You are on page 1of 3

TIẾT 8: ÔN TẬP KT ĐỊA 8 GIỮA HKI-22-23

Câu 1: Nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của
chúng đối với khí hậu?
* Vị trí địa lí:
- Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Trải rộng từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
* Kích thước:
- Có diện tích lớn nhất thế giới (44, 4 triệu km2).
- Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí, kích thước của châu Á đối với khí hậu:
- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành khí hậu vì:
+ Vị trí trải rộng từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ phân bố không đều,
hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến Nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu
ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình châu Á?(Phần 2a bài 1)
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây và Bắc - Nam hoặc
gần Bắc - Nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao
phủ quanh năm.
Câu 3:
a. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á:
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn(I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn Hằng
…) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp.
- Giá trị kinh tế:
+ Bắc Á: Giao thông, thủy điện.
+ Các khu vực khác: cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
b. Giải thích:
+ Bắc Á: Mạng lưới sông ngòi dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, về mùa
đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và
thường gây ra lũ băng lớn. Vì khu vực này nằm trong phạm vi của đới khí hậu cực và cận cực, ôn
đới lục địa
+ Khu vực châu Á gió mùa: Đây là khu vực hoạt động của gió mùa, nên sông nhiều nước, nước
lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
+ Tây và Trung Á: là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát
triển. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ các dãy núi cao.
Câu 4:
a. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? Nêu sự phân bố và đặc điểm của các kiểu
khí hậu phổ biến ấy? (Phần 2 bài 2)
*Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa
* Khí hậu gió mùa
- Phân bố
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á
+Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
- Đặc điểm: Một năm có 2 mùa.
+Mùa đông: Gió từ nội địa thổi ra không khí khô lạnh, ít mưa.
+Mùa hạ: Có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
* Khí hậu lục địa
- Phân bố: Chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á
- Đặc điểm:
+ Mùa đông khô lạnh.
+ Mùa hạ khô nóng.
+ Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500 mm/ năm
+ Độ bốc hơi lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp
+ Biên độ nhiệt ngày, năm lớn, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
Câu 5. Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á
hiện nay.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ châu Á không đồng đều.
Nhóm nước Đặc điểm phát triển kinh tế Tên nước và vùng
lãnh thổ
Phát triển cao Nền KT-XH toàn diện Nhật Bản.
Công nghiệp mới Mức độ Công nghiệp hoá khá cao, nhanh. Singapo, Hàn Quốc,
Đài Loan.
Đang phát triển Nông nghiệp phát triển chủ yếu. Lào, Việt Nam …
Có tốc độ tăng trưởng CN hoá nhanh, nông nghiệp có vai trò quan Trung Quốc, Ấn Độ,
kinh tế cao trọng Thái Lan …
Những nước giàu nhưng Có nguồn dầu khí phong phú, được nhiều Bru- nây, Cô-oét,
trình độ KT - XH chưa nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến A-rậpxê-ut
phát triển cao
- Hiện nay ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ còn
chiếm tỉ lệ cao.
b. Tại sao Nhật Bản trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?
- Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ 19
- Mở rộng quan hệ với các nước phương tây
- Giải phóng đất nước khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1800 - 2019.
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 2019
Số dân(Triệu 600 880 1402 2100 3110 3766 4582
người)

You might also like