You are on page 1of 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ: NGOẠI DI TRUYỀN HỌC

Dự kiến: 3 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề này, người học có thể:
- Nêu được khái niệm về ngoại di truyền học (epigenetics)
- Giải thích được cơ sở phân tử của các hiện tượng ngoại di truyền
- Liên hệ được bản chất phân tử chất ngoại di truyền với cơ chế điều hòa hoạt động của
gene thông qua thay đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
- Nêu được khái niệm về in vết gene, giải thích được cơ chế phân tử của in vết gene
- Giải thích được cơ chế bất hoạt NST X ở động vật có vú.
2. Về năng lực
Học sinh có thể:
- Vận dụng được kiến thức về ngoại di truyền học để giải thích sự hình thành tính trạng
và di truyền các tính trạng bị chi phối bởi các biến đổi ngoại di truyền.
- Giải được bài tập tình huống liên quan đến sự di truyền các tính trạng liên quan đến in
vết gene.
3. Về phẩm chất
Học sinh có thể nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng thực tiễn của các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hình thành các tính trạng ở sinh vật, trong đó có con người, thông qua cơ
chế ngoại di truyền bao gồm tác động của môi trường sống (các hóa chất, môi trường giáo
dục, điều kiện sống,…) đối với biểu hiện kiểu hình ở sinh vật (sức khỏe tâm lý, sinh lý,…).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính có thể kết nối internet, ứng dụng trình chiếu (Powerpoint), soạn thảo văn
bản;
- Sách giáo khoa, Tài liệu giáo khoa cho chương trình Chuyên Sinh học, các tài liệu
tham khảo khác.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu
Học sinh trả lời được các câu hỏi:
- Tại sao có hiện tượng, thông tin di truyền (trình tự nucleotide trên phân tử
DNA/gene) không thay đổi nhưng tính trạng (kiểu hình) của sinh vật có thể thay đổi?
- Những cơ chế phân tử nào làm thay đổi trạng thái đóng xoắn của chất nhiễm sắc có
thể dẫn đến sự thay đổi mức độ biểu hiện gene của sinh vật?
- Các thay đổi mức độ biểu hiện gen có thể di truyền qua các thế hệ tế bào, thế hệ cơ
thể được không?
- Vai trò của các yếu tố như hóa chất, các yếu tố dinh dưỡng, giáo dục,… có thể ảnh
hưởng đến sự biểu hiện tính trạng của sinh vật như thế nào?
- Có thể ứng dụng ngoại di truyền trong nghiên cứu cơ chế hình thành và chẩn đoán
một số bệnh ở người như thế nào?
b) Tổ chức thực hiện
Giáo viên (GV) đặt các câu hỏi như ở mục a) và tổ chức cho học sinh (HS) đọc phần
Mở đầu của chuyên đề (Từ Tài liệu đính kèm) và thảo luận.
HS có thể trả lời câu hỏi (nếu có thể) hoặc xác định được mục tiêu học tập chuyên đề
dựa trên các câu hỏi đã nêu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
- Học sinh trình bày được khái niệm về ngoại di truyền học (epigenetics)
- Mô tả được các cơ chế phân tử của các hiện tượng ngoại di truyền
- Nêu được khái niệm về in vết gene, giải thích được cơ chế phân tử của in vết gene
- Giải thích được cơ chế bất hoạt NST X ở động vật có vú.
b) Tổ chức thực hiện
Gợi ý chung: GV yêu cầu HS chuẩn bị đọc trước nội dung chuyên đề; chia nhóm HS
trình bày nội dung và trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi của các nhóm khác, tổ chức thảo luận
trong nhóm và thảo luận giữa các nhóm trong lớp học.
1. Ngoại di truyền (Epigenetics) là gì?
GV đặt câu hỏi: (1) Thuật ngữ “Epigenetics” có nguồn gốc từ đâu? Do ai đưa ra? (2)
Epigenetics (Ngoại di truyền học) là gì? (3) Ngoại di truyền bao gồm các nhóm yếu tố nào
có liên quan? (Yếu tố thiết lập? yếu tố khởi đầu? yếu tố nào duy trì ngoại di truyền?)
2. Các nội dung ở mục 2-4: GV chia lớp thành các nhóm theo nội dung bài học (Tham
khảo nội dung chi tiết Chuyên đề ở phần sau)
Nhóm 1: Cơ chế phân tử của ngoại di truyền
Nhóm 2. Cơ chế duy trì và di truyền đặc tính epigenetic
Nhóm 3. Tác động của ngoại di truyền
Nhóm 4. Tác động của ngoại di truyền
4.3 Những ảnh hưởng ngoại di truyền của các hóa chất trong môi trường
4.4. Tác động ngoại di truyền đối với trao đổi chất
4.5. Tác động ngoại di truyền ở trẻ sinh đôi cùng trứng
4.6. Bất hoạt NST X
HS nghiên cứu tài liệu, trình bày nội dung và thảo luận trên lớp.
GV góp ý bài trình bày, bổ sung nội dung (nếu cần), giải thích thuật ngữ, giải đáp thắc
mắc của HS và chỉnh sửa câu trả lời của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu
HS giải thích được mối liên hệ giữa bản chất phân tử chất ngoại di truyền với cơ chế
điều hòa hoạt động của gene thông qua thay đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
b) Tổ chức thực hiện
GV nêu câu hỏi để HS luyện tập:
- Các biến đổi hóa học xảy ra trong chất nhiễm sắc là cơ sở của ngoại di truyền?
- Các biến đổi hóa học đó có thể làm thay đổi cấu trúc (mức độ đóng xoắn) chất nhiễm
sắc như thế nào?
- Vì sao các RNA điều hòa có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện gen, thông qua đó
đóng góp vào cơ chế phân tử của ngoại di truyền?
- In vết gen là gì? Thế nào là in vết gen dòng bố? Thế nào là in vết gen dòng mẹ?
- Hãy giải thích sự di truyền các tính trạng được mô tả trong phả hệ ở Hình 8 (a), (b).
- Tại sao có thể cho rằng, dựa vào kiểu hình của kiểu gen dị hợp tử có thể xác định
được hiện tượng in vết gen, xác định được gen in vết dòng bố hay dòng mẹ?
- Với các gen in vết, có tồn tại khái niệm alen trội, alen lặn hay không? Tại sao?
- Hệ quả của những biến đổi hóa học trong chất nhiễm sắc và đối với sự biểu hiện gen
và thay đổi kiểu hình của sinh vật là gì? Nêu ví dụ minh họa.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
- Vận dụng được kiến thức về ngoại di truyền học và biến đổi ngoại di truyền để giải
thích sự hình thành tính trạng, di truyền các tính trạng bị chi phối bởi biến đổi ngoại di
truyền.
- Giải được bài tập tình huống liên quan đến sự di truyền các tính trạng liên quan đến in
vết gene.
b) Tổ chức thực hiện
GV cung cấp một số câu hỏi để HS vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn. Dưới đây
là một số ví dụ.
- Giải thích tại sao hai anh (chị) em sinh đôi cùng trứng, khi trưởng thành họ trở nên
khác nhau nhiều hơn so với khi còn nhỏ tuổi về các tính trạng di truyền như vẻ bề ngoài
(chiều cao, màu da…), tính cách, năng lực trí tuệ,…?
- HS liệt kê và giải thích một số trường hợp minh họa cho sự biểu hiện và di truyền tính
trạng chịu sự chi phối của cơ chế ngoại di truyền.
- Hãy giải thích hiện tượng sau: nếu người con được truyền mất đoạn ở cánh dài NST
15 từ bố thì mắc hội chứng Prader-Willi, nếu mất đoạn này được di truyền từ mẹ sẽ gây hội
chứng Angelman ở người con.
GV cung cấp bài tập về ngoại di truyền để HS vận dụng kiến thức, giải quyết tình
huống thực tế.
Nội dung HS đọc thêm (Mở rộng)
5. Hệ gene biểu sinh (Epigenome)
5.1. Phương pháp phát hiện methyl hóa DNA
5.2. Phát hiện cải biến histone

You might also like