You are on page 1of 3

Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào

thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang
viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm
vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. “Bố của Xi-
mông” là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất
nhiều giá trị cho người đọc.

“Bố của Xi-mông” là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi
sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt.
Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa
dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và
hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc
con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông
lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh
thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-
líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng
lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải
chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của
truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật
sự.Theo mạch cốt truyện trên, câu chuyện cũng được chia làm bốn phần. Phần một Mô-
pa-xăng hướng ngòi bút của mình vào miêu tả sự buồn tủi và tuyệt vọng của Xi-mông.
Tiếp theo là sau khi cậu bé tình cờ gặp bác Phi-líp khi đang đi dạo trên bờ sông. Sau đó
bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, đồng ý làm cha Xi-mông, cầu hôn bà Blăng-sốt.

Ngay từ những phần đầu câu chuyện Mô-pa-xăng đã miêu tả Xi-mông với một cuộc
sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tả Xi-mông, Mô-pa-xăng đã viết thế
này: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng
dại”. Cái “xanh xao”, cái “nhút nhát”, “vụng dại” đó phần nào đã thể hiện được cuộc
sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.

Đâu chỉ có vậy, Xi-mông còn là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không
có bố. Điều này đã thể hiện rất rõ qua hành động bỏ nhà ra bờ sông và đặc biệt là qua ý
định muốn tự tử của cậu bé. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã
khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định
dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: “Người em rung lên,
em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết
được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em
chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”. Từng câu,
từng chữ của Mô-pa-xăng như mũi dao nhọn khứa vào tâm can người đọc về cái dáng
vẻ đáng thương của một cậu bé không có cha.

Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó em lại gặp bác Phi-líp và mọi thứ thay đổi từ đây.
Nghe lời bác Phi-líp hỏi, Xi-mông khó khăn lắm mới có thể trả lời: “Em trả lời, mắt
đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố…
không có bố”. Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ “không có bố” nghe
thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông
về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: “Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại
òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó
đánh con… đánh con… tại con không có bố”.

Nói về mẹ của Xi-mông, bà là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ
tin người. Sự cả tin đó đã khiến bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên
nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu
thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng
người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn
rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa
vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ
là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến
cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.

Nhân vật tiếp theo phải kể đến là bác Phi-líp. Bác Phi-líp là một người đàn ông nhân
hậu, vị tha. Bác đã dành tình thương cho Xi-mông ngay từ khi mới gặp cậu bé. Đối với
Xi-mông bác Phi-líp giống như một vị thần xuất hiện và đưa cậu rời khỏi vòng tay của
thần chết. Bác là niềm vui bất ngờ, niềm hạnh phúc lớn lao xuất hiện trong cuộc đời em.
Sau này cũng chính vì thương Xi-mông mà bác đã ngỏ lời cầu hôn bà Blăng-sốt để em
có một người cha thật sự. Như vậy, bác Phi-líp không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc
của Xi-mông mà còn mang đến cho mẹ con họ một mái ấm gia đình thật sự. Cái hay của
nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện
của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng
muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con
Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của
nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.
Đọc “Bố của Xi-mông” người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu
cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy.
Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông
điệp: “tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ”.

You might also like