You are on page 1of 6

Trường Đại học Kinh Tế TP.

Hồ Chí Minh
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Mai Trinh


MSSV: 33211025520
Lớp: Kinh doanh quốc tế 01 - VB2K24.2
GV: TS. Đinh Thị Thu Oanh

0
Câu 1. Anh/Chị hiểu thế nào về quản trị chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa (5đ) ?
Toàn cầu hoá chỉ sự chuyển đổi theo hướng ngày càng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau giữa
về kinh tế giữa các quốc gia, gồm hai mặt là:
• Toàn cầu hoá thị trường: là việc chuyển đổi thị trường riêng biệt của một quốc gia,
bị giới hạn bởi các rào cản thương mại, các trở ngại về không gian, thời gian, văn
hoá,… thành một thị trường toàn cầu. Đối với hoạt động kinh doanh, toàn cầu hoá
thị trường thể hiện qua việc các công ty quốc tế cung cấp những sản phẩm được tiêu
chuẩn hoá để phục vụ cho tất cả thị trường trên thế giới. Ví dụ iPhone của Apple là
sản phẩm toàn cầu vì có tính chuẩn hoá cao, được tiêu thụ với phương thức tương
tự nhau trên phạm vi toàn cầu.
• Toàn cầu hoá sản xuất: là quá trình cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ các điểm khác
nhau trên thế giới để tận dụng sự khác biệt giữa các nước về chi phí, chất lượng của
các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn, bí quyết công nghệ). Các công ty chuyên
về lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, máy bay,… thường phân bổ các bộ phận trong
quy trình sản xuất của họ tới các quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào để cắt
giảm chi phí sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận.
Quản trị chiến lược là quá trình phân tích môi trường kinh doanh, hoạch định mục tiêu, đề
ra chiến lược phù hợp, tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết
nhằm tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quản trị chiến lược kinh doanh
của một doanh nghiệp quốc tế phức tạp hơn nhiều so với quản trị một công ty kinh doanh
nội địa. Bởi các doanh nghiệp quốc tế phải thay đổi hành vi quản trị của họ khi di chuyển
từ quốc gia này sang quốc gia khác do sự khác biệt về chính trị, kinh tế, luật pháp,… giữa
các quốc gia. Các nhà quản trị phải quyết định vấn đề chọn địa điểm sản xuất sao cho giảm
thiểu chi phí và tối đa hoá giá trị gia tăng, lựa chọn thị trường và phương thức thích hợp để
xâm nhập một thị trường cụ thể. Hơn nữa, dù toàn cầu hoá giúp giảm thiểu rào cản thương
mại quốc tế nhưng các nhà quản trị phải tìm cách hoạt động thích hợp trong phạm vi các
giới hạn bị áp đặt bởi chính phủ. Ngoài ra, các giao dịch xuyên biên giới cũng đòi hỏi việc
chuyển đổi tiền tệ nên nhà quản trị phải thực thi các chính sách đối phó với những biến
động về tỷ giá hối đoái.
Ví dụ, gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam năm 1995, Unilever có những cơ hội
như:
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài thích hợp cho việc xuất nhập
khẩu hàng hoá;

1
- Năm 1995, Việt Nam có những thành công trên mặt trận đối ngoại: trở thành thành
viên của ASEAN, ký Hiệp định chung về hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu
(EU), Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
- Tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục với tốc độ bình quân mỗi năm là 7.56%
(giai đoạnh 1991 – 2000);
- Đời sống dân cư cải thiện: thu nhập bình quân mỗi tháng tăng từ 92.1 nghìn
đồng/tháng (năm 1991) lên 206.1 nghìn đồng/tháng (năm 1995) và 295 nghìn
đồng/tháng (năm 1999)1;
- Chỉ số HDI từ vị trí 122/174 nước vào năm 1995 lên 110/174 nước năm 1999.
Những thách thức mà Unilever phải đối mặt trong giai đoạn này là:
- Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nóng ẩm nên một số sản phẩm của Công ty mẹ
ở Châu Âu không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam;
- Chỉ số lạm phát vẫn còn cao, ở mức hai con số: 12.7% (năm 1995);
- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp; tình trạng đói nghèo, lạc hậu còn nặng
nề, tài nguyên và môi trường ở một số nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng2;
- Hệ thống thuế còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, thuế đánh trùng chéo và gây
phiền hà cho các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
Trước những cơ hội và thách thức như trên, Unilever đã lựa chọn chiến lược quốc tế để
tiếp cận thị trường Việt Nam với chiến lược toàn cầu hoá sản xuất:
- Thiết lập hệ thống tiếp thị, phân phối rộng khắp cả nước, các nhân viên bán hàng sẽ
đến từng cửa hàng bán lẻ để tiếp thị sản phẩm;
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh (hiện nay,
Unilever đã có 5 nhà máy sản xuất tại Việt Nam);
- Vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, đồng thời mua lại các nhãn hiệu
nội địa: Viso, P/S,…, cải tiến công thức để phù hợp với điều kiện địa lý Việt Nam
và thị hiếu người tiêu dùng;
- Thực hiện chiến lược phát triển bền vững:
• Năm 2004, thành lập Quỹ Unilever Việt Nam nhằm tăng cường sức khoẻ, vệ
sinh cộng đồng, nâng cao quyền năng phụ nữ, tạo việc làm và tăng cường
giáo dục thể chất cho trẻ em3;
• Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chuyển sang sử dụng 100% năng lượng
tái tạo.

1
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/ (truy cập ngày
12/10/2022)
2
https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=2073 (truy cập ngày 12/10/2022)
3
http://www.hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quy-unilever-viet-nam-chia-se-cung-trieu-tam-long-viet-nam--17732-9.html
(truy cập ngày 12/10/2022)

2
Câu 2. Trình bày đặc điểm của một thị trường mới nổi, ví dụ cụ thể về một thị trường
mới nổi mà bạn biết, qua đó làm rõ nhà Quản trị cần quan tâm những vấn đề nào khi
quản trị chiến lược kinh doanh của DN toàn cầu tại thị trường mới nổi đó (5đ) ?
Một quốc gia được xem là thị trường mới nổi khi có những đặc điểm như: tốc độ tăng
trưởng GDP đáng kể, quy mô tầng lớp trung lưu gia tăng, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng và
giáo dục cao, sự chuyển dịch nhanh dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tiềm
năng tăng trưởng nhanh về thương mại và đầu tư quốc tế, mức độ phù hợp với nền kinh tế
toàn cầu cao hơn.
Trong đó, Ấn Độ là một thị trường mới nổi sau khi tự do hoá thương mại và thực hiện các
cải cách kinh tế lớn vào năm 1991, với các đặc điểm sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP thuộc hàng cao nhất thế giới. Năm 2021, GDP Ấn Độ đạt
3,173.40 nghìn tỷ USD, xếp hạng thứ 6 so với các nước trên thế giới4.
- Theo báo cáo của World Data Lab nửa đầu năm 2021, tỷ lệ chi tiêu của tầng lớp
trung lưu ở Ấn Độ là hơn 70% và dự kiến sẽ đạt trên 80% vào năm 20305. Thị trường
tiêu dùng trong nước đang phát triển nhanh chóng cũng như lĩnh vực công nghiệp
rộng lớn đã khiến Ấn Độ ngày càng trở thành điểm đến đầu tư quan trọng của nhiều
công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch
vụ.
- Phân bổ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giữa các khu vực kinh tế năm 2021 của Ấn
Độ theo số liệu từ Statista là: 47.69% ngành dịch vụ, 25.87% ngành công nghiệp,
và 16.77% ngành nông nghiệp6. Điều này cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đã chuyển
dịch nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Hiện Ấn Độ đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, ban hành chương
trình khung về Tầm nhìn chính sách quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp điện tử
nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu. Theo Ngân hàng Dự trữ Ấn
Độ (RBI), nguồn vốn FDI đầu tư vào Ấn Độ đạt 83.6 tỷ USD trong tài khoá 2021 –
2022.
- Với chính sách mở cửa thông thoáng, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của các
nhà đầu tư quốc tế. Đến nay, các tập đoàn lớn như Samsung, Foxconn, Airbus,
Nissan, IBM… đã đặt cơ sở ở Ấn Độ. Theo Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ),
Ấn Độ sẽ đóng góp 28% vào tăng trưởng của châu Á và 22% vào tổng sản lượng
kinh tế toàn cầu.

4
https://databankfiles.worldbank.org/data/download/GDP.pdf (truy cập ngày 13/10/2022)
5
https://worlddata.io/blog/china-vs-india-where-is-the-momentum-in-consumer-spending (truy cập ngày
13/10/2022)
6
https://www.statista.com/statistics/271329/distribution-of-gross-domestic-product-gdp-across-economic-
sectors-in-india/ (truy cập ngày 13/10/2022

3
Ví dụ, Samsung khi đầu tư vào thị trường Ấn Độ đã tận dụng những lợi thế về tiềm lực
tài chính từ công ty mẹ ở Hàn Quốc, hoạt động R&D hiệu quả, nguồn lao động trẻ, dồi
dào, tri thức cao, nhất là trong lĩnh vực IT, khoa học kỹ thuật, tầng lớp trung lưu tăng
nhanh,.... Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho các công ty
bán dẫn khi xây dựng nhà máy sản xuất,
Tuy nhiên, Samsung cũng gặp phải những thách thức như sự khác biệt về ngôn ngữ,
văn hoá của người Ấn Độ, mức độ cạnh tranh cao, đặc biệt là từ đối thủ hàng đầu –
Apple. Ngoài ra, Ấn Độ cũng nằm trong khu vực bất ổn chính trị khi gần các nước như
Afghanistan, Pakistan,…điều này khiến cho thương mại Ấn Độ chịu tác động xấu.
Do đó, tại thị trường Ấn Độ, Samsung lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia để cân bằng
giữa tiêu chuẩn hoá toàn cầu và đáp ứng yêu cầu quốc gia. Trong đó, điện thoại
Samsung sản xuất tại Ấn Độ hỗ trợ năm ngôn ngữ: Hindi, Bangla, Marathi, Punjabi, và
Tamil. Hơn nữa, Samsung cũng thiết lập một “phòng thí nghiệm về khả năng sử dụng”
(usability lab) tại Học viện Công nghệ Ấn Độ để tuỳ chỉnh các sản phẩm của Samsung
nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng Ấn Độ. Thông qua nghiên cứu,
Samsung xác định người tiêu dùng Ấn Độ mong muốn các sản phẩm có chất lượng cao,
do đó dòng TV Samsung ở Ấn Độ có công suất âm thanh cao hơn so với sản phẩm
Samsung cùng dòng được sản xuất ở nước khác.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Richard L. Daft (2016), Kỷ nguyên mới của quản trị, 11th edition, Nhà xuất bản
Hồng Đức, TP.HCM, Nguyễn Hùng Phong dịch.
2. Charles W.L.Hill (2014), Kinh doanh quốc tế hiện đại, 8th edition, Nhà xuất bản
Kinh tế TP.HCM, Bộ môn Kinh doanh quốc tế - Đại học Kinh tế TP.HCM dịch.
3. www.unilever.com.vn
4. www.databankfiles.worldbank.org
5. World Data Lab (2021), China vs. India – Where is the momentum in consumer
spending ?, truy cập từ https://worlddata.io/blog/china-vs-india-where-is-the-
momentum-in-consumer-spending
6. Statista (2022), Distribution of gross domestic product (GDP) across economic
sectors in India 2021, truy cập từ
https://www.statista.com/statistics/271329/distribution-of-gross-domestic-product-
gdp-across-economic-sectors-in-india/
7. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 1991 – 2000, truy cập từ
www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-
10-nam-1991-2000/
8. Quốc hội Việt Nam, Văn kiện Quốc hội toàn tập tập VIII (1992 – 1997) Quyển 3
1995 – 1996, truy cập từ
https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=20
73
9. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2011), Quỹ Unilever Việt Nam “chia sẻ cùng triệu
tấm lòng Việt Nam”, truy cập từ http://www.hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-
tiet/quy-unilever-viet-nam-chia-se-cung-trieu-tam-long-viet-nam--17732-9.html
10. Vũ Lê Minh – La Sơn (2022), Không có luật thu hút FDI chuyên biệt, Ấn Độ đã làm
gì để trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới, truy cập từ https://phaply.net.vn/khong-
co-luat-thu-hut-fdi-chuyen-biet-an-do-da-lam-gi-de-tro-thanh-nen-kinh-te-thu-5-
the-gioi-a255873.html

You might also like