You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 8

Phần I: Văn bản


1/Tôi đi học – Thanh Tịnh
+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường.
Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được
ghi nhớ mãi.
+ Giá trị nghệ thuật: 
-Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
-Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng,
liên tưởng của nhân vật “tôi”.
-Giọng điệu trữ tình trong sáng.
Tóm tắt văn bản
Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỷ
niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường, trong lòng tràn ngập
cảm giác mới lạ: “Hôm nay tôi đi học” Cậu cảm thấy mình đã lớn và muốn tự mình cầm
bút thước. Khi tới trường, cậu trông thấy rất nhiều bạn học sinh cũng như mình tới trường,
cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè như những chú chim non. Khi nghe hồi trống thúc giục vào lớp cảm
giác của nhân vật tôi vô cũng run run theo những hồi trống, đặc biệt là khi thầy Đốc điểm
danh cho học sinh xếp hàng vào lớp thì ai cũng hồi hộp, lo lắng không biết làm gì nhưng
những cử chỉ thân mật, trìu mến của thầy đã làm cho chúng tôi bớt lo lắng hơn. Vào lớp
được gặp thầy giáo trẻ luôn tươi cười, niềm nở chào đón chúng tôi. Những bức tranh treo
tường cả người bạn nhỏ bên cạnh tôi bỗng thấy thân thương, thích thú vô cùng. Bây giờ tôi
đã tự tin chờ đón bài học đầu tiên “Tôi đi học”!
2/ Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua
những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua
đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.
+ Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời
văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
. Ý nghĩa nhan đề
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ,
được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình
thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự
khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
Tóm tắt văn bản
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng
túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ
mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời
không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho
Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống
mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy
mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
3/ Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời
khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng
mạnh mẽ.
+ Giá trị nghệ thuật:
-Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
-Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi
bật tính cách nhân vật.
-Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó
cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng
định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu
tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời
tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân
lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới
không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa.
4/ Lão Hạc – Nam Cao
+ Giá trị nội dung:
- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão
Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và
không phiền hà hàng xóm. 
- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng
vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông
dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.
+ Giá trị nghệ thuật: 
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và
cảm thông với lão Hạc.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí
sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản :
T Tác Tác Thể loại Giá trị nghệ thuật Giá trị nội dung
T phẩm giả
1 Tôi đi Thanh Truyện -Văn tự sự kết hợp hài - Những kỉ niệm trong sáng
học Tịnh ngắn hòa chặt chẽ với miêu tả về ngày đầu tiên được đến
(1911- (hồi kí) và biểu cảm, làm cho trường đi học với những
1988) truyện ngắn đậm chất trữ rung động tinh tế qua truyện
tình ngắn Tôi đi học.
- Tự sự kết hợp trữ tình ;
kể chuyện kết hợp với
miêu tả và biểu cảm.
- Những hình ảnh so sánh
mới mẻ và gợi cảm
2 Trong Nguyê Hồi kí - Tự sự kết hợp với trữ - Nổi cay đắng tủi cực và
lòng mẹ n (Tiểu tình, kể truyện kết hợp tình yêu thương mẹ mãnh
(Trích “ Hồng thuyết tự với miêu tả và biểu cảm, liệt của chú bé Hồng khi xa
Những (1918- truyện) đánh giá mẹ, khi được nằm trong
ngày thơ 1982) - Cảm xúc và tâm trạng lòng mẹ
ấu”) nồng nàn, mãnh liệt; sử
dụng những hình ảnh so
sánh, liên tưởng táo bạo
3 Tức Ngô Tiểu Khắc họa nhân vật rõ nét, Tác phẩm đã vật trần bộ
nước vớ Tất Tố thuyết ngôn ngữ kể chuyện mặt tàn ác bất nhân của xã
bờ (1893- miêu tả đối thoại đặc sắc. hội thực dân phong kiến, Vẻ
1954) đẹp của một tâm hồn đầy
yêu thương, dịu dàng, chịu
đựng, ngang tàn, bất khuất
của người phụ nữ trước
cách mạng tháng 8 tư thế là
người rất đẹp của chị dậu là
ko chịu sống quỳ.
4 Lão hạc Nam Truyện Tạo dựng tình huống Truyện ngắn đã thể hiện
Cao ngắn truyện bất ngờ, ngôn ngữ một cách chân thực và cảm
(1917- phù hợp với từng nhân động số phận đau thương
1951) vật, con chó vàng mang của người nông dân trong
màu sắc triết lí, xây dựng xã hội cũ và phẩm chất cao
nhân vật bằng miêu tả quý tiềm tàng của họ. Đồng
ngoại hình để bộc lộ nội thời truyện ngắn còn cho
tâm, tâm lí của nhân vật. thấy tấm lòng yêu thương
trân trọng đối với người
nông dân.
T Tác Tác Thể loại Giá trị nghệ thuật Giá trị nội dung
T phẩm giả
Văn học
nước
ngoài
1 Cô bé An- Truyện -Cách kể chuyện hấp dẫn Niềm thương cảm sâu sắc
bán diêm đéc- ngắn (cổ đan xen giữa mộng tưởng đối với những con người
xen tích hiện và thực tế, sử dụng hình bất hạnh, niềm tin của con
(1805- đại) ảnh tương phản đối lập người và tấm lòng nhân ái
1875) đặc sắc. của nhà văn.
-Sự kết hợp chặt chẽ giữa
yếu tố kể, tả, biểu cảm.
-Xây dựng tình huống
truyện độc đáo, hấp dẫn
phù hợp với tâm lí trẻ
thơ.
2 Đánh Xéc- Tiểu Sử dụng phép tương phản Sử dụng tiếng cười khôi hài
nhau với van- thuyết trong xây dựng nhân vật. để diễu cợt cái hoang tưởng,
cối xay téc tầm thường đề cao thực tế
gió (1547 và sự cao thượng.
1616)

* Ôn tập câu hỏi tự luận :


Câu 1
Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão hạc?
Qua đó ta thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc?
TL
+Nguyên nhân
-Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động
tự giải thoát.
-Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng
cuối cùng lão để lại cho con.
=>Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng
tự trọng đáng kính của lão
+Ý nghĩa:
Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường,
giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng.
- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.
+Nhân cách
Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người nhâu hậu, tình nghĩa và có lòng tự trọng
-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.
Câu 2
Truyện ngắn Lão Hạc cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận của người
nông dân trong chế độ cũ ?
TL:-Chắt chiu, tằn tiện
-Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết )
-Giàu tình thương yêu (với con trai ,với con Vàng)
->Số phận của người nông dân : nghèo khổ bần cùng không lối thoát
Câu 3: Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số
phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm)
TL:Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” của ngô Tất
Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong
xã hội thực dân phong kiến ( 0,5)
- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô
cùng nghèo khổ.(2đ )
+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc
sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt … lão đã tìm
đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.
+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh
gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó
…để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã
vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp
và tối đen như mực….
- Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần
cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....( 1,5 đ )
+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự
trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo…
+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn
sàng đứng lên để bảo vệ….
=>Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa
nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua
đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu
sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ..( 1 đ )
Câu 3: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão
Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã
hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần
gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc
(Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự
đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ
riêng.
Câu 4 : Tóm tắt văn bản Lão Hạc :
Tóm tắt LH.
Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền
cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán
con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông
giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được
gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để
giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi
nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng
không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Câu 5 : Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt TNVB.
Vì thiếu xuất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình
cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm
qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa
kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà Lí trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi.
Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tai
sai vô lại.
Câu 6 : Chỉ ra những điểm tương phản giữa 2 nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-
xa. Nghệ thuật tương phản đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ?
a.Đôn - Ki - Hô – Tê
- Quý tộc
- Gầy, cao, cưỡi ngựa còm,
- khát vọng cao cả
-mong giúp ích cho đời
-mê muội
-hão huyền,
- Dũng cảm.
b.Xan - Chô - Pan - Xa
- Nông dân
- Béo, lùn, ngồi trên lưng lừa.
-ước muốn tầm thường
-chỉ nghĩ đến cá nhân mình.
- tỉnh táo
-thiết thực
- hèn nhát.
-Nghệ thuật tương phản: mỗi khía cạnh ở nhân vật Đôn-Ki-hô-tê đều đối lập rõ rệt với
khía cạnh tương ứng ở nhân vật Xan–chô Pan-xa và làm nổi bật nhau lên
-tác dụng:
+ Làm rõ đặc điểm của mỗi nhân vật
+Tao nên sự hấp dẫn độc đáo.
+ Tạo ra tiếng cười hài hước .
Phần II: Tiếng Việt
a,Trường từ vựng :
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .
VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông
b, Từ tượng hình , từ tượng thanh :
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD: lom
khom, phấp phới)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít, ào ào)
Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động,
có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
c, Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định (VD :
bắp, má, heo ,…)
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp
học sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) …)
Cách sử dụng: - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình
huống giao tiếp. Trong thơ văn , tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này
để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn
dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
d,Trợ từ , Thán từ :
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị
thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu . VD: có, những, chính, đích, ngay,
….
VD : Lan sáng tác những ba bài thơ.
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi
đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm 2 loại chính: . Thán từ bộc lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi ,…)
. Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...)
VD : Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi !
e, Tính thái từ : Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu
cầu khiến , câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói .
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử,chứ,chăng,…(VD:Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?)
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…(VD: Chớ vội!)
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… (VD: Tội nghiệp thay con bé!)
+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà ,… ( VD:Con nghe thấy rồi ạ !)
Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)

Phần III: Tập làm văn


ĐỀ 1:
KỂ LẠI KỈ NIỆM NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI HỌC
I/Mở bài: Giới thiệu về ngày đầu đi học:
Hôm nay đi học về, bất chợt tôi nghe tiếng An - đứa em của mình cất tiếng hát "Ngày đầu
tiên đi học. Mẹ dắt tay tới trường... ". Trong chốc lát, những cảm xúc và kỉ niệm của ngày
đầu tới lớp cứ ùa về trong tôi. Bây giờ tôi đã là học sinh lớp 8 rồi, nhưng những kỉ niệm của
ngày ấy vẫn cứ mãi sâu đậm không quên. 
II.Thân bài:
1. Cảm xúc, tâm trạng trong đêm trước ngày đầu tiên đi học
-Trong lòng rộn rã, bồi hồi, háo hức đến lạ, xen lẫn sự lo lắng bồn chồn trước một trải
nghiệm hoàn toàn mới
-Tôi được mẹ mua cho chiếc cặp sách mới, đồ dùng học tập và sách vở mới, cùng một bộ
đồng phục trắng tinh. sẵn sàng cho ngày mai đi học
-Ngắm nghía mãi bộ quần áo và quyển sách thơm mùi giấy mới, nâng niu như những món
đồ quý giá vô cùng
-Mãi mà không ngủ được vì nghĩ đến những gì mình sẽ làm, những bạn bè, thầy cô mà
mình sẽ gặp, những điều mà mình sắp được học vào ngày mai
2. Ngày đầu tiên đi học
a. Trên đường đến trường
-Sau khi mặc đồng phục, mẹ giúp tôi đeo cặp sách và đưa tôi tới trường
-Mẹ dắt tay tôi đi trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn hay cùng bạn bè chơi đùa, mặc dù
vậy, tôi vẫn cứ lo lắng nắm chặt tay mẹ.
-Con đường ấy tôi đã đi biết bao lần sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm,
dường như dài ra và có bao điều mới mẻ
-Buổi sáng sớm với ánh nắng sớm vàng tươi tràn đầy sức sống cùng gió mát rượi lùa vào
mái tóc
-Tôi để ý đến những hàng cây cao thật cao, xanh mướt trong nắng hè và ríu rít tiếng chim
hòa cùng tiếng phố phường bắt đầu một ngày mới nhộn nhịp, vui tươi
-Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng có nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến
trường với biết bao điều bỡ ngỡ
b. Khi tới trường
-Đứng trước cổng trường: tôi ngước nhìn cổng trường to lớn, bảng tên trường rất to và đẹp,
mẹ đọc cho tôi nghe tên ngôi trường của mình và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng
ngợp.
-Mẹ mỉm cười dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng nhưng khung
cảnh vỗ cùng mới lạ đã nhanh chóng chiếm lấy tâm trí tôi : sân trường rộng lớn với những
hàng cây xanh thẳng tắp, tường vàng, ngói đỏ rực lên trong nắng thu, từng dãy lớp học
khang trang, sạch sẽ rộng mở
-Khi tiếng ai đó vang lên trong loa nhắc nhở rằng người lớn, cha mẹ đi cùng con phải ra
ngoài rồi, tôi mới chợt bất an, nắm chặt tay mẹ
-Có một bạn nào đó dã òa lên khóc nức nở, rồi như một phản ứng dây truyền, lại thêm một,
rồi hai tiếng khóc
-Tôi nghe thấy tiếng khóc, mắt cũng tự dưng rơm rớm, nước mắt sắp trào ra, trong lòng đầy
lo sợ
-Mẹ tôi dịu dàng nắm chặt lấy tay tôi, khuyên tôi phải mạnh dạn hơn, trấn an tôi bằng nụ
cười ấm áp và lời động viên : "Chắc chắn con sẽ làm được, con sẽ được học nhiều điều hay
và có thêm nhiều bạn mới", lúc ấy tôi mới cố kìm lại nước mắt và tạm biệt mẹ
-Một cô giáo mặc áo dài màu xanh đã đến bên cạnh tôi, dịu dàng nắm tay tôi để đưa tôi
đứng vào hàng chuẩn bị vào lớp
-Tôi cứ ngoái lại nhìn mẹ ở phía cổng trường, mẹ vẫn đang đứng sau cánh cổng to lớn vẫy
tay cổ vũ tôi
3. Khi đã vào lớp học
-Cô giáo chủ nhiệm dắt cả lớp vào phòng học. Lớp học rộng và sáng ánh đèn, cùng bảng
đen lớn, bàn ghế được sắp xếp vô cùng ngay ngắn, sạch đẹp khiến không chỉ tôi mà các bạn
khác cũng vô cùng ngạc nhiên thích thú
-Cô giáo sắp xếp chỗ ngồi cho từng bạn, mỗi một bàn học có hai học sinh, lúc ngồi vào bàn
cũng một người bạn mới, tôi đã rất ngại ngùng và lo lắng
-Cô giáo giới thiệu từng điều một rồi đến lượt từng người, từng người đứng lên giới thiệu
bản thân, ban đầu tôi rất sợ và lúng túng, nhưng khi được các bạn vỗ tay cổ vũ, tôi thấy
phấn chấn hơn nhiều
-Chúng tôi không học luôn tiết học đầu tiên mà dành thời gian để làm quen với bạn mới,
người bạn cùng bàn của tôi - Mai là một người bạn rất đáng yêu, hoạt bát và dễ gần
-Cô giáo còn nhắc nhở chúng tôi một vài điều về nội quy của trường lớp, nhưng lại không
hề nghiêm khắc, mà lại rất nhẹ nhàng, khiến tôi bớt lo sợ
-Sau tiết học, tôi cảm thấy không còn nhiều sự lo lắng nữa mà thay vào đó là sự thích thú
và hạnh phúc khi được đi học, được quen thêm bạn mới, được cô giáo ân cần chỉ bảo
d. Khi ra về:
-Chúng tôi xếp thành một hàng dài để ra khỏi lớp học, vừa bước ra tôi đã thấy mẹ tôi đứng
đợi
-Tôi vui mừng chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, nghe mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô
giáo, về bạn bè và tôi kể lại cho mẹ nghe mọi việc.
-Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc, mẹ còn tự hào khen tôi đã làm rất tốt,
khiến tôi phấn chấn hơn nhiều
III. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học:
Đó là một ngày vô cùng đặc biệt có lẽ không chỉ đối với tôi mà đối với bất cứ một ai đã và
đang một thời cắp sách tới trường. Nhưng cảm xúc ấy là tươi sáng nhất, là vẹn nguyên nhất
mà cả đời học sinh chẳng bao giờ có lần thứ hai. Kỉ niệm ấy có lẽ sẽ sống mãi trong tôi,
cùng tôi trưởng thành, trở thành một miền kí ức tươi đẹp đồng hành cùng tôi đến mãi sau
này.
ĐỀ 2: “NGƯỜI ẤY (BẠN, THẦY, NGƯỜI THÂN,...) SỐNG MÃI TRONG LÒNG
TÔI.”
I/ Mở bài
- Giới thiệu về đối tượng định kể.
Nếu có ai hỏi người mà tôi yêu quý nhất là ai, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là ông
nội của tôi. Người ông đáng kính ấy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim đứa
cháu bé nhỏ này.
II/ Thân bài
1. Cảm nghĩ về đặc điểm ( ngoại hình, tính cách)
-Nội tôi năm nay đã ngoài tám mươi, cái tuổi mà người xưa hay ví rằng “Càng già càng dẻo
càng dai/ Càng gãy chân chõng, càng sai chân giường”.
-Những vất xả xuôi ngược thời còn trai trẻ cùng với tuổi tác đã khiến cái lưng nội hơi còng,
khi nội đi lúc nào cùng cần cái gậy nâu để chống. Nghe thấy âm thanh lạch cạnh của tiếng
gậy đập xuống đất vang lên cũng là lúc tôi kêu lên đầy thích thú “ A nội đây rồi”.
-Mái tóc pha sương gió đã được phủ một màu trắng như cước. Đôi lúc nội đùa tôi rằng: “
Có cái gậy chống và mái tóc bạc rồi, thêm bộ râu nữa thì nội thành ông bụt rồi con nhỉ”.
-Làn da nhăn nheo của nội đã điểm những chấm đồi mồi.
-Khuôn mặt nội lúc nào cũng toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu, vẻ mặt của một lão làng giàu
kinh nghiệm và từng trải.
-Tôi ấn tượng nhất là đôi dép cao su màu đen đặc của nội. Nghe nội kể tôi mới biết đó là
đôi dép đã theo nội xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đó là kỉ vật
vô giá nên nội giữ nó kĩ lắm.
-Nội tôi yêu thương con cháu lắm. Có gì ngon, có gì tốt nội đều để dành cho con cho cháu.
-Những đứa bé và cả người lớn ở xóm tôi đều ví nội là một kho chuyện vô tận không bao
giờ hết. Vào buổi tối sáng trăng, mấy đứa trẻ con lại tụ tập ở sân nhà nội vòi nội kể chuyện
cổ tích, chuyện thần thoại Hy Lạp, chuyện Tam Quốc, Thủy Hử. Vào những dịp hội đình,
hội làng thì người lớn trẻ nhỏ đều quây quần quanh nội để nghe chuyện về lịch sử làng, về
những trận đánh Mĩ, đánh Pháp ác liệt mà nội đã từng tham gia.
-Với sự tốt bụng và kinh nghiệm sống dày dặn, nội luôn được mọi người tin tưởng tìm đến
xin lời khuyên mỗi khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống.
2. Cảm nghĩ về kỉ niệm
-Với tôi thì nội là người đáng kính và quan trọng hơn cả.
-Tôi nhớ mãi bước chân chập chững đầu tiên của tôi là do nội cầm tay dắt tôi đi.
-Tôi nhớ mãi cái ngày tôi tập đi xe đạp cũng là nội giữ chặt yên xe sau để tôi yên tâm đạp
xe.
-Thời tiểu học của tôi gắn liền với những chiếc bánh rán của nội. Cứ mỗi lần được điểm
chín, điểm mười là nội lại mua cho tôi một chiếc bánh rán nóng hổi. Bây giờ tôi lớn rồi
nhưng nội vẫn giữ lời hứa cũ mỗi lần tôi đạt điểm cao là nội lại mua bánh rán cho tôi. Tuổi
thơ tôi thật đáng nhớ vì có nội, vì có hương vị bánh rán dẻo dẻo ngọt bùi ấy.
-Mỗi sáng tôi đều thức dậy sớm cùng nội tưới nước cho cây cối trong vườn. Đây là thói
quen từ xưa của nội rồi. Nội bảo tôi rằng cây cối quanh nhà xanh tốt thì cuộc sống mới nảy
nở và vui tươi được.
-Tôi nhớ lắm những cái vỗ vai động viên, những lần xoa đầu khích lệ của nội. Nội luôn là
người truyền cho tôi động lực về ý chí vươn lên trong cuộc sống để tôi có thể vững bước
trên con đường tương lai của mình.
III/ Kết bài
-Nêu suy nghĩ về đối tượng đó.
Nội trong tôi luôn là người tuyệt vời như thế đấy. Tôi cảm thấy thật may mắn khi được sinh
ra là đứa cháu bé nhỏ của nội. Tôi mong muốn nội sẽ thật mạnh khỏe để ở bên tôi mãi mãi.

ĐỀ 3: TÔI THẤY MÌNH ĐÃ KHÔN LỚN.


Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề: Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra mình thật sự đã khôn lớn rồi
Thân bài
1. Miêu tả bản thân khi đã lớn
Đối với các bạn nam
-   Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều
+ Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
-   Tính cách:
+ Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
Đối với các bạn nữ
-   Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
-   Tính cách:
+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
-     Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
-     Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
-     Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
-     Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
-     Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
-     Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
-     Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
-     Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
3. Cảm nhận về bản thân mình
-     Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
Kết bài
-     Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
-    Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành
con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
Đề 4: Nếu được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm trong câu chuyện cùng tên của
An-đec-xen, em sẽ ghi lại cảnh dó như thế nào?
A.MỞ BÀI:
-Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện (nhân vật “tôi” - người kể chuyện được
chứng kiến cảnh tượng thương tâm về cái chết của cô bé bán diêm sáng ngày mồng một
đầu năm).
B.THÂN BÀI:
DIỄN BIẾN CÂU CHUYỆN:
-Thời gian: Ngày mồng một Tết đầu năm, tuyết phủ kín mặt đất nhưng mặt trời lên, trong
sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt…(Tả qua về tâm trạng của “tôi” khi ra khỏi nhà:
vui vẻ, phấn chấn vì có một đêm noel hạnh phúc)
-Địa điểm: ở một xó tường có một em gái đã chết vì giá rét đêm qua.
- Tả cụ thể cảnh tượng cô bé chết:
+ Đó là một bé gái khoảng 10-11 tuổi, đầu trần, chân đất. Em ngồi giữa những bai diêm,
trong đó có một bao đã đốt nhẵn.
+ Có điều thật đặc biệt là trên gương mặt cô bé – gương mặt của một người đã chết lại ánh
lên sắc hồng của đôi má và đôi môi hé mở như đang mỉm cười.
-Thái độ của những người xung quanh: mọi người bào nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.
-Người kể bộc lộ thái độ, tình cảm của mình:
+ Cô bé đã chết từ trong đêm tại sao đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi như mỉm cười, một
hình ảnh của người sống? (Chết là kết thúc cuộc sống nơi trần gian, đối với những mảnh
đời bất hạnh như cô bé thì cái chết là sự giải thoát khỏi trần gian khổ ải, bất công, là thoát
khỏi mọi đau khổ, chết là về với Thượng đế…)
+ Có lẽ khi sống, cô bé đã phải chịu nhiều đau khổ, đã phải lê từng bước chân trần trên
tuyết trắng để hi vọng có thể bán được những bao diêm trong đêm giao thừa)
+Và cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, hay chết vì sự giá băng của đời người?
(Đó là một cái chết vô tội, một cái chết không đáng với cô bé bán diêm tội nghiệp)
C.KẾT BÀI: Khái quát lại cảm xúc của người kể chuyện về cái chết của cô bé bán diêm.

ĐỀ 5: Dựa vào đoạn trích “tức nước vỡ bờ” (Ngữ Văn 8 – tập 1), em hãy thay lời nhân
vật chị dậu kể lại việc chị đã chăm sóc anh dậu và chống trả lại cai lệ cũng như người
nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
A.MỞ BÀI:
-Chị Dậu xưng “tôi” giới thiệu về mình: Tên, quê quán
-Giới thiệu hoàn cảnh để kể câu chuyện
B.Thân bài:
1.Chị Dậu giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh gia đình:
- Lấy chồng là anh Nguyễn Văn Dậu, sinh được 3 đứa con. Đứa con gái lớn 7 tuổi, đứa bé
đang còn bú sữa mẹ.
- Hai vợ chồng đầu tắt mặt tối mà cơm vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc.
- Sau hai cái tang..Gia đình thuộc loại nhất nhì cùng đinh.
-Mùa sưu thuế đến, chạy vạy đó đây kiếm tiền nộp sưu. Không đủ tiền nộp sưu cho chú em
chồng đã chết mồ xanh cỏ, chồng tôi đã bị bắt ra đình đánh đập. Cùng đường, tôi đã phải
đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi, cùng đàn chó mới đẻ và gánh khoai mới nộp
đủ suất sưu cho chồng.
2. Chị Dậu kể việc chăm sóc chồng:
- Gà gáy sáng nay, chúng cõng chồng tôi về nhà như một cái xác không hồn. Chồng tôi
ngất lịm đi vì bị trói chặt quá.
-Được sự cứu giúp đỡ của bà con xóm giềng, chồng tôi đã tỉnh dần những còn yếu lắm.
- Cháo chín, tôi múc cháo ra quạt lấy quạt để cho chóng nguội.
-Tôi rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm và động viên
- Tôi cố ý chờ chồng xem chồng tôi ăn có ngon miệng hay không
-Chồng tôi vẫn rất mệt mỏi, uể oải, run rẩy bưng bát cháo, vừa kề đến miệng thì cai lệ và
người nhà lí trưởng sầm sập kéo đến.
3. Tôi chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bào vệ chồng:
-Chúng quát tháo và chửi mắng thậm tệ. Tôi tha thiết van xin.
-Cai lệ bỏ ngoài tai tất cả xông vào đánh trói chồng tôi
-Van xin chúng không được, chúng bịch mấy bịch vào ngực tôi và sấn đến để trói anh Dậu.
Tôi cự lại “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt tôi. Tôi
nghiến hai hàm răng và chỉ tay vào mặt hắn: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”
-Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất còn tên người nhà lí
trưởng giơ gậy đánh tôi. Tôi túm tóc, lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
C.KẾt bài:
-KẾt cục là tôi bị trói và giải ra đình. Tôi không hề ân hận về việc mình đã làm. Vì con giun
xéo lắm cũng quằn, quy luật tất yếu là “Có áp bức thì có đấu tranh”.
- Ước mơ của tôi: Mong rằng trên đời này không còn có người phụ nữ nào phải đau khổ bất
hạnh như tôi.
Đề 6: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo
trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
A.Mở bài:
-Giới thiệu là hàng xóm của ông giáo, con cũng đi đồn điền cao su giống con lão Hạc.
- Một hôm, sang nhờ ông giáo đọc thư của con trai gửi về thì lão Hạc sang kể chuyện bán
con chó Vàng.
B.Thân bài:
(Trong lúc ông giáo láy kính chuẩn bị đọc thì tôi nhìn thấy một bóng người từ ngoài vào.
Tôi nheo mắt nhìn kĩ thì nhận ra là lão Hạc, cũng là hàng xóm của tôi. Nhưng sao hôm nay
lão buồn rầu, dáng đi thất thểu đến vậy? Hay là lão mất cái gì? Hay con lão làm sao?
Thằng con lão cùng đi cao su giống thằng con tôi, vợ lão thì mất lâu rồi. Lão sống thui thủi
một mình, thường hay sang nhà ông giáo để trò chuyện)
- Tả dáng vẻ của lão Hạc khi bước vào nhà ông giáo: mặt buồn rầu, dáng đi lầm lũi, liêu
xiêu trông rât tội nghiệp.
-Kể các sự việc, cử chỉ của lão Hạc và ông giáo trong cuộc nói chuyện (bám sát văn bản
LH)
-Trong quá trình kể, thêm vào những nhận xét, cảm xúc, suy nghĩ của người chứng kiến:
chẳng hạn như ngạc nhiên rồi xúc động, thương cảm, trân trọng, hiểu thêm về ông giáo, về
lão Hạc. (Nghe lão Hạc nói, tôi thương lão vô cùng. Tôi đã khổ nhưng còn có vợ con. Lão
Hạc chỉ có một mình, ngày đêm thui thủi, có con chó làm bạn lại phải bán đi. Thật tội cho
lão quá. Cuộc đời lão làm gì còn niềm vui khi mà không thể giữ nổi một con chó làm bạn.
Tôi chợt hiểu tấm lòng nhân hậu của lão. Hẳn là lão đau khổ, dằn vặt, ân hận khi phải
quyết định bán chó, Càng nhìn lão, tôi lại càng thương và trân trọng lão hơn. )
-Kể việc mình phải ra về vì ngồi nghe không tiện, xin phép ông giáo về, khi khác sẽ sang
nhờ đọc thư.
C.Kết bài:
-Suy nghĩ trên đường về nhà: thương lão Hạc, ước mong cuộc đời của những người nông
dân bớt đau khổ. (Chúng tôi chẳng có quyền gì mà giữ cho mình một cái gì khi cuộc sống
ngày một đói kém. Cầu mong thằng con tôi và con lão mau chóng trở về.)

You might also like