You are on page 1of 5

CHƯƠNG 7

Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH

1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình


- Khái niệm gia đình:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt vì nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
- Cơ sở hình thành gia đình: Hôn nhân và huyết thống
- Quan hệ nào được coi là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ gắn kết các thành
viên trong gia đình với nhau?
Huyết thống
- Vị trí của gia đình
+ Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi
thành viên
+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
- Chức năng của gia đình
+ Tái sản xuất ra con người. Đây là chức năng riêng có của gia đình
+ Chức năng nuôi dưỡng giáo dục. Là chức năng thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm
của cha mẹ với con cái và trách nhiệm của gia đình với xã hội
+ Chức năng kinh tế
+ Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm
- Thực hiện chức năng nào của gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành
nhân cách, đạo đức, lối sống của con người?
Nuôi dưỡng, giáo dục
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH
- Cơ sở xây dựng gia đình:
+ Cơ sở kinh tế - xã hội
+ Cơ sở chính trị
+ Cơ sở văn hoá
+ Cơ sở chế độ hôn nhân tự nguyện
- Chế độ hôn nhân tiến bộ
+ Hôn nhân tự nguyện
+ Hôn nhân một vợ một chồng, Vợ chồng bình đẳng
+ Hôn nhân đảm bảo về mặt pháp lý
- Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân nghĩa là
Thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm giữa cá nhân với
gia đình và xã hội.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
Quyền tự do kết hôn và ly hôn
- Quan hệ nào được coi là cơ bản nhất trong gia đình?
Hôn nhân và huyết thống
-Quan hệ được coi là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình là
Hôn nhân.
- Quan hệ được coi là cơ sở nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình

Hôn nhân.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng là thực hiện sự giải phóng đối với
phụ nữ.
3. Xây dựng gia đình VN trong thời kỳ quá độ lên CNXH
3.1. Sự biến đổi của gia đình VN trong thời kỳ quá độ
- Sự biến đổi chủ yếu của quy mô, kết cấu gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là gì?
từ gia đình đa thế hệ sang gia đình hai thế hệ.
- Sự biến đổi chủ yếu của chức năng tái sản xuất ra con người trong gia đình Việt Nam
hiện nay là gì?
từ nhu cầu sinh nhiều con sang nhu cầu sinh ít con.
- Sự biến đổi chủ yếu của chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng trong gia đình Việt Nam
hiện nay là từ
kinh tế tự túc sang kinh tế hàng hoá.
- Sự biến đổi chủ yếu của quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay?
+ Từ người chồng là trụ cột sang vợ, chồng đều là trụ cột
+ Từ quyền lực thuộc đàn ông sang quyền lực bình đẳng
+ Từ đàn ông là chủ sở hữu tài sản sang các thành viên đều là chủ sở hữu tài sản
3.2. Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là gì?
Xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
- Đâu là cơ sở chính trị - xã hội xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội?
Thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa
3.3. Nội dung phương hướng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam hiện nay?
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát
triển gia đình Việt Nam
+ Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân
loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
+ Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa
4. Các quy định mang tính pháp luật về gia đình ở VN hiện nay
- Tiêu chuẩn gia đình văn hoá Việt Nam hiện nay?
+ Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng
+ Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực
tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú
+ Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu
quả
- Người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay?
Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Ngày gia đình Việt Nam?
28/6
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cơ quan nào mới có thẩm quyền huỷ kết
hôn trái pháp luật?
Toà án nhân dân
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thế nào là kết hôn giả tạo?
Là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không
nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn có nghĩa là gì?
Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp
luật
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có nghĩa vụ và quyền đối với nhau
như thế nào?
Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
- Nội dung cơ bản và trực tiếp để xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là gì?
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam
nữ bắt buộc phải có mặt không?
Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có quyền như thế nào trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung?
Do vợ chồng tự thoả thuận
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, độ tuổi kết hôn được quy định như thế nào?
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
- Gia đình hạt nhân ở Việt Nam hiện nay là kiểu gia gia đình có kết cấu bao gồm bao
nhiêu thế hệ?
Hai thế hệ
- Trong gia đình hiện đại ở Việt Nam hiện nay, sự bền vững của hôn nhân chủ yếu phụ
thuộc vào yếu tố nào?
Tâm lý, tình cảm, kinh tế
- Theo quan điểm của người Việt Nam, quyền lực gia đình thuộc về ai trong gia đình
truyền thống?
Đàn ông
- Đâu là nguyên tắc để thực hiện các quan hệ cơ bản trong gia đình mới xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam?
Bình đẳng, thương yêu và chia sẻ
- Theo quan điểm của người Việt Nam, người chủ sở hữu tài sản và quyết định các công
việc quan trọng trong gia đình truyền thống thuộc về ai?
Người chồng

You might also like