You are on page 1of 1

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM


Đặc trưng về mục tiêu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, văn minh”
+ Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân
GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách
giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.
+ Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế
thị trường cho ngân sách quốc gia.
+ Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan
hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường.
Đây là sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục đích đó bắt nguồn từ
cơ sở kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là sự
phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta
đang phấn đấu. Mặt khác, đi đôi với việc phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với
xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện
cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội.

You might also like