You are on page 1of 21

1.

Lý thuyết phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa lần đầu tiên được
đề cập trong tác phẩm nào?
A. Nội chiến ở Pháp.
B. Bộ Tư bản
C. Phê phán Cương lĩnh Gôta.
D. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
2. Tác phẩm nào được Lênin đánh giá là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ
nghĩa xã hội khoa học - những yếu tố từ đó nãy sinh ra chế độ tương lai?
A. Nội chiến ở Pháp
B. Phê phán Cương lĩnh Gôta.
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
D. Bộ Tư bản.
3. Câu nói: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản hiện đại” là của ai?
A. C.Mác.
B. C.Mác và Ph.Ăngghen.
C. V.I.Lênin.
D. Ph.Ăngghen.
4. Trong tác phẩm nào sau đây, Ăngghen đã viết về ba phần “Triết học”, “Kinh tế
chính trị” và “Chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. “Tình cảnh nước Anh”.
B. “Lược khảo khoa kinh tế - chính trị”.
C. “Quá khứ và hiện tại.
D. “Chống Duyrinh”.
5. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
B. Giai cấp nông dân và giai cấp công nhân.
C. Giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
6. Phong trào đấu tranh của công nhân nào sau đây đã mang mục đích chính trị?
A. Phong trào Hiến chương của những người lao động ở nước Anh (1835 – 1848).
B. Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xi-lê-di, Đức (1844).
C. Phong trào công nhân dệt thành phố Li-on, Pháp (1831 – 1834).
D. Cả 3 trong trào kia.
7. Những phát minh khoa học nào trong vật lý học và sinh học thế kỷ XIX là cơ sở
khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử và phương pháp luận để nghiên cứu những vấn đề chính trị- xã hội của các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
B. Học thuyết tế bào, Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Học thuyết tế bào; Học thuyết Tiến hóa.
D. Học thuyết Tiến hóa; Học thuyết tế bào; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
8. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán Pháp, Anh
A. Henri de Saint-Simon, Robert Owen, Lutvich Feuerbach.
B. Lutvich Feuerbach, George Wilhelm Friedrich Hegel.
C. Lutvich Feuerbach, Robert Owen, David Ricardo.
D. Henri de Saint-Simon, Charles Franoois Marie Fourier, Robert Owen.
9. Những nhà triết học cổ điển Đức là ai?
A. Henri de Saint-Simon, Robert Owen.
B. Robert Owen, David Ricardo.
C. Henri de Saint-Simon, Charles Franoois Marie Fourier.
D. Lutvich Feuerbach, George Wilhelm Friedrich Hegel.
10. Đâu là tiền đề lý luận trực tiếp để C. Mác và Ph. Ănghen kế thừa, cải biến và phát
triển thành chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
B. Triết học cổ điển Đức.
C. Chủ nghĩa không tưởng phê phán Pháp, Anh.
D. Cả 3 tiền đề lý luận.
11. Giá trị của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng là gì?
A. Tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy
bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng.
B. Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai về tổ chức sản xuất và phân phối
sản phẩm xã hội, vai trò của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật, xóa bỏ sự đối lập giữa lao
động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về vai trò lịch sử của
nhà nước.
C. Góp phần thức tỉnh phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và người lao động.
D. Cả 3 phương án kia.
12. Hạn chế của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng là gì?
A. Không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội nói chung, quy luật
vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng.
B. Không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách
mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
C. Không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
tốt đẹp.
D. Cả 3 phương án kia.
13. Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được công bố trước toàn thế giới vào
thời gian nào?
A. Ngày 24 tháng 2 năm 1841.
B. Ngày 24 tháng 2 năm 1843
C. Ngày 24 tháng 2 năm 1844
D. Ngày 24 tháng 2 năm 1848.
14. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. “Bộ Tư bản”.
B. “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
C. “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
D. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
15. Trong Lời nói đầu viết cho tác phẩm nào của C.Mác, Ph.Ăngghen đã thẳng thắn
thừa nhận sai lầm về dự báo khả năng nổ ra của những cuộc CM vô sản ở châu Âu?
A. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
B. Bộ “Tư bản”.
C. “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”.
D. Đấu tranh giai cấp ở Pháp.
16. Quan điểm sau đây của ai: Ngày nay chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan
điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản, phải tiếp tục tổng kết
thực tiễn để hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. Stalin.
D. V.I.Lênin.
17. Câu “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình
lịch sử tự nhiên” là của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen
C. V.I.Lênin.
D. C.Mác và Ph.Ăngghen.
18. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
A. Là những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
B. Là những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của các hình thái kinh tế - xã
hội.
C. Là những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa xã hội.
D. Cả 3 phương án kia đều đúng.
19. Chức năng và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
A. Là trang bị những tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát hiện ra và luận
giải về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
B. Là giáo dục, trang bị lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân cho Đảng
Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Là định hướng về chính trị – xã hội cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân, Đảng
Cộng sản, Nhà nước và của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực.
D. Cả 3 phương án kia đều đúng.
20. Đâu là phương pháp đặc trưng, đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Chủ nghĩa
xã hội khoa học?
A. Phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử.
B. Phương pháp lịch sử.
C. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội.
D. Phương pháp so sánh.
21. Đâu là phương pháp đặc đặc thù của Chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử.
B. Phương pháp lịch sử.
C. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội.
D. Phương pháp so sánh.
CHƯƠNG 2. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
22. Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của Chủ nghĩa xã hội
khoa học?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Chuyên chính vô sản.
C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
D. Giai cấp công nhân.
23. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đứa con đầu lòng của nền công nghiệp
hiện đại là công nhân của nước nào?
A. Công nhân Anh.
B. Công nhân Đức.
C. Công nhân Pháp.
D. Công nhân của cả 3 nước Anh, Pháp, Đức.
24. Xét về phương thức lao động, giai cấp công nhân mang đặc trưng cơ bản nào?
A. Có số lượng đông nhất trong dân cư.
B. Là giai cấp tạo ra của cải vật chất làm giàu cho xã hội.
C. Là giai cấp trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công
nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
25. Nội dung nào phản ánh địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Giai cấp công nhân là giai cấp nghèo khổ nhất.
B. Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản
để kiếm sống.
C. Giai cấp có số lượng đông trong dân cư.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
26. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, giai cấp
công nhân:
A. Tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.
B. Giảm về số lượng và nâng cao về chất lượng.
C. Giảm về số lượng và có trình độ sản xuất ngày càng cao.
D. Tăng về số lượng và giảm về chất lượng.
27. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin là gì?
A. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp
bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.
C. Xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
28. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do các yếu tố khách quan nào quy định?
A. Địa vị kinh tế - xã hội và đặc điểm chính trị - xã hội
B. Là con đẻ của nền đại công nghiệp
C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
29. Giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay thực hiện sứ mệnh lịch sử trên những
lĩnh vực nào của đời sống xã hội?
A. Lĩnh vực chính trị - xã hội; Kinh tế - xã hội.
B. Lĩnh vực kinh tế - xã hội; Văn hóa - tư tưởng.
C. Lĩnh vực chính trị - xã hội; Văn hóa - tư tưởng.
D. Lĩnh vực chính trị - xã hội; Kinh tế - xã hội; Văn hóa - tư tưởng.
30. Thực hiện cải tạo cái cũ lạc hậu lỗi thời, xây dựng cái mới, tiến bộ; xây dựng con
người mới, đạo đức, lối sống XHCN là nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN trên lĩnh
vực nào?
A. Văn hóa - tư tưởng.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Chính trị - xã hội.
31. Việc giai cấp công nhân giành quyền lực thống trị xã hội là tiền đề để cải tạo xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất đó là gì?
A. Giải phóng con người.
B. Giải phóng giai cấp công nhân.
C. Giải phóng công nhân, nông dân và trí thức.
D. Giải phóng công nhân và nông dân.
32. “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người” là quan điểm sau đây của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen
C. V.I.Lênin.
D. C.Mác và Ph.Ăngghen.
33. Quy luật chung ra đời của Đảng Cộng sản?
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
B. Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân.
34. Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào yêu nước Việt Nam.
B. Phong trào công nhân với phong trào yêu nước Việt Nam.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam.
CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
35. Mác dự báo sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hôi cộng sản chủ nghĩa ở những
nước nào?
A. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ trung bình và thấp.
C. Ở các nước thuộc địa giành được chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
D. Cả 3 phương án kia.
36. Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
37. Câu “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ
cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời
kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” là của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. C.Mác và Ph.Ăngghen.
D. V.I.Lênin.
38. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có mấy hình thức quá độ lên chủ
nghĩa xã hội?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
39. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị
thể hiện như thế nào?
A. GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp GCTS, tiến hành xây dựng một xã
hội không còn giai cấp.
B. Tồn tại nhiều loại văn hóa - tư tưởng khác nhau.
C. Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội và có lợi ích khác nhau.
D. Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
40. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” – vậy chúng ta
bỏ qua yếu tố gì của chủ nghĩa tư bản?
A. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN.
B. Bỏ qua những thành tựu của kinh tế thị trường TBCN.
C. Bỏ qua các giá trị văn hoá của CNTB.
D. Bỏ qua khoa học và công nghệ, trình độ quản lý của CNTB.
41. Chúng ta tiếp thu, kế thừa yếu tố gì của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam?
A. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc
biệt về khoa học và công nghệ.
B. Tiếp thu, kế thừa quan hệ sản xuất TBCN.
C. Tiếp thu, kế thừa kiến trúc thượng tầng TBCN.
D. Tiếp thu, kế thừa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN
42. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước bắt đầu từ năm nào?
A. 1945
B. 1954
C. 1975
D. 1930
43. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(năm 1991) xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng có mấy đặc
trưng?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
44. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung và phát triển năm 2011) xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng có mấy đặc trưng?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
45. Câu “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình
lịch sử tự nhiên” là của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. C.Mác và Ph.Ăngghen.
D. V.I.Lênin.
46. Ai là người đầu tiên đưa chủ nghĩa xã hội từ khoa học thành thực tiễn sinh
động?
A. C.Mác
B. Ph.Ănghen
C. V.I.Lênin
D. Hồ Chí Minh
47. Sự thay đổi căn bản, toàn diện và triệt để một hình thái kinh tế – xã hội này
bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác là:
A. Phát triển xã hội.
B. Cách mạng xã hội.
C. Cải cách xã hội.
D. Tiến bộ xã hội.
48. Cách mạng xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên nổ ra và thắng lợi ở đâu?
A. Pháp.
B. Nga.
C. Việt Nam.
D. Trung Quốc.
49. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên được thành lập ở đâu?
A. Pari (Pháp).
B. Nga.
C. Ba Lan.
D. Trung Quốc.
CHƯƠNG 4. DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
50. Phạm trù “dân chủ” xuất hiện khi nào?
A. Ngay từ khi có xã hội loài người.
B. Khi có nhà nước vô sản.
C. Khi có nhà nước
D. Khi có nhà nước tư sản.
51. Quan điểm sau đây của ai: "Dân chủ là sự thống trị của đa số”?
A. V.I.Lênin
B. C.Mác
C. Ph.Ăngghen
D. C.Mác và Ph.Ăngghen
52. Dân chủ tư sản bảo vệ địa vị chính trị và lợi ích của giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
D. Giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân.
53. Quan điểm sau đây của ai: “Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản, từ dân chủ tư
sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa”?
A. V.I.Lênin
B. C.Mác
C. Ph.Ăngghen
D. C.Mác và Ph.Ăngghen
54. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trải qua mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
55. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời từ khi nào?
A. Từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
B. Từ sau Công xã Pari (1871)
C. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945).
D. Từ sau Cách mạng tư sản Pháp (1789)
56. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa về chính trị thể hiện như thế nào?
A. Mang bản chất chất giai cấp công nhân.
B. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C. Thừa nhận chủ thể quyền lực của Nhà nước là nhân dân.
D. Cả 3 phương án kía đều đúng.
57. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa về tư tưởng – văn hóa xã hội thể hiện như thế nào?
A. Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội là chủ nghĩa Mác – Lênin.
B. Kế thừa những giá trị của các nền văn hóa trước đó.
C. Giải phóng con người triệt để và phát triển toàn diện cá nhân.
D. Cả 3 phương án kía đều đúng.
58. Chế độ dân chủ ở Việt Nam được xác lập khi nào?
A. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Từ sau tháng 7 năm 1954.
C. Từ sau tháng 4 năm 1975.
D. Từ sau năm 1976.
59. Dân chủ XHCN ở Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu.
B. Cơ cấu xã hội chủ yếu là nông dân.
C. Trình độ dân trí thấp; tàn dư phong kiến, thực dân nặng nề; Chiến tranh kéo dài.
D. Cả 3 phương án kía đều đúng.
60. Nền dân chủ nào sau đây đảm bảo quyền và lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động?
A. Dân chủ tư sản.
B. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
C. Dân chủ chủ nô.
D. Tất cả các nền dân chủ kia.
61. Quan điểm sau đây của ai "Dân chủ là dân là chủ, dân làm chủ"?
A. Hồ Chí Minh.
B. V.I.Lênin
C. C.Mác
D. Ph.Ăngghen
62. Điền vào chỗ trống:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là ……... của dân” (Hồ Chí Minh)
A. Trách nhiệm
B. Nghĩa vụ
C. Quyền
D. Quyền và nghĩa vụ
CHƯƠNG 5. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG
LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
63. Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu cơ cấu - xã hội nào sau
đây
A. Cơ cấu xã hội - dân cư
B. Cơ cấu xã hội – dân tộc
C. Cơ cấu xã hội – giai cấp
D. Cơ cấu xã hội – tôn giáo
64. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền và được quy định bởi sự biến
động của cơ cấu nào?
A. Cơ cấu xã hội - dân số.
B. Cơ cấu xã hội - dân tộc.
C. Cơ cấu xã hội - kinh tế.
D. Cơ cấu xã hội - dân cư.
65. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh giữa giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới góc độ nào giữ vai trò quyết định?
A. Chính trị.
B. Văn hoá.
C. Kinh tế.
D. Tư tưởng.
66. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là
do:
A. Do mong muốn của công nhân.
B. Yêu cầu của nông dân.
C. Yêu cầu của trí thức.
D. Do đòi hỏi khách quan của công nhân, nông dân và trí thức.
67. Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức?
A. Do giai cấp công nhân mong muốn.
B. Do có cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản.
C. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
D. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân.
68. Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại
hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp.
B. Cơ cấu xã hội - giai cấp.
C. Cơ cấu xã hội - dân tộc.
D. Cơ cấu xã hội - dân số.
69. “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được chính quyền của giai
cấp vô sản, không thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó… Nguyên tắc cao
nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để
giai cấp vô sản có thể giữ vững được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Quan
điểm trên đây là của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. C.Mác và Ph.Ăngghen.
D. V.I.Lênin.
70. Tính qui luật của sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội thể hiện như thế nào?
A. Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội
mới
C. Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh,
từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau.
D. Cả 3 phương án kia đều đúng.
71. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
bao gồm các giai cấp, tầng lớp nào?
A. Giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức
B. Giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân
C. Giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân.
D. Giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; tầng lớp trí thức; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ
thanh niên.
CHƯƠNG 6. VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CNXH
72. Khái niệm nào sau đây được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình
thành trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế,
ngôn ngữ và một nền văn hóa?
A. Bộ lạc
B. Quốc gia
C. Dân tộc
D. Bộ tộc
73. Tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” là của ai?
A. C.Mác.
B. C.Mác và Ph.Ăngghen.
C. V.I.Lênin.
D. Stalin.
74. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của
mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị –
xã hội và …….. phát triển của dân tộc mình.
A. Cách thức
B. Con đường
C. Mục tiêu
D. Hình thức
75. Trong các nội dung của quyền dân tộc tự quyết thì nội dung nào được coi là cơ
bản nhất, tiên quyết nhất?
A. Tự quyết về chính trị
B. Tự quyết về kinh tế
C. Tự quyết về văn hoá
D. Tự quyết về lãnh thổ
76. Trong một quốc gia đa tộc người thì vấn đề gì cần giải quyết được coi là có ý nghĩa
cơ bản nhất để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Ban hành hệ thống hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. Nâng cao trình độ dân trí, văn hoá cho đồng bào
C. Xoá bỏ dần sự chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
D. Chống tư tưởng phân biệt chủng tộc, kì thị và chia rẽ dân tộc
77. Ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 49
B. 52
C. 54
D. 56
78. Các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có dân số chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm
số dân cả nước?
A. 15,3%
B. 13,5%
C. 14,3%
D. 16,3%
79. Dân tộc Kinh hiện nay có dân số chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm số dân cả nước?
A. 75%
B. 80%
C. 85,7%
D. 87,5%
80. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc lại.
B. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng và liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
C. Các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tự quyết và liên hiệp công nhân các nước.
81. Nội dung nào sau đây thể phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
B. Các dân tộc được quyền tự quyết.
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
D. Cả 3 phương án kia.
82. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các
dân tộc là chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trên lĩnh vực gì?
A. Chính trị.
B. Kinh tế
C. Văn hóa.
D. An ninh – quốc phòng.
83. Đặc điểm nổi bật của các dân tộc ở nước ta là gì?
A. Cư trú xen kẽ nhau; Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở những vùng có vị trí chiến
lược quan trọng.
B. Có sự chênh lệch về dân số, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
C. Các dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa
Việt Nam; Đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.
D. Cả 3 phương án kia.
84. "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con
người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế”.
Quan điểm trên đây của ai?
A. V.I.Lênin
B. C.Mác
C. Ph.Ăngghen
D. C.Mác và Ph.Ăngghen
85. Khi nào thì tôn giáo mang tính chính trị?
A. Khi tín đồ đến với tôn giáo để thõa mãn nhu cầu tinh thần.
B. Khi các cuộc đấu tranh giai cấp nổ ra.
C. Khi các giai cấp thống trị lợi dụng và sử dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
D. Cả 3 phương án kia đều đúng.
86. Giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo khác nhau ở điểm nào?
A. Khác nhau về thế giới quan
B. Khác nhau về nhân sinh quan
C. Khác nhau ở con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân
D. Cả 3 phương án kia đều đúng.
87. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (tháng 12/2017), hiện nay ở Việt
Nam có bao nhiêu tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
88. Những tôn giáo nào sau đây được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam?
A. Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo.
B. Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Cao Đài.
C. Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo.
D. Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài.
89. Tôn giáo nào sau đây là tôn giáo nội sinh của Việt Nam?
A. Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo.
B. Công Giáo, Tin Lành.
C. Phật Giáo, Cao Đài.
D. Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo.
90. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (tháng 12/2017), hiện nay ở Việt
Nam có bao nhiêu tín đồ tôn giáo?
A. Khoảng 24 triệu tín đồ.
B. Khoảng 4 triệu tín đồ.
C. Khoảng 14 triệu tín đồ.
D. Khoảng 34 triệu tín đồ.
91. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (tháng 12/2017), hiện nay ở Việt
Nam có bao nhiêu cơ sở thờ tự của các tôn giáo?
A. Hơn 23.250 cơ sở thờ tự.
B. Hơn 13.250 cơ sở thờ tự.
C. Hơn 3.250 cơ sở thờ tự.
D. Hơn 33.250 cơ sở thờ tự.
92. Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo tập trung
ở khu vực trọng điểm nào sau đây nhằm thực hiện diễn biến hòa bình?
A. Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung.
B. Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên.
D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
CHƯƠNG 7. VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
93. Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
A. Quan hệ hôn nhân.
B. Quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình.
C. Quan hệ huyết thống.
D. Cả 3 phương án kia.
94. Gia đình có mấy chức năng cơ bản?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
95. Vị trí của gia đình trong xã hội thể hiện như thế nào?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.
C. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên.
D. Cả 3 phương án kia.
96. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thể
hiện như thế nào?
A. Sự biến đổi quy mô, kết cấu gia đình.
B. Biến đổi về thực hiện chức năng của gia đình: về kinh tế và tổ chức tiêu dùng; về thỏa
mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm; về giáo dục.
C. Biến đổi quan hệ gia đình, các thế hệ, các giá trị và chuẩn mực văn hóa của gia đình.
D. Cả 3 phương án kia.
97. "Chính quyền xôviết, một chính quyền của nhân dân lao động, chính quyền đầu
tiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả những đặc quyền gắn liền với chế độ
tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình".
Quan điểm trên đây của ai?
A. Ph.Ăngghen.
B. Xtalin
C. V.I.Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
98. "Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ
riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi... và nếu
tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoạch bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn
sẽ là điều hay cho đôi bên cũng như cho xã hội".
Quan điểm trên đây của ai?
A. Ph.Ăngghen.
B. C.Mác.
C. V.I.Lênin.
D. C.Mác và Ph.Ăngghen.
99. Chức năng nào được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?
A. Tái sản xuất ra con người.
B. Tổ chức đời sống gia đình.
C. Giáo dục.
D. Thoả mãn nhu cầu tâm, sinh lý.
100. Có mấy phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4

You might also like