You are on page 1of 158

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA: MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
---------------oOo---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU


A, DỰ ÁN SÀI GÒN SPORT CITY, QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH,
CÔNG SUẤT 2500M3/NĐ

GVHD: Th.S Dương Thị Thành


SVTH: Dương Thị Việt
MSSV: 90403120

TP. HCM, Tháng 12/2008

i
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học ở trường Bách Khoa nói chung, khoa Môi Trường nói riêng,
em đã được quý thầy cô giảng dạy tận tình cho chúng em biết rất nhiều về kiến thức
khoa học, đặc biệt khi là một sinh viên của bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường thì em càng
thích thú hơn, tự hào hơn về những gì mà em đã được học, được tiếp thu trong những
năm ở giảng đường đại học.

Em xin chân thành cảm ơn :Thầy giáo :Th.S Dương Thị Thành đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này .

Em cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Môi Trường và thầy cô
ở bộ môn tài nguyên nước đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết hổ trợ cho
công việc của em sau này.

Em xin hứa sẽ phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội, sẽ tận dụng những
kiến thức quý báu của mình để phục vụ cho xã hội. Cuối cùng, em xin chúc sức khoẻ
đến quý thầy cô.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2006

Dương Thị Việt

ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày nay công tác bảo vệ môi trường trong các quá trình xây dựng, triển khai bất
kỳ một dự án nào có khả năng tác động đến môi trường. Để đáp ứng được nhu cầu cấp
thiết của khu vực nhằm hướng đến phát triển môi trường bền vững. Việc kiểm soát và
bảo vệ nguồn nước là một vấn đề quan trọng của con người. Nội dung chính của luận
văn “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án sài gòn sport city
quận 2, tp. Hồ Chí Minh , công suất 2500 m3/nđ”. Gồm 7 chương:

Chương 1: Nói lên lượng cần thiết, mục đích, giới hạn và ý nghĩa thực tiễn của đề
tài luận văn.

Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu dự án sài gòn sport city và quy
hoạch chi tiết của dự án.

Chương 3: Giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải, các công nghệ thường
được áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt và một số công trình thực tế.

Căn cứ vào cơ sở khoa học, các điều kiện tự nhiên khu vực cũng như thành phần
tính chất, công suất nước thải sinh hoạt đầu vào khu A, dự án Sài Gòn Sport City. Đề
xuất công nghệ xử lý nước thải

Chương 4: Nêu lên nhiệm vụ và tính toán các công trình đơn vị cho cả 2 phương
án đã đề xuất.

Chương 5: Khái quát kinh tế đầu tư cho từng phương án, từ đó lựa chọn phương
án tối ưu về hiệu quả xử lý, kinh tế, diện tích mặt bằng, môi trường, vận hành…

Chương 6: Giới thiệu phương pháp vận hành trong giai đoạn thi công, chạy thử
không tải; nguyên nhân và các biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống. Một
số biện pháp an toàn và bảo trì hệ thống.

Chương 7: Kết luận và kiến nghị

iii
MỤC LỤC
Bìa luận văn .............................................................................................................................i
Nhiệm vụ luận văn ....................................................................................................................
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................................iv
Danh mục hình ..................................................................................................................... vii
Danh mục bảng ................................................................................................................... viii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Nhiệm vụ luận văn ......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung luận văn .......................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp thực hiện .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU SÀI GÒN SPORT CITY ....................................... 4
2.1 Giới thiệu chung về dự án Sài Gòn Sport City tại quận 2 TP. Hồ Chí Minh ................ 4
2.2 Vị trí địa lý ..................................................................................................................... 7
2.3 Điều kiện khí hậu ........................................................................................................... 7
2.4 Chế độ thuỷ văn ............................................................................................................. 8
2.5 Chất lượng môi trường nước .......................................................................................... 9
2.6 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái .............................................................................. 11
2.7 Quy hoạch khu Sài Gòn Sport City.............................................................................. 14
2.7.1 Qui hoạch hệ thống giao thông .............................................................................. 15
2.7.2 Qui hoạch hệ thống thoát nước .............................................................................. 16
2.7.3 Qui hoạch hệ thống cấp nước ................................................................................. 16
2.7.4 Cấp điện và thông tin liên lạc ................................................................................. 16
2.7.5 Cây xanh ................................................................................................................. 17
2.8 Quy hoạch chi tiết khu A ............................................................................................. 17
2.9 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt .................................................................... 20

iv
2.10 Xác định lưu lượng nước thải khu A ........................................................................... 23
CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ ............................................................................................................................... 27
3.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải .......................................................... 27
3.1.1 Xử lý nước thải bảng phương pháp cơ học ............................................................ 27
3.1.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý ............................................................. 28
3.1.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ......................................................... 31
3.2 Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt trên thực tế. ............................................ 41
3.2.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty DONA - VICTOR ........................................... 41
3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Tân Qui Đông ............................................. 43
3.3 Phân tích và đề xuất phương án xử lý .......................................................................... 44
3.3.1 Thành phần tính chất nước thải cần xử lý .............................................................. 44
3.3.2 Phân tích và đề xuất phương án xử lý .................................................................... 48
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VN ................... 56
4.1 Tính toán phương án 1 ................................................................................................. 56
4.1.1 Song chắn rác thô ................................................................................................... 56
4.1.2 Hầm tiếp nhận ........................................................................................................ 59
4.1.3 Lưới chắn rác .......................................................................................................... 62
4.1.4 Bể lắng cát ngang ................................................................................................... 63
4.1.5 Bể điều hoà ............................................................................................................. 67
4.1.6 Bể lắng ly tâm đợt I ................................................................................................ 73
4.1.7 Bể lọc sinh học ....................................................................................................... 80
4.1.8 Bể lắng ly tâm đợt II............................................................................................... 93
4.1.9 Bể khử trùng ........................................................................................................... 98
4.1.10Bể nén bùn .......................................................................................................... 101
4.1.11Hố thu nước dư từ bể nén bùn ............................................................................ 105
4.1.12Máy lọc ép băng tải ............................................................................................. 106
4.2 Tính toán phương án 2 ............................................................................................... 107
4.2.1 Bể Aerotank làm thoáng kéo dài .......................................................................... 107
4.2.2 Bể lắng II .............................................................................................................. 118
v
4.2.3 Bể nén bùn ............................................................................................................ 122
4.2.4 Máy lọc ép băng tải .............................................................................................. 126
CHƯƠNG 5: KHÁI QUÁT KINH TẾ .............................................................................. 128
5.1 Mô tả công trình ......................................................................................................... 128
5.2 Tính toán chi phí ........................................................................................................ 130
5.2.1 Chi phí thiết bị và xây dựng ................................................................................. 130
5.2.2 Chi phí vận hành .................................................................................................. 135
5.3 Phương pháp phân tích và lựa chọn công nghệ ......................................................... 137
CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VN ................... 139
6.1 Giai đoạn thi công ...................................................................................................... 139
6.1.1 Giải pháp thi công và chỉ tiêu kỹ thuật................................................................. 139
6.1.2 Công tác chạy thử không tải ................................................................................. 140
6.2 Nguyên nhân và biện nhân khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống ...................... 140
6.3 Tổ chức quản lý và kỹ thuật vận hành ....................................................................... 142
6.3.1 Tổ chức quản lý .................................................................................................... 142
6.3.2 Kỹ thuật an toàn ................................................................................................... 142
6.3.3 Bảo trì ................................................................................................................... 143
6.4 Sự cố và biện pháp khắc phục .................................................................................... 144
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN ..................................................................... 145
7.1 Kết luận ...................................................................................................................... 145
7.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 146
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 147
Phụ lục ................................................................................................................................ 148

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính quận 2 ........................................................................... 7
Hình 3.1 Mô hình bể tự hoại 2 ngăn, bể tự hoại 3 ngăn .......................................................... 33
Hình 3.2 Mô hình giếng thấm .................................................................................................. 34
Hình 3.3 Bể lọc sinh học ......................................................................................................... 36
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công ty Dona - Victor .......................... 42
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Tân Qui Đông ................... 44
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ phương án 1 .................................................................................. 50
Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ phương án 2 .................................................................................. 54
Hình 4.1 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác. ..................................................................................... 59
Hình 4.2 Mặt cắt ngang bể lắng cát ......................................................................................... 66
Hình 4.3 Phân phối khí trong bể điều hòa ............................................................................... 69
Hình 4.4 Vật liệu lọc nhựa ruột gà .......................................................................................... 83
Hình 4.5 Bố trí đĩa phân phối khí trong bể lọc sinh học ......................................................... 87
Hình 4.6 Sơ đồ hoạt động của Aerotank ............................................................................... 113

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô các công trình trong khu Sàigon Sports City ............................................... 4
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Khu Sài Gòn sportcity ........................... 9
Bảng 2.3 Số lượng và tỷ lệ các loài thực vật phiêu sinh khu vực Sài Gòn Sportcity .............. 12
Bảng 2.4 Số lượng và tỷ lệ các loài Động vật phiêu sinh khu vực Sài Gòn Sportcity ............ 12
Bảng 2.5 Số lượng và tỷ lệ các loài Động vật đáy khu vực Sài Gòn Sportcity ....................... 12
Bảng 2.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý ................................... 20
Bảng 2.7 Tiêu chuNn cấp nước tính theo đầu người ................................................................ 23
Bảng 2.8 Hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng ...................................................... 25
Bảng 2.9 Tải trọng chất bNn trên một người trong một ngày đêm .......................................... 25
Bảng 2.10 Chỉ tiêu nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A................... 26
Bảng 3.1 Cơ sở chọn lựa các phương pháp xử lí sinh học nước thải ...................................... 37
Bảng 3.2 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt của khu A dự án Sài Gòn Sport City ..... 45
Bảng 3.3 Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép tiêu chuNn 6772:2000............................... 45
Bảng 3.4 Mức giới hạn thành phần ô nhiễm theo từng loại hình, quy mô .............................. 46
Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả tính toán song chắn rác .................................................................. 59
Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả tính toán hầm tiếp nhận .................................................................. 61
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế lưới chắn rác (hình nêm) ....................................................... 62
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể lắng cát ngang ............................................................ 64
Bảng 4.5 Tóm tắc kết quả tính toán bể lắng ngang ................................................................. 67
Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả tính toán bể điều hòa ...................................................................... 73
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm đợt một .................................... 74
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả tính toán của bể lắng 1 ................................................................... 80
Bảng 4.9 Thông số của bể lọc ngập nước ................................................................................ 92
Bảng 4.10 Các thông số thiết kế cho bể lắng đợt 2 ................................................................. 93
Bảng 4.11 Các thông số của bể lắng 2 ..................................................................................... 97
Bảng 4.12 Các thông số thiết kế bể khử trùng......................................................................... 98
Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả tính toán của khử trùng ................................................................ 99
Bảng 4.14 Liều lượng Chlorine cho vào khử trùng. .............................................................. 100
Bảng 4.15 Thông số thiết kế của bể nén bùn ......................................................................... 102

viii
Bảng 4.16 Tóm tắt kết quả tính toán của bể nén bùn ............................................................ 105
Bảng 4.17 Các thông thiết kế aeroten làm thoáng kéo dài .................................................... 108
Bảng 4.18 Công suất khuấy trộn tuabin bề mặt..................................................................... 117
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả tính toán của bể Aerotank .......................................................... 117
Bảng 4.20 Tóm tắt kết quả tính toán của bể lắng 2 ............................................................... 122
Bảng 4.21 Thông số thiết kế của bể nén bùn ......................................................................... 122
Bảng 4.22 Tóm tắt kết quả tính toán của bể nén bùn ly tâm ................................................. 126
Bảng 5.1 Mô tả công trình ..................................................................................................... 128
Bảng 5.2 Chi phí thiết bị và xây dựng ................................................................................... 130
Bảng 5.3 Chi phí điện năng ................................................................................................... 135

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày.

BOD20 : Nhu cầu oxy sinh học sau 20 ngày.

COD : Nhu cầu oxy hóa học.

SS : Chất rắn lơ lửng.

MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng.

MLVSS : Nồng độ bùn hoạt tính bay hơi.

TCVN : Tiêu chuNn Việt Nam.

TCXD : Tiêu chuNn Xây dựng.

TDTT : Thể dục thể thao

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

x
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

1. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của Việt Nam đặc
biệt nằm ở vị trí trung tâm của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần
đây, cùng với tiến trình đổi mới đi lên của đất nước thành phố đang phát triển mạnh mẽ trong
mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, kinh tế, du lịch đồng thời không ngừng mở rộng quan
hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trước những nhu cầu của phát triển sự giao lưu kinh tế, văn hoá, thể thao đòi hỏi phải
hình thành một khu liên hợp thể thao với qui mô tương xứng, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ và
mọi tầng lớp nhân dân trong việc tập luyện thể thao và thi đấu. Thành phố Hồ Chí Minh đã
quyết định thành lập khu thể thao Rạch Chiếc Quận 2 với qui mô 227ha. Khu TDTT có đầy
đủ các công trình thể dục thể thao phục vụ thi đấu và sinh hoạt thể thao cộng đồng, các khu
vui chơi giải trí, khu dịch vụ thương mại và khu dân cư kèm theo.

Ngày nay việc kiểm soát và bảo vệ nguồn nước là một nội dung quan trọng của công tác
bảo vệ môi trường trong các quá trình xây dựng, triển khai bất kỳ một dự án nào của con
người có khả năng tác động đến môi trường. Riêng đối với các dự án xây dựng các khu đô
thị, khu dân cư, khu liên hợp thể dục thể thao, vui chơi giải trí, xử lý nước thải sinh hoạt là
yêu cầu vô cùng cấp thiết.

Ủy ban nhân dân thành phố đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 dự án
Sai Gon Sports City (thuộc Khu liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc) phường An Phú, quận
2 với diện tích hơn 64ha, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Dự án Sai Gon Sports City nhằm xây
dựng hệ thống công trình tiện ích hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động của khu liên hợp TDTT
kết hợp khu dân cư phục vụ cho hơn 12.000 người và khoảng 5.000 du khách. Với chức năng
và quy mô dân số của dự án cho thấy nhu cầu sử dụng nước cho khu vực dự án cao, lượng
nước thải sinh hoạt khi dự án hoàn thành là khá lớn.

Trang 1
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bên cạnh những lợi ích như góp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội và kỹ thuật của đô thị, đảm bảo cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tiện ích công cộng,
khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương để đưa vào các loại hình kinh doanh, dịch vụ phục
vụ thể thao có hiệu quả cao nhất còn có những tác động tiêu cực đến môi trường như nước
thải, chất thải rắn, khí thải gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Theo tính toán lượng nước thải lớn nhất từ khu A là 2.500m3/ngày. Nước thải sinh hoạt
có chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật nếu thải trực tiếp ra sông Sài
Gòn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và chất lượng nguồn nước cấp cho người dân.

Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ khi qui hoạch hình thành dự án công ty
Vinacapital đã nhận thức được các hoạt động của khu Sai Gon Sports City phải được gắn liền
với bảo vệ môi trường. Công ty đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và
mời các đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Dựa trên số liệu chủ đầu tư cung cấp,
trong phạm vi hẹp của luận văn tốt nghiệp em chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, quận 2, TP. Hồ Chí Minh, công suất 2500
m3/NĐ”

1.2 Nhiệm vụ luận văn

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A của dự án Sài Gòn Sport City, quận 2,
TP Hồ Chí Minh công suất 2500 m3/NĐ đạt tiêu chuNn TCVN 6772 : 2000 mức I

1.3 Nội dung luận văn

Nội dung của luận văn bao gồm:

Thu thập số liệu, tài liệu về dự án Sai Gon Sport City quận 2, TP Hồ chí Minh, nguồn
tiếp nhận nước thải sinh hoạt tại khu vực này.

Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều kiện
mặt bằng, tiêu chuNn xả thải, khả năng đầu tư,…

Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải.

Khái toán chi phí xây dựng và vận hành trạm xử lý.

Trang 2
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

1.4 Phương pháp thực hiện

Phương pháp phân tích lựa chọn

Dựa trên động học của các quá trình xử lý cơ bản

Tổng hợp số liệu

Phân tích khả thi

Tính toán kinh tế

Trang 3
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU SÀI GÒN SPORT CITY


2.1 Giới thiệu chung về dự án Sài Gòn Sport City tại quận 2 TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tập luyện TDTT của người dân
rất cao, nhưng trung tâm thể thao hiện tại chưa thể đáp ứng được vì nhiều lý do khác nhau
như: cơ sở vật chất tại còn yếu kém, không đúng tiêu chuNn dành cho luyện tập, trang bị
phương tiện còn thiếu và chưa hiện đại, mặt bằng chật hẹp. Do đó, nhu cầu xây dựng các
trung tâm thể theo đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, phương tiện là cần thiết.

Dự án “Sài Gòn Sport City” là một phần trong dự án khu liên hợp thể dục thể thao Rạch
Chiếc của thành phố theo quyết định số 4321/QĐUB ngày 22/10/2002 của UBND thành phố.

Khu đất đầu tư trung tâm dịch vụ giả trí TDTT Sài Gòn có tổng diện tích 79,7ha bao gồm
những công trình thể thao và các công trình phụ trợ khác đúng tiêu chuNn nhằm thuận lợi cho
việc đào tạo vận động viên và giải trí công cộng. Dự án “ Sài Gòn Sport City” xây dựng với
cơ sở thể thao như các sân bóng đá, những hồ bơi đạt tiêu chuNn quốc tế, khán phòng đa
năng. Ngoài ra còn xây dựng các công trình phụ trợ như trung tâm thương mại dịch vụ, tổ
hợp nhà nghỉ chỗ ở, các công trình dịch vụ công cộng cần thiết và các công trình phúc lợi xã
hội

Dự án Saigon Sports City có qui mô khoảng 79,7 ha được chia thành 02 khu gồm:

Khu A: khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc tương lai,
qui mô 49,6 ha.

Khu B: Khu phức hợp huấn luyện giải trí TDTT, qui mô 30,1 ha.

Qui mô chức năng các đơn vị công trình khu A được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Quy mô các công trình trong khu Saigon Sports City

STT Công trình đơn vị Chức năng Qui mô

1 Khu thương mại bán lẻ 5ha

2 Khu liên hợp phố mua sắm Gồm các cửa hiệu bán hàng lưu niệm và 10.000 m2

Trang 4
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

các cửa hiệu của các hạng nỗi tiếng

3 Khách sạn 3 sao, 150 phòng đáp ứng


Khách sạn 7.500 m2
được nhu cầu lưu trú của khách lưu trú

4 Dịch vụ chung cư có chất lượng 4 sao


hoặc tương đương, phục vụ cho những
Chung cư cho thuê 7.500 m2
đối tương muốn sống trong môi trường
trong lành

5 Khu vực này dùng cho khách đi bộ, ven


Khu đi bộ ven sông khu này sẽ cho phát triển các quầy hàng 15.000 m2
và quán ăn theo phong cách Châu Au

6 Khu phức hợp thương mại ven đường cao tốc 2 ha

7 Khu vực xây dựng công


9000 m2
trình

8 Sân bãi, đậu xe, cây xanh 6000 m2

9 Trạm xăng, khách sạn Phục vụ dịch vụ thương mại trên tuyến
motel đường cao tốc Deawoo Tp.HCM -VTau

10 Khu trung tâm công cộng 5 ha

11 Quãng trường, tượng đài,


bể phun nước, bãi đậu xe Công trình công cộng 2 ha
trung tâm

12 Các công trình phụ trợ


Công trình công cộng 2 ha
khác

13 Giao thông, cây xanh Công trình công cộng 1 ha

14 Câu lạc bộ thương nhân cao cấp 4,6 ha

Trang 5
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

15 Gồm 2 nhóm chính: một nằm cạnh sân


Khu biệt thự 8 ha
gold và một nằm cạnh bờ sông

16 Đất ơ’ 5,6 ha

17 Cây xanh Công trình công cộng 1,2 ha

18 Giao thông, bãi đậu xe Công trình công cộng 1,2 ha

19 Chung cư cao tầng 12 ha

20 Đất xây dựng chung cư Gồm các căn hộ có chất lượng cao 7,4 ha

21 Cây xanh Công trình công cộng 1,44 ha

22 Giao thông, bãi đậu xe Công trình công cộng 1,8 ha

23 Các công trình phụ trợ,


0,36 ha
phúc lợi khác

24 Được thiết kế dành cho các nhân viên


Khu nhà liên kế vườn làm việc tại khu Trung tâm dịch vụ giải 5 ha
trí thể dục thể thao.

25 Đường sá, cơ sở hạ tầng và công viên 8 ha

Tổng cộng 49,6ha

Trang 6
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

2.2 Vị trí địa lý

Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính quận 2


Khu Sài Gòn Sport City được đặt tại phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh trên khu đất
có diện tích là 79,7 ha.
Phía Bắc : Giáp trường đua và sông Rạch Chiếc
Phía Tây : Giáp trung tâm TDTT của khu liên hợp khu B
Phía Đông : Giáp khu sân Golff (khu D)
Phía Nam : Giáp đường Deawoo
2.3 Điều kiện khí hậu

Khí hậu khu vực có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thời tiết chia làm 2
mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Độ Nm
trung bình hằng năm là 77.5%. Nhiệt độ bình quân năm 25oC - 27oC, cao nhất có ngày tới
39oC - 40oC vào cuối mùa khô.

Trang 7
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Độ /m không khí

Độ Nm trung bình của khu vực : 79,55%, Độ Nm tháng cao nhất (tháng 9): 90%, Độ Nm
thấp nhất (tháng 3) : 65%

Hướng gió

Hướng gió chủ đạo là Đông Nam - Tây Bắc và Tây Nam – Đông Bắc: gió Tây-Tây Nam
(gió mùa Tây Nam) thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào
tháng 7, tháng 8 và gây ra mưa. Gió Bắc-Đông Bắc, thổi vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng
4 thổi mạnh nhất vào tháng 2, tháng 3, làm tăng lượng bốc hơi.

Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết
thúc vào tháng 4. Lượng mưa bình quân năm :1.949 mm. Lượng mưa cao nhất năm: 2.718
mm, Lượng mưa thấp nhất năm: 1.392 mm, Số ngày mưa bình quân: 159ngày/năm. Tuy
nhiên lượng mưa phân bố không đều giữa các năm và giữa các vùng, lượng mưa lớn nhất một
ngày có thể đạt đến 190 mm, mưa lớn kết hợp với triều cường dễ gây ra ngập úng tại các
vùng trũng thấp. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 (lượng mưa < 30 mm) chiếm
khoảng 5 –10% lượng mưa cả năm.

Ánh sáng

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ
nhiệt trong vùng. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 5,4
giờ/ngày. Mùa khô có số giờ nắng 8 giờ/ngày.

2.4 Chế độ thuỷ văn

Hệ thống kênh rạch chằng chịt, nguồn tiếp nhận nước thải của dự án rạch Ngọn Bà Đạt
chảy ra sông Rạch Chiếc, đổ sông Sài Gòn. Lưu vực kênh kênh rạch của dự án chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông. Cao độ triều tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn
TPHCM – lấy theo cao độ Hòn Dấu) như sau:

Trang 8
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Lớn nhất với P = 1% (100 năm): Hmax = 1,59m, trung bình lớn nhất: Htb= 1,27m.
Lớn nhất với P = 20% (5 năm): H5 = 1,49m.
Lớn nhất với P = 33% (3 năm): H3 = 1,48m.
Lớn nhất với P = 50% (2 năm): H2 = 1,47m.
Lớn nhất với P = 100% (1 năm): H1 = 1,44m.
Khi triều cường, ngay cả khi không mưa, khu vực dự án có cốt nền 0,7m đến 1,6m, một
số vùng thấp trong dự án thấp hơn mức triều thường bị ngập triều vào các tuần trăng, mỗi
tháng hai lần, trong đó tháng mười thường gặp mức triều cao nhất. Độ dốc tự nhiên theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, tại đây thuộc vùng thủy triều ngự trị bất lợi cho tiêu thoát nước.
Trong mùa lũ nước hầu như được trữ ở hồ Dầu tiếng. Trừ những năm nước trong hồ quá lớn
phải xả lũ để bảo vệ công trình, lưu lượng lớn nhất đã xả xuống hạ lưu 600m3/s.

2.5 Chất lượng môi trường nước

Nguồn tiếp nhận nước thải của Khu Sài Gòn Sport City là rạch Ngọn Bà Đạt chảy ra
sông Rạch Chiếc, đây là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thuỷ
nên chất lượng phải đạt loại B.

Kết quả khảo sát và đo đạt chất lượng nước mặt tại khu vực Khu Sài Gòn Sport City
được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Khu Sài Gòn sportcity
Thông số Đơn KẾT QUẢ TCVN
vị 5942-
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 1995, B

pH - 6,42 6,51 6,65 6,61 6,72 6,69 6,70 6,32 5,5-9

DO Mg/l 4,2 4,5 3,7 3,9 5,4 5,1 5,9 4,7

COD mg 6 5 13 10 6 4 8 11 < 35
O2/l

BOD5 mg 3 2 6 5 4 2 4 5 < 25
O2/l

Trang 9
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

SS Mg/l 15 15 27 14 20 10 25 17 80

N-NO3 Mg/l 0,38 0,36 0,49 0,52 0,39 0,46 0,31 0,45 15
9

N-NH3+ Mg/l 4,51 4,56 4,13 4,78 2,15 4,55 1,22 4,15 1

N-NO2 Mg/l 0,01 vết 0,01 0,01 vết 0,00 vết 0,01 0,05
1 4 9 7

Cl- Mg/l 1290 129 1250 131 137 125 142 1210 -
0 0 0 0

P-tổng Mg/l 0,05 0,05 0,06 0,07 0,02 0,05 0,01 0,07 -
4 0 1 3 7 7 0

Tổng MPN/ 210 300 230 170 600 200 800 270 5.000
Coliform 100
ml

Ghi chú:

• Điểm M1: Nước rạch Đồng Trong ngoài Khu Sai Gòn sportcity

• Điểm M2 : Nước rạch Đồng Trong trong Khu Sai Gòn sportcity

• Điểm M3 : Giao điểm giữa rạch Mương Kinh và rạch Đồng Trong nơi tiếp giáp hai khu A
và C bên trong Khu Sai Gòn sportcity .

• Điểm M4 :Nước rạch Cầu Dán trước khi đổ ra sông rạch chiếc

• Điểm M5 :Nước sông rạch Chiếc nơi tiếp giáp rạch Cầu dán

• Điểm M6 :Nước phía đầu rạch Ngọn Bà Đạt, bên ngoài Khu Sai Gòn sportcity nơi tiếp
nước thải

• Điểm M7 :Nước sông Rạch Chiếc phía ngoài dự án

• Điểm M8 :Nước rạch Mương Kinh

• Sơ đồ bố trí các điểm lấy mẫu được trình bày trong phần phụ lục

Trang 10
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hầu hết các chỉ tiêu nước mặt đều dưới tiêu chuNn cho phép. Riêng nồng độ N- NH3 vượt
quá từ 1 đến 5 lần so với chỉ tiêu cho phép.

2.6 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái

Hệ thực vật tự nhiên:


Theo số liệu khảo sát viện sinh vật nhiệt đới: Thực vật ven sông còn có các loài thực vật
nước ngọt sống ở các vùng nước có độ mặn S≤1 o/oo gồm có mù u (Calophyllum inophyllum),
bần chua (Sonneratia caseolaris), quao nước (Dolichandrone spathacea), trâm (Sizigum sp.),
sơn nước (Gluta velutina) mớp (Alstonia spathulata), bình bát (Anona glabra), mướp xác
(Cerbera odollam), lục bình (Eichonia crassipes), nga (Coix aquatica), nghể (Polygonum
tomentosum), mồm mỡ (Hymenachne acutigluma), môn nước (Colosia esculenta).

Hội đoàn Lục bình – Nga – Nghễ – Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma), môn nước –
chuối nước (Hanguana malayana) tập trung thành từng đám ven sông hay những bè nối dày,
râm cao cả mét và phủ kín mặt sông rạch.

Các loài cây gỗ như Bình bát, chiếc (Barring tomia racemosa), xăng máu (Horsfieldia
irya), trâm, gừa, sơn nước, mù u, sung, … mọc chủ yếu ven bờ nước.

Sự phát triển của hệ thực vật tự nhiên ở khu vực đã thể hiện rất rõ đây là một vùng đất
ngập nước theo chu kỳ triều ngày hoặc tháng được ngọt hoá. Tuy nhiên, cây nước lợ nhạt vẫn
chiếm ưu thế.

Khu hệ thuỷ sinh vật:

Kết quả phân tích các vật mẫu thuỷ sinh vật ở sông rạch khu vực Sài Gòn Sportcity xác
định được:

- Thực vật phiêu sinh (phytoplankton): 103 loài.

- Động vật phiêu sinh (zooplankton): 17 loài

- Động vật đáy (zoobenthos): 9 loài.

Trang 11
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Cấu trúc thành phần loài trình bày trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Số lượng và tỷ lệ các loài thực vật phiêu sinh khu vực Sài Gòn Sportcity

STT Tên ngành Số lượng Tỷ lệ %

1 Cyanophyta 10 loài 9,7%

2 Chrysophyta 1 loài 1,0%

3 Bacillariophyta 47 loài 45,6%

4 Chlorophyta 17 loài 16,5%

5 Euglenophyta 27 loài 26,2%

6 Dinophyta 1 loài 1,0%

Tổng cộng 103 loài 100%

Bảng 2.4 Số lượng và tỷ lệ các loài Động vật phiêu sinh khu vực Sài Gòn Sportcity

STT Tên ngành Số lượng Tỷ lệ %

1 Rotatoria 1 loài 5,9%

2 Cladocera 3 loài 17,6%

3 Copepoda 8 loài 47,1%

4 Oligochaeta 1 loài 5,9%

5 Larva 4 loài 23,5%

Tổng cộng 17 loài 100%

Bảng 2.5 Số lượng và tỷ lệ các loài Động vật đáy khu vực Sài Gòn Sportcity

STT Tên ngành Số lượng Tỷ lệ %

Trang 12
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

1 Polycheata 3 loài 33,3%

2 Oligocheata 1 loài 11,1%

3 Mollusca 5 loài 55,6%

Tổng cộng 9 loài 100%

- Nhóm loài nước mặn di nhập nội địa hiện diện trong thành phần loài cả 3 nhóm sinh
thái :

Thực vật phiêu sinh : Coscinodiscus lineatus, Coscinodiscus subtilis, Nitzchia palea,
Nitzschia lorenziana, Nitzschia sigma… Ngoài ra, số loài tảo silic (Bacillariophyta) có số loài
gần gấp ba số loài tảo lục (Chlorophyta) : 47 loài/17 loài cũng là biểu hiện của xâm nhập
mặn.

Động vật phiêu sinh : Paracalanus parvus, Acartia clausi, Acartiella sinensis. Trong đó
ba loài sau cùng là chỉ thị cho môi trường nước lợ nhạt.

Động vật đáy : gồm các loài giun nhiều tơ Nephthys polybranchia, Namalycastis
abiuma, Namalycastis longicirris. Các loài này có thể di nhập từ biển tới các vùng nước ngọt
hoàn toàn.

Nhóm loài chỉ thị cho môi trường nước acid : gồm các loại tảo silic Eunotia (2 loài),
Navicula (4 loài), Pinnularra (4 loài) ; tảo lục : Actinastrum hantzschii, Closterium acutum,
Closterium macilentum.

Động vật phiêu sinh và đông vật đáy thể hiện không rõ, chỉ xuất hiện loài chỉ thị cho môi
trường giàu và nhiễm bNn chất hữu cơ thể hiện ở cả ba nhóm thuỷ sinh vật.

Thực vật phiêu sinh gồm toàn bộ số loài tảo lam, tảo mắt, các loài tảo silic Melosira
granulata, Cyclotella meneghiniana, Coscinodiscus subtilis, Synedra ulna, Nitzschia (7 loài);
các loài tảo lục Pediastrum duplex, Monoraphidium griffithii, Scenedesmus (5 loài).

Động vật phiêu sinh : Mesocyclops leuckarti, Moina dubia.

Động vật đáy : Limnodrilus hoffmeisteri, Melanoides tuberculatus.

Trang 13
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Cấu trúc số lượng :

Thực vật phiêu sinh : Số lượng từ 63.200.000 – 131.200.000 tb/m3, loài tảo silic, chỉ
thị cho môi trường giàu chất hữu cơ chiếm ưu thế ở tất cả các điểm thu mẫu.

Động vật phiêu sinh : Số lượng thấp chỉ từ 1.200 – 2.800 con/m3. Các loài gốc biển
gồm ấu trùng tôm zoe chiếm ưu thế ở các điểm 1, 2, 3; giáp xác chân chèo Paracalanus
parvus, Acartia clausi, Limnoithona sinensis ưu thế ở điểm 5 (rạch Giồng Ong Tố). Au trùng
Nauplius copepoda chiếm ưu thế ở điểm 4 – vị trí nằm trong lõi của khu vực dự án. Ơ điểm
này không xuất hiện các loài động vật phiêu sinh gốc biển.

Động vật đáy : số lượng trung bình từ 80 – 560 con/m2. Giun nhiều tơ Namalycastis
abiuma ưu thế ở điểm 1 và 5. Loài Namalycastis longicirris ưu thế ở điểm 3. Trùng chỉ
Limnodrilus hoffmeisteri ưu thế ở điểm 2 (Rạch Chiếc) và loài ốc Melanoides tuberculatus ưu
thế ở điểm 4.

Có thể thấy rằng điểm lõi của khu Sài Gòn Sportcity không xuất hiện các loài phiêu sinh
động vật nước mặn, loài ốc Melanoides tuberculatus và bèo lục bình phát triển dày đặc phủ
kín mặt sông là biểu hiện của sự trao đổi nước kém.

Tóm lại : Căn cứ vào sự phát triển của hệ thực vật tự nhiên, cấu trúc thành phần loài và
số lượng thuỷ sinh vật, có thể xác định tính chất cơ bản của khu vực Sài Gòn Sportcity là hệ
sinh thái của vùng đất úng phèn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn giàu chất hữu cơ. Khởi
đầu của sự nhiễm bNn mức β - mesosaprobic.

2.7 Quy hoạch khu Sài Gòn Sport City

Khu “Sài Gòn Sport City” được thực hiện trên đồ án qui hoạch tổng mặt bằng khu liên
hợp TDTT Rạch Chiếc, đồ án qui hoạch tổng thể mặt bằng của thành phố và quận 2. Chức
năng của khu vực đảm bảo tổ chức được các giải thể thao quốc tế và trong nước, phục vụ thi
đấu, luyện tập và sinh hoạt thể thao quần chúng. Đồng thời là khu dịch vụ du lịch, vui chơi
giải trí mang tính thể thao và các công trình công cộng tạo thành bộ phận cấu thành và tương
hỗ với các khu vực xung quanh.

Trang 14
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tổ chức không gian kiến trúc các tổ hợp công trình đảm bảo tính hiện đại phù hợp với xu
hướng phát triển của thành phố. Mặt bằng bố trí thoả mãn qui trình, qui phạm và qui định
hiện hành trong thiết kế an toàn giao thông an toàn điện, an toàn PCCC…

Qui hoạch mặt bằng tổng thể


Theo đề án qui hoạch tổng thể khu “ Sài Gòn Sport City” có qui mô 79,7 ha. Trục đường
giao thông chính của khu vực là xa lộ Hà Nội, liên tỉnh lộ 25 và đường cao tốc Deawoo đi
Long Thành Vũng Tàu. Từ trục đường nội bộ chính của khu liên hợp sẽ tổ chức phân khu đất
dự kiến xây dựng “ Sài Gòn Sport City” thành 2 khu chức năng:

Khu A trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho khu liên hợp Rạch Chiếc. Nằm ở phía nam giáp với
trung tâm của khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc. Giáp đường cao tốc Deawoo xây dựng khu
phức hợp dịch vụ thương mại và nhà ở. Tổng diện tích khu A : 49,6ha.

Khu B Khu huấn luyện giải trí TDTT nằm ở phía bắc, giáp với trường đua và trung tâm
TDTT Rạch Chiếc. Khu đất này sẽ xây dựng thành khu thể thao giải trí, tổ hợp thương mại và
làng vận động viên.

Mặt bằng san lấp phải thoát nước dễ dàng, thuận lợi cho bố trí kiến trúc.

Ngay sau khi đền bù giải tỏa và tái định cư hòan tất tiến hành triển khai qui hoạch mặt
bằng tổng thể, san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.7.1Qui hoạch hệ thống giao thông

Dựa trên qui hoạch giao thông của khu liên hợp hệ thống giao thông sẽ được xây dựng và
đấu nối như sau :

Đường chính (N) nối từ xa lộ hà nội đến trung tâm dịch vụ công cộng khu liên hợp có lộ
giới 80m gồm 8 làn xe, 1 làn 12m dành cho tàu điện.

Đường chính khu vực: lộ giới 40m nối từ đường chính (N) đến đường song hành –cao tốc
Deawoo, gồm 4 làn xe.

Đường khu nhà ở và các khu chức năng lộ giới 28m. các đường nội bộ khác 18m.

Trang 15
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

2.7.2Qui hoạch hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế riêng rẽ.

Cống thoát nước mưa là cống tròn BTCT. Tuyến cống được thiết kế theo chế độ tự chảy
với độ dốc 2% , chiều sâu đặt cống từ 0,5-0,6m. Tuyến thoát nước đặt dọc 2 bên đường, và
bãi xe thoát ra sông Rạch Chiếc.

Nước thải được xử lý sơ bộ đưa về trạm xử lý tại hai khu vực để triệt để sau đó theo cống
thoát nước mưa chảy ra sông Rạch Chiếc.

2.7.3 Qui hoạch hệ thống cấp nước

Tổng lượng nước cấp khi khu Sài Gòn Sport City đi vào hoạt động là 5.000m3/ngày đêm.
nguồn nước cấp lấy từ nhà máy nước Thủ Đức. Từ tuyến ống P = 2000mm và P = 1000mm
chạy dọc theo đường Deawoo đấu nối vào tuyến chính P = 300mm dẫn vào trạm cấp nước
của khu vực. Từ tạm cấp nước sẽ xây dựng tuyến ống nhánh p = 100, 150, 200 và 250mm
cung cấp tới từng hạng mục công trình. Bên trong từng công trình có bể ngầm máy bơm, hồ
nước mái.

2.7.4 Cấp điện và thông tin liên lạc

Dự kiến lượng điền cần cung cấp cho 2 khu là 15,94 với hệ số đồng thời 0,8, dự phòng
hao hụt và phát triển phụ tải 20%. Tổng nhu cầu lắp đặt trạm hạ thế cho khu vực 26MVA.

Nguồn điện cung cấp cho khu “Sài Gòn Sport City” lấy từ trạm biến thế 66/15 –510
MVA của trạm Thủ Đức. Đường dây trung thế 15KV đi ngang qua khu vực Cát Lái. Trạm hạ
thế có 2 Cấp điện thế 22-15/0,4KV.

Lưới trung thế cấp điện cho “Sài Gòn Sport City” dùng cáp nhôm bọc cách điện đi từ
trên trụ, sử dụng nhôm bọc 3ACV70 +AC50. Ngoài ra sẽ xây lưới điện trung thế ngầm tại các
khu vực bên trong “Sài Gòn Sport City” để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

Xây dựng lưới hạ thế ngầm để cấp điện cho các khu chức năng …. Vừa đảm bảo an toàn
vừa tạo vẻ mỹ quan. Sử dụng cáp đồng bọc cách điện 1KV đi trong ống nhựa chịu lực chôn
ngầm.

Trang 16
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

2.7.5 Cây xanh

Dọc bên rạch bố trí các điểm cây xanh và thảm cỏ có bề rộng trung bình 20m. ngoài ra
còn trồng cây xanh dọc theo hệ thống giao thông và khu vực công cộng.

2.8 Quy hoạch chi tiết khu A

Khu A là khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc quy mô 49,6
ha. Mục tiêu chính của sự án là phát triển 49,6 ha tại khu A làm khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ.
Khu vực này được bố trí giữa Khu Liên Hợp TDTT Rạch Chiếc và sân golf Rạch Chiếc.
Công ty TNHH Sài Gòn Sport City thuộc Tập Đoàn Chiap Hua của Hong Kong dự kiến đầu
tư xây dựng khu trung tâm đô thị sạch, đẹp đạt tiêu chuNn quốc tế và phát triển thành một đô
thị vệ tinh nhỏ của Trung Tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ bao gồm các hạng mục công trình như sau:

Khu I: khu thương mại bán lẻ, tổng diện tích đất 5ha bao gồm:

Khu liên hợp phố mua sắp: tổng diện tích đất là 10.000m2.

Phố mua sắp có các mục tiêu thu hút du khách cũng như dân địa phương. Phố mua sắp
sẽ có 2 loại cửa hiệu: các cửa hiệu mua bán hàng lưu niệm và các cửa hiệu của các hãng nổi
tiếng.

Khách sạn 150 phòng tổng diện tích đất là 7.500 m2.

Xây dựng 3 khách sạn 3 sao trong khu thương mại bán lẻ. Đây là nơi du khách có thể lưu
trú tại thành phố vườn này. Khách sạn sẽ được quản lý bằng chuổi nhận diện quốc tế để đem
lại hình ảnh uy tín cho khu dịch vụ hỗ trợ của khu TDTT Rạch Chiếc.

Chung cư cho thuê 200 căn hộ tổng diện tích đất 7.500 m2

Khu dịch vụ hổ trợ Khu Liên Hợp TDTT Rạch Chiếc nằm cạnh sân golf và trung tâm thể
thao. Đây là là nơi có thể đáp ứng được môi trường sống thoáng mát và trong lành. Dịch vụ
chung cư có chất lượng 4 sao hoặc tương đương.

Trang 17
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Khu đi bộ ven sông tổng diện tích đất là 15.000 m2

Dự kiến xây dựng một khu đi bộ ven sông dành cho các quầy hàng và quán ăn. Đây sẽ
được tổ chức khác với phong cách châu Âu, nhằm tạo ra một nơi lãng mạn cho giải trí và các
quầy bán lẻ. Bên cạnh đó sẽ khuyến khích phát triển các quầy hàng nghệ thuật, hàng thủ công
mỹ nghệ, và các loại hình kinh doanh hàng lưu niệm cho du lịch. Ở đây mục tiêu chính là thu
hút khách du lịch

Khu II: các công trình phụ trợ 2 ha

Đất xây dựng công trình xử lý nước thải: 0,9 ha, chiếm 45%

Sân bãi, đậu xe, cây xanh: 0,6 ha, chiếm 55%

Để phục vụ dịch vụ thương mại trên tuyến đường cao tốc Deawoo TP HCM – Vũng
Tàu.

Các dịch vụ như trạm xăng, khách sạn motel 75 phòng, chợ (nông sản, trái cây…), giải
khát và các loại dịch vụ khác sẽ được đáp ứng đầy đủ.

Khu III: trung tâm công cộng, tổng diện tích 5 ha

Đất quãng trường, tượng đài, bể phun nước, bãi đậu xe trung tâm: 2 ha chiếm
40%

Các công trình xây dựng khác: 2 ha, chiếm 40%

Giao thông , cây xanh: 1 ha, chiếm 10%

Sự án dành riêng một khoảng đất rộng ở trung tâm công cộng. Nơi đây sẽ dành cho các
dịch vụ công cộng và các loại hình phúc lợi xã hội khác như: trường học, thư viện, bưu điện,
ngân hàngm trụ sở công an, trạm cứu hỏa, y tế…và các dịch vụ công cộng khác. Ngoài ra cồn
dự kiến xây dựng một bệnh viện thể thao chuyên điều trị giải phNu thể hình, chấn thương
trong thể thao và trung tâm vật lý trị liệu.

Khu dịch vụ hổ trợ khu liên hợpTDTT Rạch Chiếc nằm cạnh trung tâm giải trí và huấn
luyện thể thao nên sẽ không có các công trình thể thao giải trí ở đây.

Trang 18
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Khu IV: câu lạc bộ thương nhân cao cấp, tổng diện tích 4,6 ha

Từ trung tâm giải trí, sân golf và công viên. Khu trung tâm dịch vụ giải trí TDTT thương
nhân này sẽ không hoàn chỉnh nếu không có câu lạc bộ thương nhân cao cấp. CLB Thương
Nhân là câu lạc bộ giải trí riêng tư và thể thao. CLB sẽ phục vụ cho các thương nhân cũng
như các nhà quản lý nước ngoài. CLB sẽ có một số công trình riêng như nhà ăn, hồ bơi mà
không mở cửa cho công chúng sử dụng, chỉ sử dụng cho hội viên CLB.

Khu V: khu biệt thự, tổng diện tích 8 ha

Đất ở: 5,6 ha, chiếm 70%

Cây xanh – công trình công cộng: 1,2 ha, chiếm 15%

Giao thông bãi đậu xe: 1,2 ha, chiếm15%

Khu biệt thự được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất nằm cạnh sân golf để tận dụng
tối đa không gian xanh và yên tỉnh của sân golf. Nhóm thứ hai gần cạnh bờ sông nhìn qua sân
golf. Các biệt thự này là các biệt thự thứ cấp.

Khu VI: chung cư cao tầng, tổng diện tích đất 12 ha

Đất xây dựng chung cư: 7,4 ha, chiếm 70%

Cây xanh: 1,44 ha, chiếm 12%

Giao thông, bãi đậu xe: 1,8 ha, chiếm 15%

Các công trình phụ trợ, phúc lợi khác: 0,36 ha, chiếm 3%

Chung cư cao tầng này được xây dựng nhằm bán (có quyền sở hữu) cho người Việt Nam.
Khu phức hợp dân cư sẽ được xây dựng theo nghị định 71/CP, các căn hộ sẽ có chất lượng
cao, dễ dàng bảo sưỡng và quản lý.

Khu VII: khu nhà liên kết vườn, diện tích 5 ha

Đất xây dựng nhà ở: 4 ha, chiếm 80%

Cây xanh, giao thông, bãi đậu xe: 1 ha, chiếm 20%

Trang 19
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Trong bất kỳ xã hội nào cũng cần có sự cân bằng giữa các công trình cao cấp cũng như
các công trình có điều kiện vừa đủ. Khu nhà liên kết vườn được thiết kế dành cho các nhân
viên làm việc ở trung tâm dịch vụ giải trí thể dục thể thao.

Đường sá, cơ sở hạ tầng và công viên, diện tích đất 8 ha

Mặc dù mỗi phần đất đều được phủ cây xanh, công viên, đường nội bộ, nhưng dự án vẫn
dành 15 ha cho mục đích tạo không gian xanh cho khu trung tâm dịch vụ giải trí TDTT Sài
Gòn.

2.9 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt

Nguồn nước thải của khu chủ yếu gồm 2 loại:

Nước thải nhiễm bNn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

Nước thải nhiễm bNn do các chất sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi
kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các
thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong
nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất hữu cơ như protein (40 – 50%); hydratcarbon (40 –
50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo và chất béo (5 – 10%). Nồng độ chất hữu cơ thải sinh
hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/L theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất
hữu cơ khó phân hủy sinh học.

Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định.
Chất lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thông qua một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
có thể tham khảo ở bảng 1-2 theo Metcalf và Eddy)

Bảng 2.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Nồng độ
Các chỉ tiêu
Nhẹ Trung bình Nặng
Chất rắn tổng cộng, mg/L 350 720 1200

Trang 20
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tổng chất rắn hòa tan, mg/L 250 500 850


Cố định 145 300 525
Bay hơi 105 200 325
Chất rắn lơ lửng, mg/L 100 220 350
Cố định 20 55 75
Bay hơi 80 165 275
Chất rắn lắng được, mg/L 5 10 20
BOD5, mg/L 110 220 400
Tổng carbon hữu cơ, mg/L 80 160 210
COD, mg/L 250 500 1000
Tổng nitơ (theo N), mg/L 20 40 85
Hữu cơ 8 15 35
Amônia tự do 12 25 50
Nitrit 0 0 0
nitrat 0 0 0
Tổng Photpho (theo P), mg/L 4 8 0
Hữu cơ 1 3 15
Vô cơ 3 5 5
Clorua, mg/L 30 50 100
Sunfat, mg/L 20 30 50
Độ kiềm, mg/L 50 10 200
Đàu mỡ, mg/L 50 100 150
Coliform No/100, mg/L 106 - 107 107 – 108 107 – 109
Chất hữu cơ bay hơi, µg/L < 100 100 – 400 > 400

Với thành tính chất nước thải như trên, nếu không được xử lý ảnh hưởng nghiêm trọng
tới môi trường nước nguồn tiếp nhận sông Rạch Chiếc như :

Trang 21
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Các chất hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ và các chất hữu cơ khó phân
huỷ. Các hợp chất dễ phân huỷ như cacbonhydrat, protein chủ yếu làm suy giảm lượng oxy
hoà tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thuỷ sản và làm giảm chất lượng nước mặt.

Các chất khó phân huỷ gồm nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng có độc tính
với sinh vật và con người. Chúng tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật gây độc
tích luỹ, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống.

Chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng
tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu, …. Chất rắn có khả năng gây trở ngại cho phát
triển thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuNn của WHO đối với
nước uống không chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1200 mg/l.

Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh đồng
thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng.

Nồng độ các chất dinh dưỡng nitơ và photpho cao là điều kiện dư thừa chất dinh dưỡng
dẫn đến sự phát triển bùng nổ các loài tảo (hiện tượng phú dưỡng hóa). Sau đó sự phân huỷ
tảo này lại hấp thụ rất nhiều oxy dẫn đến tình trạng kiệt oxy nguồn nước. Khi đó, sự phân hủy
các chất hữu cơ trong nước sẽ diễn ra trong điều kiện thiếu khí hay kỵ khí dẫn đến việc sinh
ra các khí gây ô nhiễm không khí như: H2S, NH3, CH4,… Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt
nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của
các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây ảnh hưởng xấu tới chất
lượng nước, ảnh hưởng tới phát triển thuỷ sản....

Các vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt đặc biệt vi khuNn gây bệnh và trứng giun sán
được thải vào nguồn tiếp nhận. Khi con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bNn hay
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người.

Một số vi sinh vật thường có trong nước bị ô nhiễm gồm: PhNy khuNn tả Vibrio Eltor,
Shigella, Salmonella Typhi, Salmonella Paratyphi; vi khuNn gây bệnh lỵ, thương hàn, bại
liệt… Siêu vi khuNn gây bệnh bại liệt Coxsaclie… Trực khuNn E.Coli là tác nhân gây viêm

Trang 22
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

bàng quang. Fecal Coliform gây bệnh nhiễm khuNn đường tiết niệu, viêm dạ dày, tiêu chảy
cấp tính…

2.10 Xác định lưu lượng nước thải khu A

Quy mô

Tổng số căn hộ chung cư trong khu A của dự án khoảng 3.000 căn tương ứng khoảng
12.000 dân. Các công trình khách sạn và căn hộ cho thuê đáp ứng khoảng 5.000 khách.

Tiêu chu/n cấp thoát nước

Tiêu chuNn thoát nước sinh hoạt ở đô thị lấy theo tiêu chuNn cấp nước tương ứng với
từng đối tượng, (điều 2.2.3 _tiêu chuNn xây dựng 33:2006)

Bảng 2.7 Tiêu chu/n cấp nước tính theo đầu người
Tiêu chuNn cấp nước tính theo đầu người
Đối tượng dùng nước
(ngày trung bình trong năm)l/người.ngày

Thành phố lớn, thành phố du lịch,


300 - 400
nghỉ mát, khu cong nghiệp lớn

Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu


200 - 270
công nghiệp nhỏ

Thị trấn , trng tâm công - nông


nghiệp, công ngư nghiệp, điểm dân cư 80 – 150
nông thôn

Nông thôn 40 - 60

Ghi chú : cho phép thay đổi tiêu chu n dùng nước dinh hoạt của điểm dân cư ±10 –
20% tùy theo điều kiện kkis hậu, mức độ tiện nghi và các điều kiên tự nhiên khác

Lưu lượng nước thải sinh hoạt

Lưu lượng trung bình ngày đêm của nước thải sinh hoạt được tính theo công thức

Trang 23
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

qtb × N
Qtbsh.ngd =
1000

Trong đó:

qtb: tiêu chuNn thoát nước trung bình

N: dân số của khu vực dang xét

Lưu lượng ngày lớn nhất: Qngmax = Qng


TB
× K ngmax

Lưu lượng ngày nhỏ nhất : Qngmin = Qng


TB
× K ngmin

Qngmax
Lưu lượng giờ trung bình : qTB
h =
24

Lưu lượng giờ lớn nhất : qhmax = qhTB × K hmax

Lưu lượng ngày lớn nhất : qhmin = qhTB × K hmin

max
K ng
= Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất 1,2 – 1,4.
min
K ng
= Hệ số không điều hòa ngày nhỏ nhất 0,7 – 0,9.

K hmax = Hệ số không điều hòa giờ lớn nhất : K hmax = α max × β max

K hmin = Hệ số không điều hòa giờ nhỏ nhất K hmin = α min × β min

Với:

α: hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản
xuất và các điều kiện địa phương khác như sau

αmax= 1,2 – 1,5

αmin = 0,4 – 0,6

β: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng sau:

Trang 24
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Số dân (1000
0,1 0,15 0,2 0,3 0,5 0,75 1, 2
người)

βmax 4,5 4 3,5 3 2,5 2,2 2 1,8

βmin 0,01 0,01 0,02 0,03 0,05 0,07 0,1 0,15

Số dân (1000 người) 4 6 10 20 50 100 300 ≥1000

βmax 1,6 1,4 1,3 1,2 1,15 1,1 1,05 1

βmin 0,2 0,25 0,4 0,5 0,6 0,7 0,85 1

(Điều 3.3_ Tiêu chu n dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006)

Riêng đối với hệ số không điều hòa Kmaxh có thể chọn theo tiêu chuNn ngành mạng lưới
bên ngoài và công trình TCVN – 51-84

Bảng 2.8 Hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng

Lưu lượng nước


5 15 30 50 100 200 300 500 800 125
thải trung bình (l/s)

Hệ số không điều
3 3,5 2 1,8 1,6 1,4 1,35 1,25 1,2 1,15
hòa

Xác định nồng độ chất b/n

Khi thiết kế công trình xử lý nước thải cho khu dân cư và đô thị, nồng độ chất bNn của
nước thải sinh hoạt được xác định theo tải trọng chất bNn tính cho một người trong ngày đêm
có thể tham khảo ở bảng 2.9

Bảng 2.9 Tải trọng chất b/n trên một người trong một ngày đêm

Tải trọng chất bNn (g/người.ngày đêm)


Chỉ tiêu Các quốc gia đang phát triển Theo TCXD 51 – 84 của
gần gũi với Việt Nam Việt Nam
Chất rắn lơ lửng (SS) 70 ÷145 50 ÷55
BOD5 45 ÷54 25 ÷30

Trang 25
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

COD 72 ÷102 -
Nitơ Amoniac (N-NH4+) 2,4 ÷4,8 7
Nitơ tổng (N) 6 ÷12 -
Photpho tổng (P) 0,8 ÷4 1,7
Chất hoạt động bề mặt - 2 ÷2,5
Dầu mỡ phi khoáng 10 ÷30 -

Hàm lượng chất bNn trong nước thải sinh hoạt được tính theo công thức:

n × 100
Lsh = (mg / l )
qtb

Trong đó:

n: tải trọng chất bNn (g/người.ngày đêm)

qtb: tiêu chuNn thoát nước trung bình (L/người.ngd)

Thành phần tính chất nước thải khu A của dự án sài gòn sport city quận 2, TP
Hồ Chí Minh (công suất 2500 m3/ngđ)

Thành phần tính chất nước thải nước thải đầu vào dự kiến của hệ thống xử lý sinh hoạt
khu A được cho trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10 Chỉ tiêu nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A
STT Chỉ Tiêu Giá trị Đơn vị
1 pH 6-8.5 -
2 SS 250 mg/l
3 BOD5 250 mg/l
4 COD 400 mg/l
5 N tổng 18 mg/l
6 P tổng 7 mg/l
7 Nhiệt độ 20 - 35 0
C

Trang 26
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

3. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ ĐỀ


XUẤT PHƯƠNG ÁN
3.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải

3.1.1 Xử lý nước thải bảng phương pháp cơ học

Xử lý cơ học nhằm gạn lọc, lắng để lọc bỏ khỏi nước thải các tạp chất vô cơ không tan
như đất cát, các hợp chất hữu cơ có kích thước lớn ở dạng tấm, sợi cũng như điều hoà nước
thải về mặt lưu lượng, thành phần các chất hữu cơ… Các công trình xử lý cơ học tiêu biểu
hiện nay

Song chắn rác và lưới chắn rác

Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây, các thành
phần có kích thước lớn như giẻ, rác, vỏ cây, lá cây...được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm,
đường ống hoặc kênh dẫn. Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại
thô, trung bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh trên 15mm và song
chắn rác mịn < 5mm. Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn,
nghiêng một góc 45-60o nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75-85o nếu làm sạch
bằng máy. Tiết diện của song chắn rác có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn các có tiết
diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó thông dụng hơn cả
là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông phía sau, cạnh tròn phía trước hướng đối diện với
dòng chảy. Vận tốc nước qua song chắn từ 0,6-1m/s.

Bể lắng cát

Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm -
2mm ra khỏi nước thải nhằm bảo đảm an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc
đường ống dẫn và ảnh hưởng đến các công trình xử lý sinh học phía sau. Bể lắng cát có các
loại: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng cát thổi khí.

Trang 27
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bể điều hòa

Lưu lượng nước thải và hàm lượng chất bNn trong nước thường dao động không đều theo
ngày đêm, làm ảnh hưởng xấu về chế độ công tác của mạng lưới và các công trình xử lý sau,
do đó bể điều hòa có chức năng :

Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất bNn trong nước thải.

Oxi hóa một phần nồng độ ô nhiễm nước thải.

Tham gia làm thoáng sơ bộ.

Tránh lắng cặn.

Tăng hiệu suất lắng ở bể lắng đợt một.

Bể điều hoà được tiến hành sục khí hay khuấy trộn cơ khí để ngăn cản quá trình lắng của
hạt rắn và các chất có khả năng tự phân huỷ.

Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hoá học diễn ra giữa các chất ô nhiễm và
chất thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là:

Phản ứng oxi hoá khử.

Phản ứng trung hoà tạp chất kết tủa.

Các phản ứng thuỷ phân chất độc hại.

Các phương pháp hoá học thường dùng nhiều là Oxi hóa và trung hòa. Thông thường đi
đôi với trung hoà còn kèm theo các quá trình kết tủa và hiện tượng vật lý khác.

3.1.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Keo tụ

Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10 - 4 mm thường không thể tự lắng được mà luôn
tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng biện pháp xử lý cơ
học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra
các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng trong nước, tạo
thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể. Do đó, các bông cặn mới tạo thành dễ

Trang 28
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các
chất keo tụ thích hợp như : phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt loại FeSO4, Fe2(SO4)3 hoặc loại
FeCl3. Các loại phèn này được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan.

Hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để làm sạch nước thải triệt để khỏi các
chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học, cũng như khi nồng độ của
chúng không cao và chúng không bị phân hủy bởi vi sinh vật hay chúng rất độc. Hấp phụ
được ứng dụng để khử độc nước thải khỏi thuốc diệt cỏ, trừ sâu, thuốc sát trùng, phenol, các
chất hoạt động bề mặt…Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao (80 - 95%), có khả
năng xử lý nhiều chất trong nước thải và đồng thời có khả năng thu hồi các chất này.

Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan là pha
rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ) sẽ đi từ pha lỏng
(pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong dung dịch đạt cân bằng. Các chất
hấp phụ thường sử dụng :

Than hoạt tính.

Tro, xỉ, mạt cưa.

Tái sinh chất hấp phụ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hấp phụ . Các chất bị
hấp phụ có thể được tách ra khỏi than hoạt tính bằng quá trình nhả hấp nhờ hơi bảo hoà hay
hơi hoá nhiệt hoặc bằng khí trơ nóng. Ngoài ra, còn có thể tái sinh chất hấp phụ bằng phương
pháp trích ly. (Nguyễn Văn Phước, et al. 2005)

Trao đổi ion

Các Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion trong
nước như Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn … cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua, chất
phóng xạ. Người ta thường sử dụng nhựa trao đổi ion nhằm hai mục đích : khử cứng và khử
khoáng.

Trang 29
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Kết tủa hoá học

Kết tủa hóa học thường được sử dụng để loại trừ các kim loại nặng trong nước. Phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất để kết tủa các kim loại là tạo thành các hydroxide, ví dụ :

Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3

Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3

Phương pháp kết tủa hóa học hay được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa với
vôi. Soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng hydroxide (Fe(OH)3),
carbonate (CaCO3), …Anion carbonate tạo ra hydroxide do phản ứng thủy phân với nước :
CO32- + H2O HCO3- + OH-

Phương pháp oxy hóa - khử

Chuyển một nguyên tố hòa tan sang kết tủa hoặc một nguyên tố hòa tan sang thể khí.

Biến đổi một chất không phân hủy sinh học thành nhiều chất đơn giản hơn, có khả năng
đồng hóa bằng vi khuNn.

Loại bỏ các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cr, Ni, As …và một số chất độc như cyanua.

Các chất oxy hóa thông dụng :

Ozon (O3).

Chlorine (Cl2).

Hydro peroxide (H2O2).

Kali permanganate (KMnO4).

Quá trình này thường phụ thuộc vào pH và sự hiện diện của chất xúc tác.

Phương pháp tuyển nổi

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí)
vào trong pha lỏng. Các khí đó dính kết với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí
và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt.

Trang 30
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay lỏng) phân tán
không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong xử lý nước thải thường được sử dụng để khử
các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Tuyển nổi được sử dụng phổ biến để xử lý nước
thải sinh hoạt và công nghiệp khác nhau như: nước thải nhiễm dầu, cao su thuộc da dệt
nhuộm,…

Quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau :

Tuyển nổi bằng khí phân tán (Dispersed Air Flotation) : Khí nén được thổi trực tiếp
vào bể tuyển nổi để tạo thành các bọt khí có kích thước từ 0,1 - 1 mm, gây xáo trộn
hỗn hợp khí - nước chứa cặn. Cặn tiếp xúc với bọt khí, kết dính và nổi lên bề mặt.
Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation) : Bão hòa không khí ở áp suất khí quyển,
sau đó thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong
thực tế vì khó vận hành và chi phí cao.
Tuyển nổi bằng khí hòa tan (Dissolved Air Flotation) : Sục không khí vào nước ở áp
suất cao (2 - 4 at), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt
khí có kích thước 20 - 100 m

3.1.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là dùng khả năng sống và hoạt
động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp
chất hữu cơ và một số khoáng làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh
dưỡng chúng nhận các chất ô nhiễm để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên làm sinh
khối tăng lên. Quá trình này còn được gọi là quá trình oxi hóa sinh hóa.

Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch các loại nước thải có chứa các chất
hữu cơ hòa tan, các chất phân tán nhỏ. Do vậy trước khi thực hiện phương pháp này, ta phải
loại trung hòa nước thải, bỏ các chất phân tán thô ra khỏi nước thải ở công trình đơn vị trước.

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình gồm ba giai đoạn :

Trang 31
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Khuếch tán, chuyển dịch và hấp thụ chất bNn từ môi trường nước lên bề mặt tế bào vi
khuNn.
Oxi hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bNn hấp thụ được qua màng tế bào vi
khuNn.
Chuyển dịch các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối từ chất hữu cơ và
các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuNn.

Một số công trình xử lý sinh học kỵ khí áp dụng cho nước thải sinh hoạt:

Sử dụng những loại vi sinh vật ky khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy. Sản
phNm cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2…Trong đó có tới 65% là CH4, vì
vậy mà quá trình này còn được gọi là quá trình lên metan.

Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng
trăm sản phNm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phương trình
phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:

Chất hữu cơ → CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn :

Giai đoạn 1 : Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.

Giai đoạn 2 : Acid hóa.

Giai đoạn 3 : Acetate hóa.

Giai đoạn 4 : Methane hóa.

Các chất thải hữu cơ chứa các nhiều hợp chất cao phân tử như protein, chất béo,
carbohydrate, cellulose, lignin, … trong giai đoạn thủy phân sẽ cắt mạch tạo thành các phân
tử đơn giản hơn, dễ thủy phân hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành
amino acid, carbohydrate thành đường đơn và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn
acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2.
. Vi khuNn methane chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2 ,
formate, acetate, methanol, methylamine và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau :

Trang 32
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4H2 + CO2 → CH4 + 2H2O

4HCOOH → CH4 + 3CO2 + 2H2O

CH3COOH → CH4 + CO2

4 CH3OH → 3CH4 + CO2 + H2O

4(CH3)3N + H2O → 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3

Bể tự hoại

Bể tự hoại là công trình xử lí nước thải bậc I (xử lí sơ bộ) đồng thời thực hiện hai chức
năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng.

Hình 3.1 Mô hình bể tự hoại 2 ngăn, bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng được xây dựng bằng gạch,
bê tông cốt thép, hoặc chế tạo bằng vật liệu composite. Bể chia làm 2 hoặc 3 ngăn. Do phần
lớn cặn lắng trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm 50-75% dung tích toàn bể.

Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phái trên) và phần lên
men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu nước trong bể từ 1 đến 3 ngày. Do
vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự
hoại có thể đạt từ 40-60% phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ quản lí và vận hành bể. Qua thời
gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai

Trang 33
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải (CH4, CO2, H2S …)
nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bNn trở lại và tạo nên một
lớp váng nổi trên mặt nước.

Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ta phải nối ống bằng phụ kiện Tê với đường
kính tối thiểu là 100mm với một đầu ống đặt dưới lớp màng nổi, đầu kia được nhô lên phía
trên để tiện việc kiểm tra, tNy rửa và không cho lớp cặn nổi trong bể chảy ra đường cống. Cặn
trong bể tự hoại được lấy theo định kì. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên
men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình phân huỷ cặn.

Giếng thấm

Giếng thấm là công trình trong đó nước thải được xử lí bằng phương pháp lọc qua lớp
cát, sỏi và oxy hoá kị khí các chất hữu cơ được hấp phụ trên lớp cát sỏi đó. Nước thải sau khi
xử lí được thấm vào đất. Do thời gian nước lưu lại trong đất lâu nên các loại vi khuNn gây
bệnh bị tiêu diệt hầu hết.

Để đảm bảo cho giếng hoạt động bình thường, nước thải phải được xử lí bằng phương
pháp lắng trong bể tự hoại hoặc bể lắng hai vỏ.

Giếng thấm cũng chỉ được sử dụng khi mực nước ngầm trong đất sâu hơn 1.5m để đảm
bảo được hiệu quả thấm lọc cũng như không gây ô nhiễm nước dưới đất.

Hình 3.2 Mô hình giếng thấm

Trang 34
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Một số công trình xử lý hiếu khí áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt

Các quá trình hiếu khí có thể xảy ra trong điều kiện nhân tạo và hiếu khí. Trong đó quá
trình hiếu khí nhân tạo, người ta tạo cho môi trường sống của vi sinh vật có điều kiện tối ưu
nhất nên hiệu quả xử lý tốt hơn.

Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của vi sinh vật để tạo thành năng lượng đầu tiên là
cacbonhydrat và một số chất hữu cơ khác, quá trình này được thực hiện trên bề mặt tế bào vi
khuNn nhờ xúc tác của men ngoại bào. Sau đó một phần chất bNn được vận chuyển qua màng
tế bào vi khuNn vào bên trong và tiếp tục oxi hóa để giải phóng ra năng lượng hay tổng hợp
thành tế bào chất dẫn đến sinh khối tăng lên. Khi thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào chất lại bị
oxi hoá để tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động sống.

Quá trình trên được thể hiện qua các phương trình sau:

Đồng hóa :

CxHyOzN + O2 → CO2 + H2O + NH3 + Năng lượng.

Dị hóa :

CxHyOzN + Năng lượng → C5H7NO2 ( Tế bào chất ).

Tự phân hủy :

C5H7NO2 + O2 → CO2 + H2O + NH3 + Năng lượng.

Về nguyên tắc phương pháp này gồm các bước sau:

Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc cacbon ở dạng hòa tan, keo hay
không hòa tan phân tán nhỏ thành khí CO2, nước và sinh khối vi sinh vật.
Tạo ra bùn thứ cấp (các bông bùn hay màng vi sinh vật) chủ yếu là các vi khuNn,
động vật nguyên sinh và các keo vô cơ trong nước thải.
Tách bùn thứ cấp ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực.

Trang 35
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Lọc sinh học với lớp vật liệu ngập nước

Phạm vi áp dụng của bể là BOD5 vào không quá 500mg/l và tốc độ lọc không quá 3m/h.

Trong bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước: nước thải vào bể lọc sẽ được
trộn đều với không khí cấp từ ngoài vào qua dàn ống phân phối. Hỗn hợp khí-nước thải đi
cùng chiều từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc. Trong lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD5,
và chuyển hoá NH4+ thành NO3-, lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Khi tổn
thất trong lớp vật liệu lọc đến 0.5m thì xả bể lọc. Nước xả rửa lọc được dẫn về bể lắng kết
hợp đông tụ sinh học để tạo điều kiện thuận lợi cho lọc sinh học này.

Bể lọc sinh học dùng vật liệu nổi có khả năng giữ được trong khe rỗng các vẫy tróc của
màng vi sinh vật bám quanh hạt, nên mặc dầu cường độ thổi gió lớn nhưng hàm lượng cặn lơ
lửng trong nước thải ở đầu ra không vượt quá 20mg/l. Do đó có thể không cần bể lắng đợt II
,chỉ cần đưa đến bể khử trùng.

Hình 3.3 Bể lọc sinh học


Để chọn được phương pháp xử lí sinh học hợp lí cần phải biết hàm lượng chất hữu cơ
(BOD,COD) trong nước thải.Các phương pháp lên men kị khí thường phù hợp khi nước thải
có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đối với nước thải hàm lượng chất hữu cơ thấp và tồn tại chủ
yếu dưới dạng chất keo và hoà tan thì cho chúng tiếp xúc với màng vi sinh vật là hợp lí.

Trang 36
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bảng 3.1 Cơ sở chọn lựa các phương pháp xử lí sinh học nước thải

Hàm lượng BOD5 của Chất hữu cơ Chất hữu cơ Chất hữu cơ hoà
nước thải không hoà tan dạng keo tan

Cao (≥ 500 mg/l) Xử lí sinh học kị khí

Trung bình(300-500mg/l) Xử lí sinh học bằng bùn hoạt tinh

Thấp (< 300mg/l) Xử lí sinh học bằng bùn hoạt tính

Xử lí sinh học bằng màng sinh vật

Bể lọc sinh học hiếu khí hoạt động dựa vào sự sinh trưởng bám dính của vi sinh vật.

Bể lọc sinh học (hay còn gọi là biophin) thường phân biệt làm hai loại : bể biophin với
lớp vật liệu lọc không ngập nước (bể biophin nhỏ giọt, bể biophin cao tải) và bể biophin với
lớp vật liệu lọc ngập trong nước.

Bể biofilm nhỏ giọt

Bể biophin nhỏ giọt dùng đề xử lí sinh học nước thải hoàn toàn với hàm lượng nước sau
khi xử lí đạt tới 15mg/l (hiệu suất xử lí có thể là 90% và có thể còn cao hơn nữa)

Trong bể lọc, chất các lớp vật liệu có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị
thể tích lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước thải được hệ thống phân phối phun thành giọt
đều khắp trên bề mặt lớp vật liệu. Nước sau khi chạm lớp vật liệu chia thành các hạt nhỏ
chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu đi xuống dưới. Trong thời gian chảy như vậy
nước thải tiếp xúc với màng nhầy gelatin do vi sinh vật tiết ra bám quanh vật liệu lọc. Sau
một thời gian màng nhầy gelatin tăng lên ngăn cản oxy của không khí không vào trong lớp
màng nhầy được. Do không có oxy, tại lớp trong của màng nhầy sát với bề mặt cứng của vật
liệu lọc, vi khuNn yếm khí phát triển tạo ra sản phNm phân huỷ yếm khí cuối cùng là khí
metan và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng rồi bị nước cuốn xuống phía dưới. Trên
mặt hạt vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới, hiện tượng này được lập di lập lại tuần hoàn
và nước thải được làm sạch BOD và chất dinh dưỡng.

Trang 37
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Để tránh hiện tượng tắc nghẽn trong hệ thống phun, trong khe rỗng lớp vật liệu, trước
bể nhỏ giọt phải thiết kế song chắn rác, lưới chắn, lắng đợt I. nước sau bể lọc có nhiều bùn lơ
lửng do các màng sinh học tróc ra nên phải xử lí tiếp bằng lắng II. Yêu cầu chất lượng nước
thải trước khi vào biophin là hàm lượng BOD5 không quá 220mg/l(theo điều 6.14.12 TCXD-
51-84) và hàm lượng chất lơ lửng cũng không quá 150mg/l. Vì cần có các công trình trước
đó nhằm làm giảm lượng chất bNn để biophin làm việc có hiệu quả.

Vật kiệu lọc tốt nhất là vật liệu có diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích thể tích
lớn, độ bền cao theo thời gian, giá rẻ và không bị tắc nghẽn. Có thể chọn vật liệu lọc là than
đá cục, đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong có kích thước trung bình 60-100mm. Nếu kích thước vật
liệu nhỏ sẽ giảm độ rỗng gây tắc nghẽn cục bộ. Nếu kích thước vật liệu lớn thì diện tích mặt
tiếp xúc bị giảm nhiều, làm giảm hiệu suất xử lí. Chiều cao lớp vật liệu khoảng 1.5-2.5m.
Ngày nay, vật liệu lọc thông thường được thay bằng những tấm nhựa đúc lượn sóng, gấp nếp
và các dạng khác nhau của quả cầu nhựa. Các loại này có đặc điểm là nhẹ, dễ lắp đặt và tháo
dỡ nên chiều cao bể tăng dẫn đến diện tích mặt bằng của bể lọc.

Bể thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng nước thải không lớn, từ 20-
1000m3/ngày.

Bể aeroten

Bể aerotank là loại bể sử dụng phương pháp bùn hoạt tính

Nước thải sau khi xử lí sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hoà tan cùng các
chất lơ lửng đi vào aerotank. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các hợp chất
hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuNn bám vào để cư trú, sinh
sản và phát triển dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này to dần và lơ lửng trong nước. Chính
vì vậy, xử lí nước thải ở aerotank được gọi là quá trình xử lí sinh trưởng lơ lửng của quần
thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bông bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông
cặn màu nâu sẫm, chứa các hợp chất hữu cơ hấp phụ từ nước thải và là nơi cư trú cho các vi
khuNn cùng các vi sinh vật bậc thấp khác sống và phát triển. Trong nước thải có các hợp chất
hữu cơ hoà tan – loại chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ nhất. Ngoài ra, còn có loại hợp chất hữu

Trang 38
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

cơ khó bị phân huỷ hoặc loại hợp chất chưa hoà tan hay khó hoà tan ở dạng keo – các dạng
hợp chất này có cấu trúc phức tạp cần được vi khuNn tiết ra enzim ngoại bào, phân huỷ
thành những chất đơn giản hơn rồi sẽ thNm thấu qua màng tế bào và bị oxy hoá tiếp thành sản
phNm cung cấp vật liệu cho tế bào hoặc sản phNm cuối cùng là CO2 và nước. Các hợp chất
hữu cơ ở dạng hoà keo hoặc ở dạng các chất lơ lửng khó hoà tan là các hợp chất bị oxy hoá
bằng vi sinh vật khó khăn hoặc xảy ra chậm hơn.

Hiệu quả làm sạch của bể Aerotank phụ thuộc vào: đặc tính thủy lực của bể hay còn gọi
là hệ số sử dụng thể tích của bể, phương pháp nạp chất nền vào bể và thu hỗn hợp bùn hoạt
tính ra khỏi bể, kiểu dáng và đặc trưng của thiết bị làm thoáng nên khi thiết kế phải kể đến
ảnh hưởng trên để chọn kiểu dáng và kích thước bể cho phù hợp.

Các loại bể Aerotank truyền thống thường có hiệu suất xử lí cao. Tuy nhiên trong quá
trình hoạt động của bể cần có thêm các bể lắng I (loại bớt chất bNn trước khi vào bể) và lắng
II (lắng cặn, bùn hoạt tính). Trong điều kiện hiện nay, diện tích đất ngày càng hạn hẹp. Vì thế
càng giảm được thiết bị hay công trình xử lí là càng tốt. Để khắc phục tình trạng trên thì có
các bể đáp ứng được nhu cầu trên: aerotank hoạt động từng mẻ, bể Unitank.

Bể Unitank

Unitank là công nghệ hiếu khí xử lí nước thải bằng bùn hoạt tính, quá trình xử lí liên tục
và hoạt động theo chu kì. Nhờ quá trình điều khiển linh hoạt cho phép thiết lập chế độ xử lí
phù hợp với nước thải đầu vào cũng như mở rộng chức năng loại bỏ Phospho và Nitơ khi cần
thiết. Việc thiết kế hệ thống Unitank dựa trên một loạt các nguyên tắc và qui luật riêng, khác
với các hệ thống xử lí nước thải bùn hoạt tính truyền thống.

Về cấu trúc, Unitank là một khối bể hình chữ nhật được chia làm 3 khoang thông nhau
qua bức tường chung. Hai khoang ngoài có thêm hệ thống máng răng cưa nhằm thực hiện hai
chức năng: vừa là bể sục khí để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ gây bNn, vừa là bể lắng
II tách bùn ra khỏi nước đã xử lí. Hệ thống đường ống đưa nước thải vào Unitank được thiết
kế để đưa nước thải vào từng khoang tuỳ theo từng pha. Nước thải sau xử lí theo máng răng
cưa ra ngoài bể chứa nước sạch, bùn sinh học dư cũng được đưa ra khỏi hệ thống Unitank từ

Trang 39
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

hai khoang ngoài. Cũng giống như các hệ thống xử lí sinh học khác, Unitank xử lí nước thải
với dòng vào và dòng ra liên tục theo chu kì, mỗi chu kì gồm hai pha chính và hai pha phụ.
Thời gian của pha chính là ba giờ và thời gian của pha phụ là một giờ (có thể điều chỉnh
được). Thời gian của pha chính và pha phụ được tính toán và chương trình hóa dựa vào lưu
lượng, tính chất nước thải đầu vào và tiêu chuNn chất lượng nước thải xử lí đầu ra.

BểAerotank hoạt động gián đoạn (SBR)

Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ là một dạng công trình xử lí sinh học nước
thải bằng bùn hoạt tính. Trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước
thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu là 2 để có thể xử lí liên tục.

Trong bể quá trình thổi khí và quá trình lắng được thực hiện trong cùng một bể phản
ứng do đó có thể bỏ qua bể lắng II. Quá trình hoạt động diễn ra trong một ngăn và gồm 5
giai đoạn:

Pha làm đầy:


Có thể vận hành với 3 chế độ làm đầy tĩnh, làm đầy hoà trộn và làm đầy sục khí nhằm tạo
môi trường khác nhau cho các mục đích khác nhau. Thời gian pha làm đầy có thể chiếm từ 25
– 30%.

Pha phản ứng (sục khí):


Ngừng đưa nước thải vào. Tiến hành sục khí. Hoàn thành các phản ứng sinh hoá có thể
được bắt đầu từ pha làm đầy. Thời gian phản ứng chiếm khoảng 30% chu kì hoạt động.

Pha lắng:
Điều kiện tĩnh hoàn toàn được thực hiện (không cho nước thải vào, không rút nước ra,
các thiết bị khác đều tắt) nhằm tạo điều kiện cho quá trình lắng. Thời gian chiếm khoảng từ 5
– 30% chu kỳ hoạt động.

Pha tháo nước sạch


Pha chờ
Áp dụng trong hệ thống có nhiều bể phản ứng, có thể bỏ qua trong một số thiết kế.

Trang 40
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Thời gian hoạt động có thể tính sao cho phù hợp với từng loại nước thải khác nhau và
mục tiêu xử lí. Nồng độ bùn trong bể thường khoảng từ 1500 – 2500 mg/l. Chu kỳ hoạt động
của bể được điều khiển bằng rơle thời gian. Trong ngăn bể có thể bố trí hệ thống vớt váng,
thiết bị đo mức bùn…

Mương oxy hóa

Đây là dạng cải tiến của Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong điều kiện hiếu
khí kéo dài với bùn hoạt tính (sinh trưởng lơ lững của vi sinh vật trong nước thải) chuyển
động tuần hoàn trong mương. Hiệu quả xử lý của bể rất cao đặc biệt đối với nước thải ô
nhiễm chất dinh dưỡng như Nito và phospho. Tuy nhiên khuyết điểm của nó chi phí xây dựng
và vận hành đều rất lớn và kích thước cũng rất lớn nên chỉ áp dụng cho những nơi có diện
tích lớn.

Trong mương oxy hóa các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng
keo trong nước thải để tăng trưởng. Máy thổi khí sẽ cung cấp khí cho vi sinh vật và đảm bảo
cho bùn sinh học không lắng trong mương oxy hóa. Hiệu quả khử BOD có thể đạt 85% -
90%. Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn sang bể lắng 2.

3.2 Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt trên thực tế.

3.2.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty DONA - VICTOR

Địa điểm

Công ty DONA - VICTOR nằm trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai. Công ty là doanh nghiệp sản xuất giày da phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khNu.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình hàng ngày là 300m3.

Tính chất nước thải trước khi xử lý : BOD = 350mg/l, COD = 700mg/l,
SS = 300mg/l.

Số lượng thiết bị FBR : 2 cái

Công suất thiết bị : 150m3/thiết bị.ngày.

Trang 41
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty được thiết kế như
sau:
Nước thải

Lưới chắn
rác thô

Bể cân bằng
Khí

Nước
dư Lưới chắn
rác tinh

FBR FBR
150 150

Bể lắng Bể lắng

Phân Khử
hủy bùn trùng

Công trình thoát


nước

Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công ty Dona - Victor

Trang 42
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Kết quả thu đạt được: Nồng độ COD sau khi xử lý < 100mg/l, BOD5 < 30mg/l, SS<50
mg/l. Như vậy hiệu quả khử COD đạt 86%, BOD đạt 91%. Nước sau khi xử lý đạt loại B
theo tiêu chuNn TCVN 5945-1995.

3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Tân Qui Đông

Địa Điểm : Khu dân cư Tân Qui Đông thuộc huyện Nhà Bè là một trong năm khu
phục vụ cho việc chuyển dân xây dựng dự án phía Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh. Tổng
diện tích là 18,64ha, có 620 căn hộ. Lưu lượng nước thải 500m3/ngày.

Tính chất nước thải trước khi xử lý : BOD = 200mg/l, COD = 350mg/l, SS
= 300mg/l.

Số lượng thiết bị FBR : 4 cái

Công suất thiết bị : 125m3/thiết bị.ngày.

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý như sau:

Trang 43
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Tân Qui Đông

Kết quả thu được: Nồng độ COD sau khi xử lý <50mg/l, BOD5 < 20mg/l. Hiệu quả
khử COD hơn 87%, BOD hơn 90%. Nước sau khi xử lý thải ra ngoài môi trường đạt loại
A theo tiêu chuNn TCVN 5945 - 1995.

3.3 Phân tích và đề xuất phương án xử lý

3.3.1 Thành phần tính chất nước thải cần xử lý

Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt của khu A dự án Sai Gon Sport City được cho
trong Bảng 3.2.

Trang 44
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bảng 3.2 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt của khu A dự án Sài Gòn
Sport City
STT Chỉ Tiêu Giá trị Đơn vị
1 pH 6-8.5 -
2 SS 250 mg/l
3 BOD5 250 mg/l
4 COD 400 mg/l
5 N tổng 18 mg/l
6 P tổng 7 mg/l
7 Nhiệt độ 20 - 35 0
C
8 Lưu lượng 2500 m3/NĐ

Tiêu Chu/n TCVN: 6772 : 2000

Theo tiêu chuNn nước thải sinh hoạt- Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN 6772 : 2000)

Thông số và giới hạn ô nhiễm cho phép

Tiêu chuNn này áp dụng đối với nước thải của các loại cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và
chung cư như nêu trong bảng (sau đây gọi là nước thải sinh hoạt) khi thải vào các vùng nước
quy định.

Bảng 3.3 Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép tiêu chu/n 6772:2000

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Giới hạn cho phép


Mức I Mức II Mức III Mức IV Mức V
1 pH mg/l 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9
2 BOD mg/l 30 30 40 50 200
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 50 60 100 100
4 Chất rắn có thể lắng mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 KQĐ
được
5 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500 500 500 500 KQĐ
6 Sunfua ( theo H2S) mg/l 1.0 1.0 3.0 4.0 KQĐ
7 Nitrat (NO3-) mg/l 30 30 40 50 KQĐ
8 Dầu mỡ (thực phNm) mg/l 20 20 20 20 100

Trang 45
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

9 Phosphat (PO43-) mg/l 6 6 10 10 KQĐ


10 Tổng coliforms MPN/100 ml 1000 1000 5000 5000 10 000
KQĐ : Không quy định
Phạm vi áp dụng

Tuỳ theo loại hình, qui mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, công cộng và chung
cư, mức giới hạn các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được áp dụng cụ thể:

Bảng 3.4 Mức giới hạn thành phần ô nhiễm theo từng loại hình, quy mô

TT Loại hình cơ sở Qui mô, diện tích sử dụng Mức áp Ghi chú
của cơ sở dịch vụ, công dụng cho
Dịch vụ/ Công cộng, chung cư phép theo
cộng/ Chung cư bảng 1
1 Khách sạn Dưới 60 phòng Mức III

Từ 60 đến 200 phòng Mức II

Trên 200 phòng Mức I


2 Nhà trọ, nhà Từ 10 đến 50 phòng Mức IV
khách
Trên 50 đến 250 phòng Mức III

Trên 250 phòng Mức II


3 Bệnh viện nhỏ, Từ 10 đến 30 giường Mức II Phải khử trùng nước
trạm xá thải trước khi thải ra
Trên 30 giường Mức I môi trường
4 Bệnh viện đa Mức I Phải khử trùng nước
khoa thải. Nếu có các thành
phần ô nhiễm ngoài
những thông số nêu
trong bảng 1 của tiêu
chuNn này, thì áp dụng
giới hạn tương ứng đối
với đối với các thông
số đó quy định trong
TCVN 5945 - 1995
5 Trụ sở cơ quan Từ 5000 m2 đến 10000 m2 Mức III Diện tích tính là khu
nhà nước , doanh vực làm việc
nghiệp, cơ quan Trên 10000 m2 đến 50000 Mức II
nước ngoài, ngân

Trang 46
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

hàng, văn phòng m2 Mức I

Trên 50000 m2
6 Trường học, viện Từ 5000 m2 đến 25000 m2 Mức II Các viện nghiên cứu
nghiên cứu và chuyên ngành đặc thù,
các cơ sở tương Trên 25000 m2 Mức I liên quan đến nhiều
tự hoá chất và sinh học,
nước thải có các thành
phần ô nhiễm ngoài
các thông số nêu trong
bảng 1 của tiêu chuNn
này, thì áp dụng giới
hạn tương ứng đối với
các thông số đó quy
định trong TCVN
5945-1995
7 Cửa hàng bách Từ 5000 m2 đến 25000 m2 Mức II
hóa, siêu thị
Trên 25000 m2 Mức I
8 Chợ thực phNm Từ 500 m2 đến 1000 m2 Mức IV
tươi sống
Trên 1000 m2 đến 1500 m2 Mức III

Trên 1500 m2 đến 25000 m2 Mức II

Trên 25000 m2 Mức I


9 Nhà hàng ăn Dưới 100 m2 Mức V Diện tích tính là diện
uống, nhà ăn tích phòng ăn
công cộng, cửa Từ 100 m2 đến 250 m2 Mức IV
hàng thực phNm
Trên 250 m2 đến 500 m2 Mức III

Trên 500 m2 đến 2500 m2 Mức II

Trên 2500 m2 Mức I


10 Khu chung cư Dưới 100 căn hộ Mức III

Từ 100 đến 500 căn hộ Mức II

Trên 500 căn hộ Mức I

Trang 47
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

3.3.2 Phân tích và đề xuất phương án xử lý

a. Mục tiêu của công nghệ

Xây dựng đơn giản


Xử lý đạt tiêu chuNn xả thải
Chí phi đầu tư vận hành thấp
Dễ quản lý, vận hành
Hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh mùi hôi
Phù hợp điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa
chất thủy văn…
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải tại địa phương
b. Lý luận lựa chọn công nghệ xử lý cho khu Sài Gòn Sport city:

Cơ sở lựa chọn các phương pháp, dây chuyền công nghệ:


Nước thải khu vực phân tán bao gồm khu dân cư, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… Thành
phần tính chất nước thải các chất ô nhiễm giống nhau và giống với thành phần nước thải sinh
hoạt thông thường. Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ không cao đồng thời tỉ số
BOD/COD ≅ 0,65 >0,5 nên biện pháp xử lý phù hợp là các công trình xử lý sinh học hiếu khí.
Công trình xử lý sinh học hiếu khí gồm công trình xử lý tự nhiên và nhân tạo, nhưng do điều
kiện trạm xử lý nước thải khu A xây dựng trong điều kiện hạn chế về diện tích do đó ở đây ta
không thể áp dụng các công trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên.

Các công trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo:
Xử lý sinh học hiếu khí có rất nhiều các công trình xử lý khác nhau: các loại bể aerotank,
bể lọc sinh học, đĩa lọc sinh học tiếp xúc quay RBC, mương oxy hóa, bể SBR…

Đĩa lọc sinh học RBC: hiệu quả xử lý cao nhưng vận hành đòi hỏi người có kỹ thuật,
hàm lượng chất lơ lửng ra khỏi bể lớn, cần phải có hệ thống che chắn để bảo vệ hệ thống đĩa
nên công trình này không thỏa mãn yêu cầu của khu Sài Gòn Sportcity.

Mương oxy hóa: có ưu điểm là lượng bùn dư thấp, được ổn định tương đối, hiệu quả xử
lý BOD cao, các chất dinh dưỡng như N, P được khử đáng kể, quản lý vận hành không phức

Trang 48
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

tạp, tuy nhiên công trình xây dựng hở và diện tích chiếm đất lớn (dung tích cần thiết của kênh
oxy hóa lớn gấp 3-10 lần so với aerotank xử lý nước thải cùng mức độ), do đó công trình này
không thỏa mãn yêu cầu.

Bể SBR: có cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý cao, khử các chất dinh dưỡng nitơ, dễ vận
hành, sự dao động lưu lượng nước thải ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý, công suất xử lý của
bể phù hợp với công suất xử lý của nhà máy có công suất vừa và nhỏ

Các loại bể aerotank: hiệu quả xử lý triệt để, được sử dụng phổ biến do dễ xây dựng,
quản lý tuy nhiên lượng bùn sinh ra từ quá trình xử lý lớn, tốn kém cho xử lý bùn cần được
cân nhắc trong lựa chộng công nghệ.

Bể lọc sinh học vật liệu ngập nước: công nghệ lọc sinh học hiếu khí xử lý nước thải
hiệu quả cao, đặc biệt xử lý nước thải có tính chất và lưu lượng không ổn định, công nghệ
này rất phù hợp cho việc dùng các vi sinh vật để xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện và công
nghiệp. Các ưu điểm chính của công nghệ là :

Hạn chế tối đa mùi, giá chi phí cho thấp do số lượng bùn dư ít, thể tích bùn hình thành
bằng 1/36 bùn hoạt tính trong bể aerotank, chi phí vận hành và bảo trì hệ thống, vận hành hệ
thống đơn giản, quá trình xử lý trong bể ổn định.

Quá trình xử lý xảy ra cả hiếu khí và kỵ khí tùy tiện, diễn ra cả hai quá trình nitrification
và denitrification, có khả năng đệm trong trường hợp lưu lượng nước thải vào ở mức cao
hoặc trong nước thải có chứa chất độc, tiêu thụ sinh khối của các sinh vật khác nhau trong
cùng quần thể sinh vật.

Do đó, công nghệ xử lý nước thải khả thi cho khu Sàigòn Sportcity là quá trình xử lý cơ
học kết hợp với xử lý sinh học bể aerotank hoặc bể lọc sinh học

c. Đề xuất phương án xử lý

PHƯƠNG ÁN 1

Trang 49
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Nước thải Rác thu được


SCR

Hầm tiếp nhận

Rác thu được


Chôn lắp cùng
Lưới chắn rác
chất thải rắn

Cát thu được


Bể lắng cát

Bể điều hòa Máy ép bùn dây


đai
Bùn
tươi
Bể lắng I Hố
gom
bùn

Bể lọc Bể nén bùn

Bùn

Bể lắng II Hố
gom
Trạm Clo Nước Clo bùn

Bể khử trùng

Nguồn tiếp nhận

Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ phương án 1

Trang 50
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Thuyết minh phương án 1

Song chắn rác

Nước thải qua song chắn rác sẽ được giữ lại các cặn có kích thước lớn nhằm bảo vệ an
toàn cho các bơm, van, đường ống, cánh khuấy phía sau. Do khu xử lý đặt gần với nguồn thải
và nước thải chủ yếu được chảy trong các tuyến cống. Vì vậy mà lượng rác thô trong nước
thải cũng nhỏ nên ta chỉ dùng song chắn rác bằng thủ công và được đặt nghiên một góc 60o so
với phương ngang trong mương dẫn nước từ mương dẫn vào hầm tiếp nhận.

Hầm tiếp nhận

Để thuận lợi cho việc bố trí mạng lưới đường ống thu gom nước thải sinh hoạt cho Khu
A, ta chia làm 2 khu phần theo diện tích. Mỗi khu đặt một hầm tiếp nhận. Hầm bơm được
thiết kế thấp hơn so với mặt đất để có thể thu gom nước thải bằng cách chảy tự nhiên theo
dốc nghiên. Nước thải từ mỗi hầm tiếp nhận sẽ được bơm trưc tiếp vào mương dẫn đặt song
chắn rác và vào bể lắng cát. Thời gian lưu ở hầm tiếp nhận chỉ khoảng từ 10 – 15 phút nên
thường xây dựng theo dạng hình vuông và đặt bơm chìm để đưa nước vào bể lắng cát

Lưới chắn rác

Lưới chắn rác được đặt đầu của bể lắng cát, nhằm tách các loại cặn nhỏ nhằm tăng hiệu
quả xử lý cho các công trình phía sau.

Bể lắng cát

Bể lắng cát: tách ra khỏi nước thải các chất bNn vô cơ có trọng lượng riêng lớn, tránh ảnh
hưởng đến xử lý hoá sinh nước thải và xử lý cặn bã cũng như không có lợi đối với công trình
thiết bị công nghệ trên trạm xử lý như đường ống, bơm…Cát từ bể lắng cát đem chôn lấp
cùng chất thải rắn. Nước từ bể lắng cát sẽ được tự chảy vào bể điều hòa.

Bể diều hòa

Trong bể điều hòa có hệ thống cấp khí nén bằng ống đục lỗ nhằm xáo trộn nước thải đều
cũng như trình quá trình lắng cặn của nước thải, bể điều hòa còn có mục đích:

Giảm bớt sự dao động của hàm lượng các chất bNn trong nước thải

Trang 51
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Giữ ổn định lưu lượng nước thải đi vào các công trình xử lý tiếp theo.

Làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp
vào các công trình xử lý sinh học.

Bể lắng I

Tiếp đó nước thải từ bể điều hòa được bơm đưa sang bể lắng I nhằm loại bỏ một phần
các chất lơ lửng rồi sang bể lọc sinh học. Bùn lắng thu được từ bể lắng I được thu theo trọng
lực vào hố gom bùn I. Tại đây bùn được bơm sang bể nén bùn mỗi ngày một lần. Nước từ bể
lắng sẽ được cho tự chảy vào bể lọc.

Bể lọc với lớp vật liệu ngập nước

Nước được phân phối theo hướng từ dưới lên, kết hợp với việc thổi khí trong quá trình
nước dâng lên trong bể lọc. Trong quá trình khử các hợp chất hữu cơ màng vi sinh vật sẽ
hình thành bám dính vào bề mặt vật liệu khi nước thải đi qua.đồng thời với quá trình oxy hóa
chất hữu cơ thì quá trình khử nitrat trong bể lọc cho hiệu quả cao. Trên thực tế lớp màng vi
sinh có cấu trúc phức tạp và không đồng đều. Độ dày của màng vi sinh khoảng 100µm ÷
10mm, nồng độ vi sinh vật có thể khoảng từ 40 ÷100 g/l. không có sự phát triển đồng đều của
màng vi sinh vật trong lớp giá thể vật liệu và chúng sẽ bị bong ra khỏi giá thể theo định kỳ

Bể lắng II

Nước thải từ bể lọc sẽ được tự chảy vào bể lắng II nhằm loại phần các chất cặn lơ lửng
sinh ra trong bể lọc rồi sang bể khử trùng. Bùn lắng thu được từ bể lắng II được thu theo
trọng lực vào hố gom bùn II. Tại đây bùn được bơm sang bể nén bùn mỗi ngày hai lần.

Bể Khử trùng

Mục đích của khử trùng là nhằm tiêu diệt các loại vi trùng gây bệnh bằng chất oxy hóa
trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Chất khử trùng được dùng là Clorine sẽ được châm trực
tiếp trên miệng vào của bể khử trùng. Nước được chảy theo kiểu zic zăc để làm tăng khả năng
hòa trộn và tiếp xúc giữa nước với hóa chất nhằm tăng hiệu quả khử trùng.

Trang 52
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bể nén bùn

Bùn gom từ hai bể lắng sẽ được lắng để tách nước trươc khi đưa bùn sang máy ép bằng
bơm bùn ly tâm. Thanh gạt bùn quay với vận tốc 2 – 3 vòng/h sẽ gom bùn về đấy phục vụ
cho bơm bùn, bên cạnh đó thanh gạt có các thanh thẳng đứng nhằm tạo ra những khe hở giúp
nước có thể dễ tách ra khỏi lớp bùn đặc. Phần nước thu được từ bể nén bùn sẽ được đưa vào
trước bể lắng cát để tiếp tục được xử lý.

Máy ép bùn dây đai

Máy ép bùn dùng để tách nước làm khô cặn nhờ lực ép dây đai và hóa chất polime làm
tăng khả năng tách nước ra khỏi bùn và tạo sự ổn định. Máy hoạt động gián đoạn, thời gian
làm việc là 4h40 phút/ngày đêm. Bùn sau khi ép sẽ được đem đi chôn lấp hoặc sản xuất phân
compost.

Trang 53
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

PHƯƠNG ÁN 2:
Nước thải Rác thu được
SCR

Hầm tiếp
nhận

Rác thu được


Chôn lắp cùng
LCR
chất thải rắn

Cát thu được


Bể lắng cát

Bể điều hòa Máy ép bùn


dây đai

Bể Aerotank làm
Bùn thoáng kéo dài
Tuần
hoàn
Bùn
Bể nén bùn

Bể lắng II Hố
gom
Trạm Clo Nước Clo
bùn

Bể khử trùng

Nguồn tiếp nhận

Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ phương án 2

Trang 54
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Thuyết minh phương án 2

Các công trình sơ bộ

Các công trình sơ bộ như: song chắn rác, hầm tiếp nhận, lưới chắn rác, bể lắng cát, bể
điều hòa và các công trình phía sau từ bể lắng II, bể khử trùng, bể nén bùn và máy ép bùn
tương tự ở phương án 1

Bể Aerotank làm thoáng kéo dài

Điểm khác biệt ở phương án 2 dùng Aertank làm thoáng kéo dài thay cho bể lọc sinh
học. Đối với bể Aerotank làm thoáng kéo dài thì nước thải không cần qua bể lắng 1 mà chảy
thẳng vào bể. Bùn ở bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn một phần lại bể Aerotank, phần dư sẽ được
thu ở hố gom bùn và được xử lý tiếp theo.

Trang 55
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4. CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH


ĐƠN VN

4.1 Tính toán phương án 1

4.1.1Song chắn rác thô


a. Nhiệm vụ

Song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác có kích thước lớn như cành cây, gỗ, nhựa, giấy,
giẻ rách…nhằm bảo vệ các công trình phía sau, cản các vật lớn đi qua có thể làm tắc nghẽn
hệ thống (đường ống, mương dẫn, máy bơm) làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của các công
trình phía sau.

b. Tính toán

Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác được lấy bằng độ đầy tính toán của mương dẫn ứng với
Qmax:

hl = h max = 0,3 m

Số khe hở của song chắn rác: = ×


×l × l

Trong đó:

n: số khe hở
S
Qmax : lưu lượng lớn nhất của dòng thải (m3/s), Qmax
S
= 0,058 m3/s.

ko : hệ số tính đến độ thu hẹp của dòng chảy khi sử dụng công cụ cào rác, và
ko = 1,05.

Vmax : tốc độ chuyển động của nước thải trước song chắn rác ứng với lưu
lượng lớn nhất. Đối với biện pháp lấy rác thủ công, vận tốc nằm trong khoảng
0,3 - 0,6 ( m/s ). Chọn Vmax = 0,6 m/s.

l: khoảng cách giữa các khe hở 15mm -25mm, chọn l = 18mm = 0,018 m

Trang 56
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

hl : chiều sâu mực nước qua song chắn (m). Chọn hmax = 0,3 m.

×
Vậy = = 18,8 khe
× ×

Chọn n = 19 khe

Chiều rộng song chắn rác:

Bs = s x (n – 1) + l x n = 0,008 x (19 – 1) + 0,018 x 19 = 0,486m

Với s: chiều dày song chắn, thường lấy s = 0,008 m

Chọn Bs = 0,5m

Tổn thất áp lực qua song chắn rác :

ξ
= 1

Trong đó:

Vmax = 6 m/s

g : gia tốc trọng trường (m/s2)

k1 : hệ số tính đến sự tăng tổn thất do rác đọng lại ở song chắn.

K1 = 2 ÷ 3, chọn k1 = 3.

ξ : hệ số tổn thất cục bộ tại song chắn rác phụ thuộc vào tiết diện thanh song
chắn được tính bởi:

 
ξ = β  α
 

β : hệ số phụ thuộc tiết diện ngang của thanh. Đối với thanh tiết diện hình chữ
nhật, β = 2,42 (Nguồn: Trang 115 sách: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh
Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại
học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Trang 57
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

α : góc nghiêng song chắn rác, α = 60o

 
ξ=2   =
 

⇒ = = 0,04 (mH2O)

Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước song chắn:


= = = 0, 27 m
φ

Chọn L1 =0,3m

Trong đó:

φ : góc mở rộng của buồng đặt song chắn rác. Chọn φ =20o

Bk : chiều rộng của mương dẫn nước thải vào. Chọn Bk = 0,3 m

Chiều dài ngăn đoạn thu hẹp sau song chắn:

L2 = L1 = 0,3m

Chiều dài đặt song chắn Ls lấy không nhỏ hơn 1m, còn diện tích khu vực mở rộng sau song
chắn rác không lấy ít hơn 0,8m2 (l = 0,8/0,5 = 1,6m)

Chọn chiều dài L3 = 2m

Chiều dài xây dựng mương đặt song chắn rác:

L = L1 + L3 + L2 = 0,3 + 2 + 0,3 =2,6 m

Trang 58
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hình 4.1 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác.

Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả tính toán song chắn rác

STT Thông số Đơn vị Giá trị

1 Bề rộng khe song chắn (l) mm 18


2 Số khe hở của SCR (n) khe 21
3 Chiều cao lớp nước trong mương m 0,3
4 Chiều rộng mương dẫn nước vào (Bk) m 0,3
6 Chiều rộng song chắn (Bs) m 0,54
7 Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước m 0,3
song chắn (L1) m
8 Chiều dài mương đặt song chắn (L3) 2
9 Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn m 0,3
(L2)

Hàm lượng cặn lơ lửng sau song chắn rác giảm 4%

Hàm lượng SS còn lại: 250 x (100% - 4%) = 240 mg/l

4.1.2 Hầm tiếp nhận


a. Nhiệm vụ

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước đã qua sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của con
người như: tắm giặc, nấu nướng,nhà vệ sinh (đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn) …

Trang 59
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Sau đó toàn bộ nước thải sinh hoạt của khu A sẽ được tập trung vào 2 hầm tiếp nhận để đưa
về khu xử lý.

Hầm tiếp nhận I cách trạm xử lý 500m thu 90% lưu lượng, hầm tiếp nhận II đặc cách
trạm xử lý 200m. Nước được bơm trực tiếp vào mương đặt song chắc

b. Tính toán

Thời gian lưu nước thường khoảng 10 ÷ 30 phút

Chọn t = 10 phút

Chiều sâu hữu ích h = 2 m, chiều sâu an toàn được lấy bằng chiều sâu của đáy ống cuối cùng
0,7m. Vậy chiều sâu tổng cộng:

H = 2 + 0,7 = 2,7 m

Hầm tiếp nhận I

Thể tích hầm bơm tiếp nhận

Qmh ax × t 0,9 × 229,17 ×10


Vb = = = 34,38 m3
60 60

Chọn hầm tiếp nhận dạng hình vuông. Chiều dài cạnh:

Vb 34,38
a2 = = = 4,15 m2
H 2

Chọn a x a = 4,5m x 4,5m

Công suất bơm:

Chọn 3 bơm nhúng chìm ứng với Qbom


max
= 104,17 m3/h hoạt động luân phiên. Trong đó hai

bơm hoạt động và một bơm dự phòng đặt tại hầm bơm. Chọn ống dẫn nước về trạm xử lý là
ống HDPE có đường kính 250mm

Chọn bơm chìm Ebara model 100 DML với các thông số như sau:

Q = 114 m3/h

Trang 60
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

H = 10,6 m

P = 5,5 kw

Hầm tiếp nhận II

Thể tích hầm bơm tiếp nhận

Qmh ax × t 0,1× 229,17 ×10


Vb = = = 3,82 m3
60 60

Chọn hầm tiếp nhận dạng hình vuông. Chiều dài cạnh:

Vb 3,82
a2 = = = 1,38 m2
H 2

Chọn a x a = 2m x 2m

Công suất bơm

Chọn 2 bơm nhúng chìm ứng với Qbom


max
= 21 m3/h hoạt động luân phiên. Trong đó một bơm

hoạt động và một bơm dự phòng đặt tại hầm bơm.

Chọn bơm chìm Ebara model DW 200 với các thông số sau:

Q = 24 m3/h

H = 10,9 m

P = 1,5 kw = 2 Hp

Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả tính toán hầm tiếp nhận

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 h
Lưu lượng ( Qmax ) 229,17 m3/h

2 Thời gian lưu nước 10 phút

3 Chiều cao hữu ích 2 m

Trang 61
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4 Chiều cao tổng cộng 2,7 m

5 Hầm tiếp nhận I 4,5 x 4,5 mxm

6 Hầm tiếp nhận II 2x2 mxm

7 Bơm hầm I (3 cái) 5,5 kw

8 Bơm chìm (2 cái) 1,5 kw

4.1.3 Lưới chắn rác

Nhiệm vụ

Lưới chắn rác có nhiệm vụ tách các loại rác và tạp chất thô có kích thước lớn trong nước
thải trước khi đưa nước thải vào các công trình xử lý phía sau.

Việc sử dụng lưới chắn rác trong các công trình xử lý nước thải tránh được các hiện
tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và gây hỏng hóc bơm.

Ngoài ra các tạp chất cơ học trong nước còn có tác hại khác như bào mòn đường ống,
thiết bị làm tăng trở lực dòng chảy nên tăng tiêu hao năng lượng của bơm. Đây là bước quan
trọng đảm bảo an toàn và điều kiện vận hành thuận lợi của đường ống.

Tính toán

Bảng 4.3 Các thông số thiết kế lưới chắn rác (hình nêm)

Thông số Lưới cố định

Hiệu quả xử lý cặn lơ lửng 5÷25

Tải trọng, L/m2.phút 400÷1200

Kích thước mắc lưới, mm 0,2÷1,2

Tổ thất áp lực,m 1,2÷2,1

Trang 62
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn: trang 448 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử
lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Chọn lưới chắn rác cố định dạng lõm có kích thước mắc lưới d = 0,35mm tương ứng với
tải trọng LA = 700L/phút.m2=0,7m3/phút.m2, đạt hiệu quả xử lý cặn lơ lửng E = 15%

Giả sử độ sâu đáy ống cuối cùng của mạng lưới thoát nước bNn: H = 0,7m

Vận tốc nước qua lưới chắn rác từ 0,3 – 0,5m/s. Chọn v = 0,3m/s.

Diện tích bề mặt của lưới chắn:

Q h ,max 2500 × 2, 2
F = = = 5, 46 m 2
LA 24 × 60 × 0, 7

Chọn lưới chắn rác theo thiết kế định hình có kích thước lưới B x H = 1,5m x 2m.

Số lưới chắn rác:

F 5, 46
n= = = 1,82
B × H 1,5 × 2

Chọn n =2 lưới

Tải trọng làm việc thực tế:


h
Qmax 229,17
LttA = = = 0, 636m3 / phut.m2
L × B × n 60 × 2 ×1,5 × 2

Hàm lượng cặn lơ lửng còn lại sau khi qua lưới chắn rác:

C0’ = C0 x (100% - 15%) = 240 x (100% – 15%) = 204mg/l

4.1.4 Bể lắng cát ngang


a. Nhiệm vụ

Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các tạp chất vô cơ không hoà tan như cát,
sỏi,…và các vật liệu rắn khác có vận tốc lắng hay trọng lượng riêng lớn hơn các chất hữu cơ
có thể phân huỷ trong nước thải sau khi qua song chắn rác.

Trang 63
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

b. Tính toán

Tính toán kích thước

Tính toán thủy lực mương dẫn nước thải vào từ song chắn rác đến bể lắng cát dựa vào
lưu lượng lớn nhất và dựa vào bảng tính toán thủy lực để xác định kích thước mương

Thông số thủy lực Giá trị

Chiều ngang (B) 0,3

Vận tốc v (m/s) 0,6

Độ đầy h (m) 0,3

Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể lắng cát ngang

Thông số Đơn vị Khoảng Đặc trưng

Thời gian lưu s 45 – 90 60

Vận tốc ngang m/s 0,25– 0,4 0,3

Vận tốc lắng để khử: m/phút

+ Hạt có D = 0,21 mm 1 – 1,3 1,15

+ Hạt có D = 0,15 mm 0,6 – 0,9 0,75

Tổn thất áp lực tính theo chiều dài bể lắng % 30 – 40 36


cát

Chiều dài đoạn đầu và cuối bể để tránh xáo % 25 - 50 30


trộn nước

(Nguồn:Trang 124 sách: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước
Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Chiều dài của bể lắng cát ngang được tính theo công thức:

Trang 64
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

1000 × K × vmax × H max 1000 × 1,3 × 0, 3 × 0, 25


L= = = 4, 03m
U0 24, 2

Trong đó:

vmax: tốc độ chuyển động của nước thải ở bể lắng ngang ứng với lưu lượng lớn
nhất: vmax = 0,3 m/s (Điều 6.3.4-TCXD: 51-84)
Hmax: độ sâu lớp nước trong bể lắng ngang, , H = 0,25 – 1m. Chọn
H=0, 5m.(Nguồn:Trang 286 sách: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng,
Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc
gia TP Hồ Chí Minh)
U0 : kích thước thủy lực của hạt cát
K: Hệ số thực nghiệm có tính đến ảnh hưởng của đặc tính dòng chảy của nước
đến tốc độ lắng của hạt cát trong bể lắng cát: K = 1,3 ứng với Uo = 24,2 mm/s
(Điều 6.3.3- TCVN :51 - 84)

Thực tế chiều dài bể lắng ngang cần thêm hệ số an toàn: 1,2 ÷1,5 (TS.Nguyễn Phước Dân.
Giáo trình giảng dạy môn kỹ thuật xử lý nước thải)

Vậy chiều dài của bể lắng ngang là L = 1,5 x 4,03 = 6m

Diện tích mặt cắt ngang của bể lắng cát ngang được tính theo công thức:

h
Qmax 229,17m3 / s
Fn = = = 0, 212 m2
v × 3600 0,3× 3600m / s

Trong đó:
h
Qmax : Lưu lượng giờ lớn nhất m3/h
v: vận tốc chuyển động ngang của nước trong bể lắng cát ngang, v = 0,3 m/s

Chiều rộng của bể lắng cát ngang:

Fn 0, 212 m2
B= = = 0,85m
H 0, 25 m

Trang 65
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Trong đó:

Fn: Diện tích mặt cắt ngang của bể lắng cát ngang, Fn = 0,212 m2
H: Chiều cao công tác của bể .

Chọn chiều rộng của bể lắng cát ngang chọn B = 0,9 m

Tính toán lượng cặn sinh ra

Chọn phương pháp lấy cát bằng bơm khí nâng.

Lượng cát trung bình sinh ra mỗi ngày tính theo công thức:
ngay
QTB × q0 2500 × 0,15
Wc = = = 0,375m3 / ngay
1000 1000

Trong đó: q 0 là lượng cát trong 1000 m3 nước thải, q0 = 0,15 m3 cát/1000 m3

Hình 4.2 Mặt cắt ngang bể lắng cát

Chọn chu kỳ xả cát t = 1 ngày

Thể tích phần chứa cát của bể:

( a + b) × h × L (0, 45 + 0,15) × 0,15 × 6


V = 2× = 2× = 0,54m3 > Wc
2 2

Chọn đáy thu cát có dạng hình chữ nhật : 150mm x 100mm

Chiều cao bảo vệ hbv = 0,75m

Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang:

Trang 66
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hxd = H + hc + hbv = 0,25 + 0,25 + 0,5 = 1 m

Trong đó:

H: Chiều cao công tác của bể, H = 0,25 m;

hc: Chiều cao lớp cát trong bể, hc = 0,25 m;

hbv : Chiều cao bảo vệ của bể, hbv = 0,5 m

Bể được chia làm 2 ngăn với kích thước mỗi ngăn là: B/ x L x H = 0,45m x 6mx 1m

Bảng 4.5 Tóm tắc kết quả tính toán bể lắng ngang

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 h
Lưu lượng ( Qmax ) 229,17 m3/h

2 Chiều dài (L) 6 m

3 Chiều rộng mỗi ngăn 0,45 m

4 Chiều cao tổng cộng 1 m

4.1.5 Bể điều hoà


a. Nhiệm vụ

Nhằm điều hòa về lưu lượng và ổn định nồng độ các chất; pha loãng các chất gây ức chế
vi sinh vật ổn định pH của nước thải. Nhờ đó giúp cho các công trình phía sau không bị quá
tải, nước thải cấp vào các công trình xử lý sinh học phía sau được liên tục nên vận hành tốt,
đạt được hiệu quả xử lý cao.

b. Tính toán

Thời gian lưu nước là : 4h ÷ 10h

Chọn thời gian lưu nước t = 6h

Chọn chiều cao mực nước hữu ích là H = 4,2 m. Chiều cao bảo vệ Hbv = 0,3 m

Chiều cao tổng cộng của bể là:

Trang 67
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hb = H + Hbv = 4,2 + 0,3 = 4,5 m


Thể tích bể là:
TB
Qngay 2500
V= ×t = × 6 = 625m3
24 24
Diện tích ngang của bể:

V 625
F= = = 148,81m 2
H b 4, 2
Chọn dạng bể hình chữ nhật với kích thước: L x B =15 m x 10 m

Tính toán hệ thống cấp khí hoà tan:

Lương không khí cần thiết

Qkhí = Vđh x R

Trong đó:

Vđh: là thể tích bể điều hòa

R là tốc độ nén khí từ 10 ÷ 15 l/m3.phút (đối với 1 m3 thể tích bể điều hòa). Chọn R =
12l/m3.phút = 12x 10-3 m3 khí/m3 mước thải x phút. (Nguồn: Trang 418 sách Lâm Minh
Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Vậy: Qkhí = 625 x 0,012 = 7,5 m3/phút

Chọn vận tốc trong ống chính Vkk = 15 m/s

Đường kính ống dẫn khí chính

4 × Qkhi 4 × 7,5
Dong = = = 0,1m
π × Vkk × 60 π ×15 × 60

Chọn ống sắt tráng kẽm hàng Việt Đức có D = 100 mm và bề dày 4,5mm làm ống chính
với chiều dài bằng chiều dài bể 15m.

Trang 68
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Từ ống chính phân thành 2 ống nhánh lớn. Mỗi ống nhánh lớn phân thành 5 nhánh trung
bình, hai nhánh cách nhau 890mm. mỗi nhánh trung bình chia lam 6 nhánh nhỏ, hai nhánh
nhỏ các nhau 800mm.

Hình 4.3 Phân phối khí trong bể điều hòa

Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh lớn:

QKK 7,5m3 / ph
Qnhanh = = = 0, 0625 m3 / s
2 2 × 60
Đường kính ống nhánh lớn

4 × Qnhanh 4 × 0, 0625
d= = = 0, 073m = 73mm
π × v 'khi π ×15

Với:
'
v khi : Vận tốc khí qua mỗi ống nhánh v khi
'
= 15m / s

Qnhánh: Lưu lượng khí qua ống nhánh, Qnhánh = 0,0625 m3/s

Chọn loại ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với d = 80 và bề dày là 4mm.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh

Trang 69
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4 × Qnhanh 4 × 0, 0625
'
vkhi = = = 12, 43m / s
π ×d2 π × 0, 082

v'
khi nằm trong khoảng cho phép (10 -15 m/s)
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh trung bình:

Qnhanh 0,0625m3 / s
TB
Qnhanh = = = 0, 0125 m3 / s
5 5
Đường kính ống nhánh trung bình

4 × Qnhanh
TB
4 × 0, 0125
d= = = 0, 042m = 42mm
π × v 'khi π ×9

Với:
'
v khi : Vận tốc khí qua mỗi ống nhánh vkhi
'
= 9m / s

Qnhánh: Lưu lượng khí qua ống nhánh, Qnhánh = 0,0125 m3/s

Chọn loại ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với d = 50 và bề dày là 2,9mm.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh

4 × Qnhanh
TB
4 × 0, 0125
v'
= = = 6,37 m / s
khi
π ×d 2
π × 0, 0502
v'
khi nằm trong khoảng cho phép (6 -9 m/s)
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh nhỏ:
TB
Qnhanh 0, 0125
q= = = 2, 08 × 10−3 m3 / s
6 6
Chọn vận tốc khí đi trong ống nhánh nhỏ là: Vnh = 9m/s
4× q 4 × 2, 08 ×10−3
d nh = = = 0, 017 m
π × Vnh π ×9
Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh nhỏ

Trang 70
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4× q 4 × 2, 08 ×10−3
Vnhanh = = = 6, 62m / s
π ×d2 π × 0, 022
Vnhanh
nằm trong khoảng cho phép (6 -9 m/s)

Chọn ống sắt tráng kẽm hãng có đường kính d = 20 mm và bề dày 2,1mm

Khí được hòa tan vào nước qua các lỗ đục ở ống nhánh. Quy tắc đục lỗ là 2 lỗ liên tiếp nhau
sẽ được đục xen kẽ so với trục ống và tạo với nhau một góc 450.

Đường kính của mỗi lỗ là: 2 - 5mm, chọn d = 2mm

Vận tốc khí qua lỗ v = 5 – 20 m/s. Chọn v = 15m/s

Lưu lượng khí qua mỗi lỗ:

π × dl2 π × 0, 0022
ql = vl × = 15 × = 4, 7 ×10−5 m3 / s
4 4

Số lỗ trên một ống nhánh nhỏ:

q 2, 08 ×10−3
N= = = 44, 26
ql 4, 7 × 10−5

số lỗ trên 1m chiều dài ống nhánh nhỏ là:

44, 26
n= = 22,13
2

Chọn n = 22 lỗ/m

Tính toán máy thổi khí

Áp lực cần thiết của máy thổi khí

Hm = h1 + hf +H
Trong đó:

htt : tổn thất áp lực do lực ma sát trong đường ống vận chuyển không dược vượt quá
0,4m. htt = 0,4 m

Trang 71
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

hf: tổn thất qua thiết bị phân phối khí, hf = 0,5m

H : độ sâu ngập nước của ống H = 4m

Hm = 0,4 + 0,5 +4 = 4,9 m= 4,9 atm

Công suất của máy nén khí:

  
=   − 
  
 
Trong đó:

Pmáy : công suất yêu cầu của máy nén khí, kw ( cung cấp khí trong 1 giờ )

G : trọng lượng của dòng không khí, kg/s

= ×ρ = !× × = "

R :hằng số khí , R= 8,314 KJ/Kmol. 0K

T: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, T1= 273 + 25 = 298 0K

p1: p suất tuyệt đối của không khí đầu vào , P1 = 1 atm

p2 : p suất tuyệt đối của không khí đầu ra P2 = Hm + 4,9 = 5,49atm

K −1
n= = 0, 283 ( K = 1,395 đối với không khí )
K

29,7: hệ số chuyển đổi

e: hiệu suất máy (0,7 – 0,8). Chọn e = 0,7

Tính ra được Pmáy = 42,5 kw. Lưu lượng Q = 420 m3/giờ (đảm bảo cung cấp 7 m3/phút)

Chọn máy thổi khí Taiko model SRR 100H, n = 2100 với các thông số như sau:

Q = 8,5 m3/phút
P = 45Kw

Trang 72
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chọn bơm

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua các công trình đơn vị phía sau với lưu lượng
trung bình là Q = 104,17 m3/h. Chọn 3 bơm trong đó 1 bơm dự phòng và 2 bơm hoạt động
liên tục. Chọn bơm Ebara 80 DML 53,7 với các thông số như sau:

Lưu lượng : 60 m3/h


Cột áp làm việc H = 10,5m
Công suất : P = 3,7 Kw = 5 Hp

Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả tính toán bể điều hòa

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Lưu lượng Qmh ax 229,17 m3/h

2 Tỉ số dài x rộng 15 x 10 mxm

3 Chiều cao tổng cộng 4,5 m

4 Thời gian lưu nước 6 h

5 Công suất máy nén khí 51 kw

6 Bơm nước (3) 3 Hp

Hàm lượng BOD5 sau khi qua bể điều hòa được giảm 10%

Hàm lượng BOD5 còn lại: 250 x (1 – 0,1) = 226 mg/l

4.1.6 Bể lắng ly tâm đợt I


a. Nhiệm vụ

Bể lắng I dùng để lắng tạp chất phân tán nhỏ (chất lơ lửng) dưới dạng cặn lắng xuống
đáy bể và thu các chất nổi trên bề mặt như: dầu mỡ, bọt...Hàm lượng chất lơ lửng sau bể lắng

Trang 73
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

I cần đạt 150 mg/l. (Nguồn: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước
Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

b. Tính toán

Chọn bể lắng I là bể lắng ly tâm.Các thông số phục vụ cho tính toán bể lắng ly tâm được
cho trong bảng sau:

Bảng 4.7 Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng ly tâm đợt một

Thông số Giá trị


Dãy Đặc trưng
Thời gian lưu nước (giờ) 1,5 -2,5 2

Tải trọng bề mặt (m3/m2ngay)

 Lưu lượng trung bình 31 - 50 40

 Lưu lượng cao điểm 81 - 122 89

Tải trọng máng thu (m3/m.ngay) 124 - 490 248

Ống trung tâm

Đường kính d = (15 - 20)%D

Chiều cao h = (55 - 65)%H

Chiều sâu bể lắng (m) H = 3 – 4,8 3,7

Đường kính bể lắng (m) D=3-6 4,5

Độ dốc đáy (mm/m) 1:10 – 1:13 1:12

Tốc độ thanh gạt bùn (vòng/phút) 0,02 – 0,05 0,03

Trang 74
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn: Trang 45 sách TS. Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải.
NXB xây dựng)

Chọn thời gian lắng là t = 1,5h

Thể tích tổng cộng của bể lắng I:

V = QTB
h
× t = 104,17 m 3 / h × 1, 5h = 156, 225m 3
Giả sử tải trọng bề mặt thích hợp cho loại cặn tươi này là 40 m3/m2.ngày

Diện tích bề mặt bể lắng là:

ngay
QTB 2500m3 / ngay
A= = = 62,5m2
LA 40m3 / m2 .ngay

Trong đó:

LA: Tải trọng bề mặt, m3/m2.ngày

Đường kính bể lắng:

4× A 4 × 62,5m
2

D= = = 8,92m
π π

Chọn D = 9 m

Đường kính ống trung tâm:

d = 20% D = 0.2 × 9 = 1,8m


Chọn chiều sâu hữu ích của bể lắng H = 3m

Chiều cao lớp bùn lắng hb = 0,5m

Chiều cao lớp trung hòa hth = 0,2 m

Chiều cao an toàn h = 0.3m

Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt 1:

Htc= H+hb+hth+ hbv = 3m+ 0,5m + 0,2m + 0,3m = 4 m

Trang 75
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chiều cao ống trung tâm:

h = 60% H = 0, 6 × 3m = 1,8m

Kiểm tra lại thời gian lưu nước của bể lắng:

Thể tích phần lắng:

π π
V= (D2 − d 2 ) × h = (92 − 1,82 ) × 3 = 183, 2 m3
4 4

Thời gian lưu nước:

V m3
t= h
= = 1,76h
QTB 104,17m3 / h

Thỏa khoảng dao động: 1,5h – 2,5h

Vận tốc giới hạn:

1 1
 8k ( ρ − 1) gd   8 × 0,05 × (1, 25 − 1) × 9,81× 10 
2 −4 2
Vh =   =  = 0,0626m / s
 f   0,025 

Trong đó:

VH : là vận tốc giới hạn trong vùng lắng (m/s)

K: hằng số phụ thuộc vào tính chất cặn. Đối với hạt cát: K = 0,04. Đối với hạt
cặn có khả năng kết dính: K = 0,06. Ở bể lắng I xử lý nước thải sinh hoạt có thể
lấy K = 0,05.

ρ : Tỉ trọng của hạt thường từ 1,2 – 1,6. Chọn ρ =1,25

g: gia tốc trọng trường lấy g = 9,81 m/s2

d: đường kính tương đương của hạt

f: hệ số ma sát phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của hạt và số Raynol của hạt khi
lắng. f = 0,02 – 0,03. có thể lấy f = 0,025

Trang 76
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn: TS. Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB xây
dựng)

Máng răng cưa:

Máng răng cưa được thiết kế 10 khe/m dài, với các thông số như sau: chiều cao của khe
hình chử V là 60 mm, rộng của mỗi khe là 60 mm và khoảng cách giữa các khe là 40 mm.

Như vậy mỗi bên thành máng với chiều dài là 9m có 90 khe. Tổng số khe của máng răng
cưa là 180 khe. Chọn chiều cao của máng răng cưa 0,2m

Lưu lượng nước chảy qua mỗi khe là:

QhTB 104,17
Qkhe = = = 16, 08 ×10−5 m3 / s.khe
3600 × 200khe 3600 × 180

Kiểm tra mực nước trong khe:

Ta có:

8 φ
Qkhe = × Cd × 2 g × H 5/2 × tg = 16, 08 × 10−5 m3 / s.khe
5 2

Trong đó:

Cd: hệ số lưu lượng chọn Cd = 0,6


g: gia tốc trọng trường (m/s)
φ : Góc ở đáy khe φ = 36,87o

H: mực nước qua khe (m)

H = 0,026 m = 26 mm < 52 mm chiều sâu của khe

Vậy máng răng cưa có 200 khe với kích thước mỗi khe: L x H = 60 mm x 52 mm.

Tải trọng thu nước trên một máng dài:

104,17m3 / h
q= = 16, 08 ×10−4 m3 / s.m
3600 s / h × 9m × 2máng

Trang 77
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Khe dịch chuyển

Chọn kích thước của khe dich chuyển B x H = 10mm x 150mm. Dùng 15 khe dịch chuyển,
khe được đặt cách

Tính toán lượng bùn tươi

Lượng bùn tươi sinh ra mỗi ngày trong bể lắng I:

G1 = 57% x 226 x1000l/m3 x 10-6kg/mg x 2500m3/ngày=322 kg/ngày

Giả sử bùn tươi của nước thải có hàm lượng cặn 5%, tỷ số VSS:SS=0,7 và khối lượng riêng
của bùn tươi là 1,053 kg/l. Vậy lưu lượng bùn tươi cần xử lý:

322
Q1 = = 6116l / ngd = 6,116 m3 / ngd
0,05 ×1, 053

Lượng bùn tươi có khả năng phân hủy sinh học:

322kg/ngđ x 0,7 = 225,4 kgVSS/ngd

Hố gom bùn I

Chọn thời gian lưu bùn trong bể chứa là 24h

Thể tích bể chứa bùn :

Vb = Q b × t = 6,116 x 24/24 = 6,116m2

Chiều cao của bể nén bùn là: H = 1m

Chọn chiều cao bảo vệ: 0,5 m

Chiều cao tổng cộng của bể: 1,5m

Diện tích bể chứa bùn:

Vb 6,116
F= = = 6,116m 2
H 1

Bể chứa bùn được thiết kế có dạng hình chữ nhật cạnh : B x L = 2,5m x 3m , phần đáy bể
được thiết kế với độ dốc 450 để thuận lợi cho việc bơm bùn.

Trang 78
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chọn bơm bùn

Chọn bơm EBARA 3’’ Electric Diaphragm pump ứng với:

H = 6m

Q = 58 GPM ≈ 6,81 m3/h

P = 1,5 Hp

Vậy mỗi này bơm sẽ hoạt động 1h để bơm bùn tươi trực tiếp vào bể nén bùn .

t
Xác định hiệu quả khử BOD5 và SS: R =
a + bt

Trong đó:

R: Hiệu quả khử BOD5 hoặc SS biểu thị bằng %;

t: thời gian lưu nước (h);

a, b là hằng số thực nghiệm chọn như sau:

Chỉ tiêu a đơn vị (h) b

Khử BOD5 0,018 0,02

Khử SS 0,0075 0,014

(Nguồn: TS. Trang 48 sách TS Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước
thải. NXB xây dựng)

Vậy:

2,17
RBOD = = 35%
5
0,018 + 0,02 × 2,17

2,17
RSS = = 57%
0, 0075 + 0,014 × 2,17

Trang 79
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hàm lượng chất rắn lơ lửngvà BOD5 sau khi qua bể lắng I:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) còn lại:204x (1 – 0,57) = 87,72 mg/l

Hàm lượng BOD5 còn lại: 226 x (1 – 0,35) = 147 mg/l

Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả tính toán của bể lắng 1

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Đường kính bể 9 m

2 Chiều cao bể 4 m

3 Đường kính ống trung tâm 2 m

4 Chiều cao ống trung tâm 1,8 m

5 Thời gian lưu nước 1,76 h

4.1.7 Bể lọc sinh học


a. Nhiệm vụ

Bể lọc sinh học với lớp vật liệu (nhựa ruột gà) ngập nước tạo thành giá thể cho các
màng vi sinh vật phát triển. Nước thải sẽ được xử lý nhờ các vi sinh vật bám trên màng.

b. Tính toán

Tính nồng độ BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra

BOD5 (ra) = BOD5 hòa tan trong nước đầu ra + BOD5 của chất lơ lửng trong đầu ra

BOD5 hòa tan trong nước đầu ra

Phần có khả năng phân hủy sinh học của chất rắn sinh học ở đầu ra:

0,6 x 30 mg/l = 18 mg/l

BOD hòa toàn của chất rắn có khả năng phân hủy sinh học ở đầu ra:

Trang 80
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

0,6 x 30 mg/l x 1,42 mg O2 tiêu thụ/ mg tế bào bị oxy hóa = 25,56 mg/l

BOD5 của chất rắn lơ lửng đầu ra

25,56 mg/l x 0,68 = 17,38 mg/l

BOD5 của chất lơ lửng trong đầu ra xác định như sau:

30 mg/l = BOD5ht + 17,38 mg/l

BOD5ht = 30 – 17,38 = 12,62 mg/l

Chọn vật liệu lọc là nhựa ruột gà với các thông số đặc trưng như sau:

Diện tích bề mặt riêng: 120 – 150 m2/m3

Tải trọng thủy lực: 30 – 50 m3/m2.ngày

Tải trọng hữu cơ: 0,15 – 2,5 kg BOD5/m3.ngày .(Nguồn: trang 12 tài liệu N – VIRO Tec ldt.
The envicon VCK-systum)

Chọn LBOD5 = 0,5 kg BOD5/m3.ngày

Hệ số sinh bùn: Yosb = 0,25 gVSS/ g BOD5 . (Nguồn: Trang 461 sách Lâm Minh
Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Xác định thể tích của bể lọc:

SO × Qngay
TB
147 gBOD5 / m3 × 2500m3 / ngay
V= = = 735m3
LBOD5 0, 5kgBOD5 / m , ngay ×1000 g / kg
3

Chọn chiều cao của lớp vật liệu lọc là 2,5 m

Diện tích bề mặt lọc:

V 735
A= = = 294m2
H 2,5

Chọn chiều cao bảo vệ của bể lọc là: Hbv = 0,5m

Khoảng cách từ đáy bể đến sàn phân phối là hđáy = 0,5 m

Trang 81
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chiều cao tổng cộng của bể: Hxd = H + Hbv + hđáy = 2,5 + 0,5 + 0,5 = 3,5 m

Kích thước của bể: L x B x H = 24,5m x 12m x 3,5m. Trong bể sẽ xây dựng các vách chia bể
là 14 ô nhỏ với kích thước L x B x H = 6m x 3,5m x 3,5m nhằm cố định lớp vật liệu lọc trong
bể.

Thời gian lưu nước trong bể

V 735m3 × 24h / ngay


T= = = 7, 06h
Q 2500m3 / ngay

Tải trọng thủy lực:


TB
Qngay 2500m3 / ngay
q= = 2
= 10, 2m3 / m 2 .ngay
A 245m

Vận tốc nước dâng:


TB
Qngay 2500m3 / ngay
v= = = 0, 425m / h < 3m / h
A 245m 2 × 24h / ngay

Theo mô hình toán học của Eckenfelder cho bể lọc sinh học có vật liệu nhựa:

So
S=
 k × A × H × θ T − 20 
( R − 1) exp  20 s
− R
[ R + 1)]
n
 q ( 

Trong đó:

R: tỉ số tuần hoàn.

K20: hằng số xử lý ở 20oC, (L/s)0,5/m2

As: diện tích bề mặt riêng của giá thể

H: là chiều cao lớp vật liệu lọc,(m)

θ: là hệ số nhiệt độ, θ = 1,035

Q: là tải trọng thủy lực

Trang 82
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

n: hằng số đặc tính giá thể

Hằng số xử lý nước thải ở điều kiện vận hành ở 25oC:

kT = k20 × (1, 035)T − 20 = 0, 0246 × 1, 035(25− 20) = 0, 0292

(TS.Nguyễn Phước Dân. Giáo trình bộ môn xử lý nước thải. Khóa 2004)

Chọn hoạt động của bể lọc là không tuần hoàn: R = 0

Chọn diện tích bề mặt As = 120 m2/m3

Chọn tải trọng thủy lực: q =10,2 m3/m2.ngày

Hình 4.4 Vật liệu lọc nhựa ruột gà

Chiều cao lớp vật liệu lọc: H = 3m

Suy ra:

S
= e − kT × As × H / q = e −0,0292×120×3/10,2 = 0, 074
n 0,6

So

Hay S = 0,074 So

Hiệu quả xử lý của bể lọc sinh học:

S = 0,074 x So

S0 − S S − 0,074S
E= ×100 = ×100 = 92, 6%
S0 S

Trang 83
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tính lượng bùn dư thải ra mỗi ngày:

Lượng bùn dư sinh ra mỗi ngày theo VSS:

Px = Yobs x Q x (S0 – S)

Trong đó:

Lưu lượng trung bình của nước thải trong moat ngày đêm: Q = 2500
m3/ngày;

Hàm lượng BOD5 trong nước thải dẫn vào bể lọc sinh học: S0 = 147 mg/l;

Hàm lượng BOD5 hòa tan có trong nước thải sau lắng II còn lại : S = 12,62
mg/l;

BOD5 : BODL = 0,68

Hệ số sản lượng quan sát Yobs = 0,25 gVSS/g BOD5

Px = 0,25kgVSS/kgBOD5 x 2500m3/ngày x (147 – 12,62)gBOD5/m3 x 10-3kg/g

Px = 84 kgVSS/ngày

Tổng lượng bùn sinh ra theo SS:

MSS = 84/ 0,7 = 120 kgSS/ngày

Giả sử nồng độ bùn ra khỏi bể lắng sau bể lọc sinh học là 0,8%, khối lượng riêng của bùn là
1,1 kg/lít. Vậy lưu lượng bùn cần xử lý:

M SS 120kg / ngd
Q2 = = = 13,64m3 / ngd
0,008 ×1,1 0,008 ×1,1kg / l ×1000l / m3

Trang 84
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Xác định lượng không khí cấp cho bể lọc sinh học:

Lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuNn

Q( S 0 − S ) 4,57 × Q × 0,8 No
OC0 = − 1, 42 PX (VSS ) +
f 1000
2500m3 / ngay × (147 − 12,62 ) mg / l ×10−3 kg / g kgO2
OC0 = − 1, 42 × 84kgVSS / ngay
0,68 kgVSS
4,57 × 2500m3 / ngay × 0,8 ×18 g / m3
+
1000
OC0 = 539,3 kgO2 / ngay
Trong đó:

f : Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 , f= 0,68;

1,42: hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD.

Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể

 CS 20  1 1
OCt = OC0  
 β CSh − CL  1, 024 α
T − 20

 9, 08  1 1
OCt = 539,3 ×   25 − 20
= 1236 kgO2 / ngay
 1× 8, 26 − 2  1, 024 0,8
Trong đó:

CS20: Nồng độ bão hoà oxy trong nước sạch ở nhiệt độ 200C , tra phụ lục CS20 =
9,08 mg/l;

CSh : Nồng độ bão hoà oxy trong nước ở nhiệt độ 250C , CSh = 8,26 mg/l;

β : Hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối với nước thải
thường lấy bằng 1;

α: Hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm
lượng cặn, chất hoật động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng và
kích thước bể, có giá trị từ 0,6 – 0,94, chọn 0,8.

Trang 85
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

CL : Lượng oxy hoà tan cần duy trì trong bể, khi xử lý nước thải thường lấy CL
= 1,5 - 2 mg/L, chọn CL = 2 mg/L

Tính lượng không khí cần thiết để cung cấp vào bể:

OCt 1236kgO2 / ngay


QKK = ×f'= × 2 = 100898 m 3 / ngay
OU 24, 5 gO2 / m 3 × 10 −3 kg / g
QKK = 100898m 3 / ngay = 70068l / phut = 1,17 m 3 / s

Trong đó:

f’ : Hệ số an toàn , chọn f ’= 2;

OCt : Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể , OCt = 1236kgO2/ngày;

OU : Công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối;

OU = Ou × h = 7 gO / m3 .m × 3, 5m = 24,5 gO / m3
2 2

Ou: Công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối , g O2/m3 không khí

h: Chiều sâu ngập nước của thiết bị phân phối. Chọn độ sâu của thiết bị phân phối gần
sát đáy và chiều sâu của giá đỡ không đáng kể;

Tra bảng 7.1 trang 112 “ Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải_Trịnh Xuân
Lai” , ta có Ou = 7 gO2/ m3.m

Tính toán Số lượng thiết bị khuếch tán khí

Chọn thiết bị khuếch tán khí dạng đĩa xốp, đường kính 170 mm, diện tích bề mặt F = 0.02 m2,
cường độ thổi khí I = 12m3/h.đĩa =200 l/phút.đĩa

Số đĩa cần phân phối trong bể:

Trang 86
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ
QKK 70068 l / ph
n= = = 350 dia
I 200 l / ph.dia
Để thuận lợi cho việc bố trí đều , ta chọn số đĩa n = 384 đĩa vẫn đảm bảo hiệu suất xử lý
của bể. Vậy trên tổng số 12 ô nhỏ, thì mỗi ô có 32 đĩa.

Từ ống chính chia làm 12 ống nhánh lớn, mỗi ống nhánh lớn chia thành 8 nhánh nhỏ.
Mỗi nhánh nhỏ gắn 4 đĩa phân phối.

Theo chiều của 1 ô là 6 m, khoảng cách giữa các ống nhánh mối với đĩa là 750 mm.

Hình 4.5 Bố trí đĩa phân phối khí trong bể lọc sinh học

Áp lực cần thiết cho hệ thống nén khí xác định theo công thức

H ct = hd + hc + h f + H = 0, 4 + 0, 5 + 3 = 3, 9 m

Trong đó:

hd : Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài ống dẫn, m

hc : Tổn thất cục bộ, m

hf : Tổn thất qua thiết bị phân phối, m

H : Chiều sâu hữu ích của bể, chọn H = 3 m

Tổn thất hd và hc thường không vượt quá 0,4m ; tổn thất hf không quá 0,5m

Trang 87
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Ap lực không khí

10,33 + H ct 10,33 + 3,9


P= = = 1,378 at
10,33 10,33

Công suất máy nén khí tính theo công thức

34400( P 0,29 − 1) × QKK 34400(1,3780,29 − 1) ×1,17


N= = = 55 KW
102η 102 × 0, 7

Với

QKK: Lưu lượng không khí, q = 70,2m3/phut

η : Hiệu suất máy nén khí; η = 0,7 – 0.9 chọn η = 0,7

Chọn 3máy ( 2 máy hoạt động và một máy dự phòng) thổi khí Taiko Model SSR 200, Q =
37,66 m3/phút, P = 30 Kw

Tính toán đường ống dẫn khí

Mạng lưới phân phối khí được bố trí như sau:

Từ máy thổi khí được dẫn vào ống dẫn khí chính. Từ ống chính phân thành 2 nhánh lớn đi
vào 2 ngăn của bể lọc. Từ mỗi nhánh lớn phân thành 6 nhánh trung bình trong mỗi ô lọc. Từ
nhánh trung bình sẽ phân thành 8 nhánh nhỏ để phân phối khí đều cho mỗi ô lọc.

Đường kính ống phân phối chính

4 × QKK 4 × 0, 296
D= = = 0,158m = 158mm
vKhi × π 15 × π

Với

vkhí: Vận tốc khí trong ống dẫn khí chính , chọn vkhí = 15m/s

Qkk: Lưu lượng khí cần cung cấp , Qkk = 0,296m3/s

Chọn ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với D = 165mm và bề dày 2,9mm

Trang 88
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Kiểm tra vận tốc khí trong ống chính

4 × Qkk 4 × 0, 296
vKhi = = = 13,84m / s
πD 2
π × 0,1652

Thỏa điều kiện vkhi nằm trong khoảng cho phép (10 -15 m/s)

Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh lớn

QKK 17737,5 l / ph
Qnhanh = = = 8868, 75l / ph = 0,148m3 / s
2 2

Đường kính ống nhánh lớn

4 × Qnhanh 4 × 0,148
d= = = 0,112 m = 112mm
π × v 'khi π ×15

Với:
'
v khi : Vận tốc khí qua mỗi ống nhánh v khi
'
= 15m / s

Qnhánh: Lưu lượng khí qua ống nhánh, Qnhánh = 0,148 m3/s

Chọn loại ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với d = 125 và bề dày là 6,55mm.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh

4 × Qnhanh 4 × 0,148
'
vkhi = = = 12, 06m / s
π ×d 2
π × 0,1252

v'
khi nằm trong khoảng cho phép (10 -15 m/s)
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh trung bình

Qnhanh 0,148m3 / s
TB
Qnhanh = = = 0, 025 m3 / s
6 6

Đường kính ống nhánh

4 × Qnhanh
TB
4 × 0, 025
d= = = 0, 06 m = 60mm
π × v 'khi π ×9

Trang 89
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Với:
'
v khi : Vận tốc khí qua mỗi ống nhánh vkhi
'
= 9m / s

Qnhánh: Lưu lượng khí qua ống nhánh, Qnhánh = 0,025 m3/s

Chọn loại ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với d = 65 và bề dày là 2,9mm.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh trung bình

4 × Qnhanh
TB
4 × 0, 025
'
vkhi = = = 7,53m / s
π ×d 2
π × 0, 0652

v'
khi nằm trong khoảng cho phép (6 -9 m/s)
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh nhỏ:
TB
Qnhanh 0, 025
q= = = 3,125 × 10−3 m3 / s
8 8
Chọn vận tốc khí đi trong ống nhánh nhỏ là: Vnh = 9m/s
4× q 4 × 3,125 ×10−3
d nh = = = 0, 021m
π × Vnh π ×9
Chọn ống sắt tráng kẽm hãng có đường kính d = 25 mm và bề dày 2,1mm

Kiểm tra vận tốc khí trong ống nhánh nhỏ

4× q 4 × 3,125 ×10−3
Vnhanh = = = 6,37 m / s
π ×d2 π × 0, 0252
Vnhanh
nằm trong khoảng cho phép (6 -9 m/s)

Tính toán ống dẫn nước thải vào bể

Đường kính ống ống dẫn nước chính vào bể lọc

4 × QsTB 4 × 2500
D= = = 0, 2m = 200mm
vnuoc × π 1× π × 24 × 3600

Trang 90
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Với

v: Vận tốc nước thải chảy trong ống , chọn v = 1 m/s

Qtb.ngày: Lưu lượng nước thải , Qtb.ngày = 2500m3/ngày

Chọn ống dẫn nước thải là ống thép tráng kẽm với đường kính 200 mm với bề dày 5,56m

Từ ống chính phân thành 12 ống nhánh vào các ô lọc.

Lưu lượng nước trong mỗi nhánh lớn là:


TB
Qngay
Q s
= = 2, 4 × 10−3 m3 / s
12 × 24 × 3600
nhanh

Đường kính ống ống dẫn nước nhánh lớn vào ô lọc

4 × QsTB /12 4 × 2500


D= = = 0, 058m = 58mm
vnuoc × π 1× π × 24 × 3600 ×12

Với

v: Vận tốc nước thải chảy trong ống , chọn v = 1 m/s

Qtb.ngày: Lưu lượng nước thải , Qtb.ngày = 2500m3/ngày

Chọn ống dẫn nước thải là ống thép tráng kẽm với đường kính 65 mm với bề dày 2,9mm

Kiểm tra vận tốc nước trong ống nhánh lớn trong ô lọc

4 × Qnhanh
s
4 × 2, 4 ×10−3
vnuoc = = = 0, 72m / s
π ×d2 π × 0, 0652

Giá trị này thỏa mãn điều kiện 0,6 m/s ≤ v ≤ 1 m/s

Trong mỗi ô lọc phân thành 7 ống nhánh nhỏ đục lỗ để phân phối nước đều hơn trong bể lọc.

Trang 91
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Đường kính ống ống dẫn nước nhánh nhỏ vào ô lọc

4 × Qnhanh
s
4 × 2, 4 ×10−3
D= = = 0, 02m = 20mm
vnuoc × π × 7 1× π × 7

Với

v: Vận tốc nước thải chảy trong ống , chọn v = 1 m/s

Qsnhanh: Lưu lượng nước thải , Qsnhanh =2,4 x 10-3 m/s

Chọn ống dẫn nước thải là ống thép tráng kẽm với đường kính 20 mm với bề dày 2,1mm

Chọn cách phân phối nước bằng cách đục lỗ. Khí được hòa tan vào nước qua các lỗ
đục ở ống nhánh. Quy tắc đục lỗ là 2 lỗ liên tiếp nhau sẽ được đục xen kẽ so với trục ống và
tạo với nhau một góc 450. Đường kính các lỗ chọn dl = 5mm.

Vận tốc nước ở đầu ống: chọn vl = 1m/s

Lưu lượng nước qua một lỗ:

π × dl 2 π × 0, 0052
ql = ν l × = 1× = 1,96 × 10−5 m3/s
4 4

Lưu lượng nước qua ống nhánh nhỏ


s
Qnhanh 2, 4 × 10−3
qong = = = 2, 43 × 10−4 m / s
7 7

qông 3, 43 ×10−4
Số lỗ trên một ống: N = = = 17,5 lổ. Chọn N= 20 lổ
ql 1,96 × 10−5

Bảng 4.9 Thông số của bể lọc ngập nước

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Lưu lượng Qmh ax 229,17 m3/h


2 Tỉ số dài x rộng 12 x 10,5 x 2 bể mxm
3 Chiều cao tổng cộng 3,5 m

Trang 92
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4 Thời gian lưu nước 7,06 h


Công suất máy nén khí (3
5 30 kw
máy)
Đĩa phân phối khí (360
6 408 cái
cái)
7 Vật liệu lọc (nhựa ruột gà) 756 m3

4.1.8 Bể lắng ly tâm đợt II


a. Nhiệm vụ

Màng vi sinh vật được tạo nên từ bể lọc cùng với nước thải chảy vào bể lắng II. Nhiệm vụ
của bể lắng II là giữ lại màng vi sinh vật lại bể dưới dạng cặn lắng.

b. Tính toán

Kích thước bể

Bảng 4.10 Các thông số thiết kế cho bể lắng đợt 2

Loại xử lý Tải trọng bề mặt Tải trọng bùn (kg/m2.h) Chiều sâu tổng
(m3/m2.ngày) cộng (m)

Trung bình Lớn nhất Trung bình Lớn nhất

Bùn hoạt tính


khuếch tán 16,3 ÷ 32,6 40,7÷48,8 3,9 ÷ 5,8 9,7 3,7 ÷ 6,0
bằng không khí

Bùn hoạt tính


khuếch tán
16,3 ÷ 32,6 40,7÷48,8 4,9 ÷ 6,8 9,7 3,7 ÷ 6,0
bằng oxy
nguyên chất

Lọc sinh học 16,3 ÷ 24,4 24,4÷48,8 2,9 ÷ 4,9 7,8 3,0 ÷ 4,5

RBC:xử lý
16,3 ÷ 32,6 24,4÷48,8 3,9 ÷ 5,8 9,7 3,0 ÷ 4,5
COD

Trang 93
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn:Trang 388 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử
lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Chọn tải trọng bề mặt ứng với lưu lượng trung bình ngày là L1= 24 m3/m2.ngày

Diện tích mặt thoáng của bể lắng đợt 2 trên mặt bằng ứng với lưu lượng trung bình theo công
thức:
TB
Qng 2500m3 / ngay
F = ày
= = 104,17m 2
L 24m3 / m2 .ngay
Đường kính bể lắng ly tâm

4F 4 ×104,17
D= = = 11,5m
π π
Vậy chọn kích thước đường kính để xây dựng bể lắng là 12m

Chọn chiều cao hữu ích của bể lắng là : H = 3 m

Chiều cao lớp bùn lắng: hb = 1,2 m

Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3 m

Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt 2:

Htc = H + hb + hbv = 3 + 1,2 +0,3 = 4,5 m


Thể tích hữu ích bể lắng ly tâm

V = F x Htc = 104,17 x 4,5 = 468,77 m3


Tính toán các ống trung tâm

Đường kính ống trung tâm

d= 20% D = 0,2 x 12 = 2,4 m


Chiều cao ống trung tâm

h = 60%H = 0,6 x 3 = 1,8 m

Thể tích bể ly tâm đợt II theo công thức:

W = F x H = 104,17 x 3 =312,51 m3

Trang 94
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Kiểm tra thời gian lưu nước trong bể lắng

W 312,51
t= = = 2h
Q + Qth 104,17 + 52, 085

Tải trọng máng tràn

Q 2500
Ls = = = 66,3 m3/m.ngày
π × D π ×12
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép Ls < 500 m3/m.ngày

(Nguồn: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Lượng bùn thải

Lượng bùn dư cần thải bỏ mỗi ngày Mdư (SS) = 120 kg/ngày

Giả sử hàm lượng bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng II có hàm lượng chất rắn là 0,8% và khối
lượng riêng là 1,008 kg/l. vây lưu lượng bùn cần xử lý:

M SS 120 kg / ngd
Q2 = = = 14,88m3 / ngd
0,008 ×1,1 0,008 ×1,008kg / l ×1000l / m3

Hố gom bùn II

Chọn thời gian lưu bùn là 12h.

Thể tích hố gom bùn là

V = Q x t = 14,88 m3/ngày x 12 h/24(h/ngày)= 7,74 m3

Chọn chiều cao hố gom H = 1,2m

Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m

Chiều cao tổng cộng 1,5m

Diện tích hố gom

V 7, 74
F= = = 6, 45m 2
H 1, 2

Trang 95
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Kích thước của hố gom: L x B x H = 3m x 2,5m x 1,5m

Chọn bơm bùn

Chọn bơm EBARA 3’’ Electric Diaphragm pump ứng với:

H = 6m

Q = 58 GPM ≈ 6,81 m3/h

P = 1,5 Hp

Vậy mỗi ngày bơm sẽ hoạt động 2 lần cách nhau 12h. mỗi lần bơm hoạt động 1,1 h để bơm
bùn hoạt tính trực tiếp vào bể nén bùn .

Máng răng cưa:

Máng răng cưa được thiết kế 10 khe/m dài, với các thông số như sau: chiều cao của khe hình
chử V là 60 mm, rộng của mỗi khe là 60 mm và khoảng cách giữa các khe là 40 mm.

Như vậy chu vi của máng là 36m. Tổng số khe của máng răng cưa là 360 khe. Chọn chiều
cao của máng răng cưa 0,2m

Lưu lượng nước chảy qua mỗi khe là:

QhTB 104,17
Qkhe = = = 8, 04 × 10−5 m3 / s.khe
3600 × 360khe 3600 × 360

Kiểm tra mực nước trong khe:

Ta có:

8 φ
Qkhe = × Cd × 2 g × H 5/2 × tg = 8, 04 × 10−5 m3 / s.khe
5 2

Trong đó:

Cd: hệ số lưu lượng chọn Cd = 0.6

g: gia tốc trọng trường (m/s)

φ : Góc ở đáy khe φ = 36,87o

Trang 96
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

H: mực nước qua khe (m)

H = 0,02 m = 20 mm < 52 mm chiều sâu của khe

Vậy máng răng cưa có 300 khe với kích thước mỗi khe: L x H = 60 mm x 52 mm.

Tải trọng thu nước trên một máng dài:

104,17 m3 / h
q= = 16,1×10−4 m3 / s.m
3600 s / h × 9m × 2máng

Khe dịch chuyển

Chọn kích thước của khe dich chuyển B x H = 10mm x 150mm. Dùng 9 khe dịch chuyển,
khe được đặt cách nhau 1m

Chất lượng nước sau khi qua lọc sinh học và bể lắng 2

Hàm lượng BOD5 còn lại sau khi ra khỏi lắng II: 147 x (1 – 0,8) = 29,4 mg/l

Hàm lượng SS còn lại sau khi ra khỏi lắng II:

Bảng 4.11 Các thông số của bể lắng 2

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Đường kính bể 12 m

2 Chiều cao bể 4,5 m

3 Đường kính ống trung tâm 2,4 m

4 Chiều cao ống trung tâm 1,8 m

5 Thời gian lưu nước 2 h

Trang 97
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4.1.9 Bể khử trùng


a. Nhiệm vụ

Nước thải sau bể lắng chứa vẫn còn chứa một lượng lớn vi sinh gây bệnh. Do đó, khử trùng
là giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn xử lý trước khi ra khỏi nguồn tiếp nhận. Khử trùng
nhằm mục đích tiêu diệt các loai vi sinh gây bệnh.

b. Tính toán

Kích thước bể

Bảng 4.12 Các thông số thiết kế bể khử trùng

Thông số Giá trị

Tốc độ dòng chảy, m/phút 2 – 4,5

Thời gian tiếp xúc, phút 15 – 30

L/W 10 : 1

Số bể tiếp xúc ( 1 hoạt động, 1 dự trữ ) 2

(Nguồn:Trang 468 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử
lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Thể tích bể tiếp xúc:

104,17 ×10
V = QTBh × t = = 17.33m3
60
Trong đó:

t : thời gian tiếp xúc. Chọn t = 10 phút

Giả sử chiều sâu hữu ích của bể tiếp xúc H = 0,8 m.

Diện tích của bể là:

V 17, 33
F= = = 21, 66m
H 0,8

Trang 98
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chọn chiều rộng B = 0,8m

Chiều dài tổng cộng bể:

F 21, 66
L= = = 27, 075m
B 0,8

Kiểm tra tỷ số L : B = 27,075 : 0,8 = 33,84 >10


Vậy chọn kích thước đạt yêu cầu

Để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa hóa chất khử trùng và nước thải, giảm chiều dài xây dựng có
thể chia bể làm 6 ngăn chảy ziczac. Chiều rộng mỗi ngăn là b = 0,8 m,

Chiều dài L của mỗi ngăn

F 21, 66
Ln = = = 4,51m
6 × b 6 × 0,8

Chọn chiều dài của mỗi ngăn là 5m

Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0,4 m


Chiều cao xây dựng bể: H = h + hbv = 0,8m + 0,4 m =1,2 m
Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả tính toán của khử trùng

STT Thông số Giá trị Đơn vị


1 Dài x Rộng (ngăn) 5 x 0,8 mx m
2 Chiều cao bể 1,2 m
3 Số ngăn 6 ngăn
4 Khoảng cách giữa 2 vách ngăn 0,8 m
5 Khoảng cách vách ngăn đến thành bể còn lại 0,8 m
6 Thời gian lưu nước 10 phút

Trang 99
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tính toán hệ thống châm hóa chất:

Bảng 4.14 Liều lượng Chlorine cho vào khử trùng.

Nước Thải Liều lượng ( mg/L)

Nước thải sinh hoạt đã lắng sơ bộ 5 – 10

Nước thải kết tủa bằng hoá chất 3 – 10

Nước thải sau bể xử lý sinh học 3 – 10

Nước thải sau xử lý bùn hoạt tính 2–8

Nước thải sau lọc cát 1–5

(Nguồn: Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Lượng Clo hoạt tính để khử trùng nước thải tính theo Qmax:

a × Q nTgBa y × K m a x 5 × 25 00 × 2, 2
M = = = 1,1 6 7 k g / h
24 ×1000 24 ×1000

Lượng Clo hoạt tính để khử trùng nước thải tính theo QTB:

a × Q TnBgay 5 × 2500
M = = = 0, 52 kg / h
24 × 1000 24 × 10 00

Lượng Clo hoạt tính để khử trùng nước thải tính theo Qmin:

a × Q ng
TB
ày × K m in 5 × 2500 × 0, 4
M = = = 0, 21kg / h
24 × 1000 24 × 1000

Trong đó:

M: Lượng Clo hoạt tính để khử trùng nước thải, kg/h;

a: Liều lượng hoạt tính lấy theo TCVN-51-84:

Nước thải sau xử lý cơ học, a = 10 g/m3;

Nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn, a = 3 g/m3;

Trang 100
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Nước thải sau xử lý sinh học không hoàn toàn, a = 5 g/m3.

Chọn a = 5 g/m3 để tính toán

Dung tích của thùng hòa tan được tính theo công thức:

a × Qngay
TB
×100 5 × 2500 × 100
W= = = 10, 42m3
1000 ×1000 × b 1000 ×1000 × 0,12

Trong đó:

b: Nồng độ Clo hoạt tính trong nước Clo, phụ thuộc vào nhiệt độ. toC = 20 – 25 oC;

b = 0,15 – 0,12%. Chọn b = 0,12%

Lưu lượng hóa chất cần châm vào

W 10, 42m3 / ngay ×1000


Q= = = 435l / h
T 24

Lượng Clo cần dùng cho một tháng là:

0,52kg/h x 24 h/ngày x 30 ngày/tháng = 374,4 kg/tháng

Ơ trạm khử trùng, sử dùng 4 thùng (1 dự phòng) là thùng nhựa Đại Thành với dung tích 500
lít

4.1.10 Bể nén bùn


a. Nhiệm vụ

Bùn thải từ bể lắng có độ Nm khá cao. Do đó trước khi làm khô bùn qua máy ép bùn thì
cần cho qua bể nén bùn để giảm bớt độ Nm và thể tích.

Trang 101
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

b. Tính toán

Bảng 4.15 Thông số thiết kế của bể nén bùn

Tải trọng chất rắn Nồng độ bùn sau


STT Thông số thiết kế
(kg/m2.ngày) nén (%)

1 Cặn tươi 98 ÷ 146 8 ÷ 10

2 Căn tươi đã kiềm hóa bằng vôi 98 ÷ 122 7 ÷ 12

3 cặn tươi + bùn từ bể lọc sinh học 49 ÷ 59 7÷9

4 Căn tươi + bùn từ bể bùn hoạt tính 29 ÷ 49 4÷7

5 Bùn từ bể lọc sinh học 39 ÷ 49 7÷9

6 Bùn hoạt tính dư 24 ÷ 29 2,5 ÷ 3

7 Bùn từ xử lý bậc cao + vôi 293 12 ÷ 15

(Nguồn:Trang 393 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử
lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Thể tích cặn tươi cần xử lý ở bể lắng I: Q1 = 6,116 m3/ ngày

Thể tích bùn dư cần xử lý ở bể lắng II: Q2 = 14,88m3/ ngày

Tổng lưu lượng bùn thải bỏ ra mỗi ngày

Q = Q1 + Q2 = 6,116 + 14,88 = 21 m3 / ngày

Tổng khối lượng bùn nén

G = G1 + G2 = 322 + 120 = 442 kg/ngày

Hàm lượng TS vào của hổn hợp bùn vào bể nén bùn:

Trang 102
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Qtuoi × TStuoi + Qdu × TSdu 6,116 × 5% + 14,88 × 0,8%


TSvao = = = 2%
Qtuoi + Qdu 21

Giả sử :

Toàn bộ lượng bùn hoạt tính dư lắng xuống đáy bể

Hàm lượng bùn sau nén đạt:TSnén = 5%

Dựa vào sự cân bằng vật chất ta có:

Qn × TS# $ = Q % &' × TSra


Q × TS# $ 21× 2
Q % &' = n = = 8, 4 m3 / $(
TSra 5

Lượng nước dư thu từ bể nén bùn:

Qnướcdư = Qnén – Qsau nén = 21 – 8,4 = 12,6 m3/ngày

Nồng độ bùn hoạt tính trong khoảng 5000 – 8000 mg/l thì chọn tải trọng tính toán lên diện
tích mặt thoáng của bể nén bùn là qo = 0,3m3/m2.h (Nguồn:Trang 154 sách Lâm Minh
Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Chọn tải trọng riêng của hổn hợp bùn tươi + bùn từ bể lọc sinh học là : 50 kg/m2.ngày

Diện tích của bể nén bùn ly tâm được tính theo công thức:

442kg / ngay
F= = 8,84m 2
50kgSS / m 2 .ngay

Kiểm ta tải trọng chất rắn:

G1 + G2 322 + 120
Ls = = = 50 < 78kgSS / m 2 .ngay
F 8,84

Kiểm tra thời gian lưu bùn

F × hb 8,84 × 1, 2
SVR = = = 0,5ngay
Qnen 21

Trang 103
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Thoả mãn điều kiện: SVR = 0,5 – 2 ngày

Diện tích bề mặt ống trung tâm:

π ×d2 π × 0,22 × D2
f = = = 0,04 × F = 0,04 × 8,84 = 0,35 m2
4 4

Đường kính bể nén bùn:

4 × (F + f ) 4 × (8,84 + 0,35)
D= = = 3, 42m
π π

Chọn đường kính xây dựng là 4m

Chiều cao công tác của bể nén bùn

H = qo × t = 0,3 × 9 = 2, 7 m

Với t: thời gian nén bùn khoảng 9h-11h. chọn t = 9h

Chọn chiều cao vùng nén bùn: hnén = 1,3m

Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0,5m

Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn:

H = h + hnén+ hbv= 2,7 m + 1,3 m + 0,5 m = 4,5 m

Chiều cao ống trung tâm: h = 40%(h + hbv) = 0,4 x 3,2m = 1,28 m

Kích thước bể nén bùn: D x H = 4m x 4,5m

Đường kính máng tràn thu nước:

Dmáng = 0,8 D = 0,8 x 4 = 3,2m

Tải trọng máng tràn :

Qn 12, 6
L = = = 4m3 / m.h
máng D 3, 2
máng

Trang 104
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Đường ống dẫn bùn:


Chọn vận tốc bùn đi trong ống là: 0,1m/s
Từ bể lắng I:

4 × 6,116
)= = 0,147 m
3600 × π ×

Chọn ống Φ 200 dày 4,78mm


Từ bể lắng II:

4 ×14,88
)= = 0,162 m
2 × 3600 × π ×

Chọn ống Φ 200 dày 4,78mm


Bảng 4.16 Tóm tắt kết quả tính toán của bể nén bùn

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Chiều dài 1,5 m

2 Chiều rộng 1,5 m

3 Chiều cao 1,2 m

4 Thời gian lưu bùn 3 h

4.1.11 Hố thu nước dư từ bể nén bùn

Lưu lượng nước tách ra từ bể nén:

Qn = 12,6 m3/ngày = 14,58x10-5 m3/s

Chọn thời gian lưu trong hố là 2h

Thể tích của hố thu nước


h
Qnuoc × t 12, 6 ×1
V= = = 0,53m3
24 24

Trang 105
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chọn chiều cao hố thu là 0,7m

Chiều cao bảo vệ là 0,3m

Diện tích hố thu

V 0,53
F= = = 0, 76m 2
H 0, 7

Chọn kích thước hố thu là : a x a = 1m x 1m

Chọn vận tốc nước trong ống v = 0,5 m/s

Đường kính ống:

4 ×14,58 ×10−5
Dong = = 0,02m = 20mm
0,5 × π

Chọn ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với D = 20 mm và bề dày 2,1mm

4.1.12 Máy lọc ép băng tải

a. Nhiệm vụ

Dùng để khử nước ra khỏi bùn vận hành dưới chế độ cho bùn liên tục vào thiềt bị. Về
nguyên tắc, để tách nước ra khỏi bùn thì áp dụng các công đoạn sau:
Ổn định bùn bằng hoá chất
Tách nước dưới tác dụng của trọng lực
Tách nước dưới tác dụng của lực ép dây đai nhờ truyền động cơ khí
b. Tính toán

Khối lượng cặn cần xử lý từ bể nén bùn trọng lực

Lưu lượng bùn cần đưa vào máy:

Qb = 8,4m3/ngày

Trang 106
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Giả sử hàm lượng bùn hoạt tính sau nén có C = 50kg/m3(Nguồn: Trang 502 sách Lâm Minh
Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Khối lượng bùn cần ép trong 1 ngày

M = Qb x C = 8,4 m3/ngày x 50 kg/m3 = 420 kg/ngày

Bùn trước khi được ép có tạo điều kiện bằng châm polymer: liều lượng polymer sử dụng
4,5kg/tấn DS.

Lượng polymer sử dụng trong một ngày

Mp = M × Cpolymer = 420 x 10-3 × 4,5 = 1,9 Kg


Máy ép làm việc 4,667h/ngày (4h40phut)

Lượng cặn đưa vào máy trong một giờ

M 420
Gh = = = 90 kg/h
4, 667 4, 667

Chỉ tiêu thiết kế : máy ép bùn trên thị trường có chiều rộng băng từ 0,5 – 3,5m. Tải trọng
trên 1m rộng của băng tải dao động từ 90 – 680 Kg/m chiều rộng băng.giờ, lượng nước lọc
qua băng từ 1,6 – 6,3 L/m rộng.giây

Chiều rộng băng tải nếu chọn băng tải có năng suất 90 Kg/m.rộng.giờ

* 90
= = = 1m

Chọn máy ép có chiều rộng băng là 1m có năng suất là 90 Kgcặn/m.h, , công suất 5 – 10 m3/h

4.2 Tính toán phương án 2

4.2.1 Bể Aerotank làm thoáng kéo dài


a. Nhiệm vụ

Bể Aerotank làm thoáng kéo dài bằng thiết bị làm thoáng bề mặt kiểu tuabin. Các thiết
bị làm thoáng bề mặt này khi hoạt động tạo ra hai quá trình để hòa tan oxy vào nước:

Trang 107
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Quá trình thứ nhất: Bơm nước từ chiều sâu của bể lên bề mặt, tạo ra lớp màng mỏng và
giọt nhỏ tiếp xúc với không khí.

Quá trình thứ hai: hút bọt khí trên bề mặt xuống sâu và tuần hoàn lại nước.

Các thiết bị đặt trong bể Aerotank không những phải đảm bảo tuần hoàn nước để hòa tan đều
và đủ oxy cần thiết cho quá trình làm sạch nước thải mà còn cung cấp đủ năng lượng khuấy
trộn nước cho bùn hoạt tính phân tán đều trong nước và không bị lắng xuống đáy.

b. Tính toán

Bảng 4.17 Các thông thiết kế aeroten làm thoáng kéo dài

Thông số Đơn vị Giá trị

Thời gian lưu bùn, θc Ngày 20 ÷ 40

Tỉ số F/M Kg/kg.ngày 0,04 ÷ 0,1

Tải trọng thể tích kgBOD5/m3ngày 0,08 ÷ 0,24

Nồng độ MLSS, X mg/l 2000 ÷ 4000


Tỉ số thể tích bể/lưu lượng giờ,V/Q giờ
18 ÷ 36
Tỉ số tuần hoàn bùn hoạt tính, Qth/Q
0,5 ÷ 1,5

(Nguồn: Trang 92. TS. Trịnh Xuân Lai(2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước
thải. NXB Xây Dựng)

Các thông số thiết kế:

Lưu lượng nước thải: QhTB = 2500 m3/ND = 229,17 m3/h

Hàm lượng BOD đầu vào: BOD5 (vào) = 147 mg/l

Cặn lơ lửng đầu vào: TSSvào =87,72mg/l (gồm 67% cặn có thể phân hủy sinh
học)

Hàm lượng BOD5 đầu ra trong nước thải cần đạt sau xử lý: 30 mg/l

Trang 108
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Hàm lượng chất lơ lửng cần đạt sau xử lý: 50 mg/l

Tính nồng độ BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra

BOD5 (ra) = BOD5 hòa tan trong nước đầu ra + BOD5 của chất lơ lửng trong đầu ra

BOD5 hòa tan trong nước đầu ra

Phần có khả năng phân hủy sinh học của chất rắn sinh học ở đầu ra:

0,6 x 30 mg/l = 18 mg/l

BOD hòa toàn của chất rắn có khả năng phân hủy sinh học ở đầu ra:

0,6 x 30 mg/l x 1,42 mg O2 tiêu thụ/ mg tế bào bị oxy hóa = 25,56 mg/l

BOD5 của chất rắn lơ lửng đầu ra

25,56 mg/l x 0,68 = 17,38 mg/l

BOD5 của chất lơ lửng trong đầu ra xác định như sau:

30 mg/l = BOD5ht + 17,38 mg/l

BOD5ht = 30 – 17,38 = 12,62 mg/l

Xác định hiệu quả xử lý

Hiệu quả xử lý tính theo BOD5 hòa tan :

BOD5( vao ) − BOD5( ra ) 147 − 12, 62


E= ×100 = ×100 = 91, 4%
BOD5( vao ) 147

Hiệu quả xử lý tính theo BOD tổng cộng:

147 − 30
E= × 100 = 80%
147

Trang 109
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Xác định thể tích bể Aeroten

Chọn tải trọng hữu cơ: LBOD5 = 0,24kg BOD5/m3.ngày

(Nguồn: Trang 105 sách TS.Trinh Xuân Lai(2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý
nước thải)

Thể tích aeroten được tính theo công thức sau:


TB
Qngay × So 2500m3 / ngay × 0,147kgBOD5 / m3
V= = 3
= 1530m3
La 0, 24kgBOD5 / m .ngay

Trong đó:

Q : Lưu lượng trung bình ngày, Q = 2500 m3/ ND

So : BOD5 của nước thải dẫn vào bể aeroten.

La : là tải trọng hữu cơ BOD5

Chọn chiều cao công tác của bể aeroten, H = 3,5m.

Chọn chiều cao bảo vệ là Hbv = 0,5 m

Chiều cao xây dựng của bể aeroten: Hxd = H + Hbv = 3,5 + 0,5 = 4 m

Chọn hình dạng bể: mặt bằng là hình vuông cạnh a, các mặt chiếu cạnh là các hình thang cân.
Các thành bên của bể tạo với mặt phẳng ngang góc 45o. Gọi b là khoảng cách trên hình chiếu
bằng của 2 cạnh đáy hình thang.

Kích thước xây dựng bể:

Đáy lớn hình vuông: 25m x 25m

Đáy nhỏ hình vuông: 17m x 17m

Chiều cao tổng cộng bể: 4m

Tổng thể tích xây dựng bể:

Trang 110
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

b × H xd b × H xd
V= ×a×2+ × (a − 8) × 2 + (a − 8)2 × H xd
2 2
4 × 4,5 4 × 4,5
= × 24 × 2 + × (24 − 8) × 2 + (24 − 8) 2 × 4,5
2 2
= 1872m 3

Tổng thể tích hữu ích của bể:

b/ × H b/ × H
V= × a/ × 2 + × (a / − b / × 2) × 2 + 162 × H
2 2
3,56 × 4 3, 56 × 4 4
= × 21, 33 × 2 + × (21,33 − 8 × ) × 2 + 162 × 4
2 2 4, 5
= 1530m3

Trong đó:

a/ = a x 3/3.5 = 21,33m

b/ =H x 4/4,5 = 3,56m

Xác định thời gian lưu nước của bể aeroten

V × 24 1530 × 24
θ= = = 14,7h
Q 2500

Tính toán lượng bùn thải mỗi ngày:

Chọn thời gian lưu bùn: 20 ngày

Theo tiêu chuNn thiết kế của Nga và tiêu chuNn ngành ở Việt Nam, tổng lượng bùn sinh ra
trong bể Aerotank làm thoáng kéo dài:

Gbùn = 0,7(SS) + 0,3 BOD5

Trong đó:

SS: Hàm lượng cặn lơ lửng có trong nước thải (kg/ngày)

BOD5:Hàm lượng BOD5 tính theo kg/ngày

Trang 111
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn: Trang 94 sách TS.Trinh Xuân Lai(2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước
thải)

G2 = Gbùn = 0,7 x 2500m3/ngày x 0,08772 kgSS/m3 + 0,3 x 2500m3/ngày x 0,147kg BOD5/m3

G2 = 263,76 kg bùn /ngày

Xác định lưu lượng bùn thải

Bùn dư được thải bỏ ( dẫn đến bể nén bùn) từ đường ống dẫn bùn tuần hoàn Qra = Q và hàm
lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) trong bùn ở đầu ra chiếm 70% hàm lượng chất rắn lơ
lửng (SS). Lưu lượng bùn dư thải bỏ được tính theo công thức:

VX
θC =
Qb X + Q ra X ra

Trong đó:

V: thể tích bể aeroten, V = 1530 m3

X: nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính trong bể aeroten, X=2500mg/l

Xra: nồng độ VSS trong SS ra khỏi bể lắng, Xra = 0,7 x 30 =21 mg/l

Qb : lưu lượng bùn thải, m3

Qra: lưu lượng nước thải ra khỏi bể lắng II, Qra = Q = 2500m3/ND

VX − θC Q ra X ra 1530 × 2500 − 20 × 2500 × 21


Qb = = = 55, 5m3 / ND
θC X 20 × 2500

Xác định tỷ số tuần hoàn α

Trang 112
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Q, XO Q+Qth, X
Qra,Xra
Aerotank
ngII

Qth, Xth

Qb,Xth

Hình 4.6 Sơ đồ hoạt động của Aerotank

Phương trình cân bằng vật chất cho bể aerotank là:

QXo + QthXth = (Qo + Qth)X

Trong đó:

Q: lưu lượng nước thải

Qth: lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn

Xo: nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào aeroten, mg/l

X : nồng độ VSS ở bể aeroten, X = 2500 mg/l

Xth : nồng độ VSS trong bùn tuần hoàn, Xth = 8000mg/l

Giá trị Xo thường rất nhỏ so với X, do đó trong phương trình cân bằng vật chất trên có thể bỏ
qua đại lượng Q Xo (Xo = 0). Khi đó phương trình cân bằng vật chất sẽ có dạng:

QthXth = (Qo + Qth)X

Đặt tỉ số Qth/Q = α ( tỉ số tuần hoàn), chia 2 vế phương trình trên cho Q, ta được:

αXth = X + αX

X 2500
Hay α = = = 0, 5
X th − X 7500 − 2500

Trang 113
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Vậy lưu lượng bùn tuần hoàn:

Qrh = α x Q = 0,5 x 2500m3/ND = 1250m3/ND

Kiểm tra chỉ số F/M và tải trọng thể tích

F S0
Chỉ số F/M: =
M θ ×X

Trong đó:

S0: BOD5 đầu vào của bể aeroten, S0 = 147 mg/L

X: Hàm lượng VSS trong bể, X = 2500 mg/l

θ : Thời gian lưu nước, θ = 14,7/24= 0,6125 ngày

F s 147
= o = = 0,096ngay −1
M θ × X 0,6125 × 2500

Giá trị này nằm trong khoảng cho phép của thông số thiết kế bể (0,04 - 1 kg/kg. ngày)

Tốc độ oxy hoá của 1 g bùn hoạt tính

− 147 − 12,62
ρ = = = 0,09mgBOD5 / g .ngay
θ 0,6125 × 2500

Xác định lượng oxy cung cấp cho bể aeroten theo BOD5

Lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuNn

Q( S 0 − S ) 4,57 × Q × 0,8 N o
OC0 = - 1,42Px(VSS) +
f 1000

Trong đó:

OCo: lượng oxy cần thiết theo điều kiện tiêu chuNn ở 20oC

f là hệ số chuyển đổi giữa BOD5 sang COD hay BOD20 , f= 0,68

1,42 hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD

Px: phần tế bào dư xả ra ngoài theo bùn dư

Trang 114
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4,57: hệ số sử dụng oxy khi oxy hóa NH4+ thành NO3-

0,8: là hiệu quả khử Nito trong bể aerotank

No: nito đầu vào trong bể aerotank

2500 × (147 − 12, 26) 4,57 × 2500 × 0,8 × 17


OCo = − 1, 42 × 61,3 + = 563,7kgO2 / ngay
0,68 × 10 g / kg
3
1000

Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể

 CS 20  1
OCt = OCo   (T − 20)
 β × CSH − Cd  1, 024 ×α

Trong đó:

Cd: Là nồng độ oxy cần duy trì trong bể . Khi xử lý nước thải thường Cd = 1,5 – 2
ng/l. Chọn Cd =2 mg/l .

α Hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thảido ảnh hưởng của hàm lượng
chất cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dạng và kích thước
bể. α = 0,6 ÷ 0,94. Chọn α = 0,8

CS20 :Nồng độ oxy bão hoà trong nước sạch ở 20oC : CS20 = 9,17 mg/l

Csh Nồng độ oxy bão hoà trong nước sạch ở 25oC : Csh = 8,26 mg/l

Hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối đối với nước thải β =1

 
OCt = 563,7 ×   = 916,75 kgO2/ ngày
( )
 × −  −
×

Tính lượng không khí cần thiết để cung cấp vào bể

OC t
Qkk = ×f
OU

Trong đó:

OCt : Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể : OCt = 916,75 kgO2/ngày

Trang 115
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

OU : Công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối tính theo gO2 cho
1 m3 không khí:

Độ sâu ngập nước của thiết bị phân phối h = 4m (lấy gần đúng bằng chiều sâu
bể).

Ou: Công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối tính theo g O2/m3
không khí, Ou = 7 gO2/ m3.m.

OU = Ou × h = 7× 4 = 28 g O2/m3

f: hệ số an toàn thường từ 1,5 đến 2, chọn f = 1,5

= −
× = " = "
×

Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể : OCt = 916,75 kgO2/ngày= 38,2 kg O2/h

Chọn 4 máy khuấy làm thoáng bề mặt. Lượng oxy cần cung cấp trên một máy khuấy là 9,55
kgO2/h

Tốc độ cung cấp khí oxy từ thiết bị làm thoáng bề mặt là: 1,4 kgO2/h.Hp (Nguồn: (Trang 386
sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị
và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Năng lượng tổng cộng yêu cầu:38,2/4 x (1,4 x 0,8) = 8,53 Hp = 6,36kw

Chọ máy khuấy Aqua –Jet model AICF – 10 với P = 10 Hp

Mặt bằng bể dạng hình vuông : a x a = 25m × 25 m


Để nhu cầu khuấy trộn đều và cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết cho bể Aerotank kéo dài
ta chia bể ra thành 4 ô, mỗi ô có diện tích 6,25m × 6,25m, tâm mỗi ô đặt một thiết bị khuấy
trộn bề mặt
Chiều cao bể 4,5 m ( Hbv= 0,5 m). Công suất khuấy trộn bề mặt tra theo

Trang 116
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bảng 4.18 Công suất khuấy trộn tuabin bề mặt


Công suất tuabin Kích thước bể
(KW)
Chiều cao m Chiều rộng m
7,5 3 - 3,7 9 - 12
15 3,7 – 4,2 10,5 – 15,2
22,5 4 – 4,6 12 - 18
30 4 – 4,2 13,7 – 20
37,5 4,2 – 5 14 -22
55 5-6 17,5 – 28
75 5 - 6,2 18 -27

Theo bảng trên ta chọn công suất khuấy trộn của tuabin là 7,5KW
Vậy chọn 4 máy khuấy tuabin ống phun có:
Công suất 7,5 KW
Công suất hòa tan Oxy : 10 kg O2/h
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả tính toán của bể Aerotank

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Kích thước đáy lớn: 25 x 25 mxm

2 Kích thước đáy nhỏ 17 x 17 mxm

3 Chiều cao tổng cộng 4,5 m

4 Thời gian lưu nước 14,7 h

Trang 117
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4.2.2 Bể lắng II
a. Nhiệm vụ

Lắng lượng bùn hoạt tính sinh ra từ bể Aerotank làm thoáng kéo dài.

b. Tính toán

Kích thước bể

Tải trọng bề mặt ứng với lưu lượng trung bình sau bể aerotank làm thoáng kéo dài ngày
là:3,2 – 16,4m3/m2.ngày

(Trang 153 sách TS.Trinh Xuân Lai(2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải)

Chọn L1= 16 m3/m2.ngày

Diện tích mặt thoáng của bể lắng đợt 2 trên mặt bằng ứng với lưu lượng trung bình theo công
thức:
TB
Qng 2500m3 / ngay
F1 = ày
= 3 2
= 156, 25m 2
L1 16m / m .ngay

Tải trọng bùn lớn nhất sau aerotank làm thoáng kéo dài: L2 = 6,8 kgbùn/m2.ngày

(Trang 153 sách TS.Trinh Xuân Lai(2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải)
h
(Qmax + Qthh ) × X ×10−3 (229,174 + 114,587) × 2500 × 10−3
F2 = = = 126,38m 2
L2 6,8

Trong đó:
h
Qmax h
: lưu lượng lớn nhất trong giờ Qmax =229,174 m3/h

Qthh : lưu lượng tuần hoàn lớn nhất trong giờ, Qthh =0,5 x Qmax
h
=114,587m3/h

X: Nồng độ VSS trong nước thải vào bể lắng, X = 2500mg/l

Diện tích mặt thoáng thiết kế của bể lắng đợt II trên mặt bằng sẽ là giá trị lớn nhất của F1 và
F2. Như vậy diên tích mặt thoáng thiết kế chính là F = F1 =156,25 m2

Trang 118
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Trang 151 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý
nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Đường kính bể lắng ly tâm

4F 4 ×156, 25
D= = = 14m
π π

Vậy chọn kích thước đường kính để xây dựng bể lắng là 14m

Chọn chiều cao hữu ích của bể lắng là : H = 3 m

Chiều cao lớp bùn lắng: hb = 1,2 m

Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3 m

Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt 2:

Htc = H + hb + hbv = 3 + 1,2 +0,3 = 4,5 m


Thể tích hữu ích bể lắng ly tâm

V = F x Htc = 156,25x 4,5 = 703,125m3


Tính toán các ống trung tâm

Đường kính ống trung tâm

d= 20% D = 0,2 x 14 = 2,8m


Chiều cao ống trung tâm

h = 60%H = 0,6 x 3 = 1,8 m


Thể tích bể ly tâm đợt II theo công thức:

W = F x H = 156,25 x 3 = 468,75 m3

Kiểm tra thời gian lưu nước trong bể lắng

W 468, 75
t= = = 3h
Q + Qth 104,17 + 52, 085

Tải trọng máng tràn

Trang 119
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Q 2500
Ls = = = 56,84 m3/m.ngày
π × D π ×14
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép Ls < 500 m3/m.ngày

(Nguồn:Trang 151 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử
lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Hố gom bùn II

Lượng bùn dư cần thải bỏ mỗi ngày: G2 = 263,76 kg bùn /ngày

Lưu lượng bùn cần xử lý: Q2 = 55,5 m3/ngày

Chọn thời gian lưu bùn t = 3h


Thể tích hố gom bùn
b
Qngay ×t 55,5 × 3
V= = = 6,94m3
24 24
Chọn chiều cao hố gom: h = 1,2m
Chiều cao bảo vệ 0,3m
Diện tích hố gom
V 6,94
F= = = 5, 78m 2
H 1, 2
Kích thước của hố gom: L: B :H = 3m x 2m x1,2m
Chọn bơm bùn: bơm chìm 3’’ Electric Diaphragm pump với các thông số sau:
Q = 58 GPM= 6,81 m3/h
H = 11m
P = 1,5 Hp
Máng răng cưa:

Máng răng cưa được thiết kế 10 khe/m dài, với các thông số như sau: chiều cao của khe hình
chử V là 60 mm, rộng của mỗi khe là 60 mm và khoảng cách giữa các khe là 40 mm.

Như vậy mỗi bên thành máng với chiều dài là 14m có 140 khe. Tổng số khe của máng răng
cưa là 280 khe. Chọn chiều cao của máng răng cưa 0,2m

Lưu lượng nước chảy qua mỗi khe là:

Trang 120
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

QhTB 104,17
Qkhe = = = 10,33 ×10−5 m3 / s.khe
3600 × 280khe 3600 × 280

Kiểm tra mực nước trong khe:

Ta có:

8 φ
Qkhe = × Cd × 2 g × H 5/2 × tg = 10, 33 × 10−5 m3 / s.khe
5 2

Trong đó:

Cd: hệ số lưu lượng chọn Cd = 0.6


g: gia tốc trọng trường (m/s)
φ : Góc ở đáy khe φ = 36,87o
H: mực nước qua khe (m)
H = 0,022 m = 22 mm < 52 mm chiều sâu của khe

Vậy máng răng cưa có 280 khe với kích thước mỗi khe: L x H = 60 mm x 52 mm.

Tải trọng thu nước trên một máng dài:

104,17m3 / h
q= = 10,33 ×10−4 m3 / s.m
3600 s / h × 14m × 2máng

Khe dịch chuyển

Chọn kích thước của khe dich chuyển B x H = 10mm x 150mm. Dùng 14 khe dịch chuyển,
khe được đặt cách nhau 1m

Chất lượng nước sau khi qua Aerotank kéo dài và bể lắng 2

Hàm lượng BOD5 còn lại sau khi ra khỏi lắng II: 147 x (1 – 0,8) = 29,4 mg/l

Hàm lượng SS còn lại sau khi ra khỏi lắng II: 87,72 x (1 -0,43) = 50 mg/l

Trang 121
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Bảng 4.20 Tóm tắt kết quả tính toán của bể lắng 2

STT Thông số Giá trị Đơn vị


1 Đường kính bể 14 m
2 Chiều cao bể 4,5 m
3 Đường kính ống trung tâm 2,8 m
4 Chiều cao ống trung tâm 1,8 m
5 Thời gian lưu nước 3 h

4.2.3 Bể nén bùn


a. Nhiệm vụ

Bể nén bùn giúp làm giảm thể tích của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạn một phần lượng nước
có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bị xử lí phía sau và giảm khối lượng phải vận
chuyển.

b. Tính toán

Bảng 4.21 Thông số thiết kế của bể nén bùn

Tải trọng chất rắn Nồng độ bùn sau


STT Thông số thiết kế (kg/m2.ngày) nén (%)

1 Cặn tươi 98 ÷ 146 8 ÷ 10


2 Căn tươi đã kiềm hóa bằng vôi 98 ÷ 122 7 ÷ 12
3 cặn tươi + bùn từ bể lọc sinh học 49 ÷ 59 7÷9
4 Căn tươi + bùn từ bể bùn hoạt tính 29 ÷ 49 4÷7
5 Bùn từ bể lọc sinh học 39 ÷ 49 7÷9
6 Bùn hoạt tính dư 24 ÷ 29 2,5 ÷ 3
7 Bùn từ xử lý bậc cao + vôi 293 12 ÷ 15

Trang 122
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

(Nguồn: Trang 154 sách Lâm Minh Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước
Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Thể tích cặn tươi cần xử lý ở bể lắng I: Q1 = 5,855 m3/ ngày

Thể tích bùn dư cần xử lý ở bể lắng II: Q2 = 55,5 m3/ ngày

Tổng lưu lượng bùn xả ra mỗi ngày

Q = Q1 + Q2 = 5,855 + 55,5 = 61,36 m3 / ngày

Tổng lượng bùn nén

G = G1 + G2 = 322 + 263,76= 585,76kg/ngày

Hàm lượng TS vào của hổn hợp bùn vào bể nén bùn:

Qtuoi × TStuoi + Qdu × TS du 5,855 × 5% + 55,5 × 1%


TSvao = = = 1, 4%
Qtuoi + Qdu 5,855 + 55,5

Giả sử :

Toàn bộ lượng bùn hoạt tính dư lắng xuống đáy bể

Hàm lượng bùn sau nén đạt:TSnén = 4%

Dựa vào sự cân bằng vật chất ta có:

Qtruocnen × TS # $ = Q % &' × TS ra
Q × TS # $ 61, 36 × 1, 4
Q % &' = truocnen = = 21, 476 m3 / $(
TS ra 4

Lượng nước dư thu từ bể nén bùn:

Qnướcdư = Qtrướcnén – Qsau nén = 61,36 – 21,476 = 39,884 m3/ngày

Nồng độ bùn hoạt tính trong khoảng 5000 – 8000 mg/l thì chọn tải trọng tính toán lên diện
tích mặt thoáng của bể nén bùn là qo = 0,3m3/m2.h

Chọn tải trọng riêng của hổn hợp bùn tươi + bùn từ bể lọc sinh học là : 50 kg/m2.ngày

Diện tích của bể nén bùn ly tâm được tính theo công thức:

Trang 123
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

585, 76kg / ngay


F= = 11, 72m 2
50kgSS / m2 .ngay

Kiểm tra thời gian lưu bùn

F × hb 11, 72 × 1, 2
SVR = = = 0, 65ngay = 15, 7 h
Qnen 21, 476

Thoả mãn điều kiện: SVR = 0,5 – 2 ngày

Diện tích bề mặt ống trung tâm:

π ×d2 π × 0,22 × D2
f = = = 0,04 × F = 0,04 ×11,72 = 0,47 m2
4 4

Đường kính bể nén bùn:

4 × (F + f ) 4 × (11,72 + 0, 47)
D= = = 3,94 m
π π

Chọn đường kính xây dựng là 4m

Chiều cao công tác của bể nén bùn

H = qo × t = 0,3 × 9 = 2, 7 m

Với t: thời gian nén bùn khoảng 9h -11h. chọn t =9h

Chọn chiều cao vùng nén bùn: hnén=1,2m

Chọn chiều cao bảo vệ: hbv=0,3m

Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn:

H = h + hnén+ hbv= 2,7 m + 1,2 m + 0,3 m = 4,2 m

Chiều cao ống trung tâm: h = 60%H = 0,6 x 4,2m = 2,52 m

Kích thước bể nén bùn: D x H = 4m x 4,2m

Tốc độ quay của hệ thống thanh gạt là: 0,75 – 4 h-1. khi dùng bơm bùn thì chọn v =1h-1

Trang 124
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Độ nghiên của đáy ở bể nén bùn tính từ thành bể đến hố thu khi dùng hệ thống thanh gạt là
1%.

Nếu giả sử toàn bộ lượng bùn vào lắng xuống đáy bể thì lưu lượng bùn sau khi nén cần được
xử lý (Qsau nén) được xác định như sau

Đường kính máng tràn thu nước:

Dmáng = 0,8 D = 0,8 x 4 = 3,2 m

Tải trọng máng tràn :

Q nuoc 39, 884


L m ang = = = 0, 52 m 3 / m .h
D m ang 3, 2 × 24

Tính đường ống dẫn nước lại bể điều hòa

Lưu lượng nước tách ra từ bể nén:

Qn = 39,884m3/ngày = 46,16 x 10-5 m3/s

Chọn vận tốc nước trong ống v = 0,5 m/s

Đường kính ống:

4 × 4 6 ,1 6 × 10 − 5
Dong = = 0, 024m = 24 m m
0, 5 × π

Chọn ống sắt tráng kẽm hàng Việt – Đức với D = 25 mm và bề dày 2,1mm

Đường ống dẫn bùn:


Chọn vận tốc bùn đi trong ống là: v = 0,1 m/s
Từ bể lắng I:

4 × 5,855
)= = 0, 03 m
24 × 3600 × π ×

Chọn ống Φ 32 dày 2,1mm


Từ bể lắng II:

Trang 125
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

4 × 55,5
)= = 0, 09 m = 90mm
24 × 3600 × π ×

Chọn ống Φ 100 dày 3,2mm

Bảng 4.22 Tóm tắt kết quả tính toán của bể nén bùn ly tâm

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Đường kính bể 4 m

2 Chiều cao bể 4,2 m

3 Đường kính ống trung tâm 0,8 m

4 Chiều cao ống trung tâm 1,62 m

5 Thời gian nén bùn 9 h

4.2.4 Máy lọc ép băng tải


a. Nhiệm vụ

Dùng để khử nước ra khỏi bùn vận hành dưới chế độ cho bùn liên tục vào thiềt bị. Về
nguyên tắc, để tách nước ra khỏi bùn thì áp dụng các công đoạn sau:
Ổn định bùn bằng hoá chất
Tách nước dưới tác dụng của trọng lực
Tách nước dưới tác dụng của lực ép dây đai nhờ truyền động cơ khí
b. Tính toán

Khối lượng cặn cần xử lý từ bể nén bùn trọng lực

Lưu lượng bùn cần đưa vào máy:

Qb = 21,5 m3/ngày

Trang 126
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Giả sử hàm lượng bùn hoạt tính sau nén có C = 50kg/m3(Nguồn: Trang 502 sách Lâm Minh
Triết,Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.(2006).Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp.Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Khối lượng bùn cần ép trong 1 ngày

M = Qb x C = 21,5 m3/ngày x 50 kg/m3 = 1075 kg/ngày

Bùn trước khi được ép có tạo điều kiện bằng châm polymer: liều lượng polymer sử dụng
4,5kg/tấn DS.

Lượng polymer sử dụng trong một ngày

Mp = M × Cpolymer = 1075 x 10-3 × 4,5 = 4,84 Kg


Máy ép làm việc 12h/ngày

Lượng cặn đưa vào máy trong một giờ

M 1075
Gh = = = 89, 6 kg/h
12 12

Chỉ tiêu thiết kế : máy ép bùn trên thị trường có chiều rộng băng từ 0,5 – 3,5m. Tải trọng
trên 1m rộng của băng tải dao động từ 90 – 680 Kg/m chiều rộng băng.giờ, lượng nước lọc
qua băng từ 1,6 – 6,3 L/m rộng.giây

Chiều rộng băng tải nếu chọn băng tải có năng suất 90 Kg/m.rộng.giờ

* 90
= = = 1m

Chọn máy ép có chiều rộng băng là 1m có năng suất là 90 Kgcặn/m.h, công suất 5 – 10 m3/h

Trang 127
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

5. CHƯƠNG 5: KHÁI QUÁT KINH TẾ


5.1 Mô tả công trình

Bảng 5.1 Mô tả công trình

STT Công trình số lượng Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Dài 3 m
Bê tông cốt thép,
1 Mương đặt SCR 2 Rộng 0,54 m
mac 200
Cao 0,7 m

Dài 4,5 m

Rộng 4,5 m Bê tông cốt thép,


2 Hầm tiếp nhận I 1
Cao 2,7 m mac 200

Thể tích 55 m3

Dài 2 m

Rộng 2 m
3 Hầm tiếp nhận II 1
Cao 2,7 m

Thể tích 11 m3 Bê tông cốt thép,

Dài 2 m mac 200

Rộng 2 m
4 Bể lắng cát 2 ngăn
Cao 2,7 m

Thể tích 11 m3

Dài 15 m

Rộng 10 m Bê tông cốt thép,


5 Bể điều hòa 1
Cao 4,5 m mac 200

Thể tích 675 m3

Trang 128
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Đường kính 9 m
Bê tông cốt thép,
6 Bể lắng ly tâm I 1 cao 4 m
mac 200
Thể tích 254,34 m3

Dài 6 m

12 ngăn Rộng 3,5 m

Cao 4 m Bê tông cốt thép,

7 Bể lọc sinh học Dài 21 m

Rộng 12 m mac 200


1 bể
Cao 4 m

Thể tích 1008 m3

Đường kính 12 m
Bê tông cốt thép,
8 Bể lắng ly tâm đợt II 1 cao 4 m
mac 200
Thể tích 452,16 m3

Dài 5 m

6 ngăn Rộng 0,8 m

Cao 1,2 m
Bê tông cốt thép,
9 Bể khử trùng Dài 5,3 m
mac 200
Rộng 5 m
1 bể
Cao 1,2 m

Thể tích 32 m3

Đường kính 4 m
Bê tông cốt thép,
10 Bể nén bùn 1 cao 4,5 m
mac 200
Thể tích 56,52 m3

11 Aerotank (PA2) 1 Đáy lớn: dài x 25 x 25 mxm Bê tông cốt thép,

Trang 129
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

rộng mac 200

đáy nhỏ: dài x


17 x 17 mxm
rộng

Cao 4 m

Thể tích 1872 m3

Đường kính 14 m
Bê tông cốt thép,
12 Bể lắng (PA 2) 1 cao 4 m
mac 200
Thể tích 615,44 m3

Đường kính 4 m
Bê tông cốt thép,
13 Bể nén bùn (PA 2) 1 cao 4,2 m
mac 200
Thể tích 52,752 m3

5.2 Tính toán chi phí

5.2.1 Chi phí thiết bị và xây dựng


Bảng 5.2 Chi phí thiết bị và xây dựng

TT HẠNG MỤC SL ĐV ĐƠN GIÁ T. TIỀN

A. THIẾT BN CHUNG

1 Song Chắn Rác : B = 0,3m, 02 bộ 8.000.0000 8.000.000


b = 18mm

2 Bơm nước thải bể gom I 03 bộ 25.000.000 75.000.000


Ebara100 DML 60m3/h ,
H=10,6m, P = 5,5 kw

Trang 130
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

3 Bơm nước thải bể gom II 02 bộ 15.000.000 30.000.000


Ebara DW200 24m3/h ,
H=10,9m, P = 1,5 kw

4 Bơm nước thải bể điều hòa 3 bộ 20.000.000 60.000.000


Ebara 80 DML 53,7

Q=60 m3/h, H = 10,7m, P


= 3,7 kw

5 Lưới lượt rác shinmaywa 2 bộ 5.000.000 10.000.000


114 m3/h

6 Bơm khí nâng (0,375 1 bộ 8.000.000 8.000.000


3
m /ngày)

7 Máy thổi khí Taiko: SSR 2 bộ 300.000.000 600.000.000


100H

Q= 8,5 m3/ph, P = 45kw

8 Máy thổi khí Taiko 3 bộ 100.640.000 301.920.000


SSR200

Q = 37,66 m3/phút, P=
30kw

9 Bơm định lượng Doseuro

Q = 435l/h, H= 10kg/cm2 02 cái 15.000.000 30.000.00

10 Ống trung tâm của bể lắng


I và II bộ
01 15.000.000 15.000.000
Lắng I: D x H =1,8mx1,8

Trang 131
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

m 16.000.000 18.000.000

Lắng II: DxH = 2,4mx1,8m

11 Máng răng cưa của bể lắng


I và II
01 bộ 10.000.000 10.000.000
Lắng I: D = 8,2m,
12.000.000 12.000.000
Lắng II: D = 19,2m

12 Bơm bùn ở hố gom bùn 02 bộ 25.000.000 50.000.000

13 Bơm bùn ly tâm ở bể nén 01 bộ 25.000.000 25.000.000


bùn

14 Hệ thống ống dẫn & phụ 01 ht 200.000.000 200.000.000


kiện

15 Tủ điện điều khiển 01 bộ 50.000.000 50.000.000

16 Motor giảm tốc cho 01 Bộ

Lắng I 2 vòng/h 21.000.000 21.000.000

Lắng II 3 vòng/h 18.000.000 18.000.000

17 Máy ép bùn Yuanchang, 01 bộ 345.000.000 345.000.000


kích thước đai 750, đai kép

Tổng cộng: 1.866.920.000

THIẾT BN RIÊNG PHƯƠNG ÁN I

18 Vật liệu lọc (nhựa ruột gà) 756 m3 2.000.000 1.512.000.000

Trang 132
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

19 Đĩa phân phối khí 780 cái 50.000 39.000.000

20 Sàn đỡ vật liệu 1 cái 25.000.000

1.576.000.000

THIẾT BN RIÊNG PHƯƠNG ÁN 2

21 Tuabin 7,5 kw 04 cái 60.000.000 240.000.000

B. XÂY DỰNG

1 Hầm tiếp nhận và mương 16 m3 1.800.000 28.800.000


đặt song chắn

2 Bể lắng cát 8 m3 1.800.000 14.000.000

3 Bể điều hòa 60 m3 1.800.000 108.000.000

4 Lắng II 29 1.800.000 52.200.000

5 Hố gom bùn (2 hố) 7 2.000.000 14.000.000

6 Bể chứa nước trung gian 5 1.800.000 9.000.000

7 Bể khử trùng 14 1.800.000 25.200.000

8 Bể nén bùn 9 1.800.000 16.200.000

9 Nhà điều hành 200.000.000

Tổng 467.400.000

10 Bể lắng I (PA 1) 20 1.800.000 36.000.000

11 Bể lọc (PA 1) 150 1.800.000 216.000.000

Trang 133
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

12 Bể Aerotank làm 170 1.800.000 306.000.000


thoáng(PA 2)

Tổng cộng:719.400.000 (PA1)

773.400.00 (PA2)

Stt Chi phí Ký hiệu Cách tính Giá trị

1 Thiết bị A 3.064.900.000 (PA 1)

2.106.920.000 ( PA 2)

2 Xây dựng B 719.400.000 (PA1)

773.400.000 (PA2)

3 Thuế GTGT 10% C 10%(A+B) 378.340.000 (PA1)

288.032.000 (PA2)

4 TỔNG CỘNG A+B+C 4.162.730.000 (PA1)

3.168.352.000 (PA2)

Giả sử thời gian khấu hao là 20 năm đối với công trình xây dựng và 10 năm đối với thiết bị
máy móc,

Chi phí trung bình

Phương án 1:

(719.400.000 / 20 năm + 3.442.920.000 VNĐ/10 năm) : 360 ngày/năm : 2500 m3/ng

= 422,5 VNĐ/ m3

Phương án 2:

(773.400.000 / 20 năm + 2.106.920.000 VNĐ/10 năm) : 360 ngày/năm : 2500 m3/ng

Trang 134
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

= 277 VNĐ/ m3

5.2.2 Chi phí vận hành


a. Chi phí điện năng

Bảng 5.3 Chi phí điện năng

Thiết bị SL Định mức Thời gian họat Điện tiêu thụ


điện (Kw) động (giờ) (Kw/ngày)
Bơm nước thải bể gom chạy 2 5
bơm P = 5,5 kw và 1 bơm 1,5 12,5 24 900
kw
Bơm nước thải bể điều hòa (01 3
3,7 24 178
cái luân phiên)
Bơm bùn từ hố gom I 1 1,12 1 1,12
Bơm bùn từ hố gom II 1 1,12 2 2,24
Bơm bùn từ bể nén bùn 1 4 20 160
Máy thổi khí bể điều hòa (chạy 2
45 24 1080
luân phiên)
Motor quay lắng 2 1 2 24 48
Motor quay bể nén bùn 1 5 24 120
Bơm định lượng 2 0,25 24 12
Máy ép bùn 01 1,2 5 6
TỔNG CỘNG PHẦN CHUNG 2.507,36
Motor quay lắng 1 (PA1) 1 1,5 24 36
Máy thổi khí trong bể lọc (chạy 2 30 24 720
luân phiên) (PA1)
RIÊNG PHƯƠNG ÁN 1 756
Tuabin (PA2) 4 7,5 24 720
RIÊNG PHƯƠNG ÁN 2 720

Trang 135
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

TỔNG 3263,36 (PA1)


3.227,36 (PA2)
Chi phí điện năng cho 1m3 nước thải trong một ngày.

Phương án 1:

T1 = (3263,36 kW/ng x 1200 đ/kW) / 2500m3/ng = 1566,4 đ/m3.ng

Phương án 2:

T1 = (3263,36 kW/ng x 1200 đ/kW) / 2500m3/ng = 1500đ/m3.ng

b. Chi phí hóa chất.

Lượng hóa chất clorine tiêu thụ cho một ngày:

5 g/m3 x 2500 m3/ng = 12,5 kg/ng

Lượng polymer :

80g/m3 x 2500 m3/ng = 5 kg/ng.

Chi phi hóa chất cho một 1m3 nước thải trong một ngày

T2 = (12,5 x10.000 + 5x 90.000) /2500= 230đ/m3ng

c. Chi phí nhân công

Số lượng công nhân: 10 người

Chi phí nhân công cho 1 ngày: 70.000đ/ngày

Chi phí nhân công cho 1m3 nước thải:

T3 = 10 x70.000/2500 = 280 đ/m3

Tổng chi phí vận hành cho 1m3/ nước thải

Phương án 1:

Tvh = T1 + T2 + T3 = 1566,4 + 230 + 280 = 2076,4 Đ/m3.

Phương án 2:

Trang 136
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tvh = T1 + T2 + T3 = 1.500 + 230 + 280 = 2.010 Đ/m3.

Chi phí xử lý cho 1 m3 tính cả chi phí đầu tư

Phương án 1:

T = Tdt + Tvh = 422,5+ 2.076 = 2500 Đ/m3

Phương án 2:

T = Tdt + Tvh = 277+ 2.010 = 2.287 Đ/m3

5.3 Phương pháp phân tích và lựa chọn công nghệ

Các phương pháp, dây chuyền công nghệ và các công trình xử lý nước thải trong đó phải
được lựa chọn trên các cơ sở sau:

Quy mô (công suất) và đặc điểm đối tượng thoát nước.


Tính chất và lưu lượng nước thải.
Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó.
Mức độ và các giai đoạn xử lý nước thải cần thiết.
Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất thủy văn…
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải tại địa phương.
Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế của địa phương (nuôi cá, tưới
ruộng, giữ mực nước tạo cảnh quan đô thị…).
Diện tích và vị trí dất đai sử dụng để xây dựng trạm xử lý.
Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác.

Các trạm xử lý nước thải công suất vừa và nhỏ phải đảm bảo một loạt các yêu cầu như
xây dựng đơn giản, dễ hợp khối các công trình, diện tích chiếm đất nhỏ, dễ quản lý vận hành
và chi phí đầu tư xây dựng không lớn. Yếu tố hợp khối công trình là một trong những yếu tố
cơ bản khi xây dựng các trạm xử lý công suất vừa và nhỏ ở điều kiện nước ta.

Để có công nghệ thích hợp ứng dụng cho từng trường hợp cụ thể, cần phải cân nhắc lựa
chọn các yếu tố nêu trên để đưa ra phương án xử lý tối ưu.

Trang 137
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Đối với nước ta, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta không thể xử lý nước thải
sinh hoạt sử dụng mương thấm, bãi thấm, hồ sinh học hay bãi ruộng lau sậy vì chúng ta
không có nhiều diện tích đất trống.

Mặt khác, nước sinh hoạt thường có tích chất thay đổi, cùng với luật môi trường, yêu cầu
chất lượng nước thải đã xử lý ngày càng chặt chẽ, trong các nhà máy đang hoạt động cũng
như khu dân cư diện tích mặt bằng dành cho trạm xử lý nước thải cũng rất hạn chế.

Nhìn chung hai phương án chỉ khác nhau ở công trình chính: phương án 1 là bể lọc sinh
học với lớp vật liệu ngập nước, phương án 2 dùng Arotank làm thoáng kéo dài. Xét về mặt
kinh tế thì bể Aerotank có chi phí thấp hơn bể lọc sinh học do vật liệu lọc khá đắt tiền. Về
mặc kỹ thuật thì hiệu quả xử lý của bể lọc cao hơn và có thời gian lưu cũng ngắn hơn, do đó
mà diện tích xây dựng bể cũng nhỏ hơn. Đặc biệt khu xử lý nước thải sinh hoạt đặt ngay
trong cạnh khu dân cư, bể aerotank trong quá trình hoạt động sẽ có có mùi hôi hơn so với bể
lọc.

Kết hợp các yếu tố trong phương pháp đánh giá và lựa chọn phương án cùng với các vấn
đề trên thì phương án khả thi là phương án 1

Trang 138
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

6. CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH


ĐƠN VN
6.1 Giai đoạn thi công

6.1.1 Giải pháp thi công và chỉ tiêu kỹ thuật

Từ thiết kế đến thi công:

Căn cứ vào bản vẽ mặt bằng tổng thể và các bản vẽ chi tiết, xác định hiện trạng mặt
bằng sẽ xây dựng các hạng mục xây dựng : kích thước, cao trình, vị trí. Xác định các sai số
trong thiết kế và thực tế để thống nhất với nhà đầu tư phương án giải quyết.

Dựa trên các bảng vẽ thiết kế cơ bản đã có, lập các bảng vẽ triển khai cụ thể để chế tạo,
gia công và lắp đặt các thiết bị, tủ điện điều khiển, đường ống kỹ thuật, đường dây điện ...

Đơn vị thi công sẽ xác định vị trí chính xác các thiết bị trên mặt bằng hiện trạng theo
thiết kế và mặt bằng hiện trạng.

Lắp đặt hệ thống thiết bị, đường ống công nghệ.

Việc lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ được tiến hành sau khi đã định vị chính xác
vị trí các thiết bị và các cao độ .

Trong quá trình thi công, cao trình đường ống sẽ được kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ
để đảm bảo chính xác.

Phần lớn các đường ống công nghệ là ống sắt tráng kẽm và ống nhựa PVC. Thi công
ghép nối giữa các ống kim loại và ống nhựa có đường kính Φ lớn hơn 168 được ghép bằng
mặt bích, các ống kim loại đặt âm dưới mặt đất và các ống có đường kính nhỏ hơn 114 sẽ
được hàn với nhau và sẽ tiến hành cNn thận nhằm đảm bảo chất lượng mối ghép và tuổi thọ
công trình .

Các đường ống công nghệ được cố định bằng móc nhựa, móc sắt. Các đường ống có
cao độ âm (<0) so với mặt đất hiện hành thì sẽ đi chìm và san lấp lại mặt bằng. Các đường
ống ngầm chỉ được lấp sau khi đã thử nước và xử lý các chổ rò rỉ.

Trang 139
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Lắp đặt hệ thống đường điện kỹ thuật.

Tất cả thiết bị điện, dây điện được chọn lựa phù hợp với công suất thiết bị và đảm bảo
an toàn cho các động cơ và người sử dụng.

Tất cả các dây điện đều được đi trong máng dẫn hay ống PVC. Hạn chế tối đa các mối
nối dây điện trên đường dẫn.

Đối với các động cơ ở xa tủ điều khiển, ngoài thiết bị bảo vệ tại tủ điều khiển trung tâm
còn có cầu dao cắt động cơ tại vị trí thuận tiện để cắt điện khi cần thiết.

Các động cơ điện sẽ hoạt động theo 2 chế độ : tự động và điểu khiển bằng tay.

6.1.2 Công tác chạy thử không tải

Công tác chạy thử không tải được tiến hành ngay sau khi toàn bộ hệ thống xử lý lắp đặt
xong và được tiến hành bằng nước sạch.

Trong quá trình chạy thử, các thông số như áp lực, cường độ dòng điện làm việc của các
động cơ, lưu lượng bơm... được theo dõi và điều chỉnh thích hợp.

6.2 Nguyên nhân và biện nhân khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống

Nhiệm vụ của trạm xử lý nước thải là bảo đảm xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn
tiếp nhận đạt tiêu chuNn quy định một cách ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều
nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới sự phá hủy chế độ hoạt động bình thường của các công
trình xử lý nước thải, nhất là các công trình xử lý sinh học. Từ đó dẫn đến hiệu quả xử lý
thấp, không đạt yêu cầu đầu ra.

Những nguyên nhân chủ yếu phá hủy chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý
nước thải:

Lượng nước thải đột xuất chảy vào quá lớn hoặc có nước thải sản xuất hoặc có nồng độ
vượt quá tiêu chuNn thiết kế.

Nguồn cung cấp điện bị ngắt.

Lũ lụt toàn bộ hoặc một vài công trình.

Trang 140
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tới thời hạn không kịp thời sữa chữa đại tu các công trình và thiết bị cơ điện.

Công nhân kỹ thuật và quản lý không tuân theo các quy tắc quản lý kỹ thuật, kể cả kỹ
thuật an toàn.

Quá tải có thể do lưu lượng nước thải chảy vào trạm vượt quá lưu lượng thiết kế do
phân phối nước và bùn không đúng và không đều giữa các công trình hoặc do một bộ phận
các công trình phải ngừng lại để đại tu hoặc sữa chữa bất thường.

Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của
từng công trình. Ngoài các số liệu về kỹ thuật còn phải chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng
thiết kế của các công trình. Để định rõ lưu lượng thực tế cần phải có sự tham gia chỉ đạo của
các cán bộ chuyên ngành.

Khi xác định lưu lượng của toàn bộ các công trình phải kể đến trạng thái làm việc tăng
cường _ tức là một phần các công trình ngừng để sữa chữa hoặc đại tu. Phải bảo đảm khi ngắt
một công trình để sữa chữa thì số còn lại phải làm việc với lưu lượng trong giới hạn cho phép
và nước thải phải phân phối đều giữa chúng.

Để tránh quá tải, phá hủy chế độ làm việc của các công trình, phòng chỉ đạo kỹ thuật _
công nghệ của trạm xử lý phải tiến hành kiểm tra một cách hệ thống về thành phần nước theo
các chỉ tiêu số lượng, chất lượng. Nếu có hiện tượng vi phạm quy tắc quản lý phải kịp thời
chấn chỉnh ngay.

Khi các công trình bị quá tải một cách thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ nước
thải phải báo lên cơ quan cấp trên và các cơ quan thanh tra vệ sinh hoặc đề nghị mở rộng
hoặc định ra chế độ làm việc mới cho công trình. Trong khi chờ đợi, có thể đề ra chế độ quản
lý tạm thời cho đến khi mở rộng hoặc có biện pháp mới để giảm tải trọng đối với trạm xử lý.

Để tránh bị ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập.

Trang 141
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

6.3 Tổ chức quản lý và kỹ thuật vận hành

6.3.1 Tổ chức quản lý

Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ
cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm tùy thuộc vào công
suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải cả mức độ cơ giới và tự động hóa của trạm.

Đối với trạm xử lý công suất 2.500m3/ngày thì cần 02 cán bộ kỹ thuật để quản lý, vận
hành hệ thống xử lý nước thải.

Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu
quả xử lý.

Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý
công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ đó.

Đối với tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.

Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trước.

Nhắc nhở những công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa sai sót.

Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh
các công trình và dây chuyền đó.

Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý
công trình được tốt hơn, đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.

6.3.2 Kỹ thuật an toàn

Khi công nhân mới làm việc phải đặc biết chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về
cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy
móc thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

Mọi công nhân phải được trang bị quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động khác. Ở
những nơi làm việc cạnh các công trình phải có chậu rửa, tắm và thùng nước sạch. Các công
việc liên quan đến Chlorine lỏng thì phải có hướng dẫn và quy tắc đặc biệt.

Trang 142
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

6.3.3 Bảo trì

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ
thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra.

Các công tác bảo trì hệ thống bao gồm :

a. Hệ thống đường ống :

Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoăc tắc nghẽn
cần có biện pháp xử lý kịp thời.

b. Các thiết bị :

Máy bơm :

Hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra bơm có đNy nước lên được hay không. Khi
máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau :

+ Nguồn điện cung cấp có bình thường không.

+ Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không.

+ Động cơ bơm có bị cháy hay không.

Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân
để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.

Động cơ khuấy trộn.

- Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các động cơ khuấy trộn

- Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua-roa.

Các thiết bị khác.

Định kỳ 3 tháng vệ sinh xúc rửa các thiết bị, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị
(bằng cách cho nước sạch trong các thiết bị trong thời gian từ 30 - 60 phút). Đặc biệt chú ý
xối nước mạnh vào các tấm lắng tránh tình trạng bám cặn trên bề mặt các tấm lắng.

Trang 143
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

6.4 Sự cố và biện pháp khắc phục

Một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử lý:

Các công trình bị quá tải : phải có tài liệu về sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý
và cấu tạo của từng công trình , trong đó ngoài các số liệu về kỹ thuật cần ghi rõ
lưu lượng thiết kế của công trình.

Nguồn diện bị ngắt khi trạm đang hoạt động: có nguồn điện dự phòng kịp thời
khi xảy ra sự cố mất điện (dùng máy phát điện)

Các thiết bị không kịp thời sửa chữa : các thiết bị chính như máy nén khi hoặc
bơm đều phải có thiết bị dự phòng để hệ thống được hoạt động liên tục

Vận hành không tuân theo qui tắc quản lý kỹ thuật : phải nắm rõ quy tắc vận
hành của hệ thống.

Một số sự cố ở các công trình đơn vị như:

Song chắn rác : mùi hoặc bị nghẹt nguyên nhân là do nước thải bị lắng trước khi
tới song chắn rác. Cần làm vệ sinh liên tục.

Bể điều hoà: chất rắn lắng trong bể có thể gây nghẹt đường ống dẫn khí. Cần tăng
cường sục khí liên tục và tăng tốc độ sục khí.

Bể lọc sinh học: Bọt trắng nổi trên bề mặt là do thể tích bùn thấp vì vậy phải tăng
hàm lượng bùn hoạt tính. Bùn có màu đen là do hàm lượng oxy hoà tan trong bể thấp ,
tăng cương thổi khí. Có bọt khí ở một số chỗ là do thiết bị phân phối khí bị hư hoặc
đường ống bị nứt, cần thay thế thiết bị phân phối khí và hàn lại đường ống, tuy nhiên
đây là một công việc rất khó khăn do hệ thống hoạt động liên tục vì vậy khi xây dựng
và vận hành chúng ta phải kiểm tra kỹ.

Bể lắng: Bùn đen nổi trên mặt là do thời gian lưu bùn quá lâu, cần loại bỏ bùn
thường xuyên. Nước thải không trong là do khả năng lắng của bùn kém, cần tăng hàm
lượng bùn trong bể sục khí…

Trang 144
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

7. CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN


7.1 Kết luận

Trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế của khu A dự án Saigon Sport City – Quận 2-
Tp.HCM, cho thấy việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực
này là vô cùng cần thiết.

Việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải được căn cứ trên các yếu tố kinh tế (khả
năng tài chính của chủ dự án), các yếu tố kỹ thuật (công nghệ xử lý, hiệu quả xử lý) đồng thời
phải đáp ứng được các quy định, các tiêu chuNn môi trường hiện hành của Việt Nam.

Trên cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế của dự án, luận văn này đê xuất 2 phương án
khả thi là:

Phương án 1: phương pháp xử lý sơ bộ kết hợp và quá trình lọc sinh học hiếu khí với vật
liệu lọc nhựa ruột gà.

Phương án 2: phương pháp xử lý sơ bộ và quá trình Aerotank làm thoáng kéo dài.

Qua phân tích và tính toán, phương án 1 được lựa chọn với lý do thoả mãn được các yêu
cầu về kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Cụ thể như sau:

Khía cạnh môi trường

Hệ thống đảm bảo nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt tiêu chuNn cho phép TCVN
6772:2000. Khu vực dự án là khu liên hợp thể thao cao cấp, được quy hoạch và thiết kế theo
tiêu chuNn quốc tế, do đó yêu cầu vệ chất lượng môi trường, mỹ quan đô thị rất cao. Việc
triển khai dự án cũng như thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần thiết phải quan tâm
đến các khía cạnh tác động môi trường của dự án. Phương án này có đặc điểm là khả năng
hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh mùi hôi cho khu vực xung quanh, đây là một ưu
điểm nổi bật

Khía cạnh kinh tế của hệ thống xử lý

Trang 145
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Chi phí đầu tư cho toàn hệ thống xử lý nước thải khoảng 4,163 tỷ VNĐ. Công tác quản lý
vận hành khoảng 117,48 triệu/tháng. Trên thực tế, cần xem xét kỹ các giải pháp công nghệ
nhằm giảm thiểu suất lượng điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý nước thải cũng đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể. Với giá thành xử lý, mức vốn đầu tư
tính toán sơ bộ kể trên, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là hoàn toàn khả thi. Khả
năng hoàn vốn có thể thực hiện được thông qua việc thu phí nước thải tính trên lượng nước
tiêu thụ của từng hộ dân.

Khía cạnh kỹ thuật

Quy trình công nghệ đề suất thực hiện là quy trình phổ biến, không quá phức tạp về mặt
kỹ thuật. Quy trình này hoàn toàn có thể đảm bảo việc xử lý nước thải đạt tiêu chuNn yêu cầu,
đồng thời còn có khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai.

Nếu kết hợp tốt khía cạnh môi trường, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống thì hệ thống này
hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

7.2 Kiến nghị

Luận văn này đã tính toán và thiết kế chi tiết các công trình đơn vị của hệ thống xử lý.
Việc triển khai, xây dựng vận hành hệ thống trên thực tế đòi hỏi sự hợp tác toàn diện, tích
cực giữa các bên liên quan để đảm bảo công trình được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo các
yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng thành phNm.

Để đảm bảo công trình được vận hành đúng quy trình kỹ thuật, cần có chương trình đào
tạo nhân lực kỹ thuật có đủ khả năng vận hành, bảo trì hệ thống sau khi được bàn giao cho
chủ dự án.

Trang 146
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

Tài liệu tham khảo


Sách
[1] Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân,(2006). Xử lý nước thải dô
thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình. NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
[2] Trịnh Xuân Lai, (2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây
dựng
[3] Bộ xây dựng, tiêu chuNn xây dựng TCXD 51-84, (2001). Thoát nước mạng lưới bên
ngoài và công trình. NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
[4] Hoàng Văn Huệ,(2004). Công nghệ môi trường, tập 1 – xử lý nước.NXB Xây Dựng
[5] Hoàng Huệ, (2005). Giáo trình cấp thoát nướ. NXB Xây Dựng
[6] Lương Đức PhNm,(2003). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB
Giáo Dục.
[7] Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering – treatment, disposal and reuse, third
edition, Mc.Graw Hill.
[8] Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering – treatment and reuse, fourth edition,
Mc.Graw Hill.
Internet
1. http://www.pumpbiz.com
2. http://www.thietbinganhnuoc.com
3. http://www.manhbacson.com

Trang 147
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu A, dự án Sài Gòn Sport City, Quận 2, công suất 2500 m3/NĐ

PHỤ LỤC
BẢNG VẼ QUY HOẠCH KHU A VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRONG PHƯƠNG
ÁN ĐÃ LỰA CHỌN

Trang 148

You might also like