You are on page 1of 17

CHƯƠNG 1 + 2

1. Marx và Engels đã sử dụng thuật ngữ nào để nói về giai cấp công nhân?
A) Giai cấp vô sản
B) Giai cấp công nhân hiện đại
C) Giai cấp vô sản hiện đại
D) Cả a b c
ANSWER: D
2. Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là:
A) Giai cấp không sở hữu tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho tư sản để kiếm
sống
B) Giai cấp có số lượng đông đảo nhất
C) Giai cấp của những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội,
họ phải bán sức lao động cho tư sản và bị tư sản bóc lột giá trị thặng dư
D) Giai cấp bị mất hết đất đai và nghèo khổ nhất
ANSWER: C
3. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là:
A) Mâu thuẫn giữa người lao động và giai cấp tư sản
B) Mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc
C) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau
D) Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp tư sản lỗi thời
ANSWER: D
4.Tiền đề tư tưởng - lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
A) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
B) Triết học cổ điển Đức
C) Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán Pháp
D) Kinh tế chính trị cổ điển Anh
ANSWER: C
5. Nội dung kinh tế của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân:
A) Đại biểu cho lợi ích chung của xã hội
B) Phấn đấu cho lợi ích riêng của giai cấp mình
C) Lợi ích chung và riêng thống nhất
D) Phấn đấu cho lợi ích riêng của giai cấp khác
ANSWER: A
6. Theo Marx và Engels, giai cấp tư sản không chỉ tạo ra vũ khí để giết mình mà còn tạo ra
những người sử dụng vũ khí đó, đó là:
A) Liên minh công - nông
B) Giai cấp nông dân
C) Giai cấp vô sản
D) Liên minh công - nông - tri thức
ANSWER: C
7. Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sẽ hoàn thành
bước thứ nhất khi nào?
A) Giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước
B) Giai cấp công nhân thành lập Đảng Cộng sản
C) Giai cấp công nhân giành được nhà máy xí nghiệp của nhà tư bản
D) Giai cấp công nhân đấu tranh tự giác
ANSWER: A
8. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng và đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa
học:
A) Phương pháp kết hợp logic và lịch sử
B) Phương pháp diễn dịch - quy nạp
C) Phương pháp phân tích
D) Phương pháp trừu tượng khoa học
ANSWER: A
9. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của Marx và Engels diễn ra
trong thời gian nào?
A) 1915 - 1916
B) 1843 - 1844
C) 1723 - 1790
D) 1848 - 1852
ANSWER: B
10. Đặc điểm tiêu biểu nhất của giai cấp công nhân Việt Nam:
A) Ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và nền đại công nghiệp
B) Xuất thân từ giai cấp nông dân
C) Ra đời muộn và trước giai cấp tư sản Việt Nam
D) Gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân lao động khác
ANSWER: C
11. Tập 1 Bộ Tư bản ra đời trong giai đoạn nào?
A) Trước Công xã Paris
B) Sau Công xã Paris đến 1895
C) Thời đoạn Stalin
D) Cách mạng tháng Hai
ANSWER: A
12. Đặc điểm nào khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất?
A) Có số lượng đông
B) Có tính tổ chức kỷ luật cao
C) Có tinh thần quốc tế trong sáng
D) Đại biểu cho phương thức sản xuất hiện đại
ANSWER: D
13. Tính tổ chức và kỷ luật của giai cấp công nhân được hình thành từ:
A) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
B) Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột
C) Cuộc đấu tranh sôi nổi trong chủ nghĩa tư bản
D) Nền sản xuất đại công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
ANSWER: D
14. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế
A) Đại biểu cho lợi ích chung của xã hội
B) Là giai cấp nòng cốt trong quá trình giải phóng LLSX
C) Là nhân tố hàng đầu của LLSX hóa cao
D) Cả a b c
ANSWER: D
15. Một trong những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
A) Giai cấp công nhân thành lập ra chính đảng của mình
B) Sự tăng nhanh về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân
C) Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân
D) Sự phát triển về chất của bản thân giai cấp công nhân
ANSWER: C
16. Vì sao Đảng Cộng sản trở thành đội tiên phong, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến
đấu của giai cấp công nhân?
A) Là một tổ chức chính trị đạt được nhiều thành quả cách mạng nhất
B) Là một tổ chức chính trị được trang bị lý luận cách mạng của chủ nghĩa Marx - Lenin
C) Là một tổ chức chính trị được giác ngộ lý tưởng cách mạng vô sản
D) Là một tổ chức chính trị tập trung những người công nhân tiên tiến nhất
ANSWER: B
17. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân đánh dấu bằng tổ chức nào?
A) Đảng Cộng sản
B) Quốc tế III
C) Chủ nghĩa Marx - Lenin
D) Công hội đỏ
ANSWER: A
18. Tác phẩm nào của Marx và Engels là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam cho hành động
của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?
A) Ba nguồn gốc, ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Marx
B) Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850
C) Bộ Tư bản
D) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
ANSWER: D
19. Sự kiện chính trị nào đánh dấu công lao của Lenin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ
lý luận thành hiện thực
A) Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Nhà nước Xô Viết năm
1917
B) Lenin viết tác phẩm "Một trong những vấn đề căn bản" năm 1917
C) Đấu tranh chống các trào lưu phi marxist
D) Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân
ANSWER: A
20. Về phương diện chính trị - xã hội, phát kiến nào của Marx và Engels khẳng định sự
diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của giai cấp công nhân?
A) Học thuyết về giá trị thặng dư
B) Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C) Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D) Chủ nghĩa duy vật lịch sử
ANSWER: B
CHƯƠNG 3
1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
A) Giai cấp công nhân
B) Nhân dân lao động
C) Tầng lớp tri thức
D) Giai cấp nông dân
ANSWER: A
2. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là:
A) Các giai cấp trong xã hội tồn tại với những lợi ích không còn đối kháng nhau
B) Kết cấu giai cấp của xã hội thuần nhất
C) Việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản
D) Không còn tồn tại giai cấp
ANSWER: C
3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng là:
A) Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản
B) Tư tưởng vô sản và tư tưởng phong kiến là chủ yếu
C) Tồn tại nhiều tàn dư của xã hội cũ
D) Tư tưởng tư sản còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa tinh thần
ANSWER: A
4. Điền vào chỗ trống đề hoàn thành luận điểm: "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng
sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trí thức mà..."
(V.I.Lenin)
A) Nhân loại đã tạo ra
B) Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
C) Những vĩ nhân, lãnh tụ kiệt xuất đã tạo ra
D) Loài người đã tạo ra
ANSWER: A
5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà
Đảng và nhân dân ta xây dựng: "Xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất .... và quan hệ sản xuất .... phù hợp"
A) Phát triển - tiến bộ
B) Hiện đại - tiến bộ
C) Tiên tiến - hiện đại
D) Tiến bộ - hiện đại
ANSWER: B
6. Điền vào chỗ trống đề hoàn thiện nội dung sau: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh...." (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI)
A) Công bằng, dân chủ, văn minh
B) Công bằng, văn minh, dân chủ
C) Dân chủ, công bằng, văn minh
D) Văn minh, dân chủ, công bằng
ANSWER: C
7. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng sự ra đời của tổ chức:
A) Công hội đỏ
B) Đảng Cộng sản
C) Quốc tế II
D) Quốc tế III
ANSWER: B
8. Theo Lenin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là:
A) Thực hiện nguyên tắc: phân phối theo lao động
B) Thực hiện nguyên tắc: phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội
C) Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động
D) Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
ANSWER: D
9. Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng xã hội thành công
xã hội chủ nghĩa là:
A) Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực chính trị
B) Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực kinh tế
C) Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực văn hóa tinh thần
D) Cả ba đều sai
ANSWER: A
10. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những
yếu tố thuận lợi nào?
A) Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc
B) Quá trình đổi mới, chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế
C) Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ
D) Cả a, b và c
ANSWER: D
CHƯƠNG 4
1. "Càng hoàn thiện bao nhiêu, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy
nhiêu". Thực chất của sự tiêu vong này là gì?
A) Tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ với nhân
dân
B) Dân chủ biến mất hoàn toàn, xã hội sẽ chuyển qua một hình thức chính trị mới, một nhà
nước mới
C) Những nguyên tắc dân chủ trong xã hội bị tiêu vong
D) Tất cả đều sai
ANSWER: A
2. Dân chủ với tư cách là một hình thái nhà nước, một nhà nước dân chủ thì được xem là:
A) Một phạm trù xã hội
B) Một phạm trù lịch sử
C) Một giá trị vĩnh viễn
D) Một phạm trù vĩnh viễn
ANSWER: B
3. Hình thức dân chủ nào mà thông qua đó nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình
thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội?
A) Dân chủ trực tiếp
B) Dân chủ đại nghị
C) Dân chủ gián tiếp
D) Dân chủ bán trực tiếp
ANSWER: A
4. Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
ở Việt Nam hiện nay là:
A) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
B) Nâng cao vai trò quản lý của các tổ chức nhà nước
C) Hoàn thiện hệ thống giám sát, phản biện xã hội
D) Xây dựng tổ chức nhà nước vững mạnh
ANSWER: A
5. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ sự kiện nào?
A) Thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Paris năm 1871
B) Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỷ XIX
C) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
D) Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 1
ANSWER: A
6. Những giá trị nổi bật trong nền dân chủ tư sản:
A) Quyền tự do, bình đẳng, công bằng
B) Quyền tự quyết và tự do
C) Quyền tự do, bình đẳng, dân chủ
D) Quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc
ANSWER: C
7. Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng
giữa các cơ quan:
A) Ủy ban nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương
B) Các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương
C) Lập pháp, hành pháp, tư pháp
D) Các cơ quan trong chính phủ
ANSWER: C
8. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin, nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
A) Nhà nước toàn vẹn
B) Nhà nước nửa nhà nước
C) Nhà nước theo đúng nghĩa của nó
D) Nhà nước với trình độ cao
ANSWER: B
9. Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là:
A) Một quy luật
B) Một quy định
C) Một nguyên nhân
D) Một nguyên tắc
ANSWER: D
10. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
A) Cơ sở thể hiện và thực hiện dân chủ
B) Công cụ biểu hiện và thực thi dân chủ
C) Biện pháp thể hiện và thực hiện dân chủ
D) Phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ
ANSWER: D
CÂU HỎI ÔN TẬP TỔNG HỢP
1. Chủ nghĩa Marx đã chứng minh tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH bằng học
thuyết:
A) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
B) Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C) Phép biện chứng duy vật
D) Hình thái kinh tế - xã hội
ANSWER: D
2. CNXHKH được đánh dấu ra đời bằng sự kiện:
A) Công xã Paris nổ ra
B) Tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời (2-1848)
C) Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
D) Quốc tế thứ nhất ra đời
ANSWER: B
3. Cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản có thể thực hiện bằng những con đường nào?
A) Bạo lực cách mạng
B) Bạo lực cách mạng và biểu tình
C) Biểu tình và thuyết phục
D) Bạo lực cách mạng và hòa bình
ANSWER: D
4. Điểm khác biệt giữa cuộc cách mạng do giai cấp công nhân thực hiện với các cuộc cách
mạng trước đó trong lịch sử là:
A) Cách mạng của giai cấp công nhân nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch
con người
B) Thay thế chính quyền này bằng một chính quyền khác
C) Lật đổ giai cấp tư sản
D) Cách mạng của giai cấp công nhân nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch
con người, xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản để thực hiện quyền làm chủ của công
nhân và nhân dân lao động trong xã hội mới
ANSWER: D
5. Điểm khác nhau giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản trên lĩnh vực chính trị:
A) Bản chất giai cấp, cơ chế nhất nguyên và đa nguyên, bản chất nhà nước
B) Tính chất lợi ích giữa các giai cấp
C) Giai cấp lãnh đạo, quản lý đất nước
D) Bản chất giai cấp, bản chất nhà nước
ANSWER: A
6. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
A) Địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội
B) Địa vị kinh tế và sự ra đời của Đảng Cộng sản
C) Địa vị chính trị - xã hội
D) Nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân
ANSWER: A
7. Giai cấp công nhân được Marx gọi bằng những tên nào?
A) Giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại
B) Giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp
C) Giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công
nhân đại công nghiệp
D) Giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp
ANSWER: C
8. Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác so với giai cấp công nhân thế giới?
A) Công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam
B) Xuất thân từ các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội
C) Đóng vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh giải phóng xã hội
D) Tất cả đều đúng
ANSWER: A
9. Giải pháp phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay:
A) Cải cách thể chế Nhà nước
B) Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
C) Xây dựng Nhà nước pháp quyền lớn mạnh
D) Xây dựng và hoàn thiện từng bước các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
ANSWER: D
10. Mô hình CNXH ở Việt Nam được xác định với 8 đặc trưng được Đảng ta đề ra trong
Đại hội nào?
A) Đại hội XI
B) Đại hội X và XII
C) Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X
D) Đại hội VII
ANSWER: A
11. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam do ai lãnh đạo?
A) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
B) Đảng Cộng sản Việt Nam và tri thức lãnh đạo
C) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo điều 4 Hiến pháp 2016
D) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo điều 4 Hiến pháp 2013
ANSWER: D
12. Phát kiến vĩ đại của Marx và Engels trên lĩnh vực CNXHKH:
A) Học thuyết về sự liên minh giai cấp giữa công nhân, nông dân và trí thức
B) Học thuyết về giá trị
C) Lý luận về tính tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
D) Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
ANSWER: D
13. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay được thể hiện qua các
kỳ Đại hội nào?
A) Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
B) Đại hội X và XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
C) Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X
D) Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
ANSWER: B
14. Quan điểm quá độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN ở Việt Nam được Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định trong Đại hội nào?
A) Đại hội VI
B) Đại hội IX
C) Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X
D) Đại hội XII
ANSWER: B
15. Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội CSCN là:
A) Một quá trình tự nhiên
B) Một quá trình lịch sử - xã hội
C) Quá trình lịch sử - tự nhiên
D) Học thuyết tất yếu
ANSWER: C
16. Tác phẩm thể hiện sự chuyển biến lập trường triết học và chính trị của Marx:
A) Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel
B) Tình cảnh công nhân nước Anh
C) Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel - Lời nói đầu
D) Biện chứng của tự nhiên
ANSWER: C
17. Tên gọi "Chủ nghĩa Marx - Lenin" ra đời trong giai đoạn nào?
A) Giai đoạn Lenin phát triển học thuyết Marx
B) Giai đoạn Lenin bảo vệ học thuyết Marx
C) Thời đoạn Xtalin
D) Giai đoạn Việt Nam và Trung Quốc tiếp thu, vận dụng tư tưởng CNXHKH
ANSWER: C
18. Theo nghĩa rộng, CNXHKH là:
A) Chủ nghĩa Marx - Lenin
B) Một ngành nghiên cứu thuộc lĩnh vực của chủ nghĩa Marx - Lenin
C) Một ngành thuộc lĩnh vực chính trị học
D) Cả ba đều sai
ANSWER: A
19. Theo nghĩa rộng, CNXHKH là:
A) Chủ nghĩa Marx - Lenin
B) Một ngành nghiên cứu thuộc lĩnh vực của chủ nghĩa Marx - Lenin
C) Một ngành thuộc lĩnh vực chính trị học
D) Cả ba đều sai
ANSWER: A
20. Thuật ngữ "dân chủ" (demokratos) ra đời lần đầu khi nào?
A) khoảng thế kỷ VII TCN
B) Khoảng thế kỷ VII - VI TCN
C) Khoảng thế kỷ V - IV TCN
D) Khoảng thế kỷ VI - V TCN
ANSWER: B
21. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh là:
A) Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước
B) Thúc đẩy sự phát triển kinh tế
C) Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản
thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động
D) Trách nhiệm của toàn xã hội
ANSWER: C

You might also like