You are on page 1of 8

Nhóm 2:

Trương Thị Vân

Nguyễn Kim Cúc

Lê Thị Khánh Linh

Vũ Thị Quỳnh

C6: Đối chiếu nguyên âm Việt – Anh về mặt âm vị học

A. Tiếng Việt
1. Khu biệt về âm vị học
- Định nghĩa:
    + Khu biệt là khả năng phân biệt ít nhất hai âm vị trong hệ thống ngôn ngữ đang xét.
    + Khu biệt về âm vị học là những đặc trưng có giá trị khu biệt âm thanh của từ.
- Xét sự khu biệt trên 2 tiêu chí:
* Khu biệt về mặt cao độ:
+ca
+cá                (nghĩa khác nhau )
+cà
* Khu biệt về mặt âm sắc:
+ Nguyên âm bổng  (/i/, /e/, /a/…)
+ Nguyên âm trầm (/u/, /ɔ/, /o/…)
+ Nguyên âm trung hòa  (/ə/)
2. Âm vị - Âm tố
2.1. Âm vị
- Định nghĩa: là đơn vị có chức năng khu biệt nhỏ nhất của ngôn ngữ. Nó là đơn vị trừu
tượng, được ghi bằng chữ viết; được thể hiện bằng dấu gạch xiên /   /
- Tiếng Việt có 53 âm vị:
        + 22 phụ âm đầu: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/
        + 6 phụ âm cuối:  /m, n, ŋ, p, t, k/
        + 2 bán phụ âm cuối: /-i, -u/
        + 13 nguyên âm đơn                    9 nguyên âm dài
                                                  4 nguyên âm ngắn
        + 1 âm đệm : u, o
        + 3 nguyên âm đôi : /ie/, /uo/, /wə/
        + 6 thanh điệu: ngang, sắc, ngã, huyền, hỏi, nặng.
2.2 Âm tố:
 Định nghĩa: là những đơn vị cấu âm thính giác nhỏ nhất không thể phân chia
được
của âm thanh lời nói, được thể hiện bằng phiên âm; được thể hiện bằng dấu
gạch vuông [   ]
3.3. Tổng kết phân biệt âm vị, âm tố: 4 đặc điểm chính:
Âm vị Âm tố
1.Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. 1. Đơn vị nhỏ nhất của lời nói.
2. Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt 2. Gồm cả những đặc trưng khu biệt và không khu
3. Số lượng hữu hạn (53 âm vị) biệt
4. Được ghi giữa 2 gạch xiên / / 3. Số lượng vô hạn
4. Được ghi giữa ngoặc vuông [ ]

3. Biến thể âm vị
Định nghĩa: những âm tố cùng thể hiện 1 âm vị là những biến thể của âm vị.
Ví dụ: khi phát âm từ ‘tô’ thì âm [t] đã được phát âm với đặc điểm tròn môi. Ta gọi những âm
khác nhau nhưng thể hiện cùng một âm vị như vậy là những biến thể âm vị.
B. Tiếng Anh
1. Khu biệt về âm vị học
 Định nghĩa : Đặc trưng có giá trị khu biệt âm thanh của từ  được gọi là sự khu
biệt âm vị.
 Khu biệt về trường độ :
VD: ship [∫ip] ≠ sheep [∫i:p] (khác nghĩa)    
 Khu biệt về âm sắc
        + Căng  (hình thành do cơ căng nhiều)  (nguyên âm dài)
VD: /iː/, /uː/, /ɜː/, /ɔː/, /ɑː/                             sheet [∫i:t], fur [fə:]
        + Lỏng (hình thành do cơ căng ít)  (nguyên âm ngắn)
VD: /ɪ/, /ɒ/, /ʌ/, /ʊ/, /ə/,/e/, /æ/                film [film], pull [pul]  
2. Âm vị - Âm tố
 Định nghĩa : Âm vị là đơn vị có chức năng khu biệt nhỏ nhất của mặt biểu đạt
ngôn ngữ. Nó là đơn vị trừu tượng được ghi thành chữ viết; được ghi giữa 2
dấu vạch xiên /     /
 Âm vị là đơn vị cấu âm-thính giác nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa.
 Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa; được
ghi giữa 2 dấu gạch vuông  [    ]
 Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm–
thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với
một âm vị
 “Âm tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của âm thanh
lời nói”.
 Âm vị thể hiện bằng chữ viết
 Âm tố thể hiện bằng phiên âm
 Tiếng Anh có 49 âm vị:
 24 phụ âm:/p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/, /h/, /f/, /v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/,
/m/, /l/, /n/, /ŋ/, /r/, /w/, /j/
 12 nguyên âm đơn
+ 5 dài : /i:/, /ɑ:/, /a:/,/ɜ:/, /u:/                 VD: bar [bɑ:], burn [bə:n]
+ 7 ngắn : /i/, /ɔ/,/ɑ/, /ʌ/, /u/, /e/, /æ/                     VD: full [ful], bad [bæd]
 8 nguyên âm đôi: /aɪ/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aʊ/, /uə/, /eə/, /iə/, /əu/
                VD: hair [heə], fine [fain]
 5 nguyên âm ba: /əuə/, /aiə/, /ɔɪə/, / eiə/, /auə/
                VD: fire [‘faiə], lower ['louə]
3. Biến thể âm vị
 Định nghĩa: là tất cả những âm tố cùng thể hiện một âm vị
                        VD:  form [fɔ:m]                love [lʌv]
                                 pot [pɔt]                             come [kʌm]
C. Đối chiếu
1. Giống nhau:
Đều dựa trên cơ sở xác định nguyên âm về mặt âm vị học: khu biệt âm vị học, âm vị -  âm tố,
biến thể âm vị
2. Khác nhau:
2.1. Khu biệt âm vị học
 Tiếng Anh khu biệt về mặt trường độ còn Tiếng Việt khu biệt về mặt cao độ
hay thanh điệu
 Khu biệt âm sắc:
 Tiếng Việt: nguyên âm bổng, trầm, trung hòa
 Tiếng Anh: nguyên âm căng và lỏng
2.2. Âm vị- Âm tố
- Số lượng âm vị tiếng Anh ít hơn so với số lượng âm vị tiếng việt
Tiếng Anh:49, Tiếng Việt:53
- Tiếng Anh có nguyên âm ba, Tiếng Việt thì không                                                              
/eiə/: player, /əʊə/: lower, /aʊə/: hour, /aiə/: higher, /ɔiə/: soya-bean
- Tiếng Việt có 2 bán nguyên âm cuối - ṷ,-i và một âm đệm (ṷ) trong khi đó Tiếng Anh
không có
2.3. Biến thể âm vị
 Tiếng Anh có biến thể âm vị đa dạng hơn tiếng Việt.
Ví dụ: Tiếng Anh: car [ a:]                again  [ə ]
                             Hat [æ ]                call   [ ɔ: ]
                             Data [ ei ]                surface  [ i ]
Ví dụ: Các biến thể âm vị của /a/
  [a] - ba
 [ɛˇ] - canh
 [ă] – đau
  cùng 1 chữ viết /a/ nhưng tiếng Việt thể hiện 3 âm tố còn tiếng Anh thể hiện 6
âm tố nên biến thể âm vị tiếng Anh đa dạng hơn

C8: Đối chiếu về tính cố định và tính biến đổi âm sắc của nguyên âm trong tiếng việt và
tiếng anh
TIẾNG VIỆT
1. Tính cố định âm sắc trong TV
-Khi các nguyên âm không biến đổi từ lúc xuất phát đến khi lúc kết thức được gọi là
cố định.
-Thể hiện bằng nguyên âm đơn ngắn
-Có 13 nguyên âm có tính cố định về mặt âm sắc:
9 nguyên âm đơn dài: /i/, /e/, /ε/, /ɯ/, /ɤ/, /a/, /u/, /o/, /ɔ/

4 nguyên âm đơn ngắn: /ɛˇ/, /ă/, /ɤˇ/, /ᴐˇ/

2. Tính biến đổi âm sắc trong TV


-Khi phát âm các nguyên âm bị biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc. Những
nguyên âm này tạo thành 2 yếu tố gần liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau.
-Được thể hiện qua nguyên âm đôi: /ie/, /ɯɤ/, /uo/
-Tiếng Việt có 6 thanh điệu ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) có vai trò làm biến đổi
âm sắc của nguyên âm.
- Trong tiếng Việt có âm đệm /-u̮/ đứng sau phụ âm đầu và đứng trước nguyên âm, là
âm lướt, có tác dụng làm trầm hóa âm tiết và cũng có vai trò làm biến đổi âm sắc của
nguyên âm.

Ví dụ: âm đệm /-u̮/ trong từ quả, quy,quang,…

TIẾNG ANH
1. Tính cố định
Các nguyên âm không biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc (nguyên âm
đơn)

Trong Tiếng Anh:

12 nguyên âm có tính cố định /i/,/ʊ/, /u/, /e/, /æ/, /ʌ/, /ɒ/,...


2. Tính biến đổi âm sắc
Các nguyên âm biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc.

nguyên âm có tính biến đổi âm sắc:

nguyên âm đôi (/iə/, /əʊ/, /ʊə/, /eə/,/ei/, /ai/, /aʊ/, /ɔi/)

nguyên âm ba (/eiə/, /aiə/, /ɔiə/, /aʊə/, /əʊə/)

ví dụ: near, slow, sure, care, make, slide, cow, boy, player, fire, hour, loyal,..

ĐỐI CHIẾU
1. Giống nhau:
Tiêu chí về tính cố định và biến đổi âm sắc của NÂ TV và TA giống nhau
Tất cả các nguyên âm đơn của tiếng Anh và tiếng Việt đều có tính cố định.

Các nguyên âm đơn đều có tính cố định trong tiếng Anh và tiếng Việt là:

/e/ - /εˇ/
/ʌ/ - /ă/

/ɜ:/ - / ɤ /

/ɔ: / - /ɔ/

/ɒ/ -/ɔˇ/

/i/ , /u/ , /a/


Tất cả các nguyên âm đôi của tiếng Anh và tiếng Việt đều có biến đổi âm sắc.
2. Khác nhau
a.- Số lượng NÂ có tính cố định âm sắc trong TV (13) nhiều hơn TA (12).
- Các nguyên âm /ʊ/, /æ/, /ɪ/ có trong tiếng Anh nhưng không có trong tiếng
Việt
- Các nguyên âm /e/, /ɯ/, /ɤˇ/ /o/ có trong tiếng Việt nhưng không có trong
tiếng Anh
b. -Tiếng Anh có các nguyên âm / iə/, /əʊ/, /ʊə/, /eə/, /ei/, /ai/,/aʊ/,/ɔi/, /eiə/,
/aiə/, /ɔiə/, /aʊə/, /əʊə/ mà tiếng Việt không có
-Tiếng Việt có các nguyên âm /ie/, /ɯɤ/, /uo/mà tiếng Anh không có
- Tiếng Việt có 6 thanh điệu làm biến đổi âm sắc mà tiếng Anh không có.

Câu 9: Đối chiếu về độ trầm bổng của nguyên âm Việt- Anh


Độ trầm/bổng thường chia ra làm hai khả năng:

Bổng phân biệt với trầm kèm theo một đặc trưng nào đó.

Bổng phân biệt với trầm mà âm sắc được giữ nguyên từ đầu đến cuối.

1. Tiếng Anh
Độ trầm bổng được phân chia dựa trên vị trí của lưỡi (hàng trước, hàng giữa,
hàng sau) và hình dáng của môi (tròn môi, không tròn môi).

Theo âm sắc, nguyên âm có 3 loại:


Nguyên âm bổng: Nguyên âm hàng trước, không tròn môi

Nguyên âm trầm vừa: Nguyên âm hàng giữa

Nguyên âm trầm: Nguyên âm hàng sau, tròn môi

2. Tiếng Việt

Nguyên âm bổng: Nguyên âm hàng trước, không tròn môi

Nguyên âm trầm vừa: Nguyên âm hàng giữa

Nguyên âm trầm: Nguyên âm hàng sau, tròn môi

ĐỐI CHIẾU
-Giống:
Ở cả 2 ngôn ngữ, độ trầm bổng đều được phân chia dựa trên tiêu chí vị trí của
lưỡi (hàng trước,hàng giữa, hàng sau) và hình dáng của môi (tròn môi, không
tròn môi).
-Khác
Nguyên âm bổng:
Có các nguyên âm /ɛ/, /ɛˇ/ mà tiếng Anh không có.
Có các nguyên âm: /æ/, /i:/ mà tiếng Việt không có.

Nguyên âm trầm vừa


Có các nguyên âm /ɯ/, /ɤ/, /ɤˇ/ mà tiếng Anh không có.
Có các nguyên âm /ɜ:/ mà tiếng Việt không có.

Nguyên âm trầm
Có các nguyên âm /o/, /ᴐˇ/ mà tiếng Anh không có.
Có các nguyên âm /ɒ/, /ʊ/, /ɔ:/ mà tiếng Việt không có.

You might also like