You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 SỬ 8.

2021

(BÀI 12, 13, 15, 16, 17, 18)

Câu 1: Hai chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga
là:

A. Chính quyền tư sản và phong kiến.

B. Chính quyền tư sản và tiểu tư sản.

C. Chính phủ lâm thời và chính quyền Xô Viết.

D. Chính phủ Xô Viết và chính phủ lập hiến.

Câu 2. Tháng 12. 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô)
được thành lập trên cơ sở tự nguyện của bốn nước cộng hoà xô viết đầu tiên là:

A. Nga, Anh, Mỹ, U-crai-na.

B. Nga, U-crai-na, Bê-la-rút-xia, Ngoại-cáp-ca-dơ.

C. Nga, Ngoại-cáp-ca-dơ, Anh, Đức.

D. U-crai-na, Bê-la-rút-xia, Ngoai-cáp-ca-dơ, Mỹ.

Câu 3: Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh
tế mới do ai khởi xướng?

A. Xit-ta-lin.

B. Lê-nin.

C. Nga hoàng Nicolai II.

D. Gooc-ba-chốp.

Câu 4: Đêm 25/10/1917(7/11) nước Nga diễn ra sự kiện lịch sử nào?

A. Nhân dân Pê-tơ-rô-grat đập phá cung điện mùa đông.

B. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản hoàn toàn sụp đổ.

C. Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa.

D. Lê-nin cùng nhân dân họp bàn kế hoạch lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 5: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga vẫn là một nước

A. đế quốc quân chủ chuyên chế.


B. phong kiến.

C. cộng hòa.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 6: Nhiệm vụ trọng tâm mà Liên Xô ưu tiên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là
gì?

A. Phát triển công nghiệp nặng.

B. Phát triển thương mại, dịch vụ.

C. Phát triển công nghiệp nhẹ.

D. Phát triển nông nghiệp hiện đại.

Câu 7: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) đã đẩy nước
Nga vào tình trạng gì?

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.


B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 8. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá kéo theo sự tập trung trong các ngành kinh
tế nào ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX?

A. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.

B. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

Câu 9. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục, ngoại giao.

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục.

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 10. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản không có đặc điểm nào
sau đây?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

B. Xuất hiện các công ty độc quyền.

C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ.

Câu 11. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc
chiến tranh xâm lược

A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.

B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C. Nga, Đức, Trung Quốc.

D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu 12. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế
kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. duy trì chế độ phong kiến.

B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

Câu 13. Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước
tư bản công nghiệp.
C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế
quốc
Câu 14. Trong giai đoạn I của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vì sao
quân Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt?

A. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.

B. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.

C. Ở mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.
D. Quân Pháp đưa vào sử dụng vũ khí mới hiện đại.

Câu 15. Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là
A. cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
B. cuộc cách mạng công nghiệp.
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cuộc cách mạng dân chủ.
Câu 16. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

B. tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật tốt.

C. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật.

D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật, năng động,
sáng tạo, kỉ luật.

Câu 17. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để
có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
hiện nay là

A. cải cách giáo dục.

B. cải cách kinh tế.

C. ổn định chính trị.

D. tăng cường sức mạnh quân sự.

Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.

B. Sự hình thành phe Liên minh và phe Phát xít.

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các khối đế quốc.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu của các cường quốc.

Câu 19. Khối Liên minh được ra đời năm 1882,chuẩn bị gây ra cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 - 1918) gồm những nước nào?

A. Đức – Ý – Nhật.

B. Đức – Áo Hung, I-ta-li-a.

C. Đức – Nhật – Áo.


D. Đức – Nhật – Mĩ.

Câu 20. Đâu là duyên cớ trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản.

B. Sự hình thành hai khối quân sự đối địch nhau.

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc.

D. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.

Câu 21. Khối Hiệp ước hình thành năm 1907, tích cực chuẩn bị cho chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 - 1918) gồm những nước nào?

A. Anh – Pháp – Nga.

B. Đức – Pháp – Nga.

C. Anh – Pháp – Mĩ. .

D. Nga – Nhật – Mĩ.

Câu 22. Kết thúc giai đoạn I của Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918), cả hai phe đều
ở thế

A. tấn công.

B. cầm cự.

C. phòng ngự.

D. phòng thủ.

Câu 23. Tháng 4 -1917, Mĩ tham gia Chiến tranh thứ nhất, nước Mĩ đứng về phe
nào?

A. Trung lập.

B. Liên minh.

C. Cả hai phe.

D. Hiệp ước.

Câu 24. Trong Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến
để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vào năm 1917?

A. Anh.
B. Pháp.

C. Nga.

D. Đức.

Câu 25. Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?

A. Hiệp ước.

B. Liên minh.

C. Đồng minh.

D. Phát xít.

Câu 26. Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố.

B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng.

C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.

D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị.

Câu 27. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thứ nhất (1914 - 1918) vì:

A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.

B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.

C. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

D. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.

Câu 28. Ý nào nói không đúng về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười năm
1917 đối với nước Nga?

A. Lần đầu tiên trong lịch sử, đã đưa người lao động lên nắm chính quyền.

B. Xây dựng một chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

C. Thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở
Nga.

D. Cản trở phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 29. Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. chính quyền của giai cấp tư sản.

B. chính quyền của giai cấp phong kiến.

C. chính phủ tư sản và chính quyền Xô viết song song tồn tại.

D. chính quyền liên minh giữa tư sản và các Xô viết.

Câu 30. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai ngày 25/10/1917 (khai mạc tại Xmô-
nưi) đã thông qua hai sắc lệnh quan trọng đầu tiên nào của chính quyền mới?

A. Xử tử Nga hoàng Ni-cô-lai II và thành lập chính quyền mới.


B. Thông qua Sắc lệnh việc làm và Sắc lệnh ruộng đất.
C. Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
D. Ban hành Sắc lệnh động viên quân đội và Sắc lệnh việc làm.
Câu 31. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc
cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?

A. Đảng Bôn-sê-vích.

B. Đảng Men-sê-vích.

C. Đảng cộng sản Nga.

D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 32. Việc tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào
tình trạng gì?

A. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

B. Bị các nước đế quốc thôn tính.

C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 33. Đầu thế kỉ XX, người đứng đầu nhà nước chuyên chế Nga là ai?

A. Nga hoàng đại đế.

B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai I.

D. Nga hoàng Ni-cô-lai III.

Câu 34. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã


A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

B. bắt sống Nga hoàng.

C. thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga.

D. thiết lập chế độ dân chủ tư sản ở Nga.

Câu 35. Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh
thế giới thứ nhất là

A. ủng hộ Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới để mở rộng lãnh thổ.

B. phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.

C. yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành cuộc cải cách lần hai.

D. xuống đường biểu tình đòi Nga hoàng Ni-cô-lai II phải nhường ngai vàng cho
người khác.

Câu 36. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm
trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

A. Xuất hiện một số quốc gia mới.

B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

C. Sự khủng hoảng về chính trị.

D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Câu 37. Sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản châu Âu trong những năm
1918 - 1923 biểu hiện như thế nào?

A. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.

B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết
liệt.

D. Những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với nhau.

Câu 38. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước tư bản Anh,
Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.


C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước.

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước.

Câu 39. Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế
1929 - 1933 của những quốc gia nào?

A. Đức, Áo- Hung.

B. Đức, Italia, Nhật Bản.

C. Đức, Italia, Áo- Hung.

D. Đức, Nhật Bản, Pháp.

Câu 40. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ gì lớn nhất?

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp.

B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu.

C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động.

D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ.

Câu 41. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-
1933 là do

A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.

B. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.

C. sản xuất ồ ạt "cung" vượt quá "cầu" thời kì 1924 – 1929.

D. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 42. Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933?

A. Thực hiện Chính sách mới.

B. Giải quyết nạn thất nghiệp.

C. Tổ chức lại sản xuất.

D. Phục hưng công nghiệp.

Câu 43. Tác động của Chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì?

A. Duy trì chế độ dân chủ tư sản.


B. Giải quyết nạn thất nghiệp.

C. Tạo thêm nhiều việc làm.

D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Câu 44. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Tài chính ngân hàng.

D. Năng lượng.

Câu 45. Bí quyết thành công của Chính sách mới là gì?

A. Giải quyết nạn thất nghiệp.

B. Đạo luật về ngân hàng.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế, ổn định tình hình xã hội.

Câu 46. Chính sách mà nước Mĩ thực hiện trong những năm 1929-1933 để thoát
khỏi khủng hoảng có tên là

A. Chính sách mới.

B. Chính sách kinh tế mới.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa.

Câu 47. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. H. Huvơ.

B. H.Truman.

C. Aixenhao.

D. Ph. Rudơven.

Câu 48. Kết quả lớn nhất mà Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm
1932-1939 là
A. Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng.

B. Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ.

C. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản.

D. Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế.

Câu 49. Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện
trong những năm 1932-1939 là

A. Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm.

B. Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội.

C. Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động.

D. Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu.

Câu 50. Điểm khác biệt cơ bản của tình hình kinh tế nước Mĩ so với các nước tư
bản châu Âu trong giai đoạn 1918-1923 là

A. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh.

B. Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp ô tô.

D. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp vũ trụ.

You might also like