You are on page 1of 1

BÀI TẬP VỀ NHÀ CHƯƠNG 1-2

Bài 1 (2 điểm) Một quả cầu kim loại bán kính 5 cm duy trì ở nhiệt độ 27oC được xem
như vật đen tuyệt đối.
a.) Tính bước sóng ứng với năng suất bức xạ cực đại. Bước sóng này nằm trong vùng nào
của phổ điện từ?
b) Tính công suất bức xạ của vật.
Bài 2 (2 điểm): Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tăng từ 1000 K đến 3000 K. Hỏi:
a) Năng suất phát xạ nhiệt toàn phần của nó tăng bao nhiêu lần?
b) Bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại thay đổi bao nhiêu lần?
Bài 3 (1 điểm): Chứng minh rằng bước sóng De Broglie của một electron được gia tốc
qua hiệu điện thế U là λ=1,226/ √ U , λ tính bằng nm và U tính bằng volt.
Bài 4 (2 điểm): Tính bước sóng de Broglie của proton tương ứng với các động năng sau:
a) K = 1 MeV,
b) K = 1000 MeV.
Biết năng lượng nghỉ của proton là E0 = 938 MeV. Lưu ý, sinh viên cần dùng công thức
tương đối tính khi hạt có động năng lớn hơn năng lượng nghỉ.
Bài 5 (3 điểm) Chiếu ánh sáng tử ngoại có bước sóng 140 nm vào một tấm kim loại, ta
quan sát thấy có electron bật ra. Biết giới hạn quang điện của kim loại là 250 nm.
a) Tính động năng ban đầu cực đại của electron (theo đơn vị eV).
b) Tính bước sóng de Broglie của electron.
c) Giả sử vận tốc ban đầu cực đại của electron bay ra được đo với độ chính xác 1%. Tính
độ bất định cực tiểu về vị trí trên phương tương ứng.

You might also like