You are on page 1of 2

BÀI TẬP BUỔI HỌC 2

1/ Dựa vào phần nội dung động lực của quá trình giáo dục, em hãy liệt kê cụ
thể các mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình giáo dục? Lựa chọn 1 mâu
thuẫn cụ thể và trình bày cách giải quyết mâu thuẫn đó?
- Số lượng ngày càng tăng gây nguy cơ cao giảm chất lượng
- Khoa học tiến bộ nhanh nhưng năng lực thầy cô có hạn, không kịp cập nhật
- Nội dung cần học: ngày càng nhiều, nhưng khoá học không thể kéo dài
- Học ở trường thì “một đường”; nhưng thực tế khi ra trường lại... “một nẻo”
- Phương pháp hiện đại nhưng phương tiện lại lạc hậu
- Nhu cầu, khát vọng cao nhưng khả năng còn hạn chế
- Đưa ra những yêu cầu ngày càng cao khi nặng lực chưa thể đáp ứng
- Chống bệnh thành tích nhưng vẫn chạy theo thành tích: Ví dụ: điểm số
không quan trọng bằng những nội dung kiến thức mà học sinh lĩnh hội được,
không học vẹt, không nhìn vào thành tích mà đánh giá năng lực học sinh một cách
tuyệt đối. Thế nhưng theo chỉ tiêu, cuối kì học hay năm học, ví dụ mỗi lớp chỉ
được phép có 1 hoặc 2 học sinh yếu, nhưng thực tế lớp học lại có 4 bạn yếu, vậy
nên thầy cô nâng điểm, nâng thành tích học sinh lên để được đạt chỉ tiêu.
2/ Dựa vào logic của quá trình giáo dục, em hãy lựa chọn 1 thói quen/ phẩm
chất cần hình thành cho học sinh; từ đó lập kế hoạch hình thành và rèn luyện
phẩm chất đó theo đúng logic của quá trình này.
“Thói quen tự giác trong học tập”
a. Giới thiệu cho học sinh biết tính tự giác là gì, tự giác trong học tập là gì, nó
quan trọng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày và các con sẽ được gì khi tự
giác trong học tập, và nếu không tự giác học tập thì sẽ như thế nào.
b. - Tổ chức hoạt động thực hành tại lớp cho học sinh, hướng dẫn cho trẻ biết
một số ví dụ điển hình, đơn giản về tính tự giác trong học tập ví dụ như: chuẩn bị
dụng cụ học tập trước khi đi học, làm bài tập về nhà mà không cần bố mẹ nhắc
nhở, chuẩn bị bài trước khi đi học.
- Kể cho trẻ nghe hay cho trẻ xem 1 số video về tính tự giác trong học tập.
c. Giáo viên bắt đầu cho trẻ tự rèn luyện mỗi ngày, sau đó làm những phiếu
đánh tick vào khi trẻ tự giác làm được 1 việc , dần về sau trẻ sẽ tự có trách nhiệm
với bản thân hơn và thói quen này sẽ dần được duy trì ổn định.

You might also like