You are on page 1of 7

3.

Nguyên nhân gây ra tĩnh điện:

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tĩnh điện chính là do hai vật rắn cọ sát vào nhau (ma sát), một vật bị mất
electron sẽ mang điện tích dương và một vậy được nhận electron mang điện tích âm. Do vật nhận electron có
nhiều khoảng trống trong lớp vỏ ngoài của nó, còn vật bị mất electron thì có các electron liên kết yếu, do đó
mà electron có thể di chuyển từ vật này sang vật kia tạo ra mất cân bằng điện tích.
Vì các điện tích có cùng dấu(+) hoặc (-) thì đẩy nhau, chính vì vậy mà chúng có xu hướng di chuyển ra ngoại vi
vật bị nhiễm điện càng xa càng tốt. Và đây chính là hiện tượng mà tóc của bạn bị dựng đứng khi cơ thể bạn bị
nhiễm điện.
.Chống tĩnh điện là gì
Chống tĩnh điện (ESD) hay còn gọi là  khử tĩnh điện, là việc sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép
trong khoảng 10e6Ω – 10e11Ω  nhằm làm tiêu tán các điện tích được sinh ra hay đưa các điện đó xuống hệ
thống và nối đất, Trong sản xuất, có những khâu yêu cầu sản phẩm thật sạch sẽ không được bám bụi nhằm
bảo vệ sản phẩm tránh khỏi các tác nhân chập, cháy nổ,... hoặc bảo vệ sức khỏe con người trong quá trình sản
xuất.

5. Phương pháp hạn chế tĩnh điện:

Tĩnh điện phát sinh trên bề mặt của những vật liệu không thể nối đất do đó cần có phương án để khử hết tĩnh
điện phát sinh trên bề mặt của các sản phẩm sản xuất để có thể ngăn ngừa vấn đề sốc điện khi nhân viên thao
tác với các sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ vải sợi màng. Trên thế giới thường sử dụng  Ionizer để trung
hòa điện tích.

5.1 Ionizer: Thiết bị khử tĩnh điện


 Là thiết bị sinh ra đồng thời cả điện tích dương và điện tích âm. Những ion trái dấu sẽ trung hòa điện tích với
vật thể. Ion trái dấu do tác động của lực tĩnh điện sẽ bị đẩy ra ngoài và trung hòa vào không khí.
Các thiết bị khử tĩnh sử dụng nguyên tắc Corona Discharge để sinh ra ion:
Sử dụng đầu điện cực điện áp cao ( 4000-7500V) đẻ làm ion hóa không khí và làm cho không khí nhiễm điện
tích tạo ra các ion dương hoặc âm tùy thuộc vào điện tích của đầu điện cực.
Các điện cực âm sẽ sinh ra ion âm.

Các điện cực dương sẽ sinh ra ion dương.


Dựa trên nguyên tắc này người ta tạo ra các thiết bị khác nhau như quạt, thanh bar, nozzle ion để khử hết tĩnh
điện sinh ra

● Các công nghệ sử dụng hiện nay:


1.Công nghệ DC
Công nghệ DC là công nghệ sử dụng dòng điện 1 chiều với điện áp 7000V ở mỗi đầu điện cực.

Công nghệ DC có nhược điểm:

1.Một số khu vực sẽ không có đồng thời cả ion dương và ion âm

2.Đầu điện cực dương sẽ nhanh bị mòn hơn dẫn đến lượng ion sẽ ít hơn điện cực âm làm mất cân ion

2. Công nghệ AC
Sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra cả ion dương và ion âm trên cùng 1 đầu điện cực.
Tuy nhiên tần số đảo chiều giữa dương và âm quá thấp dẫn điện không kịp trung hòa điện tích trên sản phẩm
đối với dây truyền sản xuất có tốc độ cao.

3. Công nghệ HDC-AC


Công nghệ HDC-AC ( Hybrid Digital Control- AC) là tối ưu khả năng khử tĩnh điện bằng công nghệ sung với tần
số cao: 200Hz và tối ưu xung của dòng điện.
Ưu điểm:

1. Duy trì cân bằng ion sau thời gian dài sử dụng
2. Ít phải vệ sinh thiết bị
3. Không cần điều chỉnh cân bằng ion.
4. Sinh ra rất ít ozon ( 0.001 PPM)
5. Cách đo và kiểm tra thiết bị khử tĩnh điện

●Thiết bị khử tĩnh điện dạng thanh

Thiết bị có chuỗi thanh ion mạch điện xoay chiều, kết hợp với hệ thống khí nén thổi các các vòi phun bố trí dọc
theo thanh,có tác dụng loại bỏ tĩnh điện mạnh mẽ, trên vùng rộng.
Thiết bị khử tĩnh điện dạng thanh còn có thể vừa chải bóng vừa thổi khí một cách có hiệu quả nhất.

1. Thanh Bar khử tĩnh điện CABS

Khử tĩnh điện bằng sử dụng thanh Bar CABX để cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu. Nhất là
trong các khu vực có nhân viên làm việc trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm.

 Sử dụng công nghệ khử tĩnh điện tần số cao HDC-AC


 Tăng hiệu suất khử tĩnh điện lên đến 30%
 Giảm màimòn đầu kim
 Tạo Ozone thấp
 Khả năng cân bằng Ion cao
 Sử dụng khí nén dẫn Ion đến vị trí cần khử tĩnh điện
 Cảnh báo vệ sinh thiết bị bằng đèn LED
 Dễ dàng thay thế và vệ sinh đầu kim
 Chức năng cảnh báo an toàn khi có dị vật tiếp xúc đầu khử tĩnh điện

ƯU ĐIỂM

 Công nghệ HDC-AC cung cấp khả năng khử tĩnh điện ổn định và lâu dài
 Thời gian sử dụng lâu dài, đầu khử tĩnh điện không cần vệ sinh thường xuyên
 Hướng thổi rộng hoặc thẳng, sử dụng ít khí nén

2. Thanh bar khử tĩnh điện BJS – Khử tĩnh điện cho phim màng, nhựa

Sử dụng thanh Bar BJS dùng công nghệ Corona không cần dùng đến khí nén để lắp đặt các khu vực
khử bề mặt của màng hoặc vải phát sinh tĩnh điện cao.

Hình 4: Thanh bar khử tĩnh điện BJS

Tính năng:

 Công nghệ tạo điện áp AC.


 Kích thước tùy chọn 100-1600 mm tạo vùng khử rộng, tốc độ khử nhanh 120m/phút không cần sử
dụng khí nén.
 Khoảng cách đặt vị trí cần khử 30-50mm.
 Tốc độ khử nhanh phù hợp với dây chuyền sản xuất tốc độ cao.
 Khử điện áp tĩnh điện lớn lên tới vài chục kV chỉ trong thời gian ngắn.
 Dễ dàng lắp đặt ở vị trí hẹp, gần bề mặt phim màng, nhựa.
 Đầu kim bằng Wolfram, vệ sinh đầu kim dễ dàng.
 Chống giật cho công nhân thao tác, khử tĩnh điện gây bám bụi lên bề mặt.
 Nhà máy sản xuất phim màng
 Sản xuất nhựa, nhựa in, tấm alu
 Sản xuất túi nhựa, túi nhôm,…
Đánh giá: Thanh bar khử tĩnh điện BJS là giải pháp hữu hiệu nhất đối với nhà máy sản xuất về lĩnh vực phim
màng, tấm nhựa với vùng khử bề mặt rộng và tốc độ khử tốt.
5.2 Khử tĩnh điện bằng phương pháp thêm hóa chất chống tĩnh điện vào vật liệu dệt vải

Một chức năng cơ bản của các hệ thống chế phẩm là tránh hấp thụ tĩnh điện. NHững chất sau đây là những tác
nhân chống tĩnh điện quan trọng:

Các chất hoạt động bề mặt không có ion                :

•             Các acid ethoxylate béo hoặc acid polyglycol ester béo

•             Các oxoalcohol hoặc ethoxylate béo

•             Triglyceride (ví dụ như dầu castor) ethoxylates

•             Các acid monoalkylpolyglycol ester béo

Các chất hoạt động bề mặt anion             

•             Các muối phosphoric acid, có gốc ethoxylated or non-ethoxylated béo hoặc các oxoalcohol

•             Các muối alkylsulfonate

•             Các muối sarcoside

Các chất hoạt động bề mặt cation            

•             Các tetraalkylammonium chloride hoặc tetraalkylammonium ethosulfate hoặc tetraalkylammonium


methosulfate

•             Các muối imidazolium béo

Nói chung, các chất chống tĩnh điện không ion hoặc anion được sử dụng, bởi vì các chất hoạt động bề mặt
cation có thể là hỏng qui trình nhuộm có thể được thực hiện tiếp theo, do khả năng giặt không hiệu quả của
chúng.

Tốt nhất là chất chống tĩnh điện vẫn lưu lại trên mắt ngoài của xơ; nếu không thì nó có thể ảnh hưởng tính chất
của xơ trong các công đoạn trong tương kai hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính ổn định của xơ. Chất chống tĩnh
điện khuếch tán vào bên trong xơ trong trường hợp của xơ tương đối thấm nước PA và xơ tương đối xốp PAN.
Hiệu ứng này cũng có thể được nhận thấy trong quá trình lưu trữ lâu dài.

You might also like