến
huề mà thôi. Đó là cái Risk của một market đã đi quá đà. Market
này bắt đầu lúc nào thì tôi không biết, nhưng nếu anh tạm xài cái
mốc thời gian khoảng tháng 8/06 vì lúc đó tôi mở website này
và cũng được giới thiệu về TTCKVN. Từ đó đến nay thị trường
đã lên bao nhiêu điểm? Bao nhiêu stocks từ đó đến giờ đã trở
thành blue chips. Và quan trọng hơn là bao nhiêu người trong
các anh đã mua lúc đó và GIỮ CHO ĐẾN HÔM NAY? 
       Con số đó hẳn rất ít. Và bao nhiêu người trong các anh hôm
nay mới bước vào Thị Trường sau Tết? Điều thứ nhì nữa là thế
này, và nó cũng liên quan đến vấn đề tâm lý. Anh nói TTCKTW
lên từ 1000 đến 12000 trong vòng 3 năm. Và trong khoảng thời
gian đó nó có correct 50% hai lần. Thí dụ cho TTCKVN sẽ như
vậy đi. Câu hỏi là bao nhiêu người có thể chịu nổi cơn sóng gió
đó? Mấy ai mua được lúc nó 1000 và bán lúc 12000, hay mấy ai
có đủ can đảm ngồi luôn trong hai kỳ correction này? Cảm tình
của con người là điều không ai đo được. Rất nhiều người cứng
miệng khi market lên. Nhưng khi market chỉ xoay chiều chút là
lính quýnh lên liền. VNI đã correct bao nhiêu kể từ điểm cao
nhất? 20-25% chưa? Bao nhiêu người đầu tư VN đã thấy xây
xẩm mặt mày rồi? Đó là anh nói trường hợp của một correction.
Nhưng nếu đây không phải là một correction thì sao? 
       Nasdaq 2000 của 7 năm về trước cũng có một dấu hiệu y
như VN hiện thời. Bà bưng phở trong tiệm phở cũng chơi
stocks. Ông lái Taxi cũng là một "mutual fund manager."
Daytraders là danh từ hot nhứt thời bấy giờ. Giai đoạn đầu của
market rớt, ai cũng đinh ninh là a correction, và thiên hạ nhảy
vào "buy the dip" như điên. Để rồi phải bỏ chạy sau đó. Một
stock (JDSU) từ 3 đồng vào 98 lên đến gần 1000 vào 2000, để
rồi cuối cùng rớt xuống lại còn 50 cents. Đó là một trường hợp
extreme. VNI thì chắc chắn không như thế. Nhưng chỉ cần 50%
thôi. Và đó cũng là một correction, anh nghĩ bao nhiêu người sẽ
tự tử? Điểm cao nhất của VNI là khoảng 1200. 50% hair cut là
600. Đó là index. Stocks còn bạo hơn nhiều. Cho nên câu hỏi là
bao nhiêu thì anh cảm thấy đủ. Đem cái đo so với cái nguy cơ
của một thị trường rớt mạnh để tìm câu trả lời cho chính mình.
Tại vì câu hỏi của anh quả tình không có câu trả lời. Nó dựa vào
niềm tin của anh vào TTCKVN, và kinh tế VN. Kinh tế và thị
trường không phải lúc nào cũng đi chung với nhau. 

Anh VC cho Q hoỉ, nếu nhìn lại năm 2006, 2/8 là đáy, nhưng
trong suốt xu hướng giảm giá Momentum giao động thấp nhất là
-100. Còn VNI hiện tại, dù chưa giảm nhiều như vậy, nhưng
Momentum đã <-100 và đang từ dưới đi lên, điều đó trong
PTKT có phản ánh điều gì không?  
      Momentum nó khác với giá. Nó là sự thay đổi của giá QUA
thời gian. Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó nếu giá
thay đổi nhiều thì momentum sẽ đi xuống và ngược lại. Tôi
không xài momentum vì trong giai đoạn này tôi chỉ nhìn trend
qua các điểm reactionary points để xác định hướng đi của nó.
Khi trend được xác định rồi thì tôi mới xài momentum để dò la
sức mạnh của nó. Như cái chart của tôi phía trên, nếu giá đi lên
khỏi 1155 hay đi xuống điểm thấp nhất của VNI hôm tuần trước
thì lúc đó mới lấy momentum ra đo. Vì lúc đó nó sẽ nói cho tôi
biết cái break out (trên 1155) và cái break down có thật sự mạnh
hay không? Còn bây giờ chỉ số này chỉ trade trong vòng hai cực
đó nên momentum, theo thiển ý của tôi, không nói lên được cái
gì. Lúc này thì xài stochastics tốt hơn.

Em hỏi thêm bác điều này, nếu "Nước lên thì thuyền lên, nước
xuống thuyền xuống" thì phải chăng tụi em chỉ chăm chăm coi
cái chú VNI là chính, các VNstock bên trong cho dù có hướng
đi tốt thì vẫn phụ thuộc vào cái chú VNI này. Việc chọn mã nào
để trade chỉ mang tính tương đối thôi sao? Chỉ cần VNI lên là ok
hết? 
     Khi người ta thành lập ra các chỉ số index, người ta muốn nó
có một cái nhìn tương đối đại diện cho thị trường. Thành ra, các
công ty trong chỉ số index thường là các công ty lớn của kỷ nghệ
mình. Tôi không biết chỉ số VNI có những công ty nào trong đó.
Tuy nhiên, ở tại thị trường Mỹ thì các công ty nằm trong chỉ số
Dow và Nasdaq Composite đều là các đại công ty dẫn đầu kỷ
nghệ của mình. Dựa theo nguyên lý này người ta dùng index để
đo nhịp tim của thị trường. Theo cá nhân của tôi khi tôi đầu tư
vào stock thì gần 70% là tôi nghiên về sự phân tích các index và
sub-index trước, rồi mới đi dần xuống các công ty. Nó cũng
giống như là trước khi đầu tư anh phải phân tích kinh tế. Khi
hiểu rỏ kinh tế thì anh sẽ có khái niệm rằng tuy kinh tế đang
phát triển, nhưng KỶ NGHỆ nào của kinh tế phát triển mạnh
nhất trong chu kỳ phát triển này của kinh tế.      Trong kỷ nghệ
đó, công ty nào lớn nhất. Thường thường một công ty lớn nhất
trong một kỷ nghệ mạnh nhất của một nền kinh tế đang phát
triển sẽ là công ty đầu tiên đi lên và lên mạnh. Các xài index
cũng giống như thế. Nhìn nó để có khái niệm về sức mạnh của
thị trường. Từ sức mạnh đó, anh mới đi dần xuống các công ty
lớn để tìm ra ngành nghề nào đang phát triển. Cách thức mà tôi
vừa diễn tả, các kinh tế gia gọi đó là TOP DOWN approach. Nó
xuất phát từ sự phân tích của kinh tế, đi dần xuống kỷ nghệ,
xuống đến các đại công ty của kỷ nghệ đó. Đem nguyên lý đo
qua TTCK thì anh bắt đầu bới chỉ số market index, đi dần xuống
các sub-index (nếu có), và xuống đến các đại công ty. 
Thế ở Mỹ thì sao hả bác, có phải mỗi khi trade thì cứ phải coi cả
Dow và Nasdaq trước? Như vậy thì có nghĩa là các chỉ số TA
đối với penny stock sẽ bị méo mó bởi chỉ các số TA của BCS?
Thế còn ở những nơi có vài chỉ số chung thì thế nào hả bác, ở
VN em có cảm giác cho dù HaSTC đang rất tốt nhưng vẫn bị
down bởi HoSTC. 
      Ở Mỹ cũng vậy thôi. Ai cũng bắt đầu bằng market index.
Chỉ số Dow là một chỉ số nổi tiếng nhất, nhưng không phải là
một chỉ số tốt nhất khi anh phân tích thị trường. Ở Mỹ người ta
xài chỉ số S&P 500 là cây thước chính để đo nhịp tim của thị
trường chứng khoán.

Anh VC nói momentum đo sự thay đổi của giá qua thời gian,
nếu giá thay đổi nhiều thì momentum xuống và ngược lại, vậy
sao VNI trong thời gian tăng giá thay đổi rất nhiều, momentum
vẫn lên.     
     Momentum là RATE OF CHANGE. Có nghĩa CƯỜNG ĐỘ
THAY ĐỔI của giá trong một khoảng thời gian nào đó, thí dụ là
14 ngày. Nếu trong khoảng thời gian này giá thay đổi thật nhiều.
Lên hay xuống cũng thế thì momentum sẽ thay đổi theo.
Momentum không thể dùng để đo hướng đi của giá, mà nên
dùng để đo SỨC MẠNH CỦA GIÁ. Hướng đi là trend.
Stochastics là một chỉ số đo mức độ OSCILLATING của giá.
Oscillating tạm dịch là mức độ "lắc lư" của giá giữa hai cực.
Theo cái nhìn của tôi thì VNI hiện đang lắc lư giửa hai cực
resistance và support đã nói phía trên. Cho nên xài oscillator để
kiếm mức độ lắc lư của nó giữa hai cực này.  
      Limit có nghĩa là bạn đưa giá ra rỏ ràng.  Buy Limit = mua ở
một giá bạn chỉ định HOẶC thấp hơn mà thôi. Sell Limit = Bán
ở một giá bạn chỉ định HOẶC cao hơn mà thôi. Stop là một loại
order mà bạn xài khi bạn chỉ muốn thua lổ ở một mức nào thôi.
Buy stop = Sau khi bạn short một đồng tiền nào đó, bạn chỉ chấp
nhận thua ở một mức nào đó. Thí dụ, bạn short đồng Pound @
1.9864 và bạn chỉ muốn thua 36 pips. Bạn đặt một Buy stop
order ở 1.9900 để khi nó lên đến đó thì bạn sẽ đi ra. Như thế bạn
chỉ có thua 36 pips. Nếu bạn trade mini account thì bạn sẽ thua
36 dollars. Nếu bạn trader regular account thì bạn sẽ thua 360
dollars cho mỗi lot.  Sell stop thì ngược lại. Bạn go long đồng
Pound @ 1.9864 và bạn chỉ muốn thua 14 pips thì bạn đặt cái
sell stop @ 1.9500 thì khi giá rớt xuống đến đó thì bạn sẽ ra.
Đơn giản thế thôi. Trailing Stop....khi bạn đang ăn, nhưng bạn
không muốn thua khi giá rớt trở lại thì bạn đặt sell stop dưới giá.
Và khi giá tiếp tục đi lên thì bạn tiếp tục dời giá lên theo. Tùy
theo bạn muốn đặt bao xa ở giá hiện tại, giá lên thì bạn cứ đi
theo. Nếu là  a short postion thì khi giá rớt, bạn cứ dời giá xuống
theo. Stop loss là danh từ chung để nói lên sự kiện bạn muốn
giảm mức thua thiệt của mình ở một độ nào. Buy stop & Sell
stop nói lên cái directional position mà bạn muốn cut loss.  
     Cho nên các forex brokerage biết được tâm lý này thành ra
họ cố gắng kêu gào người ta bỏ tiền vào để trade với số tiền hầu
như không thực tế. Cố ý là làm sao cho các anh mê để rồi các
anh bỏ tiền nhiều vào thêm. Chứ 500 dollars mà đánh đấm cái gì
trên một thị trường mà minimum size lot của nó là 10000 dollar
hay là 100000? Các công ty brokerage cũng biết là dân đầu tư
thật ra đâu có chú nào nghèo lắm đâu. Nhưng mà currency là
một thị trường quá mới lạ. Kêu người ta bỏ vào stocks vài trăm
ngàn hay vài triệu thì họ bỏ liền, nếu có. Đó là vi thị trường này
quá nổi tiếng và người ta đã hiểu nó rồi. Kêu người ta bỏ vài
trăm ngàn vào currency thì cho kẹo giờ cũng chả ai dám bỏ vì
họ chưa biết, và chưa hiểu. Cho nên các chú brokers bày vẽ ra
đủ loại accounts để câu khách. 
      Anh nghĩ kỷ thử lại đi sẽ thấy cái lố bịch của vấn đề. Có
nhiều công ty quảng cáo là anh chỉ cần bỏ 100 thôi là mở được
account để trade với họ. Với 100 đồng họ sẽ cho anh trade mini
account. Đó là leverage 100:1. Anh nghĩ anh sống bao lâu trong
thị trường này với số tiền đó? Tôi nghĩ nếu lời quảng cáo đó là:
Quí vị hãy CÚNG cho chúng tôi 100 dollar bằng cách mở
account với chúng tôi đi. Nếu họ nói như thế thì tôi bảo đảm với
anh là không ai mở cả. Nhưng họ nói mở accoung w/ 100 thì
nhiều người mở lắm. Tôi có thể bảo đảm với anh rằng 99.9%
của số người mở thử với 100 dollar không ai còn nguyên vẹn
sau 1 tuần trade "thử." Đó là tôi nói rất thật tình cho các anh
biết. Cá nhân tôi đang xin làm một IB cho một forex brokerage
vì tôi có mộng mở một forex brokerage sau này.  Nhưng tôi
không giống như người khác. Tôi thà nói thật cho các anh biết
bề trái của cuộc chơi máu lữa này còn hơn để các anh thua tiền
sau này. Nếu anh ở VN thì tôi thật tình không biết để nói.
Nhưng nếu anh ở Mỹ thì tôi nói thật. Muốn bước vào currency
market và muốn sống còn, anh phải có ít nhất là 20000 dollars.
Bằng không thì đừng bước vào. Market mà move ngược chiều
vài lần là kể như anh mẽ đi phân nữa số vốn rồi. Và nếu anh có
vào thì chơi thẳng regular account (100K lot). Đừng có tốn thời
gian chơi mini account cho mệt. Đó chỉ là thực tập mà thôi.  
      Dưới đây là một real time trading của tôi. Chart này là 5
phút time frame nhé. Trong đây là khoảng 1 tiếng đồng hồ (50
phút thôi). Market vừa move nhẹ một cái đó. Nếu anh short
đồng EUR thì trong thời gian gần 1 tiếng qua anh ăn chừng
237.75 dollars cho mỗi lot, hay là 25 pips/lot. Tiền margin của
mỗi lot là 1200 dollars. Có nghĩa là trong vòng khoảng 1 tiếng.
Anh thắng thua gần 20% của số vốn. Và hôm nay là một ngày
khá buồn ngủ trên thị trường đó. Gặp ngày the FED ra thì trong
vòng vài chục giây thôi, nó whipsaw anh chừng 50 pips, hay
khoảng 4-500 dollars cho mỗi lot. Anh chơi 10 lots thì 4, 5 ngàn
dollar ra vô ít hơn một tiếng đồng hồ rất dể. Chính xác hơn là
vào một ngày sóng gió của thị trường tiền lời lổ của anh có thể
lên xuống từ 50%-100% trong vòng từ vài chục giây cho đến vài
chục phút là chuyện thường? Ở TTCKVN hay bất cứ các thị
trường chứng khoán nào khác trên thế giới, có thị trường nào
"hào hùng" như thế không? This is a Man's game....  
     Split = chia ra. Stock split có nghĩa là stock được chia ra. Khi
mà một stock lên quá cao trong khoảng thời gian nào đó thì công
ty có thể chia stock ra thành nhiều đơn vị khác nhau. Thí dụ từ 1
cổ phần ra 2 cổ phần. Thông thường là thế. Tuy nhiên có thể
chia ra nhiều chỉ số khác nhau. Nhiều khi một chia ra ba. (1:3).
Khi cổ phần được chia thì giá của nó sẽ giảm xuống tùy theo
đơn vị. Nếu là 1 chia thành 2 thì giá sau khi chia sẽ còn phân
nữa. Giá tuy thấp, nhưng tổng số cổ phần hiện tại sẽ tăng gấp
đôi  
      IB = Introducing Broker. Cái này cũng giống như agent vậy
thôi. Không có gì vinh quang hết. Nhưng tôi chưa đủ điều kiện
để mở một full brokerage giống như các người khác nên đành
phải nhờ một công ty khác vào buổi đầu. Tuy nhiên, tôi muốn
làm thử để coi lực cung cầu của thị trường này đến đâu ở VN.
Tôi vẫn nghĩ Currency Market có rất nhiều tương lai tại VN sau
này. Có thể có còn nhiều hơn stocks khi hoàn cảnh cho phép.
Tại VN hiện giờ có một mutual fund của một người Anh lập ra,
tên là Dragon fund gì đó. Fund đó có khoảng từ 300 đến 500
triệu Mỹ kim. Năm 93, fund đó được thành lập. Bây giờ nó là
mutual fund lớn nhất tại VN. Ông chủ của nó được lên Business
Week (một tuần báo về tài chánh rất uy tín tại Mỹ). Mỗi khi có
tin gì về tài chánh VN thì người ta đi kiếm ông lão này. Tôi nghĩ
currency sau này cũng sẽ thế thôi. Nếu thành công và tương lai
VN thay đổi cách thức chuyển tiền thì sẽ mở lớn thêm. Hơn nữa,
tôi cũng cần nhiều thời gian set up, kiếm người v..vv. 
      Cho nên không thể làm liền được. Nếu sau này tôi có hên mà
mở được một brokerage house, tôi sẽ làm một cái software
giống như Metastock, nhưng sẽ bằng tiếng Việt. Các anh có thể
coi các chỉ số, bài Help bằng tiếng Việt. Đó là tại sao tôi viết
quyển sách TA căn bản bằng tiếng Việt hiện tại. Cái đó sẽ được
đem bỏ vô software sau này.  Tôi nghĩ thị trường chứng khoán
VN sau này cũng sẽ automate nhiều hơn hiện tại. Data sẽ là live
data, và các anh có thể trade tại nhà qua Internet trong vòng 5
năm nữa. Lúc đó nếu mà nhập chung với currency thì hết xẩy.
Một account anh có thể trade hai thứ. Thiên đàng tại thế hén.

Viet Currency
Chia sẻ của Bang chủ phần 07

Bác có thể giảng cho tụi em về các đặc tính nhận dạng cái
ROLL OVER formation cùng các chỉ số TA để phân tích nó
được không. VNI dừng ở 1027.53 với volume 4.980.350 rồi bác
ạ (high: 1030,92 low 1027,43). Thế đã phải là break cái vùng đất
cứng như bác nói hôm qua chưa. 
      Roll over giống như một cái đồi nhỏ. Roll = lăn tròn. Over
( tĩnh từ) = qua. Roll over formation có nghĩa là thị trường gãy
đổ xuống. Lý do mà formation này rất đáng sợ là vì nó cần thời
gian dài để thành hình. Nó không giống như các thứ khác có thể
xảy ra vài ngày. TTCK là một trò chơi trí tuệ. Khi một vật gì cần
một thời gian dài thành hình có nghĩa là đó là dấu hiệu quyết
định dứt khóat của người trong cuộc. Và người trong cuộc chơi
này không dể gì đưa đến một quyết định nhanh như thế. Thành
ra khi mà họ quyết định rồi thì có nghĩa đó là một quyết định
chững chạc và quan trọng. Thành ra, roll over cần một thời gian
dài mới thành hình là thế.  Điểm thứ nhì của roll over là đó là
một dấu hiệu của một SYSTEMATIC SELLING trong market. 
      System = hệ thống. Systematic selling có nghĩa là người ta
đã quyết định bán stocks LOẠI NÀO, THUỘC KỸ NGHỆ GÌ
và sẽ đem tiền đi đâu. Nếu không tin, anh có thể tra dò các
stocks 1) xuống ít hay là 2) không xuống trong thời gian vừa
qua. Đó là vết chân của các big boys đang rotate (chuyển tiền) $
vào. Nếu anh tìm không thấy thì đó là dấu hiệu của một ASSET
ALLOCATION. Có nghĩa là tiền chạy ra khỏi thị trường và
chạy vào một loại đầu tư khác. Có thể cái đó là thị trường bonds,
thị trường Nhà, hay là thị trường Currency chẳng hạn. Nói
chung là khi thấy formation này, đó là dấu hiệu của một sự
chuyển mình khá lớn trong thị trường.     
      Nhìn VNI trong thời gian tháng 3 đó là biết big boys đang
sell. Bây giờ và sau này selling sẽ tăng cường độ và thị trường
sẽ lộn xộn hơn. Cái lộn xộn này xuất thân từ những người mới
vào sau này. Họ chỉ quen thị trường lên, chứ chưa biết xuống.
Khi thấy xuống nhiều thì họ sẽ hoảng lên. Cộng thêm cái 5%
limit nữa. Nó sẽ làm người ta rất dể sell. Nói chung thì "thời
vàng son của easy $ trong TTCKVN đã qua rồi.  Vùng đất cứng
đó là từ 1040 cho đến 1000. VNI sẽ trade trong vùng này một
thời gian trước khi break down. TA gọi đó là "magic of a round
number." Hôm nay VNI xuống mạnh có lẽ vì người ta thất vọng
vì PPC gì đó. Lý do mà PPC không được tiếp đón nồng nhiệt là
vì các institutions hững hờ với nó. Chỉ có mấy chú newbies thôi.
Khi thấy một stock với quá nhiều kỳ vọng mà không đạt được
như ý muốn thì tâm lý của thị trường là sell tiếp. Nay mai này nó
sẽ rebound lại vì hiện tượng hôm nay là một OVER REACTION
của PPC. Tuy nhiên, vùng đất này chưa chắc sẽ giữ chân VNI
lâu. Nếu trật thì sẽ đi xuống 900 rất mau. Selling sẽ tăng cường
độ khi điểm 1000 bị gãy.
Divergence thì cả tháng chưa chắc nó đã đổi chiều. Vừa rồi nó
divergence đến hơn 2 tháng mà mới đổi chiều đấy thôi? ý anh
VC là phải chờ có dấu hiệu rồi mới xem xét.  
     Divergence này thật ra khó nói lắm. Nhiều khi thấy nó thì nó
xảy ra liền. Nhiều khi thấy nó, đợi hoài chả thấy gì cả. Tôi thấy
divergence trong VNI cả gần 3 tháng nay mới thấy nó xoay
chiều.

Anh VC và Hlong theo kinh nghiệm thì mỗi lần trade mình trade
bao nhiu lots.Tính theo % của balance hay là sao các anh? 
     Tôi không có trade theo một phần trăm nhất định nào. Có
nghĩa là chỉ risk 10 hay là 15% theo sách vở dạy. Sách vở định
nghĩa Risk là số tiền bạn bỏ ra so sánh với số tiền bạn CÓ THỂ
kiếm được. Thí dụ như là bạn nghĩ bạn sẽ bỏ ra 1 đồng để kiếm
2 đồng. Risk/Reward ratio là 1:2. Cái đó đúng chứ không sai
trên phương diện toán học. Tôi thì khác. Tôi không định nghĩa
risk qua sự so sánh số tiền bạn bỏ ra và số tiền bạn có thể kiếm.
Tôi định nghĩa risk qua positions của chart. Thí dụ như là cặp
tiền nào đang có một set up rất tốt để go long/short. Formation
của nó hiện tại nói lên cho bạn biết là sát xuất thắng sẽ rất cao.
Khi gặp được một formation như thế thì tôi vào thử với chừng 5
lots, hay là 500000. Nếu nó xác định ý nghĩ của tôi là đúng thì
tôi leverage tối đa vào. Cốt ý của tôi là đánh thật mạnh khi
signal đã có. Chỉ trong vòng nữa tiếng đến một tiếng là tôi ra.
Risk đối với tôi không phải là số tiền bỏ ra so sánh với số tiền
kiếm được, mà là THỜI GIAN tôi nằm trong market mới thật sự
là risk. Nói cách khác, Risk là khi bạn liệng tiền vào thị trường
là risk rồi. Thời gian càng ngồi trong đó ít thì risk càng ít, chứ
không phải là một sự so sánh số tiền có thể mất và số tiền có thể
kiếm được. Dĩ nhiên mỗi một người trong chúng ta có một định
nghĩa riêng về risk. Bạn trade lâu tự nhiên sẽ có một cái nhìn
riêng cho mình. Sách vở chỉ giúp bạn lúc đầu thôi. Trading là
một nghệ thuật, và nghệ thuật thường được phát huy bởi tài năng
của người sử dụng, chứ không phải của một cái gì khác. 

Hôm nay VNi tăng nhẹ trong cái vùng mà bác VC đã nói, Khối
lượng giao dịch lại rất thấp. Anh VC và các bác có thể giải thích
và liên hệ đến ảnh hưởng của nó đến giai đoạn tới thế nào được
không ạ? Nếu giả sử khối lượng giao dịch trong 1-2 ngày tới mà
tăng đột biến thì đó có phải là báo hiệu cho 1 chu kỳ tăng giá
mới không ạ?         Volume là cánh tay trái của giá. Thiếu nó thì
bài phân tích sẽ có nhiều kẻ hở. Người ta coi volume như một
cái gì dùng để xác định giá. Giá lên mà volume lèo tèo ở dưới
thì đó không được xem trọng lắm. Volume giúp người ta xác
định giá và xác định lòng tin tưởng của người đầu tư. Nó làm
cho người khác thấy rỏ tâm tư của kẻ trong cuộc chơi. Anh thích
mua stock XYZ @ 50/share lắm phải không?  Nếu một mai
volume tăng thì đó là một dấu hiệu tốt. Nó cho anh biết investors
đang quay trở lại thị trường. Nhưng volume không phải là một
DIRECTIONAL INDICATOR. Nó không phải là một chỉ số chỉ
hướng. Nó chỉ cho biết tâm tình của người investors thôi. Muốn
cho thị trường tốt hơn anh phải có giá. Chính xác hơn là
HƯỚNG ĐI của giá. Nếu một mai volume tăng, và anh có một
Candlestick formation nào đó thì đó mới thật sự là một buy
signal. 

Nhưng nếu tăng hay giảm mạnh thì rất khó chen chân vào đặt
lệnh mua bán, chỉ các khách VIP và các đại gia có mối quan hệ
được ưu tiên lệch trước, còn các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ rất
khó khớp lệnh. 
    Order được tính bằng 1/100 của giây. Chệch chút là có
chuyện. Ngồi canh level 2 book (loại quote dành riêng cho
market maker). Thấy giá mình thích và số lượng mình muốn là
bấm liền. 1 đến 5 giây thôi là order về lại thông báo rằng mình
đã mua được ở giá đó hay không. Nếu thấy chệch giá là gọi điện
thoại kèo nài. Phần lớn là đúng giá và đúng giờ. Buồn buồn mà
nghi công ty brokerage ăn gian thì gọi điện thoại đòi xem
execution blot của nó. Chứ không có cái tình VIP hay đại gia,
tiểu gia gì cả. Tiền ai cũng là tiền mà. Dĩ nhiên có công ty ăn
gian chứ. Nhưng ăn gian thì ráng mà Niệm Phật hay tụng kinh.
Vì khi mà SEC kiếm được (SEC kiểm tra mỗi 6 tháng) mà lòi ra
thì bồi thường chết luôn. Chưa hết phía sau người đầu tư còn có
mấy ông thầy giáo sư đại học. Mấy ông già này cũng rãnh lắm.
Cho nên tối ngày cứ lò dò đi kiếm các phương thức mua bán của
các hãng financial brokers để làm tài liệu nghiên cứu. 
       Thấy cái gì lạ lạ là nhảy vào điều tra cho tới bến. Thấy cái
gì khả nghi là mấy ổng đi đăng báo, viết bài bình luận, phê bình.
Viết vài lần hay hay là chính phủ để ý. Để ý rồi là điều tra.
Quyền lực của cơ quan chánh phủ cộng thêm sự thông minh của
các ông giáo sư đại học, các công ty chứng khoán nào ăn gian
rất khó chạy tội.    
     Riêng về câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ bạn đừng chạy vào
đồng US$ như mấy lần trước. Ngược lại, bạn nên chạy vào JPY
hay EUR. Uy tín của $ không còn mạnh như 10 năm về trước
nữa. Thâm thủng ngân sách và viễn ảnh của một suy thoái kinh
tế cũa Mỹ hiện vẫn còn là một mối đe dọa cho kinh tế Mỹ và sự
kiện the Fed phải hạ phân lời trong 2 half của 2007 là một điều
càng ngày càng trở nên thật hơn. 
     Ở Mỹ có hai loại brokers, full-service broker và discount
broker. Full-service là loại brokers dành cho nhà "giàu." Đây là
loại brokers mà mục đích chính là đầu tư cho khách, và quan
trọng hơn là giữ tiền cho khách. Loại này thường dành cho các
nhà giàu. Họ vào thị trường không phải để đầu cơ, mà là để đầu
tư theo đúng nghĩa danh từ. Họ vào các full- service brokers này
để nhờ cố vấn. Các loại brokers này thường rất lớn và nổi tiếng.
Chẳng hạn như Goldman Sachs, Deutsch Banks, UBS,
Prudentials, Lehman Brothers, Bear Stearns, Morgan Stanley, và
Merrill Lynch. Đây cũng là các công ty có trading desks trên
Wall Street. Một công ty của họ lớn lắm, gồm cả chục ngàn
người. Trong đó một phần là các RETAIL BROKERS lo dịch
vụ cho khách hàng. Phần khác là Investment Bankings. Phần
khác nữa là chuyên về trading. Ngay cả trong trading họ cũng có
cả chục bộ phận khác nhau. Từ bonds, cho đến stocks,
derivatives, options, futures, currency, oil, gas, thịt, gổ v.v.v... 
     Cái gì trade được là các đại gia này có cả. Đó là full-service
brokers, thường viết tắt là full brokers. Muốn làm brokers của họ
anh phải có bằng đại học, và qua một cuộc tuyển lựa khá gay go.
90% của những người brokers này không sống quá 3 năm trong
nghề vì chịu không nổi công việc. Đó chỉ là retail brokers thôi.
Discount brokers là loại thứ nhì. Đây là loại brokers xài Internet
là chính. Họ không chỉ dạy khách hàng gì cả. Điểm chính của họ
là tiền commission rất thấp so với full-service brokers phía trên.
Anh mua vài trăm ngàn đồng tiền stocks chỉ trả một số tiền rất
nhỏ so với full-service. Bù lại anh tự lo một mình. Thắng thua gì
thì ráng chịu. Loại brokers này thật sự phát triển mạnh cùng với
sự phát triển của Internet, vì Internet là kỷ thuật chính mà các
brokers này xài. Anh mở một account với họ, lên website của
họ, log in, và tự trade một mình. Đơn giản vậy thôi. 
      E-Trade là công ty số một của discount brokers tại Hoa Kỳ.
Mai mốt thị trường VN mà có mở cửa lớn, trade online v...v...thì
các anh sẽ gặp chú này vào VN liền hà. Nghề chính của nó là
online trading. Nghề chính của họ không phải là trade, mà là
lượm bạc lẽ của khách hàng qua tiền commission. Làm brokers
của họ thì khá đơn giản. Anh thi cái bằng brokers gọi là series 7.
Đậu được cái đó là xong. Tuy nhiên, cái test đó không dể đậu
lần đầu. Broker = người làm việc cố vấn đầu tư Brokerage = kỹ
nghệ của nghề broker Brokerage house = danh từ nhà nghề để
gọi một công ty broker, và thường được xài cho các công ty lớn
trên Wall Street. 
     Swiss-Francs là đồng tiền của sự an toàn trên thế giới vì lý do
chính trị của Thụy Sĩ. Cho nên mỗi khi thế giới có biến động
CHÍNH TRỊ là người ta chạy vào đây trốn. Lý do là các tài
phiệt, tư bản, độc tài của thế giới--những người mà gây ra sóng
gió trên thế giới--đều gởi tiền tại đây. Cho nên có đánh nhau thì
kiếm chố khác mà oánh. Chứ không ai dại gì kéo quân vào nhà
bank của mình để đánh cả. Vì lý do đó mà Thụy Sĩ thường đứng
ngoài cuộc chiến. Và cũng vì lý do này cho nên đồng tiền của họ
tượng trưng cho sự yên ổn. Ngược lại, đồng US$ là tượng trưng
cho sự yên ổn về tài chánh. Thế giới mà có biến động về tài
chánh thì người ta chạy vào trốn với Uncle Sam. Lý do là the
US Fed là mức bảo vệ cuối cùng của đồng US $. The Fed đã
từng tuyên bố. Chính phủ Mỹ sẵn sàng bảo đảm giá trị đồng tiền
của họ. Và trên thực tế không chính phủ nào mạnh bằng chánh
phủ Mỹ trong lịch sử cận đại. Ngoài ra trong lịch sử của thị
trường tài chánh của vài chục năm trở lại đây, the US Fed đã
nhiều lần chứng minh được lời nói này cho nên anh thấy rất
nhiều quốc gia trên thế giới đều lấy Mỹ kim làm đồng tiền dự
trữ thay thế vàng. Cho dù quốc gia đó là kẻ thù của chú Sam.
Ngay cả VN cũng thế. Tuy không còn là kẻ thù nữa, nhưng VN
trên thể chế chính trị vẫn còn là một thế đối lập, nhưng VN vẫn
giữ dollars trong quỹ dự trữ ngoại tệ của mình. Muốn trade
currency thành công anh phải biết chút lịch sử của các đồng tiền
để khi có biến động thì anh biết chỗ nào mà chạy... 

Hôm nay VNi là 1048 điểm, xuống 1,9 điểm so với hôm qua.
Khối lượng giao dịch vẫn thấp lắm anh à. Theo giới đầu tư nhận
định thì thị trường khó tăng nóng, nhưng cũng khó giảm sâu.
“Mức kháng cự VN-Index 1.000 điểm đã tỏ ra rất chắc chắn. Thị
trường sẽ lình xình ở mức 1.000 - 1.070 trước khi có những
bước đột phá mạnh”. Điều này cũng đúng như nhận xét của anh.
      Chart vẫn chưa thay đổi. Vùng đất đó khá cứng, VNI sẽ ở đó
một thời gian ngắn. Bao lâu thì tôi không biết. Nhưng sau đó nó
sẽ break down rất mạnh, nếu nó còn đi xuống nữa. Còn không
thì có thể nó sẽ quay đầu. Bây giờ sát xuất của hai chiều gần
giống nhau. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì nó sẽ
còn một cái down leg nữa trước khi xong. Cái down leg này sẽ
wash out hết các chú newbies mới vào thị trường. Danh từ nhà
nghề gọi đó là WEAK HANDS. 
     Một số lớn các người này đang kẹt trong thị trường và họ
đang HY VỌNG thị trường lên lại gần điểm họ mua vô để họ
giảm lổ để chạy. Đây là một lỗi tối kỵ của các newbies, và chú
nào cũng phạm lỗi này khi mới chơi. Nhưng thị trường nó rất kỵ
HOPE. Đầu tư mà đi chung với hy vọng thường không thành
công lắm. Cho nên mặc dầu ở điểm này đã có tí máu rồi. Nhưng
chưa hẳn là điểm mua. TA có câu: buy when there's blood on
Wall Street. Có nghĩa là anh mua khi có người chết, có người tự
tử. Anh mua khi có máu đổ vì đó là giá thấp nhất anh có thể mua
được. Anh mua khi người ta chửi thị trường, người ta chê và
không ai dám vào nữa. Giá lúc đó rẻ như bèo. Đó là lý thuyết
thôi. 
     TTCKVN chắc không có cái này, nhưng nếu nó xuống thêm
tí nữa thì sẽ có người rên la, cầu cứu. Lúc đó mới là lúc anh nghĩ
đến mua vào. Còn bây giờ thì cứ ngồi ngoài mà ngắm. Nếu đã
có thua tí thì cũng nên lấy đó mà an ủi mình. Đứng ngoài thị
trường cũng là một chiến thuật, một thế đánh đó. Chúng ta tham
dự vào một cuộc chơi rất ác liệt. Không bao giờ tất cả những
người đầu tư điều make $. Đó chỉ là một ảo tưởng. Anh make $
từ tay người khác. Cho nên traders rất "ác độc" trong việc kiếm
tiền. Các câu nói ngụ ngôn của thế giới này đều mang tính cách
sát phạt rất cao. Thành ra, các danh từ như câu nói phía trên ám
chỉ một thị trường down một cách rất nặng nề. Lúc đó thì dân
nhà nghề mới tà tà vào lượm xác. 
     Đấy là một cách thức mua bán để tối đa lợi nhuận cho bản
thân, và tối đa cái lỗ lả cho người khác. Thành ra, rất nhiều khi
các anh thấy tôi có vẽ sắt máu trong trading. Lý do là vì đó là sự
thật, là bề trái của cuộc chơi. Ngoài ra, cái lối nói chuyện này,
tuy không tao nhả, nhưng nói lên rất chính xác hoàn cảnh hiện
tại.  Tên sách là: Reminiscences of a Stock Operator. Tạm dịch
là hồi ký của một trader. Khoảng 5, 70 năm về trước, người ta
không gọi là trader. Mà gọi là operator. Livermore viết quyển
sách này ghi lại những kỷ niệm dài chinh chiến. Một số lớn các
câu châm ngôn, hay luật sống còn trong trading đều được lấy từ
quyển này mà ra. Các anh mới học trade, đọc quyển này sẽ
không hiểu đâu. Vì nó mang nhiều tính chất kinh nghiệm bản
thân lắm. Cái này cũng giống như "đoạn trường ai có qua cầu
mới hay." Nếu các anh chưa trade nhiều. Máu và mồ hôi chưa
đổ xuống vì thị trường, các anh và các cô sẽ không thể hiểu nổi
tâm trạng của Livermore trong quyển sách này. Hồi trước bên
Thuvienvietnam, có người muốn dịch. Nhưng người này cần có
sự giúp đở để dịch các danh từ nhà nghề, các lý thuyết của
trading ra thì cô ta mới dịch được. Lý do là vì cô ta chỉ biết tiếng
Anh, chứ không biết trading. 

Hôm nay có ông giám đốc trung tâm giao dịch lên báo phát biểu
thị trường sẽ down. Bà con phản đối dữ quá. Theo con mắt
người đứng ngoài như anh và là người đã có kinh nghiệm của thị
trường Mỹ thì người đứng đầu 1 trung tâm giao dịch có được
phép phát biểu như thế không?  
     No..mấy người đó không phải là dân trade nhà nghề. Nhiệm
vụ của họ nghiên về hành chánh hơn. Họ đâu có sống và chết
với từng cơn lên xuống của thị trường, và phần lớn các lời nhận
xét của họ cũng rất phù hợp với chính sách của nhà nước. Anh
ăn cơm quốc gia mà anh lại đi chê cái gì của quốc gia thì coi sao
được. Cho nên họ phát biểu theo cái nhìn của chính sách quốc
gia hiện thời. Còn chuyện lên xuống của thị trường là do lực
cung cầu điều khiển. Nếu luật cung cầu làm cho thị trường đi
xuống thì dù có Tổng Thống ra lệnh nó cũng không lên lại. Còn
nếu chính sách của chính phủ là thò tay vào cứu thị trường một
cách công khai thì cái đó có hại hơn có lợi. Hơn nữa, nếu có
muốn cứu tôi không nghĩ chính phủ VN có đủ tiền để đứng ra
bảo lảnh thị trường nếu một mai người ta nghĩ rằng nên bán
nhiều hơn nên mua. Nói chung là anh đi dò lực cung cầu của thị
trường nhiều hơn là đi nghe những lời phát biểu trên. 
     Cách đây không lâu tôi có đọc một bài trích dẫn của mấy
người bên TTVNOL. Đại khái là họ vui mừng khi thấy ai đó
tuyên bố là chính phủ sẽ không để thị trường rớt. Có người còn
nói là Thủ Tướng VN cũng có đầu tư vào TTCK cho nên không
ai dám để thị trường rớt. Đây là một lập luận rất ngây thơ của
một số người mới làm quen với sản phẩm tối ưu của chủ nghĩa
tư bản. Vào đây rồi thì quan cũng như dân. Vì quyền lực tối cao
trong đây là lực cung cầu, chứ không phải chính trị. Nếu nói như
mấy chú newbies đó thì George W. H. Bush là giầu nhất thế giới
rồi. Đâu phải Bill Gate chứ. Cho nên thị trường là thị trường.
Chánh phủ là chánh phủ. Chánh phủ có thể đưa ra những chính
sách khuyến khích kinh tế phát triển và sự lớn mạnh của
TTCKVN trên phương diện chiến lược của một quốc gia. Nhưng
sự kiện thị trường lên xuống vì lực cung cầu của nó thì không ai
có thể điều khiển được. Anh nghĩ xa hơn tí nữa. Có ai lão luyện
về thị trường tài chánh bằng the US FED không? Thế thì tại sao
US market vẫn đi vào Bear market của 2000 vậy? Chánh phủ
Mỹ và the Fed đâu muốn thế, nhưng họ vẫn phải chấp nhận đấy
thôi. Sự kiện lên xuống của thị trường tự nhiên như hơi thở của
chúng, và nó cũng tự nhiên như chu kỳ tăng giảm của kinh tế.
Không ai chận được đâu.  
    Tôi quen bơi lội trong liquidity rồi. Bây giờ mà về VN đầu tư
kiểu đó chắc không đầu tư nổi đâu. Các anh như những đứa bé
chưa bao giờ thấy hồ tắm. Rồi tự nhiên một hôm có một hồ thật
chật, thật cạn các anh cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Một
ngày nào đó các anh ra biển để lội thì các anh sẽ không bao giờ
trở về cái hồ đó nữa. Currency market là vua. Không gì qua nó
nổi. Trade nó xong anh nhìn lại stock market của Mỹ anh còn
chê, chứ đừng nói đến stock market của VN. Stock market Mỹ
trade một ngày 6.5 hrs. Ra vô và mua bán rất dể dàng. Chỉ cần
gõ vài cái keyboards là xong. Nhà tôi có cái sân sau, ở đó có cái
vỏng. Kế bên là cái bàn nhỏ. Trong nhà tôi set up cái wireless
Internet access router. Sáng sáng sau khi đưa cu Tèo đi học
xong, tôi về nhà bày thế trận ra. Trước hết là làm ly cà phê sửa
cho nó tỉnh người. Thêm vài bản nhạc của TCS để nghe cho đở
buồn, hay có thể là vài bài research papers về currency của the
Fed đọc cho thông minh ra tí xíu . Xong rồi tà tà leo lên vỏng
nằm nghe Biển Nhớ của TCS, và canh currency market. 
    System thì để alarm mode. Gần giá mình mua thì nó beep
mấy cái. Lúc đó thì ngồi dậy xem xét một chút. Gặp chú nào có
set up đúng ý mình thì chỉ thò tay gõ một cái. Order đi về không
quá 5 giây. Sau đó thì ngồi niệm Phật cho hên. Thắng thua trong
vòng vài phút cho đến vài tiếng, tùy theo market. Xong rồi gõ
thêm cái nữa là đi ra. Nhiều khi để lại trong thị trường vài tờ
giấy 100, hay là lấy của nó được vài tờ. Cứ thế mà làm. Đói
bụng thì đi lại tiệm phở gần nhà làm một tô. Lúc thì đồ ăn Việt,
lúc thì Tầu, Đại Hàn, hay sushi của Nhật. Thiên đàng tại thế.
Bây giờ anh kêu tôi về VN chen lấn, xô đẩy nhau để đặt orders
mua stocks ở giá trần sàn gì đó. Lúc mua được; lúc không. Chưa
kể đại gia, tiểu gia gì đó ăn trước mình rồi. Anh nghĩ tôi sẽ về à?
Thôi đi anh ui. Lội xong; lội biển rồi. Về lại ao hồ không thích
đâu.    
     Thị trường nhà khác với chứng khoán. Nó tùy thuộc vùng.
Trong trường hợp này là quốc gia. Mỗi quốc gia có một bối cảnh
xã hội riêng biệt, và từ đó đưa đến luật cung cầu khác nhau về
thị trường nhà đất. Thí dụ, bên này và bên VN. Ở Mỹ không ai
mua nhà trả tiền cash nổi. Nếu có thì cũng ít lắm. Phần lớn
người ta đi vay nhà bank. Thí dụ anh mua cái nhà 100 ngàn.
Anh bỏ xuống 20; nhà bank cho vay 80 còn lại. Đây là phương
thức căn bản để mua nhà ở Mỹ. Và cũng từ phương thức này
cho nên cách thức đầu tư của thị trường nhà tại đây rất dị biệt so
với các quốc gia khác trên thế giới, chẳng hạn như VN. Tại đây,
nhà có nghĩa là nợ. Và nợ thì có nghĩa là anh phải trả tiền lãi.
Nếu không trả đúng hẹn thì nhà bank sẽ tịch thâu nhà. Tịch thâu
nhiều quá sẽ sinh ra một thị trường thứ nhì. Đó là thị trường mua
nhà bị tịch thu. Đây là thị trường của dân đầu cơ ở Mỹ. Tôi cũng
có dính líu trong mấy cái này. Nhưng không phải là nghề
chuyên môn cho nên không rành lắm.  
    Tại VN thì chắc khác. Các anh mua nhà trả tiền mặt, đúng
không? Cho nên thị trường bên đó khác với bên này. Hơn nữa,
thị trường nhà tại VN cũng không rẻ gì cho mấy so với stock.
Nhưng vì là một quốc gia đang phát triển về mặt kinh tế cho nên
thị trường nhà được mấy bác đầu cơ nhảy vào đông không kém
bên stocks là bao nhiêu. Tôi chỉ đầu tư vào đất ở bên này thôi,
chứ không có đầu cơ. Mua xong bỏ đó. Vài chục năm sau để lại
cho con. Trong thị trường nhà đất, tôi hiền lắm. Không có bay
nhảy gì cả. Kiếm được miếng nào ngon là ôm luôn không bỏ
ra RSI = Relative Strength Index. Relative = so sánh (tĩnh từ);
Strength = Sức mạnh (danh từ); Index = tạm dịch là chỉ số. Đây
là một chỉ số dùng để đo SỨC MẠNH của giá trong một khoảng
thời gian nào đó. Thí dụ anh muốn đo sức mạnh của giá trong
khoảng thời gian 14 ngày vừa qua thì RSI là chỉ số này. Xin lưu
ý là sức mạnh của giá có nghĩa là trong thời gian 14 ngày đó,
ngày nào là ngày mà giá mạnh nhất, và ngày nào là ngày giá
thấp nhất. Đây là một sự so sánh về sức mạnh của giá trong một
khoảng thời gian nhất định.  
    Học TA không có gì già hết. Nó cũng như các môn học khác
thôi. Tuy nhiên, trading mới làm bạn già nhiều. Già vì suy nghĩ;
già vì lo âu. Trade tiền càng nhiều thì nổi lo càng tăng. Hồi đó ở
forum củ tôi có một lần tâm sự với các bạn là trader Mỹ mà tôi
làm chung lúc trước đó. Họ uống thuốc kinh khủng lắm. Boss
của tôi lúc đó mỗi một ngày uống chừng 10 viên. Nó uống thuốc
như ăn kẹo M&M. Trong hộc tủ của nó lúc nào cũng có thuốc.
Nhức đầu tí xíu là pop một viên Tyleno vào liền. Trading thành
công thường phải trả một giá rất cao cho bản thân. Chỉ có vợ và
con của trader là sướng thôi. Còn bản thân trader thì không
sướng tí nào hết. Bởi vậy cho nên bà xã của tôi không muốn con
trai tôi đi vào đường trading như Cha và Chú nó. Tôi quen bà xã
gần 2 năm mới cưới. Lúc còn là bạn gái, tôi dắt cô ta lên trading
floor một lần. Chỉ lần đó thôi và cô ta không lên nữa. Từ đó về
sau, cô ta không bao giờ hỏi về nghề nghiệp của tôi và cũng
không nói gì về nó. Khi chúng tôi có con trai. Tôi mừng lắm.
Muốn nó thành Head Trader sau này. Thần tượng của tôi là
Robert Rubin (cựu Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ dưới thời
Clinton--Người hùng dẹp loạn thời Asian Cris và cũng là một
ex-head trader của bonds và currency cho Goldman Sachs). Bà
xã tôi thì khác. Cô ta không chịu. Cô ta đã thấy thế giới đó ra
sao rồi nên sợ con trai bị khổ.... Thành danh trong trading không
có mấy người. Nhưng khổ thì nhiều lắm...cô ta thường nói thế.
Cô ta chỉ muốn con trai tôi lớn lên làm một giáo sư đại học,
sống an nhàn trong 4 bước tường của khuôn viên đại học, thay
vì chọn nghiệp chinh chiến như Cha nó. Mẹ nào cũng thương
con hơn cha mà.  
     Bây giờ tôi rời thế giới big $ đó, về trade riêng cho mình, và
xây dựng một cơ sở thương mại cho tương lai. Nhiều đêm khi
vợ và con ngủ tôi vẫn chong mắt nhìn vào cái mấy cái screen
trước mặt. 4, 5 tiếng đồng hồ trong đêm trôi qua nhanh như nữa
tiếng. Đến khi hé màng nhìn ra ngoài mới thấy ánh sáng ban mai
lấp lé lên. Và cũng không có buồn ngủ nữa. Người tỉnh như sáo,
nhưng thần kinh căng thẳng như một sợi dây cung. Cho đến khi
close position rồi thì chừng nữa tiếng sau cảm thấy mệt và buồn
ngủ. Xong rồi lăn ra ngũ như chết. Bà xã tôi đã nhiều lần hỏi:
Nếu còn trẻ lại anh chọn nghề này nữa không? Thật tình tôi
không biết trả lời như thế nào. Tôi chỉ biết có nghề này. Bỏ nó
ra, tôi như con cá ra khỏi nước. Thậm chí, ngồi chung nói
chuyện với người quen. Nếu không nói về financial markets tôi
cũng không biết nói cái gì? Nhưng nhiều khi tôi cũng tự hỏi.
Nếu ngày xưa tôi học giỏi hơn tí, bây giờ tôi thành một bác sĩ
như một vài thành bạn thân hiện giờ đang có phòng mạch tại
Nam Cali thì tôi có thích không? Nói chuyện với tụi nó không
nghe thằng nào nó yêu nghề hết. Có thằng lại muốn làm nghề
của tôi. Ước gì tôi với nó đổi nghề trong một tháng để xem nghề
thằng nào khá hơn. 

    Chart 4/2007 VNI nói chung đang CHẬM LẠI tốc độ rớt của
nó. Người ta gọi đó là một consolidation period. Nhìn trong
hình, anh sẽ thấy chỉ số RSI đang đi lên. Đó là một positive
divergence giữa nó và giá. MACD ở trên cũng đang thu hẹp
khoảng cách của nó và lằn signal line. Khi hai lằn này đan vào
nhau gần điểm zero line thì anh nên coi chừng. Market sẽ xoay
chiều. Nói chung thì bức tranh của VNI trong những ngày qua
có một vài điều đáng khích lệ. Nhưng nó vẫn chưa đủ để anh
nhảy vào ngay bây giờ. Strong selling/buying trend thường dừng
lại nghĩ mệt sau đợi lên/xuống đầu tiên. Sau đó thì 1) là nó xoay
chiều nếu cái down trend vừa qua chỉ là một correction, hoặc là
2) nó tiếp tục đi xuống với một cường độ mạnh hơn lúc trước.
VNI sẽ ra sao thì khó nói hiện tại. Nhưng có thể nói rằng dựa
vào chart của anh thì cái strong selling momentum của 2 tuần
trước đã đi qua. Như tôi đã nói trước...vùng đất này là điểm
dừng chân của nó in a short- term. Nếu nó sell nữa thì một ngày
nào đó anh sẽ thấy đột nhiên nó break down big time. Đó là dấu
hiệu selling sẽ tiêp tục. Lúc đó thì chạy nữa. 

2. Ở Việt Nam nhiều người có quan niệm RSI < 30 thì từ từ mua
vào, RSI > 70 thì từ từ bán ra.  
     Đừng trade kiểu đó. Trade kiểu đó sẽ không tới phiên anh ăn
đâu. Đó là trade kiểu sách dạy. Mà trade theo sách thì khó sống
lắm. Tại vì 10 thằng đọc sách thì 11 thằng ra trade y như sách
dạy. Mà nếu ai cũng trade như sách dạy thì ai thua? Không ai
thua thì tiền đâu chạy vào túi anh? Cho nên muốn sống còn anh
phải trade TRUỚC nguời khác. Cho nên cách trade RSI là đi
kiếm lúc nó và giá đi nguợc chiều với nhau để dùng nó mà đoán
huớng đi của giá. "

"Phân kỳ" --> Divergence có nghĩa là một situation trong đó giá


và indicator đi theo 2 hướng khác nhau, ví dụ như giá và RSI đi
theo 2 opposite direction chẳng hạn. Có 2 loại là positive và
negative divergence. Positive divergence là khi indicator đi lên
nhưng giá đi xuống, và ngược lại đối với negative
divergence.Trong TA có thể dùng divergence để trade. 
    Wow... You don't make $ trading half way, lady!!!. You make
$ by going for the kill. Anyway, phần còn lại là bạn dùng môn
học candlestick để kiếm formation. TA indicators chỉ ĐO
LƯỜNG sức mạnh phía sau giá, nhưng không cho chúng ta một
thời điểm chính xác để ra vào. Candlestick làm việc đó chính
xác hơn. Đó là tai sao nên xài candlestick. 

Liêu đã đến lúc " move in for the kill " chưa anh, hôm nay tôi
cungx thấy MFI và RSI sắp cham vach 0 nên đã bắt đầu "đi
tiền", liêu có quá sớm không anh. 
    Tôi thì chỉ trade khi có signal hiện rỏ và một confirmation nữa
mới nhảy vào. Nhưng đó là cho currency market và thị trường
Hoa Kỳ. Hai chú này thì cực kỳ liquid cho nên TA khá chính
xác. Riêng về TTVN thì có thể các anh cần phải phiêu lưu hơn
một tí tại vì có lần ở đây có anh nào nói là nếu đợi thị trường
VN move rồi thì nhảy vào không được vì lúc đó ai cũng nhảy
vào rồi. Nếu nói thuần túy trên phương diện TA thì các signals
đã thấy hiện giờ cũng chưa đủ để nhẩy vào nếu đó là tôi. Tôi
muốn thấy thêm một chút nữa, đặc biệt là có một ngày nào đó
đột nhiên nó pop mạnh lên. Quan trọng hơn là volume phải tăng.
Volume tăng nói cho mình biết là investors đã trở lại thị trường.
Mấy hôm nay, nếu tôi đoán không lầm, thì volume khá thấp. Đó
là một dấu hiệu của các chú newbies đang chán. Nó cũng nói
thêm cho các anh biết rằng những người đang đứng phía sau đợt
selling này đang dừng tay. Dừng tay thôi, chứ không hẳn là sẽ
mua vô. Đó là tại sao các anh muốn thấy volume tăng. Tại vì
volume tăng, nói lên sự kiện là họ (các sellers) đang đổi chiều.
Volume tăng, nhưng giá không cần tăng nhiều. Tại vì
professionals mà mua (danh từ nhà nghề gọi là accumulate)
thường rất yên lặng, và giá không thay đổi nhiều. Cho nên điểm
sắp tới là cần một cái pop trong volume. Thiếu volume thì khó
biết họ đang làm gì. Lý do mà tôi nhấn mạnh volume là vì hiện
giờ anh không biết mấy chú Elephant (big boys = elephant) này
đang tính cái gì. Selling thì họ dừng tay rồi, nhưng có thể đó là
họ chỉ nghĩ mệt thôi. Họ nghe ngóng, xem xét coi có gì thay đổi
trong thời gian vừa qua không? Nếu không có gì thay đổi tốt
hơn thì họ sẽ sell tiếp. Cái đó là cái mà tôi nói the second down
leg dựa theo kinh nghiệm cá nhân trong bài viết kỳ trước.  
    Accumulation/Distribution indicator thường chính xác nếu
anh đo nó trong một daily chart với thời gian 6 tháng trở lên. Cái
chỉ số này dùng để đo các mua bán âm thầm của các big boys.
Và một chú big boy có thể bỏ ra gần 3 tháng để mua đủ số lượng
shares mà họ cần ở một giá họ muốn. Cho nên theo thiển ý của
tôi thì nếu dùng nó để đo sự chuyển mình của một oversold
market thì ít chính xác hơn là xài các thứ khác.  
    Bây giờ các anh bôi hết những indicators trên chart mình đi.
Xong rồi vẽ lằn bollinger band xem thử ra sao. Xài hai cái time-
frame khác nhau. Cái thứ nhất là default time frame của
Bollinger. Cái thứ nhì là 7-day time frame để xem sao. Một
trong những tiểu xảo của BB là điểm NỔ của giá. Vì BB là con
số đo VOLATILITY. Mấy hôm nay volatility collapse (rút lại).
Anh muốn coi sát xuất của nó nổ. Với tình trạng hiện tại thì
điểm nổ sẽ không còn xa. Bao lâu thì tôi chưa biết, nhưng biết
rất gần. Investors giờ như cái lò xo đang cuộn mình. Chỉ cần
một chút là bung ra liền. Câu hỏi hiện tại là bung hướng nào.
Bollinger band cho biết cường độ bung của họ, nhưng không trả
lời là khi nào. Thành ra khi thấy nó co lại nhiều quá thì lúc đó
các anh test the water chút xíu. Nghĩa là nhảy vào tí thôi. Nhớ
kiếm thằng nào RỚT ÍT NHẤT trong thời gian qua. Vì đó sẽ là
thằng lên mạnh nhất trong đợt nhảy đầu tiên. Ngồi trong đó một
thời gian ngắn. Xong rồitừ từ move xuống mấy chú chưa kịp
nhẩy. Như thế anh sẽ ăn nguyên con.   
     Thời gian là một điều KHÔNG mô hình nào trả lời được.
Anh có thể nói nó sẽ lên vì những lý do gì đó....Nhưng mà nói
KHI NÀO nó lên là không bao giờ đúng. Nếu có đúng thì đó chỉ
là hên thui. Con người có thể lên cung trăng gần 40 năm về
trước. Nhưng con người vẫn còn chưa trả lời được hai câu hỏi
cho bản thân mình. Đó là giờ sinh và giờ chết. Cá nhân mình mà
kiếm còn chưa ra thì làm sao có thể dám khẳng định được giờ
xoay chiều của thị trường một cách xác thực được? Toán học là
một môn học của sự chính xác. Nhìn về tương lai là việc làm
không chính xác. Làm sao có thể đem một môn học của chính
xác để đo một vật không chính xác được?  

Viet Currency
Những Chia Sẻ Của Bang CHủ phần 08

Như a VC từng nói ADX là chỉ số để đo lực của trend vậy trong
trường hợp thằng BT6 này trend chuyển từ up sang down thì
đáng lẽ ADX phải có một giai đoạn đi xuống rồi đi lên chứ nhỉ?
Sao tôi thấy ADX cứ đi xuống hoài vậy? Nhìn vào cứ tưởng là
up trend vẫn còn nhưng yếu đi. Hay là cách hiểu của tôi sai nhỉ?
       Anh nói đúng là ADX dùng để đo sức mạnh của trend.
Nhưng mà anh quên rằng nó đo sức mạnh của trend khi nào nó
cao hơn 25 thì mới là dùng để đo súc mạnh của TREND trong
hiện tại. Nếu dưới 25 thì có nghĩa là không có trend, và stock
đang trade lòng vòng trong một cái range nào đó. Cho nên khi
thấy BT rớt xuống, anh muốn coi support nó ở giá nào. Xong rồi
coi nó đi đâu không, hay là chỉ trade lên lên xuống xuống trong
một vùng nào đó. Sau đó lấy ADX ra để xem nó ở đâu. Nếu trên
25 thì trend có thể còn tiếp tục. Dưới 25 thì không  
     Day trading là một danh từ nói lên sự kiện anh mua bán
TRONG NGÀY, chứ không phải mua hôm nay, bán ngày mai.
Danh từ này xuất phát từ cái bull market của thị trường Hoa Kỳ
vào cuối thập niên 90's đầu 2000. Ở VN hiện tại tôi không nghĩ
anh có thể mua bán ngay trong ngày được, hay là cho ngay ngày
hôm sau. Theo tôi hiểu thì lý do chính là anh phải có cổ phần
trong tay thì mới bán được, đúng không? Và cổ phần thường
nằm trong account sau 3 ngày mua. Sự kiện này khó làm các anh
mua bán nhanh. Muốn mua bán nhanh theo kiểu Mỹ, cổ phần
của anh phải là được nằm DƯỚI TÊN của công ty brokerage.
Danh từ nhà nghề gọi đó là STREET NAME. Như thế các anh
mới có thể buôn bán nhanh được. Đây là một bộ phận trong
phương cách quản trị thị trường chứng khoán nói chung. VN
chưa đến trình độ này cho nên day trading VN stocks kiểu Mỹ
thì chắc hơi khó trong giai đoạn hiện tại.  
      Tôi thường gọi gap chung là gap thôi. BB của nó là một
good technical set up, nhất là anh xài một longer time frame (20)
day. Nếu đây là một technical set up cho các stocks với volume
lớn như REE, SJS, hay các chú nổi tiếng khác thì tôi nhảy vào
liền. Còn chú này tuy không có rớt, nhưng volume khá thấp.
Anh phải biết trong giai đoạn lộn xộn của thị trường volume rất
quan trọng. Nó nói cho anh biết tâm tình người ta ra sao. Anh
không cần giá lên xuống nhiều, chỉ cần volume thôi. Volume mà
tăng cao; giá lại không lên. Đó là dấu hiệu phân vân trong lòng
người con người yếu nhất là lúc tâm trạng họ hoang mang. Càng
hoang mang nhiều thì càng có nhiều cơ hội trade sai, trade lộn.
Kỷ thuật đi săn của của các loài thú như Sư tử, Cọp, Beo là ngồi
rình con mồi trong một đàn nai. Nó chấm con mồi yếu nhất, nhỏ
nhất, dể săn nhất, xong rồi ngồi rình. Khi chấm xong con mồi là
nó bắt đầu tạo loạn trong bầy thú đó. Khi tất cả đàn thú đều chạy
loạn lên. Mỗi con chạy một phía kêu la um sùm thì đó là lúc nó
châm chú vào một con mồi và ra sức dứt điểm. Nhiều khi trong
lúc rượt đuổi, các con thú khác chạy gần nó, rất dể bắt, nhưng nó
không thèm. Nó chỉ chạy theo cái con mà nó chấm lúc đầu thôi. 
      Tại sao nó làm như thế? Tại vì nó đã nắm được yếu điểm của
con đó rồi. Trong lúc canh hồi nảy, nó đã thấy nhược điểm của
con thú đó, cho nên nó mới chọn con đó làm mồi. Sát xuất săn
con đó được rất cao so với các con khác hiện đang chạy trước
mặt. Chính xác hơn là nó đã hửi được mùi máu của con vật kia,
và nó đang move in for the kill. Traders cũng thế. Đây là giai
đoạn hoang mang của các investors trong thị trường. Anh nên
kiếm con mồi nào dể ăn nhất. Xong rồi bằng những kỹ thuật của
TA, anh dò xét tâm trạng của người ta để tìm điểm ra vô. Khi
anh hửi được mùi máu rùi thì lúc đó tà tà move in for the kill.
Con mồi THD của anh thoáng nhìn qua thì coi cũng khá lắm. Vì
nó không đi xuống mạnh, có thể dể ăn. 
      Nhưng không biết nó thật sự có dể ăn không khi the chase is
on (có nghĩa sau khi mua xong)vì volume thấp. Cái đó nhiều khi
làm mình suy nghĩ xa hơn tí, và cái suy nghĩ đó là: Không biết
thằng em này hên hay giỏi nữa đây? Ngày xưa tôi đi học trade,
người ta thường dạy tôi rằng: Chỉ có hai loại người trên đây, The
Hunter (kẻ đi săn)& the Hunted (kẻ bị săn). Mày muốn làm
người nào? Cho nên từ đó về sau, tôi tập luyện cái nhìn thị
trường qua lăn kính của một người đi săn thuần túy. Robust
(tĩnh từ)= trạng thái giao động,mạnh. Thí dụ: robust system =
một hệ thống mạnh, tốt. Câu nói trên có nghĩa là sự chính xác
của doji formation còn tùy thuộc vào loại gì. Thí dụ như anh
đang trade currency, và anh thấy doji formation khá chính xác
trong việc tiên đoán giá. Khi anh qua bên stock, độ chính xác đó
sẽ CÓ THỂ không còn ROBUST (mạnh) như bên currency. Ý
câu nói này là tùy theo loại đầu tư gì (stocks, bonds, futures) độ
chính xác của doji formation có thể thay đổi.

Nhưng với TT VN em không biết có đúng không. vì TT VN chủ


yếu là theo tâm lý. hiện giờ em biết mọi người đang rất hoang
mang. và VNI down mạnh 1 or 2 phiên nữa thì máu sẻ chảy
thôi. 
     Thị trường nào cũng vậy thôi. Tất cả đều do con người tạo
thành. TTVN tuy có non trẻ, nhưng các người trong đó vẫn mua
bán dựa vào lực cung cầu để tạo giá. Và khi anh xài lực cung
cầu để tạo giá thì anh phải có hai cái lực: FEAR & GREED ở
trong đó. Thí dụ bên trên của tôi là một thí dụ của Fear & Greed
trong lòng người. Cách đây không đầy một tháng, tinh thần của
VN investors ra sao so với bây giờ? Lúc đó ai cũng là người
hùng hết, đúng không? Những tiên đoán về VNI đều nằm đâu
trên Trời. Lúc đó con người chưa biết chữ SỢ. Trong ngôn từ
chứng khoán của họ chỉ vỏn vẹn có một chữ THAM to tướng.
Bây giờ chỉ họ đang khẩn cầu cho giá lên lại để họ đi ra với số
tiền lổ thấp nhất. Bao nhiêu người còn mơ thắng trận nữa so với
số người muốn đi ra mong đủ vốn? Thời gian này kéo dài càng
lâu, hay thị trường bắt đầu xuống thêm tí nữa anh sẽ thấy cảnh
hổn loạn xảy ra. Đó là lúc traders move in for the kill. Tôi cho
các anh con số 900 là target price của VNI. 
      Nhưng tôi nói thiệt và tôi nói TRƯỚC LUÔN hôm nay.
KHÔNG MẤY NGƯỜI TRONG CÁC ANH SẼ DÁM NHẨY
VÀO khi VNI hit 900. Cho dù lúc đó các anh đang đứng ở ngoài
với túi tiền nguyên vẹn. Tại sao? Tại vì lúc đó các anh sẽ trở nên
sợ. Cái sợ này xuất phát từ nhiều nơi. 900 looks pretty good so
với giá hiện thời, nhưng khi VNI hit 900 thì các anh sẽ nghĩ nó
sẽ hit 850, hay 800, hoặc có thể tệ hơn. Báo chỉ sẽ bắt đầu đăng
tin những vụ tự tử v..v.v..Gia đình các anh sẽ khuyên các anh
đừng vào. Nghĩa là nói chung lại, các anh sẽ có vạn lý do để
chần chừ. Không phải các anh dở, nhưng trading nó đòi hỏi một
cá tính rất đặc biệt của con người. Đó là tại sao hàng triệu người
trade mà chỉ có một mình George Soros, hay vài người nổi tiếng
khác. 

Ông Bill Stoops, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường
của Dragon Capital nói ông cho rằng cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam sẽ giảm giá khi số công ty phát hành
chứng khoán tăng trong thời gian tới. 
      Cách đây khoảng một hai tuần về trước có bạn nào trong
đây, có nêu lên câu hỏi về IPO và hiện tượng này sẽ làm cho
tương lai TTCKVN khá hơn. Tôi có nói là không phải. Tại vì cái
đó sẽ làm cho thị trường DILUTE đi. Dilution, hay tạm dịch là
loãng, là hiện tượng cổ phần quá nhiều. Cung > Cầu cho nên nếu
theo lời phân tích của ông này thì big boys nghĩ rằng thị trường
VN trong thời gian ngắn hạn sắp tới đây đang đi vào giai đoạn
correction khá sâu. Tại vì số LƯỢNG cổ phần sẽ tăng. Lượng
mà tăng thì giá sẽ không lên nổi khi Cầu vẫn đứng yên. Như tôi
có nói hôm đó. Các công ty VN đã và đang được các big boys
trên Wall Street làm cố vấn (consultant) cho nên khi thấy thị
trường lên mạnh thì họ đồng loạt GO IPO hết. "Go IPO" có
nghĩa là họ bán cổ phần ra thị trường. Bây giờ không bán thì
chừng nào mới bán? 
      Các công ty VN có thể rành về kỹ nghệ của mình, nhưng
CHẮC CHẮN không có cái STREET SMART của một trader
lão làng thường thấy trên Wall Street. Cho nên tự nhiên mà thấy
bà con rủ nhau go IPO là biết phía sau chắc hẳn có một chú pro
nào đang làm quân sư. Nếu sự kiện này có thật và lời nhận định
của một foreign mutual fund manager hàng đầu của VN là đúng,
VNI vẫn còn nằm dài dài phía dưới. Rất có thể, và đây chỉ là
một tiên đoán thôi, VNI hay TTCKVN đang đi vào giai đoạn mà
TTCKTQ đã đi qua trong đầu thập niên này. Hình như TQ phải
bỏ ra gần 4 năm để tiêu hóa số lượng cổ phần của họ sau một
giai đoạn đầu lên thật cao. 
       Câu hỏi hiện tại cho các anh là VN sẽ bỏ ra bao lâu? Điều
các anh nên nhớ khi suy nghĩ về câu hỏi này là phần lớn mà số
tiền người ta đang có bên ngoài đã được bỏ vào thị trường rồi.
Nếu tôi đoán không lầm thì một số lớn newbies đã cầm nhà, hay
tài sản để bỏ vào "chơi chứng khoán" trong giai đoạn chót của
cái bull market nầy, đúng không? Nếu giả thuyết này đúng thì
FRESH MONEY không còn nữa. Hay chính xác hơn là lực
CẦU cho thị trường gần như đã hết sức trong khi đó lực CUNG
thì đang tăng mạnh; điển hình là số lượng IPO đã và đang được
tung vào thị trường trong hiện tại và trong tương lai.

''Tăng nguồn cung là cách hợp lý để làm nguội thị trường và là


động tác nhất cử lưỡng tiện,'' ông Stoops nói với hãng tin tài
chính Bloomberg. 
     Thế thì con cá mập này chạy mất rùi. Hèn gì nhìn cách VNI
bị sell off trong hai tuần trước rất có nét của một tay nhà nghề
sell. VNI rớt rất có bài bản. Rớt cái kiểu trader được lịnh rút dù
trong trật tự. Có nghĩa là nó sell liên tiếp, không nghĩ tay, cho
đến khi nó đụng một giá nào thật sâu rồi dừng. Nếu chú này mà
bỏ chạy thì rất có thể các con cá khác cũng đang từ từ mà rút dù
theo. Bao nhiêu foreign investors tại VN thì tôi không rỏ, nhưng
phần lớn các tay nhà nghề đều suy nghĩ giống nhau. Cho nên
nếu con cá lớn nhất mà bỏ chạy thì mấy con kia cũng nhát tay
theo. 

Tại một hội nghị về đầu tư trong tháng trước, một số chuyên gia
đã dự đoán thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm giá tới 30
phần trăm trước khi có thể hồi phục. Thậm chí chuyên gia Marc
Faber, người đã dự đoán được sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán thế giới năm 1987 nói rằng chứng khoán Việt Nam thậm
chí có thể giảm một nửa giá trị, hiện nay là 22 tỷ đô la. Một số
quỹ đầu tư khác cũng đã ngưng nhận thêm tiền đầu tư do thời
điểm mua chứng khoán không còn thích hợp. Khoảng 20 công
ty trong số hơn 100 công ty trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có giá cổ phiếu cao gấp 50 lần lợi nhuận kinh doanh.
      Rớt xuống bao nhiêu % thì rất khó nói. Điều mà các anh nên
lưu ý là hiện tượng này sẽ mang một NEGATIVE SENTIMENT
cho TTCKVN. Nói cách khác là nó sẽ là một đám mây đen cho
thị trường. Nhưng mà cũng xin nói thêm. Đầu tư thường đi
chung với thời gian. Nếu các anh có ôm một số stocks rất tốt, và
nếu tiền không phải là một điều cần thiết trong hiện tại thì cứ từ
từ mà ôm stocks đi. Vài năm sau các anh sẽ giầu gấp chục lần
hiện tại. Tuy nhiên, giai đoạn correction sắp tới sẽ làm các anh
khó chịu nhiều. Đó là bề trái của trò chơi đầu tư. Nhưng mà làm
tiền thì đâu lúc nào dể phải không?  
       Tôi thường nói trading là một STORY-TELLING business.
Có nghĩa là các anh trade theo câu chuyện ĂN KHÁCH nhất
hiện thời cho dù the long-term có ra sao đi nữa cũng không quan
trọng. Lý do là các anh chỉ muốn ăn cái volatility trong thị
trường thôi. Vào những lúc quan trọng, chẵn hạn như là Fed
annoucement, G-7 meeting v.v.v.. Trước khi anh có kết quả của
các sự kiện này trong tay, traders có một KHÁI NIỆM về kết
quả đó rồi. Thí dụ như the Fed họp. Trước đó, tụi nó cũng đã có
một khái niệm về hướng đi của phân lời. Thậm chí tụi nó cũng
cắt từng chữ trong lời tuyên bố của the Fed ra để nghiền ngẫm.
Sau khi nghiền ngẫm xong thì thị trường "đồng ý" trên một số
chữ mà họ nghĩ là the Fed luôn xài, và các chữ này tượng trưng
cho chính sách của the Fed. Cả một hệ thống tài chánh thế giới
chỉ trade trên vài chữ này thôi. Trật một trong vài chữ đó anh sẻ
có biến động. Tại vì đó là dấu hiệu the Fed đang từ từ thay đỗi
chính sách, và traders thì chú nào cũng muốn đi đầu để ăn nhiều
nhất. Đó là tại sao anh thấy thị trường giao động thật mạnh khi
the Fed "nói sai" một vài chữ trong lời bình luận của họ.   
       Trở lại câu chuyện G-7 này cũng thế. Vào những ngày như
hôm nay và thứ 5, 6 sắp đến. Anh sẽ thấy tin liên quan của buổi
họp này ra nhiều lắm. Đọc một vài tin xong, anh sẽ có khái niệm
là các big boys đang suy nghĩ cái gì. Anh không cần chính xác
lắm, và chỉ cần lấy ý chính là được. Ý chính đó sẽ là điểm chuẩn
cho phương cách anh trade trong thời gian vài ba ngày trước khi
kết quả được công bố. Thí dụ như hiện tại đi nhé. Đọc tin tức
mấy hôm nay ai cũng biết là buổi họp này sẽ nghiêng nặng về
các đồng tiền liên quan đến khối G-7, và lẫn lộn trong đó là các
nhận định về đồng JPY. Đó là facts trong vài ngày qua. Những
nhận định các đại diện của các quốc gia sẽ hầu hết đúng theo
quan điểm của thị trường đang suy luận. Tuy nhiên, rất thường
anh sẽ thấy một vài nhận đi hơi khác với suy luận của thị trường.
Đó là cơ hội để trade. Anh tìm cái đó mà trade theo. Thông
thường thì cái đó mà xẩy ra thì market rất giao động. Traders sẽ
unwind những positions mà họ có trước khi buổi họp.  
      Bây giờ anh có hai cách trade. Cách thứ nhất là anh đứng
bên ngoài nhìn vào. Anh đợi weekend này để xem bà con tuyên
bố cái gì trong buổi họp. Điểm quan trọng KHÔNG PHẢI là
đúng hay sai so với cái nhìn của market hiện thời. Mà là ĐÚNG
BAO NHIÊU, hay là SAI BAO NHIÊU so với KHÁI NIỆM mà
thị trường đang mong muốn. Thí dụ nhé. Bây giờ thị trường
nghĩ là phân lời của JPY tuy có tăng mạnh, nhưng vẫn không đủ
để cho traders reverse cái carry trade hiện thời. Nhưng nếu trong
buổi họp đó, có chú nào tuyên bố lộn xộn một vài chữ. Nói năng
không chính xác trong một câu thôi. Traders sẽ dựa vào đó mà
unwind carry trades hiện đang trong đồng JPY. Đó là một
selling signal cho các đồng khác. Tại sao? Tại vì mong đợi của
cái bearish view trong đồng JPY không đủ  mạnh để đẩy các
đồng khác lên thêm SO với mức hiện tại. Đó là a loud & clear
signal để cho anh trade on the short side. Lúc đó thì anh tà tà vào
lượm bạc lẽ. Chứ còn bây giờ các anh đọc signal, kiếm
divergence hay TA signal nào khác sẽ không kết quả bằng ngồi
ngoài. 
       TA là một lagging indicators, và luôn đi sau các tin quan
trọng trong currency market. Cho nên dù anh có kiếm được, các
anh sẽ không ăn được bao nhiêu. Tại vì phần lớn các big bank
traders hiện giờ đang ngồi canh tin tức. Technical signal tuy có
đúng, nhưng không đủ lực để đẩy giá đi theo hướng của nó. Vì
nếu có thì chỉ có các chú small fish như tôi và anh nhảy vào múa
lung tung thôi. Nếu có trade trúng, trả tiền spreads cũng thấy
buồn rùi. Hơn nữa, anh đánh đấm kiểu đó trong một môi trường
hiện tại không khác gì trói một tay, bịt một mắt. Cứ đợi signal ra
xong, rồi theo đó mà trade. Với một set up rất cao của đồng Eur
hiện tại, nếu có gì lộn xộn thì ít gì cũng hai trăm pips trở lên.
Nếu anh trade dở như tôi thì trong hai trăm pips move đầu tiên
đó, ăn được 80 pips thôi cũng fe^ lắm rồi, đúng không?   

Không phải có anh nào làm cố vấn. Nếu có thì có anh cáo già
Dominique nói tiếng Việt thạo như tiếng Anh làm cố vấn, vì quỹ
của anh này tham gia HĐQT của một số công ty lớn đã và chưa
NY. Nhưng số này cũng ít thôi 
      Thì ra là thế. Ý của tôi phía trên là phải có một bàn tay ngoại
nhân có nhiều kinh nghiệm thò tay vào chỉ dẫn, chứ các công ty
VN phần lớn chưa hẳn có cái nhìn lão luyện trong một thị
trường chỉ mới có 7 tuổi. Và phần lớn của thời gian này thị
trường thật sự chưa đi đâu. Nó chỉ mới lên thật mạnh trong vòng
thời gian gần một năm thôi. Thời gian ngắn đó chưa đủ để các
ban quản lý công ty có một cái nhìn sâu về cách lợi dụng thị
trường để gây vốn tối đa. Theo như lời anh vừa nói ở trên thì nó
có thể giải thích tại sao con số IPO tăng vọt như thế. 

Mà có thực là DC với ông tây Dominique chạy không? chạy sao


nổi. TT có tính thanh khoản thấp như vậy mà muốn đi hết 2 tỷ
thì chắc phải chạy bộ đến hết năm 2008. (Các anh có thể tham
khảo số liệu mua bán của NN trong từng tháng, chỉ có tháng 3 là
bán nhiều hơn mua, nhưng cũng chưa thấm vào đâu so với
lượng mua tháng 2). Trước đây tui đã nhận xét các quỹ vào VN
chủ yếu là đầu tư lâu dài, tham gia quản trị công ty. Chứ đám cá
mập chuyên đầu cơ chưa xuất hiện vì TT chưa đủ lớn, tính thanh
khoản chưa cao; có lẽ vừa là cái may, vừa là cái rủi.
     Phần lớn các mutual funds không bao giờ bán hết số stocks
trong accounts của họ. Họ chọn lựa rất kỷ trước khi bán. Đó là
tại sao tôi có khuyên anh em ở đây cứ nắm các stocks lớn trong
thời gian sóng gió. Tại vì trong lúc sóng gió, giá của các stocks
này tuy có lên xuống mạnh bạo vì đây là một thị trường mới
phát triển, nhưng trong thời gian dài thì nó sẽ lên lại, và lên cao
hơn hiện tại rất nhiều. Lý do là các institutions vẫn còn support
giá của các stocks lớn cho dù nó có lên xuống nhiều. Mutual
fund thường là giữ khoảng 50% của tống số tiền đầu tư trong
stocks, hay bonds. Điều thứ nhì nữa là hình như các công ty đầu
tư này họ bỏ stocks để chạy qua bonds vì tôi nghe người ta đồn
rằng VN treasury bonds hiện đó có gần 10% yield. Đó là con số
quá lớn so với US bonds. Đồng ý là VN bond không phải là
grade A+, nhưng với cái yield cao như thế và một nền kinh tế
đang phát triển số 1 Á Châu, xấp sĩ với TQ thì đó quả là con số
quá rẻ.

Viet Currency

NHỮNG CHIA SẺ CỦA BANG CHỦ PHẦN 09

Tôi chỉ làm freelance cho ngân hàng đó thôi. Anh đoán đúng,
ngân hàng đang dựng môt trading department, nhưng đặc biệt
thiếu nhân sự có năng lực làm currency trading. Anh làm được
rồi nên thấy đơn giản vậy thôi, chứ đối với nhiều ngân hàng vẫn
đang phải đối mặt với rủi ro kinh doanh. Cách đây vài năm,
trading department của một joint stock bank hàng đầu ở VN để
thua lỗ lớn và nguyên cả team bị cho nghỉ việc đó. Risk
management phải đi cùng với trading. Tôi chỉ tham gia vào RM
chứ không phải là trading.
     Nếu vậy thì ngân hàng của anh cần kiếm một Head trader
trước, rồi giao nhiệm vụ gầy dựng cái department đó lại cho nó.
Đó là nghề của nó mà. Tại vì công việc tuyển chọn trader không
dể đâu, nhất là các nhân viên trong ngân hàng không có kinh
nghiệm trade. Một trader khi đi interview cho một trading job,
và biết trước mặt mình là một cao thủ thì sẽ thành thật mà nói
chuyện. Hơn nữa, trong nghề trade đã lâu, head trader chỉ cần
nghe câu trả lời là biết sức của người mình đang nói chuyện đến
đâu rồi. Thành ra, trước mặt một head trader, mấy chú kia không
dám nói láo. Ngược lại, ngân hàng của anh phải chi một số tiền
khá lớn mới lôi được một head trader về. Công việc này không
dể, vì sự thắng thua của nó sẽ quyết định một phần rất lớn trong
số tiền lời lổ hằng năm của công ty.   
    Một trader xuất thân từ một big firm chưa hẳn sẽ thành công ở
ngân hàng của anh, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng của
anh có chi nhánh tại Mỹ, và đặt một trading floor tại đây thì có
thể sẽ dể kiếm hơn. Ở Nam Cali, có khá nhiều ngân hàng của
các quốc gia Á Châu, như Nhật, Tàu, Đài Loan và Nam Hàn đều
có chi nhánh tại thành phố Los Angeles.  Tùy theo cái budget
của ngân hàng anh, số tiền chi ra để trả. Thông thường thì một
head trader ở một big firm (firm này lớn thứ 7 trên Wall St) là 2
triệu US $ mỗi năm, chưa kể bonus. Bonus được tính khoảng từ
10 cho đến 20% của tổng số tiền thắng. Thí dụ, nó thắng được
100 triệu thì 20% sẽ được tưởng thưởng cho cái trading desk đó.
Head trader thường ăn 50% trên con số 20 triệu đó, và đàn em
chia phần còn lại theo kinh nghiệm và thời gian làm việc ở công
ty. Đó là phần trading. Phần thứ nhì mà anh muốn biết là RISK
MANAGEMETNT. 
     Cái này thì nếu công ty anh ở Mỹ thì có ít nhất là vài công ty
lớn có thể giúp anh. McKenzie (spelling) là công ty hàng đầu
trên thế giới chuyên lo về mấy cái này. Nếu budget của các anh
không đủ để mướn một risk management team thì ngân hàng
anh có thể outsource nó cho một công ty bên ngoài để lo. Hàng
ngày họ sẽ report về cho ngân hàng. Tuy thế, ngân hàng cũng
phải có tối thiểu một người am tường về trading để PHÂN TÍCH
bản tường trình này. Ngoài ra cũng đủ hiểu biết để coi thằng
Head trader, đừng cho nó quậy. Tại vì tiền bonus hàng năm của
nó dính với số tiền nó kiếm được, cho nên nó đánh tối đa để làm
lợi cho bản thân. Nếu lở có thua thì bất quá bị đuổi thôi. Nếu
hên thì được tiền nhiều. Ai dại gì không làm. Thành ra, cái risk
management rất quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận của
một trading desk, nhưng không quá hiểm nguy tiền của công ty.
Còn về mục tiêu thì trading là dò xét tâm tình của người khác để
tìm ra yếu điểm để làm lợi cho mình. Sellers họ cũng thấy vùng
1060-1040 như tôi và anh thôi. Sau một thời gian VNI nằm đó
mà không thấy lên lại thì họ biết VNI đã bị thương rồi. Anh hiểu
không? 
    Mấy chú investors tuy hô hào là support thị trường nhưng chả
chú nào dám nhảy vào. Traders là sư tử. Họ nhìn vào đó là thấy
rỏ tâm trạng của kẻ đang bị kẹt. Nhưng họ vẫn ngồi đợi thêm
một thời gian để coi phản ứng ra sao. Đó là 3 tuần vừa qua đó.
Hôm nay sau khi thấy không có gì đặc biệt thì họ nhảy vào thử
lửa lần nữa. Đó là tại sao hôm nay nó rớt xuống 14 pts. Nếu
không thấy thị trường phản ứng thì đó là có nghĩa mấy chú bulls
đã bị thương nặng rồi. Nếu không là mấy chú bulls mua vào ào
ào rồi, đúng không? Khi người ta đã NGHI anh bị thương, bỏ
thời giờ ra xem xét phản ứng của anh, xong rồi xô anh thêm cái
nữa để xem phản ứng anh ra sao. Nhưng anh không làm gì hết.
Thì kết luận của họ về anh như thế nào? Có phải anh đã hết sức
rồi không? Trong cuộc chơi này khi người ta đã biết anh bị
thương thì đó cũng giống như một con mồi đã lọt bẩy . 

"Chẳng ai hiểu được tâm trạng của tôi những ngày vừa qua: thất
vọng, thất vọng và thất vọng. Tôi mới chơi chứng khoán được 2
tháng nay. Dịp gần Tết vừa rồi, nghe bạn bè kháo nhau, tôi thử
tập chơi chứng khoán. Lúc đầu, tôi chỉ đầu tư một số vốn nho
nhỏ. Không may cho tôi là tôi thắng lớn ngay lúc đầu nên đã say
máu. 
    Đây là một hiện tượng mà người ta gọi là BEGINNER'S
LUCK. Có nghĩa là cái may mắn của kẻ mới bắt đầu, và rất bình
thường của thế giới đỏ đen. VN hiện tại chưa có kỹ nghệ sòng
bài cho nên những người lâm vào trường hợp này ít ai để ý. Tại
Hoa Kỳ, các sòng bài nào cũng muốn tạo ra cái beginner's luck
này để làm thành cơn say cho con bạc. Họ làm như thế bằng
cách cho tiền người ta đánh thử FREE. Hy vọng rằng sau khi
thắng được tí xíu, con bạc CẢM THẤY đánh bài ăn quá dể cho
nên móc tiền túi ra đánh nhiều hơn. Người viết phía trên cũng đã
phạm  cái lỗi này. Vì mới thắng được vài lần nhỏ nhỏ, anh ta trở
nên say máu và nghĩ là TTCK quá là dể kiếm tiền. 
     Hiện tượng này đã có khá nhiều trong cộng đồng VN tại Hoa
Kỳ gần 10 năm về trước khi thị trường chứng khoán lúc đó lên
khoảng 35% một năm. Và trong đó có hàng hà sa số các stocks
lên 10%  một ngày, hay hơn nữa. Lúc đó bạn chỉ cần nhắm mắt
mua là thắng, khỏi cần biết mình mua cái gì, và tại sao. Vấn đề
là thắng ít hay thắng nhiều mà thôi. VN hôm nay cũng thế.
Người ta trở nên tối mắt trước CÁI DỄ làm tiền trong thị trường
chứng khoán. Ra đường vào thời buổi đó, câu chuyện đầu môi là
stocks. "Anh mua thằng nào?"...."Thằng đó không hay đâu.
Thằng kia hôm qua nhẩy gần 50/share đó." Thậm chí có những
stocks nhẩy gần 100% một ngày. Stock này không phải thấp giá
đâu nhé. 100/share đó. Giá stock nhẩy không được đo bằng đơn
vị 1, 2 đồng, mà là được đo bằng chục, bằng 100. Bỏ vào thị
trường 50 ngàn lúc đó. 
     Cuối tháng, nếu hên, sẽ đem về hơn 100. Tiền nhiều như rác.
Lúc đó các chuyên gia phân tích đã nhiều lần cảnh cáo, nhưng
mọi người đều để ngoài tai. Thậm chí còn bị họ chửi cho te tua
luôn. Lập luận của họ lúc đó là đây là một nền kinh tế mới, một
nền kinh tế dựa vào Internet. Chính xác hơn đây là một kinh tế
chưa bao giờ có trong lịch sử cho nên không thể dùng dĩ vãng
mà đoán tương lại. PE ratio? Liệng vào thùng rác. PB ratio cao
quá? Xưa rồi Diễm ui. Stocks lên xuống không phải vì PE mà là
vì biết để thêm cái DOT COM phía sau tên của công ty. Cái đó
thôi, stocks cũng nhẩy 20% vài ngày rồi. Làm tiền quá nhiều quá
dể trong một kinh tế phát triển đến tột cùng. Người dân ai cũng
thích. Thậm chí họ thích đến nổi chính cá nhân Tổng Thống làm
sai cũng ok luôn. TT Clinton tằng tẹo với cô sinh viên Monica
Lewinski cũng được bỏ qua. Bỏ qua vì dưới sự lãnh đạo cũa
Clinton, tiền vào như nước.  
     Hôm nay thì là VN. Lập luận của những người tin vào thị
trường chứng khoán VN là sự phát triển của kinh tế VN, là sự
gia nhập WTO, và mơ hồ hơn nữa là chánh phủ VN sẽ "không
cho thị trường rớt." Phần lớn những người đang có lập luận này
trên các website là 1) đang đánh lừa mình  2) không có kiến thức
căn bản về thị trường tài chánh. Họ tin vào quyền lực của chính
phủ trong việc xoay chuyển hướng đi của thị trường. Họ quên
rằng thị trường là cung với cầu, chứ không phải là quyền lực của
một chính phủ nào hết. Chính phủ có thể có chính sách, nhưng
chính sách cần một thời gian dài để gây ảnh hưởng. Còn việc thị
trường lên xuống từng ngày một thì không ai đủ sức xoay
chuyển nó được, ngoài trừ chính nó mà thôi. Thị trường nào
cũng thế. Khi nó lên và người ta đang cao hứng, kẻ nào nói
ngược tai sẽ bị thiên hạ chê trách. Song song với cái đó là nhiều
lý lẽ được đưa ra để người ta còn dựa vào đó mà nuôi hy vọng. 
     Thị trường chứng khoán VN hôm nay cũng thế. Không có gì
khác lạ. Trước hết, hầu như ai ở VN bây giờ cũng "chơi stocks."
Cơn sốt chứng khoán đã đi sâu vào quần chúng. Và hình như ai
cũng là một stock expert, một tay nhà nghề không ít thì nhiều.
Thêm vào đó, hiện tượng thứ hai nữa là HY VỌNG. Thị trường
hiện đang rớt khoảng 20%. Đó là một cái rớt không lớn lắm nếu
so với thị trường Nasdaq của Mỹ gần 10 năm về trước. Nhưng
đã có người đang thua nặng. Song song với cái thua là niềm hy
vọng của một ngày mai tương sáng hơn. Tôi không phải là thầy
bói, càng không thể tiên đoán tương lai. Nhưng dĩ vãng của 10
năm về trước còn hiển hiện ra đó, những gì đang xảy ra ở VN
hôm nay  không khác ngày xưa bao nhiêu. Có chăng là kỳ này
sẽ không rớt mạnh như ở Mỹ. Nhưng 20% down trong vòng một
tháng nay chưa có nghĩa lý gì đâu. Đây là một SPECULATIVE
BUBBLE của TTCKVN. Nhiều tay nhà nghề đã nói thế, và họ
nói với một tính cách rất vô tư. Nhưng hình như người trong
cuộc không muốn nghe. Ngược lại, họ còn chửi nữa. Họ thích
nghe những lời phân tích là thị trường sẽ lên và sẽ lên hoài
không bao giờ dứt. Có nhiều người trên Internet hiện tại nghĩ
rằng 20-30% return cho mỗi năm là được rồi. 
    Tôi nghĩ họ vẫn còn nằm mơ. Giá chứng khoán lên trung bình
hằng năm là 7-10% thôi. Cao đến 20% là người ta mừng lắm rồi.
George Soros, thần tượng của thế giới hedge fund, thành danh vì
mỗi năm ông ta đem về 30% trong vòng 30 năm qua. Thị trường
VN mà đem về 30% liên tiếp trong 5 năm thôi thì VN sẽ có khối
người trên thế giới nhẩy vào đầu tư. Đó là một con số cực kỳ
khó đạt. Nhưng chỉ số VNI lên hơn 100% trong vòng 6 tháng, kể
từ tháng 9/06 cho đến tháng 3/07. Một kỷ lục. Thế mà còn mấy
chú newbies bên ngoài nghĩ là chưa đủ !!!

Bỏ ngoài tai mọi ý kiến khác, tôi quyết tâm dồn hết gia sản vào
chứng khoán, thậm chí vay mượn cả của họ hàng để lao vào
canh bạc cuộc đời. Bỏ ra rất nhiều công sức tìm tòi thông tin và
tham khảo bạn bè, tôi chọn ra được 3 cổ phiếu mà tôi tin là tốt
nhất trong 3 ngành tốt nhất là AGF, PPC và VIP. Thật đau khổ
là tôi mua vào đúng lúc giá ở đỉnh cao nhất. Từ ấy đến nay chỉ
còn là thất vọng triền miên. Tất cả những gì tôi dành dụm cả đời
sắp sửa tan vào mây khói. Tôi biết ăn nói ra sao với gia đình, với
họ hàng? 
    Thị trường nào cũng phải có những kẻ hy sinh để làm bài học
cho kẻ khác. Đó là định luật của thiên nhiên, và của thị trường.
Nếu tác giả của bài viết trên này là một bài học sống cho những
người khác thì đó cũng là định mệnh vậy. Trò chơi này đâu phải
ai cũng vui hết đâu. Tôi không biết có danh từ nào khác để gọi
kỹ thuật Fibonnacci ngoài EXTENSION ra không. Rất có thể
EXPANSION cũng là nó luôn. Anh Google trên Net thì có sách
về Fibonnacci extension.

1. Stop loss: Có phải đấy là hình thức san sẻ loss cho nhau
không: VD em chấp nhận loss 10% bán đi vì cho rằng tt tiếp tục
desending trend, rồi người mua lại của em cũng gặp tình cảnh
tương tự... xu hướng thì ai cũng biết rồi, vậy tại sao hàng ngày
người ta vẫn bỏ ra khoảng 5tr tỷ để giao dịch? 
     Thị trường là nơi phản ảnh tâm tình của tất cả mọi người
trong cuộc chơi. Bạn nghĩ là nó sẽ xuống 10%, nhưng người
khác không nghĩ thế. Nếu tất cả cùng nghĩ thế thì nó sẽ xuống
10% liền tại chỗ và sẽ không ai bán được. Chúng ta mỗi người
đều có những ý nghĩ riêng về giá cả của một vật nào đó. Căn bản
của trading là thế. PEOPLE'S OPINION. Bạn nghĩ giá là gì? Giá
chỉ là một khái niệm, một perception của người trong cuộc. Khi
bạn có khái niệm về một vật thì bạn tin vào đó. Bạn sẵn sàng bỏ
tiền ra để mua. Người khác cũng vậy thôi. Đó là giữa cá nhân
với nhau. Hướng đi của thị trường là tổng hợp của tất cả khái
niệm của mọi người trong cuộc chơi. Thí dụ thị trường có 1 triệu
người. Bao nhiêu người trong đó nghĩ là nó lên quá đà so với số
người nghĩ là nó vẫn còn đi lên nữa. Phe nào nhiều thì giá sẽ đi
theo hướng đó.  

2. Với VN thì TTCK non trẻ, kiến thức cũng non trẻ, nhưng với
nhà đầu tư nước ngoài thì em nghĩ khác: thị trường như tuần
trước NN vẫn mua vào đều (cp có tiềm năng) vậy có phải họ
đang mua rủi ro hay không? Hay họ đang thử? 
    Tôi không biết cơ cấu thị trường chứng khoán VN ra sao. Và
cũng không hiểu bạn dựa vào dử kiện nào để xác định là người
ta vẫn mua vào khi giá stocks rớt nhiều hơn lên. Theo tôi biết thì
khi các big boys mua không ai biết được đâu. Người khác biết
được thì làm sao họ mua được giá rẻ chứ? Cứ tưởng tượng đi.
Bạn mà một mutual fund manager. Bạn muốn mua REE. Nếu
bạn mua mà để một mutual fund manager khác biết, hay là một
ai đó biết bạn có ý định mua REE thôi, bạn nghĩ giá REE sẽ nằm
yên à? 

Nhiều người đầu tư/cơ chứng khoán theo niềm tin: Tin vào sự
phát triển của đất nước, sự phát triển của TT non trẻ này, tin vào
hệ quả của hội nhập WTO,... chính phủ có thể không thể điều
tiết thị trường trực tiếp nhưng sẽ điều tiết bằng chính sách vĩ mô.
Còn một điều nữa: Hiện tại nhiều doang nghiệp trong nước định
giá để cổ phần hóa chưa tính đến thương hiệu & đất đai, đây là
một trong những lý đo để cp trên thì trường tăng mạnh. Có thể
cách nghĩ của em non quá, mong mọi người đừng cười!
      Một trong những điều tối quan trọng khi đầu tư là bạn nên
LOẠI BỎ cái lối suy luận bình thường được thâu nhập qua cuộc
sống hàng ngày. Giá cả là tất cả. Nếu nói như bạn thì tại sao bây
giờ người ta bán? Những điều bạn nói, có lẽ ai cũng thấy cả. Mà
nếu ai cũng thấy cả mà họ vẫn bán thì đấy có nghĩa là giá hôm
nay ĐÃ & ĐANG factor in những GOOD NEWS về công ty rồi.
Và sau khi nó đã được factor in the price, mà giá vẫn rớt thì đó
có nghĩa là giá đã đi quá xa. Hơn nữa, bài học vở lòng của thế
giới đầu tư là lý thuyết EFFICIENT MARKET HYPOTHESIS.
Có nghĩa là định luật này nói rằng giá là một phản ảnh trung
thực, chính xác, và cập nhật nhất về hiện trạnh của công ty.
Thành ra nhìn vào giá REE hôm nay, người ta đã tính giá nhà,
giá đất, giá sản phẩm mà nó chế tạo ra rồi hết. Và nếu nó vẫn
rớt, hay vẫn lên thì đó co nghĩa là thị trường đang xác định giá
của nó từng giờ qua, từng ngày hết. Và sự xác định này dựa vào
hiện tình của kinh tế. Cho nên dù tương lai kinh tế rất khá thì
viễn ảnh đẹp đó chưa hẳn là chính xác nếu dùng giá cổ phần
hôm nay mà tiên đoán. Cũng xin nói thêm là TTCK là một chỉ
số tiên đoán kinh tế chính xác nhất. Khi nó đi xuống thì nó
thường báo hiệu một suy thoái của kinh tế trong tương lai rất
gần, từ 3 đến 6 tháng ( ở Mỹ. VN có thể khác đôi chút) 

RSI chỉ cho mình warning khi nào thì stock đang overbought,
khi nào đang oversold thôi, chứ không hẳn cho thấy dấu hiệu đổi
chiều của giá. Trước tiên mình vẫn phải xem trend của nó là như
thế nào đã. Ví dụ như nếu đang trong uptrend thì có thể
overbought dài dài, còn đang downtrend như hiện tại thì
oversold lâu lâu nữa, vì mọi người vẫn đang tiếp tục bán.   
    Anh biết như thế là quá đủ và quá đúng. Anh nói đúng là cần
phải nhìn trend trước rồi mới xài RSI, vì RSI là momentum của
trend chứ không phải là DIRECTION của trend.
Overbought/Oversold của RSI theo kiểu textbook dạy thì cũng
đúng, NHƯNG chỉ đúng khi trend không có mạnh, hay chỉ đúng
khi stock đang trade trong một khoảng (range) nào đó thôi. Còn
khi nó chịu chạy rồi thì nếu nó nằm trên mức 70-80%
overbought cũng đừng nên bán. On the down side cũng thế.
Dưới 30% không phải là mức tốt để mua liền. Nếu down trend
vẫn còn thì nó sẽ tiếp tục đi thôi. 

BTW, em cũng đang ngắm chú FPT này, như anh nói là đợi nó
retest thì mới mua? Nhưng retest là như thế nào a? Mong anh
chỉ bảo.  
     Trong một down trend, stock thường đi vào tình trạng
oversold chút xíu. Sau đó nó nhảy lên lại. Cái nhảy này thường
là vì người ta nghĩ là nó quá rẻ nên mới nhảy vào, chứ không
phải là vì người ta nghĩ rằng nó sẽ đi lên lại trong tương lai.
Thành ra, cái loại người nhảy vào mua ở giá này (trong tiếng
Anh danh từ nhà nghề gọi là BOTTOM FISHING) chỉ mong nó
lên chút xíu rồi là chạy. Khi họ chạy thì giá sẽ về lại điểm thấp
lúc trước một lần nữa. Đó gọi là RETESTING OF THE LOW.
Re = làm lại; Test = thử, thi. Retesting = thử lại một lần nữa.
Trong kỳ thử lần thứ hai này, nếu stock quả thật là đang trên
đường đi lên lại thì nó sẽ retesting rất nhanh và volume của
retesting sẽ rất thấp. Nhiều khi nó không đụng giá thấp, mà chỉ
nằm gần gần đó thôi. Xong rồi nó bung mạnh đi lên luôn. Kỳ đi
lên này, giá sẽ đi cao hơn điểm cao của cái bottom fishing lúc
đầu.

Ở đây nói về xu thế suy thoái cấp 1 trong lý thuyết Dow? Nếu
TTCK chỉ điều chỉnh bình thường (xu thế cấp 2) thì nền kinh tế
vẫn bình thường? 
     Cái khó khi áp dụng lý thuyết Dow trong giai đoạn hiện tại
của VNI hiện giờ là sự kiện thị trường xuống còn quá sớm để có
thể nói lên điều gì chính xác về sự phát triển của kinh tế. Ý của
tôi phía trên là trong các lần TTCK đi xuống mạnh thì vài tháng
sau (3 đến 6 tháng theo thị trường Mỹ của năm 2000) thì kinh tế
đi theo luôn. 

Theo như tôi hiểu câu chọn chú nào xuống ít nhất khi TT up nó
sẽ nhẩy mạnh nhất có nghĩa là nó sẽ trở về giá trước đợt suy
giảm là nhanh nhất, còn để vượt qua mức giá đó thì lại là chuyện
khác.      
    Thường thường khi nó về giá cũ; sau đó thì nếu thị trường vẫn
tiếp tục lên thì nó sẽ đi lên luôn. Bởi vậy các loại stocks này là
loại ăn dể nhất khi market xoay chiều Tôi thì nghĩ khi PHẦN
LỚN người ta cùng nghiêng về một phía, trong trường hợp này
là carry trades, thì mình đừng bắt chưóc mà nghiêng theo. Trên
tàu đi biển cũng thế. Nếu mọi người ai cũng nghiêng về một
phía thì tàu sẽ chìm. Carry trades bây giờ là một vogue. Traders
được bật đèn xanh sau vụ G7, nên họ tấp vào hết ga. Bây giờ có
hai cách trade. Một là chạy theo họ để lượm bạc lẽ bằng cách
"buy on dip." Hai là ngồi ngoài canh me. Market kiểu này
thường rất dể xoay chiều. Nhảy kiểu này thêm vài ngày nữa là sẽ
có tin "ba trợn" ra. Traders sẽ mượn cơ hội đó mà cash out. Lúc
đó thì mình nhẩy vô.  
Anh VC ơi, tình hình VNI thế nay anh bảo xem đã nên mua dần
vào chưa. Cám ơn anh nhiều! 
     Nếu là tôi thì tôi chưa nhảy vào. Đợi thêm tí nữa đi. Actually,
nếu thị trường VN cho phép short sale thì đây là lúc tôi canh me
short đó. Tại sao? Trong đây bao nhiêu các anh đang bị kẹt?
Không ít thì nhiều, đúng không? Khi các anh bị kẹt, điều gì các
mong muốn nhất? Các anh mong thị trường lên lại để các anh
chạy, phải không? Số người bị như thế hiện giờ rất nhiều người.
Đó là cái lực CUNG đang đè trên thị trường hiện tại. Lực đó sẽ
giết chết các loại OVERSOLD BOUNCE sẽ xẩy ra vào những
ngày sắp tới đây. Bao nhiêu người bên ngoài bây giờ sợ thị
trường chứng khoán rồi? Bao nhiêu người bình thường sẽ "vở
mộng làm giàu" qua đường kinh doanh chứng khoán? Bao nhiêu
người sẽ bỏ đi luôn không trở lại sau vụ này? Số người này sẽ là
cái giảm của lực CẦU trong tương lai. Đây là loại người mới
chơi. Loại "bà bán hàng rong ngoài đường", loại "chú đạp xích
lô". Loại người này vốn thì ít, chỉ mua theo thời thui. Và chỉ
mua khi market lên, chứ không mua và không đủ sức chịu đựng
khi nó xuống. Họ chỉ mong thị trường lên lại chút để họ còn
mạng sống mà về. Cho nên khi market mà bounce lên một chút
thì họ sẽ là người bỏ chạy đầu tiên, nếu họ khôn. 
    Traders sẽ lợi dụng cái bounce này để  nhử các chú nào đang
muốn chơi trò catching a falling knife nhảy vô để họ bán ra. Tôi
đã nói với mấy anh hôm thứ 6 tuần trước cũng tại cái thread này
rồi. Khi người ta xô anh một cái sau một thời gian xem xét, mà
không thấy anh động đậy gì cả. Thì họ sẽ nghĩ gì? Khi người ta
biết anh không còn sức chống cự thì họ sẽ an tâm mà xuống tay
mạnh hơn. Thì đó là cái mà các anh thấy hôm nay đó. Đó là
đồng MARK của Đức được trade trước khi có đồng Euro. Euro
hiện giờ là đồng mạnh nhất trong các cặp major. Nó mạnh vì
kinh tế của Đức đang lên. Thành ra, traders lấy giá đồng Mark
của gần 10 năm về trước để tiên đoán mức lên của Euro trong
mấy ngày qua. Nếu bỏ đồng Mark ra khỏi Euro thì nó không lên
mạnh như vậy đâu.  
     Tôi là trader, chứ không phải là phân tích gia. Tôi trade tùy
theo signal của market đưa. Trading là REACTIONARY (phản
ứng), chứ không phải là PREDICTIVE (tiên đoán). Thành ra,
khi nào market có signal thì tôi mới trade được, và tôi trade theo
signal.  Không phải VN có nhiều IPO thì tự nhiên người ta tới.
Người ta tới vì VALUE, vì tiềm năng của VN sau này. Tiềm
năng thì chắc chắn có trong tương lai. Còn value thì không. Hiện
tại trị giá cổ phần stocks của VN không còn là value nữa. Các
công ty VN có đầy tiềm năng để cạnh tranh với các quốc gia
khác trong vùng, nhưng trong thời gian quá ngắn kể từ tháng
8/06 cho đến nay, các công ty hàng đầu của VN đều khá cao. Ở
giá hiện tại, tôi không nghĩ người ta cho là rẻ. Và ở đây tôi
không định nghĩa giá rẽ quá cái giá đơn thuần của cổ phần, mà
tôi nói đến các cách thức phân tích khác mà các mutual fund
managers thường xài. 
      Như tôi đã nhấn mạnh tại đây nhiều lần. VN có rất nhiều
tiềm năng trong tương lai. Các anh thay vì đem tiền bỏ vào nhà
bank thì kiếm chú nào lớn, mạnh, và vững chắc mà bỏ vô đi. Rồi
tạm quên nó trong vài năm thôi. Sau này các anh sẽ thấy mình
giàu hơn rất nhiều. Đầu tư nó đi chung với thời gian. Bài học vỡ
lòng của một người đầu tư là gì? Có phải thời gian là tiền bạc
không? Có phải là phân lời không? Các anh mới vào thì ham
"lướt sóng" lấy le với thiên hạ. Nếu có anh nào khoái lướt
Currency market-the king of trading. Nơi mà không thấy máu là
không ăn tiền. 
Vài tuần trước đây anh VC có đề cập đến việc big boy selling
đối với một số cổ phiếu trên VNIndex và gần đây có hiện tượng
big boy buying. Về vấn đề Accummulation/Distribution này
mong anh VC có thể chỉ cho biết các chỉ số nào và cách thức
nào để dò tìm và phát hiện được hay không. Các cách thông
thường để dò theo vết chân của các tổ chức là gì hả anh. Theo
tôi được biết là một chỉ số thường được dùng trong TA để kiểm
chứng việc này là OBV nhưng cũng chưa hiểu sâu sắc lắm.  
     Tôi dựa vào phương cách cấu trúc chỉ số VNI và chart
formation để đưa ra kết luận thôi anh ui. Tại vì VN chưa có data
dùng để phân tích các dấu vết mua bán cho nên khó biết ai làm
gì. Còn các chỉ số dùng để dò là sức mạnh thị trường nói chung
là một môn học khác gồm các indicators đặc biệt khác nữa. Tôi
hiện đang viết về phần đó. Sau này thì anh sẽ đọc được thôi. Tuy
nhiên, tôi nói trước là phần lớn các chỉ số này không thể áp dụng
tại VN được. Chẳng hạn như các chỉ số dùng lấy data từ thị
trường futures và options để dùng nó mà tiên đoán equity
market. Mấy cái đó VN chưa có cho nên hầu như không thể xài
được. Cá nhân tôi chỉ lấy phương cách cấu trúc VNI và kết hợp
nó lại để tiên đoán ra hướng đi của VNI. 

Hôm nay các cảm tử quân vừa xông lên vừa hát bài Live and let
die. Ngày mai chắc sẽ hát tiếp bài Don't cry.  
     Dead-cat bounce thường kéo dài vài ngày. Ngày đầu tiên cá
chưa cắn câu nhiều cho nên volume ít. Sau vài ngày thấy thị
trường không rớt lại thì người ta càng tin hơn. Lúc đó anh mới
bán nhiều và bán cao được. Hôm nay nếu thị trường lên w/ low
volume. Đó có nghĩa là không người bán; ít người mua. Khi
không có người bán và có ít người mua thì market lên với low
volume. Hơn nữa, sell off cũng khá nhiều rồi. Thêm tí nữa cũng
không làm giá xuống thấp nữa. Người ta đang dừng lại nghe
ngóng coi có gì lạ không. Nếu không có gì phấn khởi và tương
lai thị trường cũng không có gì đặc biệt thì sell tiếp. Tôi thì chỉ
thích Gun & Roses, Metallica, và Bonjovi thôi. Còn phần lớn là
nghe nhạc VN. Thích nghe TCS lắm. Nghe nhạc Việt mới giữ
được tiếng Việt anh ui, nhất là nhạc họ Trịnh nữa. Lúc nào thất
tình nghe nó càng hay.

Em có 1 câu hỏi, liệu những tin tức của pt cơ bản như tin trên có
ảnh hưởng nhiều đến sự chính xác của ptkt ko? vì theo em nghĩ,
TTCKVN là 1 thị trường ko hoàn hảo, giá cổ phiếu có thể bị
thao túng hoặc ảnh hưởng bởi các tin tức từ chính cty đó 
     Tin tức cơ bản luôn luôn đi đầu so với tin tức kỹ thuật. Lý do
là TA chỉ là một phản ảnh của những tin CƠ BẢN của công ty
nhất thời. Nó không có phản ảnh những cái tin chưa ra. Thành ra
khi anh có một tin mới vừa ra thì TA mới phản ảnh được. Vì thế
nó luôn đi sau Cơ Bản. Và vì có người đọc tin sớm, có người
đọc trễ. Hơn nữa, tuy có đọc được tin cùng một lúc hay đọc
trước đọc sau, có người hiểu ít, có người hiểu nhiều. Thành ra,
TA TỪ TỪ phản ứng cái tin cơ bản vào giá, chứ không phản
ảnh ngay tức thời. Đây là một trong những lập luận đả phá chủ
thuyết Efficient Market Hypothesis. 

Theo tôi, hiện tại đã xuất hiện một cái divergence giữa chaikin
Money Flow & Price chart. VnIndex liên tục make new lower
highs & lower lows trong khi CMF lại make new higher highs &
higher lows. Cái điều này chứng tỏ rằng cái downtrend của
VnIndex đã weak.Đồng thời cũng chứng tỏ một điều người ta đã
và đang rót tiền trở lại vào chứng khoán. Có lẽ việc Index quay
đầu trở lại sẽ một sớm một chiều. Tuy nhiên, khi nào thì tôi chưa
biết rõ. 
    Tôi đồng ý với nhận định này của anh. Cũng xin nói thêm là
SENTIMENT INDICATOR như Money Flow giống như là luồn
nuớc ngầm chảy phía duới. Nó xoay chiều, nhưng trên mặt vẫn
chưa thay đổi. VNI lúc truớc cũng thế. Money Flow chảy ra cả
tháng trời sau nó mới đi theo. Thành ra, khi thấy cái này rồi thì
để trong tâm, nhưng vẫn trade theo huớng đi hiện tại, vì GIÁ LÀ
TẤT CẢ. Sau đó nếu thấy vài chỉ số momentum indicators khác
đổi chiều thì hãy sửa sọan nhảy vào. Trading không khó; Timing
mới thật sự là khó hơn nhiều.  
     Tôi thuờng nói trading là một story-telling business. Đọc
news và hiểu để làm tiền từ nó là một nghệ thuật mà muốn làm
trader phải có. Giá cả của currency, stocks, bonds thay đổi từng
giờ, từng phút, nhưng business của công ty thì không. Như thế
có nghĩa là một động lực bên ngoài tác động vào giá, chứ không
phải là vì cái Fundamentals của công ty, của currency thay đổi.
Đúng không? Nếu fundamentals không thay đổi mà giá thay đổi
thì như thế có nghĩa là TÂM TƯ của nguời trong cuộc thay đổi
thôi. Tâm tư thay đổi vì hai lực FEAR & GREED. Trading chỉ
bao nhiêu đó thôi. Tự mình kiềm chế hai lực đó, và để thị truờng
tự động set up một cái thế mà mình cảm thấy lợi nhất cho mình.
Lúc đó nhìn truớc sau hai chiều rồi nhắm mắt nhảy vào, chơi trò
đánh đu với thị truờng thui...

-hai chỉ số RSI và Stoch RSI khác nhau căn bản ở chỗ nào, có
thể dùng cái này thay cho cái kia? 
- khi VNI lên nhưng volume nhỏ và VNI xuống lai có Volume
lớn, điều đó nói lên cái gì hả anh? 
     Đây là một câu hỏi gồm có hai phần. Thứ nhất là về
Stochastics, và thứ hai là về RSI nhập với Stochastics. Anh biết
định nghĩa của stochastics là gì chưa? Nếu anh biết rồi thì
Stochastics RSI là dùng RSI thay đổi giá trong Stochastics.
Có nghĩa là trong Stochastics thuờng, nguời ta lấy giá ra để đo.
Trong Stochastics RSI nguời ta xài RSI thế giá (price), và bỏ
thêm cái Stochastics vào. 

Theo em được biết thì hầu như quốc gia nào cũng có vài sàn
stock, vậy sự lên xuống ở các sàn trong một quốc gia có ảnh
hưởng tới nhau nhiều? (thuỷ triều có lên xuống cùng đợt
không)? 
     Có chứ. Nói chung thì tất cả đều bị ảnh huởng của kinh tế
cho nên khi chu kỳ kinh tế mà đi xuống thì exchange nào cũng
giống nhau ít nhiều, tùy theo những stocks và kỹ nghệ mà thôi.
Nói cách khác là sự kiện anh nằm ở sàn này hay sàn kia không
quan trọng lắm. Tại vì nguời ta sell anh không phải vì anh nằm ở
NYSE hay ở Nasdaq, mà là vì cái kỹ nghệ của công ty anh
không hợp thời với hiện tình kinh tế. 

Dead-cat bounce thường kéo dài vài ngày. Ngày đầu tiên cá
chưa cắn câu nhiều cho nên volume ít. Sau vài ngày thấy thị
trường không rớt lại thì người ta càng tin hơn. Lúc đó anh mới
bán nhiều và bán cao được. Hôm nay nếu thị trường lên w/ low
volume. Đó có nghĩa là không người bán; ít người mua. Khi
không có người bán và có ít người mua thì market lên với low
volume. Hơn nữa, sell off cũng khá nhiều rồi. Thêm tí nữa cũng
không làm giá xuống thấp nữa. Người ta đang dừng lại nghe
ngóng coi có gì lạ không. Nếu không có gì phấn khởi và tương
lai thị trường cũng không có gì đặc biệt thì sell tiếp.  
     Hôm nay VNI xuống thêm 29.21 pts nữa. Như đã nói hôm
truớc khi nó rebound lên khoảng 34 pts, cao hơn 1000 điểm là
nguời ta sẽ dừng lại xem xét thế nào. Nếu không có follow
through cho những ngày kế tiếp thì họ sẽ sell tiếp. Hôm nay là
thí dụ của cái suy luận này. Hôm đó trong đây có nhiều chú háo
hức muốn nhảy vào lắm phải không?. Nếu hôm đó mà nhảy vào
thì hôm nay chắc là theo Gun'N Roses ca bài: Don't Cry....rùi. 

xin anh VC cho ý kiến về  chart mới nhất của KDC, theo em
mức giá 180 của KDC khá vững, liệu có thể mua ở giá này? 
     Riêng về câu hỏi của anh thì trước hết anh cần phải thấy giá
đi lên khỏi lằn moving average (25 day). Qua được lằn đó, sau
nữa là break out khỏi cái vùng consolidation hiện tại thì anh mới
nên nhảy vô, nếu anh có ý định go long stock này. MFI tuy có
tốt, nhưng đó là một sentimental index, nó không trả lời cho anh
biết price action trong hiện tại. Rất có thể bây giờ người bán ít
hơn người mua cho nên nó có dấu hiệu accumulation, giống như
VNI, nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ đi lên liền. Muốn đi
lên/xuống thì giá phải break out (lên) hoặc break down (xuống)
khỏi vùng consolidation. Đó sẽ là signal cho anh go long/short
của stock này. ADX=12 tại vì giá đang consolidate. Khi nó
break out/down thì ADX sẽ tăng tùy theo cường độ của trend lúc
bấy giờ. Nếu tôi là anh thì tôi ngồi ngoài canh tiếp, chứ chưa
trade liền mới một formation như thế này.  
    Cả hai cặp Eur/Usd và GBP/Usd đều ở tình trạng cực kỳ
overbought. Đó là một điều tốt cho thời gian sắp tới, đặc biệt là
sau cái pullback này. Lý do là nếu anh em nhìn qua equity
markets (aka stock market) hiện tại thì sẽ thấy rất rỏ. Traders on
the Street đang mong đợi một signal từ the Fed là họ sẽ cut rate
trong thời gian sắp tới. The Street hiện giờ chưa có một target %
cho rate cut, họ chỉ mong một signal thôi. Rate cut thường đi
theo cycle. Có nghĩa là nếu họ cut thì họ không chỉ cut một cái
rồi thôi. Họ cut thường là cut trong một khoảng thời gian dài.
Bao lâu thì chưa ai biết, nhưng sẽ ít gì cũng vài cái. US Fed
Fund bây giờ là khoảng 5.25%. Một số traders đang tính cái
target fund là khoảng 4.75 hay 4.50%. Hiện tại ai cũng đang chờ
cái signal đầu tiên này. Thành ra trong thời gian sắp tới hai đồng
tiền này (Euro và GBP) sẽ tăng khá cao. Tuy nhiên, trên mặt
khác của vấn đề nếu Iran vẫn ngoan cố biến chế nguyên tử thì
Dầu có thể lên cao trở lại. Nếu dầu lên thì sát xuất của một Fed
lowering rate sẽ giảm nhiều. 

Viet Currency

Những Chia Sẻ Của Bang Chủ Phần 10


Và cũng từ đây tới cuối năm sẽ IPO rất nhiều doanh nghiệp lớn
của nhà nước với vốn điều lệ tòan ngàn tỉ trở lên, dự kiến sẽ hút
đi  1 lượng tiền lớn khỏang vài chục ngàn tỉ, tương đương với
giá trị giao dịch của cả tháng, vậy những điều này có ảnh hưởng
tới thị trường như thế nào cũng như ảnh hưởng tới giá của các
CP hiện tại như thế nào? 
     Chắc chắn là có ảnh hưởng rồi. Anh nghĩ đi nhé. Tổng số
lượng tiền trong thị trường thường thường rất ít thay đổi nhiều
trong một thời gian ngắn. Bao nhiêu tiền trong thị trường hiện
tại đang nằm trong một số stocks. Bây giờ với số lượng IPO
đang sắp được tung vào thì nó sẽ hút đi một số tiền khá lớn hiện
đang nằm trong các stocks ngoài thị trường. Đó là một
downward pressure cho thị trường nói chung. Và với một
correction đang diễn ra, số người newbies đã nhát tay nhiều.
Thành ra, nếu mà thị trường có lên lại thì họ sẽ rất dè dặt. Lượng
tiền mới được tung vào thị trường để mua các new IPO sẽ không
nhiều như trước. Thành ra, sự kiện này là một cái đà cản mức
tăng giá của thị trường trong thời gian ngắn hạn. Ngược lại,
trong tương lai thì nó sẽ làm cho TTCKVN trở nên liquid hơn.
Institutional investors có nhiều lựa chọn hơn, và kinh tế VN sẽ
phát triển mạnh và lớn hơn trước nhiều. 

Nếu họ đầu tư dài hạn thường là 6 năm, khi thị trường giảm họ
tái cơ cấu nghĩa là như thế nào? tái cơ cấu ngay chính cổ phiếu
họ xác định đầu tư dài hạn à? vẫn kiếm lợi nhuận ở những xu
hướng cấp 2 của thị trường hay đầu tư dài hạn của họ có nghĩa là
trở thành cổ đông chiến lược?
   Định nghĩa của dài hạn tùy thuộc vào cái chính xác đầu tư của
từng công ty riêng. Thường thì họ đầu tư theo chu kỳ của kinh
tế, và cái nhìn (outlook) của họ về kỹ nghệ nào trong kinh tế mà
họ nghĩ là đang trên đà phát triển. Thành ra, nhiều khi họ nằm
trong một stock nào đó thật lâu (5 đến 10 năm). Tuy nhiên, vấn
đề đầu tư tại Hoa Kỳ còn có chuyện thuế má nữa cho nên phần
lớn các chiến thuật đầu tư tại đây phải tính luôn sự ảnh hưởng
của thuế vào trong việc chọn lựa thời gian và kỹ nghệ.

Cho hỏi với, mọi người toàn TA, the FA có tính kèm thêm vào
không??
    Có chứ. TA chỉ dùng để ăn thua ngay lúc nào đó. Nhưng mà
muốn ăn thua thì phải hiểu tại sao sự việc nó diễn ra như thế
(lên/xuống). Muốn trả lời câu hỏi TẠI SAO thì phải dùng FA để
phân tích. FA không hẳn phải là các bản phân tích tài chánh như
người ta thường hiểu. FA có thể là các tin tức liên quan đến thị
trường nói chung. Thị trường tài chánh (financial markets) là
một bức tranh lớn rộng. Trong bức tranh đó, có những cấu trúc
khác nhau. Traders là người biết thưởng thức bức tranh, và họ
nhìn vào bức tranh để thấy cái gì nổi bật lên. "Cái gì nổi bận
lên" là hình ảnh một thị trường đang sôi động. Thị trường đó có
thể là currency, có thể là stocks. Và sự kiện nó đang sôi động đó
phải có nguyên nhân. Traders là người tìm hiểu nguyên nhân đó
để suy luận ra ảnh hưởng của nó vào thị trường mình. Đó là cách
xài FA, chứ không phải là ngồi đọc một đống bài nghiên cứu về
một cái stock nào đó mới thật sự là xài FA. Actually, xài FA
kiểu đó thì thua nhiều hơn thắng. Chung qui lại điểm chính yếu
của FA và TA là tìm hiểu một câu chuyện, một vấn đề nhạy cảm
nhất mà thị trường đang đeo đuổi vì trading thật ra chỉ là một trò
chơi tâm lý. 
    Và trò chơi này được dựa vào những đề tài nóng hổi nhất của
ngày. Bắt được điểm đó làm kim chỉ nam cho hướng trade
(directional bet) thì sát xuất thắng trong trò chơi này sẽ tăng rất
cao. Và khi nắm được nguyên lý của câu chuyện rồi thì "buy on
dip" hay là "sell in rally" sẽ không run tay khi market đi chệt ra
khỏi hướng tính của mình chút ít.  Thí dụ của lập luận này là hai
đồng GBP & EUR hiện tại. Cả hai chú này đều đã và đang
heading for multi year high. Câu chuyện phía sau nó ai cung biết
rồi. Bây giờ chỉ đợi nó pullback là nhẩy vào trade theo hướng đi
của câu chuyện thui. Theo tôi đó là cách kết hợp TA và FA lại
với nhau.  
    Hôm nay VNI rớt thêm 37.7 điểm nữa. Thêm một ngày rớt
kiểu này thì sẽ đụng vùng support khá cứng 900. Tuy nhiên, vì
đây là một illiquid market cho nên các bác có thể châm chước
nếu nó rớt xuống dưới 900. (= vì người ta cố chạy vì bị cái limit
nên có thể bị chạy lố 1 chút khỏi cái par number @900) Điểm
rebound có thể là 870-900. Nhưng mà điều các bạn nên nhớ là
market này bị rớt quá sâu, quá nhanh cho nên khi nó rebound lại
nó sẽ không pop lên mạnh lắm đâu. Không mạnh là vì mấy chú
newbiees chết gần hết rồi. Hết còn sức là hét cổ vỏ thị trường
như xưa. Ngược lại, họ sẽ dè dặt hơn trước cho đến khi VNI qua
lại 1000. Cái leg up sắp tới sẽ về lại cao hơn 1000, để rồi xuống
tiếp. Cái last down leg này hiện giờ chưa tính ra cho nên không
thể cho anh em target price được. Nhưng với hiện tình của thị
trường bây giờ, có thể là tuần sau hay cuối tuần này thì sẽ có
rebound. 

Tái cơ cấu [danh mục đầu tư ]: portfolio restructuring


 Xu hướng cấp 2: medium term trend (not a secular trend) 
Đầu tư dài hạn .. . cổ đông chiến lược: long term investment [to
become] strategic investors (không make sense lắm. ở VN, các
tổ chức muốn trở thành cổ đông chiến lược để được mua cp thỏa
thuân giá rẻ hơn giá thị trường; cá nhân thì không. Khác bên đó
- là cổ dông chiến lược giúp thay đóng góp giá trị thông qua
value-added, 1+1 = 3 or 4) 
     Anyway, mấy cái đó không có gì đặc biệt, chỉ có cái xu
hướng 2 (mid-term trend) thôi. Tại sao phải có mid-term trend
trong này? Trend là một trading technique, và là đồ nghề của
traders. Fund managers ít khi đem nó vào trong việc phân tích
của họ. Các câu hỏi phía trên dựa vào nguyên lý đầu tư và môn
học gọi là PORTFOLIO MANAGEMENT. Cá nhân tôi không
học về cái này. Tôi chỉ đơn thuần về trade. Nghề của tôi giống
như là thiên lôi. Chỉ đâu đánh đó. Một loại dân đánh trận thuần
túy. Tôi không học về cách quản lý tiền bạc cho người khác, mà
là TRADE tiền của người khác thôi. Để tôi nói rỏ một chút. Trên
Wall Street có hai loại professional investors: Buy Side & Sell
Side. Buy-side investors là các mutual fund managers. Loại
người được người khác ủy thác tiền để đi đầu tư dùm. Họ là
những người chỉ đầu tư thôi. Họ không trade. Họ chỉ mua rồi bỏ
đó. Lấy thời gian làm tiền. Họ mua stocks dựa vào fundamentals
của công ty, của kinh tế, hay đi xa hơn tí nữa, là của một quốc
gia. Sự giao động của giá stocks không làm cho họ nao núng
nhiều vì họ có tiền nhiều, và tiền đó của bá gia bá tánh. Nên có
thua tí chắc cũng không sao. Họ làm tiền KHÔNG PHẢI vì tiền
lời trong portfolio của họ, mà là từ TIỀN ASSET FEE. Thông
thường là 1-2%, chưa kể các khoảng linh tinh khác. Thí dụ một
mutual fund có 10 tỷ US$ trong đó. 1-2% fee là 10-20 triệu
NGỒI CHƠI mỗi năm. Thắng hay thua họ cũng được bảo đảm
số tiền này. Nhiệm vụ của họ là đừng thua tiền của người ta
nhiều hơn là make $ cho người ta. Đó là tại sao 80% các mutual
fund ở Mỹ return thấp hơn chỉ số S&P 500, một chỉ số đo nhịp
tim thị trường. 
     Ngược lại, bên Sell-side thì khác. Bên này là dân trade thuần
túy. Họ chỉ làm tiền khi nào họ làm được tiền cho hãng. Tiền họ
trade không phải là của bá gia bá tánh, mà là của hãng. Muốn
trade được tiền của hãng thì các tay này phải là tay tổ. Bạn thử
nghĩ đi. Wall St. đâu phải là dân "ăn chay niệm Phật" cho nên
muốn trade tiền của họ không phải dể. Cho nên các trading desk
ở đây rất là aggressive. Ngoài số tiền lương căn bản, người
traders thật sự sống bằng nghề trade 100%. Tiền lương thật sự
của họ là bonus hàng năm. Ngoài cái đó ra họ không cần phải
biết gì hết. Họ chỉ có nhiệm vụ trade. Khác với một mutual fund
managers, người kiếm tiền bằng thời gian, bằng cách nuôi
stocks, traders thì ngược lại. Họ sống bằng VOLATILITY, bằng
sự giao động của giá. Market mà giao động, bạn muốn bán 1
triệu shares của IBM @ 130/share. Bạn khó mà kiếm được một
chú mutual fund nào dám ló đầu ra khỏi ổ. Nhưng bạn có thể gọi
một trading desk kiếm chú Head Trader. Nó có thể lấy 300 ngàn
shares tại chỗ, và "work the order" với 700 ngàn shares còn lại.
Đại khái là vậy đó. Sell-side khó hơn nhiều. Họ là BROKER-
DEALR (B/D) cho nên họ có mặt trong các market, đủ mọi nơi
mọi lúc. Lên cũng như xuống. Chỉ có một điều là họ sống và
chết vì Volatility, chứ không phải chỉ làm babysit một portfolio
để kiếm  
     Đây là một loại mutual fund xuất phát khoảng đầu năm 2000.
Nó giống mutual fund là anh bỏ tiền vào một cái fund để mua
stocks. Nhưng nó khác mutual fund ở chỗ là cái ETF (Exchange
Traded Fund) bao gồm một số stocks nhất định nào đó thôi, rất ít
thay đổi. Và với tư cách là một người đầu tư trong đó, anh được
một tờ giấy chứng minh anh có cổ phần trong cái fund đó. Thí
dụ cái fund khởi đầu là 100 stocks trong đó. Giá trị của 100
stocks này là 1 tỷ US $. Họ đem số tiền đó chia cho 100 triệu, và
giá thành của mỗi share là 10. Nếu 100 stocks này lên hay xuống
trong thời gian nào đó thì giá trị của tờ giấy chứng minh của anh
sẽ tăng giảm tùy theo. Cái này nó khác với mutual fund bình
thường là khi anh mua rồi thì số share trong fund không thay
đổi. Trong khi đó một open-end mutual fund thì thay đổi luôn,
tùy theo cái mục tiêu đầu tư của ông fund manager. Nói cách
khác rằng khi anh mua EFT, anh chỉ mua 100 công ty thôi, và
100 công ty này không thay đổi trong suốt thời gian cái fund tồn
tại. Trong khi đó, một mutual fund bình thường có thể thay đổi
con số (100) và thay đổi các công ty trong fund. 

Em thấy anh VC có dự đoán: VN-Index bật lại mức 1000 rồi lại
đi xuống tiếp. Dấu hiệu gì khiến anh có dự đoán như vâỵ. 
     Cái này người ta gọi là oversold bounce. Và tại sao là 1000,
mà không phải là các con số khác? Lý do là các con số round
number (số nguyên) thường có một điểm tâm lý khá mạnh vào
đầu các người investors. Họ thích các con số round number lắm.
Bởi vậy các traders thường canh me để đặt stops tại đây. Riêng
về VNI, nếu nó xuống như dự đoán (870-900) thì việc đầu tiên
là người ta thất vọng não nề, mọi hy vọng đều tan vở. Lúc đó
anh kêu họ mua thì họ sẽ nói anh khùng. Lúc trước khi market
mới rớt, anh thấy mấy chú newbies bên TTVNOL sung lắm, rủ
nhau xung phong với đủ lý do. Nào là kinh tế VN đang lên,
chính phủ sẽ không cho thị trường sập. Chán rồi họ quay ra chửi
ông lão nào đó vì ông ta tuyên bố "bậy bạ" v..vv...Sau vài đợt
xung phong và bị đại liên của market quét rạp xuống. Bây giờ
thì chỉ còn vài chú yếu ớt lên tiếng xung phong thôi. Khi nó
xuống thêm chút nữa, mấy chú này sẽ im luôn. Im không phải vì
hết tiền, mà là vì hết GAN. Lúc đó thì thay vì mua vô thì họ nghĩ
đến bán. Bán là vì họ nghĩ VNI sẽ xuống đến 500, hay một con
số nào khinh khiếp lắm.
     Đó là hiện tượng mà traders gọi là BLOOD'S RUNNING ON
THE STREET (Street = Wall Street hay là VNI Street). Lúc đó
anh rủ mua thì anh cũng sẽ bị họ chửi. Nhưng đó là lúc anh tà tà
vào lượm xác. Sau đó market sẽ lên lại. Ngay lúc nó lên, các chú
newbies vẫn chưa chịu vô liền đâu. Họ sẽ thò đầu ra nhìn, tiếc
rẻ, và chửi nữa. Lần này chửi không phải vì nó lên, mà là vì tiếc
là tại sao không mua lúc nó rớt. Đợi thêm chút nữa chịu không
nổi thì họ sẽ nhẩy vào. Đó là lúc market lên trên 1000. Và đó là
lúc anh nên cash out. Cash out là vì đây chỉ là một cái
OVERSOLD BOUNCE. Đợt sell cuối cùng sẽ wash out hết các
WEAK HANDS trong thị trường ra. Và các chú này sẽ một đi
không trở lại. Đó là một bài học về trading của financial markets
mà người mới nào cũng vấp phải. Traders make $ từ những tâm
lý như thế. Bởi vậy tôi có nói. Trading không có khó, đọc charts
không có khó. Cái khó là tự kềm chế cái tham và cái sợ của mỗi
người trong chúng ta.
Thú thật là trước nay tụi em nhìn nhận về khái niệm FA theo
nghĩa khá hẹp, mặc dầu cũng mang máng là còn nhiều thứ nữa.
Tuy nhiên nếu theo những gì bác diễn giải thì FA quả lại quá
rộng, và do vậy, khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân có lẽ thiên
về năng khiếu cảm thụ hơn là do được đào tạo bài bản hoặc tự
nghiên cứu. 
    Muốn làm traders để kiếm ăn qua ngày thì cố gắng lắm anh sẽ
làm được. Muốn thành một Soros của thị trường, anh phải là
một thiên tài. Anh phải có năng kiếu nhìn xuyên qua những bức
mành của thị trường để kiếm rỏ lý do và nguyên nhân, và quan
trọng hơn nữa là phải có gan để đặt tiền xuống. Đặt xong rồi
phải có kiên nhẫn mà chờ. Khả năng nhìn xuyên qua các bức
màng của thị trường thì chắc có nhiều người, nhưng khả năng tự
tin để có thể để một số tiền lớn xuống mà không run tay là một
việc chỉ có các tay tổ mới có thể làm thành công. 

Sao 2 ngày giảm sàn mà mấy chú Tây bán ra khiếp thế ? đúng
sách dạy nó phải dừng tay chứ.  
    Chưa tới 900 mà dừng tay gì bác? Hơn nữa, các professional
investors đều có một cái RISK PROFILE riêng. Họ ra vô thị
trường vì cái POTENTIAL & RISK của nó, chứ không như
chúng ta. Đối với họ giá không phải là một điều quan trọng hàng
đầu, mà là risk. VNI đang trong giai đoạn sell off mạnh. Sát xuất
của một correction này biến thành một bear market ngày càng
cao. Cho nên có thể (và tôi nhấn mạnh hai chữ này) một số nhà
nghề cut loss và raise cash, bằng cách ra ngoài ngồi chơi. Những
gì chúng ta bàn luận tại đây đều là trading technique với một
short-term time fram. Có thể họ khác chúng ta. Họ nhìn VN qua
một lăng kính với thời gian dài hơn một năm. 
Thị trường chuyển biến nhanh quá, thoắt cái đã xuống mức
support cực mạnh ~900, và tiếp theo sẽ có khả năng tăng lên
1000 như anh nói. Anh có thấy tt chuyển biến nhanh quá không,
giả sử 1 người mua ở mức ~ 950, họ thấy rớt xuống 900 nhưng
vẫn ko bán, rồi tt lên lại 1000 và họ có lời, như thế mọi phân
tích chả cần thiết nữa, vì giá sẽ trở lại trong ngắn hạn, giá có
hình sin, cứ từ từ mà đợi trước sau gì cũng lên lại. Tại họ đầu tư
bằng vốn nhàn rỗi, ko bị trói buộc tâm lý hay khoản lãi. Như thế
trước sau gì họ cũng lời. Vậy thì make $ đâu có khó. 
    Hồi đó tôi có nói với mấy anh rằng khi nó break down khỏi
1000 thì selling sẽ tăng rất mạnh, đúng không? Loại nguời mà
sell hồi đó sẽ là loại nguời mua sau này thôi. TTVN phần lớn là
đầu cơ nhiều hơn đầu tư. Và 10-15% correction trong VNI cũng
đủ cho phép họ kiếm cơm qua ngày rùi. Anh không nhớ hồi
truớc khi thị truờng lên vèo vèo, mấy chú newbies luớt sóng với
một số điểm lên xuống khá thấp so với hiện tại sao? 

Tuy nhiên biến động ít nhất khi so sánh hiện tại với thời điểm
nào? Tháng1/2007 hay với thời điểm VNI đạt đỉnh >1100?
     Ý anh nói là trong lúc market rớt từ đầu tháng 3 đến giờ đó,
em kiếm chú nào rớt ít nhất và volume trade mỗi ngày  nhiều
nhất thì canh me mà nhảy vào. Tại vì mấy thằng đó không có
người ta bán nhiều. Mà nếu người ta không bán nhiều trong giai
đoạn này thì có nghĩa là nó chỉ có lực CẦU trong đó thôi. Em
nhảy vào mà market nhảy lên thì em có nguyên cả một lực CẦU
đi phía sau lưng em. Volume nhiều mà stocks không rớt nhiều
trong một down market như hiện tại là dấu hiệu
ACCUMULATION (thu vô) của các big boys. Anh phải biết
rằng khi big boys mua họ không bao giờ muốn cho ai biết là họ
mua. Thành ra, một trong những dấu hiệu mà stock tăng volume
trong một down market mà không rớt nhiều có nghĩa là stocks
đó được STRONG SUPPORT từ các tay tổ của thị trường, và đó
cũng có nghĩa là stocks đó người ta chấp nhận ôm nó for the
long run. Hig volume có nghĩa là có NHIỀU NGƯỜI BÁN &
NHIỀU NGƯỜI MUA. Không rớt mạnh = support của đại bàng.
Trong một down market, mấy chú newbies đều mua bán lộn
xộn. Họ liệng ra ngoài vàng thau lẫn lộn. Pha lẫn trong đó là các
good stocks mà người ta muốn mua vô. Cho nên giá của các
stocks này không lên xuống mạnh, nhưng volume thì tăng cao,
hay ít gì cũng trên trung bình. Thành ra, khi anh nhảy vào các
stocks như thế, đó có nghĩa là anh có một đại bàng đứng phía
sau.
    Tuy nhiên, tôi cũng xin nhấn mạnh một điều. Đại bàng thì
cánh rộng, tiền nhiều, và có rất nhiều kiên nhẫn cho nên nhiều
khi ANH mua xong, giá vẫn tiếp tục rớt đôi chút. Đó không có
nghĩa là đại bàng bỏ stocks đó, nhưng nó có thể làm cho anh khó
chịu. Cái mánh này không phải là 100% chắc ăn. Nhưng sát xuất
thắng in the short-term rất cao. Trading là trò chơi của sát xuất.
Cho nên mình vào cuộc chơi khi sát xuất thắng nghiên về phía
mình nhiều. Còn chuyện 100% thì chắc không có rồi. Hôm nay
VNI lên vì sau khi có formation (3-crow) này thì market gần
như lúc nào cũng lên một chút xíu. Traders gọi đó là DEAD-
CAT bounce. Muốn chắc ăn, các bác nên canh cái VOLUME
cho kỹ . Đừng ham nhìn số điểm lên rồi hò reo.
     Volume rất quan trọng trong các đợt rebound. Nó tuợng
trưng cho CONVICTION (lòng tin của nguời ta trong khi mua).
Thiếu nó kể như là bỏ. Số điểm lên trong giai đọan hiện tại
không quan trọng lắm đâu . Điều mà các bác muốn thấy trong
hiện tại là một ý nghĩ của nguời ta về GIÁ TRỊ của CP nói
chung trong giai đọan này . Nếu nguời ta cùng nghĩ là rẻ và ùn
ùn vô mua thì đó là dấu hiệu tốt. Nguợc lại, nếu volume của
những ngày sắp tới đây mà thấp, không cao cho lắm thì nếu ăn
đuợc một chút nên bỏ chạy là vừa. Điểm low 900 hôm qua sẽ
đuợc RETEST trong nay mai. Sát xuất retesting rất cao, và các
bác cần nó retest để cement a bottom in the market. Lần retest
này có thể sẽ break below 900. và đụng 870. Tuy nhiên, đó
không phải là một điều đáng sợ . Hiện tuợng này traders gọi là
SHAKE OUT. Nếu các bác yếu tay, market sẽ run cho các bác
rớt. Điểm nên lưu ý là khi nó retest là volume rất thấp . Đó là
dấu hiệu bullish cho chỉ số VNI. Nguợc lại, nếu volume mà cao
thì nên coi chừng . Đó là một NEW SELLING LEG của chỉ số
VNI. Hy vọng điều này không xãy ra. 

Trong Bear market nhiều lúc bạn muốn bán cũng không có
người mua chứ không hẳn là không có gì để mất nữa. Cũng như
trong Bull market thì người mua nhiều mà bán ít nên ngày hôm
sau giá sẽ lại tăng thêm. 
     Cái gọi là ILLIQUID MARKET, và đó là problem của thị
truờng VN nói chung. Ngoài cái đó ra nó còn cái luật 5%
up/down. Nhưng đó cũng không có nghĩa là không phân tích
supply & demand đuợc. Supply là supply và demand là demand
cho dù nó đuợc phân tích duới một hình thức nào đi chăng nữa
thì nó vẫn không thay đổi. Sự phân tích về nó có thể không
chính xác hoàn toàn so với một thị truờng rộng rải và tiêu chuẩn
hơn. Nhưng không vì thế mà không thể phân tích đuợc. Work
with what you have at hand. 

Theo như anh vậy làm sao phân biệt Falling Wedge với Flag
formation.
   Truớc hết các anh phải phân biệt đuợc hình Wegde & Flag.
Wedge = hình tam giác; Flag = hình chữ nhật dài. Trong một
bullish market, giá đi lên thành một đuờng thẳng xéo xéo . Sau
đó thì nó rớt lại chút ít; giai đoạn mà nguời ta gọi là
CORRECTION . Những ngày đầu của correction này, giá rớt
nhiều. Daily range (range = high - low) khá lớn . Tuy nhiên, dần
dần thì khoảng cách này thu hẹp lại . Khi đuợc vẽ trên chart thì
những ngày đầu của correction vì có một wide daily range cho
nên nó sẽ là bề ngang của hình tam giác . Các ngày sau đó vì
daily range hẹp lại cho nên nó thành mũi nhọn của hình tam giác
(wedge). Và vì nó là một correction cho nên huớng đi của nó là
đi xuống . Từ đó mới nảy sinh ra danh từ FALLING. Và cũng vì
formation này tuợng trưng cho một continuation (tiếp tục) của
một up trend (bullish) cho nên nguyên danh của nó là:
BULLISH FALLING WEDGE. Flag = rectangle = hình chử
nhật Khác với falling wedge, trong một correction daily range
của giá không thu hẹp lại vào những ngày sau cho nên trong thời
gian correction. Giá vẫn có một daily range gần gần giống nhau,
tạo thành một hình chữ nhật trên chart. 

Với uptren thì nối các đáy, với downtrend nối đỉnh cái này tôi
biết và ý nghĩa của nó cũng được các bác giải thích rồi nhưng
trong trường hợp nào thì ta cần nối đỉnh với đáy hoặc ngược lại,
công dụng và ý nghĩa của nó ra sao mong bác Rick from stock
giải thích giúp, xin cảm ơn trước. 
P/s tôi sẽ tìm đọc The Best Trendline Methods of Alan Andrews
    Phần đầu định nghĩa của trend anh đã nắm vững. Phần thứ nhì
thường làm người mới dể confuse đó là vì định nghĩa thứ nhì
của trend line là khi trend line gãy, và trend line có thể là
resistance hay support, thì lúc đó support sẽ trở thành resistance
và ngược lại. Để tôi nói rỏ hơn tí xíu. Thí dụ, anh đang có một
up trend đi nhé. Và uptrend đó được định nghĩa qua một lằn nối
các đáy lại với nhau. Đó là support, đúng không? Xong rồi, giá
rớt. Và rớt DƯỚI lằn support này luôn. Có thể nó lọt xuống một
vùng đất khác trên chart và kiếm được support tại đó. Tuy nhiên,
cái support cũ mà nó vừa gãy đó, hiện giờ đang thành resistance
của nó on the upside. Có nghĩa khi nó cố gắng leo lên lại thì cái
support ngày xưa bây giờ là cái đà cản mủi. Cho nên khi vẽ trên
chart từ một lằn connect các đáy lại với nhau trở nên một lằn
connect các đỉnh lại với nhau luôn. Đây là phần thứ nhì của định
nghĩa trend line và support/resistance. Trong quyển sách của
John Murphy và Edward Magee có nói về hiện tượng này.  
     Anh hiểu PIVOT POINT? Median line chỉ là một con đường
nối các điểm Pivot này lại với nhau. Pivot dựa vào lý thuyết
average, và Median là giá chính giữa của ngày. Đại ý là người ta
xài nó như một đường tượng trưng cho lực cung cầu. Nếu giá rớt
xuống dưới nó thì theo nó sẽ có thể đi xuống vì đó là bearish.
Giá trên là bullish. Ý của tôi phía trên là của REGRESSIONAL
ANALYSIS khi tôi so sánh Median với Regressional analysis và
BB, chứ không phải tôi có ý nói là Median line như thế. Trong
TA anh có 3 cách phân tích giá, dựa và môn học statistics. Đó là
Bollinger Band, Regressional Analysis, và Median Line của anh.
Cả ba chỉ số này dựa vào nguyên lý RANDOMNESS của giá để
tiên đoán giá tương lai, đặc biệt là hai chỉ sổ BB và RA. 80% là
sát xuất quay về đường Regressional Analysis một khi giá đã đi
quá xa.
    Median lines là một đường thẳng được vẽ từ các điểm gọi là
PIVOT POINTS, tạm dịch là điểm xoay chiều của trend. Gọi là
xoay chiều vì tại các điểm này, trend xoay chiều. Pivot points
còn được gọi là reactionary points, hay swing points nếu anh
muốn xài danh từ mới. Nhưng nói chung thì đây là một điểm mà
trend xoay chiều. Trong môn học Pitchfork của ông Allan
Andrew thì median line là một con đường dài được cấu tạo bởi 3
điểm, gọi là A- B-C. A là điểm xoay chiều đầu tiên; B là điểm
xoay chiều thứ nhì—ngược với hướng của điểm A. Thí dụ, điểm
A là một Reactionary High ở trên thì điểm B là một Reactionary
Low phía dưới. Điểm chót sẽ là C. Nối kết ba điểm này lại thì
anh sẽ có ba lằn. Lằn chính giữa gọi là lằn Median Line, và là
lằn chính. Nó cũng là lằn của trend line nói chung. Đó gọi là
định nghĩa cũa Median line. Hai lằn còn lại được gọi là Median
Parallel Lines. Parallel = song song. Hai đường này chạy chạy
song song với lằn Median line chính; một trên và một dưới. 
    Khoảng cách của hai lằn này so với cái median line chính
được gọi là SỨC MẠNH của giá. Tại vì trong khoảng cách đó,
giá rất dể lên xuống. Ngược lại, khi giá lên gần hay xuống đụng
một trong hai lằn này thì nó sẽ nhồi lại rất nhanh. Nhưng vì lý
do nào đó mà nó gãy luôn thì giá sẽ tăng cường độ (accelerate)
rất nhanh sau khi break out or break down khỏi các lằn median
lines này. Một trong những đặc điểm của lằn median line chính
giữa (lằn chính) là khi giá đi xuống từ phía trên thì nó 1) dừng
lại khi chạm lằn này và nhồi lên lại. Tuy nhiên, có trường hợp
thứ 2) đó là nó bức luôn lằn này qua một formation gọi là gap.
Nó đi qua lằn này rất nhanh. Độ nghiêng (slope) của lằn median
line cũng là cường độ của trend. Slope càng cao thì trend càng
mạnh. Trend mà mạnh thì khoảng cách giữa lằn này và hai lằn
trên dưới nó càng dể đụng, hay nói cách khác rằng khi giá đang
trend mạnh thì nó rất dể đụng hai lằn trên dưới. 
    Một điều bạn nên biết về equity market là sau một đợt
correction mạnh như VNI đã có hiện tại thì các stocks mạnh lúc
xưa rất ít hồi phục lại, TRỪ KHI nó thật sự là good stocks. Ngày
xưa, khi chưa có correction thì vàng thau lẫn lộn. Bạn khó phân
biệt được ai là giả ai là thiệt. Nhưng sau vụ shake out này thì
vàng ra vàng và thau ra thau. Đó là nói chung về các former
highflying stocks. Bây giờ thì rất khó nói là stocks nào sẽ lên lại,
và đại bàng nào sẽ thật sự gãy cánh luôn. Nhưng điều mà bạn
nên lưu ý từ đây về sau khi market lên lại, hay nếu nó có hên và
lên luôn cao hơn nữa, MỘT PHẦN LỚN các stocks hot ngày
xưa sẽ không đi theo. Ngược lại sẽ có những stocks khác vào
thay chỗ nó. Người ta gọi đó là SECTOR ROTATION. Mỗi một
giai đoạn của thị trường thường có một sector dẫn đầu. Kỳ này
chắc cũng thế. Điểm hy vọng là các stocks highflying nào lúc
trước mạnh và bây giờ lại không rớt thì có cơ may retest điểm
cao lúc xưa hay có thể đi thêm lên nữa.
    Đó là nói chung, và bạn nên để ý điểm này. Equity market nó
khác với currency hay bonds. Nó là một thị trường thật sự cho
đầu tư, chứ không phải cho trade. Và đầu tư có nghĩa là kiếm giá
trị, chứ không phải chơi theo volatility của giá. Cho nên khi
market đi sang một giai đoạn khác thì nó thường phản ảnh hiện
tình kinh tế vài tháng trước đó. Và kinh tế có co có tăng, các kỷ
nghệ trong kinh tế cũng thế. Thành ra, smart money họ rotate
(chuyển) tiền họ đi theo dòng sông kinh tế. Đó chưa kể các
stocks nào ngày xưa cũng lên theo vì investors nghĩ là nó rất hot
trong giai đoạn đó. Nó có thể hot trong lúc đó, nhưng bây giờ thì
không. Thành ra, tới một điểm nào đó bạn nên chấp nhận sự thật
và đi ra để bảo tồn vốn của mình. Đừng ôm nó mãi. 

Bạn có thể giải thích  thêm về " NEW SELLING LEG của chỉ
số VNI " khi volume giao  dịch tăng ? 
    Volume có nghĩa là ý nghĩ của người ta trong thị trường. Khi
một thị trường đi xuống mà volume tăng thì đó có nghĩa là
NHIỀU người cùng bán so với người mua. Ngược lại, nếu VNI
xuống mà volume ít thì có thể là người ta không mua, và chỉ có
ít người bán thôi. Volume là con dao hai lưỡi. Khi thị trường lên
mà volume lên = giá sẽ lên tiếp; Khi thị trường xuống mà
volume tăng = giá sẽ xuống tiếp.  
    Bước cơ bản nhất của TA. Đó là trendline. Khi nó đi xuống
thì giá stock bạn còn đi xuống. Song song với giá là volume.
Nếu giá đi xuống và volume tăng thì đó có nghĩa là người ta bán
khá mạnh tay. Ngược lại, nếu giá xuống mà volume ít thì chỉ có
một số người bỏ chạy thôi. Người còn lại trong đó vẫn tin vào
stock này cho tương lai. Buying signal có khi giá breaks out
khỏi cái trendline đó, và volume tăng mạnh.  Volume là tất cả.
Nó không có phân biệt selling volume hay buying đâu. Sự phân
biệt của nó chỉ là giá. Nếu anh có một big up day, và volume
tăng thì anh kết luận là ngày đó có nhiều người mua hơn bán.
Hơn bao nhiêu thì không bao giờ biết được. Tại vì không ai có
thể theo dõi từng số lượng mua và bán của stock được cho dù đó
là thị trường tinh vi nhất thế giới là TTCKHK. 

Vậy có trường hợp ngược lại không : "Nếu giá xuống mà


volume ít thì chứng tỏ người ngoài còn chưa tin tưởng vào nó,
người ta mua ít, khối lượng mua ít nên khối lượng giao dịch
ít" ? 
    Có chứ. Nói chung phương pháp diễn dịch volume mà tôi nói
phía trên là một phương pháp rất thông dụng và cổ điển, và cũng
không có gì chứng minh nó là tuyệt đối đúng. Nhiều khi volume
thấp cũng có nghĩa như anh nói. Nhưng nếu sự kiện này đi
chung với một volume thấp cho market nói chung thì nó có vẻ
dể tin hơn. Tại vì lúc đó anh có thể kết luận là toàn thị trường
đang phân vân, và vì đó stock của anh cũng thế. Ngược lại, nếu
thị trường bình thường hay vui vẻ mà volume của anh không
phản ảnh cái nhìn giống như thị trường thì trên phương diện
FUNDAMENTALS của công ty có thể có một vài điều đáng
ngại. Nói chung rằng phương pháp xài volume để phân tích giá
stock thường đi chung với volume của thị trường. Nếu nó và thị
trường đi ngược chiều thì đó là một dấu hiệu không tốt trên
phương diện cơ bản của công ty.  
    Cái này không phải là kinh doanh đâu bạn, mà là đầu cơ.
Chúng tôi chỉ cần biết hai thứ khi bước vào thị trường: FEAR &
GREED. Của mình và của người. Thích nhất là thị trường hiển
hiện hai cái này ở mức cực độ, và giao động thật nhiều. Đồ chơi
của traders chỉ có 3 món: FEAR, GREED, và PRICE
VOLATILITY. Còn các thứ khác không quan trọng lắm. 

Chỉ số Breadth thrust ít khi cho signal mua bán, nhưng khi có thì
nó là môt trong những dấu hiêu đáng tin cây nhât trong các chỉ
số của môn hoc Technical Analysis. Và chỉ số nào đáng tin cậy?
   Tôi tin vào candlestick nhất. Có lẽ vì tôi là một active trader
cho nên candlestick giúp tôi rất nhiều trong currency market.
Còn về market breadth mà tôi nói phía trên, nó giúp anh tìm hiểu
ĐIỂM xoay chiều của thị trường. Nhưng nó không trả lời được
câu hỏi KHI NÀO. Tuy nhiên, khi nó chịu đi theo hướng của
market breadth đã đi thì nó đi mạnh lắm (drastic moves).  

Câu hỏi đặt ra là có nên cộng 1.600.000 này vào khối lượng giao
dịch của ngày 24/04/07 không vì khả năng nó sẽ ảnh hưởng tới
nhận định của nhà đầu tư nếu chỉ nhìn vào tổng khối lượng giao
dịch. Vì đây là thời điểm nhạy cảm, liệu mấy đại gia này có cố
tình làm nhiễu thông tin không? 
    Nếu số lượng shares này đi ngang qua một exchange như cái
exchange của VNI thì tính chứ. Chúng ta không cần biết TẠI
SAO họ swap shares như thế, nhưng chúng ta biết là có một
động lực phía sau cái transaction này. Động lực đó hiện tại là gì
chúng ta chưa rỏ. Nhưng động lực đó phải bị chi phối bởi
market. Và chúng ta dò cái này qua volume. Anh cứ nghĩ đi.
Chả lẽ hai chú muttual fund managers này buồn không có
chuyện gì làm nên swap shares với nhau cho đở buồn hay sao?
Đó là một số lượng khá lớn on an up day market, vào lúc VNI ở
trên một vùng đất được TA gọi là strong support. Dĩ nhiên họ
không thể làm nó mà không suy tính. Họ đã suy tính trước lâu
rồi mới ra tay hành động vào điểm 900 này, đúng không? Câu
hỏi hiện tại là một trong hai chú này đang đánh cá với nhau về
hướng đi của VNI trong thời gian sắp tới. Và volume.

Quay lại thời điểm cuối tháng 8 năm 2006 nhưng không thấy
retest. Phải chăng không phải lúc nào cũng có retest. Vậy, khi
thị trường như thế nào mới xẩy ra retest hả anh?Cho em hỏi
thêm là: dấu hiệu gì dẫn anh đến nhận định là đợt up này chỉ là
đợt rebound?  
    Trade lâu rồi sẽ thấy chart chỉ là một điểm tựa thui, không cần
chính xác lắm. Cái chính xác là cái nhìn xuyên qua market để đo
nhịp tim của nó. Phải rồi. Thị trường không phải lúc nào cũng
retest hết, nhất là một strong market. Mà nếu có thì cũng không
sâu lắm, chỉ một cái nhẹ nhẹ tượng trưng thôi. Tuy nhiên, trong
một market hiện tại thì, theo tôi, sát xuất của một retest khá cao.
Tại sao? Tại vì trước đó anh đã có một selling trend khá mạnh.
VNI mất gần 22% trong một tháng. Đó gần lọt vào định nghĩa
của một sự khởi đầu của một bear market rồi. Định nghĩa của
bear là down 20% or more. Cho nên dựa vào đó tôi nghĩ là sát
xuất của một retest rất cao. 
Cho em hỏi thêm là: dấu hiệu gì dẫn anh đến nhận định là đợt up
này chỉ là đợt rebound? 
    Anh nhìn lại cái chart VNI từ đầu tháng 4, anh sẽ thấy cái
CONFIRMATION OF A SELLING SIGNAL bắt đầu từ điểm
1140. Và sau khi có xác định của một selling signal rồi thì nó
tăng cường độ thật mạnh. Khoảng rớt đó là chừng 100 điểm
(1140-1040). Để kiếm ra con số 900, anh lấy 100 * 1.38 = 138.
Lấy 138-1140 thì anh ra sấp xỉ 900. Đó là target price. Và nó
dừng ở 905 thì phải. Con số 870-900 mà tôi dự đoán là vì mức
độ volatilty của VNI. Cho nên tôi cho nó thêm 5% giao động.
Còn về chuyện trở lại 1000 thì ở mức 900 này, VNI đã correct
20% rồi. Đó là lằn mức gãy luôn để đi vào bear market nếu nó
gãy. Nhưng tôi không nghĩ VNI đi vào bear market trong giai
đoạn này. Thành ra, nó sẽ rebound. Sát xuất rebound ở đây rất
cao. Trong market anh không bao giờ đi từ một bull market cái
vèo sang bear market mà không có một lý do chính đáng. Tâm
lý bên ngoài thị trường hiện tại sẽ còn rất nhiều người nhảy vào
support giá ở 900 hay thấp dưới một tí. Cũng ở giá này, selling
giảm đi nhiều rồi. Cho nên chỉ cần một cái buying pressure nhẹ
là VNI rebound. Như anh đã thấy hôm thứ 4 tuần trước đó. Total
volume hôm đó là khoảng 6 triệu shares. 1.7 triệu shares của 6
triệu này là do hai con cá mập swap shares với nhau rồi. Nếu bỏ
hai chú này ra thì anh chỉ còn có 4.3 triệu thôi. 4.3 triệu là ít hơn
phân nửa tổng số shares hồi trước khi market còn lên mạnh.
Nhưng chiếc xe nào cũng thế. Trước khi xoay chiều, nó phải
dừng lại, và từ từ lăn bánh ở những thước đất đầu tiên.
     Sự kiện market lên của VNI hồi tuần trước có thể là vết của
bánh xe đang lăn từ từ.  Con số 1000 target on the rebound là
một tiểu xảo của TA. Nó gọi là THE MAGIC OF A ROUND
NUMBER. Investors rất thích các số nguyên, mặc dù nó không
có nghĩa gì hết. Nhưng người ta có một psychological impact từ
các con số này. Cho nên khi nó hit 1000 lại thì nó sẽ mang rất
nhiều niềm tin cho các chú newbies. Từ 900 đến 1000, mấy chú
này còn đứng ngoài nghe ngóng. Còn nghe ngóng vì họ vẫn còn
chưa tỉnh hồn sau cái vụ shake out 20% correction. Nhưng khi
thấy nó lên gần hay qua 1000 thì họ "cảm thấy" con số 1150-
1175 của lúc trước gần quá. Thị trường rất gần điểm all- time
high. Hy vọng sẽ sống lại. Cái tham sẽ lấn dần cái sợ của lúc
đầu. Cộng thêm vào đó là các stocks thua của họ sẽ được gở từ
từ. Chắc chắn họ sẽ không gở hết, và cũng chắc chắn rằng họ
cũng không bao giờ lấy lại đủ vốn cho dù VNI có lên đến 1300
đi nữa. Tại vì đó là sector rotation (phần này sẽ được nói sau khi
thuận tiện). Cho nên khi người ta đang sung. Hy vọng đang sống
lại trong họ thì anh SELL RIGHT INTO THE RALLY. Anh sell
vào lúc người ta không ngờ nhất, lúc người ta hy vọng nhiều
nhất. Vì đó là lúc giá cao nhất và dể nhất để anh cash out.
    Trading nó đi ngược với lối suy luận thông thường cho nên
người ta thua là thế. Cái gì mà logical quá trong cuộc sống sẽ là
thất bại trong trading. Khi người ta đang hy vọng là lúc anh bỏ
chạy. Sau khi anh chạy xong thì VNI sẽ retest, nếu tôi đoán
đúng. Đó là lúc những người nhảy vào @1000 lại gãi đầu trong
khó hiểu. Họ sẽ không giải thích được tại sao. Vì không giải
thích được hiện tượng này cho nên có nhiều người đem trading
ra so sánh với cờ bạc. Họ cảm thấy họ bị gạt, rồi họ dựng ra
các giả thuyết nào là "nhà cái" chơi họ. Có chú nào phía sau giựt
dây v.v..v. Trading là như thế đấy. Nó lạ lạ, khó hiểu và khá
nhiều thủ đoạn, pha thêm tí lạnh lùng và hơi tàn nhẩn một chút.
Nhưng phải có người chết để anh làm giàu chứ. Nêu không có
họ thì lấy đâu ra tiền cho anh đây? Thứ nhất, khi muốn tìm sự
xoay chiều của một stock trong một uptrend hay downtrend,
việc đầu tiên là xài Moving average. Tại vì moving average giúp
chị xác định cái trend của stock. Định nghĩa cơ bản của nó là
thế.
     Trên chart của BT6, tôi xài hai lằn MA (10,20) để dò sự thay
đỗi của trend. Lằn màu đỏ là short term (10 day); màu xanh là
longer time frame (20 day). Signal của một trend xoay chiều là
khi lằn short-term MA cắt qua lằn longer time frame. BT6 chưa
có cái đó. Trend, theo định nghĩa, vẫn chưa được gọi là xoay
chiều trong trường hợp này, tuy rằng giá đóng hôm qua > lằn
10-day MA và là đó là một dấu hiệu tốt. Thêm vào đó, chị nhìn
trên chart sẽ thấy chính giữa hai lằn MA này là một khoảng
trống khá lớn (unhappy face). Khoảng trống này tạm gọi là
CƯỜNG ĐỘ của trend được diễn tả qua đường MA. Nếu chị
đem hai lằn này trừ lại với nhau, và vẽ nó dưới dạng một
HISTORGRAM thì đó là sức mạnh của cái down trend hiện tại.
Xin lưu ý, danh từ cường độ này tạm dịch là RATE. Khi khoảng
cách này to ra thì có nghĩa là giá đang tăng tốc độ của hướng đi
hiện tại. Và nếu hướng đi đó là đi xuống như BT6 thì có nghĩa là
cường lực của selling vẫn chưa hết. 
      Ngược lại, nếu khoảng cách này thu hẹp từ từ thì đó có nghĩa
là selling pressure đang giảm dần. Cuối cùng khi nó cắt qua
đường 20-day MA thì đó là một buying signal, nếu chỉ dựa vào
MA. Hình trên cho thấy giá tuy có đóng cao hơn lằn short-term
MA, nhưng hiện thời vẫn còn sớm để nói rằng nó sẽ đi lên.  Câu
hỏi kế tiếp là nếu nó đi lên thì sẽ đi bao xa. Thông thường người
ta không mua stock khi nó ở tình trạng như thế này. Lý do là nó
chưa có gì rỏ ràng, và cái thứ nhì là rất gần bên trên là một
resistance line. Giá hiện tại chưa chắc đã qua được trong thời
gian ngắn. Nếu lằn short term MA cắt qua lằn longer term như
đã nói bên trên để có một buying signal thì đó cũng có nghĩa là
giá sẽ về rất gần đường resistance line. Đó sẽ là một cản trở
trong thời gian ngắn hạn. Và nếu chị tin rằng VNI sau khi hit
1000 và có nhiều sát xuất retesting điểm support 900 thì cái
risk/reward ratio hiện tại cho stock này không phải là một ratio
tốt để nhẩy vào kiếm tiền đường. Theo tôi, thì tôi kiếm cái khác
dể ăn hơn. Tuy nhiên, một điểm khá nổi bật trong stock này là
suốt thời gian correction vừa qua, volume của nó khá thấp, phản
ảnh một correction nhiều hơn và cũng giống giống số lượng
volume trên VNI.  
      100* 1.38 = 138.   1.38 là fibonnacci extension/expansion gì
đó. Nó được tính từ cái ratio 0.38 fibonnacci summation series
mà ra. Thông thường thì anh biết giá sẽ retrace theo cái ratio:
23.6%, 38.2%, 61.8% v.v....Ngược lại, anh có thể dùng nó theo
kiểu extension bằng cách cộng thêm số 1 phía trước và nhân nó
lên cho khoảng cách của số điểm vừa qua. Trong trường hợp
này, số điểm của khoảng cách là 100. Phương pháp này có nhiều
tên khác nhau. Có người gọi đó là MEASURED MOVE. 
Những Chia Sẻ Của Bang Chủ Phần 11
Liệu các tin tức tốt trong FA có thể kéo tt trở lại không, em mới
phân tích báo cáo tài chính của REE quả thật là rất tốt, còn các
công ty khác thì liên tục tăng vốn theo anh các tin tức FA có khả
năng kìm hảm downtrend hoăc có thể làm trend đảo chiều ko?? 
     Có chứ. Nhưng câu hỏi là tốt bao nhiêu? Stock market là một
cái máy tiên đoán về kinh tế rất chính xác vì nó có cơ hội điều
chỉnh những phản ảnh trong kinh tế hàng ngày. REE hay bất cứ
các stock nào khác hiện đang có lời rất nhiều trong HIỆN TẠI
có thể bảo đảm được rằng họ giữ được mức phát triển như thế
hoài không? Nếu có thì có thể họ sẽ không bị sell off nặng như
các stock khác. Tuy nhiên, một slow down in equity market
không có nghĩa là anh sẽ không làm tiền được, nhưng anh sẽ
phải làm khó hơn lúc trước. Giá stocks sẽ không tăng cái kiểu
điên cuồng như thời gian qua. Chú đạp xe lôi, bà bán phở sẽ
không còn cơ hội make easy $ trong giai đoạn này. Đây là lúc
market đi vào giai đoạn Sector Rotation. Dân nhà nghề sẽ kiếm
các công ty nào phù hợp với hiện tình kinh tế hiện tại để bỏ tiền
vào. 
     Các anh sẽ thấy một số công ty hiện giờ là NO NAME ( chưa
nổi tiếng) tự nhiên trở thành đại gia, và ngược lại, các đại gia
hôm nay một phần lớn sẽ lui vào quá khứ. Đó là tại sao tôi có
nói cho dù VNI có lên lại 1300 hay cao hơn nữa thì một số
newbies vẫn sẽ trắng tay. Trắng tay vì sau đợt REACTIONARY
MOVE này, rất có thể thị trường sẽ đi vào sector play. Sector
play có nghĩa là người ta sẽ chú ý vào một kỷ nghệ nào đó. Nó
sẽ là kỷ nghệ dẫn đầu thị trường. Những người mới chơi phần
đông chỉ biết mua theo cái gì hot nhất, nhẩy nhiều nhất, chứ
không biết gì hơn. Khi hot $ nó chảy từ các stocks đó để đi kiếm
các stocks khác thì họ sẽ là những người bỏ lại phía sau. Họ sẽ
ngạc nhiên tại sao stock số một của họ không lên như lúc trước.
DON'T THROW GOOD $ IN BAD STOCKS.  
Sau khi đọc lại một số bài của anh VC,tôi nghĩ ý anh VC nói về
retest và rebound đợt này là: mấy hôm vừa rồi có formation (3-
crow), thị trường sẽ lên lại chút ít (3 hôm vừa qua, Traders gọi
đó là DEAD-CAT bounce) rồi sẽ retest xuống vùng 870-900,
sau đó mới rebound lại mức 1000. Vì em thấy mọi người có vẻ
nóng ruột (905 xấp xỉ 900) + hiểu nhầm (retest = reboud) nên
đang muốn nhẩy vào thị trường lúc này, trong khi đó có thể cố
chờ VNI xuống dưới 900 mua cho rẻ. 
     Ý của tôi là sau khi anh có 3-crow formation rồi thì anh sẽ có
một vài ngày up days. Sau đó thì có thể là giai đoạn retracement
về 1000 bắt đầu. Rất có thể sau một vài ngày rebound market có
thể đi xuống một chút, nhưng không có gì đáng ngại. Câu hỏi
của là nếu trong lúc đi xuống đó lỡ nó đụng phải điểm 900 thì có
thể coi đó là một retest thực thụ không? Cái đó thì tôi không
dám khẳng định. Tại vì cái mà tôi gọi retesting là cái sự kiện
VNI phải đi lên đến gần 1000, hay có thể cao hơn tí. Rồi từ đó
trở về lại 900 hay gần đó mới thật sự gọi là một retest, chứ còn
hiện giờ mà nó có trở lại 900 thì cái đó chưa phải là một retest
thật sự. Đó chỉ là một price volatility thôi. Cái đó không có tính.
Và nếu sự kiện này xảy ra thì 900 chưa hẳn là điểm support
cứng như tôi đã tiên đoán lúc ban đầu.  
     Như tôi có nói hôm trước là giai đoạn sau cái correction này
có thể market sẽ đi vào sector rotation. Sector tạm dịch là kỹ
nghệ. Rotation là luân chuyển, xoay chuyển. Tiền ở trong
market có thể không được rút ra, nhưng tiền ở trong các stocks
có thể được, đặc biệt là nếu các stocks đó là một trong những
hot high flying stocks của giai đoạn trước đó. Tiền trong các
stocks đó có thể được rút ra để đem vào các stocks khác, một
chiến thuật mà người ta gọi là sector rotation. VN stock market
hiện thời, theo sự hiểu biết của tôi chỉ có hai indices: VNI và cái
ở HN. Hai cái này là market index. Nó không nói lên cho người
đầu tư biết được tiền sẽ trôi về đâu. Nó chỉ nói tiền còn hay
được rút ra khỏi thị trường. Tùy theo cơ cấu của các index này.
Nhiều khi nó xuống chỉ vì các thành viên stocks lớn trong đó bị
bán nhiều, chứ không phải vì tiền được lấy ra. Mô hình cấu tạo
chỉ số VNI nổi tiếng của VN là một mô hình MARKET CAP
WEIGHT, giống cái của Nasdaq. Cho nên nếu thành viên lớn
nhất của chỉ số này bị bán ra nhiều thì VNI sẽ đi xuống mạnh
nhiều hơn cái lực cung cầu thật sự của thị trường. 
     Ngoài ra, nếu chỉ dựa vào chỉ số này, bạn sẽ không biết tiền
hiện đang đi đâu, ngoài sự kiện bạn scan hết các stocks trong thị
trường để kiếm số stocks lên với số lượng volume bất bình
thường. Họa may rằng đó sẽ là một stock đang được institutions
đổ tiền vào. Để dể dò la luồn tiền tiềm ẩn đang kiếm chỗ chạy,
người ta cấu tạo ra sector index và dùng nó để đo kỹ nghệ nào
đang được chiếu cố. Các bạn nên biết khi một institution move
in a stocks, or a couple of stocks, họ move rất yên lặng. Dĩ nhiên
nếu họ muốn mua giá thấp thì phải ngậm tăm mà mua. Sau khi
mua xong rồi, và giá stocks được bà con để ý thì họ mới la lối
um sùm, khen stocks đủ thứ. Tất cả chỉ để làm đẹp cái stocks họ
đang có trong tay. Cái này có illegal không? Illegal thì chắc là
không nếu đó là một good stocks, nhưng unethical thì chắc rồi. 
     Anyway, tôi vừa làm một cái subindex, tạm gọi là Saigon
index financial services gồm các công ty financial services trong
đó kết họp thành. Và dùng nó để đo thử với sức mạnh của VNI
trong thời gian qua. Nhìn cái chart này thì bạn cũng nhận ra rằng
nếu bạn ôm chỉ số này trong thời gian qua thì có lẽ sẽ khá hơn
nếu bạn VNI. Đây chỉ là một công việc khởi đầu mà tôi làm từ
chiều đến giờ. Sau này còn sửa sang nó lại nữa. VN stock
market hiện giờ có khoảng 120 stocks. Trong đó tôi phân chia ra
thành 10 sectors. Mỗi sector là một kỷ nghệ riêng biệt bao gồm
các công ty cùng kỷ nghệ và tạo thành một sector index, dùng nó
để đánh hơi dòng tiền đang ra chảy ra/vo từng sector một. Hy
vọng cái này sẽ giúp các bạn một phần nào trong việc đầu tư tại
thị trường VN. Võ lâm truyền kỳ đâu phê bằng một mình một
vỏng, đu đưa trên gần đỉnh núi, hưởng gió biển thổi nhè nhẹ.
Thêm một ly cà phê sửa đá kế bên. Phía sau là tiếng nhạc của
TCS, với những bản buồn và tình muôn thuở như Diễm xưa,
Con Đường Xưa Em Đi, v..v....Thiên Đàng Tại Thế đó… 

Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và có nhu cầu thêm vốn
lớn để đầu tư vào các dự án mới, công ty sẽ quyết định tăng vốn
bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Nếu việc phát hành thêm cổ
phiếu mới mà những cổ đông cũ không được mua thêm các cổ
phiếu mới phát hành, điều này dẫn đến các cổ đông cũ bị phân
chia quyền kiểm soát điều hành công ty và phân chia lợi nhuận
cho các cổ đông mới. Để bảo đảm quyền lợi các cổ đông cũ,
công ty phải dành cho họ quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới. Giá
trị lý thuyết của quyền tiên mãi được tính qua công thức :   D =
(C0 – P) / (N/n +1 ) Trong đó: Gọi: D – Giá trị lý thuyết của
quyền mua trước C0 – Thị giá của một cổ phiếu cũ. P – Giá phát
hành của một cổ phiếu mới. N – Số lượng cổ phiếu cũ.  n – Số
lượng cổ phiếu mới. 
     Trên nguyên tắc thì phải như thế. Nói chung là sự kiện giảm
giá của cổ phiếu hiện đang có mặt ngoài thị trường (danh từ nhà
nghề gọi là FLOAT) vì người ta biết là share sẽ bị dilution. Và
cũng xin nói rỏ về hiện tượng dilution này một chút Khi một
công ty goes public. Họ chỉ bán ra ngoài một số phần trăm nhỏ
của công ty thôi. Thí dụ là 50%, hay 30% gì đó. Con số % này là
tổng số shares đang được mua bán ngoài thị trường. Danh từ nhà
nghề người ta gọi đó là OUTSTANDING SHARES. Thí dụ như
công ty đó ấn hành 1 triệu shares ở giá 10/share. Giá trị của
outstanding shares sẽ là 10 triệu. Nếu số share này là 50% của
giá trị công ty, hay nói cách khác là họ chỉ go public có 50% của
công ty. Market capt của công ty sẽ là 20 triệu (10 triệu ngoài thị
trường + 10 triệu chưa ra). Bây giờ công ty cần tiền, họ sẽ làm
cái gọi là SECONDARY OFFERING. Có nghĩa là họ sẽ bán
shares ra nữa. Con số này có thể là 10%, 20% gì đó. Nhưng nó
phải được rút từ cái 50% còn lại lúc đầu. Các anh hiểu không? 
     Chứ không phải muốn bán shares ra là bán. Bán lung tung thì
khác gì đó là cái máy in tiền. Thành ra, chung qui lại GIÁ TRỊ
của công ty không có thay đổi vì giá trị của nó vẫn y nguyên.
Tuy nhiên, giá cổ phần đang ở ngoài thị trường sẽ bị take a hịt.
Lý do là lực CẦU về SỐ LƯỢNG cổ phần này sẽ giảm. Đó là
tại sao share mất giá, chứ không phải vì công ty bán cổ phần ra
ngoài ở một giá thấp hơn để phá giá cổ phần hiện tại. Trong
những trường hợp đặc biệt, công ty có thể bán cổ phần mới ra ở
một cái giá khác, có thể làm thấp hơn. Nhưng đó không có nghĩa
là họ bán rẻ. Tại vì các anh phải suy nghĩ trên phương diện của
một người CEO/CFO của công ty thì mới hiểu họ. Bây giờ công
ty đang có 1 triệu cổ phần ngoài thị trường @ 10/share. Số
lượng cổ phần trung bình được trade hằng ngày là 300,000
shares. Công ty hiện giờ cần bán ra 500,000 shares nữa. Nếu bán
ở 10/share thì sao mà bán đây? Ai nhảy ra mua hết cái đống
shares này @ market price? Dĩ nhiên là không rồi. Thành ra phải
bán giá hạ tí. Bán hạ thì làm cho số shares bên ngoài sẽ bị hit. 
     Nhưng để bù vào cái hit vô cớ này của shareholders, công ty
thường cho họ quyền ưu tiên mua trước, và cho thêm một vài
quyền lợi khác để soften the hits. Nhưng cho dù có cố gắng đến
đâu đi nữa thì giá shares ngoài thị trường vẫn phải xuống tí để
phản ảnh cái số luợng shares sắp được tung vào thị trường. Tuy
nhiên, đây chỉ là một phản ứng giật gân ngắn hạn. Nếu market
mà tiếp tục đi lên hay công ty là một công ty tốt thì vài tuần cho
đến một tháng là giá sẽ lên lại thôi. VNI mới có xuống khoảng
20% mà bên TTVOL có nhiều người kêu la um sùm. Có chú còn
kiếm giờ tốt tự vẫn, để hy vọng kiếp sau đở ngu hơn (nguyên
văn). Mấy anh vào currency rồi thì còn thê thảm hơn nhiều. Tập
trade stocks chừng vài năm đi. Currency market là the king mà.
Chơi nó xong rồi, chơi mấy stocks market kia hông có nổi. Nhìn
không fê. Một ngày "buồn" của currency bằng 1 ngày rất giao
động bên stocks đó.  
     Trong mô hình cấu tạo index, có tất cả là ba cái. Average;
Market Capitalization Weighed; Geometric Weighed. Chỉ số
Dow Industrial Average xài mô hình thứ nhất. Nasdaq
Composite xài cái thứ nhì. VNI cũng thế. Cái thứ 3 thì Russell
2000 index (Small Cap index) của thị trường Hoa Kỳ xài. Cái
sub-index phía trên mà tôi làm thử, xài mô hình Market Capt
weighed. Tuy nhiên, tôi còn phân vân về cách chọn lựa mô hình
nào cho thích hợp. VN stock market chỉ vỏn vẻn có 120 công ty.
Phần lớn các công ty này nằm rải rảc đủ các kỷ nghệ khác nhau.
Trong một vài kỷ nghệ, chỉ có vài ba công ty. Và các công ty
này thì cũng ngang ngang với nhau trên phương diện market
cap. Thành ra, nếu xài đồng loạt market cap weigh cho tất cả thì
sẽ không chính xác lắm. Xài average thì không nên, vì giá sẽ bị
skew (không biết dịch tiếng Việt là gì) theo giá cổ phần cao
nhất. Còn xài geometric model thì tôi chưa có đủ dữ liệu về từng
công ty một để có thể xài Excel mà tính ra. Đang đi kiếm các
fundamentals của từng công ty một. Thêm vào đó là các dữ kiện
fundamentals của các công ty xài danh từ VN cho nên tôi cũng
không rỏ lắm. 
 Ở Việt Nam, đang có rất nhiều Cty phát hành thêm cổ phiếu
mới hoàn toàn, tức là sau khi phát hành sẽ tăng số cổ phiếu lưu
hành(chứ không phải chỉ bán thêm phần vốn của Cổ đông lớn
như Anh nói.) Thực tế là họ in thêm cổ phiếu/in thêm tiền đấy
(Đây là do nhu cầu tăng trưởng, có nhiều dự án đầu tư mở rộng
kinh doanh nên họ cần thêm nhiều vốn mà). Do đó, sau 1 thời
gian nữa (1 năm), nếu các dự án đầu tư không đạt kỳ vọng của
nhà đầu tư thì có có problem.  
     Chơi kiểu gì lạ lùng vậy? Rồi mai mốt thiếu tiền cứ in hoài
vậy sao? Chưa có công ty chứng khoán nào ở cả hai thị trường
Anh & Mỹ chơi kiểu đó đâu. Giai đoạn đầu tiên nhất của going
public là công ty phải viết một bản "hiến chương" (constitution).
Trong bản hiến chương ấy, công ty nói rỏ là họ sẽ ấn hành bao
nhiêu cổ phiếu tất cả. Số cổ phiếu này sẽ là giá trị của công ty
NGAY GIAI ĐOẠN đó. Xong rồi, họ mới quyết định bán ra
ngoài bao nhiêu cổ phiếu và giữ lại bao nhiêu. Giá trị của công
ty trong giai đoạn này thường đi sát với số cố phiếu được ghi rỏ
trong hiến chương. Nếu đó là một công ty rất nổi tiếng, chẳng
hạn như Google (GOOG) thì họ có thể tăng lên chút ít. Sau đó
công ty mới thương lượng với một investment bank house
(Goldman Sachs, Lehman Bros, Prudential, UBS v..v) về số
lượng cổ phần mà họ muốn bán. Nếu cả hai cùng đồng ý thì
company xong giai đoạn đầu để go publice. Đó có nghĩa là cái
investment house này, hay là nhiều investment houses khác cùng
chung lại bỏ vốn để đem công ty ra public. "Chịu đem ra" có
nghĩa là công ty investment bank này chọn một trong hai việc
sau đây. Một là họ mua hết đống share này ở một giá nhất định,
và công ty đồng ý. Hoặc là họ chỉ mua một số phần % nào đó
thôi. Phần còn lại họ đẩy thẳng ra thị trường qua hệ thống retail
brokers, cũng thường được gọi là distribution channel. Phần
shares mà công ty investment house đã mua từ công ty sẽ được
hàng institutional sales (brokers chuyên bán cho mutual funds và
hedge funds) đẩy đi. Nếu giá bán là 50/share mà công ty muốn
bán ra ngoài, thì investment house chỉ mua chừng 40/share thôi.
Nhưng mà giá public thì 50/share.  
     Điểm chính ở đây là cái CONSTITUTION, hay tạm gọi là
hiến chương của một public company. Nó cũng giống như một
hiến chương của một quốc gia.  Anh phải nói rỏ cho người ta
biết anh làm gì, giá trị của công ty anh là bao nhiêu. Tổng số cổ
phần của công ty sẽ bao nhiêu v.v.v.. Nói chung là anh nói rỏ
từng câu, từng chữ về công ty của anh. Chứ đâu phải khơi khơi
anh in shares ra bán nữa. Shares là tiền. Anh in kiểu đó thì giá trị
của số shares ở ngoài đâu khác gì tờ giấy lộn? Shares chỉ có giá
trị khi có lực CẦU thật lớn, và lực cầu đó có thể lớn khi anh giữ
giá trị công ty một cách nghiêm túc. Chứ nếu buồn buồn kiếm
chuyện in shares ra mượn lý do này lý do nọ để kiếm tiền thì cái
số shares bên ngoài đâu còn giá trị gì? Nếu anh nói công ty cần
tiền để làm ăn, phát triển dịch vụ v.v.v. thì số tiền lúc IPO lúc
trước đâu? Tại sao công ty không có một chương trình phát triển
nhất định cho tương lai, để rồi bây giờ thấy market lên nên rủ
nhau in shares thêm mượn cớ là cần tiền để phát triển? 
      Cái này nghe chả lọt lổ tai tí nào. Rất có thể dân trí VN trong
thị trường chứng khoán còn kém cho nên mấy chú này mới vẽ
vời lung tung. Chứ công ty anh mà listed bên Mỹ này như một
số các công ty Tàu đang làm thì tôi nghĩ cho kẹo giờ mấy chú đó
cũng không dám nói chuyện kiểu này đâu. . Cần tiền phát triển
nên in thêm shares...Gee...mới nghe trong đời đó anh ui. Còn
câu hỏi thứ hai của anh thì rất dể hiểu. Nếu cái chương trình
phát triển của công ty goes down the toilet thì dĩ nhiên người
shareholders sẽ trắng tay. Nói cho anh rỏ thêm. Nếu chú nào nói
với anh công ty cần tiền phát triển nên phát hành thêm shares.
Anh hỏi nó sao không in bonds ra bán, không in zero-coupon
bonds đó. Không tốn tiền nhiều nhưng vẫn mượn được đủ tiền
để phát triển. Mượn nợ đi, thay vì dilute shareholder values. Anh
nói vậy đi. Bảo đảm họ biết anh là dân nhà nghề liền.

1. Cầm cố, repo chứng khoán Cầm cố, repo chứng khoán tại 1
ngân hàng -> thu T về. Trường hợp T tạo ra T''''>T (hoặc có
nguồn T khác) -> lại ôm chứng khoán về. Nếu không thì coi như
"để lại" số chứng khoán đó cho ngân hàng. Nghe thì phi lý
nhưng đối với chứng khoán của một số công ty mới thành lập,
công ty của người thân hoặc chứng khoán của một số người hạn
chế chuyển nhượng... thì có quả là vấn đề lớn đấy. 
2. Đổi chứng khoán hoặc Mua chứng khoán giá thấp bất
thường/không điều kiện ràng buộc - Công ty A đổi cổ phiếu cho
Công ty B (kể cả theo giá thị trường giữa 2 cổ phiếu). Lúc này
Công ty A có thể dễ dàng bán cổ phiếu B và ngược lại -> tạo ra
lợi nhuận... Xét về bản chất, Công ty A bán cổ phiếu của chính
mình. Như vậy, A có thể tạo ra lợi nhuận lớn mà không cần làm
gì cả. - Trong trường hợp không phải là đổi chứng khoán mà
mua chứng khoán với giá thấp hơn giá thị trường (mà không có
điều khoản hạn chế chuyển nhượng/cam kết đóng góp...) cũng
có thể coi như trường hợp trên. Về lâu dài, việc này rất nguy
hiểm cho thị trường chứng khoán Việt Nam do lãi ảo, lãi bong
bóng... 
3. Cho, biếu, tặng... hoặc các hình thức khác tương đương Vấn
đề này quá đơn giản, sau khi cho, biếu, tặng... bên thụ hưởng sẽ
"cá hồi" cho bên cho, biếu, tặng... Việc này nghe thì phi lý
nhưng khi chứng khoán hạn chế/không tiện chuyển nhượng... sẽ
rất hữu ích đấy. 
4. Định giá lại doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp được tư vấn,
định giá lại... và bỗng nhiên có số vốn trên trời. Vd: Công ty A
vốn thực là 50 tỷ VND... sau một hồi tư vấn... vốn định giá lại
là... 300 tỷ VND... Như vậy 250 tỷ VND - phần chênh lệch do
"tư vấn, định giá" thực chất là ảo và các cá nhân, tổ chức có liên
quan sẽ "cam pu chia" phần này. 
    Không phải người Việt xấu, nhưng khi có tiền treo trước mắt
thì nhiều người sẵn sàng làm những việc đó. TTCKHK bị ràng
buộc khủng kiếp luôn mà lúc nào cũng có mấy chú lương lẹo để
làm giàu bất chánh. Khi một quốc gia chuyển mình từ một định
hướng kinh tế nào đó sang kinh tế thị trường và sang tư bản
(điển hình là thị trường chứng khoán) thì cũng lúc đó, họ mở
cửa cho một số người lợi dụng để làm ăn phi pháp dưới nhiều
hình thức khác nhau. Nếu VN muốn trở thành một nơi đầu tư
cho thế giới tìm đến trong tương lai thì chính phủ phải có biện
pháp thật mạnh đối với mấy cái trò chơi bất lương này. Trên thế
giới ai cũng muốn đổ tiền về TTCKHK. Không phải vì người ta
thích Mỹ. Thậm chí, có rất nhiều người trên thế giới ghét Mỹ,
nhưng họ vẫn đổ tiền về vì họ tin luật pháp của Mỹ. Bây giờ trên
thế giới người ta đang nhìn VN như một con cọp đang chuyển
mình vì sự phát triển kinh tế, và ổn định chính trị. Nhưng cái
"honey moon outlook" này sẽ thay đổi nhanh, nếu họ biết rằng
TTCKVN đầy rẩy những trò chơi ma giáo gạt gẫm với nhau.
Không mấy ai mà vào đâu. Sau này nếu có ổn định lại, họ vẫn
nhìn với một con mắt rất e dè. Chữ TÍN trong thương trường rất
quan trọng. Mất nó rồi khó kiếm lại được lắm.

Cái in thêm share là huy động thêm vốn mà. Công ty sẽ xin ý
kiến cổ đông xem có in thêm ko. Nếu cổ đông đồng ý thì sẽ phát
hành thêm. Việc huy động vốn này thì được lợi hơn cái là không
mất tiền vay lãi. tuy nhiên việc phát hành này đã dẫn đến một số
tiêu cực Cái này là mấy bác HDQT ăn đủ đây : Cổ đông chiến
lược mua với giá ưu đãi hoặc bằng với giá cổ đông hiện hữu
mua thêm( Mấy bác cổ đông chiến lược này liên kết với bác hội
đồng quản trị thế là chia nhau số cổ phiếu giá rẻ này) 
    Một trong những lý do chính để công goes public là gây vốn
để làm ăn. Trước khi quyết định go public, công ty phải có một
chương trình phát triển dài hạn, ít gì cũng 5 năm trở lên, để trình
với các investors. Trong chương trình này các công ty phác họa
ra những dự án hiện tại và tương lại, cộng thêm lời bình luận về
PHƯƠNG CÁCH xài số tiền gây ra từ IPO. Chương trình đó
bây giờ ra sao? Số tiền IPO được xài như thế nào trong việc tiến
triển các dự án đó? Có ai biết không? Lời hay lổ? Bao nhiêu
phần trăm dự án lúc đầu đã được thực hiện, và bao nhiêu đã bị
huy bỏ? v.v..v. Rất nhiều câu hỏi căn bản để công ty phải trả lời
một cách minh bạch Chứ không phải cứ in shares lung tung rồi
nó là cần tiền phát triển này nọ. Cần in thêm bao nhiêu shares
nữa? Chả lẻ cứ mỗi lần phát triển công ty lại phải in thêm à? In
kiểu đó thì bao nhiêu mới đủ đây? Phát triển là một chuyện. 
      PHƯƠNG CÁCH ĐIỀU KHIỂN MỘT CÔNG TY tăng
thêm lợi nhuận (earnings) LÀ MỘT ĐIỀU TỐI QUAN
TRỌNG, chứ không phải chỉ biết phát triển mà thôi.  Phần lớn
các công ty VN hiện đang là public companies đều chưa có ra
thị trường nhiều hơn 5 năm.  Nghĩa là hiện tại họ vẫn còn nằm
trong chương trình phát triển lúc đầu. Đó là nói rằng họ có một
chương trình phát triển trước khi ra IPO. Phần lớn chắc không
có. Hiện tượng đua nhau ra IPO và ấn hành shares thêm lung
tung là một phản ứng nhất thời dựa vào bull market hiện tại của
thị trường VN. Tại Sao Không Nên In Thêm Shares: Căn bản
của môn fundamental analysis là dựa vào chỉ số PE ratio. P =
price; E = Earnings. Giá cả của cổ phần lên xuống vì sự tăng
giảm của Earnings Per Share. Công ty lời lổ là do Earning Per
share mà định đoạt. Tỷ lệ ở trên nói cho người ta biết giá cổ
phần của công ty rẻ hay mắc. PE ratio mà cao thì giá cổ phần
được coi là mắc. Cổ phần được coi là rẻ khi PE thấp. E có nhiều
cách kiếm, và rất nhiều định nghĩa tương tự, tùy theo nhiều kỹ
nghệ khác nhau. Ở đây tôi chỉ nói đến cái định nghĩa căn bản
nhất của nó. Đó là muốn tìm EARNINGS, người ta lấy tổng số
tiền thua vào chia cho TỔNG SỐ SHARES OUTSTANDING.
Tiền thu vào có thể là tiền lời (net income), hay là gross income.
Nhưng điểm chính là tiền thâu vào chia cho tổng số share mà
công ty ấn hàng. Định nghĩa của PE là mỗi một đồng bạc mà tôi
(người investor) bỏ vào đầu tư với công ty thì nó tạo ra được bao
nhiêu đồng nữa? PE là định nghĩa như thế đấy. Nhìn vào bài
toán chia đó, ai cũng biết là có hai cách mà PE lên cao. Cách thứ
nhất là P tăng mạnh, và E đứng yên. Cách thứ hai là E giảm
mạnh và P đứng yên. Và E giảm mạnh trong hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất là khi công ty không làm ăn gì được.
Earning co rút lại. Đó là trong một hoàn cảnh kinh tế suy thoái,
hay là vì cách điều hành công ty không tốt, hay cũng có thể vì
cạnh trang mà ra. Trường hợp thứ nhì là khi SỐ LƯỢNG
SHARES OUTSTANDING cao quá cho nên E mất giá vì phải
chia cho nhiều cổ phần.
      Khi một công ty chọn con đường in shares ra thêm để "gây
vốn" đó là một công ty dở, một ban lãnh đạo thiếu phương cách
làm ăn. Họ chỉ biết dilute share values qua con đường in share.
Tổng số shares ngoài thị trường một khi đã ra ngoài rồi rất ít khi
được mua lại, trừ khi giá nó quá thấp hay là bị REVERSE
SPLIT. Công ty nào quá tệ mới chọn con đường reverse split để
tăng E, và hy vọng giá cổ phần lên trở lại. Còn về việc mượn
bonds thì dĩ nhiên phải trả tiền lãi. Nhưng trả lãi nó khác với
share dilution. Khi vay mượn, công ty có thể negotiate một phân
lời thấp, với thời gian dài. Nói chung là họ có nhiều cơ hội để
mượn ở một hình thức lợi hơn. Lãi được tính theo năm và
thường không tăng giảm trong vòng thời gian mượn. Share
Dilution thì khác. Khi ấn hành ra rồi thì coi như Earnings sẽ bị
ảnh hưởng cho đến khi số shares đó được thu hồi. Và bao nhiêu
công ty từ Âu sang Á thu hồi shares (buy back) sao khi ấn hành
xong? Microsoft là công ty giầu nhất thế giới với số tiền CASH
gần 60 tỷ trong nhà bank, không biết làm gì với số tiền đó. Giàu
như thế mà khi investors kêu mua shares lại, Bill Gate còn lưỡng
lự chưa chịu. Cuối cùng bị người ta than quá, nên chú Bill mới
đồng ý bỏ ra 10 tỷ để mua shares lại. Microsoft mà còn như thế
đó. Các công ty VN thì bao lâu mới mua shares lại?

Hôm nay thị trường tăng mạnh cả về điểm số VNI (36.43 điểm)
lẫn khối lượng giao dịch (hơn 650 tỷ). Đường giá cũng break
trend line rồi.  
    Đợi thêm vài bữa nữa đi. Party mới bắt đầu mà. Lên hơn 1000
thì người ta mới sung nhiều. Bây giờ các bác thấy không, VNI
lên cả mấy bữa nay rồi mà đâu có mấy ai hồ hởi, phấn khởi gì
đâu so với lúc trước, đúng không? 
    Đó là vì mặc dầu VNI đã lên, nhưng phần lớn các small
investors vẫn còn bị kẹt. Giá stocks họ mua lúc trước vẫn chưa
hồi phục lại như lúc đầu. Sau này nếu VNI có lên lại 1200 hay
cao hơn nữa thì họ vẫn còn lổ thôi, trừ một số stocks thật là blue
chip mới lên bằng hoặc cao hơn giá lúc trước. Hiện tượng mà
các bác đang thấy trong TTCKVN là SECTOR ROTATION đó.
Smart $$$ không trở lại các hot stocks lúc trước. Họ đi kiếm các
stocks nào chưa có lên mạnh, và có nhiều tiềm năng hơn các
stocks cũ. 
Liên tục 5 phiên tăng vừa qua là do bàn tay của các BB (các quỹ
đầu tư nước ngoài). Giao dịch của cac BB ở các Bluechip chiếm
gần như tuyệt đối.
     Chỉ nên mua các stocks nào mà các institutionals investors
mua. Thí dụ như cái bảng ở trên của anh nhé. Nếu mấy người
mà mua đó thật sự là mutual funds, banks, hay là một
institutions nào khác thì họ sẽ không dể gì bán nay mai đâu. Sự
hiện diện của họ trong các stocks đó sẽ giúp giá đứng yên.
Nhưng nếu có mua thì chỉ nên mua vừa thôi. Vừa mua vừa canh
market. Đừng mua nhiều quá. Thị trường chỉ có lên một ngày
thật mạnh, thật đẹp kể từ khi reverse @900. Anh cần vài ngày
big như thế này nữa mới tin chắc là 900 thật sự là một bottom.
Nên nhớ là one big day is good, but that's not the only thing you
need. 

Ở VN, trước khi tăng vốn (phát hành thêm shares), Cty cũng
phải làm các thủ tục: Lập Kế hoạch phát hành, Bản cáo bạch
tăng vốn trong đó nói về mục đích tăng vốn để đầu tư vào dự án
nào? Hiệu quả của dự án thế nào (Return, payback period...)>>>
Trình lên Đại hội cổ đông vote>>> Nếu OK thì trình Bộ Hồ sơ
cho Ủy ban Chứng khoán>>> Nếu UB Chứng khoán OK thì
Công ty phát hành. Nếu ở một nước kinh tế đã phát triển (Mỹ,
Nhật,...) mà phát hành thêm kiểu này thì chắc là rất hiếm. Tuy
nhiên, ở những nước như Việt Nam, Trung quốc... với tốc độ
tăng trưởng GPD 8 -10%, công nghiệp - dịch vụ -xuất khẩu tăng
15% - 17% mà không có đầu tư thì các Công ty có thể: 
(1) phát hành thêm vốn nếu quy mô vốn của công ty còn nhỏ
(Equity/Liabilities nhỏ); 
(2) Phát hành trái phiếu nếu quy mô vốn đã tương đối lớn.  Thứ
hai là , nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của 1 số Cty tăng 40% -
50% so với năm trước thì giả sử họ tăng vốn 40% - 50% thì EPS
cũng không bị giảm nhiều. 
Hiện nay ở Việt Nam, có những Cty tăng lợi nhuận gấp 2, 3 lần
so với năm trước (Ví dụ Cty Chứng khoán Sài Gòn SSI có thể
dự đoán lợi nhuận 2007 là gấp 2 -3 lần năm trước).
      Ok....tôi đồng ý với các anh về chuyện ấn hành thêm cổ
phiếu vì lý do phát triển và tăng lợi nhuận. Nhưng tôi muốn hỏi
các anh là nhà nước VN có qui định giới hạn về việc tăng thêm
cổ phiếu nữa không. Chẳng hạn như một công ty có thể ấn hành
thêm bao nhiêu cổ phiếu nữa trước khi ngưng. Tại vì nếu cứ ấn
hành cổ phiếu hoài kiểu này cho dù lợi nhuận của công ty có
tăng đi nữa thì thật ra công ty cũng không được coi là make $.
Earnings không có GROW, tuy rằng REVENUÊ có tăng. Giá trị
(market capt) của công ty cũng không tăng vì giá cổ phiếu tăng,
mà nó tăng vì SỐ LƯỢNG cổ phiếu tăng. Tưởng tượng tôi là
một mutual fund manager, và tôi mua cổ phiếu của công ty XYZ
đầu năm nay khi công ty có 100 triệu cổ phiếu được trade ngoài
thị trường @10/share. Sang năm công ty ấn hành thêm một số
cổ phiếu nữa. Giá trị của công ty bây giờ có tăng thiệt, nhưng
giá shares của công ty chưa chắc. Chưa chắc vì earnings không
tăng mạnh, và số lượng cố phần lưu hành lại quá nhiều. Lực
CUNG CÂÙ của cổ phần công ty hầu như kiệt quệ vì số shares
ở ngoài nhiều. Nếu vậy thì làm sao tôi dám mua cổ phiếu đó
thêm?  
     Tháng 5  Riêng về index thì tôi nghĩ 1000 chưa hẳn sẽ là
điểm dừng chân đâu. Sau ngày hôm qua, thiên hạ bắt đầu sung
lại rồi. Traders smell blood....anh cứ ride nó đi.  Nếu hên thì
VNI có thể đẩy thêm vài ngày đẹp Trời kiểu này nữa. Lúc đó
anh qua bên Vietstock, TTVNOL mà đo tâm lý của người đầu
tư. Khi nào anh thấy bà con rủ nhau xung phong, đặt target của
VNI lên 1500, 2000 v.v.v. thì lúc đó tà tà cash out. Chừng nào
thiên hạ "hoàn hồn" bắt đầu đòi xung phong mạnh, và dĩ vãng
buồn của cái 20% correction vừa qua phai mờ ít ít trong tâm tư.
Khi người ta hết còn sợ thì lúc đó anh em từ từ cash out. 

Anh Vietcurrency có phải là anh LHH ? 


    Đây là bài viết của một người đã đọc kỹ những bài học vở
lòng về đầu tư và trading. Cộng thêm khả năng thiên phú để
dựng thành một câu chuyện. Lồng vào câu chuyện đó là kinh
nghiệm bản thân của anh ta. Tôi không tin là tất cả những gì anh
ta viết điều xuất phát từ kinh nghiệm bản thân mà ra. Ngược lại,
anh ta đọc ở đâu đó một số kinh nghiệm của các tác giả khác
viết ra sách, và "thấy" được cái lỗi của mình mắc phải trong đó
để viết lên. Tại sao tôi biết được điều này? Tại vì câu chuyện
QUÁ PERFECT. Nó soi rỏ từng chi tiết một, từng lỗi lầm nhỏ
nhất của một hành trình mà một trader vấp phải. Đoạn đường
trading rất giống anh ta mô tả, nhưng nó không có chi tiết đến
thế. Muốn đúc kết một câu chuyện chi tiết như thế, người viết
phải được hổ trở thêm bởi kinh nghiệm của nhiều người khác
chen vào. Hơn thế nữa những vấp ngã trong câu chuyện đó rất
đặc thù với thị trường Hoa Kỳ, và các thị trường mature trên thế
giới. Nếu các bạn trade tại VN bắt đầu từ năm 2000 cho đến
nay, bạn sẽ chưa có một số kinh nghiệm mà câu chuyện nó nêu
ra. Bài viết này nếu bạn đã từng trade một thời gian, bạn không
cần đọc hết cũng sẽ biết khúc sau là gì. Tại sao như thế? Tại vì
tuy nó có nhiều dạng khác nhau, nhưng chung qui cái lỗi nằm ở
cá nhân của mình mà ra. Bởi vậy lúc trước khi mới mở website
này, tôi đã nói trading is a mind game. Hai câu mà tôi để dưới
chữ ký là tượng trưng cho một mind game trong trading. Ngoài
ra, tất cả những lỗi lầm này đã được đúc kết thành sách rải rác ở
đâu đó trên Internet. Nếu bạn có dịp đọc bài viết về 133 lỗi của
forex trading mà trong đây có nhiều lần được post, passed vòng
vòng giũa các thành viên với nhau, bạn sẽ thấy những điều câu
chuyện đó viết ra cũng gần giống giống thế đấy. Concept vẫn là
một, nhưng cách diễn tả có thể khác đi đôi chút. Tôi thật sự
không có khả năng đút kết một câu chuyện mạch lạc như thế, và
cũng không có khả năng để kể lại một cách rỏ ràng sách vở như
thế. Nhưng phần lớn các lỗi lầm trong câu chuyện này tôi đã vấp
phải. Không phải một lần đâu, mà nhiều lần rồi. Anyway, đây là
một bài viết có giá trị. Nó giúp được các newbies thấy rỏ mình
hơn. Nó giúp lột trần cái cuộc chiến giằng co trong đầu mỗi
người chúng ta khi liệng tiền vào thị trường. Cho dù đó là
currency hay là stocks. Cuộc chiến nào cũng khốc liệt cả. 

Viet Currency

Những Chia Sẻ Của Bang Chủ Phần 12


Với strong MACD cross-over như thế này, và hàng loạt các tín
hiệu support mạnh như hiện tại, thì xác suất vnindex quay đầu
có còn cao nữa không? 
    Trước hết, thị trường trong hai ngày vừa qua nhẩy gần 7%.
Trong đây bao nhiêu bác mua kịp?  Câu trả lời là KHÔNG.
Không có bác nào trong đây mua kịp được bao nhiêu, đúng
không? Các bác chưa mua kịp thì người khác cũng thế thôi. Nếu
có thì chỉ có những người tried to catch a falling knife mua lúc
TRƯỚC khi thị trường nhảy. Mua kiểu hên xui. Họ là người
đang có lời nhiều vào giờ này. Tuy nhiên, phần lớn bà con còn
chưa tỉnh giấc mộng 20% correction. Cho nên một mai họ tỉnh
lại. Ho sẽ giật mình mà ùn ùn chạy đi mua. Họ giật mình khi
thấy quay qua quay lại market về gần lại điểm 1170 rồi. Tuy
nhiên, cho dù market có trở về lại 1170 thì phần lớn số tiền đang
lổ của họ sẽ giảm không nhiều. Tôi có nói về hiện tượng này rồi.
Bởi vậy phía trên tôi có nói, anh em cứ tiếp tục ride nó đi (stay
long). Cho đến một ngày gần đây khi người ta ùn ùn đi mua thì
lúc đó các chú mua lúc trước. Mấy chú catch the falling knife đó
sẽ chạy. Và các anh cũng sẽ chạy luôn. Vì đó là giai đoạn
retesting sẽ bắt đầu. Xin lưu ý. Retesting không cần phải về lại
900. Nó chỉ cần về lại để set a HIGHER LOW. Higher low là
một bằng chứng cái bottom đã thành hình. Higher low trong
trường hợp này có thể là 930-950 hay gần gần đó. 

Theo em nghĩ thị trường nếu lên thực sự ổn định thì phải có giai
đoạn tích luỹ chứ không thể có kiểu lên ầm xuống ầm ầm thế
này được. 2 cực đó xảy ra quá nhanh nên em nghĩ rất khó bền.
Nếu thật sự lên thì nó phải retest lại xung quanh khoảng 1000
hay 1050 trong 1 thời gian đủ dài.
     Ở thị trường Mỹ hiện tượng này người ta gọi là SHORT
COVER. Short cover là khi anh bán khống (short sale) và bây
giờ anh đi mua lại. Hiện tượng ầm ầm này là mấy chú short bị
squeeze (bị bắt chẹt) nên họ phải mua lại bất cứ giá nào, và tạo
nên khung cảnh hổn loạn. "Khung cảnh hổn loạn" có nghĩa là
volatility tăng. Volatility tăng là dấu hiệu cái ĐỈNH hoặc ĐÁY
đang thành hình. Tại sao như thế? Volatility tăng là một phản
ảnh của tâm tình investors đang bị giao động. Họ bị phân chia
giữa hai cực: MUA & KHÔNG. Mua thi sợ, mà không mua thì
tiếc. Trong trường hợp này thì đây là cái đáy. Đáy ở đâu? Đáy ở
điểm 900. Tuy biết rằng nó là cái đáy, nhưng họ đang còn nhiều
nghi ngại về hướng đi hiện tại. Cho nên mặc dầu thị trường có
lên, và sẽ lên trong các ngày sắp tới. Nhưng vì cái volatility này
và cái nghi ngại vẫn còn cho nên retesting có nhiều XÁC XUẤT
sẽ xẩy ra khi volatility giảm.
Khi xưa anh VC có nói lúc TT xuống 900 điểm không mấy ai ở
đây dám nhảy vào. Hình như đúng thì phải??? Bây giờ lên hơn
1000 + một loạt tín hiệu tốt các bác lại mong nó lên trên 1030?
mà cuối cùng vẫn không dám nhảy vào?? Tui cũng là người mới
học, nhưng theo kinh nghiệm của tui, nếu anh em còn chần chừ
thì bỏ qua lần này đi, coi như để quan sát rút kinh nghiệm. Tiền
còn đó, market còn đó phải không anh VC?  TT có thể có retest
(cái này là nhiều khả năng), có thể không. Trong cả 2 trường
hợp mà có run tay thì tốt nhất là chờ nó vào hẳn giai đoạn
consolidation, lúc đó dễ xác định ngưỡng trên, ngưỡng dưới, tha
hồ lựa chọn CP và TA để mà chiến đấu thì an toàn hơn. 
    Cái khó trong mỗi người chúng ta là FEAR & GREED. Trong
giai đoạn vừa qua, rất ít ai trong các anh mua được khi VNI @
900. Anh. Đúng là tôi có tiên đoán khi giá hit 900, không mấy
người trong các anh dám mua. Không phải vì các anh không
biết, nhưng lúc đó tình cảm nó lấn dần cái sáng suốt của một
người đầu tư. Ai cũng tự nhiên cảm thấy bất an khi nhìn VNI ở
900. Heck...thậm chí trong lúc đó hình như có chú Tiến Sĩ nào
tuyên bố VNI sẽ về lại 500 luôn thì phải. Điểm chính yếu hiện
tại là chúng ta không biết hai ngày qua thật sự là gì? Có phải vì
giá bị dồn nén cho nên bây giờ bộc phát. Một hiện tượng mà
người ta gọi là volatility expansion hay không? Nếu đúng như
thế thì cũng tốt thôi. Bây giờ các anh lấy chart VNI ra và để cái
Bollinger band vào xem thử đi. Rất có thể nó đã nhảy ra khỏi cái
upper channel line rồi đó. Từ đây về sau canh me cái giá và cái
upper band line này. Trong một strong up trend và volatility
expansion, giá sẽ ôm lằn upper band cho đến khi BB phình ra
như cái bong bóng. Đợi đến mức nó cực to thì mình cash out. Vì
đó là dấu hiệu của correction sắp xảy ra. Với tình trạng hiện tại,
rất có thể ngày mai (giờ VN), VNI sẽ có thêm một 30+ pt day
nữa đó. 
Theo lý thuyết thì biến động giá gần đây của VNI giống với
trường hợp V-turn reversal. VNI giảm từ 1170 xuống 905 tương
đương với hơn 38.2% trong khoảng thời gian ngắn - 01 tháng
rưỡi, với một chanell line tương đối dốc, cộng với rất nhiều yếu
tố khác (như sự nhạy cảm về số lớn, hành động của các con thú
lớn (cũng chưa rõ ràng lắm)...) nên đã bounce back rất mạnh từ
điểm 905. Khả năng retest ở thời điểm này là lớn, nhưng như
anh V.C đã nêu là cũng có thể chỉ tạo ra một higher low để xác
nhận đáy đã thực sự hình thành ở 905. Về tính chu kỳ. Theo
thực tiễn quan sát và nhận định của em thì VNI dường như có
tồn tại một "chu kỳ nhỏ 3 tháng" (giữa tăng, điều chỉnh, tích luỹ,
tăng...). Nếu áp dụng vào hiện tại với đồ thị giá VNI thì thời
gian điều chỉnh vừa qua là chưa đủ (mới có 1+1/2 tháng), nhưng
nếu xem biến động của các chỉ số RSI và MACD thì đến nay là
đúng 03 tháng điều chỉnh. Xét một vài BCs dẫn đầu TT như
GMD, VNM thì thời gian và một số tín hiệu điều chỉnh cũng đã
hoàn tất. VD với GMD: Đồ thị điều chỉnh diễn ra theo mô hình
5-3-5, MA5 một lần gặp MA20 vào đầu tháng 04 rồi lại tách ra
và mới crossover vào ngày hôm qua 07-05 (em thích dùng MA5
- đại diện cho 5 trading days per week và MA20 - tương tự cho
khoảng 4 weeks). Sự phục hồi của những mã này sẽ dẫn theo sự
phục hồi của cả TT...(thời gian vừa qua em cũng hơi thiếu kinh
nghiệm khi chỉ bám vào VNI mà bỏ qua phân tích một số mã
này để có thể nhận ra tín hiệu sớm hơn).Như vậy theo phân tích
của em thì TT đã thực sự quay đầu. 
    TA nó có cái lạ là không bao giờ mình phân tích rồi nó hiện ra
đúng hoàn toàn. Nếu anh thấy được một tia sáng nào trong cái
lối phân tích thì cứ để đó rồi chờ signal nó hiện ra đúng để
confirm cái logics của mình. Sau đó là take action.  
CHỌN LỰA BC NÀO RỚT ÍT NHẤT TRONG ĐỢT ĐIỀU
CHỈNH MUA VÀO NÓ SẼ LÊN NHIỀU VÀ NHANH NHÂT 
  Tại sao anh chỉ mua có 1?
   Lần sau anh nên mua vài cái. Tại vì nguyên lý đó là đúng,
nhưng cái dở của phương thức đó là mình KHÔNG BIẾT cái
nào sẽ lên cho nên anh phải quăng một mẽ lưới thật rộng. Trúng
chú nào anh xào chú đó. Chứ anh chọn chỉ có 1 thì xác xuất
thắng rất thấp  
Còn riêng về chỉ số PSAR thì đó là một chỉ số luôn luôn bắt anh
phải ở trong market, taking a long side or a short side. Ở thị
trường Hoa Kỳ thì cái đó dể làm lắm vì anh được short sell. Ở
VN anh có thể nhảy ra. Lợi điểm của phương pháp này là nên
xài nó khi market trend mạnh (well defined trend). Go long khi
giá nằm trên mấy cái dấu chấm; go short hay đi ra khi giá nằm
dưới mấy cái dots. Chi? vậy thôi. Tuy nhiên, gặp một choppy
market, sideway market thì phương pháp này sẽ không chính
xác. Tại vì đây là một trending method, chỉ nên dùng cho
trending market thôi.   
     Commodities prices như oil thường dẫn đầu lạm phát. Khi
thấy giá commodity tăng thì thương thường nó sẽ show up trong
data từ 3 đến 4 tháng sau đó vì nó phải work through hệ thống
manufacturing của kinh tế. Thành ra, mặc dầu các chỉ số kinh tế
hiện tại chưa có dấu hiệu lạm phát, nhưng the FED đã đi một
bước trước nó. Bernanke là truyền nhân của đại sư phụ
Greenspan. Bernanke cũng học được châm ngôn: Giết lạm phát
bằng bất cứ giá nào. Cho nên với một weak housing market hiện
tại. Mọi sự giảm về phân lời là một big help cho kỷ nghệ này, và
kỷ nghệ này là kỷ nghệ cung cấp công ăn việc làm nhiều nhất
nước Mỹ. Hiện tại nó đang trong tình trạng thê thảm. Nhưng
Bernanke theo đúng sách vở của sư phụ để lại. Đó là hy sinh tất
cả để giết inflation. Traders nhìn chart thì thấy rỏ điều này nếu
coi the yield curve, nhất là yield on the long bond. Anh
snowman có thể pull cái chart của chỉ số CRB index
(commodity index) thì sẽ thấy giá của các loại hàng thuộc về
commodities đang từ từ lên.   
    Bác nên tập nhìn nhiều thị trường để kiếm một sợi dây liên hệ
của các thị trường lại với nhau. Xong rồi bác mới phân tích từ
thị trường riêng biệt để hiểu tại sao nó như thế. Thông thường
thị trong tất cả thị trường tài chánh, ở một khoảng thời gian nao
đó, sẽ có một thị trường dẫn đầu. Khi đặt tiền xuống trade thì
bác phải biết hiện giờ thị trường nào là "đại ca" là đầu tàu. Phản
ứng của các thị trường khác sẽ từ từ đi theo. Bác đang trade
vàng. Bác có biết thị trường nào đang dẫn đầu cho mọi sự lên
xuống của financial markets hiện tại không? Bác biết được cái
này thì bác mới giảm bớt thua lổ. Còn nếu không thì sẽ bác khó
sống thọ trong các derivatives market lắm. Tại vì tụi nó trade
xuyên market mà.  
Ascending/descending triangle thường là một tam giác vuông,
với một đường thẳng là một cái base. Sau đó, cái đường
hypothenus (đường xéo) của hình tam giác định nghĩa cho sự
kiện nó là một ascending triangle, hay là một descending
triangle. Nếu đường xéo này mà chỉa lên thì đó là một ascending
triangle. Chỉa xuống là descending  
     Trên các trading desks on the Street người ta không xài các
danh từ như BUY/SELL. Tại vì các thị trường đó có thể bán
khống (short sale) được. Và khi anh short sale, anh cuối cùng
cũng phải mua lại để close cái position của anh. Thành ra để
tránh hiểu lầm là anh chỉ đơn giản mua (go long), hay là anh
mua lại (cover buy) vì lúc trước anh đã short sale, người ta xài
cách danh từ LONG (mua vô), Short (short sales) trong equity
market để nó rỏ cách mua bán của anh. Ngoài ra, nó còn mang ý
nghĩa của một loại market. Long = bullish; Short = bearish. Khi
ai nói với anh là "tôi short market này" thì đó có nghĩa là người
đó bearish về market. Nếu họ nói tôi "long market" thì có nghĩa
là họ bullish. Các danh từ Long/short, cover buy, naked short
xuất phát từ options market. Vào đó anh sẽ thấy nhiều danh từ
hơn nữa. Mỗi danh từ nói lên một trạng thái mua bán của thị
trường. Dần dần khi VN hội nhập thị trường tài chánh thế giới
thì các danh từ này sẽ phổ thông hơn. Các anh nên học nó thẳng
từ tiếng Anh, đừng dịch nó ra tiếng Việt làm chi, dể gây ngộ
nhận. Đây là một international language. Vào thị trường tài
chánh của thế giới, chỉ cần nói long hay short là người ta hiểu
liền. Mai sau này trong các anh có ai làm cho một trading desk
của một nhà bank VN thì nên xài danh từ này để nói chuyện với
các trading parties khác. Nếu anh xài lộn xộn mà gặp mấy thằng
traders khó chịu, nó cúp phone liền không thèm nghe anh giải
thích đâu. Thời giờ là tiền bạc on the trading floor.. 

Cờ chữ nhật nghĩa là lá cờ hình chữ nhật. Muốn nói đến retangle
chart formation (continuation). 
   Oh...rectangular formation... vậy mà tôi cứ tưởng là Japanese
candlestick. Đó là một giai đoạn dừng chân tạm thời trên chart
sau một big trend, và trend này có thể là up or down. Đại khái,
giống như một người chạy bộ sau một quãng đường dài thì dừng
lại thở. Consolidation có nghĩa là gom lại. Gom lại là vì giá ở
trên chart không còn break out/down nữa mà nó "gom lại" ở một
vùng hạn hẹp nào đó. Và từ đó mới có tên là consolidation
phrase, hay là consolidation period (giai đoạn gom lại trên
chart). Rectangular consolidation thường có hai mức: resistance
và support. Sau khi ngừng lại một thời gian thì giá sẽ có hai
hướng đi: tiếp tục đi theo hướng đã đi, hoặc là xoay chiều. Hiện
tượng xoay chiều thường đánh dấu một cái đỉnh của giá, hay
một cái đáy của giá, tùy theo cái trend trước đó.  Nếu trước đó là
một khởi đầu của trend thì rất có thể giá sẽ tiếp tục đi. Ngược
lại, nếu trước đó giá đã lên quá cao, quá xa, và trend có nhiêu
dấu hiệu đã đi xa thì rectangular formation có nhiều xác xuất sẽ
là một reversal formation hơn là một continuation. Muốn biết
rectangular formation hiện thời là gì, và hướng đi sắp tới của nó
ra sao, bạn nên xài MACD để xem sức mạnh của trend ra sao.
Nếu MACD có dấu hiệu xoay chiều, hay đi ngang, thì xác xuất
xoay chiều của rectangular formation cũng sẽ như thế.  
     Tiền của tôi, tiền của bác, và tiền của tất cả members vào.
Thắng thua đều chia theo số phần trăm của tiền người bỏ vào.
Thí dụ, nếu bác chỉ có 10% trong fund thì bác lấy 10% tiền lời.
Tiền fee của tôi là 30% tiền lời. Chứ không đụng đến tiền vốn
của bác. Nếu bác lời 10 đồng, tôi lấy 3. 7 còn lại là của bác. Nếu
tôi thua thì tôi PHẢI GỞ LẠI hết số tiền đã thua mới được chia
tiền lời. Bằng không thì không được. Đó là luật giang hồ của
Wall Street thứ thiệt. Traders không bao giờ ăn tiền commission.
Tại vì ăn tiền commission người traders không thật sự có nhiệt
tâm trong công việc. Mục đích của họ là chỉ muốn kiếm tiền
commission thôi. Sống chết mặc khách. Traders của hedge funds
thì khác. Bác và họ sống chung. Chết thì chết chung. Như thế,
người traders mới thật sự bỏ công ra trade. Đồng tiền là một
mảnh lực rất mạnh để bắt người ta làm việc không biết mệt  
    Tại vì MACD là một chỉ số khó xài nhất trong TA, vì những
complexities của nó. Ở đây tôi thường nói về divergence của
MACD, nhưng muốn xài MACD cho chính xác, divergence
cũng chưa đủ--nhất là khi market trở nên giao động mạnh. Có
nhiều lúc market và MACD divergence, nhưng giá lại không
quay đầu. Phải đợi một thời gian khá lâu nó mới xoay chiều.
Trong những trường hợp đó, mà cứ nhảy vào vì thấy divergence
trong giá thì phải trả một giá khá đắt, và đợi một thời gian khá
lâu cho giá xoay chiều đi theo MACD. Currency nó khác với
stock ở một điểm là dân trade nó đều nắm technicals rất cứng
thành ra mấy cái formation đơn giản như divergence này nọ
thường rất ít khi đúng trong một volatile market. Vì tụi traders
“jump the gun” trade trước khi signals có cơ hội develop xong.
Ngoài ra, một điểm không kém phần quan trọng là MACD
histogram. Cách xài nó chung với MACD để xác định signal.
Mấy phần này gom lại sẽ làm cho người mới học rất dể lộn. 

Ichimoku Kinkou-Hyo là một kỹ thuật do Goichi Hosoda một


nhà báo Nhật lập ra từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với
candlestick, nó đã trở thành niềm tự hào của người Nhật. Vì
tiếng Nhật khá là khó đọc nên người ta hay gọi tắt là Ichimoku
hay viết tắt là IKH. Nghĩa dựa theo tên của kỹ thuật này là "một
cái nhìn về đồ thị cân bằng" (Ichimoku - cái nhìn, Kinkou - hài
hòa, Hyo - biểu đồ giá). Cân bằng và hài hòa là cái người Nhật
luôn luôn kiếm tìm. Kỹ thuật này đo những trung điểm của các
giá cao và giá thấp trong các khoảng thời gian khác nhau. Các
khoảng thời gian gồm có 3 loại, nguyên bản là 26, 52 và 9,
tương tự như các khoảng thời gian trong chỉ số MACD, trong đó
9 đóng vai trò như thời gian của đường tín hiệu. Các khoảng thời
gian này được lập từ khi một tuần làm việc có 6 ngày. Bây giờ
một tuần làm việc có 5 ngày nên người ta cũng hay chỉnh lại các
khoảng thời gian là 22 (số ngày làm việc trong một tháng), 44
(số tuần làm việc trong một năm) và 7 (hoặc 8, một tuần rưỡi).
Người ta cũng có thể dùng các time periods khác như: 5, 13, 26.
Ichimoku gồm 5 đường: Kijun, Tenkan, Chiku, Senkou Span A
và Senkou Span B. Chà khó đọc và khó nhớ nhỉ. Chẳng hiểu ý
nghĩa là gì. 1. Kijun hay Kijun-sen theo tiếng Nhật là Trend Line
(thôi khỏi dịch ra tiếng Việt nhỉ). Kijun = (đỉnh cao nhất + đáy
thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 26 ngày vừa qua
(Kijun-sen period). Kijun cũng còn được gọi là Base Line. 2.
Tenkan-sen là Signal Line, đường tín hiệu. Tenkan = (đỉnh cao
nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa
qua(Tenkan-sen period). Tenkan còn gọi là Conversion Line. 
3. Chikou (Chinkou, Chiku) là Lagging Line, đường trễ chính là
giá đóng cửa của 26 ngày trước  Senkou Spans A và B hay còn
gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây Cloud (tiếng Nhật
là Kumo). 4. Senkou Span A = (Tenkan Line + Kijun Line) / 2
của 26 ngày trước đây. Tức là trung bình cộng của Kijun và
Tenkan dịch về phía trước 26 ngày. 5. Senkou Span B = (đỉnh
cao nhất + đáy thấp nhất) /2 tính trong khoảng thời gian 52 ngày
đã qua của 26 ngày trước đây. Tức là giống như cách tính Kijun
và Tenkan nhưng là tính trong khoảng 52 ngày và dịch về phía
trước 26 ngày. Như vậy tóm lại cho dễ nhớ chúng ta có đường
tín hiệu (Tenkan), đường xu hướng (Kijun), đường trễ (Chikou),
đường dẫn (Senkou) A và đường dẫn B. Khoảng cách giữa
đường dẫn A và đường dẫn B tạo thành mây. Tenkan - Đường
xu hướng. Nếu giá nằm trên đường xu hướng, có thể giá còn lên
nữa. Nếu giá bắt đầu cắt đường xu hướng, có thể xu hướng sẽ
thay đổi. Nếu đường xu hướng đi lên, giá có thể lên và ngược
lại. Một tín hiệu tốt của đường xu hướng là thể hiện trạng thái
mua thái quá và bán thái quá của giá. Kijun - Đường tín hiệu.
Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên, có thể giá
sẽ tăng (cái này khác với MACD) và ngược lại. Nếu đường tín
hiệu đi lên hoặc đi xuống, thị trường có xu hướng. Nếu đường
tín hiệu đi ngang, thị trường có thể sideway. Chiko - Đường trễ.
Nếu đường trễ và thị trường cùng hướng, đường trễ sẽ củng cố
thêm xu hướng. Nếu đường trễ nằm trên đường giá, nó củng cố
cho tín hiệu tăng giá (nếu có), ngược lại, nếu đường trễ nằm
dưới giá, nó củng cố cho tín hiệu giảm giá (nếu có). 
ok

Kumo - Đám mây Nếu giá nằm giữa hai đường dẫn A và B, tức
là lọt vào đám mây, thị trường có thể là đi ngang và các đường
dẫn này đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự. Nếu giá
nằm phía trên đám mây, các đường dẫn A và B sẽ là đường hỗ
trợ. Nếu giá nằm dưới đám mây, các đường dẫn lại là đường
kháng cự. Nếu đám mây dày, mức kháng cự và hỗ trợ tốt,
volatility tăng. Ngược lại, đám mây mỏng thì volatility thấp, thị
trường sideway. Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá nằm ngoài
đám mây sẽ là rất mạnh. Ngược lại các tín hiệu tăng giảm giá
nằm trong đám mây thì không mạnh bằng. Như vậy, tín hiệu
tăng giá bên dưới đám mây là rất yếu, tín hiệu giảm giá phía trên
đám mây cũng vậy. 
      Phải rồi. Cách xài chart này nằm trong bí ẩn của các đám
mây. Điều mà người mới xài nó nên lưu ý là nó không có một
con số nhất định chính xác như là moving average, hay MACD.
Nó là một vùng (đám mây) bao phủ giá. Và cũng vì là một đám
mây như thế cho nên khi xài đúng, hay là khi giá lọt vào vùng
đó rồi thì rất ít khi thoát ra nhanh như vượt qua một moving
average. Cái dở của các chỉ số TA của Tây phương là các chỉ số
này đưa ra một con số chính xác. Thí dụ như đường moving
average 25-day trên chart hiện tại. Nếu dựa vào đó thì người ta
sẽ vui mừng, vội nghĩ rằng một up trend đã thành hình..v..vv.
     Nhưng ai trade lâu rồi cũng biết hai hiện tượng bull trap và
bear trap thường xảy ra trên chart. Ví dụ của bear trap là nếu
VNI tuy có vượt qua lằn moving average này hôm thứ 6, nhưng
vài ngày sau nó quay đầu đi xuống. Nếu hên thì nó dừng lại
ngay lằn moving average. Còn xui thì nó break down luôn. Lúc
đó người trader mới vở lẽ ra rằng mấy ngày trước đó thật sự là
một cái trap. Hiện tượng technical bear trap này bạn sẽ thấy rất
rỏ, rất thường trong các thị trường mà dân chuyên nghiệp trade
nhiều, chẳng hạn như currency. Ngược lại nếu xài
Ichimoko chart thì đám mây hồng sẽ là tín hiệu báo cho bạn biết
về một viễn ảnh của một bear trap có thể xảy ra. Nó giúp bạn coi
chừng, và đừng mừng quá sớm. Theo kinh nghiệm của tôi thì
khi đám mây (up/down trend) mà thu hẹp lại thì lúc đó mới có
nhiều hy vọng. Cách xài đám mây này cũng giống giống như là
cách xài MACD histogram. 
     Một điều mà các anh nên nhớ là TA không phải là phải chính
xác 100%, nhất là ở các thị trường như thị trường VN. Chúng ta
cứ kiếm một vùng nào đó là đúng đủ rồi. Vì nếu bỏ thời gian ra
đi kiếm một con số chính xác sẽ không bao giờ được. Như mấy
hôm trước, tôi có nói rằng nếu VNI không qua được lằn 25-
moving average trong hai ngày nữa ( thứ 5, 6) thì nó sẽ retest.
Hôm đó là thứ 4 tuần trước. Sang thứ năm, nó nằm yên. Đến thứ
6 nó lại tiếp tục đi lên. Tôi cũng có nói, momentum của nó còn
mạnh. Anh em cứ ride the trend đi. Khi nào thấy nó xìu xìu
xuống thì nhảy ra. Một điều mà anh em nên lưu ý là nếu nó đi
càng cao thì xác xuất retest lại các điểm như 950-970 càng thấp
dần. 
     Thay vào đó sẽ là, đường 25-day moving average. Hiện giờ
thì chưa biết sẽ là đường nào, 950-970 hay là 25-day moving
average. Riêng về kỷ thuật Ichimoku thì tôi thường cắt nữa
khoảng thời gian (default)ra để dùng làm short-term time frame
cho index. Mấy anh cứ việc cắt mấy con số đó ra làm đôi thì sẽ
có cái giống giống của tôi thôi. Nếu có sai chạy tí cũng không
sao. Tại vì data tôi lấy từ BSC xuống nhiều khi nó cũng sai lệch.
Hơn nữa, đâu cần phải giống của tôi mới gọi là chính xác.
Chúng ta chỉ cần kiếm một vùng khái niệm đó để biết rằng đó sẽ
là resistance hay support thôi. Xài như thế nó mới chính xác hơn
là cần phải có một con số thật chính xác. TA là một nghệ thuật,
chứ không phải là một hard-core science. Chính xác không bao
giờ có.

Ichimoku chắc chắn không đơn giản, bởi vì nó không đưa ra con
số. Chúng ta phải đọc thế của nó trong tổng thể các đường và
mây, phối hợp với candlestick. Quả là một tuyệt chiêu của người
Nhật. Ngoài ra thay đổi các time periods để nhìn nhận thị trường
trong các khoảng thời gian phù hợp cũng là một kỹ thuật không
dễ nắm bắt.
     Người Nhật có hai tuyệt kỷ. Candlestick và cái này.
Candlestick dùng để làm entry/exit trên phương diện của TỪNG
NGÀY một, hay là dùng để dò la điểm xoay chiều của trend dựa
vào 3 candle. Ichimoko dùng để đo trend nói chung. Nó không
dùng để làm điểm ra vào một cách chính xác, hay dùng để làm
day trading như các chỉ số TA của Tây phương. Nhưng dùng
trên một time frame chừng hai tuần trở lên thì khá chính xác.  
   Tôi thường set up một screen với 4 cái windows. Mỗi một
window là một cặp tiền. Thời gian (periodicity) của nó thì tùy
theo giao động của thị trường. Nếu nó giao động mạnh thì tôi
xài 1 hour chart. Qua cái screen khác thì tôi xài 15- minute đến
30-min chart. Và cái cuối cùng là 5-min chart, rất ít khi tôi xài 1-
min chart. Nếu có, chỉ là lúc thị trường giao động thật mạnh, hay
thật buồn ngủ thì mới xài nó. Điểm chính là đi kiếm các
divergence của các chart này với nhau. Nếu có signal trong a
shorter time frame, chẳng hạn như 5-minute chart, thì tôi đi
kiếm cái confirmation đó trong các longer-time frame. Nếu mọi
việc êm xuôi thì tôi nhìn cái 5-minute chart để kiếm đường ra
vô. Trong 5-minu chart đó, tôi nghiêng về candlestick nhiều
hơn. Kiếm các candlestick formations để làm signal ra vô, chứ
không xài indicators nhiều nữa. Set up kiểu như tôi thì hơi khó
gặp signal lắm. Vì mọi thứ phải line up gần giống nhau. Như
nếu có được thì đó là một signal hầu như rất chắc chắn để make
quick $. 

Tìm diver để làm gì vậy Anh , Tôi nghỉ là nếu signal trong tất cả
các chart cùng chiều (up hoặc down) thì độ tin cậy cao hơn chứ  
Từ trước tới giờ Tôi thường nghỉ rằng nếu xet signal thì phải xét
từ time frame lớn rồi chuyển xuống các time frame nhỏ hơn
chứ , vì sao? Là vì time frame càng lớn thì độ tin cậy cao hơn và
mức độ dao động của nó cũng cao mình mới có khả năng đạt
target chư phải ko.
     Thật ra, đó là lỗi của tôi vì tôi nói hơn nhanh và không rỏ
ràng. Nếu anh đọc thêm một line phía trên nữa thì anh sẽ thấy
cái ý chính của tôi. Tôi đang nói về cross trade. Tôi kiếm
divergence không phải từ các indicators mà các anh thường xài.
Tôi kiếm divergence của các pairs với nhau. Thí dụ như đồng
US $ và các đồng khác. Khi kiếm được rồi thì lúc đó tôi mới
nghĩ đến cách ra vô trong cặp tiền mà mình muốn trade. Tôi cho
anh một thí dụ. Anh cũng biết là trên currency có 4 cặp tiền
chính. Đó là lối suy luận bình thường mà ai cũng biết. Ngoài ra,
nếu anh nhìn kỷ thì anh sẽ thấy rằng các cặp tiền trên thế giới
phần lớn đều trade against hai đồng tiền: US$ & JPY. Ngược lại,
US$ cũng trade against JPY. Anh lấy cặp này (USD/JPY) ra làm
chuẩn vì đó cũng như là cây thước để đo các cặp kia. Như thế
này nhé. Một ngày đẹp Trời nào đó, US$ tự nhiên tăng mạnh so
với đồng JPY. Sự kiện US tăng này mang hai ý nghĩa.
     Thứ nhất, US tăng có phải vì $ mạnh, hay là vì JPY yếu? Một
cặp tiền lên xuống không phải vì nó mạnh, mà có thể vì đồng kia
yếu. Anh phải biết tách rời sự kiện này ra thì anh mới nghiêng
phần thắng về mình. Tại vì khi anh tách rời được sự kiện này ra
thì lúc đó anh sẽ ghìm súng vào cặp tiền chính trong 4 cặp tiền
còn lại để biết đâu là đầu mối của sự yếu này. USD/JPY mạnh
có thể vì cặp EUR/USD đang yếu cho nên traders đang cross
trade để lock in profit. Trong stock market người ta gọi là
ARBITRAGE.   Nếu $ mạnh trong cặp tiền $/JPY, và sau khi
anh xem xét các cặp tiền còn lại anh biết rằng nó mạnh vì GBP
đang rớt chứ không phải nó mạnh vì JPY đang yếu. Có nghĩa là
người ta đang mua $ vì GBP rớt. Lúc đó anh nhìn qua
cặp EUR/JPY để kiếm đường short EUR. Tại vì lúc đó JPY
cũng yếu luôn. Cái yếu này sẽ rất tạm thời. Cho nên nếu muốn
kiếm chừng 15- 20 pips tiền đường thì anh đợi đợt selling trong
GBP tăng đến tột độ thì nhảy vào bottom fish đồng JPY bên cặp
Eur/JPY. Đó là cái mà tôi gọi divergence phía trên, chứ không
phải divergence trong mấy cái indicators và giá. Còn mấy cái
phút mà tôi nói là cách thứ xem cross trade timing để ra vào.  
    Đây là chỉ số gồm các công ty tượng trưng cho lãnh vực của
người tiêu thụ. Thí dụ, như là đồ ăn, các vật dụng xài hàng ngày
trong cuộc sống. Các loại công ty này không bị ảnh hưởng nhiều
với sự lên xuống của kinh tế. Điển hình của loại công ty thuộc
kỷ nghệ này là đồ ăn em bé. Bạn có thể không có tiền mua một
món đồ xa xỉ phẩm khi kinh tế suy thoái, nhưng bạn vẫn phải bỏ
tiền ra mua sửa cho con. Vì thế trong mọi tình cảnh của kinh tế,
các công ty loại này thường không giao động nhiều. Đó là điểm
tốt của nó. Điểm xấu của nó là khi kinh tế phát triển mạnh, nó
cũng không đi đâu. Lý do là bạn giàu thì bạn cũng ăn ngày ba
bữa. Muốn ăn thêm cũng không được bao nhiêu. Công ty thuộc
kỹ nghệ này sẽ khó tăng lợi nhuận cho dù bạn có giàu hơn nữa.  
     VNI lên 26 điểm hôm thứ hai, rớt lại 11 pts hôm thứ 3 và 13
pts hôm thứ 4. Như thế có nghĩa nó đã rớt hết lại số điểm đã lên
của thứ 2. Đó có nghĩa là một reversal của giá. Hơn thế nữa,
selling và buying thường phải có hiện tượng gọi là FOLLOW-
THROUGH. Follow through có nghĩa là nếu thị trường rớt một
ngày thì đó chỉ là chuyện ngẫu nhiên, không tính. Nhưng nếu nó
rớt thêm một ngày sau đó thì nên coi chừng. Nếu thêm luôn một
ngày thứ 3 nữa thì đó là một hiện tượng mà người ta biết selling
có momentum phía sau, hay nói theo kiểu traders là selling has
legs. Đó thường là selling sẽ tiếp tục. Khởi đầu đi từ điểm 900
support của đầu tháng cho đến nay, VNI đã có một cái rebound
khá mạnh. Có thể nói là mạnh hơn dự đoán lúc ban dầu nhiều.
Lúc đầu tôi nghĩa là chừng 1000-1030 là cao. Nhưng nó đi xa
thêm hơn 30 điểm nữa. Nếu nhìn lên chart, các bạn sẽ thấy các
điểm mà chúng ta đã từng bàn thảo tại đây đều là các điểm
support và thị trường có thể dừng chân. Nhìn xa thêm tí nữa ở
chart phía dưới. Hai lực buying và selling hiện đang ngang nhau
(+DI/-DI). Hai chỉ số đó sắp đan vào nhau--một hiện tượng
trend sắp đổi chiều và kỳ này có thể đổi chiều đi lên nếu +DI chỉ
chạm -DI và bung lên lại. 
    Trong market hiện tại thì cái này rất có thể. Tuy nhiên,
MACD vẫn còn nằm dưới lằn ranh zero. Đó là một bearish sign
cho thị trường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu market sẽ
dừng lại để lấy sức. Tại vì trong 100 lần mà tôi thấy dấu hiệu
này của MACD là 99 lần market luôn dừng chân. Đây là cửa
ngỏ sinh tử để chuyển mình từ một market này sang một market
khác. Trong trường hợp này là từ một down trend market sang
một up trend market. Và các chú bears của thị trường không dể
để lằn MACD xuyên qua zero line một cách dể dàng đâu.
Thường thì sau khi nó rebound và khi nó về gần lại lằn zero line
thì nó lại dip xuống một chút. Song song với cái dip của MACD
là giá pullback. Tuy nhiên, nếu đây chỉ là một pullback thì
MACD sẽ set a HIGHER LOW so với điểm low lúc trước @900
và từ đó lên lại. 
    Lần này nó sẽ cắt qua lằn zero line luôn. Lúc đó market sẽ
rebound khá mạnh. Hiện tượng đó khi nào xảy ra thì không biết
được, nhưng khi nó xảy ra thì lúc đó giai đoạn pullback này sẽ
kết thúc. Với hiện tượng của 3 hôm nay kể từ đầu tuần thì
market đang có dấu hiệu pullback nhiều hơn là một dấu hiệu tiếp
tục đi lên.   15/5 Lý do gọi là reversal vì số điểm của hai ngày
rớt vừa qua đã đủ để xóa đi số điểm lên hôm thứ Hai. VNI hôm
nay rebound lại được 18 pts. Điểm đáng lưu ý hiện tại là thị
trường càng ngày càng trở nên volatile. Tốc độ càng ngày càng
tăng. Increasing Volatility thường mang hai nghĩa: Top or
Bottom đang thành hình. Thí dụ là bottom đang thành hình thì
sau này khi nó break out khỏi cái trading range hiện tại thì nó sẽ
về lại điểm all-time high rất nhanh. Với giá hiện thời thì nếu
break out có xảy ra thì 1170 có thể về trong nháy mắt. Ngược
lại, nếu đây là một điểm top thì khi break down nó sẽ về lại 950
cũng rất nhanh. Nói chung rằng khi volatility tăng, nó nói lên sự
giàng co của hai lực mua bán trong market. Khi một trong hai
lực đó thắng thì market đi thật nhanh theo lực thắng vì lúc đó số
người đứng bên kia đối diện với lực thắng họ chuyển luôn qua
bên này, làm cho market chạy thật nhanh theo hướng của lực
thắng. Nếu bạn đã có mặt trong market hiện thời thì nên giữ.
Nếu chưa thì khoan nhảy vô. Lý do là bạn không biết ai sẽ thắng
trong cuộc tranh chấp này. Bạn muốn thấy một clear winner
trước khi bỏ tiền vào.

Theo em day la thoi diem nhay cam nen it nguoi muon giu co
phia ma se ban ngay khi co loi rat nho de tranh rui ro gia xuong.
Gia do vay nen bien dong rat nhanh. Tuy nhien, nha dau tu nuoc
ngoai mua lien tuc tang do vay em thien ve huong rebound.
   Anh đợi thêm đến tuần sau thử coi. Tại vì volatility is non-
directional cho nên giai đoạn hiện tại nó đều có xác xuất lên
xuống giống nhau (50/50%). Mặc dầu data từ BSC.com không
chính xác cho lắm, nhưng cũng tạm đủ để thấy rằng market đang
trong giai đoạn phân vân. Rất có thể hôm nay (thứ 6) nó rớt lại
20 điểm thì sao? Điểm chính yếu hiện tại không phải là số điểm
lên hay xuống, mà CƯỜNG ĐỘ của sự kiện lên và xuống. Cái
đó mới là tâm tư của người ta phía sau market. Đo được cái đó
sẽ đo được trend. Ở thị trường Hoa Kỳ, anh có thể xài chỉ số
VIX, VXN để đo nó qua số lượng options mà traders dùng để
đánh cá hướng đi tương lai. VN chưa có cái đó nên phải đợi
thêm tí nữa. 

Khi nào thì dùng SMA và khi nào dùng EMA? 


      EMA thường được xài cho short term. Nếu chị cần một thời
gian dài để xem chu kỳ lên xuống của cổ phiếu thì SMA. Nếu
chị chỉ cần coi một thời gian ngắn từ một tháng đến 2 tuần thì
nên xài EMA. Lý do là EMA đặt nặng trọng tâm vào giá gần
nhất hiện tại. Nó phản ảnh sự lên xuống của giá trong giai đoạn
ngắn nhất. Thông thường thì sự khác biệt của hai cái không có
nhiều, nếu giá không giao động mạnh trong thời gian chị chọn
lựa, chẳng hạn là 3 tháng hay 6 tháng. Tuy nhiên, khi giá có sự
giao động bất bình thường so với dĩ vãng thì EMA xài sẽ chính
xác hơn.  Giá thế nào gọi là giao động: Trong các thị trường thế
giới thì người ta sẽ lấy IMPLIED VOLATILITY của options
price mà định nghĩa giá giao động hay không. Implied volatility
xuất phát từ historical volatility cho nên phương cách này khá
chính xác khi chị muốn xác định rằng giá hiện tại có phải là
volatile so với dĩ vãng hay không. Tuy nhiên, trong thị trường
VN hiện tại thì chị không có mấy đồ chơi này, cho nên chị xài
tạm cái chỉ số gọi là ATR (Average Truê Range) trong
Metastock. Đại khái là khi ATR mà lên cao so với quá khứ thì
đó là một giao động (increase volatility) trong giá. Tùy theo chị
chọn time frame nào để xài. Nếu chọn 10-day time frame thì
phải xài 10-day time frame cho EMA. Trước hết chị set hai cái
windows: ATR & Price. Xong rồi coi khi nào ATR bắt đầu tăng
để kiếm một time frame cho chính xác. Xong rồi mới lấy cái
time frame đó mà xài cho EMA. 

Em có một thắc mắc là khi xảy ra breakout làm sao mình xác
định được đó là thật hay chỉ là "hư chiêu" Anh? Vì trong Stocks
Market em thấy khi breakout cần kèm theo Volume lớn.
    Currency market mà chúng ta đang trade đây được gọi là spot
market, hay còn được gọi là CASH MARKET. Market loại này
được xuất thân từ những OTC market--một loại market được
trade giữa các institutions với nhau. Trong market này người ta
trade bằng số lượng không được standardize. Có nghĩa là anh
muốn trade bao nhiêu thì trade, không có một đơn vị tối thiểu.
Sau này khi nó được phổ thông hóa qua bên retail thì họ mới lấy
đơn vị là 100K (K = 1000) để làm đơn vị tối thiểu. Càng đi vào
retail thì con số đó càng nhỏ đi. Cho đến bây giờ là 10K. Cho
nên không biết chính xác là đơn vị nào là một đơn vị tối thiểu để
dựa vào đó mà đoán. 
    Bên stocks thì đơn vị nhỏ nhất để trade là 100 shares. Nhỏ
hơn nữa gọi là odd lot ( < 100 shares). Và đơn vị nhỏ nhất của
stock là 1 share (cổ phần). Bên này thì khác. Chính vì được xuất
thân như thế cho nên currency không có volume. Nhưng nếu anh
chịu bỏ ra một tháng 1500 US$ để mua data quotes loại xịn của
Reuters hay E-signal thì anh có thể coi level 2 của nó. Ở đó
người ta có cho anh coi số lượng bid/ask của từng market
makers. Dĩ nhiên anh sẽ không coi hết được vì nó những banks
không thuộc hệ interbank (phần đông các loại banks này thuộc
về Eastern European banks) cho nên anh cũng vẫn coi chưa đủ
để biết chính xác. Anh chỉ có một khái niệm về lượng cung cầu
chút vậy thôi. Tại vì không nơi nào có đủ quotes để report.  Còn
thực tế thì có volume cũng không quan trọng cho lắm. Vì đây là
một market cực kỳ liquid. Số lượng tiền được mua bán mỗi ngày
là hơn 2 ngàn tỷ Mỹ Kim (*), và còn đang tăng mạnh. Nếu
chúng ta chỉ mua bán mỗi lần là 100K là đơn vị căn bản thì
volume ít tới đâu cũng không ảnh hưởng gì. Chúng ta là cò con
mà. (*) Theo BIS survey của năm 2000 thì số lượng volume mỗi
ngày là vào khoảng 1.8 trillions (1 trillion = 1000 tỷ). Năm nay
là 2007, 2 trillions/day là con số ước lượng của tôi.  
    Lot là đơn vị tối thiểu để đo trong currency market. Bên
stock, đơn vị tối thiểu là 1 cổ phần. Bên này là lot. Lot có giá trị
khác nhau tùy theo từng cặp tiền. Regular lot là 100K US. Mini
lot là 10K USD. Khi anh mua "1 cổ phần" của cặp tiền
EUR/USD thì đó có nghĩa là anh mua 100K US $ nếu anh trade
regular lot. Anh trade mini lot là anh mua 10K. Tuy nhiên, anh
không cần phải bỏ tiền 100K, hay 10K ra để mua trọn vẹn. Anh
chỉ cần bỏ một số tiền rất thấp, chừng khoảng 1% của tổng số
tiền giá trị lot. Nếu anh trade Eur/Usd thì 1% của 100K là 1000.
Tuy nhiên, vì đồng Eur hiện giờ là khoảng 1.35 US$ cho nên 1%
của cặp tiền này sẽ là khoảng 1350 US$ tiền thế chân khi anh
muốn trade nó.  Pip là đơn vị tối thiểu để đo độ nhẩy của đồng
tiền. Bên stock, đơn vị tối thiểu để nhẩy là 1/share. Vì giá trị của
mỗi lot của mỗi đồng tiền khác nhau, cho nên giá trị của pips
cho mỗi cặp tiền cũng khác nhau luôn. Thí dụ như cặp tiền lớn
nhất là EUR/USD. Mỗi pip của nó là 10 USD (cho regular lot).
Mini lot là 1$/pip. Cặp tiền USD/JPY thì mỗi pip khoảng 8
US$. 
    Khi anh trade thiệt thì công ty forex sẽ cho anh một bản tham
chiếu các giá trị của từng pip cho từng cặp tiền để anh có khái
niệm về giá trị của nó. Hai thằng này đều là hai thằng yếu nhất
của currency market hiện tại. Khi anh trade cái này thì chuyện
mà anh đang làm là KIẾM THẰNG NÀO YẾU HƠN. US$ yếu
vì traders đang hy vọng the US FED giảm lãi xuất vào 2nd of
the year. Nhật thì đang cố gắng vượt ra khỏi cái ảnh hưởng của
một recession khởi đầu từ những năm đầu của thập niên 90's.
Phân lời của Nhật gần như là zero (0.50%) cho nên hai chú này
rất yếu. Tuy nhiên, một điều rất đặc biệt về đồng Yen là traders
xài nó thay đồng YUAN của TQ. Yeah...Cho nên khi China mà
lên tiếng là Yen moves. Anh mà short Yen thì nên cẩn thận. Thứ
6 tuần trước China tuyên bố nới lỏng mức độ giao động đồng
Yuan và $ một chút (peg rate). Con số % được nới lỏng này rất
ít, và chỉ có vẻ hình tượng vậy thôi, chứ thật ra chẳng có nghĩa
gì cho lắm. Phản ứng của Mỹ trong việc này là không đủ. 
     Một số dân biểu Mỹ lên tiếng chỉ trích. Họ nói đó chỉ là một
trò hề, không có nghĩa. Đây là mùa bầu cử ở Mỹ, bà con đang
tranh nhau chạy đua vào the White House vào 2008. Cho nên
nhiều chú rất xung trong lối nói chuyện để lấy điểm với cử tri.
Hành động này sẽ làm giao động cặp tiền này không ít thì nhiều.
Kể từ cuối tháng 2 JPY mất khá nhiều so với các đồng khác, đặc
biệt là EUR. Đây là một overbought market (short JPY). Cho
nên nó còn xuống thêm bao nhiêu nữa thì rất khó nói. Kinh
nghiệm riêng của tôi dạy tôi rằng khi ai cũng nhào vào short thì
mình nên ra ngoài, canh me mà go long. China đã hai lần lên
tiếng vì áp lực của thế giới cho nên nếu short yen thì nên cẩn
thận. Vừa trade vừa coi chừng. Fast market trong currency rất
bạo. 
Khả năng phá vỡ 1070 sắc xuất có cao không? Dùng chỉ số gì
của PTKT để có thể dự báo được khả năng này? 
     Khi market mà đang trend như thế, anh xài chỉ số Momentum
và +DI/-DI. Hai cái DI này. Một cái là đo lực mua; cái kia là đo
lực bán. Nếu nó vừa vượt khỏi điểm resistance line (1070) và
+DI chỉ vừa tách ra khỏi -DI thì đó là một strong buying signal.
Strong là vì buying pressure lúc đó chỉ mới khởi đầu thôi. Nó
còn nhiều xác xuất đi lên. Ngược lại, nếu nó đã đi xa rồi thì coi
chừng. Break out có thể biến thành bear trap.

Quan liêu quá em không nhìn VNI hôm nay nó ở 1085.41 rồi
nhưng lượng mua của nhà đầu tư trong nước không tăng (giảm
nhẹ) trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh. Quan sát
volume như vậy nên em thấy tăng này chưa bền. Anh có nhân
xét gì không?  
     Actually, nếu ngoại quốc mà mua nhiều thì phần lớn là các
tay nhà nghề đó. Anh nên chạy theo mà ride cái coat tail của nó
đi. Còn tiền của các nhà đầu tư trong nước thì chắc là không
phải dân nhà nghề nhiều. Đợi mấy chú đó mua mạnh thì party
gần over rồi. TA nó không phân biệt tiền của ai. Chỉ biết có
fresh $ được pump vào market là ok rồi. Tôi già rồi, chỉ fái TCS,
Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên thui 

 Tui cũng đồng ý với Anh VC là cùng với cặp EJ thì cặp UJ hiện
nay rất overbould , cho nên signal của TA hiện nay rất khó chính
xác .Tuy nhiên theo dự đoán của Reuter thì trong ngắn hạn USD
sẽ manh lên chút xíu, do đó theo tui nếu trade cặp này thì thiên
về long thì hay hơn, timing để entry thì nên đợi tới ngày mai sau
khi Mỹ và China họp xong để chắc ăn hơn.
     Ý của tôi không phải là so sánh cặp Eur/Jpy và Usd/Jpy mà là
so sánh tất cả những cặp tiền nào trade against the Jpy. Thiên hạ
rủ nhau pound đồng Yen te tua gần 3 tháng nay thành ra từ đây
về sau xác xuất đồng Yen bị rớt thêm nữa sẽ khá thấp, cho dù
anh trade cặp nào cũng thế. Nhất là cặp Eur/Jpy. Còn nếu anh
trade cặp Usd/Jpy thì có thể anh đở hơn tí. Đở hơn không phải là
vì Usd mạnh, nhưng là vì Eur yếu đi. Eur/Jpy mà rớt, và nó sẽ
rớt, thì traders sẽ cross trade nó với Eur/Usd, vô tình nâng Usd
lên. Chính vì thế mà Usd/Jpy đở hơn. 
     Điểm chính của market hiện tại và trong hơn 3 tháng qua là
short Yen. Cho dù anh short nó qua đồng Usd, Eur hay bất cứ
các đồng nào khác cũng thế. Chính vì nó đã rớt nhiều vì carry
trades cho nên cái risk hiện tại trong thị trường là sau khi ăn quá
nhiều thì xác xuất của một unwinding trong carry trades khá cao.
Đặc biệt là khi anh đang có China đứng kế bên. Còn chuyện của
Reuters thì họ thường phân tích theo dử kiện hiện tại, chứ họ
không được phép tiên đoán. Họ là một news organization. Và
với tư cách phóng viên anh chỉ có thể tường thuật câu chuyện
hay quote lời nói của một "expert" nào đó. Cho nên nếu dựa vào
phân tích của họ thì anh nên cẩn thận. China chỉ có hai đường
chọn lựa. Một là nâng giá trị đồng Yuân lên thêm nữa, hai là
chấp nhận những luật lệ mới do QH Mỹ đề ra. 
     Như có nói trước trong cái message Usd/Jpy, QH Mỹ đang
muốn kiếm chuyện với China vì đây là mùa bầu cử ở Mỹ. Các
dân biểu thường kiếm mấy chuyện giật gân để dành sự chú ý của
cử tri. Họ có thể lựa chọn một thời điểm khác hơn để bàn thảo,
chứ không cần ngay bây giờ. Nhưng các chú đó lựa thời điểm
này để bàn cãi. Ai cũng muốn tỏ ra mình là người rất cứng rắn
với TQ cho nên sẽ có những lời tuyên bố "nẩy lửa" để tạo uy tín.
China cũng thừa hiểu rằng họ làm vậy là không đúng. Nếu bung
cái peg rate đó ra thêm tí nữa cũng chả chết chú nào. Nếu Mỹ
làm áp lực mạnh thì chắc chắn chuyện đó sẽ xảy ra. Thêm vào
đó, cái chiêu carry trades này đã đi quá xa. Có lẽ vào một ngày
gần đây khi bà con không lưu ý nhiều thì China sẽ tuyên bố nới
lỏng thêm một lần nữa. Cũng như họ đã làm một lần cách đây
gần một năm về trước, vào khoảng tháng 8/2006. 

VN-INDEX : 1107.52  ▲22.11 (+2.04%)  Tổng KL GD:


8,470,280  Tổng giá trị GD: 987,128,000,000.  Trong đó có 50
CP tăng kịch trần.  22/5 
      Market hôm nay lên mạnh, với số lượng trung bình. Lằn
median line trên chart cho thấy vùng 1200 mới thật sự là điểm
resistance của giá. Các chỉ số momentum indicators phần lớn
mới trong giai đoạn đổi chiều. Như thế cái uptrend này có một
strong leg. ATR đang đi lên. Đó là một chỉ số nói lên mức giao
động của giá intra-day. VNI tuy không có intra-day, nhưng giá
đóng của ngày hôm qua thường là giá low của ngày hôm nay.
Và khoảng cách giữa hai giá khá rộng. Đó là volatility trong giá.
Nó nói lên sự kiện là investors sẵn sàng buy on break out.
Volatility là non-directional, nhưng trong một up trend hay một
down trend nó thường là lực đẩy giá đi theo hướng đã và đang
đi. Khi volatility tăng trong một trending market thì sức mạnh
của trend càng được tăng thêm, và tăng thêm cho đến khi nó đi
quá xa. Hiện giờ volatility trong VNI chưa đến mức quá xa để
có thể gọi là đáng ngại.  Hiện tượng này mang đến câu hỏi lúc
trước: Pullback có còn xảy ra không? Câu trả lời là vẫn còn. 
     Nhưng câu hỏi chính xác hơn là: Nếu có thì bao nhiêu?
Market này thường không có deep correction. Nếu hên thì nó sẽ
dừng lại và đi xuống một vài điểm, hay có thể 10's điểm mà thôi.
Trend đã hiện rỏ rồi. Không ai dại gì nhảy xuống nữa đường.
Nếu market có dừng lại chút trong một vài ngày nữa thì người ta
lợi dụng cơ hội đó để nhảy lên. Mức resistance tối thiểu là 1200.
Nếu tính theo measured move mà tôi viết phía trên thì a new
high trong VNI cũng chắc không xa. Anh em cứ ride nó đi.
Trading là biết vắt nước của một well-defined trend. Đừng ham
ăn một vài điểm rồi lọt tọt leo xuống. Excellent traders là người
biết max-out the trend. Chừng nào có gì lạ thì tôi sẽ update sau.
Còn bi giờ thì smooth sailing (thuận buồm, xuôi gió) rồi...   
     Đây là combination của news và market direction. Trade
currency nó giống giống stocks ở phương cách trade. Bên
stocks, trước khi mua một stock nào đó, người ta xài sector
analysis. Anh phân tích sector nào mạnh, sau đó kiếm dần xuống
stocks mạnh trong sector đó. Bên currency anh không có sector.
Cho nên anh phải kiếm a LEADING CURRENCY để dùng nó
làm một kim chỉ nam cho các đồng tiền khác. Hiện giờ là cặp
Eur/Usd và Eur/Jpy. Anh trade Usd/Jpy thì sự lên xuống của cặp
tiền này sẽ là kết quả của một cross trade cho hai cặp trước. Tối
qua (US hour) có chỉ số ZEW của Germany ra. Đồng EUR lên
mạnh. US rớt, cho nên tụi nó whipsaw cặp tiền Usd/Jpy của anh
đó. Trade thêm thời gian nữa thì anh sẽ hiểu sự liên hệ giữa các
đồng tiền với nhau, và sẽ biết được cặp nào là "đại ca" hiện tại. 

Tôi thấy tình hình hiện nay có gì đó giống như băt đầu thời kỳ
bùng nổ theo lý thuyết Down (bước 5 sóng Eliot)Các tin tức
chốt thưởng của các công ty dồn dập, liên tục tăng vốn, rất nhiều
cổ phiếu được đưa ra TT theo cách này, 
      Một điều mà hiện giờ chúng ta khó phân biệt được là sự tăng
giá của thị trường chứng khoán VN là kết quả của một môi
trường kinh tế hấp dẫn cho thế giới, hay chỉ là một trò chơi ảo
của người dân trong nước mới làm quen với thị trường chứng
khoán và xài nó như một vật thế thân cho các trò cờ bạc khác
như xổ số hay cá ngựa v...v.. Nếu sự thật là một trò chơi thì anh
sẽ thấy giá cả lên xuống rất thất thường. Trend đi lộn xộn vì
người ta thắng được vài đồng rồi bỏ chạy. Trái lại nếu thị trường
này được các big fishes của thế giới đang tìm đến để đầu tư thì
nó sẽ có một well-defined trend với các sector rotate ra vô nhịp
nhành tùy theo sự phát triển của kinh tế VN. Một điều mà làm
tôi ngạc nhiên về thị trường VN là các anh có được con số thông
báo ngoại nhân mua bán và con số người Việt mua bán. Chưa có
thị trường nào có con số lạ lùng như thế. 1000 shares của IBM
mà tôi mua không khác gì với 1000 shares IBM được một người
khác mua. 
      Nếu tính theo thị trường Mỹ. Cho nên nếu các anh có cách
nào track con số mua bán này của họ over the long term thì có lẽ
các anh sẽ thấy rỏ sự phát triển của thị trường chứng khoán VN
do ai đổ tiền vào. Theo sự suy đoán của tôi thì TTCKVN lên vì
kinh tế, chứ không phải vì một số người mua bán lung tung. Còn
về việc Elliot Wave và Dow Theory thì tôi không nghĩ giai đoạn
hiện tại là một 5th wave của chỉ số Dow. Nếu tôi không lầm thì
TTCKVN tuy có gần 7 năm nay, nhưng phần lớn của thời gian
này là không có gì đặc biệt. Nó chỉ đặc biệt từ năm 2006 đến
nay. Nếu anh lấy điểm mốc thời gian là tháng 8/06 khi chỉ số
VNI còn khoảng 450-500 làm điểm khởi đầu thì cái first wave là
từ 450 lên đến 1170. Sau đó nó có a 20% correction. Hiện giờ có
thể là wave 3 của 5 cái wave. Wave 3 thường là wave dài và
mạnh nhất trong 5 cái. Đó là nếu anh nói về technical wave của
VNI. Trên phương diện fundamentals thì nhiều khi đây chỉ là
giai đoạn đầu của một chu kỳ tốt đẹp cho kinh tế VN. Kinh tế
VN phát triển bao lâu, bao nhiêu, và bao xa thì không ai có con
số chính xác. Nhưng nếu nhìn các quốc gia Á Châu trong vòng
20 năm trở lại thì VN cũng đã và đang đi trên con đường mà
Taiwan, South Korea đã đi. Institutional investors của thế giới
không nhảy vào một quốc gia với số lượng dân số vào hàng top
ten của thế giới để chơi trò day-trading với một thị trường vỏn
vẻn có 200 stocks đâu. Họ vào đó for the long run. 10 cho đến
20 sau để gạt hái kết quả.
      Day to day volatility trong market không làm cho họ nao
núng. Với các stocks thuộc hàng blue chip của VN hiện tại, ai
biết được sau này một trong các công ty đó là Samsung hay
Sony của VN? Thay vì ngồi đó trade và khoái nhảy ra nhảy vô
thì các anh cứ chọn một vài công ty nào đó mà các anh biết sẽ
rất khá sau này (hy vọng thôi), mua xong rồi bỏ đó. Vài năm
sau, cho dù sóng gió của market có đi đến đâu, thì các anh vẫn
giàu hơn hiện tại. Mà còn đở nhức đầu hơn nhiều. Stocks là một
vật không phải để trade. Nó là một vật để đầu tư dài hạn. 

Viet Currency

Chia Sẻ của Bang chủ phần 14


Nghĩa sâu hơn về cái từ "Deep" này ,nó có nghĩa chính xác là gì
và chắc có ý nghĩ nguy hiểm hơn nhiều nếu chỉ có correction
không? 
    Khoảng trống từ 950 xuống tới 500-550, Khoảng đó trên chart
gọi là FREE FALL. Nó là mặt trái của thời gian thị trường tăng
mạnh bắt đầu từ cuối năm trước cho đến đầu năm nay. Ở khoảng
đó bác sẽ có vài cái stops(bến đỗ) trong vùng Fibonnacci
retracements v..v.v. Nhưng nói chung cũng không cơm cháo gì
vì trend lúc đó, nếu có, cũng chỉ là down trend nhiều. Đó là giai
đoạn chán nản của thị trường. Những gì đang xảy ra trong hiện
tại gần đây thật ra không có nghĩa gì cả. Đó chỉ là một
RETRACEMENT mà tôi có nói từ lâu lắm. Từ lúc VNI bounce
lên từ 905. Nhưng sau đó nó cho một cái fake move mà tôi
tưởng là nói đi lên đến 1270-1300 luôn. Tuy nhiên, sau cái fake
move đó, nó bắt đầu giai đoạn retesting mà chúng ta đang thấy
đây.  Cho nên nói chính xác rằng VNI đang trong giai đoạn
retest khi nó CÒN Ở TRÊN 905. Ngược lại, khi nó gãy tại 900-
905 thì a NEW SELLING LEG sẽ thật sự bắt đầu. Cái formation
mà tôi dựa vào đó để made the call on Thursday là một technical
formation rất thường xảy ra trong currency và khi nó có thì xác
xuất rất cao. Measured move dựa theo formation đó sẽ đem VNI
về lại gần điểm reactionary low của lúc trước. 

Theo hình vẽ thì 950 điểm là downside target chứ cần gì đến
905 điểm ?  
     Nhưng ít bao giờ nó dừng lại tại 950 lắm. Tại vì market
maker nó biết ai cũng thấy rỏ con số này và ai cũng sẽ đặt order
chỗ này cho nên rất ít khi nó dừng lại lắm. Nó sẽ xuống dưới
950 để run tay người ta. Xong rồi nó mới xoay chiều đi lên. Đó
là trong trường hợp dể. Trong trường hợp khó. Nó đi luôn dưới
905 làm cho anh tưởng thiệt. Rồi mới tà tà đi lên lại. Thành ra, a
real support không phải đơn giản là một con số, nhưng là một
vùng đất trên chart. 

Các bác còn nghỉ đến cutloss thì TT còn tèo. Điểm thứ nhất
khoai ta không mua( Đặt trường hợp các bác có nghĩ nên mua
bây giờ không?) nên cut vô ích không có khớp đâu.Khi tâm lý
khoai ta vững cho rằng đáy khoai ta mới mua. Không ai bán thì
trên TT cổ phiếu bán rất ít, chỉ có khoai tây mua thì TT sẻ up ,
một vài phiên khoai ta nóng ruột nhào vô và TT sẻ sôi động trở
lại. 
     Bác nói đúng về tâm lý đó. Nhưng bác nói chưa đủ. Chủ
nghĩa tư bản được xây dựng trên chủ nghĩa cá nhân. Có nghĩa là
cái gì lợi cho tôi thì tôi làm trước. Quốc gia dân tộc gì đó tính
sau. Lời nói nghe thật bạc bẽo. Nhưng đó là chân lý của thế giới
này. Quốc gia dân tộc thường sống lâu hơn một correction hay
một bear market của thị trường cho nên đừng vì tự ái dân tộc mà
nghĩ là không nên bán, hay cut loss. TTCK là sản phẩm tối ưu
của chủ nghĩa này. Thị trường lên xuống tuy có dựa vào tâm lý,
nhưng trước khi nó dựa vào tâm lý nó phải được dựa vào một
cái gì chắc chắn hơn. Cái gì cụ thể hơn và có thể sờ được, thấy
được, hay nhận thức được. Từ đó tâm lý người ta mới thay đổi
được. Chứ không hẳn chỉ một vài lời kêu gào  hay một vài lời
khích động tự ái dân tộc như "quyết không để thị trường chứng
khoán sụp đổ" vớ vẫn của mấy chú newbies. Các bác bước vào
thế giới này, xin dẹp tự ái dân tộc qua một bên. Tây Ta gì cũng
như nhau. Tất cả chỉ vào đây kiếm tiền. 
     Có cơ hội kiếm được tiền thì người ta mới đến. Không có,
các bác có thấp hương mà lạy, người ta cũng không thèm đến
đâu. Đó là sự thật về chủ nghĩa đồng tiền. Tôi dạo qua nhiều
web đầu tư của VN, đặc biệt là TTVNOL, thấy mà tội nghiệp
cho mấy bác bên đó. Bác nào cũng đòi trade, nhưng chỉ biết
trade một chiều. Chỉ biết thị trường lên, chứ không bao giờ biết
thị trường xuống. Ai mà nói xuống là không thích. Khả năng
phân tích duy nhất là chạy theo "khoai tây." Hôm nào thị trường
xuống là có vài bác nhảy ra hô hào là khoai tây đang "múc như
điên."  Tiền bạc đâu dể kiếm, nhưng khi bỏ vào thị trường và
"trade" kiểu đó thì không khác nào đi đánh bài mù. Điển hình là
hai hôm trước khi VNI rớt xuống 30 điểm. Thế thì nếu khoai
nào đi nữa có "múc" thì tại sao VNI rớt xuống đến 30pt trong
một ngày. Chưa hết, hôm sau nó làm thêm một phát 16 pts điểm
nữa. Khoai nào "múc" dzị? Có bao giờ các bác đặt những câu
hỏi thế không? Data là một vật không thể chối cải được. VNI
xuống hơn 46 trong hai ngày. Sự kiện này không ai chối cải
được. Còn chuyện khoai nào múc thì chưa hẳn là rỏ ràng. Thế
tại sao không ai nhìn vào data để phân tích, mà cứ ngồi đoán mò
là khoai tây múc? Các bác cứ đầu tư cái kiểu đó thì may mắn là
từ huề cho đến thua. Đầu tư là đi chung với phân tích; phân tích
bắt đầu bởi một câu hỏi. Câu hỏi phải dựa vào data. Kết luận của
bài phân tích là sự suy đoán của chính mình dựa vào một cái
nhìn trung thật. Cho nên mới có câu: Trading is INSIGHT
observation. Insight = sáng suốt.  Observation = xem xét. Các
bác chưa lội ngoài sông ngoài biển nên cứ tưởng VN stocks là
an toàn nhất. Nhưng hầu hết cách emerging markets đều risky
lắm.  
     Còn về chuyện STB, PPC bị thao túng thì có thể chứ. Nhưng
đó là mặt trái của thị trường. Nếu đặt ngược câu hỏi lại rằng. Có
chú nào muốn pump market lên để chạy, bằng cách pump một
trong những stocks hàng đầu của VNI lên thì các anh có đánh
dấu hỏi như thế không? Vấn đề chính mà các anh đang có là một
sự dằn co, phân vân khi cut loss. Các anh một số lớn đang bị kẹt
cho nên rất chần chừ khi nghe nói cut loss. Từ cái chần chứ ấy
các anh tìm ra nhiều lý do để trì hoãn việc cut loss. Tôi chỉ biết
khuyên các anh bao nhiêu đó thôi. Chứ nói nhiều hơn thì tôi sẽ
không dám nói. Nay mai này thị trường có rớt xuống dưới 900
thì chắc chắn các anh cũng sẽ quay lại hỏi một vài câu y như thế.
Bây giờ cut loss được chưa? Chắc có chú nào đang giật dây thị
trường; chánh phủ đang có biện pháp để cứu. Khoai tây đang
mua vào như điên....v..v.v.v. Nói chung thì các chú newbies của
mấy anh sẽ có vạn cách để bào chửa. Đây không phải là một sự
kiện tâm lý lạ và đặc thù của VN. 
      Nó là tâm lý chung cho tất cả. Đó là tại sao 90% người ta
thua trong trading. Thua vì người ta TRÁNH CÁI LOSS NHỎ,
CHỌN CÁI LOSS LỚN. Tôi thật sự không biết VNI sẽ đi
xuống đến đâu. Nhưng khi tôi thấy market tăng cái risk thì tôi
trim position liền, cho dù tôi thua lúc đó. Ở giai đoạn này tôi
không sợ nó lên thì tôi sẽ trễ chuyến tàu, bằng nó rớt thêm thì tôi
sẽ thua đậm hơn trước nhiều. Nếu tôi còn giữ vốn thì còn cơ hội.
Thua rồi thì tôi là a dead man. Dead thì còn nói gì nữa? Các anh
newbies thì lo đếm từng ngày. Sợ mình sai thiên hạ cười.
Traders thật sự không sợ sai, không sợ thiên hạ cười. Chỉ sợ
thua tiền thôi. Muốn biết tôi nói thật hay nói chơi. Các anh cứ
theo dõi VNI từ điểm này trở đi nhé. Hôm nay nó lên lại. Bao
nhiêu các anh đã LỜI hôm nay? Phần lớn các stocks của mấy
anh chỉ bounce lại chút ít. Nhưng các anh cảm thấy "đở lo"
nhiều lắm, phải không? Đở lo là vì các anh áp lực tâm lý giảm đi
nhiều. Áp lực tâm lý có giảm, nhưng áp lực của thị trường có
giảm không? Từ thứ 4 tuần trước cho đến nay, VNI rớt bao
nhiêu điểm và lên lại được bao nhiêu? Các anh nên tìm sự so
sánh để biết. VNI thật sự ra khỏi cái selling này chỉ khi nào nó
lên lại CAO HƠN CÁI CONSOLIDATION PERIOD trên chart
(khung hình chữ nhật trên chart). Nếu nó còn dưới đó thì cái risk
vẫn còn. Tuy rằng các anh vẫn thua so với tuần trước. Nếu sau
cái bounce này nó làm thêm một phát mạnh on the down side thì
các anh nghĩ sao? Trading không phải là how much $ I make,
mà là how much $ I can lose? Đó là risk control. 

Trong khi đó bên TTVNOL có rất ít người hiểu biết thật sự về


PTKT cũng như các chỉ số kỹ thuật khác , thế mạnh của họ là
trade theo kinh nghiệm đã tích lũy được nhiều năm .  
      Mỗi khi có thị trường giao động, việc đầu tiên là đi kiếm
"khoai tây" trước hết. Nếu anh cho rằng cách trade kiểu đó là
một trong những phương thức mà các traders của thị trường VN
trade thì tôi không có ý kiến. Những bài viết bên đó chỉ quang
quẩn đi kêu gào tự ái dân tộc, hay đã kích ngoại nhân, phân chia
sắc tộc. Ít ai đi sâu vào thị trường tìm hiểu tại sao nó rớt. Tôi có
cho thí dụ trong cái post phía trên đó. Ngày đó nó rớt 22 điểm,
có một cái post đăng tất cả các cuộc mua bán của các stocks
trong ngày. Theo một số cái messages phía dưới thì nói là mua
nhiều hơn bán. Câu hỏi mà tôi muốn hỏi thế thì tại sao VNI lại
rớt 22 điểm? Các anh trade thị trường VN nhiều kinh nghiệm
theo khoai tây, có ai trả lời được không? Hôm sau nó làm thêm
16 điểm nữa, cũng đem khoai tây ra mà làm lý do. Cái đó đâu
phải là trade. Đây là những sự kiện có thật, chứ không phải là tôi
nói thêm.  
     Dân nhà nghề như HSBC, Morgan Stanley, Goldman Sachs,
và các cây cổ thụ khác đang vào VN làm ăn. Họ không kỳ thị,
hay muốn dìm VN xuống làm gì đâu. Họ vào đó kiếm tiền như
các anh thôi. Đừng cảm thấy tự ái dân tộc khi thấy người ta
"chê" mình. Các anh có phản ứng mạnh khi thấy một công ty
ngoại quốc "chê" VNI. Nhưng nếu người viết bài đó là một
người Việt, làm cho một công ty Việt thì phản ứng của các anh
có mạnh như vậy không? TTCKVN là một thị trường rất mắc
cho dù anh đo nó dưới bất cứ một hình thức nào. Dân Việt cũng
giống dân Tàu, lấy nhà, lấy tiền tử ra chơi cổ phiếu. Đó là tại sao
VNI vẫn còn lên ở đây. Số người này không hy vọng sống lâu
với market đâu. Tại vì họ sẽ không chịu nổi đường dài vì phân
lời phải trả cho tiền vay mượn. Ngược lại, họ cũng sẽ không
chịu đựng nổi mức độ lên xuống của thị trường. Lý do mà họ
sống không thọ là họ luôn tấp hết vào. Cho nên khi market giao
động là họ run tay. Thêm vài đợt selling nữa thì họ sẽ ra thôi. Đó
là cái hiểm nguy trong VN market hiện tại. Và đó cũng là lý do
chính mà VN investors rất ghét ai tiên đoán market xuống.
Người đầu tư như thế tự dồn mình vào góc tường. Thị trường
chỉ có một nước đi. Đó là đi lên. Nhưng market nào mà đi lên
hoài được chứ? Thị trường Hoa Kỳ của năm 2000 cũng thế thôi.
Kết cuộc thì các anh cũng thấy rồi đó. VN market hy vọng sẽ
không có như thế. Nhưng một deep correction thì làm gì không
có được? 

Còn lại em muốn hỏi anh VC : Hôm nay TT quay đầu rất mạnh
tăng 36 điểm , mức tăng mạnh nhất từ tháng 4 đến nay , và vượt
qua mốc 1000 . Giá trị giao dịch đạt 500 tỉ , so với những ngày
đầu tháng 5 ( khoảng 800 tỉ - 1000 tỉ ) là thấp hơn . 
     Con số hôm nay khoan hãy tin vội. Cái mốc 1000 là support,
chứ không phải là 970, nhưng vì nó overshoot on the downside
khi nó rớt. Tôi có nói trong bài viết trên kia. VNI thật sự ra khỏi
cái selling pressure khi nào nó lên cao hơn vùng hình chữ nhật
mà tôi vẽ trên chart. Đó là vùng consolidation khi trước. Cần
qua khỏi đó thì selling pressure mới hết. Dưới đó các anh còn
nhiều cơ hội để rớt. 905 vẫn là down side target, mặc dầu hôm
nay nó co rebound. Con số volume chỉ có 500 tỷ, khá thấp so
với số volume rớt mấy ngày qua. Đó là một điểm nên chú ý.
Vùng đất hình chữ nhật phía trên có cái resistance ở 1070. VNI
cần phải clear cái đó và cái lằn down trend line từ 1170 thì mới
gọi là một uptrend thành hình. Nếu là một technical trader thì
các anh chỉ nên MUA khi nó clear hết các lằn đó. Dưới nữa thì
down side vẫn còn. Nhìn chung nguyên cái chart đó, anh nào
nghĩ đây là một bullish market?  4/7 VNI rớt mạnh gần tuần nay
thì phải có pop lên lại chứ. Không pop mới là chuyện lạ.  
     Blackstone mà mua thì không cần muợn nhà bank đâu bác .
Đây là một hegde fund/private equity LLC hung hăn nhất của thị
truờng chứng khoán Hoa Kỳ . Blackstone mà trade bonds thì
phải là hàng tỷ US$/trade mới trade . Ít hơn nữa thì đừng gọi nó
làm chi cho mệt . Nói chung thì các đại bàng nào đã và đang run
a trading desk on the Street đều biết đến chú này, mặc dầu nguời
thuờng bên ngoài chả ai biết về nó cả . John Swarthmore (CEO)
là một nguời đuợc coi là thần tuợng của Private Equity (Pre-IPO
companies) . Blackstone hình như đang file cho IPO, hay là đã
ra IPO rồi đó . Với số tiền IPO này thì Hilton đâu có là bao
nhiêu . 

Daragon Capital, VinaCapital và Indochina Capital đang nắm


giữ gần 4 tỷ USD .  
      Vậy thì trên danh nghĩa, TTCKVN chỉ có 3 big boys thôi?
Nếu chỉ có 3 chú này thì việc kiểm soát đâu có khó. Ủy ban
chứng khoán chỉ cần khám xét cái book của họ là xong chứ gì?
Tôi biết VN market hay bất cứ một emerging market nào khác
thường là a "wild wild west" nhưng nếu nói như anh hay một số
người trên Net thì có vẻ như các chú institutions đó muốn làm gì
thì làm. Lúc tung lúc hứng hay sao? Như thế thì cũng giống như
là a licence to steal. Chả lẻ chinh phủ VN để cho người ta khơi
khơi vào đất mình tự do quậy thị trường của mình à? Tôi nghĩ
thì họ có luồn lách để mánh khóe, nhưng nếu nói họ muốn bẻ
chiều nào thì bẻ, theo tôi, thì không chính xác. Dù gì đi nữa đây
cũng là một thị trường chứng khoán, tuy có non trẻ, nhưng đâu
phải là một sòng bài với một nhà cái nhiều thủ thuật lường gạt.  
Trên thị truờng tài chánh nói chung, khi vật gì đến mức qúa suy
đồi thì đó là lúc mình nên lưu ý nhiều và đi nguợc lại .
USD/CAD là một thí dụ đó . Bỏ đi những sự kiện bearish về
đồng US mà chúng ta ai cũng biết, câu hỏi nguợc lại là nếu có
một cái gì đó tốt xãy ra thì sao? Hôm thứ 6, NFP ra tốt hơn dự
tính, nhưng chỉ số hourly earnings lại thấp cho nên traders nghĩ
là the Fed sẽ không tăng phân lời . Các anh nên lưu ý dòng suy
nghĩ của thị truờng về the US FED. Truớc hết, nếu nhìn lại
khoảng thời gian mà USD bắt đầu rớt cho đến nay, lối suy nghĩ
của họ về the US FED là gì ? 
     Có phải là US FED sẽ cắt phân lời trong tuơng lai không? Và
tuơng lai là khi nào ? 2nd half of the year, đúng không ? Nếu US
FED sẽ cắt phân lời như dự đoán thì tại sao US bond yield lại
tăng ? Các anh nhìn 10-yr bond yield thử xem . Hai tuần về
truớc nó shoot lên như điên . Mấy hôm nay nó pullback về một
chút và có thể sẽ tiếp tục lên nữa . Bond yield lên vì hai lý do
trong truờng hợp này: Kinh tế mạnh và lực cầu cho đồng tiền
tăng nên yield lên, và 2) the FED sắp tăng phân lời . Hiện tại bây
giờ thì không rỏ lý do nào . Nhưng nếu anh coi chỉ số ISM ra
tuần truớc thì kinh tế tăng khá mạnh, nhất là các loại hàng mắc
tiền . Ngoài ra, talks on the Street hiện tại không còn là cắt phân
lời nữa, mà là khi nào sẽ tăng? Chỉ số NFP ra hôm thứ 6 đã cao .
Mà cái revision của tháng 5 còn cao hơn nữa . Hai con số này
gom lại là cho con số NFP trung bình của 2007 là 138K jobs
mổi tháng . Bây giờ nguời ta chỉ còn chờ con số hourly earnings
lên là phát súng lệnh của the FED tăng liền . Lúc đó traders mặc
sức mà bỏ chạy, và sẽ chạy không kịp . Someone will get
squeezed. Mấy hôm nay tuy rằng con số USD không có gì
bearish cho lắm và đồng USD chỉ retest lại điểm low của nó
cách đây vài ngày . Đó là một buying signal . Ngoài ra từ đây
cho đến 2 tuần nữa khi the FED họp vào đầu tháng 8 thì tôi nghĩ
traders sẽ unwinding long position sẽ trim off the risk trong
truờng hợp the FED có nói gì về tăng phân lời . Trading nhiều
khi anh không cần phải đợi nguời ta nói rỏ trắng đen, chỉ cần
một vài sự kiện tác động vào lối suy nghĩ của họ là anh thấy
smart $ từ từ unwinding positions của họ rồi . 

Hôm nay VNI vẫn chưa make a CLEAN break out như Anh VC
nói. VNI có dấu hiệu chững lại ở ngưỡng ~1033, ngưỡng mà
những người bị Bull Trap đợt trước. 
     Điều mà các bác muốn thấy trong vài ngày sắp tới là một
CLEAR BREAK OUT, gãy luôn cái lằn down trend line w/
HUGE VOLUME on the upside. Đó mới là một buying signal
theo đúng nghĩa danh từ. Chứ còn lình bình, xìu xìu như thế này
là không nên. Break out thường rất lẹ và mạnh. Bằng không thì
coi chừng. Những gì đã xảy ra trong vòng vài ngày qua chỉ là
một RETRACEMENT của số điểm đã rớt (thêm bớt vài điểm).
Trong khoảng thời gian này có bao nhiêu stocks break for new
high? Bao nhiêu stocks gở lại số điểm ĐÃ rớt. Bao nhiêu tăng
cao hơn lúc trước? Khí thế của investors trong hiện tại là một
niềm tin với rất nhiều hy vọng. Hy vọng được thắp sáng sau cái
rebound 30 pts. Trên phương diện trading thuần túy thì đây là
lúc mà tâm lý tốt nhất để một trader cash out. Vì bán bây giờ rất
ít ai ngờ. Technically, thị trường cũng chưa có mạnh lắm.
Những gì xảy ra chỉ là một retracement thôi. 
     Nếu người trader đó vẫn còn mang tâm trạng cutting loss
trong thời gian qua thì đây là lúc nó đẩy stocks đi (unloading).
Unloading bây giờ có lắm kẻ mua. Họ mua vì một niềm tin.
Không gì dể bán bằng khi investors get excited. Nếu tôi là một
người investor trong thị trường VN thì tôi nghiêng về sự kiện
cashing out. Yes...cash out để ngồi ngoài chờ. Lúc market rớt
xuống mấy hôm trước, khối người muốn cash out, chả ai muốn
nhảy vào. Lúc đó có ra được cũng phải để lại một phần "thân
thể" cho thị trường. Bây giờ bán thì có lắm kẻ mua. Người ta
mua vì họ anticipate a break out. Anticipation (tạm dịch là hy
vọng) trong market thường rất ít xảy ra. Những gì mình thấy thì
người khác cũng thấy thôi. Hơn nữa, họ không những thấy trên
chart mà họ còn thấy rỏ tâm tư của mình. Cho nên các bác đừng
ngạc nhiên nếu từ đây đến cuối tuần có chú nào unloading cả
đống shares vào market, cashing out. Nếu hiện tượng này xảy ra,
các bác đừng gãi đầu ngạc nhiên nhé. Trading là thế đấy. Là
luôn làm người với những gì người bình thường hy vọng. Bác
nào khen cái chart đẹp. Tôi đồng ý là cái chart rất đẹp. Nhưng
nó đẹp hơn khi nó break out. Hiện giờ thì chỉ đẹp thôi,
nhưng chưa có ham. Nếu tôi run một trong những big funds của
VN thì đây là thời điểm đẹp nhất để tôi unload shares cho mấy
chú newbies. Unload rồi mà nếu tôi sai thì sao? Nếu market
break out mà lên lại thì sao, chả hóa ra là ngu lắm? Cái đó có thể
xảy ra và tôi chấp nhận mua lại ở một giá cao hơn hiện tại.
Trong giai đoạn đầu của break out, giá chưa đi xa. Tôi nhảy vào
lúc đó có một safety net dưới chân rồi. Safety net là cái lưới
support của VNI. Còn bi giờ thì chưa. Bây giờ chỉ là retracement
thôi. Các bác nên coi chừng cho kỷ.  
     Bond market lớn lắm. Đơn vị trade tối thiểu là hàng triệu cho
nên dân institutions khoái chơi hơn. Huge Liquidity. Trade
bonds là trade theo Toán. Mọi phân tích thường được tính bằng
máy và sự tiên đoán về kinh tế v..v. Currency và bond market
liên quan rất mật thiết. Hai thị trường cái nào cũng là heavy
weight cả. Fed chief Bernanke không đá động gì đến viễn ảnh
thay đổi chính sách hiện tại của the FED trong buổi nói chuyện
về Monetary policy cho nên traders thất vọng, sell off
USD/CAD. Ngoài ra, công ty S&P tuyên bố là họ có thể phải hạ
mức credit rating (*) của số luợng 12 tỷ tiền sub-prime mortgage
(**) xuống . Sự kiện này có thể gây nhiều ảnh huởng mạnh
trong kinh tế Hoa Kỳ vì nó sẽ nâng chí phí vay muợn cho các
công ty. Chưa hết, sáng nay chỉ số trading deficit cho tháng 6
tăng lên đến 60 tỷ US$ so với con số dự đoán là 58 tỷ . USD vì
thế mà rớt khá mạnh . Như có nói trong hai cái post truớc . Giá
tiền USD có thể sẽ rớt thêm tí . Nhưng điều chính yếu hiện tại là
coi chỉ số MACD. Nếu nó và giá có một POSITIVE divergence
sau này thì đó là một điều rất tốt trong đồng US$. Bây giờ nhảy
vào thì có thể bị rớt thêm tí . Theo thiển ý của tôi thì hãy ngồi
bên ngoài chờ xem MACD xoay chiều một chút truớc khi nhảy
vào go long . US Dollar Index hiện giờ khoảng 81. Nếu nó
xuống đến 80 or below thì có thể nghĩ đến chuyện "catching a
falling knife" trong cặp tiền này  
      (*) Ở Mỹ, nguời mua nhà thuờng phải vay tiền nhà bank.
Truớc khi nhà bank cho muợn, họ nhìn vào cái gọi là "uy tín"
của nguời đi muợn . Uy tín ở đây có nghĩa là khả năng trả tiền
lãi + vốn như đã hứa hay không. Uy tín đuợc đánh giá qua một
con số gọi là FICO score. Fico score mà thấp có nghĩa là uy tín
thấp . Uy tín thấp mà đi vay tiền để mua nhà thì phải trả giá
phân lời cao so với nguời có nhiều uy tín . (**) Mortgage có
nghĩa là tiền vay muợn để mua nhà . Sub = duới hay là kém .
Prime = tốt, chính thức hay tạm dịch là đàng hoàng . Sub-prime
mortgage là những loại nợ vay mua nhà của những nguời có uy
tín thấp, có nhiều nguy cơ trả không nổi . Số tiền vay muợn của
những nguời này thuờng có một phân lời rất cao . Wall street
đem số nợ này về xào nấu, bỏ thêm hành muối vô để biến nó
thành cái gọi là mortgage-backed securities, hay thuờng đuợc
gọi chung là credit derivatives, và bán nó cho các investment
institutions . 
     Số nợ này lúc đầu thì ăn rất ngọt, nhưng sau một thời gian--
đặc biệt là khi phần lời lên thì nguời vay trả không nổi--nó trở
nên chua lè . Bây giờ chú nào cũng ngán đến tận cổ mà không
biết đem đổ đâu . Một số chuyên gia tiên đoán rằng trong truờng
hợp thật xui xẻo thì đống nợ này có thể làm cho Hoa Kỳ lọt vào
truờng hợp của Nhật cách đây gần 20 năm khi họ đi vay ngân
hàng để mua đất tại Hoa Kỳ . Cái neo đang trì kéo kinh tế Hoa
Kỳ hiện tại và là mối đe dọa cho một financial blow up là đống
nợ này . Mọi sự đáng giá và bình luận về nó từ các nhân vật
quyền thế trong nghành tài chánh đều có khả năng làm thị
truờng giao động mạnh.

Giả sử các tôi nắm một cái quĩ đầu tư nào đó với khoảng 1 tỷ
USD ( đây là đi làm thuê đấy nhé). Với sức ép của các cổ đông,
sức ép của cấp trên thì tôi phải làm gì nhỉ ? ngồi đợi VNI xuống
900 để giải ngân ? khi nào ? . Làm thế nào thể tranh mua với các
quĩ khác, không khéo chúng nó lại ma lanh hơn mình, mình kéo
được giá xuống thì chúng nó lại xơi luôn của mình thì sao ?
mình cứ động tác giả mãi, quên động tác thật thì bỏ xừ, mình
chưa làm được gì để report cho xếp cả gay quá, không khéo lại
mất việc, bức xúc quá, thà làm nhà đầu tư nhỏ còn thoải mái hơn
nhiều.  
      Đạo diển thị truờng & Cái khổ của một big fish: Phần thứ
nhất là đạo diển thị truờng . Tôi thì không nghĩ rằng họ có ý đạo
diển thị truờng như các anh thuờng nhận xét. Một đại công ty
như Merrill hay HSBC thuờng có rất nhiều bộ phận khác biệt
với nhau (different department). Khi một department nào đưa ra
một nhận định thì cái đó chỉ thuần túy là của department đó thôi,
chứ không phải chỉ toàn công ty. Một equity analyst khi viết về
một research nào đó, họ thuờng có toàn quyền nghiên cứu và
đưa ra kết luận . 
      Thị truờng có tin vào đó hay không là một việc khác . Ảnh
huởng của bài research tùy theo uy tín của công ty. Nếu nó đúng
thì nguời ta sẽ nghe theo . Nguợc lại, nếu nó sai hoài thì dần dần
nó không còn giá trị . Chú analyst đó sống cũng không thọ nếu
nó viết sai chừng vài lần thôi . Analyst job, tuy không có put $
on the line như traders, nhưng họ muốn sống trong nghề cho thọ
thuờng phải có uy tín . Và uy tín tạo đuợc khi anh có một nhận
xét chính xác, chứ analysts của các công ty trên Wall Street
không phải là một hàng VĂN NÔ đuợc chỉ thị của ai đó để ra
vun vít lộn xộn . Các anh nghĩ thế nào về các công ty có tầm
quốc tế như Merill Lynch, HSBC, Citibank, Bank of America
với hàng trăm năm lịch sử . Chả lẽ vì một thị truờng nhỏ bé với
vỏn vẻn có 200 stocks mà họ dám bỏ uy tín tạo dựng cả trăm
năm để thò tay vào đó quậy kiếm chút bạc lẽ? VN stock market
là 20 tỷ USD market cap. Mổi giao động lên xuống là bao
nhiêu? Nếu có tạo ra thì ăn đuợc bao nhiêu trong một market
HIGHLY ILLIQUID như TTCKVN? Đó là nói nếu họ có thể
làm . Song song với việc đó, khi một công ty Mỹ đi ra ngoại
quốc để làm ăn, họ vẫn ở duới luật pháp Mỹ . Có nghĩa là nếu họ
quậy thị truờng VN, chính phủ VN không truy cứu thì nguời ta
vẫn có thể kiện nó tại tòa án Hoa Kỳ .  Có thể chúng ta sống và
lớn lên trong hai xã hội rất nhiều khác biệt . Làm việc trong môi
truờng cũng khá nhiều dị biệt cho nên cái nhìn của tôi về những
bài nghiên cứu TTCKVN từ các công ty ngoại quốc, đặc biệt là
HSBC và Merrill, hơi khác các anh . Rất có thể tôi còn khá ngây
thơ trong lối nhìn của nguời Việt sinh sống tại VN. Hay là có thể
các anh chưa quen nhiều với lối làm ăn quốc tế mà các công ty
này thuờng làm . Phần lớn các dân tộc trong những đệ tam quốc
gia (third world country) thuờng quen với những cái bất công
căn bản của xã hội nên họ có nhiều đa nghi . VN là một trong
những quốc gia đó . Ngay cả một số nguời Việt tại Mỹ cũng
không thoát khỏi cái lối suy nghĩ này . Truớc năm 2000 khi US
market stocks còn lên vù vù thì chả chú nào dựng nên cái giả
thuyết stock market là một sòng bài, brokerage houses là những
chủ sòng . Mãi cho đến khi thua tan tác vào năm 2000 thì có cả
chục chú Việt trên Internet hô hào cái giả thuyết US stock
market là một Las Vegas trá hình . Brokerage houses là chủ
sòng . Lý luận của họ nghe rất dốt và buồn cuời: Nào là "tụi nó
dụ mình vào, xong rồi bơm giá lên chút xíu, cho ăn lúc đầu .
Xong rồi, sập bẩy .v...v.vv" 
     Giải thích theo kiểu dân đánh bài, các nguời đó hô hào bỏ
tiền vào thị truờng nhà vì AGAIN "nhà không bao giờ rớt ...nhà
có thể thấy truớc mắt ...nhà là đầu tư đính đáng ...stocks là một
sòng bài v.v..vv" Loại nguời đó bây giờ chắc đã sáng mắt ra khi
thấy ra thị truờng nhà cũng thê thảm không thua stocks bao
nhiêu .  Điều tôi muốn nói ở đây là thị truờng chứng khoán
không phải là một việc dể đạo diển cho dù anh là một đại bàng
trên Wall Street. Nhất là các bản tuờng trình đánh giá về công ty
hay thị truờng . Tôi có đọc qua cái tuờng trình của Merrill Lynch
và HSBC. Hôm nay ML tuyên bố giảm đầu tư vào VN xuống
hàng zero % thì các anh lên tiếng phê bình lung tung . Vậy chứ
các anh nghĩ thế nào khi năm ngoái Merill khuyên nguời ta bỏ
tiền vào VN? Đọc đến giai đoạn đó có anh nào phản đối không?
Từ lúc Merrill khuyên bỏ tiền vào cho đến nay là bao lâu? 1 năm
chứ gì . Trong khoảng 1 năm đó, chỉ số VNI đã lên bao nhiêu ?
Nếu anh nghe theo Merrill mà nhảy vào VN khi đó và nằm cho
đến hôm nay khi Merrill kêu anh nhảy ra thì anh ĐÃ LỜI BAO
NHIÊU RỒI ? Có anh nào tính ra dùm con số đó không? VNI
lên ít gì cũng gần 100% kể từ năm ngoái vào giờ này . Đó là một
index thôi . Còn stocks thì sao? Bao nhiêu chú mà năm ngoái tới
năm nay lên hơn 100%? Các anh đầu tư ở một thị truờng nào,
hay một cái gì mà có thể đem về với số phần trăm đó . Và khi đã
có lời nhanh và nhiều như thế cộng thêm viễn ảnh rằng thị
truờng đó đã chính mùi, đi quá đà thì các anh làm sao? Chả lẽ
các anh ngồi đó cho nó rớt trở lại ? Dĩ nhiên là phải chạy rồi .
Đấy ...những gì tôi vừa nói đều dự trên các sự kiện mà tất cả các
anh ở đây đều biết, và dựa trên lý lẻ mà các anh khó chối cải .
Các anh nghĩ sao khi anh theo Merrill từ năm ngoái cho đến
năm nay .
      Lời như thế có nên chạy để giữ vốn không ? Và nếu câu trả
lời là nên chạy thì các anh nghĩ Merrill có đang đạo diễn thị
truờng không?  HSBC cũng thế . Thằng analyst nào đưa ra
những con số lộn xộn về stocks VN thì tội nó đáng đánh đòn vì
bất cẩn . Dân profeesionals không bao giờ làm một lổi to tát như
thế . Nhưng đó là cá nhân của một nguời, chứ không phải là
chính sách của một công ty . Khi họ có một bài nghiên cứu nhận
định về giá trị TTCKVN, hay các stocks của VN thì phần lớn
bài nhận định đó đuợc dựa vào một mô hình (model) với nhiều
chỉ số kinh tế khác nhau . Họ không phải đoán đâu . Tại vì họ
không phải viết bài cho chúng ta, những nguời chả biết gì về
financial modeling. Họ viết cho một loại khán giả sophisticated
hơn nhiều . Với loại nguời này, sự lên xuống của thị truờng
trong vòng 1 ngày, hay 1 tháng không quan trọng . Họ chú ý vào
hàng năm . Câu hỏi của họ là mức độ tăng truởng của kinh tế,
chính sách đối ngoại, luợng tiền trong kinh tế v.v..v. là bao
nhiêu . Để từ đó họ tính ra số phần trăm lời lổ . Nói cách khác là
họ tính đuờng dài . Thành ra, có thể trong một lúc nhất thời nào
đó bài research không đúng, nhưng  cái đúng là vào thời gian 1
năm trở lại . Đó là cung cách của một professional investors.
Khi các anh đọc những bài research đừng vội chú ý vào lời
khuyên, mà nên chú ý vào LẬP LUẬN CỦA HỌ . 
     Dựa vào lập luận gì mà nguời viết đưa ra kết quả như thế?
Đầu tư là một hành động không tình cảm, chỉ theo lý trí và sự
phân tích mà thôi . Bỏ đi những tự ái cá nhân về quốc gia dân
tộc không cần thiết đó . Không ai đem quân trở lại VN để gây
chiến nữa đâu . Tất cả chỉ vì đồng tiền mà thôi . Và vì đồng tiền
nên những lời phân tích thuờng cắt xuyên qua nhiều cảm tình
của nguời trong cuộc . Lời nói thật thuờng dể mất lòng nhau .
Cho nên khi một bài phân tích khuyên nguời ta giảm bớt đầu tư
hay tăng thêm tiền đầu tư vào VN, việc đầu tiên mà các anh nên
hiểu là mục đích của đồng tiền và ráng theo nó để làm lợi cho
bản thân và gia đình, thay vì đa nghi và nghĩ rằng họ muốn dìm
giá để mua rẻ. Các đại công ty on Wall Street với khả năng đầu
tư hơn 150 quốc gia trên thế giới như Merrill và HSBC không có
ai rảnh để làm như thế đâu . Điều mà tôi muốn nói với các bác
tại đây là chúng ta là những người đầu tư. Trong đầu tư nó có
lên có xuống, có những nhận định đúng và sai, và những nhận
định HỢP VỚI Ý cùng với những nhận định KHÔNG HỢP VỚI
Ý. Và tôi cũng xin nhấn mạnh một điều. Khi một nhận định hợp
với ý của chúng ta, nhận định đó cũng chưa hẳn là ĐÚNG.
Ngược lại, một nhận định KHÔNG hợp ý với chúng ta cũng
chưa hẳn là SAI. Mỗi khi chúng ta thấy một bài research nào
không đúng ý, việc đầu tiên là ngồi xuống xem xét lại LẬP
LUẬN của nó ra sao, chứ đừng vội nghĩ là người ta có ý xấu.
Các bác muốn tấn công bài viết đó thì việc đầu tiên là xé lẽ nó
ra, cắt từ phần, và phân tích từ đoạn. Rồi đút kết thành một lời
kết luận về nó. Như thế mới gọi là đầu tư. 
       Chứ không phải thấy người ta chê mình, rồi việc đầu tiên là
gắn cho người ta cái mũ đạo diễn thị trường hay là có ý đồ dìm
giá để gian lận. Nếu các bác chỉ biết làm bao nhiêu đó khi đọc
một bài research trái tai thì suốt cuộc đời đầu tư của các bác chỉ
quanh quẩn trong cái vòng tình cảm ghét thương. Ai khen thị
trường VN thì mình thích. Ai chê thì mình cho nó là có ý đồ
không tốt. Không một thị trường nào mà lên hoài không xuống.
Thị trường luôn sống trong chu kỳ: Bull & Bear. Bây giờ thì nó
Bull; sau này sẽ thành Bear, và ngược lại. Muốn có sáng suốt
trong suy nghĩ thì phải bỏ tình cảm sang bên. Đừng nổi nóng khi
người ta chê mình CÓ LÝ DO. Trước hết, nên xem lý do đó
đúng hay sai. Và nếu mình không đồng ý thì mình chỉ nên chống
cái lập luận đó thôi, đừng đi xa đến mức gắn nhiều danh từ khác.
HSBC tiên đoán là VNI sẽ về lại 900, và con số PE sẽ cần phải
thu lại vì lý do...v....v gì đó. Nếu bác nào không đồng ý thì viết
lên sự suy luận của mình, và vạch những sơ sót, cùng kẻ hở của
HSBC ra cho mọi người xem. Đó gọi là phân tích, và phản pháo
đúng theo một người đầu tư chuyên nghiệp. HSBC tuy có danh,
nhưng HSBC không hẳn là đúng. Actually, 70% của các bài
bình luận do mấy chú "bean counter" đó thường là sai bét. Ngay
cả thị trường Mỹ. Nhưng 30% còn lại thì đúng. Nếu các bác chịu
ngồi xuống xem xét lý luận của HSBC và Merrill lại một cách
bình tỉnh như một ngoại nhân không có tiền trong market, rất có
thể các bác học được một hai điều đúng trong bài research đó.
Dầu gì bài đó cũng được viết bởi các tay đáng bậc thầy mình
trong thương trường. Ở đây chúng ta bàn thảo về một câu hỏi là
các ngoại nhân có đạo diển thị truờng chứng khoán VN với ý đồ
GẠT GẨM hay không. 
     Bốn chử: Ý Đồ Gạt Gẩm là một tội hình . Anh phải phân biệt
đuợc một BAD SERVICE DUE TO A LOW STANDARD OF
BUSINESS PRACTICE và một cái tạm gọi là INTENTION TO
FRAUD. Nếu ML và HSBC viết report với ý đồ dìm giá để mua
hàng, hay để khuynh đảo thị truờng để trục lợi như một số các
anh trong đây suy đoán thì đó là một tội hình, chứ không phải là
một bad service. Nên coi chừng khi nhìn số lượng cổ phiếu mua
bán và số tiền nước ngoài đang nằm chờ giải ngân vào thị
trường để xài nó như một tiên đoán cho hướng đi sắp tới của thị
trường. Đừng vội tin số tiền đó. What you see is not
NECESSARILY what you'll get. Có nghĩa là thấy vậy, chứ
không phải vậy. Tiền của dân Wall Street thứ thiệt không dể lấy
như tiền của mấy anh đâu. Nhiều khi con số đó được thổi phồng
lên dưới nhiều dạng khác nhau. Thí dụ, như người ta nói là 1 tỷ
US$. Nhưng trong đó bao nhiêu là tiền thiệt (cold cash), và bao
nhiêu là derivatives products. Derivative products là những xảo
thuật của high-end finance. Đó có thể là tiền vay mượn, tiền
chấp thế lung tung và được thổi phồng lên qua leverage. 
      Cho nên khi người ta nói mấy chú khoai tây đang hăm he
nhẩy vào giải ngân với số tiền cực lớn, nhưng các anh đợi dài cổ
ra mà chả thấy thằng khoai nào nhẩy vào thì nên suy nghĩ lại.
Nhìn market action để hiểu rỏ. Afterall, the tape don't lie (tape
đây không phải là băng keo, hay băng nhạc, mà là tiếng lóng của
market, của thị trường). Kể từ khi cái deep correction của tháng
3 đến giờ là hơn 4 tháng. Trong khoảng thời gian ấy không biết
bao nhiêu tin tức "hồ hởi" về số lượng tiền khá lớn đang chờ để
nhẩy vào VN. Không biết chừng nào họ thật sự nhẩy vào, và
cũng không rỏ là bao nhiêu. Chỉ thấy tin tức và các tin đồn trên
các diễn đàn về một tương lai sáng lạng của số tiền này. Nếu
nhìn theo the tape trong 4 tháng qua thì có lẻ chưa có củ khoai
nào dám thò tay vào giải ngân. Còn cái chuyện FPT gì đó có
một số lượng sale thật lớn. Tôi không biết tại TTCKVN có một
loại brokers chuyên về institutional trades mà người ta gọi là
BLOCK TRADES hay chưa. Nếu có, thì cái transaction của FPT
hôm qua chưa hẳn là một cái SALE như đã in trên giá. Ở thị
trường Hoa Kỳ, các loại orders đó thường KHÔNG CÓ TRADE
QUA EXCHANGE, tuy rằng nó có ghi rằng orders đó được
executed. Vì đó là một SWAP ORDER. 
     Có nghĩa là có một thằng big boy nào đó cần đẩy hàng ra,
nhưng nếu đẩy hết đống hàng đó đi ra ngoài market kiểu bình
thường thì impact của giá sẽ rất lớn. Cho nên nó liên lạc với một
institutional broker, kêu chú này đi kiếm BUYERS CHO NÓ.
Chú này sẽ "call the Street" (có nghĩa là sẽ gọi vòng vòng để coi
có ai thích không). Khi kiếm được buyers rồi thì nó sẽ quote giá.
Nó sẽ không bao giờ nói AI LÀ NGƯỜI BÁN; HAY AI LÀ
NGƯỜI MUA. Và cũng sẽ không nói rỏ số lượng đâu (*). Khi
người mua chịu mua với giá và số lượng thì nó sẽ nói lại với
người bán. Cứ thế mà người bán từ từ đẩy số hàng đó đi. Danh
từ nhà nghề gọi cái này là BLOCK TRADES.  (*) Đây là trò
chơi đánh phé của các big boys với nhau. Người mua không bao
giờ nói giá và số lượng. Khi đại bàng ra lệnh lui quân (sell) thì
đàn em bốc phone gọi cho broker. Đây là một loại broker đặc
biệt on the Street và họ chỉ take order thuộc hàng block trade
thôi. Brokers loại này rất hiếm và chỉ có chừng 10 công ty tại thị
trường Hoa Kỳ. Cá nhỏ (retail investors) thì làm ơn đi chỗ khác
chơi. Chú trader gọi cho brokers tỏ vẻ như không quan trọng
lắm, vì nếu có cái gì bất thường là thằng broker dò ra được liền. 
      Mà nếu nó dò ra được thì mình rất khó làm giá. Cho nên, câu
nói rất thường là: Mày nghĩ thế nào về XYZ? Có ai bán không,
và nếu có thì bao nhiêu? Sống trong nghề lâu năm, chú broker
này biết là có người 1) đang kiếm để gom hàng hay là 2) để bán.
Điều mà trader không muốn cho biết là mình thuộc dạng gì, 1 or
2? Xong rồi kêu broker đi shop đi. Nó chỉ cần 5 phút là trở về
tường trình đầy đủ. Ai muốn mua bao nhiêu và ở giá nào. Cái
luật bất thành văn của nghề là không bao giờ nói cho phía bên
kia biết ai là người mua và bán. Đấy là luật tối kỵ của giang hồ.
Broker nào lắm miệng khai tùm lum thì coi như đó là lần chót
trong đời nó sẽ nhận order loại đó nữa. Riêng về người trader thì
nói càng ít càng tốt. Dĩ nhiên thằng broker nó cũng muốn biết số
lượng và giá cả để nó kiếm thêm tí tiền đường bằng cách mark
up (tăng giá) tí xíu. Nếu chú trader là một rookie trong nghề thì
thằng broker sẽ giả bộ hỏi này nọ lung tung. Chủ ý của nó là
muốn biết số lượng và giá. Cái này dân nhà nghề gọi là SIZING
THE TRADE. Đó là con bài tẩy của trò chơi này. Khi người ta
biết số lượng và giá hàng thì coi như mình từ chết đến bị
thương. Tin đó mà lọt ra ngoài thì coi như giá bán hay mua sẽ
không bao giờ được như ý muốn. Mấy anh hiểu cái này chứ?
Khi nó tường trình về người mua và số lượng hàng thì đó là một
ORDER thật sự. Người bán chỉ cần OK là coi như đã đẩy hàng
ra. Ngoài ra, có một số người cũng mua XYZ, nhưng họ cũng
muốn bán stock ABC của họ. Nếu bên này chịu thì broker sẽ
swap hai cái stocks với nhau. Order loại này gọi là SWAP
ORDER. Order kiểu block trade này rất lớn và thường trade
OFF THE EXCHANGE. Có nghĩa là cái transaction này chỉ
giữa hai hoặc 3, 4 công ty gì đó với nhau, chứ không phải là
phải đi qua cái exchange. Nhưng vì stock được listed trên cái
exchange cho nên exchange phải ghi rỏ số lượng share được trao
đổi. Vì thế nhiều khi bạn thấy số share traded tăng khủng khiếp,
nhưng giá thì không có giao động nhiều như số lượng. Đó là vì
transaction này thuộc loại BLOCK TRADES. 

Bác VC ơi, thị trường bank Việt nam chưa đủ sotisphicated để


leverage offshore qua tài sản onshore trong nước nên tiền thổi
phồng chắc là qua các derivative nhiều. Cái này ở Việt nam còn
đang được định giá lung tung vì chưa có option. 
Nếu các bác đã có Block Trade service thì chắc chắn là có mặt
đại bàng tại thị trường VN rồi. Thị trường VN coi vậy mà phát
triển nhanh quá chứ huh? Một số emerging markets còn chưa có
cái này đó. Một chú hegde fund trader đã có lần nói với tôi, các
thị trường emerging markets tại Nam Mỹ (South America) tới
giờ này vẫn chưa có loại service cho nên ra vô market đó với big
size thì rất khó. Hy vọng VN tăng số lượng public company lên
tới chừng 1000 đi. Có liquidity thì nhảy vào không sợ. Bây giờ
chỉ mới có 200 thôi. Nhảy vào lạng quạng bị chết vì liquidity thì
buồn lắm. Trong mấy cái market này, volatility thì khỏi nói.
Nhưng còn liquidity thôi. Traders cần hai thứ để maket $:
Volatilty & Liquidity. VN chỉ có một. Thật ra ML không có
dính dáng và ảnh hưởng nhiều đến các vụ sell off của FPT đâu.
Họ chỉ make a comment về thị trường VN nói chung. Có nghĩa
là họ SẼ KHÔNG BỎ THÊM tiền vào thị trường, chứ không có
nói là họ sẽ rút ra. Nghĩa là có bao nhiêu thì xài bấy nhiêu.
HSBC cũng thế. Họ không make day-to-day comment. Họ chỉ
đưa ra một nhận định chung. Tuy nhiên, điều mà các anh nên để
ý là các big firms bắt đầu e ngại về thị trường VN. Sự kiện FPT
được tung bán kiểu đó thường là một nguyên do xuất phát từ
FPT ra. Rất có thể công ty đang có trở ngại về cái gì. Hay có thể
công ty sẽ phải làm một chuyện gì đó mà các institutional
investors không chấp nhận. Nhưng nếu FPT mà bị vì người ta
nghĩ rằng TTCKVN giá khá cao thì sẽ không chỉ một mình FPT
đâu. Rất có thể sau nó thì sẽ thêm vài chú big names nữa. Nói
chung thì bây giờ các bác thấy rỏ sự kiện cut loss lúc đầu là một
hành động nên làm. 
     Tại sao nên làm? Tại vì chúng ta không đoán được tương lai.
Khi market broke down 2 tuần về trước. VC có lẽ là website đầu
tiên lên tiếng về cutting loss. Sau đó, có rất nhiều phản ứng của
mọi người trên Internet nói chung. Người đồng ý; kẻ không. Sau
đó marekt chơi cái tình FAKE OUT bằng cái deadcat bounce
làm cho nhiều người cứ tưởng là mọi việc xong xuôi rồi. Chưa
xong đâu. Cho đến khi nào nó break out khỏi cái down trend line
w/ a huge volume. Điều làm cho investors bị kẹt nhiều là nó có
cái rebounce này. Nếu các bác coi cho kỷ thì con số điểm
rebound cũng vừa với số điểm rớt, thêm bớt một vài điểm.
Nhưng số điểm rớt của các stocks mà mấy bác có lại KHÔNG
LÊN NHIÊU để nhưng đã rớt. Nói chung là cái lên vừa qua là
một vấn đề tâm lý thôi. Nó làm cho một số người cảm thấy "nhẹ
lo." Và cuối cùng thì big boys coming down with an ax. Và nó
whack the biggest stock với số lượng bất bình thường. Câu hỏi
mà các bác sẽ hỏi bây giờ là: Tôi nên làm gì? Câu trả lời cũng
vần như trước thôi: Cutloss là một bài học khó và lâu nhất trong
hóa trình từ một newbie đến một người biết trade. Khi nào có
chuyện lớn thì mới vác lưới và cần câu (sector rotation). Market
này chưa câu được gì đâu. Đợi "blood runs on the Street
(HoSTC; HaSTC)" chút nữa đi. We need some more...well alot
more...body bags  before things can turn around  
 Stock là MICRO-ECONOMICS; Forex là MACRO-
ECONOMICS. Hai cái này khác nhau khá xa. Stock có sector
rotation; forex có asset selection (danh xưng khác của sector
rotation). Asset selection là do xem luồng tiền chạy vào đâu?
Bonds, commoditites, stocks, hay currency. Currency nghiêng
nhiều về hai thứ: Rate và DEBT. Debt có nghĩa là nợ. Đồng tiền
của một quốc gia bị ảnh hưởng nhiều ít và mức giao động trong
đồng tiền của một quốc gia dựa vào sự kiện số nợ của nó cao
hay thấp.  
     Fibonnacci là trend. Currency trading 90% là trend trading.
Anh nhìn hai chú Yen và US $ để thấy sức mạnh của trend trong
currency ra sao rồi. Với một trending characteristic như thế,
currency market thường xài các chỉ số indicators nào chuyên về
trend so với stocks. Lời khuyên thì nhiều lắm. Nhưng làm sao
mà nhớ nổi để viết ra bây giờ. Các anh cứ hỏi đi. Hỏi đến đâu thì
tôi trả lời đến đó, nếu biết. Tại vì price-based indicators là
lagging indicators. Chị không thể xài nó để đo từng ngày một
với một độ chính xác cao được đâu. Trong lúc này nên lấy
support và resistance làm chuẩn và xài candlestick formations
khi phân tích từng ngày một để kiếm ra signal. Nhưng quan
trọng hết là các major support. Trong VNI hiện tại thì điểm
rebound lúc trước (hình như là 970) là một MINOR SUPPORT
(support nhỏ). Và điểm 905 là MAJOR SUPPORT. Gãy cái này
là nguy hiểm đó.  19/7

Bình thường mà bác? 905 dừng lại được là may. Qua đó thì ngủ
đông dài ngày luôn.
      Mấy bác nên coi chừng con số 900-905 vì đó là cái mốc sinh
tử từ đây cho đến cuối năm. Thị trường chứng khoán nào cũng
thế. Tất cả đều có giai đoạn easy money. Sau đó thì mới đến giai
đoạn thực sự mua bán và trade. Ở giai đoạn đầu thì ai cũng make
$. Tiếng lành đồn xa. Thiên hạ đổ xô vào kiếm ăn. Và ai cũng
kiếm được cả. Người biết kiếm nhiều; người không biết kiếm ít.
"Lướt sóng" là một phong trào rất thịnh hành. Và ai cũng trở nên
một stock trading "expert." Theo tôi thì giai đoạn đã qua rồi. Từ
đây cho đến cuối năm rất có thể thị trường VN sẽ trade sideway
or down. Nếu lằn 905 không hold thì nó sẽ là một big correction
vì vùng đất dưới 905 là một free falling zone. Tuy nhiên, hiện tại
thì còn quá sớm để nói. Thành ra, tôi chỉ khuyên các bác một
câu trong currency trading thường xài. Đó là KEEP YOUR
STOP TIGHT. Có nghĩa là đặt stop loss cho gần gần. Nếu nó hit
là đi ra. Hồi lần nó rớt đầu tiên tôi đã nói về CUT LOSS. Danh
từ đó được truyền đi các website khác với nhiều chia sẻ khác
nhau. Người thì đồng ý; kẻ thì không. Tuy nhiên, nếu ai có gan
bỏ chạy lúc đó thì bây giờ chắc chắn sẽ "feel good" lắm. Feeling
good không phải vì họ tránh được thua. Tại vì giá lúc đó và giá
hiện tại không khác nhau cho lắm. Nhưng điều mà tâm tư họ bớt
lo là cái RISK trong thị trường hiện tại. Mấy bác hẳn hiểu tôi
đang nói cái gì chứ? 
       Tại vì bây giờ bác nào còn nằm trong market thì bác đó
chắc hẳn là lo nhiều hơn vui. Cái lo đó đè nặng trong tâm tư.
Thêm vào đó tiền bị cột vào stocks rồi. Nhiều khi gặp cái mình
thích lại không đủ tiền mua. Đây chỉ là hiện tại, chưa nói đến
chuyện nó rớt từ đây về sau. Nếu nó rớt từ đây về sau thì còn
buồn nữa. Đấy là điểm chính và cái lợi trong CUTTING LOSS
EARLY. Riêng vê market thì các bác nhớ lại giai đoạn sau đây
vì từ đó cho đến hôm nay đều vẫn là một.  Trước hết nó rớt 22
điểm và dừng lại ở lằn support. Sau đó nó rớt thêm 9 điểm nữa.
Đó là gãy support. Hình như là nó dừng lại một ngày. Sang tuần
sau nó hit 30 điểm. Tổng cộng hết các con số rớt trong những
ngày đó lại, cái đó gọi là selling leg đầu tiên. Và cái selling leg
đầu tiên thường là cái NHẸ nhất. Mấy bác nào là đệ tử của Elliot
wave thì hẳn biết rồi. Cái thứ 3 mới là cái mạnh. Theo tôi thì cái
thứ 3 chưa có. Và rất có thể xảy ra vào tuần sau. Market lình
xình hai ba bữa nay. Đại bàng đang binh đường tiến quân trong
weekend này. Nếu có gì mới lạ thì sáng thứ Hai họ sẽ xuống tay.
Nếu ACE nhìn qua các đợt sell trước cũng thế. Market lình bình
một vài ngày rồi drop thật mạnh, hay lên thật mạnh. Đó là dấu
hiệu CONTINUATION của current trend. Chung qui lại thì nếu
ai chưa có can đảm để cut loss trong hiện tại thì nên keep stop
thật tight.   
      Ngày xưa tôi tự học một mình, học lén người ta thôi. Vào
thời ấy, TA chưa có lan rộng như bây giờ vì không có Internet
(90-91). Học từ sách, chủ yếu là hai cuốn Edward & MacGee và
Murphy. Chỗ tôi làm toàn là dân cao thủ của TA trên thế giới,
chẳng hạn như Ralph Acamphora (spelling) người nắm chức
head của TA cho Prudential, và bây giờ là president của MTA
(Market Technician Assocation) của thế giới. Bây giờ rất có thể
Acampora có mặt tại VN. Vì Pru hiện giờ là một trong những
big boys của thị trường VN. Sau này khi thị trường VN được
trade continuously giống thị trường Mỹ thì các anh đừng ngạc
nhiên khi thấy đệ tử của Acampora vẽ chart VNI nhé. Dưới sư
phụ này có thêm nhiều người khác nữa. Nói chung thì họ rất
rành trong lãnh vực này. Nhờ họ mà tôi mới biết hai cuốn "kinh"
của TA và đem về tụng. 
     TA là một nghệ thuật sau khi anh đạt đến một trình độ nào
của nó. Giai đoạn đầu của người mới học thì họ đi sát với định
nghĩa của indicator lắm. Họ xài TA một cách rất máy móc. Chưa
biết xào nấu các chỉ số lại để diễn tả một bức tranh cho sống
động. Vì chưa làm được như thế cho nên một số người rất dể
chán với nó sao vài lần đoán thử và sai. Có thể nói với các anh
rằng nếu chỉ THUẦN TÚY đem indicators ra để bỏ vào chart
dựa theo sát định nghĩa của nó thì xác xuất thắng thua chỉ là
55/45 thôi. Phần còn lại là sự uyển chuyển của cách đi tiền khi
anh trade. Nghệ thuật đi tiền trong trading cũng giống như nghệ
thuật đánh tăng trong chiến tranh. Đó là chưa trúng thì chưa
bắn.Bắn trúng thì bắn bồi.   

Anh VC nói như vậy thì em hiểu thế này có đúng không nhé :
Nghĩa là bên đó việc dạy TA cũng không phải là phổ biến . Đa
phần các trader cũng đều phải tự tìm sách rồi tự nghiên cứu ,
vừa nghiên cứu vừa thực hành và thử nghiệm giống như bọn em
bây giờ phải không anh ?   
     Tôi chỉ có thể trả lời dựa theo thời gian và kinh nghiệm của
tôi nhé. Yeah..TA lúc tôi học thì là tự học, tự mò, và tự trade từ
sách. Vì hồi đó financial market nói chung còn rất kín cửa đối
với retail investors. Sau cái bull market của năm 2000 thì người
ta mới nhảy vào nhiều. Rồi đến thời kỳ của Internet càng làm
cho việc rao giảng TA trở nên dể dàng hơn. Bây giờ thì có thể
nói có những khóa học về TA trên Internet anh có thể theo học
giống như ở trường.  
      Nếu tôi có đầu tư vào VN stocks thì tôi cũng theo nguyên lý
của người Nhật. Đó là ôm đến chết mới thui. Ở các emerging
markets chuyện stock lên xuống giao động là rất thường. Nếu
muốn thật sự make $ thì chỉ có nước ôm nó dài hạn để ride out
cái volatility của nó thôi. Chứ còn trade cái kiểu như mấy anh
em trong đây thì không ăn nhiều được đâu vì nhiều lý do. Lý do
chính là mức độ 5% và số thời gian dành cho trading của một
ngày quá ít.  Tôi rất bullish với thị trường real estate của VN.
Market này trong tương lai 5, 10 năm nũa chỉ có lên chứ không
có xuống. Đó chỉ là khái niệm của tôi. Và sau khi đọc bản
research của JP Morgan về VN thì tôi càng thấy lý do mà mình
bullish trong thị trường VN lại càng đúng hơn nữa. Anh nghĩ thử
đi. Kinh tế VN chỉ có phát triển từ đây về sau thôi, chứ không có
tụt lùi được rồi. Vấn đề là phát triển bao nhiêu thôi. Rất có thể là
nó sẽ không đến mức như hiện tại (7.1%). 
       Nhưng nếu nó chỉ có 5% thôi thì cũng được. 70% dân số
VN là dưới 35 tuổi. Đây là số tuổi xây dựng gia đình riêng cho
chính mình. Một phần lớn những người này phải đi sống riêng.
Chả lẻ sống chung với bố mẹ hoài sao? Các vùng đất hiện giờ là
hoang vu sẽ từ từ được đô thị hóa. VN ngày nay rất có thể là
Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Nhu cầu về nhà cửa của VN
trong vòng 20 năm nữa sẽ trở nên khan hiếm. Chính phủ VN
quá dở trong việc đô thị hóa và cung cấp các phương tiện giao
thông tối thiểu đến các vùng hẻo lánh đó. Người ta ai cũng qui
tụ về các thành phố lớn vì tiện nghi. Nhưng dần dần các thành
phố này cũng không đủ để chứa hết. Vấn đề đô thị hóa là việc tất
nhiên. Mảnh đất hoang vu nào đó sẽ trở nên mãnh đất vàng khi
điện nước, điện thoại, ống cống v.vv..được đặt vào. Thành ra,
với cái nhìn thật đơn sơ như thế, tôi nghĩ thị trường nhà đất của
VN sẽ rất hot vào những thập niên sắp tới đây. 
Cái tên Hedge fund mang tiếng xấu, nên bác yên tâm là sẽ được
regulate đến nơi đến chốn.
      Tôi không có nói thị truờng VN đâu bác. Tôi nói thị truờng
Mỹ kìa. Ở thị truờng Mỹ và thế giới nói chung không ai regulate
hedge funds cả. Tại vì các cơ quan chánh phủ có quan niệm rằng
nếu bác, một nguời investor, mà muốn chơi với the big boys thì
bác dư sức hiểu rỏ phuơng cách đầu tư của họ. Và nếu có thắng
thua gì thì bác tự chịu không có kiện thưa gì hết. Chính vì thế
chánh phủ mới không đụng đến thế giới này. Trong các thị
truờng thế giới không chính phủ nào kiểm soát gắt gao bằng
chánh phủ Mỹ và Anh, thế mà họ còn không đụng đến tại vì lý
do nêu trên. VN thì còn quá mới trong việc đầu tư nên tôi nghĩ
chưa có loại đầu tư này. VN hình như có khoảng 4 mutual funds
thì phải? Ngoài ra, liquidity chưa có nhiều thành ra nếu có set up
xong cũng khó mà cựa quậy.  Hồi còn đi làm tôi rất thường đọc
các bài nghiên cứu về China tại vì lúc đó China là một quốc gia
đang chập chững bước vào thị trường thế giới giống như VN
bây giờ. Hồi đó ai cũng coi thường China.
      Thứ nhất vì đó là một quốc gia CS. Và người ta vừa mới
thoát khỏi chiến tranh lạnh chừng 10 năm nên dư âm của chủ
nghĩa CS và tư bản vẫn còn vang dội, khác xa với bây giờ.
Anyway, các quốc gia Á Châu thường có một sự phát triển rất
giống nhau. Đó là từ một nền kinh tế Agrarian society (tạm dịch
là nông nghiệp) sang một manufacturing society (sản xuất) thời
gian cho một xã hội chuyển mình như thế là khoảng 10 năm.
Thập niên 60's là của Nhật; 80's là của Nam Hàn và Đài Loan.
90's là của Trung Quốc. Hy vọng 2000 sẽ là của VN. Ở các quốc
gia đó giá đất thường đi cao và nhanh hơn giá lạm phát hay các
loại đầu tư thông thường khác như stocks và bonds. Lý do rất
đơn giản là khi xã hội trở nên phồn thịnh hơn thì nhu cầu nhà
cửa cũng vì thế mà tăng theo. Ngoài ra, diện tích đất của các
quốc gia đó thường rất ít so với số dân vì các dân tộc Á Châu
thường là một giống dân hemogenous (Cùng giống...không có
tạp chủng như Mỹ hay các quốc gia Âu Châu khác). Họ thường
cư ngụ trên mảnh đất đó cả mấy ngàn năm qua. Số lượng người
đem chia ra cho một cây số vuông thường là rất cao. Đó là chưa
nói đến các thành phố nổi tiếng của quốc gia, chẳng hạn như
Tokyo của Nhật, Seoul của Nam Hàn, và Saigon & HN của
VN.. 
     Tâm lý thông thường là khi người ta giàu thì người ta có
nhiều nhu cầu hơn. Nhà là một trong những nhu cầu chính yếu
đó. Chính phủ VN bây giờ mà chịu chi tiền để mở rộng các vùng
đất ít người ở hiện tại để sau này đô thị hóa nó là một điều nên
làm, thay vì để người dân phải chen chúc sống trong một thành
phố mà diện tích vốn chỉ đủ cho 1/5 của tổng số dân. Theo tôi đó
là một demand rất lớn cho thị trường đất đai tại VN sau này.
Còn về vấn đề kinh tế, và các sector thì tôi chưa thấy VN trội về
mặt nào hết. Nền kinh tế Á Châu hiện thời được dẫn đầu qua hai
quốc gia lớn nhất của châu Á. Đó là China và Ấn Độ. China nổi
tiếng là quốc gia sản xuất đồ rẻ tiền. Xin lưu ý: hai chữ rẻ tiền ở
đây không có ý miệt thị mà chỉ là một concept mà thôi. Đồ dùng
được sản xuất từ China hiện giờ đi khắp thế giới. 20 năm về
trước thì đó là Đài Loan và Nam Hàn. Tôi nhớ rỏ ngày còn đi
học high school thì Nam Hàn đem xe Hyundai qua bán tại Mỹ
với giá 5000 chiếc. Ai cũng cười. Họ chế diễu nhau bằng cách
chê người chạy xe Hyundai. Ngày nay China thay thế Đài Loan
và South Korea. Đó là câu chuyện của China.
      Còn Ấn Độ thì là nơi sản xuất softwares cho thế giới. Năm
98, khi HP (Hewlett Packard) mở một trung tâm nghiên cứu về
programming tại Ấn Độ, một người analyst của Credit Suisse đã
nói cho tôi biết về khả năng đặc biệt của người Ấn Độ về
programming. Ở một vùng phía bắc New Dehli có một thành
phố rất nổi tiếng về programming và đó cũng là nơi mà HP đặt
headquarter để nghiên cứu. Intel cũng đã có mặt ở đó. Người
chế ra Pentium-class processor cho Intel là một người Ấn. Điều
mà tôi muốn nói ở đây là thế này. Hai quốc gia này đã thành
danh trên thương trường thế giới qua những specialty của riêng
mình. Chính vì thế kinh tế của họ mới như hôm nay. Song song
với sự phát triển kinh tế này thị trường nhà đất của họ cũng tăng
không kém. Nếu VN đi theo bước chân của China thì rất có thể
sau này hàng hóa VN sẽ dành được một phần market share của
China hôm nay. Và nếu hiện tượng đó xảy ra, cộng thêm số tiền
mà VK ở khắp nơi muốn về VN mua miếng đất để 1) đi du lịch
(trong đó có tôi) hoặc là 2) để dưỡng già thì giá trị đất cát của
VN chỉ có lên chứ không có xuống. Thêm vào đó các công ty
chuyên về phát triển dịch vụ đất cát của VN không có mấy chú.
REE hình như là công ty duy nhất và lớn nhất làm việc này. Cho
nên nếu ôm REE chừng 5 đến 10 năm nữa thì tôi nghĩ cũng
không có tệ. Bỏ đi sự kiện giá của lên xuống trong thời gian sắp
tới, nếu chỉ nhìn vào tương lai dựa trên những so sánh của các
quốc gia cùng một phát triển tương tự thì tôi nghĩ cái investment
này chắc không đến nổi tệ.  Ở những thị trường còn non như
VN. Anh không đầu tư vào cái growth của nó nhiều bằng cái
LIQUIDITY của nó. 4 chú này theo tôi biết thì có liquidity khá
cao. Tôi chỉ chạy theo liquidity trước, rồi mới nói đến growth.
Dĩ nhiên, còn nhiều chú khác nữa. Nhưng nếu phải chọn 4 chú
trong giai đoạn đầu thì tôi ôm 4 thằng em này. Tôi biết 4 chú
này vì đi đâu cũng nghe nói đến nói. Nhẩy vô rồi có gì còn
đường chạy.   
      Anh là một người có tiền. Thằng bạn anh kiếm anh mượn
tiền. Việc đầu tiên trước khi cho nó mượn là câu hỏi ngầm trong
đầu anh: Không biết nó trả nổi hay không đây? Đầu tư củng thế.
Chúng ta tuy mang tiếng phân tích stocks, trading này nó.
Nhưng trong chúng ta thật sự mấy ai hiểu công ty mình mua nó
làm cái gì? Hay nó SẼ LÀM ĂN RA SAO? Điều mà chúng ta
mong mỏi khi bước vào các công ty đó là nếu tôi không thích thì
có chú nào sẵn sàng nhảy vào thay thế không? Nếu không có,
hay ít người thì đừng vào. Vào rồi chạy không được thì buồn
lắm. Anh hỏi thử mấy người đang ôm OTC stocks của VN mấy
tuần nay, xem họ ra sao?  Nghệ thuật chạy trong trading là một
điều rất cần thiết để bảo vệ vốn. Nghe thoáng qua thì nó có vẻ
mâu thuẫn tại vì đầu tư ở các quốc gia mới mở mang phần lớn
đều là Growth. Đó là ý chánh trong việc đầu tư. Nhưng trên thực
tế khi bỏ tiền vào thì việc đầu tiên là tự hỏi mình rằng: Nếu có
chuyện gì thì mình làm sao? Khi anh run một investment fund,
anh phải trả lời cho nhiều người. Anh không phải chỉ lo make $,
mà anh còn phải là bảo vệ vốn nữa. Bảo vệ vốn từ nhiều phía,
chứ không hẳn từ sự lên xuống của stocks không thôi đâu.
Investors trong fund của anh sẽ không chấp nhận cau trả lời là
stocks bán không ai mua hay là cái giá phải trả khi bỏ chạy quá
cao. Đầu tư cho một cá nhân thì rất dể, và thường không mấy lo
ngại về những vấn đề quan trọng khác. Đầu tư cho người khác
có rất nhiều chuyện để lo. Một trong những vấn đề quan trọng
hành đầu là bảo vệ số tiền bỏ ra. Growth là tốt. Nhưng cái tốt
của nó vẫn chưa đủ bảo đảm số tiền của anh trong market sẽ còn
nguyên vẹn ra có thể rút ra bất cứ lúc nào. Cái risk trong
emerging market là chỗ này đó. Mà nếu nói thị trường đi nữa thì
VN vẫn là một emerging market theo đúng nghĩa danh từ. Nói
chung thì danh từ emerging market rất rộng.
     VN, Malaysa, Thái, ngay cả TQ, Đài Loan, Nam Hàn, Russia
và hầu hết các nước Nam Mỹ đều thuộc diện emerging markets.
Hình như 1$ = 15000 VN thì phải. Vậy thì 1 tỷ VN bằng khoảng
66,000 US$. Một cái VN fund có 1 ngàn tỷ như MV nói thì có
nghĩa cái fund đó có chừng 65 triệu US dollar. Vài ngàn tỷ thì
nó vào khoảng vài trăm triệu US dollars. Với một tổng giá trị thị
trường (total VN Stock Market cap) là 20 tỷ US dollar. Cái fund
vài trăm triệu thì nắm khoảng 10% tổng số giá trị thị trường.
Dragon Fund gì đó có khoảng 300 triệu US dollar. Vậy chú này
là the biggest fish in the pond rồi. Hm...như vậy có thể nói rằng
hơn 50% của tổng số thị trường chứng khoán VN là do
institutions. Với số lượng liquidity khá thấp như hiện tại thì làm
sao mà họ có thể ra vô nhiều như ý muốn trong thời gian ngắn
được. Ngoài ra với con số 200 công ty thì có thể nói chỉ có 30
công ty là at the top với số lượng liquidity khả dĩ để có thể ra vô
một lần là 100 ngàn share/clip      Mỗi một quốc gia có cách đo
giá trị đất cát riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và văn hóa
của họ. Giá trị của đất còn tùy thuộc vào sự phát triển của vùng
phụ cận. Đất chỉ có giá trị khi chính quyền đặt ống cống, điện
nước, điện thoại (nói chung là utilities vào) thì mới là đất xài
được. Tại vì giá cả của chuyện đặt utilities vào rất là mắc. Ở các
quốc gia như VN thì chỉ có chính phủ mới đủ sức làm việc đó. Ở
đây thì anh có thể mướn người và tự làm. Nhưng giá mắc khủng
khiếp. Chỉ có các nhà thầu lớn mới đủ sức làm.  

Hiện nay các quỹ đầu tư lớn, các chuyên gia phố Uôn đang đánh
giá sao về triển vọng thị trường chứng khoán toàn cầu ?
     Trong giai đoạn hiện tại luật sống còn là châm ngôn, chứ
không có đánh giá gì hết . Nếu có, cũng đừng có tin. Bây giờ
điều mà anh muốn thấy gọi là CAPITULATION. Có nghĩa là
lúc người ta chịu hết nổi. Cơn đau đã lên đến tột cùng. Họ bỏ hết
để chạy thì lúc đó là lúc bottom. Trên NYSE hiện tượng này xảy
ra khi 90% của daily volume là DOWN. Đó là dấu hiệu traders
gọi là BLOOD IS RUNNING ON STREET. Street đây có nghĩa
là Wall Street. Tôi có nói về cái này trong bài viết hôm qua rồi.
Hiện thời thì chưa vì người ta vẫn còn đang time a bottom. Máu
chưa chảy nhiều. Thêm vài tuần nữa thì có thể. Hai tháng 9 & 10
của năm là hai tháng xấu nhất trong TTCKHK. 
     Người ta (trong đó có tôi) sẽ hy vọng bottom vào thời gian
này. Lúc đó thì tà tà vào lượm xác. Bây giờ thì còn hơi sớm.
Hiện tại chỉ số Nikkei của Nhật đang rớt khoảng 422 pts.
HangSeng Index rớt 642.83; hôm qua nó rớt 700 pts. Và cuối
cùng là China rớt khoảng 35 pts. 2 tiếng nữa thì London sẽ mở.
Selling kiểu này thì chắc London không khá lắm. VNI của VN
rớt khoảng 12 pts. Vậy là khá rồi. Chỉ sợ nó rớt khoảng 30 trở
lên. US market hồi sáng này reversed trend từ - 340 lên lại đến -
15. Nhưng traders dường như không tin lắm. Down volume so
với up volume còn nhiều. Nếu các bác coi chart của chỉ số Dow
Jones thì sẽ thấy cái tail khá dài. Chiều dài của cái tail đó (chỗ -
340) sẽ được retest trong vòng từ 7 ngày cho đến 21 ngày sắp
tới. Khác với ngày market đi lên. Nghiệp trade là vui buồn như
thế đấy. Điểm đặc thù của nghề này là chỉ có mình tự an ủi mình
thôi. Các bác phần lớn có nghề khác sinh nhai. Không có cái này
vẫn có thể sống được. Một trader thật vào những ngày này vẫn
phải thức dậy đi làm. Nói thiệt nhé. Nhiều khi nằm mà mong
Trời đừng sáng. Nhìn ánh sáng lé loi lên là rầu lắm. Không gì
hạnh phúc bằng chiều thứ 6 khi tiếng kẻng của NYSE vang lên
chấm dứt một tuần đầy giao động. Hạnh phúc là thế đấy. Người
thấy nhẹ nhỏm. Bước ra thang máy để đi xuống lòng tự nhủ.
Còn hai ngày bình yên cuối tuần. Mừng quá.
      Nhưng bắt đầu chiều chú nhật là thấy buồn. Ngồi ăn cơm
bên gia đình mà mặt cứ lầm lì lo lắng cho ngày mai. 5 chiều giờ
Cali là Tokyo mở cửa. Lúc ấy chưa có Internet như bây giờ, phải
chạy lên hảng để coi Bloomberg....Phu nhân tưởng mình là điên
nặng độ.....Hm...nổi buồn của một trader còn nhiều lắm. Who
still wants to be a trader? Không bao giờ đưa ra con số tiên
đoán. Tại vì đó là một chuyện hoàn toàn không thể đoán được.
Mà có đoán được thì cũng là HÊN mà thôi. Và chúng ta vào đây
không dựa vào cái hên. Bác mà gặp ai được con số chính xác thì
người đó là một NEWBIE thôi. Dân nhà nghề mong đoán được
hướng đi và PHẢN ỨNG của thị trường về hướng đi đó. Chẳng
hạn như thế này. Tôi đoán rằng VNI sẽ break down dưới 900, và
phản ứng của nó sau khi break down thì sẽ rất mạnh (violent).
Cái đó thì có thể đoán được dựa vào chart. Đó là tại sao tôi nói
vùng đất dưới 900 là một khoảng trống. Dưới đó là một free fall
area.  
     Cái rate mà the Fed cut gọi là Discount Rate, không phải cái
Fed Fund Rate. Rate này thật ra chỉ symbolic mà thôi. Có nghĩa
là nó nói cho bạn biết là the Fed đang theo dõi những biến
chuyển hiện tại. Điều mà market đang mong đợi là một FED
FUND RATE. Rate đó mới quan trọng. Discount Rate là một
rate cho các big banks vay mượn the Fed. Điều mà the Fed đang
làm là muốn an tâm thị trường, chứ không phải là cứu MBS.
MBS mới là điểm chính yếu. Vì thị trường hai tuần qua quá lộn
xộn cho nên the Fed bước vào. Điều mà các bác nên hiểu rằng
equity market tuy có giao động nhiều, nhưng đó không phải là lý
do chính cho vụ cut rate này. 
     Cái rate cut này chủ ý là cho Bond markets, đặc biệt cho
những high quality corporate  Một số công ty rất blue chip của
thị trường, vì market lộn xộn, không thể refinance short-term
papers của họ cho nên rất có thể họ sẽ gặp khó khăn nhiều trong
việc mua bán hằng ngày. Những loại công ty đó nếu có chuyện
gì sẽ ảnh hưởng rất mạnh vào kinh tế. Cho nên the Fed nhảy vào
cứu. Kết quả là sau khi the Fed nhảy vào thì liquidity trong bond
market tăng cao thấy rỏ. Giá thì cũng lên cao, nhưng không quan
trọng bằng liquidity. Các công ty loại đó hôm nay có thể
refinance short-term papers của họ, và vì thế market cảm thấy
đở lo hơn rất nhiều. Điều quan trọng mà các bác nên hiểu rằng là
cái problem chưa xong. Sự kiện market lên hôm nay vì hôm nay
là thứ 6, và cũng là ngày OPTIONS EXPIRATION day. Hầu hết
các traders nhà nghề đều nhảy vào short nó và họ bi the Fed cut
rate cho nên phần lớn phải cover their shorts. 
     Cái đó là phần lớn của sự kiện mà DOW lên. Option index
(SP 500) hôm nay cũng như thế Rất nhiều người lộn cái này với
cái FED FUND RATE, vì Fed Fund Rate nổi tiếng hơn nhiều.
Ngoài ra, Discount Rate trên phương diện thực tế cũng không có
nghĩa gì nhiều. Tại vì trừ các nhà bank lớn như Bank of
America, Citibank, Wells Fargo, Countrywide Financial thì anh
mới có thể mượn ở cái rate này. Bằng không anh phải xài Prime
Rate (một rate khác nữa mà cũng ít người biết). Đó là tại sao
traders gọi cái cut hồi sáng (giờ Hoa Kỳ) là SYMBOLIC.
Symbolic tạm dịch là tượng trưng. Nhưng lý do mà thị trường
US lên có 225 pts hôm nay là vì người ta nghĩ là the Fed đã
SIGNAL một rate cut cyle trong tương lai. Rất có thể bắt đầu
vào 18 tháng 9 tới đây. Tuy nhiên, nếu anh "read the tape = theo
dõi thị trường) hồi sáng này thì anh thấy market vẫn còn run
tay. 

Vào thời Green Span những năm 2000s Fed đã cut fund rate để
bình ổn thị trường và mọi người trông đợi Bernake sẽ có biện
pháp tương tự.  
      Ở Mỹ the Fed rất uy quyền. Người ta nghĩ nó nhiều khi còn
uy quyền hơn Tổng Thống Mỹ vì khả năng tăng giảm phân lời
của nó. Thành ra, mỗi khi market có gì giao động ngoài sự kiểm
soát của thị trường thì người ta nhìn vào the US FED. Market
mấy hôm nay rớt cái kiểu bất bình thường. Từng công ty một cứ
ra tuyên bố họ không thể refinance cái short-term papers (CP)
của họ. Nếu để tình trạng này kéo dài thì nó sẽ ảnh hưởng vào
kinh tế. Cho nên the Fed mới ra tay. Bernanke là truyền nhân
của Greenspan. Sư phụ ra đi để lại cho Bernanke bí kíp ổn định
thị trường trong cơn hỏa hoạn. 
      Thành ra, người ta nhìn vào Bernanke khi market lộn xộn.
Riêng về câu hỏi của anh thì the Dow rebound hơn 300 điểm
trong vòng ít hơn 1 tiếng đồng hồ vì the Fed tuyên bố 2 công ty
(Bear Stearns & CountryWide Financial) có thể mượn tiền thẳng
từ the FED, thay vì mượn từ market. Market lúc đó mượn không
được. Như đã nói, ai cũng trông vào the Fed. Cho nên khi thấy
the Fed ra tay thì short sellers phải cover bằng mọi giá. Người ta
không còn bán kiểu điên khùng nữa. Thành ra, market lên. Tuy
nhiên, như tôi có nói, market lên thiệt như đó chỉ là cái index
thôi. Bên trong market thì không mạnh như cái market index.
Nói thêm một tí nữa cho các anh biết. Hồi sáng này là ngày
options expiration. Có nghĩa là ngày options hết hạn. Trong
options có hai loại options chính: equity và index. 
     Equity options stop trading vào cuối ngày. Index options stop
trading vào CHIỀU HÔM QUA, NHƯNG SETTLED VÀO
SÁNG THỨ 6 VÀO LÚC THỊ TRƯỜNG MỞ CỬA. Có nghĩa
là vào 6:30 AM PST (giờ Cali) market mở cửa. Giá mở cửa lúc
nào sẽ là giá settle lúc đó. Tôi cho anh một thí dụ để làm rỏ vấn
đề. Thí dụ, hồi tối thứ 5 chỉ số SP 500 đóng là 1450. Nếu sáng
thứ 6, market mở cửa nó mở at 1550 thì đó sẽ là giá settlement
của options, và đó cũng là mức ăn thua. Với market rớt mạnh
trong thời gian gần hai tuần qua, options traders buy puts như
điên. Để finance cho cái put buying này, họ sell call in-the-$ và
out-of-the $. 
     Bernanke tuy không phải là một trader xuất thân như Robert
Rubins của thời Clinton, như Bernanke chơi cái mánh của một
trader nhà nghề gọi là Short Squeeze. Đó là trước giờ mở cửa
Bernanke ra lệnh cut rate. SP FUTURES lên như điên, wiping
out hết mấy chú shorts. Chú nào chơi synthetic short (sell calls
lấy tiền buy puts) thì chết vì thua hết hai đầu. Nói một cách khác
là Bernanke dằn mặt thị trường, dằn mặt mấy chú shorts. Hành
động này làm nhiều người bất bình, nhất là mấy chú thua. Fed
cut bất thình lình thường xảy ra lúc market đang open. Nó cho
người ta cơ hội get out. Bernanke chơi lúc market còn đóng cửa,
vào ngày options expiration làm nhiều người thua oan. Đó là
một điểm mà market bất bình hôm nay. 

Thế giới quả là phẳng. Chỉ tiếc Việt Nam vẫn ở rìa ngoài.   
       Rồi có ngày VN cũng nhập cuộc chơi thôi. VN đã thoát
khỏi cái bóng ma CS thì từ từ cũng sẽ như bao nhiêu người khác
thôi. Nói vậy chứ các bác cứ nghĩ kỷ đi. 150 quốc gia trên thế
giới hiện thời có bao nhiêu quốc gia với một thị trường chứng
khoán phát triển toàn diện được như Mỹ đâu. 
      Ở Á Châu, Nhật là quốc gia phát triển nhiều nhất. Nhưng
ngay cả người Nhật cũng còn rất mới lạ với các loại financial
products của Mỹ. Thí dụ như Mortgage-backed securities hay
CDO, CMO. Mấy thứ này là sản phẩm đặc thù của Hoa Kỳ. Rất
khó chơi, rất khó hiểu, và rất sát phạt. Có một điều rất lạ về sản
phẩm tài chánh của Mỹ là thế giới rất thích mua. Bán bao nhiêu
nó cũng mua. Tiền lời từ xuất khẩu giao thương với Mỹ, mấy
chú Nhật và chú 3 đem đổ hết lại vô thị trường nhà của Mỹ qua
các đầu tư này. Nhiều khi mình thấy họ mua mà lo dùm cho họ.
Ở Mỹ lâu ai cũng biết giá nhà sao mà lên hoài được vậy mà họ
cũng bất chấp. Có bao nhiêu là họ lượm hết. Bởi vậy theo tôi
nghĩ thì cơn sóng gió này chưa xong đâu. Ở các quốc gia Tây
phương, luật lệ nghiêm khắc về đầu tư.  Một fund manager thua
là phải trình làng liền. Lộn xộn là mất chức cho nên có khó khăn
gì là người ta biết liền. Ở TQ hay Nhật chưa chắc được như thế.
Cho nên nhiều khi thua bà con vẫn làm thinh. Mong nó trở lại.
Đến một ngày nào đó không chịu nổi thì phá sản thôi. Cái kiểu
"thà chết không nói" này nguy hiểm lắm.   
      Có thể nói rằng 99.9% các bác là short-term trader. Nhảy ra
vô thị trường như con cóc. Thế mà lại đi kiếm mấy món đầu tư
dài hạn dùng cho SHORT-TERM trading.Trước khi vào cuộc
chơi, các bác phải định nghĩa mình là gì? Và phải hiểu cái định
nghĩa đó cho thật chính xác. Thấy ai cũng tôn thờ Buffet, nhưng
rất ít ai làm được như Buffet cho dù họ biết stocks đó là good.
Stock lên thì bà con ok, nằm yên. Đến khi nó rớt thì bỏ chạy.
Hoặc ngược lại, có người là short- term traders. Nhảy vào bị kẹt
thì thành long-term investor bất đắc dĩ. Các bác không thể đi hai
hàng như thế.Chỉ trọn 1 trong 2.  Short-term traders mà đi thờ
Buffet.

Fed và các ngân hàng trung ương khác bơm tiền (cash injection)
vào thị trường bằng cách nào? 
      The FED có hai cách. Cách thứ nhất là mua bonds từ thị
trường. Mua thì phải trả tiền. Đó là số tiền the Fed tung vào thị
trường. Cái thứ nhì là the Fed dùng cái discount window. The
Fed có 12 chi nhánh khắp nước Mỹ, gọi là Fed Bank. Tại đó có
những discount window mà các thành viên (member banks) có
thể vay tiền. Riêng về cái mua bonds thì the Fed chỉ có thể mua
qua chi nhánh tại New York. Ở đó the Fed có những trader của
các big firms như Goldman, Lehman, Bear Stearns, Merrill đứng
ra đại diện the Fed để mua ngoài open market.  
      Market maker (maker = người tạo ra) là người điều động
những mua bán trao đổi của thị trường. Họ MAKE market. Và
market là gì? Là nơi người ta trao đổi hàng hóa với nhau.
Market maker là người tạo ra điều kiện để con buôn có dịp trao
đổi hàng hóa. Đó là định nghĩa của market maker. Trên thị
trường chứng khoán, MM là người đứng chính giữa hai người
MUA và người BÁN. Danh từ tiếng Anh gọi là FACILITATE
THE TRANSACTIONS. The Fed hay một cơ quan thẩm quyền
nào đó KHÔNG phải là market maker. Họ đứng ngoài cuộc mua
bán của thị trường. Họ là người REGULATOR (tạm dịch là
kiểm soát). Khi thấy thị trường đi ra ngoài phạm vi và có thể gây
thiệt hại cho quốc gia, cho thế giới thì họ dùng quyền để DẪN
DẮT, chứ không ÉP BUỘC thị trường đi ngược trở lại. 
      Lưu ý cai từ mà tôi xài: Dẫn dắt và Ep Buộc. Lý do mà họ
chỉ có quyền dẫn dắt là tại vì thị trường có thể không nghe theo
họ. Thí dụ như hôm thứ 5, 6. Nếu market không nghĩ là sự kiện
cắt phân lời discount rate là đủ thì nó vẫn có thể tiếp tục xuống
nữa mà thôi. The Fed không làm gì được, ngoài việc cut thêm
rate. Đó là một hành động dẫn dắt market theo chiều hướng the
Fed muốn. Ngược lại nếu the Fed không cut rate mà ra lịnh
người ta phải bỏ tiền ra mua, hay là cấm người ta bán thì đó là
Ép Buộc. Free market theo đúng nghĩa danh từ không thể làm
như thế được. Còn vấn đề người đầu tư nhỏ thì thôi thật sự
không biết. Tôi được người ta dạy để suy nghĩ theo lối của một
big boy, chứ không phải là để hegde và bảo vệ the little guys.
Người ta dạy tôi nhìn thị trường tìm dấu vết của kẻ khác, tìm
yếu điểm của market qua hai lực FEAR & GREED để làm tiền. 

TT chứng khoán New York (từ khi thành lập đến nay) đã có hơn
chục lần dừng giao dịch để không cho Down Jone giảm quá mức
- như thế là phải xim phép cơ quan nào để dừng à??? 
      Đây là luật của the NYSE, và đó là kết quả của kỳ market
crash năm 87. Ở đây thỉnh thoảng các bác có thấy tôi xài danh
từ: PROGRAM TRADING (*). Program trading là một cách
thức mua bán hoàn toàn bằng máy của các trading desks on the
Street. Theo một số người nhà phân tích gia và lịch sử gia về
hiện tượng market crash của 87 là vì một số program tradings hit
the tape liên tục (sell liên tục) khi chạm điểm trigger point của
nó. Giống như là stop loss vậy đó. Cái này kéo cái kia xuống
cho nên người ta không kịp trở tay. Từ đó mới sanh ra vụ crash
của 1987. Từ đó về sau NYSE mới ra luật rằng mỗi khi chỉ số
Dow lên hay xuống đến một số % nào đó thì PROGRAM
TRADING không được trade trong vòng 15 hay 20 phút gì đó
để người ta bình tỉnh lại. Trong trường hợp chỉ số Dow mà rớt
xuống bao nhiêu % trong ngày thì market phải dừng lại 15 phút.
Sau đó nếu nó còn rớt thêm nữa thì dừng lại 1/2 tiếng (*) 
     Đây là một phương pháp trade của các trading desks on the
Street. Mỗi một trading desks đều có một target cho chỉ số SP
500 ở một mức nào đó. Khi SP 500 mà hits targe thì tự động
giàn máy computer mua bán liên tục. Program trading có hai
loại. Loại nhỏ thì chừng vài chục triệu cho mỗi lần mua bán.
Loại lớn thì vài trăm triệu/trade. Có nghĩa là khi chỉ số SP mà
hits rồi thì program trading mua liên tục cho đến khi đúng giá nó
muốn. Selling cũng thế. Đó là tại sao khi trade SP futures vào
những lúc market giao động nhiều khi thấy nó rớt quá nhiều hay
lên quá nhiều trong một ngày rồi. Tự nhiên, nó shoot lên hay lọt
xuống thêm một con số lớn nữa trong khoảng thời gian cực
ngắn. Đó là program trading hits the tape. Phương cách này hiện
giờ cũng đang được áp dụng tại thị trường Forex vói một tên
khác, nhưng technique không khác là bao. 

Chết rồi, CK của Mỹ của đồng loạt đỏ rực. 


     Market xuống chỉ có vài chục điểm thôi. Tuy nhiên cái low
của tuần trước sẽ được retest từ 7 cho đến 21 ngày kể từ ngày đó
trở đi. Hiện giờ thì chưa đến 7 ngày. Market sau cái initial pop
lúc đầu vì the Fed và made a reversal nhìn coi rất bullish, nhưng
nếu người trade quen trong volatility thì thấy rằng cái pop 225
điểm của thứ 6 rất artificial. Hôm nay the Fed Chief đang họp
với Bộ Trưởng Ngân Khố (Treasury Department) và chủ tịch hội
đồng cố vấn tài chánh của Thượng Viện (Chairman of the
Financial Committee). Ông chủ tịch thượng viện này ngày hôm
qua leo lên TV hứa hẹn lung tung. Đây là mùa chuẩn bị bầu cử
cho White House (Presidential Election) vào cuối năm 2008 cho
nên lãnh đạo của hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa lợi đụng đủ
mánh mung để PR cho Đảng của mình tối đa. Nhưng theo nhận
xét của các chuyên gia về the FED thì chưa hẳn the Fed sẽ nghe
theo lời khuyên của ông Chủ Tịch hội đồng cố vấn tài
chánh quốc gia. Có thể vì đó mà market không thấy gì hưng
phấn.  Thị trường chưa thật sự chấp nhận Bernanke và chính xác
hơn là chưa có trọng Bernanke. Dĩ vãng và hào quang của
Greenspan vẫn còn vang dội. Các head traders, những người thật
sự "move $" trên Wall Street hiện tại đều lớn lên dưới thời
Greenspan. Họ quen với lối suy nghĩ và các làm việc của
Greenspan. Thị trường nhìn Greenspan như một cột trụ vững
chắc so với Bernanke. 
      Theo tin hàng lang thì Bernanke và thị trường chưa ăn khớp
với nhau. Market đang mong một rate cut thật sự, chứ không
phải là một Symbolic rate cut. Các chỉ số kinh tế quan trọng
đang yếu dần. Nhưng Bernanke thì vẫn còn đợi một
confirmation. Trước hôm rate cut một vài ngày, Bernanke còn
cứng miệng tuyên bố inflation vẫn còn mạnh. Rồi vài ngày sau
lại cut rate. Traders nhìn hành động này như là một thiếu kinh
nghiệm của Bernanke trên phương diện lèo lái con thuyền tài
chánh quốc gia. Bernanke là một HỌC GIẢ (academic) xuất
thân. Người ta nể, và cũng chính vì lý do này mà Bernanke leo
lên đến the top job at the FED, chứ không phải Bernanke là một
người được trui rèn trong market như Greenspan và Robert
Rubins của Clinton (người hùng dẹp loạn thời Asian Crisis).
Chính vì thế market vẫn còn lượng lự. 10 Năm Về Trước: Ngày
xưa, cặp song kiếm (Greenspan & Rubins) một mình dẹp loạn
rất đẹp. Đẹp đến nổi ngày nay TT Bush phải dùng một CEO của
Goldman (đương kim Bộ Trưởng Ngân Khố hiện thời là Ex-
Goldman CEO), với hy vọng đem chút hào quang của ngày củ
trở lại. Ngày xưa, một văn (Greenspan), một vỏ (Rubin là một
currency/bond trader xuất thân) chinh phạt khởi đầu từ Thái Lan
(97) cho đến Brazil (99) mới xong. 
     Mỗi lời nói của Greenspan hay Rubins được traders phân tích
từ câu từ chữ. Lúc dọa nạt, lúc đồng tình. Đọc vào là biết lời nói
đó dành cho ai. Rubins với cái dáng ốm và cao, cộng thêm nụ
cười cố hửu của một trade khi biết lá bài tẩy của market. Rubin
họp báo hàng tuần. Lời văn nghe như là nói chung chung...trấn
an thế giới, nhưng nếu đọc từng câu, tra xét từng chữ thì thấy rỏ
Rubin đang cảnh cáo các chú Currency traders, đang lật tẩy các
trading plans. Là một trader xuất thân, đi từ chức vụ nhỏ nhất on
the trading desk cho đến một CEO của Goldman, nơi mà trading
là sự sống còn của công ty và cũng là một trading desk hung hăn
nhất nhì Wall Street. Rubins nhìn xuyên qua market, nhìn rỏ
những mánh mung và sự suy nghĩ của traders. Trên phương diện
trading thôi, Rubins cũng đã là đại bàng rồi. Huống gì ngày ấy
Rubins có thêm quyền lực của một Bộ Trưởng Ngân Khố và sự
tiếp sức của một Fed Chairman vốn được coi là thần tượng của
Wall Street lúc bây giờ và cho đến hôm nay thành ra lời nói
Rubin mạnh lắm.  Trong currency market người ta sợ nhất là
INTERVENTION của một Central Bank. Rubins còn đi xa hơn
thế. Ông ta gom 4 central banks lại cùng phá giá đồng US/JPY
trong một đêm. Cặp tiền này nhảy 25 cents (2500 pips) trong
vòng 1 tiếng.
     Yes...this is not a typo. Chiêu này làm gảy lưng không biết
bao nhiêu người trong ngày đó. Từ đó trở đi, cái gọi là currency
attack hết còn mạnh như trước vì phần lớn mấy chú nào bị
caught on the wrong side of the trade đều ra nghĩa địa nằm hết.
Phần còn lại hết hung hăn short nữa. Ngày nay, market đang
mong Bernanke làm một cái gì đó để cho thị trường biết là
Bernanke có khả năng và một cái nhìn thông suốt. Market khi
giao động thì người ta nhìn về the FED như một cứu tinh. Hành
động của the FED phải vừa đủ để cứu nguy, nhưng không mạnh
quá để gây thiệt hại đến các lãnh vực khác. Nó đòi hỏi khả năng
đi giây thật uyển chuyển của con chim đầu đàn at the FED.
Bernanke chưa có cái đó, hay chính xác hơn là market chưa thấy
cái đó của Bernanke. 

You might also like