You are on page 1of 2

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

NHÀ NƯỚC
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG
CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc nhà nước
1.1. Những học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước
Nguồn gốc nhà nước là một chủ đề nổi bật và nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu
trên thế giới. Nội dung của nguồn gốc nhà nước chứa đựng những thông tin quan trọng và cơ
bản nhất về quá trình ra đời của nhà nước trong lịch sử. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ cổ,
trung đại đến thời kỳ cận, hiện đại, đã có rất nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc nhà
nước. Mỗi học thuyết này phản ảnh một ý thức hệ, phương pháp tiếp cận cũng như những
nhận thức khoa học khác nhau.
Thuyết thần quyền: Thuyết thần quyền ra đời từ rất sớm, có thể nói đây là những quan niệm
đầu tiên về nguồn gốc của nhà nước. Nó bắt đầu hình thành trong xã hội chiếm hữu nô lệ và
phát triển mạnh mẽ trong chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Thuyết thần quyền cho
rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ
trật tự chung. Do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên và đương nhiên quyền lực nhà nước là
vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu.
Thuyết gia trưởng: Thuyết gia trưởng ra đời từ thời kỳ cổ đại (thế kỷ 4 TCN) và phát triển mạnh
mẽ vào thời kỳ phong kiến. Thuyết này cho rằng nhà nước xuất hiện là kết quả phát triển của
gia đình và quyền gia trưởng, nhà nước là 1 gia tộc mở rộng, quyền lực nhà nước là quyền gia
trưởng mở rộng.
1.2. Quá trình hình thành nhà nước
1.2.1. Công xã nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc
Công xã nguyên
thủy

Cơ sở kinh tế Cơ sở xã hội

Chế độ sở hữu Bình đẳng về


chung về tư liệu Bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ,
sản xuất và sản sản xuất cũng như không ai có đặc
phẩm lao động phân phối sản quyền, đặc lợi
phẩm

You might also like