You are on page 1of 8

BY THÙY LINH ^.

^
CHUYÊN ĐỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC

BÀI 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG CỦA NGUYỄN DỮ


Phân tích nhân vật Vũ Nương
A. Mở bài
- Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc, sống ở thế kỉ 16. Ông học rộng tài cao nhưng trước thời đại
nhiễu nhương ông chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong tập “Truyền kì mạn lục”. Đây được coi là
áng thiên cổ kì bút (áng văn hay ngàn đời).
- Qua câu chuyện cuộc đời và cái chết thương tâm của VN, truyện đã thể hiện niềm cảm thương
đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời
khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
B. Thân bài
*Khái quát: Câu chuyện được viết dựa trên truyện dân gian “Vợ chàng Trương” trên cơ sở cốt
truyện có sẵn, tác giả đã sắp xếp các tình tiết bồi đắp thêm để tác phẩm trở thành áng văn hay,
sống mãi với thời gian. Câu chuyện xoay quanh người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng gặp rất
nhiều bất hạnh trong cuộc sống, mà điển hình là nhân vật Vũ Nương.
1. Luận điểm 1: Trước hết, VN tỏa sáng vẻ đẹp truyến thống của người phụ nữ Việt Nam,
đẹp người đẹp nết, đức hạnh vẹn toàn, thật đáng trân trọng.
- Ngay từ lời mở đầu tác phẩm Nguyễn Dữ đã trân trọng giới thiệu về nàng bằng câu văn ngắn
gọn, bằng một giọng đề cao, ngưỡng mộ, ngợi ca “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam
Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, chỉ một câu giới thiệu tác giả đã khái
quát được vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông, đó là vẻ đẹp của “công, dung, ngôn, hạnh”.
- Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào trong từng hoàn cảnh, các mối quan hệ khác nhau để
bộc lộ tính cách và phẩm chất:
a. Trong mối quan hệ với chồng:
- Hiểu chồng, luôn cư xử khéo léo, đúng mực. Biết chồng có tính đa nghi nên nàng lúc nào
cũng giữ gìn khuôn phép, không để bất hòa. Nhờ thế mà gia đình luôn được yên vui.
* Khi tiễn chồng đi lính: nàng dặn dò chồng với những lời lẽ nghẹn ngào, đầy thiết tha, ân tình:
+ Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên hết, xem thường vinh hoa phú quý: “Chàng đi chuyến
này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, chỉ mong ngày về xin mang được hai chữ
bình yên”. Một ước mong thật giản dị.
+ Nàng cảm thông cho nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trận: “Chỉ e việc
quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao”.
+ Tác giả đã sử dụng câu văn biền ngẫu kết hợp với những hình ảnh ước lệ để làm nổi bật nỗi
nhớ khắc khoải của người vợ trẻ khi xa chồng: “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét,
gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú”. Những
lời nói xúc động ân tình của nàng đã chứng tỏ nàng là người vợ dịu dàng, hết mực yêu thương
chồng. Thật đáng trân trọng.
*bKhi xa chồng:
- Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết. Nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng “mỗi
khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào
ngăn được”. Những hình ảnh ước lệ đã diễn tả sự trôi chảy của thời gian, nỗi khắc khoải ngóng
trông của người vợ trẻ nơi quê nhà.
- Hàng ngày nàng dỗ dành con, nàng chỉ bóng của mình trên vách, nói với con đó là cha Đản.
Đó là cách bày tỏ nỗi nhớ da diết, đồng nhất bóng mình với chồng là cách bộc lộ cao nhất tấm
lòng chung thủy son sắt, nhắc nhớ cho con về một người cha đang ở nơi xa và một gia đình
hạnh phúc có cả cha lẫn mẹ, đồng thời nuôi hi vọng về một tương lai gần, chồng nàng sẽ về bên
mình như hình với bóng.
- Tấm lòng thủy chung của Vũ Nương còn được khẳng định ngay trong câu nói thanh minh:
“Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa
chưa hề bén gót”.
*Khi bị chồng nghi oan: nàng hết sức phân trần, thanh minh để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh
bạch của mình.
- Ở lời thanh minh thứ nhất:
+ Nàng nhắc đến thân phận nghèo khó của mình và nỗi khổ của việc sống xa chồng: “Thiếp
vốn con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì
động việc lửa binh”.
+ Nàng còn khẳng định tấm lòng thủy chung một lòng một dạ chờ chồng: “cách biệt ba năm
giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.
+ Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.
=> Bằng những lời lẽ thống thiết, VN đã bày tỏ nỗi khổ của người vợ khi xa chồng và tấm lòng
thủy chung đợi chờ để mong cứu vãn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Đến lời thanh minh thứ hai: ta thấy, không còn hi vọng, nàng nói trong nỗi đau đớn tuyệt vọng
tột cùng khi hạnh phúc gia đình tan vỡ:
+ Nàng bày tỏ niềm khát khao hạnh phúc gia đình “thú vui nghi gia nghi thất” giờ đã tan vỡ.
+ Nỗi thất vọng về tình yêu tan vỡ của nàng được diễn tả bằng những hình ảnh ước lệ “nay đã
bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”.
+ Ngay cả nỗi đau đớn chờ chồng đến hóa đá của nàng cũng không còn nữa “Đâu còn có thể
lên núi Vọng Phu được kia nữa”.
* Khi sống dưới thủy cung:
+ Nàng vẫn luôn nhớ về gia đình, chồng con, nghe Phan Lang kể, nàng ứa hai dòng nước mắt.
+ Nàng luôn coi trọng danh dự và khát khao ngày trở về để được phục hồi danh dự.
* Khi được giải oan: nàng không hề oán giận trách than với Trương Sinh, kẻ đã bức tử mình
đến cái chết, nàng vẫn dịu dàng trước sau để nói lời tạ từ đầy ân tình ân nghĩa, khiến ta cảm
phục tấm lòng vị tha độ lượng của nàng: “Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân
gian được nữa”
b. Trong quan hệ với mẹ chồng: Vũ Nương ngời sáng vẻ đẹp của người con dâu hiếu thảo, làm
tròn bổn phận của người con, người trụ cột gia đình.
- Nàng hết lòng tận tụy chăm sóc thuốc thang lễ bái thần Phật, phụng dưỡng mẹ già khi ốm đau,
già yếu và dùng những lời ngon ngọt, khéo léo khuyên lơn, mong mẹ chồng khỏi bệnh.
- Lời trăn trối của mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo; sự ghi nhận công
lao to lớn của nàng với gia đình nhà chồng: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã
không phụ mẹ”.
- Mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình.
c. Trong mối quan hệ với con: Vũ Nương là một người mẹ hiền, yêu thương con hết mực.
- Vắng chồng, nàng một mình nuôi dạy con khôn lớn.
Nàng làm cả vai trò của người cha để bù đắp cho con những thiếu thốn tình cảm.
- Nàng chỉ cái bóng trên tường là muốn dặn dò con, nhắc nhở con ghi nhớ về một người cha,
một gia đình hạnh phúc là một gia đình có cả cha lẫn mẹ.
=>Như vậy VN đã hoàn thành tốt trách nhiệm của người mẹ, trụ cột gia đình.
d. Trong quan hệ với Linh Phi:
- Nàng coi trọng ân nghĩa ơn cứu mạng, coi trọng chữ tín làm người, coi trọng lời thề son sắt
với Linh Phi - người đã giúp mình khi hoạn nạn, để một lòng sống dưới thủy cung.
=>Tóm lại, cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm trọn nghĩa vụ của một người
phụ nữ trong ba vai trò, làm con, làm vợ và làm mẹ. nàng đều là người phụ nữ đức hạnh vẹn
toàn. Đó là người phụ nữ xinh đẹp nết na hiền thục, đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất
mực hiếu thảo, giữ lòng thủy chung son sắt với chồng và thương con hết mực.
=> Nhà văn đã xây dựng một mẫu hình lí tưởng về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là
vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà ta đã từng bắt gặp trong bài thơ “Bánh trôi
nước” của Hồ Xuân Hương, hay hình ảnh Thúy Vân Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
*Chuyển ý: Là người phụ nữ thùy mị nết na tư dung tốt đẹp, tưởng sẽ hứa hẹn một tương
lai hạnh phúc, nào ngờ sau cùng cuộc đời nàng gặp bao nỗi bất hạnh đắng cay.
2. Luận điểm 2: Cuộc đời đầy bất hạnh, đắng cay của Vũ Nương
- Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán: nàng không có quyền lựa chọn hôn
nhân. Một người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh - một kẻ đa
nghi vô học. Chính cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối này đã tiềm ẩn và dự báo quá nhiều
bất hạnh cho cuộc đời.
- Nàng còn là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn bạo, nàng thiếu phụ tuổi xuân còn
phơi phới phải sống cảnh cô đơn, chia lìa, một mình phải lo gánh vác việc nuôi con nhỏ và mẹ
già.
- Nhưng có lẽ bất hạnh lớn nhất của cuộc đời nàng là bị chồng nghi oan, đối xử tệ bạc. Thời
gian xa chồng, bao gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của nàng, nàng mong muốn khi
chồng trở về sẽ được đền đáp và xây dựng hạnh phúc gia đình. Có ai ngờ ngày Trương Sinh trở
về lại là ngày bất hạnh nhất của cuộc đời nàng. Chỉ vì lời nói ngây thơ của bé Đản mà người
chồng vô học kia đã mù quáng ghen tuông, lỡ nhẫn tâm ruồng rẫy, đánh đuổi nàng đi, bất chấp
đạo lí tình nghĩa vợ chồng, bỏ ngoài tai sự bênh vực, can ngăn của hàng xóm.
- Phải chăng xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, với thói trọng nam khinh nữ đã
dung túng cho phép người đàn ông được quyền coi thường rẻ rúng đối xử thô bạo với người
phụ nữ.
- Thương nhớ chồng là thế lại bị chồng ruồng bỏ, giữ gìn khuôn phép rất mực thủy chung lại bị
coi là thất tiết, tiếng chịu nhuốc nhơ. Nàng không hiểu vì sao mình bị đối xử bất công, bị mắng
nhiếc rồi đuổi đi. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, bao yêu thương chờ đợi của nàng đã hóa thành
mây khói.
- Tuyệt vọng đau đớn nàng tìm đến cái chết để thoát khỏi nỗi oan để kết thúc một cuộc đời bất
hạnh của mình. Vũ Nương dám sống và cũng dám chết. Cái chết của nàng là bi kịch của gia
đình, khiến bé Đản trở thành trẻ mồ côi, Trương Sinh góa vợ sống trong nỗi day dứt ân hận suốt
đời. (Chỉ nguyên nhân cái chết của Vũ Nương)
- Cái chết của nàng đã tố cáo mạnh mẽ thói ghen tuồng ích kỉ, những xấu xa của xã hội phong
kiến, ở đó người phụ nữ không có khả năng bảo vệ mình, họ mỏng manh cô độc, luôn phải sống
ràng buộc nghiệt ngã trong lễ giáo phong kiến, họ có thể bị đổ oan, bị dồn đến cái chết bởi
những lí do vô lí, dù trước đó họ có tốt đẹp thế nào đi chăng nữa.
- Ngay cả khi đã chết nhưng chỉ về trong chốc lát rồi biến mất thì quả là phũ phàng. Nàng có
chồng mà không được yêu thương, có con mà không được bế ẵm, có nhà mà không được ở.
Trần gian không có chỗ cho nàng dung thân nên nàng mãi mãi phải sống trong thế giới hư vô.
Tất cả chỉ là ảo ảnh, là chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn tìm lại được
nữa.
=> Nỗi đau của VN cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến như
người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc”, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, hay
nàng Kiều trong “Truyện Kiều” mà Nguyễn Du đã từng ngậm ngùi thương cảm viết: “Đau đớn
thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
(Liên hệ, mở rộng: Khi xây dựng cốt truyện nhà văn Nguyễn Dữ đã đặt Vũ Nương vào từng
hoàn cảnh khác nhau thông qua tình huống kịch tính hấp dẫn để làm nổi bật số phận đau khổ
của nàng. Chỉ vì một chiếc bóng trên tường, chiếc bóng của tình yêu thương, của niềm nhớ
mong chờ đợi mỏi mòn, vô tình đã trở thành nguyên nhân trực tiếp cướp đi mạng sống của
người phụ nữ đức hạnh. Cũng từ một vật in trên tường nhưng trong truyện Chiếc lá cuối cùng
của O Hen-ry đã cứu sống nhân vật Giôn-xi và đem lại sự sống cho cô ấy, nhưng cái bóng trên
tường lại hủy diệt cuộc đời Vũ Nương và hạnh phúc của nàng. Hai nhà văn ở hai đất nước khác
nhau, hai thời đại khác nhau, cách giải quyết cũng khác nhau, nhưng đều xuất phát từ tình yêu
thương con người sự đồng cảm sâu sắc với những số phận đau khổ, những cuộc đời bế tắc.
Nhưng sống ở thế kỉ 16, Nguyễn Dữ không còn cách nào khác, ông đã để VN phải chết. Bởi
ông hiểu rằng chỉ có ở cõi hư vô trong sự che chở của thần phật, những người như VN mới
được bảo vệ, tâm hồn họ mới có thể thanh thản. Đây cũng chính là giá trị nhân văn của tác
phẩm, đem lại cho người đọc một bài học đắt giá về nhân phẩm và hạnh phúc gia đình)
3. Luận điểm 3: Đánh giá
1. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện theo lối truyền kì hấp dẫn.
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ kịch tính.
- Chi tiết cái bóng trở thành một chi tiết giàu giá trị nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với việc bộc lộ tính cách.
- Có sự đan xen giữa yếu tố thực và ảo.
- Kết hợp giữa phương thức tự sự và biểu cảm.
2. Nội dung: Với những thành công về nghệ thuật, Nguyễn Dữ không chỉ xứng đáng là người
mở đầu cho dòng văn xuôi hiện thực mà còn góp phần quan trọng trong việc thể hiện cảm hứng
nhân đạo khi viết về đề tài người phụ nữ.
C. Kết bài:
Hơn năm thế kỉ đã trôi qua, câu chuyện về người con gái Nam Xương vẫn để lại sức ám
ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc, nhắc nhở mỗi chúng ta thái độ cảm thông sâu sắc và
nâng niu trân trọng người phụ nữ trong mọi thời đại.
* Biểu hiện của giá trị nhân đạo qua nhân vật Vũ Nương:
- Qua vẻ đẹp của Vũ Nương, tác giả đã trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của con người.
+ Vũ Nương có tư dung tốt đẹp
+ Vũ Nương mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người phụ nữ Việt Nam truyền thống:
• Là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, thuỷ chung: biết chồng đa nghi luôn giữ gìn
khuôn phép; khi chồng đi lính dặn dò những lời tình nghĩa, chu đáo “chàng đi chuyến
này...cánh hồng bay bổng”; khi xa chồng luôn giữ gìn tiết hạnh, nhớ mong khắc khoải; khi bị
chồng nghi oan bình tĩnh phân trần, khẳng định tấm lòng thủy chung,đau khổ, thất vọng tìm đến
cái chết vì hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn (bình rơi trâm gãy, mưa tạnh mây tan, sen rũ
trong ao, liễu tàn trước gió...)
• Là người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng tận tình khi đau ốm, thái độ lúc nào
cũng ân cần, dịu dàng, khi mẹ chồng mất hết lời thương xót, việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối
với cha mẹ đẻ mình.
• Là người mẹ hết lòng vì con: yêu thương con, không muốn để con thiếu tình cảm của cha
(dỗ con bằng chiếc bóng trên tường)
• Là người phụ nữ trọng danh tiết phẩm giá: tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự…
=> Tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng, ngợi ca con người.

BÀI 2: “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”


(Hồi 14- Quang Trung đại phá quân Thanh)
Ngô gia văn phái
Phân tích hình ảnh người anh hùng Quang Trung
A. Mở bài:
- Ngô Gia Văn Phái là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì quê ở làng Thanh Oai Hà Nội. Họ
là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ.
- Hoàng Lê nhất thống chí là bộ tiểu thuyết lịch sử chữ Hán đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử
đầy biến động của nước ta từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
- Đoạn trích Hồi thứ 14 đã miêu tả sinh động và ấn tượng hình ảnh người anh hùng Quang
Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh bằng những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Thân bài:
* Khái quát: Mặc dù nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái làm quan cho nhà Lê chịu ơn sâu nghĩa
nặng của nhà Lê nhưng bằng con mắt lịch sử và tinh thần yêu nước, lòng cảm phục người anh
hùng Quang Trung, họ đã kể và tả một cách chân thực và sinh động bức tranh hoành tráng
mang đậm màu sắc sử thi về người anh hùng cứu nước Quang Trung.
1. Luận điểm 1: Trước hết Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ quyết đoán
- Ngay từ đầu cho đến cuối đoạn trích Nguyễn Huệ luôn là người xông xáo hành động nhanh
gọn có chủ đích và rất quả quyết.
+ Vừa nghe tin gặc đánh Thăng Long, lúc ấy Nguyễn Huệ mới chỉ là Bắc Bình Vương ở Phú
Xuân mà ông không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay, song trước lời bàn của các
tướng sĩ, ông đã lên ngôi hoàng đế chính vị niên hiệu, rồi mới đàng hoàng xuất quân.
+ Chỉ trong một thời gian ngắn ông đã làm được rất nhiều việc lớn như; tế cáo trời đất để lên
ngôi hoàng đế; đốc xuất đại binh ra Bắc; gặp người cống sĩ ở La Sơn để bàn kế đánh giặc;
tuyển mộ binh lính; duyệt binh ở Nghệ An; chia quân làm các đạo; ra lời phủ dụ; và hoạch định
các phương lược tiến đánh…
=>Chính sự mạnh mẽ quyết đoán của Nguyễn Huệ đã tạo niềm tin và nền tảng để chiến thắng
quân xâm lược, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi.
2. Luận điểm 2: Ông là người có trí tuệ sáng suốt
*Quang Trung sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, mối tương quan giữa ta và
địch, để từ đó đưa ra kế hoạch tiến đánh:
- Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà, chiếm giữ kinh thành Thăng Long, trước tình thế
nguy cấp, Nguyễn Huệ đã nghe thoe lời các tướng sĩ lên ngôi hoàng đế rồi mới xuất quân. Việc
biết tiếp thu lời bàn của các tướng sĩ, biết lắng nghe và thực thi những điều ngoài ý định của
mình, đó chính là sự sáng suốt của một vị chỉ huy, biết làm gì để đem lại lợi ích chung cho dân
tộc.
- Trước tình thế của giặc, để khích lệ lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc, ông đã ra tận doanh
trại để đọc lời phủ dụ. Ông đã chỉ ra bối cảnh thực tế: quân Thanh kéo vào Thăng Long; khẳng
định chủ quyền của dân tộc; nói rõ dã tâm của giặc và truyền thống đánh giặc của cha ông; kêu
gọi tinh thần đoàn kết; ra kỉ luật nghiêm.
=>Lời phủ dụ của Quang Trung giống như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú sâu sắc,
có tác dụng khích lệ tình thần yêu nước chống ngoại xâm.
*Quang Trung còn rất sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người:
- Ở cương vị của một hoàng đế, việc nhìn nhận bề tôi là một việc vô cùng quan trọng. Qua lời
lẽ phân tích của ông với Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, những người đáng lẽ ra đang có tội
“quân thua chém tướng”, song Quang Trung rất hiểu năng lực của họ, biết Sở và Lân chỉ là
hạng võ dũng, gặp giặc chỉ biết đánh còn việc tùy cơ ứng biến thì không có tài, vậy nên ông đã
để Ngô Thì Nhậm ở bên cạnh làm tham mưu. Khi quân Thanh sang, biết thế mạnh của giặc, các
tướng đã cho quân rút về Tam Điệp. Khi Sở và Lân đều mang gươm xin chịu tội, ông đã không
trách phạt họ, trái lại ông còn an ủi động viên họ: “biết lo xa, biết làm cho kẻ địch chủ quan
kiêu ngạo”.
=>Với cách hiểu người và dùng người đến mức tri kỉ và sáng suốt như thế chỉ có ở Quang
Trung. Nhờ sự am hiểu bề tôi đến tường tận như vậy nên bậc anh quân đã tổ chức được một
lực lượng trên dưới một lòng để chiến thắng quân giặc: “Tướng sĩ một lòng phụ tử/Hòa nước
sông chén rượu ngọt ngào”.
3. Luận điểm 3: Ông còn là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Cho dù quân Thanh đang chiếm đóng gần hết đất Bắc Hà, mới khởi binh chưa giành được một
tấc đất, Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột: “Phương lược tiến đánh đã có sẵn chỉ
mười ngày sẽ đuổi được quân Thanh”.
- Điều đáng khâm phục hơn là ngay khi ngồi trên lưng voi trước trận đánh, Quang Trung còn
tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng một nước lớn gấp nhiều lần nước mình, để
có thể dẹp được việc binh đao cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, ông đã chọn Ngô Thì
Nhậm vào việc giao dịch với nhà Thanh sau này.
->Với tầm nhìn xa trông rộng Quang Trung xứng đáng là một nhà chính trị kiệt xuất, một đáng
minh quân, một anh hùng tài trí.
4. Luận điểm 4: Khôngchỉ có tầm nhìn xa trông rộng, người đọc còn vô cùng ngưỡng mộ ở
vua Quang Trung ở tài dụng binh như thần.
- Tài thao lược của Quang Trung thể hiện ở phương diện chỉ huy thần tốc mà cho đến nay vẫn
còn làm ta kinh ngạc:
+ Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế), một tuần sau đã đến
Tam Điệp (Ninh Bình) cách 500km. Đến đêm 30 tháng Chạp đã lập tức lên đường ra Thăng
Long, tất cả đều đi bộ.
+ Hành quân xa và liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, tính kỉ luật rất cao. Có
được cuộc hành quân thần tốc đó là nhờ tài trí của người cầm quân, nếu không có tài trí thì
không làm được điều kì diệu ấy. Vậy làm thế nào Quang Trung tiến hành được cuộc hành quân
thần tốc ấy, có sách kể lại rằng cứ hai người khiêng một người bằng võng, luân phiên nhau
ngày đêm đi không ngừng nghỉ.
- Tài thao lược của Quang Trung còn thể hiện ở cách đánh bất ngờ ngay khi địch đang kiêu
căng khinh xuất.
+ Ông biết chọn tướng chỉ huy, chọn hướng tiến công, tổ chức các trận đánh linh hoạt sáng tạo
làm nên những chiến công lừng lẫy, khiến kẻ thù không kịp trở tay.
+ Trận mở màn ở làng Thượng Phúc, Quang Trung cho bắt hết bọn do thám, bởi vậy Quân
Thanh không nhận được tin báo gì.
+ Trận Hà Hồi, Quang Trung cho quân lính vậy kín làng, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính
thay nhau dạ ran, làm cho quân Thanh rụng rời, sợ hãi, xin đầu hàng.
+ Đánh đồn Ngọc Hồi, với tài thao lược mưu trí, Quang Trung khiến quân Thanh không kịp trở
tay, không thể nào chống cự nổi, bỏ chạy tán loạn, dày xéo lên nhau mà chết.
->Quang Trung cùng với đội quân của mình đã đánh dấu thêm những mốc son chói lọi vào
trang lịch sử hào hùng của dân tộc
5. Luận điểm 5: Hơn bao giờ hết, thế hệ hôm nay còn biết ơn Quang Trung bởi ông còn là
một người có lòng yêu nước thương dân nồng nàn.
- Lúc nào ông cũng nghĩ cho dân ngay cả khi chiến thắng: “việc binh đao không bao giờ dứt,
không phải là phúc cho dân”
6. Luận điểm 6: Đọc hồi 14, ta vô cùng khâm phục trước hình ảnh vua Quang Trung oai
phong lẫm liệt trong trận đánh.
- Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân và trở thành linh hồn của cuộc chiến. Ông thực
sự là một vị tổng chỉ huy, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống
lĩnh các mũi tiến quân, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trận mạc trước muôn vàn mũi tên hòn
đạn.
- Đội quân của Quang Trung vừa trải qua những ngày hành quân vất vả, không có thời gian
nghỉ ngơi, vậy mà trước sự lãnh đạo tài tình quả Quang Trung đã áp đảo kẻ thù.
- Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chiến dịch thần tốc nhưng phong thái ung dung, tỉnh táo khác
thường. Chính phong thái ung dung, tự tin của con người có tài thao lược đã tô đậm vẻ đẹp khí
phách hào hùng. Dưới những trang văn mang màu sắc sử thi của đoạn trích, ta thấy hình ảnh
Quang Trung khoác áo bào đỏ, chỉ huy đội quân dàn trận chữ nhất tiến vào Thăng Long thật
lẫm liệt.
- Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong khói tỏa mù trời của súng đạn, Quang Trung
với khí phách hào hùng đã khắc tạc một hình ảnh đẹp trong chiến trận. Hình ảnh ấy đã được sử
sách ghi lại: “Ngày mùng 5 Tết năm Kỉ Dậu, tấm áo bào đỏ của Quang Trung sạm đen khói
súng”. Hình ảnh này sẽ mãi mãi khiến ta khâm phục và ngưỡng mộ.
->Có thể nói trận đánh ở đồn Ngọc Hồi đã khắc họa những tính cách quả cảm, mạnh mẽ của
người anh hùng dân tộc với những chiến công lẫy lừng.
7. Luận điểm 7: Đánh giá chung
- Bằng giọng điệu hào sảng, ngưỡng mộ kết hợp với nghệ thuật kể chuyện xen kẽ miêu tả một
cách sinh động, cụ thể, nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái đã có những cống hiến vô giá về những
trang tư liệu hào hùng trong lịch sử dân tộc, mang đậm màu sắc sử thi về cuộc đại phá quân
Thanh của nghĩa quân Tây Sơn và nổi bật trên nền hiện thực ấy là vẻ đẹp của người anh hùng
áo vải Quang Trung.
- Thông qua hình ảnh Quang Trung, tác giả đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào về
truyền thống đánh giặc quật cường của dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi người trước vận
mệnh của đất nước, nhất là trong bối cảnh kẻ thù đang lăm le xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của
nước ta.
C. Kết bài:
- Hơn hai thế kỉ đã trôi qua nhưng những chiến công của vua Quang Trung vẫn còn ngân vang
mãi. Hính ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tạc vào lịch sử dân tộc, bức tượng đài vĩ đại về
người anh hùng cứu nước.
- Trong khúc ca khải hoàn của người chiến thắng, vua Quang Trung tiêu biểu cho những gía trị
thuộc về dân tộc, đó là đạo lí Việt Nam, tài trí Việt nam, sức mạnh Việt Nam. Công chúa Lê
Ngọc Hân đã hết lời ca ngợi:
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

You might also like