You are on page 1of 23

1

KN-2022

Chương 2
PHÁN ĐOÁN

2.1. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA PHÁN ĐOÁN


2.1.1. Phán đoán là gì?
Như vậy, phán đoán là hình thức của tư duy được hình thành trên cơ
sở kết hợp các khái niệm với nhau, phản ánh sự tồn tại hay không tồn tại
của một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó.
Các đặc điểm của phán đoán:
Thứ nhất, phán đoán có đối tượng phản ánh xác định. Mỗi phán đoán
luôn hướng tới những đối tượng xác định để phản ánh. Những đối tượng này
có thể là sự vật, hiện tượng, hay quá trình, …trong hiện thực khách quan.
Thứ hai, phán đoán có nội dung phản ánh xác định. Nội dung của phán
đoán thường bao gồm:
- Sự tồn tại của đối tượng: Đối tượng có thể tồn tại hoặc không tồn tại;
có hoặc không có những thuộc tính này hay thuộc tính khác; nằm hay không
nằm trong những mối liên hệ được xét với các đối tượng khác.
- Quan hệ so sánh giữa các đối tượng hay các lớp đối tượng.
Thứ ba, phán đoán có giá trị logic xác định (đúng - sai)1. Một phán
đoán chỉ có thể khẳng định hoặc phủ định về đối tượng, hoặc về những mối
liên hệ của nó. Vì thế, phán đoán chỉ có thể chân thực hoặc giả dối, tức là chỉ
có thể nhận giá trị đúng hoặc sai. Tính chân thực và giả dối là những đặc
trưng quan trọng của phán đoán làm nó khác với khái niệm. Vì khái niệm vốn
không khẳng định hay phủ định thì bản thân nó không thể chân thực hay giả
dối.
Tính chân thực hay giả dối của phán đoán không phụ thuộc vào quan hệ

1
Có nhiều cách viết khác nhau để biểu thị giá trị logic của phán đoán: đúng – sai, đ – s, chân thực – giả dối,
1 – 0.
2

của con người với phán đoán, tức là không phụ thuộc vào việc con người coi
chúng là chân thực hay giả dối. Giá trị logic của phán đoán do chính hiện thực
quy định, mang tính khách quan.
2.1.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán
Nếu như khái niệm được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ là từ, thì
phán đoán được thể hiện bằng câu.
Phán đoán và câu có mối liên hệ mật thiết nhưng chúng không đồng
nhất với nhau. Phán đoán là một hình thức của tư duy, còn câu là một đơn vị
cụ thể của ngôn ngữ. Phán đoán có cấu trúc logic như nhau ở mọi người, mọi
dân tộc, còn kết cấu ngữ pháp của câu lại khác nhau ở những ngôn ngữ khác
nhau.
Phán đoán Câu
-1 hình thức của tư duy -1 đơn vị tồn tại của ngôn ngữ
-có cấu trúc logic như nhau ở mọi -kết cấu ngữ pháp của câu khác
người, mọi dân tộc nhau ở những ngôn ngữ khác nhau
-1 pđoán luôn được thể hiện dưới 1 câu -ko phải câu nào cũng là pđoán

2.2. CÁC LOẠI PHÁN ĐOÁN


Phán đoán được chia thành phán đoán đơn và phán đoán phức:
- Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối liên hệ giữa hai
khái niệm.
- Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn.
2.2.1. Phán đoán đơn
2.2.1.1. Bản chất, kết cấu của phán đoán đơn thuộc tính
- Bản chất của phán đoán đơn thuộc tính: khẳng định hoặc phủ định
mối liên hệ của đối tượng với dấu hiệu của nó.
- Kết cấu của phán đoán đơn thuộc tính:
+ Chủ từ: là bộ phận chỉ đối tượng hay lớp đối tượng mà phán đoán
phản ánh. Ký hiệu: S (subjectum).
3

+ Vị từ: là bộ phận chỉ nội dung (thuộc tính) của đối tượng mà phán
đoán phản ánh. Ký hiệu: P (praedicatum)
Chủ từ S và vị từ P được gọi chung là “thuật ngữ”.
chủ từ: S
Thuật ngữ
vị từ: P
+ Lượng từ: là bộ phận dùng để chỉ số lượng các đối tượng thuộc ngoại
diên của chủ từ có tham gia vào phán đoán. Số lượng này có thể là toàn thể
(mọi, tất cả, toàn bộ, kí hiệu: "), có thể là một bộ phận (một số, đa số, một
phần, phần lớn, kí hiệu: $)
Lượng từ đặc trưng cho phán đoán về mặt lượng. Theo đó, phán đoán
có hai loại:
Phán đoán toàn thể (" S … P)
Phán đoán bộ phận ($ S … P).
+ Hệ từ: là bộ phận nằm giữa chủ từ và vị từ. Hệ từ thường biểu hiện
quan hệ khẳng định (là), hoặc quan hệ phủ định (không là) giữa chủ từ và vị từ.
Hệ từ đặc trưng cho phán đoán đơn về mặt chất. Theo đó có hai loại
phán đoán:
Phán đoán khẳng định (S là P)
Phán đoán phủ định (S không là P).

Như vậy, dạng tổng quát của phán đoán đơn thuộc tính có thể được viết
như sau: "($) S là (không là) P.
2.2.1.2. Các loại phán đoán đơn thuộc tính
Mọi phán đoán đơn đều có 4 bộ phận nêu trên. Do đó, phân loại phán
đoán đơn dựa vào cả 2 tiêu chí là lượng từ và hệ từ (theo lượng và chất) thì sẽ
có 4 kiểu phán đoán như sau:
- Phán đoán toàn thể khẳng định: là phán đoán có lượng toàn thể và
chất khẳng định. Phán đoán toàn thể khẳng định cho biết mọi phần tử thuộc S
đều có thuộc tính P.
4

+ Kí hiệu: A (Affirmo)
+ Công thức: " S là P
+ Biểu thị bằng sơ đồ Venn (hình 2.1):

P
S, P
S

Hình 2.1

- Phán đoán bộ phận khẳng định: là phán đoán có lượng bộ phận và


chất khẳng định. Phán đoán bộ phận khẳng định cho biết chỉ có một số phần
tử thuộc S có thuộc tính P.
+ Kí hiệu: I (affIrmo)
+ Công thức: $ S là P
+ Biểu thị bằng sơ đồ Venn (hình 2.2):

P S
S
P

Hình 2.2
- Phán đoán toàn thể phủ định: là phán đoán có lượng toàn thể và
chất phủ định. Phán đoán toàn thể phủ định cho biết mọi phần tử thuộc S đều
không có thuộc tính P.
+ Kí hiệu: E (nEgo)
+ Công thức: " S ko là P
5

+ Biểu thị bằng sơ đồ Venn (hình 2.3):

S P

Hình 2.3

- Phán đoán bộ phận phủ định: là phán đoán có lượng bộ phận và


chất phủ định. Phán đoán bộ phận phủ định cho biết có một số phần tử thuộc
S không có thuộc tính P.
+ Kí hiệu: O (negO)
+ Công thức: $ S ko là P
+ Biểu thị bằng sơ đồ Venn (hình 2.4):

P
S
S P

Hình 2.4

Lưu ý: Có 1 loại phán đoán đặc biệt được gọi là phán đoán đơn nhất, vì
chủ từ của phán đoán là khái niệm đơn nhất. Căn cứ vào định nghĩa lượng từ
đã nêu, chúng ta coi phán đoán đơn nhất cũng là phán đoán toàn thể (toàn thể
khẳng định hoặc toàn thể phủ định). Điều này sẽ thuận tiện hơn cho việc xác
định chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn nhất.
2.2.1.3. Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn thuộc tính
* Tính chu diên của thuật ngữ là gì?
6

Khi tiến hành các thao tác logic đối với phán đoán, chúng ta rất cần đến
tính chu diên của các thuật ngữ (chủ từ S và vị từ P). Tính chu diên của thuật
ngữ thể hiện sự hiểu biết về quan hệ của chủ từ và vị từ nhờ phân tích hình
thức của phán đoán. Việc xác định tính chu diên của các thuật ngữ chỉ có giá
trị khi các thuật ngữ đó nằm trong mối liên hệ xác định để tạo nên một phán
đoán đơn. Để xác định thuật ngữ (S hoặc P) chu diên hay không chu diên thì
phải xét thuật ngữ đó trong quan hệ với thuật ngữ còn lại dựa trên cơ sở mối
quan hệ ngoại diên của các khái niệm. Như vậy, thuật ngữ được gọi là chu
diên nếu ngoại diên của nó được phản ánh đầy đủ trong phán đoán.
* Kí hiệu: + Thuật ngữ chu diên: S+, P+ (dấu + đánh trên đầu thuật ngữ)
+ Thuật ngữ không chu diên: S-, P- (dấu – đánh trên đầu
thuật ngữ).
* Tính chu diên của các thuật ngữ trong từng phán đoán cụ thể:
- Phán đoán A (" S là P): Trong phán đoán A, chủ từ S luôn chu diên
vì nó nói lên đầy đủ ngoại diên (tất cả S là P). Đối với vị từ P, có hai trường
hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất (tương đối ít gặp): Chủ từ S và vị từ P đồng nhất
với nhau. Tức là, ngoại diên của S trùng khít ngoại diên của P. Trong trường
hợp này, P cũng nói lên đầy đủ ngoại diên. Do đó, vị từ P chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán A (trường
hợp thứ nhất) bằng sơ đồ Venn (hình 2.5):

S+, P+

Hình 2.5

Trường hợp thứ hai (rất phổ biến): Chủ từ S bị bao hàm trong vị từ P.
7

Tức là, ngoại diên của S bị bao hàm trong ngoại diên của P. Trong trường hợp
này, P không nói lên đầy đủ ngoại diên vì chỉ một phần ngoại diên của P là
ngoại diên của S. Do đó, vị từ P không chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán A (trường
hợp thứ hai) bằng sơ đồ Venn (hình 2.6):

P–
S+

Hình 2.6
- Phán đoán I ($ S là P): Trong phán đoán I, chủ từ S luôn không chu
diên vì nó không nói lên đầy đủ ngoại diên (một số S là P). Đối với vị từ P, có
hai trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất (tương đối ít gặp): Chủ từ S bao hàm vị từ P. Tức
là, ngoại diên của S bao hàm ngoại diên của P. Trong trường hợp này, P nói
lên đầy đủ ngoại diên vì toàn bộ ngoại diên của P là phần ngoại diên của S.
Do đó, vị từ P chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán I (trường
hợp thứ nhất) bằng sơ đồ Venn (hình 2.7):

S–

P+

Hình 2.7
Trường hợp thứ hai (rất phổ biến): Chủ từ S và vị từ P nằm trong quan
8

hệ giao nhau. Tức là, ngoại diên của S giao với ngoại diên của P. Trong
trường hợp này, P không nói lên đầy đủ ngoại diên vì chỉ một phần ngoại diên
của P trùng với ngoại diên của S. Do đó, vị từ P không chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán I (trường
hợp thứ hai) bằng sơ đồ Venn (hình 2.8):

-
- P
S

Hình 2.8
- Phán đoán E (" S ko là P): Trong phán đoán E, chủ từ S luôn chu
diên vì nó nói lên đầy đủ ngoại diên (tất cả S không là P).
Đối với vị từ P: Vì chủ từ S và vị từ P là 2 khái niệm nằm trong quan hệ
ngang hàng. Tức là, ngoại diên của S tách biệt với ngoại diên của P. Như vậy,
P nói lên đầy đủ ngoại diên vì toàn bộ ngoại diên của P không thuộc ngoại
diên của S. Do đó, vị từ P cũng luôn chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán E bằng sơ
đồ Venn (hình 2.9):

S+ P+

Hình 2.9

- Phán đoán O ($ S ko là P): Trong phán đoán O, chủ từ S luôn không


9

chu diên vì nó không nói lên đầy đủ ngoại diên (một số S không là P).
Đối với vị từ P: Vị từ P nói lên đầy đủ ngoại diên vì toàn bộ ngoại diên
của P không thuộc ngoại diên của S. Do đó, vị từ P luôn chu diên.
Minh họa tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán O bằng sơ
đồ Venn (hình 2.10 và hình 2.11):

S–

P+

Hình 2.10

P+
S-

Hình 2.11

Tóm lại: Từ việc phân tích tính chu diên của các thuật ngữ trong từng
loại phán đoán cụ thể, chúng ta có thể rút ra một số kết luận chung như sau:
- Chủ từ S của phán đoán toàn thể luôn chu diên: S+ (A,E)
- Chủ từ S của phán đoán bộ phận luôn không chu diên: S- (I,O)
- Vị từ P của phán đoán phủ định luôn chu diên: P+ (E,O)
- Vị từ P của phán đoán khẳng định: P+ (P ⊆ S)
(Vị từ P của phán đoán khẳng định (A, I) sẽ chu diên trong trường hợp
thứ nhất như đã phân tích. Đó là khi ngoại diên của P bị bao chứa trong ngoại
10

diên của S, hoặc trùng với ngoại diên của S).


Từ những phân tích và kết luận trên, có thể minh họa tính chu diên của
các thuật ngữ trong phán đoán đơn bằng bảng sau:

Phán đoán Chủ từ S Thuộc từ P


- (S ⊂ P)
A +
+ (S = P)
- (S ∩ P)
I -
+ (P ⊂ S)
E + +
O - +

2.2.1.4. Quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông logic
Khi xét quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông logic cần lưu
ý một số điểm sau. Thứ nhất, đây là quan hệ giữa những phán đoán cùng chủ
từ và vị từ. Thứ hai, đây là quan hệ về giá trị logic.
Quan hệ giữa các phán đoán đơn được biểu diễn bằng hình vuông logic
với các đỉnh biểu thị các phán đoán A, E, I, O; còn các cạnh và các đường
chéo thể hiện các quan hệ logic giữa các phán đoán.
Để thuận tiện trong nghiên cứu, chúng ta quy ước giá trị logic như sau:
Đúng = đ
Sai = s
Chưa xác định = ?
Có ba kiểu tính chất quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông
logic: quan hệ phụ thuộc, quan hệ đối lập, quan hệ mâu thuẫn.
11

a. Quan hệ phụ thuộc


Quan hệ phụ thuộc là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về chất,
nhưng khác nhau về lượng. Đây là quan hệ của hai cặp phán đoán A&I, E&O.
Quan hệ phụ thuộc được thể hiện trên 2 cạnh bên của hình vuông.
Trong hai cặp phán đoán này, các phán đoán toàn thể (A và E) được gọi
là phán đoán bậc trên, các phán đoán bộ phận (I và O) được gọi là phán đoán
bậc dưới.
Mối quan hệ phụ thuộc của A&I, E&O:
- Nếu phán đoán bậc trên (A và E) đúng thì phán đoán bậc dưới tương
ứng (I và O) cũng đúng. Vì cái toàn thể đúng thì tất yếu cái bộ phận cũng
đúng.
- Nếu phán đoán bậc trên (A và E) sai thì chưa thể kết luận được gì về
giá trị logic của phán đoán bậc dưới tương ứng (I và O). Vì khi cái toàn thể
sai thì không có nghĩa cái bộ phận cũng sai.
- Nếu phán đoán bậc dưới (I và O) đúng thì cũng chưa thể kết luận
được gì về giá trị logic của phán đoán bậc trên tương ứng (A và E). Vì khi cái
bộ phận đúng thì chưa thể xác định được cái toàn thể đúng hay sai.
- Nếu phán đoán bậc dưới (I và O) sai thì phán đoán bậc trên tương ứng
(A và E) tất yếu sai. Vì khi cái bộ phận sai thì chắc chắn cái toàn thể phải sai.
Có thể mô tả giá trị logic của các phán đoán trong quan hệ phụ thuộc
bằng bảng sau:
Ađ®Iđ As®I?
Is®As Iđ®A?
Eđ®Ođ Es®O?
Os®Es Ođ®E?

b. Quan hệ đối lập


12

Quan hệ đối lập là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về lượng,
nhưng khác nhau về chất. Đây là quan hệ của hai cặp phán đoán A&E, I&O.
Quan hệ đối lập được thể hiện ở 2 cạnh trên - dưới của hình vuông.
Mối quan hệ đối lập của hai cặp phán đoán A&E, I&O:
- Các phán đoán toàn thể đối lập trên A&E không thể cùng đúng, mà
chỉ có thể cùng sai hoặc một đúng và một sai.
- Các phán đoán bộ phận đối lập dưới I&O không thể cùng sai, mà chỉ
có thể cùng đúng hoặc một đúng và một sai.
Có thể mô tả giá trị logic của các phán đoán trong quan hệ đối lập bằng
bảng sau:

Ađ®Es As®E?
Eđ®As Es®A?
Is®Ođ Iđ®O?
Os®Iđ Ođ®I?

c. Quan hệ mâu thuẫn


Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa các phán đoán khác nhau về chất và
khác nhau cả về lượng. Đây là quan hệ của hai cặp phán đoán A&O, E&I.
Quan hệ mâu thuẫn được thể hiện trên hai đường chéo của hình vuông.
Trong quan hệ mâu thuẫn, với từng cặp phán đoán, chúng không thể
cùng đúng hoặc không thể cùng sai, mà nhất thiết phải có một phán đoán là
đúng còn phán đoán kia là sai và ngược lại.
Có thể mô tả giá trị logic của các phán đoán trong quan hệ mâu thuẫn
bằng bảng sau:

Ađ®Os As®Ođ
Eđ®Is Es®Iđ
13

2.2.2. Phán đoán phức


2.2.2.1. Định nghĩa phán đoán phức
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn
nhờ các liên từ logic. (Các phán đoán đơn được gọi là các phán đoán thành
phần).
2.2.2.2. Phân loại phán đoán phức
Căn cứ vào số lượng liên từ, chúng ta phân chia phán đoán phức thành
hai loại cơ bản:
- Phán đoán phức hợp cơ bản: nếu trong phán đoán chỉ có 1 loại liên
từ logic.
- Phán đoán đa phức hợp: nếu trong phán đoán có từ 2 loại liên từ
logic trở lên.
Ví dụ: Nếu chúng ta ăn uống điều độ và chăm chỉ luyện tập thể dục thì
chúng ta sẽ tránh được tình trạng béo phì.
A- Phán đoán phức hợp cơ bản:
Phán đoán phức hợp cơ bản là phán đoán được tạo thành từ nhiều
phán đoán đơn nhờ 1 loại liên từ logic.
Cấu trúc của phán đoán phức hợp cơ bản gồm: 2 phán đoán đơn trở
lên, 1 loại liên từ logic.
Phán đoán phức hợp cơ bản lại được phân loại thành các loại khác
nhau. Dựa vào quan hệ giữa các phán đoán thành phần (tức là dựa vào tính
chất của các liên từ logic) sẽ có các dạng phán đoán phức cơ bản sau:
- Phán đoán liên kết
- Phán đoán phân liệt
- Phán đoán điều kiện
- Phán đoán tương đương
a. Phán đoán liên kết (phép hội: Ù)
- Định nghĩa: Phán đoán liên kết là phán đoán phức hợp cơ bản được
14

tạo thành từ nhiều phán đoán đơn nhờ liên từ logic “và” (Ù).
- Tính chất: Phán đoán liên kết thể hiện mối quan hệ cùng tồn tại của
các đối tượng hay cùng tồn tại các thuộc tính ở cùng một đối tượng được phản
ánh trong các phán đoán thành phần.
- Dạng cơ bản: Phán đoán liên kết có các dạng cơ bản sau:
+ (S1 Ù S2) là P
Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai quốc gia đang phát triển.
+ S là (P1 Ù P2)
Ví dụ: Phát triển bền vững là vừa tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi
trường.
+ (S1 Ù S2) là (P1 Ù P2)
- Trong ngôn ngữ tự nhiên: Liên từ “Ù” thường là: và, vừa … vừa, tuy
… nhưng, chẳng những … mà còn, .v.v… Đôi khi, liên từ của phép hội còn
được biểu thị bằng dấu phảy (,). Ví dụ: Ngạn ngữ Đức có câu: “Nguy hiểm
nhất là đứng trước bò, sau lưng ngựa và ở cạnh người ngu”.
Tuy nhiên, có nhiều câu phức được diễn đạt với từ “và” nhưng lại
không phải là phán đoán liên kết.
- Bảng giá trị logic:

a b aÙb

đ đ đ

đ s s

s đ s

s s s

Nhận xét: Phán đoán liên kết chỉ đúng khi các phán đoán thành phần
đúng, và sai trong các trường hợp còn lại.
15

b. Phán đoán phân liệt (phép tuyển)


- Định nghĩa: Phán đoán phân liệt là phán đoán phức hợp cơ bản được
tạo thành từ nhiều phán đoán đơn nhờ liên từ logic “hoặc”.
- Tính chất: Phán đoán phân liệt thể hiện mối quan hệ lựa chọn tồn tại
các đối tượng hoặc các thuộc tính được phản ánh trong các phán đoán thành
phần, trong đó nhất thiết phải có một đối tượng (hoặc 1 thuộc tính) tồn tại.
Tuy nhiên, sự lựa chọn có thể xảy ra 2 phương án:
* Phán đoán phân liệt tương đối (phép tuyển tương đối Ú) là phán đoán
mà sự lựa chọn trong đó tồn tại của đối tượng này không nhất thiết loại trừ
tồn tại của những đối tượng khác, tức chúng có thể cùng tồn tại.
- Dạng cơ bản: Phán đoán liên kết tương đối có các dạng cơ bản sau:
+ (S1 v S2) là P
+ S là (P1 v P2)
+ (S1 v S2) là (P1 v P2)
- Trong ngôn ngữ tự nhiên: Liên từ “Ú” (tuyển tương đối) thường là:
hoặc, hay là, ít nhất, …
- Bảng giá trị logic:

a b aÚb

đ đ đ

đ s đ

s đ đ

s s s

Nhận xét: Phán đoán phân liệt tương đối chỉ sai khi các phán đoán
thành phần cùng sai, và đúng trong các trường hợp còn lại.
* Phán đoán phân liệt tuyệt đối (phép tuyển tuyệt đối Ú ): là phán đoán
16

mà sự lựa chọn trong đó tồn tại của đối tượng này nhất thiết phải loại trừ tồn
tại của những đối tượng khác, chúng không thể cùng tồn tại.
- Dạng cơ bản:
+ (S1 ⊻ S2) là P
+ S là (P1 ⊻ P2)
+ (S1 ⊻ S2) là (P1 ⊻ P2)
- Trong ngôn ngữ tự nhiên: Liên từ “Ú” (tuyển tuyệt đối) thường là:
hoặc … hoặc
- Bảng giá trị logic:
a b aÚb

đ đ s

đ s đ

s đ đ

s s s

Nhận xét: Phán đoán phân liệt tuyệt đối đúng khi và chỉ khi 1 phán
đoán thành phần đúng, và sai trong các trường hợp còn lại.
Tính chất của phán đoán liên kết và phán đoán phân liệt:
Phán đoán liên kết và phán đoán phân liệt có những tính chất rất quan
trọng như: tính giao hoán, tính kết hợp, tính phân phối. Những tính chất này
sẽ được sử dụng cho tính đẳng trị của phán đoán. (Tính đẳng trị của phán
đoán sẽ được trình bày cụ thể trong phần 2.4 của chương 2).
• aÙbºbÙa
aÚbºbÚa
aÚbºbÚa
• a Ù (b Ù c) º (a Ù b) Ù c
a Ú (b Ú c) º (a Ú b) Ú c
17

a Ú (b Ú c) º (a Ú b) Ú c
• a Ù (b Ú c) º (a Ù b) Ú (a Ù c)
c. Phán đoán điều kiện (phép kéo theo ®)
- Định nghĩa: Phán đoán điều kiện là phán đoán phức hợp cơ bản được
tạo thành từ nhiều phán đoán đơn nhờ liên từ logic “nếu … thì” (®).
- Tính chất: Phán đoán điều kiện, về cơ bản, phản ánh mối quan hệ
nhân quả giữa các đối tượng, trong đó phải có một đối tượng là nguyên nhân
và thành phần còn lại là kết quả.
- Dạng cơ bản: Phán đoán điều kiện có dạng cơ bản sau:
Phán đoán nguyên nhân ® Phán đoán kết quả
a®b
S1 là P1 ® S2 là P2
Tuy nhiên, bản thân phán đoán nguyên nhân a và phán đoán kết quả b
có thể là phán đoán hội hoặc tuyển, chứ không đơn giản chỉ là những phán
đoán đơn. Vì thế, trong những trường hợp đó, các phán đoán kéo theo là
những phán đoán đa phức hợp.
- Trong ngôn ngữ tự nhiên: Liên từ “®” thường là: nếu … thì, vì …
nên, do … nên, suy ra, …
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu biểu thị phán đoán có từ “nếu”
nhưng phán đoán đó không phải là phán đoán điều kiện. Ví dụ: Nếu nước
Pháp có tháp Eiffel thì nước Việt Nam có chùa Một cột.
- Bảng giá trị logic:

a b a®b

đ đ đ

đ s s

s đ đ

s s đ
18

Nhận xét: Phán đoán điều kiện chỉ sai khi phán đoán nguyên nhân đúng
và phán đoán kết quả sai.
d. Phán đoán tương đương (phép tương đương «)
- Định nghĩa: Phán đoán tương đương là phán đoán phức hợp cơ bản
được tạo thành từ hai phán đoán đơn nhờ liên từ logic “nếu và chỉ nếu”, “khi
và chỉ khi”.
- Tính chất: Phán đoán tương đương phản ánh mối quan hệ nhân quả 2
chiều giữa các đối tượng, trong đó một hiện tượng này vừa là nguyên nhân
vừa là kết quả của hiện tượng kia.
- Dạng cơ bản: Phán đoán điều kiện có dạng cơ bản sau:
S1 là P1 « S2 là P2
- Trong ngôn ngữ tự nhiên: Liên từ “«” thường là: nếu và chỉ nếu, khi
và chỉ khi, …
- Bảng giá trị logic:

a b a«b

đ đ đ

đ s s

s đ s

s s đ

Nhận xét: phán đoán tương đương đúng khi các phán đoán thành phần
cùng đúng hoặc cùng sai.

Bảng giá trị tổng kết các phán đoán:


19

a b aÙb aÚb a ⊻ b a®b a«b


đ đ đ đ s đ đ
đ s s đ đ s s
s đ s đ đ đ s
s s s s s đ đ

B - Phán đoán đa phức hợp:


Định nghĩa: Phán đoán đa phức hợp là phán đoán được tạo thành từ
những phán đoán phức hợp cơ bản. Nói cách khác, phán đoán đa phức hợp là
phán đoán trong đó có từ 2 loại liên từ logic trở lên.
Giá trị logic:
Việc tính giá trị logic của phán đoán đa phức hợp vẫn phải dựa vào giá
trị logic của phán đoán phức hợp cơ bản. Vậy nên, xét đến cùng thì giá trị
logic của phán đoán đa phức hợp phải dựa vào giá trị của các phán đoán đơn
tạo thành nó.
Lưu ý: Cách chứng minh công thức, hoặc xét giá trị logic của phán
đoán phức cơ bản hoặc phán đoán đa phức: (Nếu phán đoán ở dạng ngôn
ngữ tự nhiên thì chúng ta phải mã hoá ngôn ngữ tự nhiên biểu thị phán đoán
phức về dạng công thức).
Lập bảng giá trị logic
- Bước 1: Xác định số dòng của bảng
+ Nếu có 2 phán đoán thành phần (2 biến số), mỗi phán đoán có 2 giá
trị logic (đ và s) thì bảng giá trị có 4 dòng.
+ Nếu có 3 phán đoán thì bảng có 23 = 8 dòng.
+ Nếu có 4 phán đoán thì bảng có 24 = 16 dòng.
...
Như vậy, với n biến số thì có 2n dòng; nÎN; n = 1,2,3,4,...; trong đó 2 -
chỉ giá trị (đúng và sai), n - số lượng phán đoán đơn.
- Bước 2: Xác định số cột của bảng
20

Mỗi phán đoán đơn, mỗi phán đoán phức (tức là mỗi tính chất quan hệ
giữa các phán đoán đơn) được biểu thị lần lượt thành mỗi cột. Cột cuối cùng
của bảng là cột thể hiện đầy đủ công thức cần chứng minh.
- Bước 3: Chúng ta lần lượt cho từng phán đoán đơn giá trị tương ứng,
rồi căn cứ vào bảng giá trị logic của từng phán đoán phức hợp cơ bản để suy
ra giá trị của các phán đoán phức. Cần lưu ý rằng, các phán đoán nằm trong
ngoặc đơn trong cùng phải được xác định trước.
- Bước 4: Rút ra kết luận
+ Nếu cột cuối cùng của bảng chỉ có giá trị đúng (đ) thì công thức là
quy luật logic.
+ Nếu cột cuối cùng của bảng có cả giá trị đúng (đ) và giá trị sai (s),
hoặc chỉ có giá trị sai (s) thì công thức không phải là quy luật logic.
Ví dụ: Chứng minh công thức [a Ù b] « [~ (a® ~b)] là quy luật logic?
Thực hiện tuần tự những bước trên, ta có bảng sau:

a b aÙb ~b a® ~b ~ (a® ~b) [a Ù b] « [~ (a® ~b)]


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

đ đ đ s s đ đ
đ s s đ đ s đ
s đ s s đ s đ
s s s đ đ s đ

Nhìn bảng trên, ta thấy cột số (7) chỉ có giá trị đúng. Vậy công thức là
quy luật logic.
2.3. PHÉP PHỦ ĐỊNH PHÁN ĐOÁN
Phủ định phán đoán là thao tác logic mà trong đó kết luận thu được nhờ
phủ định một phán đoán bất kỳ.
2.3.1. Phủ định phán đoán đơn thuộc tính
- Định nghĩa: Phủ định phán đoán đơn thuộc tính là thao tác phủ định
21

cho kết quả là phán đoán đơn nằm trong quan hệ mâu thuẫn với nó.
- Phép phủ định các phán đoán đơn:
~A « O
~I « E
~E « I
~O « A
2.3.2. Phủ định phán đoán phức
- Phép phủ định của phủ định:
Công thức: ~ (~a) « a
- Phép phủ định phán đoán liên kết:
Công thức: ~ (a Ù b) « ~a v ~b
- Phép phủ định phán đoán phân liệt:
Công thức: ~ (a v b) « ~a Ù ~b
- Phép phủ định phán đoán điều kiện:
Công thức: ~ (a ® b) « a Ù ~b
Lưu ý:
- Phủ định lần chẵn tương đương với khẳng định:
~ (~a) = a
- Phủ định lần lẻ tương đương với phủ định:
~a = ~a
~ [~ (~a)] = ~a

2.4. TÍNH ĐẲNG TRỊ CỦA PHÁN ĐOÁN PHỨC


Trong ngôn ngữ thông dụng, cùng một tư tưởng có thể được diễn đạt bằng
nhiều câu khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung tư tưởng. Những câu
như thế được gọi là những câu cùng nghĩa. Tương tự trong logic học, cùng
một công thức có thể được viết bởi các dạng cấu trúc logic khác nhau nhưng
giá trị logic của phán đoán không thay đổi. Những phán đoán được diễn đạt
như vậy được gọi là các phán đoán đẳng trị.
22

Tóm lại, các các phán đoán đẳng trị là các phán đoán có cùng giá trị logic.
Các phán đoán phức đẳng trị cơ bản:
1. a Ù b º ~ (a ® ~b)
a Ù b º ~ (b ® ~a)
a Ù b º ~ (~a v ~b)
2. a Ú b º ~ a ® b
aÚbº~b®a
a Ú b º ~ (~a Ù ~b)
3. a ® b º ~ b ® ~a
a®bº~aÚb
a ® b º ~ (a Ù ~b)

Kết luận chương 2


Chương 2 “Phán đoán” trình bày những nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất là nội dung về các đặc trưng chung của phán đoán: Phán đoán
là gì, hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán, phân loại phán đoán.
Thứ hai là nội dung về phán đoán đơn. Đối với phán đoán đơn, các vấn
đề trọng tâm là kết cấu của phán đoán đơn, các loại phán đoán đơn, tính chu
diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn, và quan hệ giữa các phán đoán
đơn trên hình vuông logic.
Thứ ba là nội dung về phán đoán phức. Đối với phán đoán phức, vấn
đề trọng tâm là phân loại phán đoán phức. Chương 2 tập trung trình bày các
loại phán đoán phức hợp cơ bản. Bởi lẽ, từ sự nghiên cứu các phán đoán phức
cơ bản, chúng ta sẽ dễ dàng nghiên cứu phán đoán đa phức hợp.
Thứ tư là nội dung về phép phủ định phán đoán và tính đẳng trị của các
phán đoán phức.
23

CÂU HỎI CHƯƠNG 2

1. Phán đoán là gì?


2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán là gì? Trình bày mối quan hệ giữa
phán đoán và câu?
3. Dựa vào tiêu chí nào để phân loại phán đoán? Phán đoán đơn là gì? Phán
đoán phức là gì?
4. Trình bày bản chất và kết cấu của phán đoán đơn?
5. Trình bày các loại phán đoán đơn đặc tính?
6. Trình bày tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn?
7. Trình bày quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông logic?
8. Trình bày định nghĩa về phán đoán liên kết? Lập bảng giá trị logic của nó?
9. Thế nào là phán đoán phân liệt tương đối? Lập bảng giá trị logic của nó?
10. Thế nào là phán đoán phân liệt tuyệt đối? Lập bảng giá trị logic của nó?
11. Trình bày định nghĩa phán đoán điều kiện? Lập bảng giá trị logic của nó?
12. Trình bày định nghĩa phán đoán tương đương? Lập bảng giá trị logic của
nó?
13. Nêu cách thức chung xác định giá trị logic của phán đoán đa phức hợp?
Cho ví dụ minh họa?
14. Trình bày phép phủ định của phán đoán đơn?
15. Trình bày phép phủ định của phán đoán phức?
16. Thế nào là tính đẳng trị của phán đoán phức? Cho ví dụ một phán đoán
minh họa và phát biểu tất cả các phán đoán đẳng trị của nó.

You might also like