You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HOA SEN

VÕ TRẦN NGỌC BÍCH

HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


CHO HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, 12/ 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN

VÕ TRẦN NGỌC BÍCH

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ


HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Môn: Kinh Tế Chính Trị Mác - Lenin


Lớp: DC141DV01 - 4154

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LENIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GV. ThS Phạm Thị Ngọc Anh
TP.HỒ CHÍ MINH, 12/ 2021

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3
PHẦN 1: SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.
............................................................................................................................................. 4
I. KHÁI NIỆM CỦA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG ................. 4
1. Hàng hóa.................................................................................................................... 4
2. Hàng hóa sức lao động là gì? .................................................................................... 5
II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG .... 6
1. Về mặt giá trị ............................................................................................................. 6
2. Về mặt giá trị sử dụng ............................................................................................... 6
3. Trong quan hệ người mua và người bán ................................................................... 7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ................................................................................................. 8
I. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ........................................ 8
1. Cung lao động: .......................................................................................................... 8
2. Cầu lao động:............................................................................................................. 8
II. THỰC TRẠNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................... 9
1. Thực trạng ấy diễn ra như thế nào? ........................................................................... 9
2. Nguyên nhân gây ra:.................................................................................................. 9
PHẦN 3: GIẢI PHÁP CHO HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY. .................................................................................... 11
1. Về nguồn cung lao động.......................................................................................... 11
2. Về nguồn cầu lao động ............................................................................................ 11
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 14

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Phạm Thị Ngọc Anh. Trong quá
trình học tập môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin, cô đã hướng dẫn tận tâm và nhiệt
huyết để em có thể hiểu biết và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới.

Qua bài báo cáo này, em đã áp dụng những gì đã được cô dạy và truyền đạt trên lớp
cho em. Em xin được dung những kiến thức của thầy dạy để báo cáo về vấn đề gia
đình và xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Vì kiến thức còn hạn hẹp nên nếu em có thiếu sót gì thì mong có thông cảm và chi
dạy thêm. Và cuối cùng xin kính chúc cô sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

2
MỞ ĐẦU

Theo như em được biết thì nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia, không
những thế, nó còn là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Ngày nay, sự thịnh vượng của các quốc gia không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn
tài nguyên thiên nhiên mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con
người. Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động trên
thế giới vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm bình
ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.

Trong khi đó, lý luận về loại hàng hoá đặc biệt - sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã
có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững
chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và phát
triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.

Ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề thị trường
hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị. Đặc
biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới hội
nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Qua đó, em muốn làm rõ vấn đề về hai lý luận trên để có thể giúp cho đất nước tìm ra những
biện pháp sớm và cải thiện tình hình Việt Nam.

3
NỘI DUNG
PHẦN 1: SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.
I. KHÁI NIỆM CỦA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1. Hàng hóa
a. Khái niệm của hàng hóa

Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
được dùng để trao đổi với nhau. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách, quả
táo hay thậm chí nó cũng ở dạng vô hình như sức lao động. Hàng hóa trước hết là đồ vật
mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người nhờ vào các tính chất của
nó. Yếu tố để khiến đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
- Tính ứng đụng đối với người dùng.
- Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai
thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá tri.

b. Giá trị sử dụng của hàng hóa

Là công dụng của sản phẩm mà có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, cây bút dùng để viết, công dụng của một cái kéo là để cắt,
...
Trong thực tế thì vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật
phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng
phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng
chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay
tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải.
Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính
của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà
là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế
hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
4
c. Giá trị của hàng hóa

Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa và là kết tinh trong hàng hóa.
Ví dụ: cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động,
là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức
lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi,
mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa.
Ví dụ: Một cái tủ có thể trao đổi được với năm tấn thóc. Trong khi một cái bàn thì chỉ trao
đổi được với hai tấn thóc. Do đó, ta có thể nói giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của một cái
bàn.

2. Hàng hóa sức lao động là gì?


a. Khái niệm của hàng hóa sức lao động

Theo như C.Mác viết: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"
- Do đó ta có thể hiểu hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Chúng mang
trong mình những thuộc tính riêng và tất nhiên là phải liên kết chặt chẽ với sự tồn tại, phát
triển của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó thì sức lao động trở thành hàng hóa chính là một
điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nền kinh tế dạng tư bản. Đánh dấu một bước tiến
quan trọng để tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.

b. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện một loại lao động cụ thể
nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động phải

5
phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên
quan tâm đến nếu không muốn bị đào thải, thất nghiệp. Trong quá trình lao động, sức lao
động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của Tư Liệu Sản Xuất và lao động
mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của
nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động. nguồn gốc của sự tăng
giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của Giá Trị Thặng
Dư.

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1. Về mặt giá trị

Giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia… nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật
chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả
vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị sức lao động ko cố định: Tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của
con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng
làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.

2. Về mặt giá trị sử dụng

Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng
của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng
hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng
hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt =>giá trị sử

6
dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức
nó có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

3. Trong quan hệ người mua và người bán

Đối với hàng hóa sức lao động thì người mua có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở
hữu và người bán phải phục tùng người mua.
Còn trong quan hệ hàng hóa thì người mua và người bán độc lập với nhau.

4. Giá cả

Trong hàng hóa sức lao động thì giá cả nhỏ hơn giá trị.
Trái lại hàng hóa thông thường thì giá cả có thể tương đương với giá trị.

5. Ý nghĩa

Hàng hóa sức lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Còn hàng hóa thông thường được
biểu hiện dưới dạng của cải.

7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG
I. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Cung lao động:

Ở nước ta, lực lượng lao động rất dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Theo khảo sát dân số cả
nước năm 2012 khoảng 88.780.000 người, tăng 1,06% so với năm 2011, gồm: dân số nam
43.920.000 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44.860.000 người, tăng 1,04%. Việt Nam
đang tiếp tục được hưởng lợi từ thời kỳ "dân số vàng". Tốc độ tăng dân số giảm dần, từ
1,16% trong năm 2002 xuống 1,03% trong năm 2012. Bên cạnh đó, lực lượng lao động
tăng nhanh hơn, góp phần làm cho nguồn cung lao động dồi dào, với tỷ lệ tăng trung bình
2,6%/năm, tương đương với 1.200.000 lao động/năm. Đây là con số “mơ ước” để thúc đẩy
lực lượng lao động phát triển và là nền tảng cho phát triển kinh tế trong tương lai. Cụ thể,
số người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi) đã tăng từ 39.394.000 người năm 1999 lên
tới 53.098.000 người năm 2012, trong đó lao động nam chiếm 51,4%; lao động nữ chiếm
48,6%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 52.114.000 người.

2. Cầu lao động:

Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông nhưng không có nghĩa là thị trường lao
động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay
nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế. Mặc khác, tổng số 51,4 triệu lao động
thì chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo là chiếm 15,4%. Sự chênh lệch về chất lương
nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao
động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là
quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước. Trong khi đó, lượng
lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn.Nhưng mục đích chính của những
lao động này lên thành phố không phải để học nghề, học việc mà tham gia vào các công
việc mang tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh

8
nghiệm, tay nghề. Mức lương trả cho người lao động sẽ tuân thủ mức thối thiểu vùng theo
quy định pháp luật. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề ( kể
cả lao động tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu.

II. THỰC TRẠNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM


1. Thực trạng ấy diễn ra như thế nào?

Tuy nguồn lao động nước ta rất dồi dào, song tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta vẫn không ngừng
gia tăng trong những năm gần đây. Điển hình như nhiều sinh viên sau khi ra trường đã
không tìm được công việc đúng như ý muốn của mình. Thậm chí có một số thì lại làm trái
ngành nghề, không đúng chuyên môn bản thân. Lực lượng công nhân Việt Nam dù là dồi
dào nhưng tay nghề chưa cao lao động chủ yếu bằng cơ bắp, ít lao động trí óc. Mặc dù các
trung tâm, các trường đào tạo nghề được thành lập nhiều nhưng có một số cơ sở vẫn hoạt
động không có hiệu quả công nhân học xong không thể làm việc có hiệu quả, hơn nữa chi
phí học tập còn cao nên không phải ai cũng có điều kiện để có thể theo học được. Công
nhân và gia đình họ cũng còn gặp khó khăn trong việc thỏa mãn các nhu cầu cá nhân chính
đáng của mình như khó tiếp cận với các dịch vụ, việc đăng kí học cho con cái.
Bên cạnh đó, mức tiền công, tiền lương người công nhân được trả chưa phù hợp với mức
lao động của họ. Ngoài ra, lao động nước ta tập trung chủ yếu chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp, tác phong công nghiệp thấp.

2. Nguyên nhân gây ra:

Có lẽ phần lớn nguyên nhân xất phát từ nền kinh tế nước ta còn lạc hậu nên công nhân cũng
có hạn chế về tay nghề. Các cơ sở đào tạo nghề hoat động chưa có hiệu quả và chi phí học
nghề còn cao. Chúng ta chưa vận dụng được các phương tiện thông tin đại chúng để giới
thiệu việc làm, trở thành trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động, là nơi
phản ánh những hạn chế và ưu điểm của thị trường hàng hóa sức lao động.

9
Những quy định của nhà nước về thi trường lao động vẫn còn những hạn chế nhất định.
Việc chi trả tiền lương còn thiếu sự công bằng, bình đẳng giữa các công nhân. Nhiều cơ sở
sản xuất, các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện để xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho
công nhân và người thân của họ do thiếu vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, giới trẻ không chọn đúng ngành nghề bản thân để rồi không chọn được nghề
phù hợp, phát huy tài năng bản thân nên thành ra dư nguồn lao động cho xã hội.
Hơn nữa, tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối
quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của
năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần
thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội.

10
PHẦN 3: GIẢI PHÁP CHO HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY.

Để khắc phục tình trạng trên và đưa thị trường lao động Việt Nam phát triển ổn định thì
cần phải thực hiện một số biện pháp, đó là:
1. Về nguồn cung lao động

Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan trọng nhằm phát
triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động. Trước hết, cần tập trung phát triển
mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên
các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa,
công nghệ sinh học... Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ
chế ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác
đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về mọi trình
độ tay nghề về mọi mặt cho người lao động, tạo cho họ tính tự giác, sáng tạo trong lao động.
Đồng thời tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đó với nhiều hình thức khác nhau.

2. Về nguồn cầu lao động

Đầu tiên cần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được xem là vấn đề cấp
thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.
Thứ hai, nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, tập
trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh để phát triển và thu hút lao động.
Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chuyển dịch mạnh
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành
nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ. Đặc biệt,chú trọng phát triển mạnh quan hệ kinh
tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu
tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một

11
số thị trường mới; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn
vay cho các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động.

12
KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận trên, ta có thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức lao động. Sự kết
hợp hài hòa giữa lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác với thực tiễn thị trường sức lao
động ở Việt Nam vừa là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế lại vừa là mục tiêu quan trọng
nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí
thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển“nền kinh tế tri thức” của Việt Nam.

13
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO

1. https://luatduonggia.vn/li-luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong-cua-c-mac-voi-
thi-truong-suc-lao-dong-thi-truong-lao-dong-o-viet-nam-hien-nay/
2. https://luathoangphi.vn/hang-hoa-suc-lao-dong-la-gi/
3. https://luanvan1080.com/hang-hoa-suc-lao-dong.html
4. https://luatminhkhue.vn/ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-theo-c-mac.aspx

14

You might also like