You are on page 1of 4

PHÒNG GD & ĐT CẦU GIẤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Năm học 2022 - 2023


MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 9
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn một đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Hiện nay dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng
A. thành thị. B. nông thôn.
C. miền núi. D. cao nguyên.
Câu 3. Di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Vườn quốc gia Cúc Phương.
C. Thành phố Đà Lạt.
D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Câu 4. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta là:
A. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. B. Đà Nẵng và Cần Thơ.
C. Hải Phòng và Cần Thơ. D. Hà Nội và Đà Nẵng.
Câu 5. Công nghiệp khai thác than nước ta phân bố chủ yếu ở tỉnh
A. Cà Mau. B. Tuyên Quang.
C. Quảng Ninh. D. Thái Nguyên.
Câu 6. Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp nước ta?
A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Cơ khí điện tử. D. Khai thác nguyên liệu.
Câu 7. Ba cảng lớn nhất nước ta là
A. Hải Phòng, Cam Ranh, Sài Gòn. B. Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Nẵng.
C. Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng. D. Nha Trang, Dung Quất, Hải Phòng.
Câu 8. Trong số 54 dân tộc ở nước ta, dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất?
A. Dân tộc Thái. B. Dân tộc Tày.
C. Dân tộc Kinh. D. Dân tộc Mường.
Câu 9. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những thành phố nào của nước ta?
A. Huế và Đà Nẵng. B. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng và Quảng Ninh. D. Cần Thơ và Nha Trang.
Câu 11. Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở đâu?
A. Các vùng duyên hải ven biển.
B. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.
C. Các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp.
D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 12. Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của
nước ta là
A. Chính sách phát triển công nghiệp.
B. Dân cư và lao động.
C. Thị trường.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
Câu 13. Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là
A. địa hình. B. sự phân bố công nghiệp.
C. sự phân bố dân cư. D. khí hậu.
Câu 14. Trong các loại tài nguyên sau, loại nào có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự
phát triển và phân bố công nghiệp?
A. Đất. B. Nước.
C. Khoáng sản. D. Sinh vật.
Câu 15. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch
thiên nhiên?
A. Các làng nghề truyền thống. B. Các lễ hội truyền thống.
C. Văn hóa dân gian. D. Các bãi tắm đẹp.
Câu 16. Nội dung quan trọng nhất khẳng định vai trò của ngành nông lâm thủy sản
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thủ đô?
A. Ổn định thị trường, đời sống, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
B. Tạo nên vành đai xanh cho các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp.
C. Bảo tồn văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn, mang đến sức hấp dẫn cho du
lịch.
D. Cân bằng môi trường sinh thái thủ đô.
Câu 17. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. Giao thông vận tải phát triển.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 18. Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?
A. Điện thoại cố định.
B. Điện thoại di động.
C. Internet.
D. Truyền hình cáp.
Câu 19. Nhận xét nào sau đây không thuộc thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân ở nước ta?
A. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.
B. Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng.
C. Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng.
D. Tỉ lệ người lớn biết chữ cao và có xu hướng tăng.
Câu 20. Cơ cấu nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo xu hướng:
A. tăng tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp-xây dựng; giảm tỉ trọng dịch vụ.
B. tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ ổn định; công nghiệp tăng rất nhanh.
C. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch
vụ.
D. nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao; công nghiệp-xây dựng và dịch vụ giảm.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày vấn đề sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước
ta.
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển đã tạo nên
sức ép rất lớn đến việc làm.
- Ở nước ta tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị khá
phổ biến.
- Hướng giải quyết việc làm:
+ Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
+ Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn
+ Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề giới
thiệu việc làm, xuất khẩu lao động…
Câu 2. Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
+ Đối với kinh tế: Tích luỹ được ít, hạn chế việc đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế chậm.
+ Đối với xã hội: Gây khó khăn cho giải quyết việc làm, y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở,
giao thông... khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.
+ Đối với môi trường : Tăng cường khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên chóng cạn
kiệt, đồng thời gây ô nhiễm môi trường...
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2005 – 2017 (năm 2005 =
100%) (đơn vị %)

Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm


2005 100 100 100 100
2010 98,5 104,8 99,8 137,2
2015 86,4 96,9 101,2 155,5
2017 85,3 102,1 99,9 175,3

Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta
giai đoạn 2005 – 2017.
* Nhận xét và giải thích
- Đàn lợn, bò tăng (có năm giảm do dịch bệnh); đàn gia cầm tăng nhanh nhất. Đây là
nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt
nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng ngay cả chăn nuôi
theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu trong nông nghiệp đã
giảm xuống (Nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp)

You might also like