You are on page 1of 3

Những biểu hiện trong cách ứng xử của người Việt:

Ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao".

+ “… giàu sang chỉ là tạm thời…”

+ "Mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn,
thong thả, có đông con nhiều cháu".

+ "Yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người".

+ Người Việt trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực
đoan, thích an ổn.

+ Coi trọng hiện thế trần tục nhưng không bám lấy hiện thể, hay quá sợ hãi cái
chết (sống gửi thác về) : “ Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ
coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia.”, “Nhưng về tương lai, họ lo cho
con cháu hơn là linh hồn của mình”

+ Con người ưa chuộng của người Việt là “ con người hiền lành, tình nghĩa”

+ “Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên
tục nhưng không thượng võ…”

+ Không ca tụng trí tuệ mà coi trọng, đề cao sự khôn khéo, biêt thủ thế giữ mình,
gỡ được tình thế khó khăn: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn
khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình huống
khó khăn.”

+ “ Đối với cái dị kỉ, cái mới không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến
cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ
mình”.

+ Giao tiếp ứng xử ưa chuộng hợp tình, hợp lý.

Nhận xét:

Trần Đình Hựu đã có cái nhìn sắc sảo, thẳng thắn,phân tích thấu đáo những mặt
tích cực và những hạn chế của văn hóa truyền thống,đồng thời rút ra bản chất ,
nguyên nhân tạo nên những đặc điểm của nền văn hóa truyền thống,giúp chúng ta
có cái nhìn thấu đáo, bao quát về nền văn hóa dân tộc.Từ đó có ý thức phát huy
những ưu điêm, khắc phục những hạn chế để tạo tầm vóc lớn cho văn hóa dân
tộc.
Cách ứng xử có tình, có nghĩa là phù hợp với phong cách, lối sống của người
Việt Nam. Mối quan hệ giữa người với người trở nên đẹp đẽ, nhẹ nhàng hơn, từ
thái độ tôn trọng người khác, biết người biết ta. Thế mạnh của văn hoá ứng xử
của người Việt là sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tính lịch sự, thanh lịch. Như
Trần Đình Hượu cũng nói, nó là một trong những yếu tố để làm nổi bật văn hoá
Việt Nam là “thiết thực, linh hoạt, dung hoà”.
Học giả Cao Xuân Huy đã đưa ra hình ảnh – biểu tượng “Nước” để khái quát về
triết lí Việt Nam: “triết lí Nước” hay là Nhu đaọ. Nhà sử học Trần Quốc Vượng
thì viết: “Tôi gọi cái bản lĩnh – bản sắc biết nhu, biết cương, biết công, biết thủ,
biết “trông trời trông đất trông mây…” rồi tuỳ thời mà làm ăn theo chuẩn mực
“nhất thì nhì thục”… ấy là khả năng ứng biến của người Việt Nam, của lối sống
Việt Nam, của văn hoá Việt Nam”
Hạn chế của lối văn hoá ứng xử qua những đúc kết của Trần Đình Hượu cho
thấy, người Việt không có khát vọng sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong
gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao. Điều này vô tình
trở thành một sự níu chân khiến cho tầm vóc con người Việt Nam khó vươn lên
để khẳng định chính mình trên các nền văn hoá ứng xử lớn của thế giới.
Văn hoá ứng xử của Việt Nam khi đặt ở một tầm nhìn rộng hơn, dường như
không thể hiện được quá nhiều ưu điểm trong đôi mắt của các bạn bè quốc tế.
Khi thực tiễn chứng minh, đa số người nước ngoài đều không mấy thoải mái khi
nhìn về cách ứng xử của người Việt ở nước họ, thậm chí “người Việt Nam”
bỗng dưng trở thành một hiện tượng về cái xấu về cách ứng xử. Chúng ta cần
phải học hỏi từ cách ứng xử của các nền văn hoá khác, như văn hoá của người
Nhật – một trong những văn hoá ứng xử được ca ngợi và trở thành hình mẫu
chuẩn mực của người phương Đông cũng như thế giới. Chúng ta cũng cần phải
thay đổi và khắc phục các nhược điểm, không để lại sự tụt lùi và một nền văn
hoá ứng xử không mấy tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Như Trần Đình Hượu khi kết thúc bài viết, có điểm ưu thì cũng phải có điểm
nhược, nhưng nói về nhược không phải để tự ti hay miệt thị dân tộc, mà để nhìn
thấy những thiếu sót để hoàn thiện và trở nên tốt hơn. Khi biết nhìn nhận thấu
đáo văn hoá theo cái nhìn toàn diện, “Nền văn hoá tương lai” của Việt Nam sẽ là
một nền văn hoá tiến bộ nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc. Có hoà nhập mà
không hoà tan, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá dân
tộc.

You might also like