You are on page 1of 3

Hình tượng đất nước trong thơ ca Việt Nam từ 1965 – 1975:

Đặc điểm chung:

Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu
nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời
cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

O Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

O Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

O Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và
hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường –
Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư
tưởng và nghệ thuật.

Tác phẩm nổi bật:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận

Và văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cho nên, văn học trong thời
Kỳ này phải trở thành một vũ khí tinh thần quan trọng, phục vụ cho những mục tiêu cao cả và sống còn
của dân tộc. Nền văn học cách mạng qua hai mươi năm

Hình thành và phát triển đã nhanh chóng nhập cuộc, đứng vào đội ngũ chung của

Dân tộc trong cuộc ra quân vĩ đại. Và hơn bao giờ hết các nhà văn, nhà thơ cần

Xác định đây là giai đoạn thử thách cao nhất mà mỗi người phải tự vươn mình lên

Trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Chế Lan Viên hẳn rất tâm đắc về vị trí và tư

thế của người cầm bút lúc bấy giờ :

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên)

Các văn nghệ sĩ đều có những chuyến đi bám sát các trận địa, các vùng chiến sự ác liệt ngay trên miền
Bắc, nhiều người được điều động bổ sung cho lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Nhiều người
viết thực sự vừa cầm súng

Vừa cầm bút, không ít nhà văn đã hy sinh ở chiến trường trong tư cách của người chiến sĩ. Họ hy sinh
nhưng hình ảnh của họ sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân,

Họ mất mà như vẫn sống, sống hào hùng mãi :

Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)

Đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực. Do đó, hiện thực đời sống

Chống Mỹ với tất cả những nét khác nhau đã được thể hiện một cách chân thực, đúng với tầm vóc lớn
lao của nó trong văn học. Đó là yêu cầu, là đòi hỏi của lịch sử, thời đại. Dân tộc ta vốn có truyền thống
yêu thơ nhưng “lịch sử thơ ca dân tộc chưa bao giờ biết đến một thời kỳ nào mà thơ lại có một cuộc
sống phong phú và sôi nổi đến thế”. Thơ có mặt ở khắp mọi nơi: trên chiến hào đánh giặc, trên ba lô
hành quân ra trận, trên các tờ báo, trong những đêm liên hoan văn nghệ. Trong vòng 10 năm (1965 –
1975), đã diễn ra bốn cuộc thi thơ trong không khí sục sôi bom đạn nhưng cũng vô cùng náo nhiệt bởi
những chiến công vang dội của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Thơ ca đã bám sát hiện thực và
phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh sự chiến đấu dũng cảm của quân
đội và nhân dân anh hùng. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh về đất nước, con người trong những năm
tháng không thể nào quên.

Thơ ca thời kỳ này không ngần ngại cất thành lời kêu gọi, khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công :

Giặc Mỹ mày đến đây, thì ta tiêu diệt ngay


(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)

Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 68

(Xuân 68 – Tố Hữu)

Trong thơ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta thường gặp hình ảnh con đường ra trận,
những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và niềm tin tưởng tất thắng :

Đường ra trận mùa này

Đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Cuộc đời trải mút mắt ta

Lối mòn nhỏ cũng dần ra chiến trường

Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thơ càng bám sát hiện thực chiến tranh, phản ánh nhiều
hình ảnh cụ thể chân thực và sinh động. Không chỉ bám sát hiện thực, cuộc chiến đấu qua những hình
ảnh, chi tiết cụ thể như đã nêu trên, thơ chống Mỹ còn kịp thời ghi nhận những sự kiện lớn, những vấn
đề hệ trọng trong đời sống chính trị, tư tưởng. Theo hướng đó, thơ ca thời kỳ này giàu tính thời sự và
đậm chất chính luận. Các nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… đều chuyển
mạch theo hướng thơ chính luận, khuynh

Hướng ấy cũng chi phối cả lớp nhà thơ trẻ được sinh ra và lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa
như: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Thanh

Thảo…Nhìn vào diện mạo chung của thơ ca thời kỳ này, ta thấy rõ một điều là chưa bao giờ dân tộc ta có
một đội ngũ nhà thơ và người làm thơ đông đảo, sung sức đến như vậy.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước:

You might also like