You are on page 1of 5

1.

Bill of lading

 Định nghĩa:

Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là ngôn ngữ chỉ
chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi
người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó
người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển
và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng
tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải,
giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng
hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

 Vai trò:

Bill trong xuất nhập khẩu dùng để đảm bảo bên xuất khẩu nhận được thanh toán từ
bên nhận hàng (nhập khẩu). Nó cũng như bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ
theo hợp đồng ngoại thương.

Bên vận chuyển không cần giữ hết bản gốc trước khi giao hàng. đây là điều cần
thiết để nhà xuất khẩu giữ kiểm soát hàng hóa. Sau khi thanh toán đã được bên nhận hàng
hoàn thành.

Chức năng của bill of lading:

Vai trò của vận đơn đường biển rất quan trọng, nó có ba chức năng chính sau
đây.
Biên nhận hàng hóa: được người vận chuyển sử dụng giống như giấy xác nhận về
lô hàng, cho hải quan. Và cũng như bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ hợp
đồng ngoại thương.

Bằng chứng hợp đồng vận tải: hàng hóa được vận chuyển đến người gửi hàng. Nó
là bằng chứng hợp đồng của người vận chuyển đã nhận hàng. Mọi thông tin bên trong
vận đơn dùng để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người mua hàng và người vận
chuyển.

Chứng từ sở hữu hàng hóa: có chức năng xác nhận sở hữu hàng hóa được ghi trên
vận đơn. Đối với chủ sở hữu chứng từ này, họ có quyền sở hữu hàng hóa. Và chủ sở hữu
có quyền chuyển nhượng hay cầm cố hay mua bán. Nó có vai trò quan trọng nhất của vận
đơn thương mại quốc tế.

Bill of lading là chứng từ quan trọng trong trường hợp muốn khiếu nại. Hay dùng
để cầm cố, chuyển nhượng, mua bán hàng hóa được ghi trên đó.

 Phân loại Bill of lading

Theo tính sở hữu:

- Vận đơn đích danh (Straight B/L): hãng tàu chỉ giao hàng cho người có tên trên
vận đơn.

- Vận đơn theo lệnh: Được ký hậu mặt sau tờ đơn.

To order of a named person: giao hàng theo lệnh của người hoặc cty.

To order of a issuing bank: Theo lệnh của ngân hàng phát hàng. (Thanh toán L/C)

To order of shipper: theo lệnh của người gửi hàng.

- Vận đơn vô danh (To bearer B/L): không ghi tên người nhận hàng, ai cầm vận
đơn này đều trở thành chủ sở hữu.

Theo phê chú hàng hóa:


- Clean Bill (Vận đơn sạch): Mô tả hàng hóa bên ngoài phù hợp để đi biển hoặc
đảm bảo chất lượng.

- Unclean Bill (Vận đơn không sạch): Mô tả hàng hóa bên ngoài không phù hợp để
đi biển. Hoặc không đảm bảo chất lượng.

Trên vận đơn ghi Clean hay Unclean không quan trọng. Chỉ cần ghi được thuyền
trưởng đánh giá phù hợp thì đó là vận đơn sạch.

Tuy vậy, cần đảm bảo rằng hàng hóa trước khi vận chuyển, cần được đóng gói
theo đúng tiêu chuẩn xếp dỡ và vận chuyển.

Hãng tàu sẽ không chịu trách nhiệm cho phần hàng hóa không đủ tiêu chuẩn vận
chuyển. (Có thể nhận nhưng người gửi hàng phải chịu khoảng phạt phí).

Theo tính pháp lý:

- Original B/L (Vận đơn gốc): Được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu
“Original”. Có thể giao dịch, chuyển nhượng được.

- Copy B/L (Bản sao vận đơn): Bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay.
Thường có dấu “Copy – Non negotiable ” và không giao dịch chuyển nhượng được.

Theo hành trình và phương thức vận chuyển:

- Direct B/L (Vận đơn thẳng): hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến
cảng dỡ hàng. Lô hàng không phải chuyển tải.

- Through B/L (Vận đơn chở suốt): hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu
trung gian.

- Multimodal B/L (Vận đơn đa phương thức): hàng hoá được vận chuyển theo
phương thức “Door to door”. Nhờ kết hợp các phương thức: bộ, thủy, hàng không, đường
sắt.

Theo nhà phát hành:

- Master B/L (Vận đơn chủ): Do hãng tàu phát hành cho Shipper hoặc Forwarder.
- House B/L (Vận đơn nhà): Do Forwarder cấp cho Shipper.

 Nội dung trên Bill of lading:

- Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu B/L lô hàng và khai báo
hải quan. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.

- Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao
nhận.

Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng
xuất nhập khẩu.

- Bên được thông báo: Ghi tương tự như mục người nhận hàng

- Tên tàu: Mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi và
được thể hiện trên chứng từ này.

- Cảng xếp và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được
ghi nhận.

- Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.

- Số kiện hàng, cahcs đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số
lượng container.

- Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ
trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.

- Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau
cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.

- Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung
chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc
thanh toán tại đâu.

- Ngày tháng: THể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận
chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp vận đơn, địa chỉ cấp.
- Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường
là 3 bản

- Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.

You might also like