You are on page 1of 33

TÊN BÀI DẠY: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/ TUỒNG)

Môn học: Ngữ văn; lớp: 10


Thời gian thực hiện: 9 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
   1. Năng lực
   1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của VB chèo hoặc tuồng như: đề tài,
tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện
qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích
được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện qua văn bản chèo/ tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách nhìn,
cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác
phẩm.
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ
đồ...
- Viết được văn bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ
thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
   1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện những nhiệm vụ học tập.  
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm và trình bày kết quả thảo luận, chi sẻ, góp ý,
phản biện...
   2. Phẩm chất
- Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ
thuật và văn hóa truyền thống.
II. KIẾN THỨC
- Khái niệm và đặc điểm của Chèo/ Tuồng
- Đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại... qua các văn bản trích đoạn.

1
- Nhân vật, lời nhân vật trong chèo cổ Quan âm Thị Kính qua đoạn trích Thị Mầu lên chùa
(VB 1); Xã trưởng – Mẹ Đốp (VB mở rộng); trong tuồng đồ Nghêu, Sò, Ốc, Hến qua
Huyện Trìa xử án (VB 1), Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (VB mở
rộng).
- Sự kết hợp các yêu tố của nhiều thể loại trong các đoạn trích trên.
- VB thông tin có sử dụng phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
   1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, giấy roki.
   2. Học liệu: SGK, SGV, mẫu phiếu học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC
VĂN BẢN 1: THỊ MẦU LÊN CHÙA (TRÍCH QUAN ÂM THỊ KÍNH)
   A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động khởi động
      a. Mục tiêu
      - Có hứng thú về chủ đề học tập Nghệ thuật truyền thống (Chèo/ Tuồng).
      - Xác định được chủ điểm, thể loại chính, câu hỏi lớn của bài học.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời của học sinh.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV cho HS xem một số hình ảnh về các vở chèo/ tuồng như Quan Âm Thị Kính,
Nghêu, Sò, Ốc, Hến... để thực hiện nhiệm vụ: Ghi lại những điều em ấn tượng khi xem
hình ảnh; chia sẻ với GV và các bạn trong lớp.
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 02 – 03 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, chia sẻ thêm cảm nhận của bản thân.
   2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập 

2
      a. Mục tiêu
      - Xác định được nhiệm vụ học tập của phần ĐỌC.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời và phần ghi chép của HS.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV yêu cầu HS xem mục Yêu cầu cần đạt trong SGK/109 và trả lời câu hỏi: Nhiệm
vụ học tập chính của các em về phần Đọc ở bài học này là gì?
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 01 – 02 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại nhiệm vụ học tập: đọc phần Tri thức Ngữ
văn và Văn bản 1 để hình thành kĩ năng đọc chèo/ tuồng.
   B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động giới thiệu tri thức đọc hiểu
      a. Mục tiêu
      - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của VB chèo hoặc tuồng như: đề
tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền
      b. Sản phẩm
      - Nội dung thực hiện trong phiếu học tập 1. 
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV yêu cầu HS đọc thầm mục Tri thức Ngữ văn SGK/109->112 để tìm hiểu đặc điểm
của chèo/ tuồng và hoàn thành phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TÌM HIỂU CHÈO/ TUỒNG
Yêu cầu: HS đọc phần Tri thức Ngữ văn SGK/109 -> 112 và hoàn thành:
Chèo cổ Tuồng đồ
Khái niệm

3
Đề tài
Tích truyện
Nhân vật
Lời thoại
Phương thức lưu truyền
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - HS trình bày kết quả đã thực hiện ở phiếu học tập 1.
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại nội dung trong phiếu học tập 1. 
   2. Hoạt động đọc văn bản Thị Mầu lên chùa
   2.1. Chuẩn bị đọc
      a. Mục tiêu
      - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đề văn bản, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản
thân với nội dung của văn bản.
      - Bước đầu dự đoán được nội dung của văn bản.
      - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời của HS.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - HS thảo luận cặp đôi về những câu hỏi sau:
         + Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa
thành ngữ này như thế nào?
         + Quan sát hình ảnh trang 113 trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoàn tính
cách, thái độ nhân vật?
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       -  HS làm việc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 01 – 02 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).

4
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS ghi chép lại kết quả dự đoán để thực
hiện tự đánh giá những dự đoán ấy sau khi đọc.
* Thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến
cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.
* Tính cách của 2 nhân vật: Chú tiểu Kính Tâm chừng mực, ngay thẳng, đứng đắn; Thị
Mầu sôi nổi, lẳng lơ.
   2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
      a. Mục tiêu
      - Biết cách đọc diễn cảm văn bản. 
      - Hình thành kỹ năng dự đoán trong quá trình đọc trực tiếp văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Phần đọc diễn cảm theo phân vai của HS.
      - Câu trả lời của HS cho những câu hỏi xuất hiện trong quá trình đọc văn bản. 
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV hướng dẫn, phân vai cho HS đọc văn bản. 
      - Trong quá trình đọc, tạm ngừng những chỗ xuất hiện câu hỏi để HS suy ngẫm, trả lời
nhanh các câu hỏi trong phiếu học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Trong quá trình đọc văn bản, HS tạm ngừng ở những chỗ có câu hỏi trong
các khung trên trang SGK để suy ngẫm, trả lời câu hỏi bằng cách ghi nhanh vắn tắt
câu trả lời ra trong phiếu này:
1. Đọc lướt: Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn
trích này?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

2. Tưởng tượng: Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt

5
trong thái độ của hai nhân vật (Thị Mầu và Kính Tâm)?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

3. Theo dõi: Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.
Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

4. Theo dõi: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế
nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của
Thị Mầu?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

      * Thực hiện nhiệm vụ học tập


       -  HS đọc văn bản và trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập 2. 
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - HS được phân vai lần lượt đọc.
       - HS chia sẻ kết quả trả lời câu hỏi.
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét về kết quả đọc trực tiếp và việc trả lời những câu hỏi của HS.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc
      a. Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của chèo cổ.

6
- phân tích được một số đặc điểm cơ bản của VB chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh,
tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền... và mối quan hệ của chúng trong
tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ
đạo và giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn
học.
b. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS trong các PHT
c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và đoạn trích Thị Mầu
lên chùa: Hs dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu lời thoại của các nhân vật [câu 1, 2, 3 trong SHS] [DH hợp tác
(thảo luận cặp đôi) + thuyết trình]
 Giao nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ:
1. Tóm tắt nội dung các lời thoại. 
2. Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 117 
3. Hoàn thành phiếu học tập 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
TÌM HIỂU LỜI THOẠI CỦA CÁC NHÂN VẬT
1.
Nhân vật Đối thoại Độc thoại Bàng thoại
Thị Mầu
Kính Tâm
Tiếng dế (người xem)
2. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật
Nhân vật Tình cảm, cảm xúc Lời thoại thể hiện
Thị Mầu
Thị Kính

3. Tính cách của Thị Mầu và Thị Kính


Thị Mầu Thị Kính

7
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- (1): Cặp đôi HS làmg phiếu học tập 3.
- (2): Cặp đôi HS suy nghĩ, trao đổi và ghi câu trả lời thống nhất vào giấy note. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 cặp đôi HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
 Kết luận, nhận định
- (1) GV hướng dẫn nhận biết các loại lời thoại + nhận xét sản phẩm của HS. 
- (2) GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi số 1, 2 SHS theo định hướng của SGV.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan niệm về tình yêu qua lời thoại của Thị Mầu [câu 3 trong
SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm để hoàn thành PHT số 4. 
Lưu ý: 
+ PHT số 4 là câu hỏi 3 trong SHS. GV dựa vào hướng dẫn trong SGV trang 145 để thiết
kế theo mẫu phù hợp. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


TÌM HIỂU QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU, HẠNH PHÚC CỦA THỊ MẦU
Lời thoại của Thị Mầu Quan niệm
....
....

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


Cá nhân HS làm việc độc lập trước, sau đó thảo luận kết quả với các thành viên trong
nhóm. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định

8
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV. 
GV có thể gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá, chỉ ra nét tích cực trong quan niệm của nhân
vật về tình yêu và hạnh phúc (trên cơ sở đối chiếu với quan niệm truyền thống)
Hoạt động 4: Tìm hiểu góc nhìn, sự đánh giá của khán giả - tác giả về nhân vật Thị
Mầu [câu 4 trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm để hoàn thành PHT số 5. 
Lưu ý: 
+ PHT số 5 là câu hỏi 4 trong SHS. GV dựa vào hướng dẫn trong SGV trang 145 để thiết
kế theo mẫu phù hợp. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5


TÌM HIỂU GÓC NHÌN, SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁN GIẢ - TÁC GIẢ VỀ NHÂN VẬT
THỊ MẦU
Đoạn thoại/ Tiếng dế Quan điểm, góc nhìn Ý kiến của tôi
.... - Đồng tình với tiếng dế
vì: .........................................
- Không đồng tình với tiếng dế vì:
..........................................

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


Cá nhân HS làm việc độc lập trước, sau đó thảo luận kết quả với các thành viên trong
nhóm. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV. 
Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng dế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng dế đại
diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết

9
trong tình yêu như trong VB là hành động dơ bẩn, đáng chê cười, thậm chí phê phán: “Dơ
lắm! Mầu ơi!”
GV khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu ý kiến riêng của bản thân (đồng tình hay không
đồng tình với tiếng dế, giải thích)
Hoạt động 5: Quan điểm của tác giả dân gian về ứng xử của nhân vật Thị Kính [câu 5
trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận đôi để rút ra quan điểm của tác giả dân gian về ứng xử của nhân
vật Thị Kính
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận đôi, sau đó trình bày quan điểm trước lớp
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV. 
GV lưu ý giúp hs nhận ra tình huống giả làm thầy tiểu đến chùa tá túc của nhân vật. Điều
éo le là không thể nói rõ cho Thị Mầu biết thân phân giả trai của mình. Tuy nhiên Thị Kính
không tỏ ra phũ phàng, khinh bỉ Thị Mầu mà chỉ tìm cách tự vệ nhẹ nhàng, kín đáo.
Hs cần hiểu, chia sẻ được điều này: Ứng xử của Thị Kính đầy tính nhân văn, đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Tuy nhiên sự khoan dung mực thước của Thị Kính cũng sẽ là lý do dẫn
đến nỗi oan của nhân vật này ở phần sau tác phẩm.
Hoạt động 6: Đặc điểm thể loại và ấn tượng về nhân vật qua văn bản [câu 6, 7trong
SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS xem lại phần Tri thức Ngữ Văn
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc độc lập
 Báo cáo, thảo luận
Hs trình bày suy nghĩ của mình, các hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện...
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV, khuyến khích hs nêu ý
kiến cảm nhận cá nhân.

10
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của chèo như: nhân vật,
lời thoại, tích truyện, đề tài...
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại chèo cổ
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư
duy về đặc trưng thể loại chèo cổ được thể hiện qua văn bản Thị Mầu lên chùa
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 (dựa vào các
tiêu chí đánh giá của rubric sơ đồ tư duy). GV chụp hình đưa lên máy chiếu.
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
*Rubric đánh giá sơ đồ tư duy (bản đầy đủ, chi tiết):

Nội dung yêu cầu Mức đánh giá


(1) (2) (3)
Phần thông tin HS chỉ nêu 1/3 đặc HS chỉ nêu 2/3 HS nêu được 3
điểm của chèo cổ thể đặc điểm của chèo đặc điểm của chèo
hiện qua tác phẩm. cổ thể hiện qua tác cổ thể hiện qua tác
phẩm. phẩm.
Phần hình thức Sơ đồ của HS chưa có Sơ đồ của HS có sự Sơ đồ của HS có sự
sự thể hiện ý lớn, nhỏ, thể hiện ý lớn, nhỏ. thể hiện ý lớn, nhỏ.
chưa biết dùng từ Có một vài từ khóa, Từ khóa, hình ảnh
khóa, hình ảnh hình ảnh chưa phù phù hợp.
hợp.
HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm.
*Rubric đánh giá sơ đồ tư duy (bản rút gọn):
- Nội dung: nêu đúng, đủ các đặc trưng của chèo cổ
- Hình thức: sơ đồ có phân cấp, trang trí đẹp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a) Mục tiêu:

11
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu
biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác
phẩm;
b) Nội dung: Đọc mở rộng Xã trưởng – Mẹ Đốp (SGK trang 128) và vẽ 1 bức tranh
hoặc dựng 1 hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính
c) Sản phẩm: Tập hs
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Hs làm theo hình thức cá nhân.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc ở nhà và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc
(SGK trang 132 vào tập cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phần trả lời
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý.
-
VĂN BẢN 2: HUYỆN TRÌA XỬ ÁN
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tuồng đồ
b) Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về tuồng đồ?
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về tuồng?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề sẽ giải quyết trong bài
học.
   B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động giới thiệu tri thức đọc hiểu
      a. Mục tiêu
      - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của VB tuồng như: đề tài, tính
vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền

12
      b. Sản phẩm
      - Nội dung thực hiện trong phiếu học tập 1. 
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV yêu cầu HS đọc thầm mục Tri thức Ngữ văn SGK/109->112 để tìm hiểu đặc điểm
của chèo/ tuồng và hoàn thành phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TÌM HIỂU CHÈO/ TUỒNG
Yêu cầu: HS đọc phần Tri thức Ngữ văn SGK/109 -> 112 và hoàn thành:
Chèo cổ Tuồng đồ
Khái niệm
Đề tài
Tích truyện
Nhân vật
Lời thoại
Phương thức lưu truyền
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - HS trình bày kết quả đã thực hiện ở phiếu học tập 1.
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại nội dung trong phiếu học tập 1. 
   2. Hoạt động đọc văn bản Huyện Trìa xử án
   2.1. Chuẩn bị đọc
      a. Mục tiêu
      - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đề văn bản, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản
thân với nội dung của văn bản.
      - Bước đầu dự đoán được nội dung của văn bản.
      - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời của HS.
      c. Tổ chức thực hiện

13
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - HS thảo luận cặp đôi về những câu hỏi sau:
         + Bạn biết gì về các con vật như nghêu, sò, ốc, hến, hàu, trìa...? Bạn nghĩ thế nào
khi tên các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       -  HS làm việc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 01 – 02 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS ghi chép lại kết quả dự đoán để thực
hiện tự đánh giá những dự đoán ấy sau khi đọc.
   2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
      a. Mục tiêu
      - Biết cách đọc diễn cảm văn bản. 
      - Hình thành kỹ năng dự đoán trong quá trình đọc trực tiếp văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Phần đọc diễn cảm theo phân vai của HS.
      - Câu trả lời của HS cho những câu hỏi xuất hiện trong quá trình đọc văn bản. 
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV hướng dẫn, phân vai cho HS đọc văn bản. 
      - Trong quá trình đọc, tạm ngừng những chỗ xuất hiện câu hỏi để HS suy ngẫm, trả lời
nhanh các câu hỏi trong phiếu học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Trong quá trình đọc văn bản, HS tạm ngừng ở những chỗ có câu hỏi trong
các khung trên trang SGK để suy ngẫm, trả lời câu hỏi bằng cách ghi nhanh vắn tắt
câu trả lời ra trong phiếu này:
1. Theo dõi: Nêu nội dung tự giới thiệu trong lời xưng danh của quan huyện.
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

14
2. Theo dõi: Nêu mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật
này
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

3. Dự đoán: Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây liệu có được Huyện
Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

4. Suy luận: Lời phán quyết của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết
cục công bằng cho các bên: vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?
Câu trả lời của em Câu trả lời của các bạn

      * Thực hiện nhiệm vụ học tập


       -  HS đọc văn bản và trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập 1. 
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - HS được phân vai lần lượt đọc.
       - HS chia sẻ kết quả trả lời câu hỏi.
      * Nhận xét, kết luận

15
       - GV nhận xét về kết quả đọc trực tiếp và việc trả lời những câu hỏi của HS.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc
      a. Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của tuồng đồ.
- Phân tích được một số đặc điểm cơ bản của VB tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích
truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền... và mối quan hệ của chúng trong tính
chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và
giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn
học.
b. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS trong các phiếu học tập
c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến và đoạn trích Huyện
Trìa xử án: Hs dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xửa án
[câu 1 trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận cặp đôi) + thuyết trình]
 Giao nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ:
4. Tóm tắt nội dung các lời thoại. 
5. Trả lời câu hỏi số 1 trang 123
6. Hoàn thành phiếu học tập 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KỊCH TRONG VB
1a. Lời thoại
Nhân vật Đối thoại Độc thoại Bàng thoại
Huyện Trìa
Đề Hầu
Thị Hến
Trùm Sò

16
1b. Nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất? Lý do?: ..............................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
1c. Chỉ ra 1 số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong VB mang đặc điểm của
thơ hoặc văn vần? : ..................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
1d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt
trong ngoặc đơn: ....................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- (1): Cặp đôi HS làmg phiếu học tập 3.
- (2): Cặp đôi HS suy nghĩ, trao đổi và ghi câu trả lời thống nhất vào giấy note. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 cặp đôi HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
 Kết luận, nhận định
- (1) GV hướng dẫn nhận biết các loại lời thoại + nhận xét sản phẩm của HS. 
- (2) GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi số 1a,b,c,d SHS theo định hướng của SGV.
Hoạt động 3: Mâu thuẫn của các nhân vật trước và trong phiên tòa [câu 2 trong SHS]
[DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm để hoàn thành PHT số 4. 

17
Lưu ý: 
+ PHT số 4 là câu hỏi 2 trong SHS. GV dựa vào hướng dẫn trong SGV trang 151 để thiết
kế theo mẫu phù hợp. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


MÂU THUẪN GIỮA CÁC NHÂN VẬT
Mẫu thuẫn giữa các nhân Mẫu thuẫn giữa các nhân Nguyên nhân xảy ra mâu
vật trước phiên tòa vật trong phiên tòa thuẫn
....
....

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


Cá nhân HS làm việc độc lập trước, sau đó thảo luận kết quả với các thành viên trong
nhóm. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV. 
Hoạt động 4: Nhân vật Huyện Trìa, cung cách xử án và tiếng cười dân gian [câu 3
trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm để hoàn thành PHT số 5. 
Lưu ý: 
+ PHT số 5 là câu hỏi 4 trong SHS. GV dựa vào hướng dẫn trong SGV trang 145 để thiết
kế theo mẫu phù hợp. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5


TÍNH CÁCH HUYỆN TRÌA QUA CÁC LỜI THOẠI
Bàng thoại Độc thoại Đối thoại
Ví dụ: Ví dụ: Ví dụ:

18
Tác dụng: Tác dụng: Tác dụng:

 Thực hiện nhiệm vụ học tập


Cá nhân HS làm việc độc lập trước, sau đó thảo luận kết quả với các thành viên trong
nhóm. 
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV trang 152
Hoạt động 5: Tình cảm, cảm xúc của tác giả qua ngôn ngữ kịch [câu 4 trong SHS] [DH
hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận đôi để rút ra tình cảm, cảm xúc của tác giả qua ngôn ngữ kịch
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận đôi, sau đó trình bày quan điểm trước lớp
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét và nêu câu hỏi.
 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV trang 153. 
Hoạt động 6: Đề tài chủ đạo và phương thức sáng tác, lưu truyền và cảm nhận về
phiên tòa [câu 5, 6 trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận nhóm) + Thuyết trình + Đàm thoại
gợi mở]
 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS xem lại khái niệm đề tài và cảm hứng chủ đạo
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc độc lập
 Báo cáo, thảo luận
Hs trình bày suy nghĩ của mình, các hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện...
 Kết luận, nhận định

19
GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng trong SGV trang 154
Đề tài: Những trò lố nhố ở chốn huyện đường
Cảm hứng chủ đạo: Phê phán, chế giễu cung cách xử án tùy tiện, bất chấp sự thật của
những kẻ đại diện cho chính quyền nông thôn như Huyền Trìa, Đề Hầu.
Nguồn gốc tích truyện: xây dựng từ mô típ truyện kể dân gian
Phương thức sáng tác, lưu truyền: truyện miệng (nên có dị bản)
Học sinh nêu cảm nhận cá nhân về kết quả phiên tòa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tuồng đồ
b. Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại tuồng đồ
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư
duy về đặc trưng thể loại tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa xử án
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 (dựa vào các
tiêu chí đánh giá của rubric sơ đồ tư duy). GV chụp hình đưa lên máy chiếu.
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
*Rubric đánh giá sơ đồ tư duy (bản đầy đủ, chi tiết):

Nội dung yêu cầu Mức đánh giá


(1) (2) (3)
Phần thông tin HS chỉ nêu 1/3 đặc HS chỉ nêu 2/3 HS nêu được 3
điểm của tuồng đồ đặc điểm của tuồng đặc điểm của tuồng
thể hiện qua tác đồ thể hiện qua tác đồ thể hiện qua tác
phẩm. phẩm. phẩm.
Phần hình thức Sơ đồ của HS chưa có Sơ đồ của HS có sự Sơ đồ của HS có sự
sự thể hiện ý lớn, nhỏ, thể hiện ý lớn, nhỏ. thể hiện ý lớn, nhỏ.
chưa biết dùng từ Có một vài từ khóa, Từ khóa, hình ảnh
khóa, hình ảnh hình ảnh chưa phù phù hợp.
hợp.
HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm.

20
*Rubric đánh giá sơ đồ tư duy (bản rút gọn):
- Nội dung: nêu đúng, đủ các đặc trưng của tuồng đồ
- Hình thức: sơ đồ có phân cấp, trang trí đẹp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu:
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu
biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác
phẩm;
b. Nội dung: Đọc mở rộng Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
c. Sản phẩm: Tập học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc mở rộng Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu
mắc lỡm Thị Hến (SGK trang 133) theo hình thức cá nhân.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc ở nhà và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc
(SGK trang 139) vào tập cá nhân.
DẠY KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:
ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI LƯƠNG
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động khởi động
      a. Mục tiêu
      - Có hứng thú về chủ đề học tập
      - Xác định được đọc kết nối chủ điểm, và trả lời câu hỏi lớn của bài học.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời của học sinh.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV cho HS xem clip nghệ sĩ đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương để thực
hiện nhiệm vụ: Ghi lại những điều em ấn tượng khi xem clip; chia sẻ với GV và các bạn
trong lớp.
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập

21
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 02 – 03 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, chia sẻ thêm cảm nhận của bản thân.
   2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập 
      a. Mục tiêu
      - Xác định được nhiệm vụ học tập của phần ĐỌC.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời và phần ghi chép của HS.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV yêu cầu HS xem lại mục Yêu cầu cần đạt trong SGK/109 và trả lời câu hỏi:
Nhiệm vụ học tập chính của các em về phần Đọc ở bài học này là gì?
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 01 – 02 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại nhiệm vụ học tập
   B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
   1. Hoạt động đọc văn bản Đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
   2.1. Chuẩn bị đọc
      a. Mục tiêu
      - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đề văn bản, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản
thân với nội dung của văn bản.
      - Bước đầu dự đoán được nội dung của văn bản.
      - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Câu trả lời của HS.

22
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - HS thảo luận cặp đôi về những câu hỏi sau:
         + Bạn chia sẻ những hiểu biết của bản thân về đàn ghi ta và nghệ thuật cải lương.
      * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       -  HS làm việc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
      * Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
       - 01 – 02 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận
xét, bổ sung (nếu có).
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS ghi chép lại kết quả dự đoán để thực
hiện tự đánh giá những dự đoán ấy sau khi đọc.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
      a. Mục tiêu
      - Biết cách đọc văn bản. 
      - Hình thành kỹ năng dự đoán trong quá trình đọc trực tiếp văn bản.
      b. Sản phẩm
      - Phần đọc của HS.
      c. Tổ chức thực hiện
      * Giao nhiệm vụ học tập
      - GV hướng dẫn HS đọc văn bản. 
            * Thực hiện nhiệm vụ học tập
       -  HS đọc văn bản.
      * Nhận xét, kết luận
       - GV nhận xét về quá trình đọc văn bản của HS.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc
      a. Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được vai trò của đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
b. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS
c. Tổ chức thực hiện

23
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ ý chính (thông tin cơ bản) và hệ thống ý phụ (thông tin chi tiết/
khía cạnh) [câu 1 trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận cặp đôi) + thuyết trình]
 Giao nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ:
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- (1): Cặp đôi HS vẽ sơ đồ theo gợi ý câu 1 SHS
- (2): Cặp đôi HS suy nghĩ, trao đổi và ghi câu trả lời thống nhất
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 cặp đôi HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
 Kết luận, nhận định
- (1) GV nhận xét, hướng dẫn theo gợi ý của SGV trang 155, 156
Thông tin cơ bản: Vai trò của đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thông tin chi tiết/ khía cạnh:
+ Giới thiệu chung về đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
+ Nguồn gốc đàn ghi ta phím lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ Việt Nam
+ Ưu thế của đàn ghi ta phím lõm: âm độ rộng, âm sắc phong phú, kĩ thuật nhấn nhá
đa dạng
+ Một số nghệ sĩ nổi tiếng với đàn ghi ta phím lõm
+ Thực tế cho thấy đàn ghi ta phím lõm ngày càng khẳng định được vai trò quan
trọng của mình trong dàn nhạc cải lương.
Hoạt động 2: Tác dụng của sơ đồ nhánh ở Hình 2 [câu 2 trong SHS] [DH hợp tác (thảo
luận cặp đôi) + thuyết trình]
 Giao nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- (1): Cặp đôi HS nêu tác dụng sơ đồ nhánh ở Hình 2
- (2): Cặp đôi HS suy nghĩ, trao đổi và ghi câu trả lời thống nhất
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 cặp đôi HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
 Kết luận, nhận định
- (1) GV nhận xét, hướng dẫn theo gợi ý của SGV trang 156

24
Hoạt động 3: Bộ môn nghệ thuật ở VN có tiếp nhận yếu tố hiện đại từ nước ngoài
[câu 3 trong SHS] [DH hợp tác (thảo luận cặp đôi) + thuyết trình]
 Giao nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ:
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cặp đôi HS suy nghĩ, trao đổi và ghi câu trả lời thống nhất
 Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1-2 cặp đôi HS trả lời. Các HS khác góp ý, bổ sung (nếu có).
 Kết luận, nhận định
- (1) GV nhận xét, hướng dẫn theo gợi ý của SGV trang 156

PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ành,
số liệu, biểu đồ, sơ đồ...
b) Nội dung: Ý nghĩa của các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ... trong văn bản.
c) Sản phẩm: Phần ghi chú của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
e) Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS tham khảo các kiến thức về hình ành,
số liệu, biểu đồ, sơ đồ...
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tự tìm kiếm thông tin và trả lời vào tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần)
2. Hoạt động 2: Thực hành tiếng Việt
a. Mục tiêu: Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ành,
số liệu, biểu đồ, sơ đồ...
b. Nội dung: HS làm các bài tập trong SGK
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia nhóm cho HS tự thực hiện các câu hỏi phần
thực hành tiếng Việt trong SGK, sau đó lên bảng trình bày.
+ Nhóm 1,2: Bài tập 1

25
+ Nhóm 3,4: Bài tập 2
+ Nhóm 5,6: Bài tập 3
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm về các câu sai và đề xuất sửa.
- Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý
3. Hoạt động 3: Từ đọc đến viết:

GV lưu ý HS:

- Yêu cầu của dạng bài tập này là nghĩ nhanh viết nhanh. Tuy vậy để có sản
phẩm đạt yêu cầu về nội dung, hình thức, thời hạn, người viết cần luyện tập để
thực hiện thao tác theo quy trình:

+ Xác định đề tài, tìm ý tưởng cho đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
nên sử dụng (hình ảnh minh họa, sơ đồ, biểu đồ...)

+ Phác nhanh 1 bố cục: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

+ Viết nhanh theo bố cục

+ Xem lại và chỉnh sửa nhanh

GV nhận xét, đánh giá nhanh và gợi ý hướng chỉnh sửa nhanh cho bài tập của
HS.
PHẦN VIẾT
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Viết được văn bản nội quy ở nơi công cộng
b) Nội dung: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức về kiểu bài và thực hiện ghi
chú lại những đặc điểm của loại văn bản này
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc phần tri thức về kiểu bài trong SHS trang 140.
- Báo cáo, thảo luận: GV đặt câu hỏi, HS tóm tắt ngắn gọn.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).

26
2. Hoạt động: Khám phá kiến
thức Hoạt động 2.1. Đọc ngữ
liệu tham khảo
a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; trình bày đầy đủ các quy định, quy
tắc cần tuân thủ; ghi rõ tên cơ quan quản lý địa điểm công cộng; mỗi quy định, quy tắc
trong bản nội quy phải được diễn đạt thành 1 câu hay 1 đoạn và được đánh dấu bằng ký
hiệu phù hợp; bố cục gồm các phần: phần mở, phần chính, phần cuối.
b) Nội dung: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi hướng dẫn.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia 8 nhóm (4-6HS/nhóm); các nhóm thảo luận và
thực hiện phiếu học tập .
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày vấn đề theo yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).
Hoạt động 2.2. Thực hành viết theo quy trình
e) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; trình bày đầy đủ các quy định, quy
tắc cần tuân thủ; ghi rõ tên cơ quan quản lý địa điểm công cộng; mỗi quy định, quy tắc
trong bản nội quy phải được diễn đạt thành 1 câu hay 1 đoạn và được đánh dấu bằng ký
hiệu phù hợp; bố cục gồm các phần: phần mở, phần chính, phần cuối.
a) Nội dung: GV hướng dẫn HS viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà Hs
tham gia.
b) Sản phẩm: Bài viết của HS
c) Tổ chức thực hiện:
d) Giao nhiệm vụ học tập: Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn
tham gia.
- Thực hiện nhiệm vụ:
* Chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập dàn ý:
- Bước 1: Chuẩn bị viết
+ Xác định rõ mục đích ban hành nội quy và đối tượng hướng tới
+ Nêu lý do cần tuân thủ hướng dẫn: tạo môi trường nghiêm túc

27
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
+ Tìm ý: Thế nào là một CLB tốt? Bạn xác định những yêu cầu mà các thành viên CLB
phải thực hiện.
+ Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở đầu, phần chính, phần cuối, các quy
định cần được tuân thủ trong phần chính của văn bản nội quy theo bố cục kiểu bài Viết
bản nội quy nơi công cộng (trang 140)
Riêng với phần chính của bản nội quy, bạn cần bám sát yêu cầu cần đạt để chi tiết hóa
các quy định theo một trình tự rõ ràng, hợp lý
* Viết bài
- GV hướng dẫn HS viết hoàn chỉnh
+ Mỗi mục trong bản nội quy được diễn đạt thành 1 câu hay 1 đoạn và được đánh dấu bằng
ký hiệu phù hợp
+ Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm, không có từ địa phương, từ khó hiểu hoặc từ
ít dùng, không thể hiện các sắc thái tình cảm hay ý kiến cá nhân.
+ Trình bày rõ ràng, dễ đọc, theo một quy cách thống nhất
* Xem lại và chỉnh sửa
+ GV yêu cầu HS dựa trên các hướng dẫn trong SGK trang 141, 142 và bảng kiểm
trang 145 xem lại văn bản đã viết và chỉnh sửa nếu cần.
+ HS xem lại và chỉnh sửa nội dung đã viết.
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo các vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm từ quá trình
chuẩn bị viết – viết – chỉnh sửa sau khi viết
- Kết luận, nhận định: GV góp ý, đánh giá, nhận xét (nếu cần).
3. Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng
a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình
b) Nội dung: HS thực hiện viết hoàn chỉnh bài viết
c) Sản phẩm: Bài viết của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
- Thực hiện nhiệm vụ: HS viết bài hoàn chỉnh
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày bài viết trong tiết học tới.

28
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).
PHẦN NÓI VÀ NGHE
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị nói và nghe
a) Mục tiêu: Biết thảo luận một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được
những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ 1 ý kiến nào đó.
b) Nội dung: HS chuẩn bị cho bài nói và hoạt động nghe
c) Sản phẩm: Bài chuẩn bị của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
* Nói
+ HS chuẩn bị dàn ý cho bài nói từ bài viết trước đó.
+ HS sử dụng bảng kiểm SGK trang 147, 148 để kiểm tra các thành phần của bài
nói.
+ HS tự luyện tập thực hiện nói thử.
* Nghe
+ HS tìm hiểu về vấn đề xã hội sắp được nghe trình bày, đánh giá.
+ Đọc trước bảng kiểm về kỹ năng thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác
nhau trang 147, 148 để GV tháo gỡ thắc mắc (nếu cần).
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chuẩn bị nói và nghe.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày thắc mắc (nếu có).
- Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn, gợi ý giải quyết thắc mắc.
2. Hoạt động thực hành nói và nghe:
e) Mục tiêu: Biết thảo luận một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được
những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ 1 ý kiến nào đó.
a) Nội dung: HS thực hành nói và nghe theo đề tài gợi ý: “Tổ chức một buổi thảo luận
trên lớp, nhằm thống nhất những quy định để đưa vào bản nội quy về văn hóa ứng
xử trong lớp học” liên quan đến câu hỏi: Học sinh cần ứng xử như thế nào trong
môi trường học đường?.
b) Sản phẩm: Bài nói và phiếu ghi chú khi nghe của HS.
c) Tổ chức thực hiện:

29
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS lên trình bày bài nói và dặn dò HS lắng nghe và ghi
chú.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày bài nói và ghi chú khi nghe.
- Báo cáo, thảo luận: GV mời một số HS nhận xét về phần trình bày của bạn, nêu những
vấn đề cần giải đáp.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét chung về cách trình bày, cách ghi chú lắng
nghe.
ÔN TẬP
GV hướng dẫn cho Hs thảo luận nhóm và hoàn thành bảng tổng hợp để thuyết trình trước
lớp.
Bảng 1: Chèo cổ

Văn bản Xung đột chính Đặc điểm ngôn Diễn biến tâm Đặc điểm tính
trong cốt truyện ngữ của nhân lý nhân vật cách nhân vật
vật

1. Thị Mầu Thị Mầu >< Thị Thị Mầu: táo Tâm lý của Thị Mầu:
lên chùa Kính tợn, nồng nhiệt, Thị Mầu: khao khát tình
Thị Mầu: khát lẳng lơ ngạc nhiên, mê yêu đến lộ
vọng tình yêu nồng Thị Kính: đoan đắm, liều lĩnh liễu, lẳng lơ
nhiệt dành cho chú chính, kín đáo Tâm lý của Thị Kính:
tiểu Thị Kính Thị Kính: sợ đoan chính, số
Thị Kính: không sệt, bất an phận éo le
thể đáp nhận tình
cảm của Thị Mầu vì
vừa là phận gái giả
trai, vừa là người
nương mình chốn tu
hành

2. Xã Mẹ Đốp >< Xã Mẹ Đốp: lém Mẹ Đốp: tự Mẹ Đốp:


Trưởng – Trưởng lỉnh, hài hước, tin, làm chủ người bình dân
Mẹ Đốp Mẹ Đốp: hiện thân sắc sảo tình huống hoạt bát, thông
cho người dân bị

30
xem là hèn kém Xã Trưởng: ỡm Xã Trưởng: minh
nhưng ứng đáp hoạt ờ, vừa lừa lọc ngờ vực, bị Xã Trưởng:
bát, thông minh vừa ngớ ngẩn động trước cửa quyền, háo
Xã Trưởng: hiện tình huống sắc...
thân cho những kẻ
cai trị ở làng xã
hách dịch bày đặt
những thứ lệ làng
“xôi thịt” nhiêu khê

Bảng 2: Tuồng đồ
Văn bản Mâu thuẫn, Đặc điểm, tính Cách thể hiện Cảm hứng chủ
xung đột chính cách của các tình cảm, cảm đạo
trong cốt nhân vật xúc của tác giả
truyện
1. Huyện Trìa Huyện Trìa Huyện Trìa: Thể hiện qua Phê phán thói
xử án trong vai trò hiện thân cho cách đặt tên xấu và lối xử
quan tòa >< nhiều thói xấu nhân vật; xung kiện mờ ám của
Huyện Trìa gã của quan lại, xử đột giữa các quan lại chốn
đàn ông háo sắc án bất minh, nhân vật hiện huyện đường.
Những kẻ đại thiên vị bất thân cho cái
diện cho huyện chấp công lý thấp kém; hành
đường >< Thị là động, lời thoại
Hến:
những người tòng phạm, ỷ (đối thoại, độc
liên can đến vụ vào nhan sắc, thoại, bàng
trộm ăn nói đong đưa thoại) của nhân
vật
2. Huyện Trìa, Thói háo sắc Thầy Nghêu: Thể hiện qua Vạch trần thói
Đề Hầu, Thầy của Huyện Trìa, kẻ đội lốt tu cách đặt tên háo sắc, dại gái,
Nghêu mắc Đề Hầu, Thầy hành, háo sắc nhân vật; xung xấu xa, bỉ ổi
lỡm Thị Hến Nghêu >< Thị Đề Hầu: vì háo đột giữa các của hạng quan
Hến và cạm bẫy sắc sẵn sàng nhân vật hiện lại, đề lại, kẻ

31
do Thị đặt ra phản thầy thân cho cái đội lốt thầy tu –
Huyện Trìa: thấp kém; hành những kẻ mắc
háo sắc, sợ vợ... động, lời đối lỡm.
thoại của nhân
vật

Bảng 3: So sánh bản nội quy và bản hướng dẫn nơi công cộng
Đặc điểm, yêu Bản nội quy Bản hướng dẫn nơi công cộng
cầu
Đặc điểm Là một dạng văn bảng thông tin, Là một dạng văn bản thông tin
do cơ quan quản lý địa điểm công hướng dẫn quy cách và quy
cộng ban hành, trình bày những trình thực hiện một hoạt động,
quy định, quy tắc xử sự mà mọi nhằm bảo đảm các yêu cầu về
người cần tuân thủ khi đến một cơ trật tự, y tế, văn hóa, an ninh,
quan, tổ chức hoặc địa điểm công đồng thời bảo đảm tính hiệu
cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật quả, an toàn cho mọi người
tự và an ninh cho công cộng tham gia hoạt động
Yêu cầu đối với - Trình bày đầy đủ các quy định, - Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi
kiểu bài quy tắc cần tuân thủ công cộng rõ ràng, chính xác
- Ghi rõ tên cơ quan quản lý địa - Quy cách thực hiện hoạt động
điểm công cộng được cụ thể hóa/ sơ đồ hóa
- Mỗi quy định, quy tắc trong bản thành các công đoạn, thao tác
nội quy phải được diễn đạt thành hay các chi tiết, kí hiệu trong
1 câu hay 1 đoạn và được đánh hình vẽ... dễ hiểu, dễ thực hiện.
dấu bằng ký hiệu (chữ số hoặc ký - Trình bày rõ ràng, thường kết
hiệu khác) phù hợp hợp các màu sắc, kết hợp lời
văn với hình ảnh, sơ đồ... dễ
đọc, gây được sự chú ý
- Kết hợp sử dụng các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

32
(hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng...)
hỗ trợ cho việc hướng dẫn trong
trường hợp cần thiết.

* GV tổ chức cho Hs thảo luận và thuyết trình về ý nghĩa của việc phát huy các giá trị văn
hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại. GV khuyến khích Hs suy nghĩ và
tự do phát biểu ý kiến cá nhân. Học sinh có thể thuyết trình, viết đoạn văn ngắn hoặc làm
bản báo cáo ngắn kết quả tìm hiểu, trải nghiệm của bản thân.
- HẾT -

33

You might also like