You are on page 1of 198

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI


VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Tên học phần: Những vấn đề kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ


Tên tiếng Anh: Socio - economic issues in the Southeast region of
Viet Nam
Mã học phần:
E-learning:
E-portfolio:
Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
Cơ bản X Cơ sở ngành

Chuyên ngành ❑ Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp ❑
Số tín chỉ: 2
+ Số tiết lí thuyết: 30
+ Số tiết thực hành: 0
Tự học: 60 tiết
+ Đọc tài liệu: 30 tiết
+ Chuẩn bị thuyết trình: 20 tiết
* Mô tả học phần
Cung cấp một số nội dung cơ bản về quá trình hình thành và
phát triển và những đặc điểm về kinh tế - xã hội của Đông Nam
Bộ. Từ đó, giúp hình thành được các kĩ năng cần thiết trong
việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan cũng như vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
* Mục tiêu học phần
- Kiến thức: Trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình hình
thành và phát triển. Qua đó, đánh giá được vai trò của khu vực
trong sự phát triển chung của Việt Nam.
- Kĩ năng: Hình thành những kĩ năng cơ bản trong việc xác
định được những vấn đề kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ. Vận
dụng vào quá trình học tập và làm việc của người học.
- Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Trân trọng những
thành quả của nhân dân lao động đã tạo dựng, làm động lực để
phấn đấu học tập và cống hiến nhằm xây dựng Đông Nam Bộ ngày
càng giàu mạnh, xứng đáng là một trong những khu vực đi đầu cả
nước.

* Tài liệu học tập


Tài liệu bắt buộc:
[1] Nguyễn Văn Hiệp (Chủ biên). (Dự kiến 2022). Một số vấn
đề Đông Nam Bộ học.
Tài liệu tham khảo:
[2] Nguyễn Văn Hiệp (Đồng chủ biên). (2018). Miền Đông
Nam Bộ - Lịch sử và văn hóa, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Số định danh : 959.77 NG527.
[3] Bộ Tư lệnh Quân khu 7. (2018). Miền Đông Nam Bộ Từ
khởi thủy đến đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Tài nguyên khác:
Các tạp chí, websites có liên quan.
CẤU TRÚC NỘI DUNG

TỔNG QUAN VỀ
ĐÔNG NAM BỘ

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM BỘ


TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ


HỘI ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI
KÌ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Chỉ báo thực


Hình thức Tỉ lệ
Nội dung Thời điểm hiện
kiểm tra (%)
(CELOx.y)

A. Đánh giá quá trình 50


A.1. Đánh giá thái độ học tập 25
Tham dự Có mặt đầy đủ tại lớp, nghe và ghi chép bài học
Suốt quá trình học 10
lớp
Bài tập được giao trong các buổi học:
1. So sánh điều kiện tự nhiên, dân cư của vùng Đông
CELO1.1
Nam Bộ với một vùng địa lí của Việt Nam.
CELO1.2
2. Xác định vị trí của các tỉnh, thành trong bản đồ kinh tế
CELO2.1
Đông Nam Bộ.
Làm bài CELO2.2
3. Phân tích những đặc trưng về kinh tế - xã hội Đông Theo tiến trình học 15
tập đầy đủ CELO3.1
Nam Bộ.
CELO3.2
4. Đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề kinh tế -
CELO4.1
xã hội của Đông Nam Bộ (SV chọn lĩnh vực để trình
CELO4.2
bày).
Chỉ báo thực
Hình thức
Nội dung Thời điểm hiện Tỉ lệ (%)
kiểm tra
(CELOx.y)

A. Đánh giá quá trình 50


A.2 . Kiểm tra giữa kì 25
Một số chủ đề gợi mở:
1. Những vấn đề về kinh tế của Đông Nam Bộ thời kì cận
đại. CELO1.1
2. Những vấn đề về xã hội của Đông Nam Bộ thời kì cận đại. CELO1.2
3. Những vấn đề về kinh tế của Đông Nam Bộ thời kì hiện CELO2.1
Thuyết trình, đại. Theo tiến CELO2.2
10
thảo luận 4. Những vấn đề về xã hội của Đông Nam Bộ thời kì hiện trình học CELO3.1
đại. CELO3.2
5. Những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội CELO4.1
của Đông Nam Bộ. CELO4.2
6. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đông
Nam Bộ.

CELO1.1
CELO1.2
CELO2.1
Tiết 23 - CELO2.2
Tự luận Các nội dung từ chương 1 đến chương 3. 15
24 CELO3.1
CELO3.2
CELO4.1
CELO4.2

Hình thức Thời Chỉ báo thực hiện


Nội dung Tỉ lệ (%)
kiểm tra điểm (CELOx.y)
A. Đánh giá kết thúc học phần 50
CELO1.1
CELO1.2
CELO2.1
CELO2.2

Trắc CELO3.1

nghiệm Kiểm tra trắc nghiệm. Sau khi CELO3.2


(hoặc bài kết thúc CELO4.1
tập lớn, học phần CELO4.2
tiểu luận) CELO.5.1
CELO5.2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÔNG NAM BỘ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VÙNG

* Một số khái niệm


Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: Vùng
là vùng đất đai, hoặc nói chung là không gian tương đối rộng
có những đặc điểm nhất định về tự nhiên hay xã hội, phân
biệt với các thành phần khác ở xung quanh.
Từ điển Bách khoa Địa lí Xô Viết: Vùng là một lãnh thổ
được tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng)
có quan hệ mật thiết với nhau, là một cấp phân vị trong hệ
thống phân chia lãnh thổ.
Theo “Lê Thu Hoa”: Vùng là một bộ phận của lãnh thổ
quốc gia, có các đặc điểm kinh tế - xã hội đặc thù làm cho
vùng có thể phân biệt với các vùng khác.
=> Vùng là một không gian, có ranh giới nhất định, mỗi hoạt
động đều có sự tác động tương hỗ với nhau. Vùng là một bộ phận
của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương
đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết
cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền
vững với nhau.

Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia

Bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận

Có sự tương đồng (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử,


dân cư, hạ tầng…)

Có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với
nhau

Vùng thương là tập hợp các đơn vị hành chính giáp ranh, liền
kề nhau, ranh giới của vùng có thể mang tính chất pháp lí hoặc
ước lệ

Các yếu tố cấu thành (tự nhiên, kinh tế - xã hội nên vùng có
sự tương đối đồng nhất bên trong nhưng khác biệt với bên ngoài

Vùng có tính chất tương đối tùy thuộc vào cách tiếp cận phân
vùng (vùng địa lí, vùng văn hóa, vùng kinh tế - xã hội, vùng đô
thị)

Cách thức phân vùng có thể biến đổi cho phù hợp với hoàn
cảnh phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ
“Quy hoạch vùng” là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng
thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông
thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu
vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết
nối các tỉnh.
* Một số khái niệm
Vùng kinh tế trọng điểm (Key economic zone - KEZ) là một
bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ
được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh
tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của
cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất những
điều kiện thuận lợi để phát triển và có vai trò quyết định đến nền
kinh tế quốc gia.
Vùng kinh tế trọng điểm là cực tăng trưởng quan trọng của
đất nước.
Thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối
liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các
vùng kinh tế.
Tạo ra đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc
dân.

Khu kinh tế là không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có
ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục quy định.

Diện tích ≥ 100 ha


Có vị trí địa lí thuận lợi
Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của
quốc gia và quốc tế
Dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và
nước ngoài
Có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát
triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật

(Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP)


* Một số loại hình vùng tương đồng

- Free-trade zones (FTZ)


- Export processing zones (EPZ)
- Free economic zones (FZ/ FEZ) Special
- Industrial parks/ industrial estates (IE) economic
- Free ports zone (SEZ)
- Bonded logistics parks (BLP)
- Urban enterprise zones
II. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

BẢN ĐỒ CÁC VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM

1. Khái quát chung


Quan sát lược đồ kể tên các
tỉnh và thành phố trong
vùng Đông Nam Bộ?

Đông Nam Bộ gồm 6


tỉnh và thành phố:
1. Tây Ninh
2. Bình Dương
3. Đồng Nai
4. Thành phố Hồ Chí
Minh
5. Bà Rịa – Vũng Tàu

Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ (phần đất liền)


Vùng Đông Nam Bộ
- Diện tích 23.564,4 km2
- Dân số 17,8 triệu người (năm 2019)
- Mật độ 706 người/km2 (290 người/km2)

Biển Đông

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ


1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
a. Vị trí địa lí
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long

Từ Thành Phố Hồ
Chí Minh, với khoảng
hai giờ bay chúng ta có
thể tới hầu hết thủ đô
các nước trong khu
vực Đông Nam Á

TP Hồ Chí Minh

Lược đồ các nước khu vực Đông Nam Á


Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của
vùng Đông Nam Bộ?

b. Ý nghĩa
Có nhiều thuận lợi cho
phát triển kinh tế, giao lưu
với các vùng xung quanh và
với quốc tế thông qua hệ
thống các đường giao thông.

- Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh.
- Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nguyên liệu
nông, lâm, thuỷ sản.
+ Phía Tây giáp Campuchia với các cửa khẩu quốc tế quan
trọng Mộc Bài, Xa Mát.
+ Phía Đông giáp biển - vùng biển giàu tiềm năng phát triển
các ngành kinh tế biển.
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của
vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố lớn nhất nước ta.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THẾ MẠNH KINH TẾ CỦA


VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Đặc điểm Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế


Địa hình thoải. Đất Mặt bằng xây dựng
badan, đất xám. Khí tốt. Các cây trồng thích
hậu cận xích đạo nóng hợp: cao su, cà phê, hồ
Vùng đất liền ẩm. tiêu, điều, đậu tương,
Nguồn sinh thủy lạc, mía đường, thuốc
tốt. lá, hoa quả,…

Biển ấm, ngư Khai thác dầu khí ở


trường rộng, gần thềm lục địa, đánh bắt
Vùng biển đường hàng hải quốc thủy sản. Giao thông
tế. phát triển mạn. Du lịch
Thềm lục địa nông, biển và các dịch vụ
rộng, giàu tài nguyên khác.
Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa Nhóm 2: Nêu đặc điểm sông
hình, khí hậu, thổ nhưỡng của ngòi và tài nguyên khoáng sản
vùng Đông Nam Bộ? của vùng Đông Nam Bộ?
Tìm hiểu các mặt sau: Tìm hiểu các mặt sau:
- Địa hình - Sông ngòi
- Khí hậu - Tài nguyên, khoáng sản
- Đất đai => Dựa vào các cơ sở trên nêu
=> Dựa vào các cơ sở trên nêu tiềm năng kinh tế
tiềm năng kinh tế

Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng
Đông Nam Bộ?
- Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế.
- Địa hình: đất thoải có độ cao trung bình là mặt bằng xây
dựng và canh tác tốt.
- Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cao su, cà
phê, hồ tiêu, cây ăn quả,…
- Đất đai: chủ yếu là đất badan và đất xám trên phù sa cổ
thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cà
phê, điều, thuốc lá, mía đường, cây rau quả,…
- Sông ngòi: hệ thống sông Đồng Nai (sông Đồng Nai, sông
Sài Gòn, sông Bé) có giá trị thủy lợi, thủy điện.

a. Thuận lợi
- Địa hình thoải là mặt bằng
xây dựng và canh tác tốt.
- Vùng có nhiều tài nguyên để
phát triển kinh tế như: đất badan,
đất xám, khí hậu cận xích đạo
nóng ẩm, thích hợp trồng cao su,
cà phê,…
- Hệ thống sông Đồng Nai có
giá trị thủy lợi, thủy điện.
b. Khó khăn
- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ
thấp.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường. Lược đồ tự nhiên vùng Đông
Nam Bộ
- Đất liền ít khoáng sản.
Quan sát lược đồ, em hãy cho
biết sự phân bố của các
nhóm đất?
Đất xám trên phù sa cổ Đất badan
- Rừng và nước là nguồn nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm
bảo sự phát triển bền vững. Diện tích sông Đồng Nai phủ kín
Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lê lớn, đất
rừng không còn nhiều. Cho nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như
vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn là rất quan trọng,…
- Phần hạ lưu, do đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển
mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn của các dòng sông
ngày càng mạnh mẽ. Từ đó, cần phải hạn chế ô nhiễm nước của
các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao
nhất cả nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố
đông dân nhất cả nước.
- Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, người
lao động có tay nghề, năng động.
CHƯƠNG 2
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM BỘ
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

2.1. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ đến trước thế kỉ XVII

2.1.1. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ thời kì tiền sử và sơ sử

Cách đây từ khoảng 20000 đến 10000 năm trước, các nhóm
người tiền sử bắt đầu sinh sống, cư ngụ ở vùng thượng du phía
Bắc và phía Nam Đông Nam Á. Trong môi trường mới, họ bắt
đầu khai thác nguồn lợi thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống
sinh hoạt của mình.
Sự kết hợp đời sống săn bắt, hái lượm trong rừng, đánh bắt
thủy hải sản dưới biển và sự vun trồng các cây lương thực đã cho
phép họ thiết lập được đời sống định cư ổn định, không phải di
chuyển nhiều để kiếm sống.
Đông Nam Bộ vốn là vùng bình nguyên phù sa cổ, đã từng
tồn tại những nền văn hóa cổ của cư dân bản địa. Vì vậy, nơi đây
đã sớm hình thành nền kinh tế nguyên thủy bao gồm khai thác
nguồn thức ăn thiên nhiên cũng như các hoạt động trồng trọt và
thủ công nghiệp sơ khai.

Căn cứ vào những phát hiện khảo cổ cho thấy việc phân bố
dân cư ở Đông Nam Bộ thời kì đồ đá có thể chia thành ba khu
vực chính:
Khu vực đồi đất đỏ badan và cao nguyên đất xám phù sa
cũ: cụm di tích Xuân Lộc - Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc
Ninh - Bình Phước.
Khu vực hạ lưu sông Đồng Nai: các di tích nổi tiếng: Cù
Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối
Linh, Đồi Phòng Không, Gò Me,… (Đồng Nai), An Sơn, Rạch
Núi, Lộc Giang,… (Long An)
Khu vực ven biển Đông Nam Bộ: đây là vùng đất thấp
trũng, phần lớn là rừng ngập mặn, nhóm di tích mộ chum Cần
Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa -
Vũng Tàu: Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng
Nổi, Gò Me (Nguyễn Thị Hậu, 2017),…

Hoạt động kinh tế đầu tiên cư dân cổ Đông Nam Bộ là loại


hình tiền nông nghiệp.
+ Hái và lượm lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái,
lượm các quả hạt, đào bới các loại củ...)
+ Săn bắt các loài động vật hoang dã hoặc thu lượm các động
vật khác: nghêu, sò, ốc, hến,…

=> Nền kinh tế này trái ngược với xã hội nông nghiệp
nơi nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài động,
thực vật đã thuần dưỡng (chăn nuôi và trồng trọt)
Cư dân Đông Nam Bộ sử dụng những công cụ bằng đá chủ
yếu phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm, sơ chế thức ăn,…
Một loạt di tích công xưởng chế tác công cụ đá ở vùng rìa
Đồng Nai và Bình Dương: Bình Đa, Hàng ông Đại, Hàng Ông
Đụng. Vì vậy, cư dân Đông Nam Bộ đã mở rộng địa bàn kiếm
sống và định cư, cùng với đó dấu tích của một nền kinh tế ngày
càng trở nên rõ nét.
Về khai thác tài nguyên trên cạn, rừng là nguồn lợi to lớn của
Đông Nam Bộ thời nguyên thủy. Hoạt động khai thác nguồn rừng
của cư dân cổ được tiến hành từ rất sớm.
Những di chỉ khảo cổ được phát hiện tại Đông Nam Bộ cho
thấy, cư dân tiền sử thường chọn những địa điểm cư trú có tiềm
năng để khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phổ biến nhất
là gần các khu vực có rừng. Dưới lớp rừng nhiệt đới là những loài
động vật hết sức phong phú: hươu, nai, bò rừng, lợn rừng, thỏ là
nguồn thịt vô cùng quan trọng. Hoạt động “săn bắt” từng bước
chuyển hóa thành “săn bắn” giúp đời sống vật chất của người
nguyên thủy trở nên phong phú hơn.
Sông suối là nguồn cung cấp thức ăn phổ biến của cư dân
Đông Nam Bộ thời tiền sử tại An Lộc (Lộc Ninh, Bình Phước), là
vùng cao nguyên nằm ngang có bề mặt bằng phẳng hơi nghiêng
thoải hoặc nhấp nhô lượn sóng thoải, mạng lưới suối phát triển có
dạng phóng tia, có thể là “các vựa” cung cấp nguồn thức ăn lớn
cho cư dân bấy giờ.

Bên cạnh khai thác tài nguyên trên cạn, việc khai thác thức
ăn khu vực gần biển cũng diễn ra vô cùng sôi động. Khu vực
thềm lục địa của Đông Nam Bộ rất giàu cá và các loại hải sản:
rùa, cua, sò, ốc,… là nguồn lợi lớn phục vụ tốt cho việc kiếm
sống của cư dân vùng ven biển. Tại khu vực An Sơn (Đức Hòa,
Long An) phát hiện các đống vỏ sinh vật biển khá phong phú: vỏ
sò, hến và đặc biệt là loại ốc biển,… Chứng tỏ người cổ An Sơn
đã mò tìm sò, ốc và đưa về để dùng làm thức ăn.
Tương tự An Sơn, di chỉ Bưng Bạc (Châu Thành, Bà Rịa -
Vũng Tàu) nằm trên một đầm lầy cổ thuộc địa hình đồng bằng
cận biển cũng tồn tại những dấu vết của hoạt động khai thác thủy
hải sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, tạo nên đặc điểm riêng
biệt trong phương thức kinh tế đặc trưng của cư dân ven biển.
2.1.2. Xã hội trồng trọt

Sự chuyển đổi từ xã hội săn bắt nhỏ lẻ sử dụng bộ công cụ


ghè đẽo kiểu đá cũ thành những làng khai thác và trồng lúa diễn
ra vào thời hậu kì đồ đá mới. Các cộng đồng cư dân nông nghiệp
ở Đông Nam Bộ từ vùng đất cao tiến xuống khai phá vùng đất
thấp trên ba địa bàn ở những độ cao khác nhau, tương ứng với ba
khu vực.
Khu vực 1: vùng trung du đất đỏ, có độ cao khoảng 50 - 150m trên mục
nước biển. Ở khu vực này, dấu vết cư trú xuất hiện rất sớm, vào 5.000
năm trước đã có hoạt động nông nghiệp phát triển, thể hiện qua hàng
loạt công cụ dao hái ở di chỉ Cầu Sắt.

Khu vực 2: vùng đất ben bờ hạ lưu sông Đồng Nai, giữ vị trí trung gian
giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, vùng tiếp giáp giữa cao nguyên
đất đỏ và đồng bằng thấp, có độ cao trung bình 10 - 50m so với mực
nước biển. Khoảng 3.000 năm trước, dọc theo hạ lưu sông Đồng Nai đã
hình thành hàng loạt các cộng đồng cư với các yếu đố văn hóa đá mới,
hoạt động kinh tế nông nghiệp cùng với các hoạt động khai thác như
săn bắt và đánh bắt cá ven sông.

Khu vực 3: vùng đất thấp, thành tạo muộn do hai hệ thống sông Đồng
Nai và sông Vàm Cỏ bồi đắp, có độ cao 1 - 10 m so với mực nước biển.
Khoảng 2.700 năm trước, khu vực này bắt đầu được khai phá, cải tạo
để trở thành một vùng đất có thể sinh sống cho các cộng đồng cư dân
Qua các di chỉ Cái Vạn, An Sơn, Gò Sao,… thuộc các tỉnh Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến trình hình thành các làng sản xuất không những thể hiện
khả năng làm khả năng chinh phục và làm chủ hoạt động sản xuất
ở các dạng địa hình khác nhau mà còn thể hiện tính hướng biển
trong quá trình phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Bộ thời
tiền sử.

a. Loại hình làng


* Làng khô
Cư dân nông nghiệp thường lập làng theo hình thái “làng khô”
truyền thống trên các cù lao, doi cồn, giồng cao dọc theo sông
hay dọc theo bờ biển, dọc bờ đầm, vịnh.
Đặc điểm thường thấy của quá trình tụ cư là rất tập trung, có
dạng thức: những ngôi làng nhỏ của các cộng đồng cư dân.
* Làng ướt
Ở Đông Nam Bộ còn có kiểu làng “làng ướt” (làng nổi) gắn
với địa thế doi cồn như trên, nhưng ở những vùng chịu ảnh
hưởng của thủy triều hay mùa nước lũ.
Ở di chỉ Bưng Bạc, nằm trên một vùng gò đồi thấp nổi rộng
khoảng 10 ha trong vùng đầm lầy ven biển thuộc ấp Phước Hữu,
xã Long Phước, huyện Châu Thành, thành phố Bà Rịa hiện nay.
b. Trồng trọt
Lúa là loại lương thực chủ yếu
Dấu tích của lúa thường được phát hiện dưới dạng than cháy
trong các bếp lửa, dưới dạng phôi gốm hoặc trong đồ đựng và
kiến trúc gỗ. Loài lúa cổ xưa nhất được trồng ở Đông Nam Bộ có
thể là giống Oriza Sativa. Giống này mang tính chất trung gian
của lúa cạn và lúa nước, có thể trồng ở đất khô hạn, qui mô hạt
cực nhỏ và ngắn.
Kĩ thuật canh tác nương rẫy sử dụng chủ yếu là “phát - đốt”.
Bên cạnh lúa, họ còn trồng các loại rau, củ, quả,…
Năng suất: trong thời kì đá mới, ở Đông Nam Bộ đã xuất
nhiều công cụ bằng đá mài trình độ cao, mang hình dáng khá rõ
nét của các loại công cụ: rìu bôn, cuốc mai,… báo hiệu khả năng
chuyên môn hóa trong trồng trọt.
Các bộ lạc nông nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai trong giai
đoạn này đã làm đất bằng những chiếc cuốc đá mài nhẵn. Những
chiếc cuốc này thường có kích thước lớn, thân cong về phía mặt
trước, có chuôi để tra cán. Họ còn có thể đã dùng những dao đá
hình bán nguyệt như của chiếc “dao hái” trong việc gặt lúa. Đặc
biệt, với sự xuất hiện của chiếc liềm đồng (dao hái) ở Dốc Chùa
cho thấy nền sản xuất nông nghiệp đã đạt năng suất cao hơn rất
nhiều so với các thời kì trước đó có thể thu hoạch lúa một cách
dễ dàng, nhanh chóng hơn.

c. Thủ công nghiệp sơ khai


* Làm gốm

Làm gốm là một trong những nghề thủ công đầu tiên và có vị
trí quan trọng trong đời sống của các cộng đồng cư dân Nam Bộ
nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.

Gốm được làm từ đất sét pha các có trộn bả thực vật, cấu
thành các loại gốm thô, mịn và gốm pha bả thực vật. Gốm thô
được cấu tạo từ đất sét pha cát .
Độ thô của gốm tùy vào loại hình gốm.
Kĩ thuật: gốm cổ Đông Nam Bộ có nhiều cách chế tạo khác
nhau như nặn bằng tay, bàn xoay và được trang trí các loại văn in,
văn khắc vạch, văn đắp nổi, văn tô màu và văn vẽ màu,… Các kĩ
thuật tạo văn này đã hình thành được nhiều motip trang trí: in dấu
phẩy, các đường thẳng song song nhau, văn sóng nước trên gốm
chảy,…

Màu sắc: bên cạnh gốm đen và gốm xám thường thấy, cư dân
tại các di chỉ Bưng Bạc, Bưng Thơm - cách Bưng Bạc 4 km về
phía Tây Nam và một số địa điểm khác, cư dân còn biết làm
“gốm màu.”
* Nghề dệt

Dệt là một ngành thủ công ra đời sớm và phát triển mạnh trên
vùng đất này. Hàng trăm chiếc doi xe được phát hiện ở Dốc
Chùa, Gò Ô Chùa và một số di tích khác đã cho thấy dệt có vai
trò quan trọng trong đời sống cộng đồng cư dân thời tiền sử
muộn. Bên cạnh đó, ngành này cũng phát triển khá nhanh.
Từ dệt theo kiểu xe sợi và đan sợi theo chiều thằng đứng,
người thợ dệt còn tiến thêm một bước là làm ra những sản phẩm
bằng kiểu dệt bằng khung dệt ngồi gấp gối mà tư liệu khảo cổ
học phát hiện trong di tích khảo cổ học Phú Chánh có niên đại
khoảng một vài thế kỉ đầu công nguyên.
Với hệ sinh thái rừng đa dạng, cư dân Đông Nam Bộ đã biến
nguồn tài nguyên này thành lợi thế trong đời sống vật chất của
mình. Dấu tích của nghề mộc được phát hiện tại nhiều địa điểm ở
Đông Nam Bộ.
Tại Cù Lao Rùa, cư dân sử dụng nhiều công cụ: rìu, đục,…
để gia công gỗ làm nhà và các dụng cụ gần thiết trong sinh hoạt.
Ở Bưng Bạc, cộng đồng sống thành làng, dựng nhà sàn bằng
gia công đẽo gọt gỗ, lắp ghép sườn gỗ bằng ngàm, rãnh và lỗ
mộng.
Di tích kiến trúc gỗ ở đây rất phong phú: cọc, cột, kèo, xà,
ván.
Cư dân Cái Lăng (Nhơn Trạch, Đồng Nai) cũng dựng nhà sàn
bằng gỗ, ở đây còn phát hiện một loại thuổng đào đất bằng gỗ.
* Nghề chế tác đá

Cư dân Đông Nam Bộ là cộng đồng chế tác đá sớm và điêu


luyện. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích của hệ
thống các xưởng chế tác đá ở Đông Nam Bộ với hàng vạn di vật
đồ đá. Nghề chế tác đá ở Đông Nam Bộ có sự góp mặt của hầu
hết các kĩ thuật cơ yếu của kĩ nghệ chế tác đá tiền sử: tách đập,
bổ chặt, ghè đẽo trực tiếp và gián tiếp, tu chỉnh một hay nhiều
lần, mài phá và trau chuốt, sửa chữa, cải biến để tận dụng phế
phẩm, cưa và khoan.
Nguyên liệu để chế tác thường được khai thác tại chỗ, phổ
biến nhất là đá sừng hoặc phiến sừng và một số loại khác như đá
basalt, sa thạch,… Sản phẩm đồ đá Đông Nam Bộ rất đa dạng như
các loại rìu, đục, dao hái, bàn mài, vòng tay,… Người Bưng Bạc
chế tác rất nhiều trang sức bằng mà chủ yếu là vòng đá. Họ được
coi là một trong những người thợ tiên phong trong việc tạo ra
những vòng đá bằng phương pháp khoan tách lõi ở Nam Bộ.
* Nghề luyện kim
Việc chế tác đá dần dịch chuyển theo chiều hướng vừa phát
triển vừa suy thoái khi cộng đồng này chuyển mạnh vào chế tác
kim loại. Việc chế tác những khuôn đúc đồng bằng đá để phục vụ
cho nghề luyện kim khó hơn nhiều lần so với việc làm ra những
chiếc cuốc, chiếc rìu đá ở giai đoạn trước đó. Bên cạnh đó, nghề
luyện kim đúc đồng đòi hỏi kĩ thuật cao do đó quy trình phân
công lao động phải chặt chẽ hơn thì các sản phẩm ra đời mới đáp
ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng.
Kĩ thuật đúc đồng lưu lại dấu tích phổ biến trong hàng chục
di tích thông qua sự xuất hiện của các khuôn đúc kim loại tại Cái
Vạn, Đồi Trảng Quân, Cù Lao Rùa, Bưng Bạc, Bưng Thơm và
đặc biệt là di tích Dốc Chùa, chứng tỏ sự tương đối thịnh hành
của nghề luyện kim, ngay trong điều kiện khan hiếm nguồn
nguyên liệu của vùng.

Bên cạnh đúc đồng, kĩ thuật rèn sắt đã xuất hiện thông qua
dấu tích trong các khu mộ lớn. Kĩ thuật đồ sắt xuất hiện đánh dấu
bước tiến trong sinh hoạt sản xuất và đời sống xã hội của Đông
Nam Bộ. Đồ sắt Đông Nam Bộ cũng rất đa dạng về chủng loại đồ
thông dụng: rìu, cuốc, dao hái (liềm), lưỡi câu, vòng trang sức và
một số loại vũ khí: dao găm, kiếm, lưỡi qua. Ngoài ra, ở Đông
Nam Bộ còn có sự xuất hiện của các đồ trang sức bằng kim loại
quý: vàng và bạc, minh chứng cho kĩ thuật luyện kim ngày càng
cao của cư dân trong vùng.
2.2. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ I đến thế kỉ VII
2.2.1. Sự ra đời của kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ
I đến thế kỉ VII
Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ
yếu là khu vực Nam Bộ của nước ta hiện nay. Ở thời kì đỉnh cao,
phạm vi của Vương quốc Phù Nam được mở rộng và có nhiều
vùng đất thuộc các nước Đông Nam Á hiện nay.

Từ đầu thế kỉ I, vùng đất Nam Bộ trở thành lãnh thổ của vương
quốc Phù Nam thuộc nền văn hóa Óc Eo mở rộng với hai nhóm cư dân
chủ yếu với những hoạt động kinh tế đặc trưng:

Thứ nhất: nhóm phân bố ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh Tây
Ninh và Krek (Campuchia), ở bao quanh khu vực gần nguồn mỏ vàng
và đá Agate làm đồ trang sức, cũng là một vùng cung cấp các đặc sản
rừng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên. Các di tích phản ánh sự có mặt
của nhóm cư dân này có thể kể đến là Bình Thạnh (Trảng Bàng, Tây
Ninh), Chóp Mạt (Tân Biên, Tây Ninh)

Thứ hai: nhóm thượng Vàm Cỏ Đông - Sông Bé - Đồng Nai. Đây
là khu vực hùng mạnh nhất cả về kinh tế lẫn quân sự dựa trên nền kinh
tế phát triển cả về lúa lẫn luyện kim, rèn sắt và chế tác đồ đá công cụ.
Cư dân nhóm này vốn là hậu duệ của chủ nhân nền văn hóa Đồng Nai.
Trên nền tảng ổn định, hoạt động kinh tế của các cộng đồng dân cư ở
Đông Nam Bộ trong giai đoạn này cũng có sự khởi sắc trên các lĩnh
vực kinh tế như nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
a. Nông nghiệp

Trồng trọt tiếp tục là hoạt động kinh tế chủ yếu, được phát
triển nhờ sự phì nhiêu của châu thổ, kết hợp với việc thiết lập một
hệ thống trên dẫn nước ở trình độ cao để điều tiết lưu lượng nước
trong toàn vùng châu thổ giúp tăng mùa vụ gieo trồng, cải thiện
sản lượng thu hoạch lúa.

Những phát hiện khảo cổ cho thấy cư dân Phù Nam đã gieo
trồng được loại lúa trời (Oryza Prosativa và Ryza Nivara
Proparte). Dấu tích của những giống lúa này còn lại rất nhiều ở
những đồ đựng lớn bằng gốm, bếp cà ràng, gạch,… Ngoài trồng
lúa, họ còn trồng một số cây: cam, thạch lựu, mía đường, dừa, hồ
tiêu,… đặc biệt là trồng rất nhiều cau.
Thời kì này đã hình thành những hệ thống kênh thẳng tắp,
đan xen: hình nan quạt, được tổ chức đào và nạo vét thường
xuyên bởi một lực lượng người đông đảo và trong một thời gian
dài liên tục. Hệ thống kênh rạch là cơ sở cho thấy một lối khai
thác thâm canh, không phải với chế độ phân chia đất đai ra từng
mảnh nhỏ, mà là phương pháp tăng năng suất trên diện tích lớn.
b. Thủ công nghiệp
* Nghề kim hoàn
Sản phẩm của nghề kim hoàn Phù Nam - Óc Eo ngoài các
loại đồ thờ phục vụ nghi lễ tôn giáo còn có các sản phẩm dùng
trong trang sức: các loại hoa tai, các loại nhẫn mặt trơn, cẩn đá
hoặc gắn tượng bò Nandi, hình trăng lưỡi liềm,…

* Nghề gốm
Sản xuất đồ gốm là một nghề quan trọng của cư dân Đông
Nam Bộ thời kì Phù Nam. Về loại hình gốm có thể chia làm ba
loại hình chính: vật liệu xây dựng - kiến trúc (gạch, ngói, điêu
khắc, phù điêu trang trí…), công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới,
dọi se sợi, nồi nấu kim loại…), đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình,
nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao…). Về chất
liệu, gốm Óc Eo hầu hết là đất nung xương gốm khá mịn, gốm
màu đỏ hay nâu hồng hoặc xám đen, một số có màu xám.
* Xây dựng

Trong xây dựng kiến trúc, người Phù Nam - Óc Eo tận dụng
các vật liệu kiến trúc sẵn có tại khu vực cư trú. Họ dùng chất liệu
gỗ với những cây to làm cọc để dựng nhà sàn trên vùng đất
thường xuyên ngập lụt hoặc dùng gỗ làm chi tiết mái, lan can,…
Đất sét cũng được họ nung thành gạch ngói để sử dụng trong kiến
trúc: làm nhà, làm đền thờ,… Có nhiều loại ngói như ngói mũi
nhọn, ngói chữ nhật, ngói móc, ngói âm dương; gạch là các loại
hình chữ nhật dày.
* Nghề mộc

Những hiện vật còn lại: cọc nhà sàn, các tượng Phật, một số
chi tiết kiến trúc mái và lan can,… cho thấy cư dân Phù Nam - Óc
Eo có trình độ chế tạo đồ mộc cao tương đối cao. Đặc biệt, họ đã
phát hiện ra và sử dụng các loại danh mộc bản địa: cây sao, cây
mù u,… thiết kế những công trình kiến trúc bằng gỗ khá bề thế,
đục chạm những pho tượng chuẩn về nhân trắc học với dáng
người thon gọn đồng thời thể hiện được phần nào y phục của giới
tăng lữ đương thời. Trong việc chế tác đồ mộc, hầu như không
tìm thấy dấu vết của cưa và dấu vết bào trên các sản phẩm gỗ,…
* Nghề luyện kim

Sự phong phú và phổ biến của các hiện vật bằng thiếc:
khuyên tai, con dấu,… bằng đồng tượng Vishnu, đĩa bằng bạc,
đồng tiền tròn,… cho thấy luyện kim đã đi vào ổn định và phát
triển khá đa dạng với nhiều kiểu, dạng hiện vật cũng như nhiều
chất liệu kim loại.
Người Phù Nam - Óc Eo đã tìm ra quy trình đúc kim loại
bằng kĩ thuật nấu kim loại và kĩ thuật đổ khuôn khéo léo.
Các sản phẩm sắc nét và đầy tính nghệ thuật.
* Nghề chế tác đá

Kĩ thuật chế tác đồ đá của cư dân Phù Nam - Óc Eo đạt đỉnh


cao qua các pho tượng Bàlamôn, ngẫu tượng Linga - Yoni đầy
biểu cảm bằng chất liệu đá địa phương. Nghề chế tác đá cũng góp
phần vào việc phát triển nghề đúc kim loại với các loại khuôn đúc
nữ trang đa dạng.
Bên cạnh đó, các loại hạt chuỗi với nhiều hình dạng tròn,
oval, hình thoi… từ đá bán quý agat, thạch anh, mã não,… đòi
hỏi mức độ tỉ mỉ, chính xác cho thấy tay nghề thợ làm đồ trang
sức là đáng khâm phục.
* Nghề nấu thủy tinh
Nấu thủy tinh là một nghề thủ công độc đáo của cư dân Phù
Nam - Óc Eo. Các loại sản phẩm thủy tinh nhiều màu với nhiều
hình dạng từ hình tròn, hình dạng trái cây,… của đồ trang sức,
hình nửa oval của con dấu, ngẫu tượng Linga - Yoni,…

d. Giao thương
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và thủ công nghiệp ở
Phù Nam đồng thời tận dụng vị trí địa lí thuận lợi trong phát triển
thương mại, buôn bán nên Phù Nam nhanh chóng đẩy mạnh hoạt
động thương nghiệp nội địa.
Vị trí thuận lợi cho việc giao thương lúc bấy giờ chính là Cần
Giờ. Nằm ở vùng cửa sông - vịnh biển mang tính chất “mặt tiền”
lưu vực Đồng Nai rộng lớn, đóng vai trò là cầu nối trung chuyển
giữa hai vùng Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ, Cần Giờ là đầu mối
giao lưu kinh tế - văn hóa quan trọng trong vùng Đồng Nai dưới
hình thức một “cảng thị sơ khai” sầm uất.

Từ đây các mặt hàng thủ công nghiệp của văn hóa Đồng Nai
và các sản vật từ rừng do người Đồng Nai thông thương với các
vùng chân hệ thống núi Tây Nguyên, Lâm Đồng được luân
chuyển đi khắp nơi bằng đường biển.
2.2.2.Tổ chức xã hội

Vua: người đứng đầu và có quyền lực cao nhất.


Quan lại: giúp việc cho vua với nhiều cấp bậc.
- Xã hội Phù Nam:
+ Phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ,
thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
+ Hoạt động sôi nổi của thương nhân và thợ thủ công khiến
thành thị Phù Nam có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội
Phù Nam.
- Tín ngưỡng:
Cư dân phù Nam tín ngưỡng đa thần và sớm tiếp nhận các tôn
giáo từ bên ngoài: Hinđu giáo, Phật giáo.
2.3. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ VII đến thế kỉ
XVI

Từ sau khi vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính, cộng
đồng dân cư Phù Nam cũng dần tan rã, phân bố rãi rác tại một số
điểm định cư nhất định. Địa điểm được lựa chọn để cư trú là các
vùng gò đất cao thoáng hay các vùng gò đồi chuyển tiếp giữa
đồng bằng và núi, hoặc tựa vào sườn núi thấp. Một số nơi khác là
các làng ven các dòng sông, nhánh sông chủ yếu dọc theo sông
Đồng Nai.
Xen kẽ với họ là rãi rác cư dân bản địa người Khmer.
a. Nông nghiệp
Ở các khu vực bằng phẳng, cư dân bản địa mà chủ yếu là
người Khmer vẫn tiếp tục canh tác nông nghiệp trồng lúa nước và
cây lương thực khác trong thời gian dài. Do có kinh nghiệm thâm
canh lâu đời nên kĩ thuật canh tác lúa nước của người Khmer đã
khá phát triển. Họ biết chọn giống lúa, biết dùng cày bừa do trâu
bò kéo để làm đất, biết gieo sạ và gieo mạ cấy. Người Khmer
cũng đã biết đến một hệ thống thuỷ lợi với các đập ngăn nước
mặn, rửa nước phèn gọi là “thnộp”. Một quỹ các giống lúa thích
hợp với các loại đất ngập mặn, đất phèn, đất cao, đất bưng trũng,
có đến gần 200 giống lúa.
Ở khu vực Cát Tiên, các nhóm người Mạ, Mnông, Chơ Ro,
Xtiêng,… duy trì các hoạt động nông nghiệp trồng lúa cạn dùng
trâu bò kéo cày và làm nương rẫy. Họ trồng các ruộng rẫy đa
canh, ngoài trồng lúa còn có các loại cây trồng khác như bắp,
bầu, bí, bông vải,… Khu vực giáp ranh của các tỉnh Lâm Đồng -
Bình Phước - Đồng Nai và Đắk Nông, nay thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Dựa vào việc khảo sát tập quán kinh tế của cộng đồng dân tộc
sinh sống trên vùng đất Đông Nam Bộ, có thể thấy rằng phương
thức làm nông nghiệp của họ tương đối giản đơn, theo lối đốt phá
rồi chọc lỗ trả hạt. Vì vậy, năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên.
Người Mạ chủ yếu canh tác trên nương rẫy đa canh, ngoài
trồng lúa còn trồng các loại cây khác: bắp, bầu, bí, thuốc lá,
bông vải. Công cụ làm rẫy chủ yếu là rìu, xà gạc, dao, liềm,
gậy chọc lỗ, gùi.
Nghề đánh cá dọc theo bờ sông, suối, rạch khá phổ biến.
Họ dùng biết dùng kĩ thuật chặn nước hoặc chế thuốc độc từ
loại lá rừng bỏ xuống suối để bắt cá.

Người Mnông trồng lúa nương trên rẫy bằng phương pháp
“đao canh hỏa chủng”: phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt
Thu hoạch theo lối tuốt lúa bằng tay. Họ còn trồng lúa nước
bằng phương pháp “đao canh thủy nậu” trên những vùng đầm
lầy, dùng trâu để quần ruộng cho nhão đất rồi gieo hạt, không
cấy mạ ở đồng bằng.
Người Chơro cũng chủ yếu làm rẫy và canh tác theo lối
phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt. Cách phân bố các loại cây trồng
trên rẫy khá độc đáo. Vòng ngoài cùng của rẫy thì trồng một số
loại cây dây leo: bầu, bí, mướp, đậu ván,… vòng giữa trồng
sắn.
Toàn bộ diện tích còn lại phía trong chủ yếu là trồng lúa.
Vào thời gian nôn nhàn, họ còn săn bắn, hái lượm.

Người Xtiêng làm lúa rẫy theo lối "phát - đốt - chọc - trỉa",
kết quả mùa màng phụ thuộc lớn vào thiên nhiên và vào việc
bảo vệ trước sự phá phách của chim muông. Công cụ làm rẫy
chủ yếu: rìu và dao xà gạc để khai phá rừng. Hái lượm, săn bắn
và kiếm cá đưa lại nguồn lợi quan trọng thiết thực. Ngoài trồng
trọt, họ còn chăn nuôi gia súc phổ biến: trâu, bò, lợn, chó, gà.

b. Thủ công nghiệp


Nghề gốm vẫn là ngành thủ cộng quan trong đời sống cư dân.
Thời kì này, gốm sành khá phát triển, gốm mịn đã trở nên phổ
biến hơn. Loại hình gốm cũng thay đổi từ kiểu bình hình cầu hay
quả pha lê sang loại bình có vai phình rộng, thân dưới thu nhỏ
bớt. Đặc biệt là có bước chuyển lớn trong trang trí và kĩ thuật
nung ở nhiệt độ cao hơn, tạo ra một phong cách gốm mới, thường
được gọi là gốm Khmer.
Ngoài làm gốm, còn một số nghề thủ công nghiệp khác như
dệt vải từ sợi bông tạo ra các sản phẩm có màu sắc và hoa văn
đẹp mắt (vải “thổ cẩm”)
Nghề đan lát mây tre thành các vật dụng trong nhà như gùi,
nong nia, dụng cụ bắt cá,… Bên cạnh đó, các nghề luyện kim,
chế tác đồ trang sức, nhạc cụ,… cũng được duy trì, góp phần cải
thiện cuộc sống vật chất và làm phong phú đời sống văn hóa cho
cộng đồng cư dân Đông Nam Bộ.
c. Đời sống xã hội

Tổ chức cộng đồng theo hình thức buôn, làng.


Truyền thống tự quản, đứng đầu là một già làng (trưởng làng)
am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có
ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản: trâu, bò, chiêng, cồng,
ché, vòng, trang sức,…

Tổ chức theo kiểu gia đình lớn hoặc gia đình, sống trong các
nhà sàn hoặc nhà dài.

Đời sống văn hóa phong phú, thường xuyên tổ chức các lễ
hội.
2.3. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến 1945
2.3.1. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến 1862
2.3.1.1. Công cuộc khẩn hoang của lưu dân người Việt

Chọn những địa điểm thuận lợi cho việc sinh sống và khẩn
hoang:
Các giống đất ven sông: trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái
Các vùng ven núi: khai thác nguồn lợi núi rừng, săn bắn

Các vùng ven biển: làm ruộng muối, đánh cá, làm mắm, trồng
trọt.

Những trung tâm hành chính, đóng quân của quân đội.
Mỗi Xuy (Bà Rịa)

Đồng Nai (Biên Hòa)

Sài Gòn

Mỹ Tho, Hà Tiên

Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu


Cảnh làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai. Theo
đường biển, thuyền của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng
Nai đến ở tại Cù lao Phố, là một cảng sầm uất nhất miền Nam
bấy giờ. Ông đã ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới
xóm làng. Sau khi điều nghiên vùng đất Sài Gòn, Nguyễn Hữu
Cảnh đã đặt những đơn vị hành chính đầu tiên của nhà Nguyễn ở
vùng đất Nam Bộ theo mô hình: phủ – dinh – huyện – xã.

“lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai
làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn
làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”
* Tổ chức bộ máy hành chính
Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Kí lục để quản trị.
Nha thuộc có 2 ti là Xá sai ti (coi việc văn án, từ tụng, dưới
quyền quan Kí lục) và Lại ti (coi việc tài chính, do quan Cai bộ
đứng đầu).
Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh
để hộ vệ.
* Tổ chức việc tiếp tục khẩn hoang
Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố
Chánh Châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn,
chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định
thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền.
Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã
Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi
ghép vào sổ hộ tịch.

* Lực lượng khẩn hoang


- Tự khẩn hoang của người dân (chủ yếu)
- Chính quyền nhà Nguyễn sử dụng binh lính khai phá đất
canh tác ở khu vực trú quân.
- Mộ dân lập đồn điền khẩn hoang.
- Lưu dân người Hoa.

* Khu vực khai phá


- Mô Xoài – Bà Rịa – Trấn Biên – Phiên An
- Mỹ Tho – Long Hồ
- Hà Tiên
- Năm 1679, một sự kiện mới lại làm cho cuộc Nam Tiến đợt
này thêm phần đột khởi: cuộc di dân của hơn ba ngàn quan binh
Trung Hoa, gốc Quảng Đông - Phước Kiến, trung thành với Minh
triều, không chấp nhận sống dưới triều Mãn Thanh. Xuôi về Nam
trên khoảng hơn 50 chiến thuyền qua cửa biển Tư Dung và Đà
Nẵng. Họ đến xin chúa Nguyễn Phúc Tần chấp nhận cho nơi cư
trú. Chúa Nguyễn ưng thuận cho họ đến khai khẩn đất miền Nam.
Nhóm di dân này đã chia làm hai hướng:

+ Một nhóm do tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng


Trần An Bình hướng dẫn qua cửa Cần Giờ đến vùng Bàn Lân
(Biên Hòa ngày nay) để khai khẩn.

+ Nhóm thứ hai do tổng binh Dương Ngạn Địch và phó


tướng Hoàng Tiến chỉ huy đã tiến xa hơn vào cửa Xoài Rạp chọn
vùng Mỹ Tho làm đất định cư.
* Thành quả

Mở rộng địa bàn khai phá ra hầu khắp vùng đất Nam Bộ
à Về cơ bản hình thành bộ mặt kinh tế - xã hội mới cho vùng
đất này.

Đặt những cơ sở pháp lí ban đầu cho việc khẳng định chủ
quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ.

Hình thành nên những đô thị, cảng thị tạo nên sức sống mới
về kinh tế hàng hóa, giao lưu thương mại trong và ngoài nước.

1. Khu vực dọc theo trục giao thông thủy bộ Mô Xoài - Bà


Rịa - Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai)

Tâm điểm có thời là Cù Lao Phố, một thương cảng lớn nhất ở
miền Nam lúc bấy giờ. Hệ thống địa điểm định cư phát triển nông
nghiệp của vùng này là Bà Rịa, Đồng Môn, Long Khánh, Tân
Uyên, Thủ Đức, Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm, Nhà Bè, Thủ Dầu
Một, Lái Thiêu,...
2. Khu vực vùng Bến Nghé - Sài Gòn (Phiên Trấn)

Là một vùng canh tác nông nghiệp lúa nước rộng lớn, kéo
dài, bao trùm cả ngoại vi Bến Nghé, Sài Gòn, Cần Đước đến Gò
Công, Cửa Đại, Ba Lai. Lấy tên là vùng Bến Nghé - Sài Gòn vì
Bến Nghé - Sài Gòn là tâm điểm của vùng này. Suốt 300 năm qua
đây là một trung tâm thương mại, một thương cảng, một đô thị
lớn nhất của Nam Bộ và miền Nam. Tâm điểm này nối liền với
Cù Lao Phố. Nằm cạnh ranh trấn Gia Định, an ninh được bảo
đảm hơn, thị trường mua bán rộng rãi hơn, nên nó phát triển rất
nhanh, thay thế vị trí Cù Lao Phố suốt thế kỉ XVIII - XIX trở về
sau.

3. Vùng Ba Giồng

Bao gồm một phần 2 huyện Phước Long, Tân Bình và bao
trùm cả vùng Vũng Cù (Tân An và Vàm Cỏ ngày nay.)

Đây là vùng đất canh tác nông nghiệp rất tốt, năm 1679 chúa
Hiền đã cho phép Dương Ngạn Địch đem 1.000 quân lính và gia
nhân đến khai phá lập nghiệp ở đây. Đến năm 1741 vùng này đã
phát triển sung túc, nhiều thóc gạo. Kho lúa Cam Lạch (một trong
chín kho lớn toàn quốc) đã được thiết lập ở đây để thu tô thuế tải
về kinh.
4. Khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ven sông
Tiền, sông Hậu đến tận ven sông Vàm Cỏ (Mỹ Tho - Long
Hồ)

Bao gồm các tỉnh: Vĩnh Long - Mỹ Tho - Cần Thơ - An


Giang.
Vùng đất này có một tầm quan trọng đặc biệt về cả hai
phương diện chiến lược: bảo đảm an ninh quốc phòng và phát
triển nông nghiệp. Tiền Giang và Hậu Giang là đường chuyển
quân chính yếu giữa miền Nam và Cao Miên. Đây là vùng đất phì
nhiêu màu mỡ rất tốt, quanh năm có nước ngọt, mùa lũ không
ngập, một vùng đất lí tưởng để làm ruộng, trồng màu, trồng dâu
nuôi tằm, trồng cau, dừa và các loại cây trái đặc sản.

a. Những biến đổi về kinh tế


* Nông nghiệp

Diện tích trồng lúa của Đông Nam Bộ không ngừng được mở
rộng. Qua hơn hai thế kỷ khai khẩn, diện tích đất canh tác tăng
lên rõ rệt, Đại Nam nhất thống chí cho chúng ta biết con số cụ thể
về tình hình phân bố ruộng đất ở hai tỉnh Biên Hòa và Gia Định
như sau:

STT Tỉnh Số phủ Huyện Tổng Phường Tổng số Số nhân


xã, ấp ruộng (mẫu) đinh (người)
1 Biên Hòa 2 7 35 412 14.932 12.190
2 Gia Định 4 9 38 555 175.063 32.826
Tổng 6 16 73 967 189.995 4.5016

Trên vùng đất mới, bên cạnh lúa nước, cư dân làm chủ được
cách làm chủ kĩ năng trồng lúa cạn. Theo Gia Định Thành Thông
chí của Trịnh Hoài Đức, ruộng lúa nơi đây được chia làm hai loại:

Sơn điền là loại ruộng cao, nhiều cỏ, kể cả cây cối. Phần
lớn loại ruộng này tập trung xa sông, rạch và chiếm số lượng
lớn ở vùng Bà Rịa - Đồng Nai. Cách thức canh tác loại ruộng
sơn điền theo mô tả của Trịnh Hoài Đức là “đao canh hỏa nậu”,
từ mùa nắng đốn chặt cây cối đợi cho khô đốt làm phân tro, khi
mưa xuống trồng lúa không cần cày bừa (gieo thẳng). Do đặc
thù về địa hình của Đông Nam Bộ là đất cao, loại ruộng
này chiếm phần lớn diện tích trồng lúa.
Thảo điền là ruộng ở nơi đất thấp. Loại ruộng này lùng
lác bùn lầy, mùa nắng khô nứt nẻ, chủ yếu tập trung ven sông
rạch vùng Nhơn Trạch, Long Thành và điển hình là vùng
Phiên An (từ Sài Gòn đến tả ngạn sông Tiền). Đối với loại
ruộng này, phải đợi có nước mưa đầy đủ dầm thấm mới hạ
canh, chọn trâu cày khỏe mạnh, móng chân cao mới kéo cày
được.

Việc trồng lúa lúc bấy giờ khá thuận lợi do đất đai còn rất
màu mỡ. Vào mùa gieo cấy, nông dân chỉ cần dùng thanh tre để
dẹp cỏ nước trên đồng ruộng. Sau khi đã gieo chỉ cần làm cỏ 1 - 2
lần. Họ hầu như không tốn sức vào việc cày xới hoặc làm cỏ.
Đồng ruộng chẳng cần chăm bón sau khi gieo, mà chẳng bao giờ
gặp lũ lụt hay hạn hán. Họ gieo giống vào các tháng 7, 8 và 9 âm
lịch, sau đó lần lượt gặt hái thu hoạch vào các tháng 10, 11 và 12
âm lịch. Khi đã gặt hái xong xuôi, họ xếp các bó lúa trên cánh
đồng. Khoảng tháng 2 và 3 âm lịch, họ lùa trâu vào quần những
bó lúa và thu gom thóc hạt.
Về giống lúa, lưu dân đã biết lựa chọn và tìm ra những thứ
lúa giống thích hợp với thổ nghi tại chỗ. Chủng loại lúa gieo
trồng hết sức đa dạng, cơ bản gồm làm hai loại chính là lúa tẻ và
lúa nếp. Lúa tẻ là thứ lúa không dẻo, rất đa dạng “có thứ tên là
lúa mắc củi, hạt gạo nhỏ mà dài, trắng như bông, rất thơm; có
thứ tên nhự đông, hạt gạo to mà trắng; có thứ tên móng tay, hạt
gạo tròn trắng, được cơm nhiều mà chắc.”
Lúa nếp thì dẻo, hạt to mà tròn, về chủng loại cũng rất đa
dạng: “có thứ tên là nếp mướp, hột lớn mà dài, gạo trắng thơm
dẻo; có thứ tên là nếp mây, hột gạo dài lớn, mềm dẻo; có thứ tên
là nếp than, hột gạo nhỏ đen, mềm dẻo; có thứ tên là nếp tre, hột
gạo nhỏ như hoa tre, thơm dẻo; có thứ tên là nếp sáp, thóc đỏ hột
to, gạo trắng mà thơm dẻo.”
Đất đai ở Đông Nam bộ còn thích hợp với nhiều loại cây hoa
màu trên các nương, rẫy ở những vùng gò. Gia Định thành thông
chí đã mô tả về các loại cây trồng khác ở Gia Định, Biên Hòa:
bắp, khoai, đậu, đậu phộng, dưa hấu, dưa leo,… Ở tỉnh Biên Hòa:
huyện Phước Chánh trồng đậu, bắp, mía; huyện Long Thành
trồng dưa, đậu phộng và khoai lang; huyện Bình An trồng khoai,
đậu, thơm, đậu phộng, dưa hấu; huyện Phước An trồng dâu, mè,
bắp, khoai đậu. Ở tỉnh Gia Định, huyện Bình Dương trồng khoai
đậu, bắp, khoai lang, đậu phộng, dưa, mía
à Hình thức xen canh rất phổ biến ở Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, cư dân Đông Nam Bộ thường trồng rau và cây ăn
trái quanh nhà để phục vụ đời sống và kiếm thêm thu nhập. Đại
Nam Nhất thống chí đã liệt kê những hoa quả là sản vật của Biên
Hòa, Gia Định như măng cụt, lựu, cam, quýt, bưởi, chanh, mãng
cầu, xoài, chuối, đu đủ, điều, sơn trà, chôm chôm, long nhãn,…
Ngoài trồng trọt, lưu dân khi đến Đông Nam Bộ còn tiến hành
các loại hình khai thác và chế biến các sản tự nhiên. Ở những khu
vực gần biển của huyện Phước An (Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay),
đã xuất hiện những làng chuyên nghề đánh bắt, chế biến hải sản
thành các loại khô, mắm, nước mắm,…: thôn Giếng Bộng, làng
Rưới Rê , làng Tam Thắng,...

Ở vùng ven núi, với sự đa dạng của hệ thực vật và động vật,
cư dân sinh sống bằng các hoạt động khai thác tài nguyên rừng
như săn bắn thú, đốn gỗ, khai thác lâm thổ sản như thảo dược,
mật ong, dầu trám, dầu rái, nhựa cây, cây gỗ, than củi, mây, tre,
lá,… để trao đổi với thương nhân lấy gạo, mắm cá và các đồ
dùng khác.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước

+ Nghề đóng tàu - thuyền


Là ngành có nhiều thành tựu nổi bật nhất do được quan tâm
phát triển. Nguyễn Ánh rất chú trọng đến việc đóng chiến thuyền
theo kĩ thuật mới. Ông tận dụng được điều kiện thuận lợi của
vùng đất Đông Nam Bộ với tự nhiên thuận lợi kết hợp với sự cải
tiến kĩ thuật nên đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của ngành
đóng tàu thuyền tại đây.
Kĩ thuật đóng thuyền thời kì này đã có những tiến bộ với việc
đóng được thuyền Trường Đà có hai bánh lái với bố trí như sau:
“trên gác sàn chiến đấu, hai bên dụng phiên tre che thủy binh ở
dưới để cho thuyền sức mà chèo, còn trên thì bày bộ binh để xung
trận mà đánh”. Cơ sở đóng thuyền quan trọng nhất là Chu Sư
xưởng được thành lập năm 1790 tại bờ sông Tân Bình trải dài 3
dặm . Ngoài ra, còn có một nơi sửa chữa tàu buôn và đóng tàu
mới là Trang thuyền tụ ở tỉnh Biên Hòa.
+ Nghề xây dựng

Nghề xây dựng là một trong những nghề thủ công quan trọng
của nhà nước nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng cho quá trình mở
mang bờ cõi của chính quyền họ Nguyễn. Trong các ti thợ ở
chính dinh cuối thế kỉ XVIII có một số ti tham gia vào quá trình
xây dựng các công thự: ti thợ mộc, ti thợ làm nhà, ti thợ lò gạch,
ti thợ lò vôi, ti thợ ngói mộc.
Ngoài đóng thuyền và xây dựng, một số ngành nghề thủ công
khác của nhà nước cũng được phát triển, tuy nhiên đa số các
ngành nghề này đều tập trung vào lĩnh vực quân sự: sản xuất
thuốc súng, đúc súng,… Bên cạnh đó, để phục vụ các ngành thủ
công nghiệp, một số cơ sở khai thác nguyên liệu: khai thác, chế
biến gõ, quặng sắt, làm gạch ngói, làm vôi, khai thác các chất
nhựa, sơn để trét ghe, tàu, làm đệm buồm,… đã được nhà nước
thiết lập.
- Thủ công nghiệp dân gian

+ Nghề gốm
Làm gốm là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời
ở Đông Nam Bộ. Cùng với quá trình định cư của cư dân, nghề
này một lần nữa nhanh chóng phát triển mạnh với các trung tâm
nổi tiếng ở Sài Gòn, Đồng Nai và Sông Bé, tạo ra nhiều sản phẩm
đa dạng.
Làm gốm là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời
ở Đông Nam Bộ. Cùng với quá trình định cư của cư dân, nghề
này một lần nữa nhanh chóng phát triển mạnh với các trung tâm
nổi tiếng ở Sài Gòn, Đồng Nai và Sông Bé, tạo ra nhiều sản phẩm
đa dạng.

+ Nghề mộc

Nghề mộc sớm thịnh hành tại khu vực Đông Nam Bộ để phục
vụ nhu cầu làm nhà cửa và tạo ra các sản phẩm gia dụng. Người
thợ mộc ở Đông Nam Bộ có thể tạo ra các bộ sườn nhà gỗ lắp
ghép tự nhiên mà không cần đến bất cứ một cây đinh nào. Các đồ
vật trang trí trong nhà: vách gỗ, hoành phi, câu đối, trang thờ, bao
lam, đầu kèo,… được các thợ gỗ chạm chỗ khéo léo, tinh xảo.
+ Nghề sơn mài
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của
nghề sơn: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các
loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai,… vẽ trên nền vóc màu đen.
Sơn mài là thế mạnh của Thủ Dầu Một. Trên địa bàn tỉnh đã xuất
hiện các xóm, làng sơn mài: Tương Bình Hiệp, Tân An, Định
Hòa, Chánh Nghĩa,… trong đó Tương Bình Hiệp được xem là cái
nôi của sơn mài Bình Dương.

Các cơ sở tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp sản xuất đa dạng
các sản phẩm sơn mài, từ những bức tranh nghệ thuật đến sơn
mài ứng dụng và trang trí: đèn, chén, lọ, bình, vòng tay, hộp,...
Bên cạnh những nguyên liệu cẩn, dát truyền thống: ốc trai, xà
cừ,… người thợ nơi đây còn sáng tạo, tìm tòi đưa vào những chất
liệu mới: cật tre, vỏ dừa, đá quý, vàng bạc, gốm,...
+ Nghề dệt

Dệt tơ lụa là nghề truyền thống có tiếng ở Đông Nam Bộ.


Nghề này được phổ biến ơ nhiều nơi, trong đó nổi tiếng bậc nhất
là làng dệt Hắc Lăng, ở huyện Phước An. Nghề dệt lãnh ở Hắc
Lăng được những lưu dân từ Phú Phong (Bình Định) mang vào
cùng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Lãnh thâm của huyện
Phước An nức tiếng gần xa, có chất lượng tuyệt hảo.
+ Nghề làm đường, muối

Nghề làm đường cũng phổ biến, đặc biệt tại tỉnh Biên Hòa.
Do có diện tích trồng mía lớn nên ở Đông Nam Bộ cũng có nghề
ép mía nấu đường, đáp ứng nhu cầu của cư dân trong vùng. Điểm
đặc biệt của nghề đường Biên Hòa là có thể cho ra sản phẩm
đường cát trắng, thay vì là đường đen như các nơi khác vì có loại
mía trắng trồng ở Phước Chánh.
Ở khu vực ven biển Đông Nam Bộ còn có nghề làm bạch
diêm (muối trắng). Trịnh Hoài Đức cho biết: “Bạch diêm sản xuất
ở địa phương Vũng Dương thuộc huyện Phước An, trấn Biên
Hòa, cứ 100 cân giá là 1 tiền kẽm, rất rẻ.” Không những có sản
lượng lớn, muối ở đây còn nổi tiếng là sạch và ngon ở đất Gia
Định.
+ Nghề đúc đồng và rèn

Nghề đúc đồng cũng khá phát triển tại khu vực Sài Gòn - Chợ
Lớn. Khu vực ra đời sớm nhất là địa bàn Chợ Quán với ba làng
lâu đời là Tân Kiểng, Nhân Giang và Bình Yên thuộc Chợ Lớn.
Tiếp đến là Tân Hà Đông, thợ chuyên đúc lư đồng, chân đèn và
nấu đồng thành thỏi để trao đổi. Thông Tây Hội (Gò Vấp) cũng là
nơi tập trung hành nghề của những thợ đúc đồng. Phần lớn thợ
đúc đồng này có nguồn gốc từ miền Trung bấy giờ, nhất là vùng
Quy Nhơn - Bình Định mang theo kĩ thuật chế tác đồng trong quá
trình di cư của mình.
Bên cạnh đúc đồng, nghề rèn cũng có điều kiện phát triển
mạnh mẽ, cung cấp những công cụ cho quá trình khai phá đất đai,
nông cụ cho sản xuất nông nghiệp, dụng cụ thao tác kyĩ thuật, vũ
khí để chiến đấu, săn bắn,...

* Thương nghiệp
Từ khi đặt thiết chế hành chính để quản lí trực tiếp Nam Bộ,
chính sách giao thương khá thông thoáng của các chúa Nguyễn
góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở Đông Nam Bộ thêm
thịnh vượng. Hoạt động ngoại thương chủ yếu là với Trung Quốc
nhưng vẫn có sự xuất hiện các thương nhân phương Tây và một
số quốc gia khác.
Việc buôn bán các loại nông sản, sản phẩm thủ công ngày
càng trở nên thịnh đạt chứng tỏ sức hút vai trò của Đông Nam
Bộ trong hệ thống thương mại quốc gia lúc bấy giờ. Hàng hóa
sản xuất ra được thương nhân tập trung về các thương cảng sau
đó bán cho thuyền buôn từ nội địa hay các nước khác đến.
Đông Nam Bộ xuất khẩu chủ yếu lúa gạo lúa gạo và mua về vải
lụa, muối cùng các loại hàng hóa khác.
Đặc biệt, với sự xuất hiện của người Hoa từ sớm tại Đông
Nam Bộ, các đô thị, cảng thị xuất hiện ngày càng nhiều và nhanh
chóng trở thành những trung tâm giao thương quốc tế. Tiêu biểu
có thể kể đến thương cảng Cù Lao Phố, thương cảng Sài Gòn,
phố chợ Thủ Dầu Một,….

Bên cạnh hệ thống đô thị được hình thành sớm, mạng lưới
các chợ, các khu thị tứ mọc lên khắp nơi và ngày càng tấp nập,
càng về sau số lượng chợ cũng tăng lên nhanh chóng. Theo Đại
Nam nhất thống chí, vào giữa thế kỉ XIX, vùng Đông Nam Bộ có
hơn 30 chợ lớn, nhỏ. Trong đó tỉnh Gia Định, trước là Phiên
Trấn, tập trung nhiều phố chợ sầm uất nhất vùng, các chợ lại nằm
gần nhau, trở thành những trung tâm mua bán quan trọng ở địa
phương và khu vực.
Chợ ở Đông Nam Bộ phần lớn được hình thành từ nhu cầu
cấp thiết về mua bán, trao đổi của dân chúng nên thể hiện rất đậm
nét tính chất hàng hóa, đồng thời thể hiện nét văn hóa rất đặc
trưng trong sinh hoạt kinh tế của cộng đồng dân cư. Đa phần các
chợ đều nằm ở gần sông hoặc các vị trí tập trung dân cư đông
đúc, giao thông tiện lợi nên hoạt động giao thương diễn ra rất tấp
nập cả ngày lẫn đêm
b. Những biến đổi về xã hội
Trước khi có cuộc di dân của cư dân miền ngoài, về cơ bản,
vùng đất Nam Bộ vẫn còn trong tình trang hoang dã, chưa được
mở mang, khai phá nhiều
Cư dân thưa thớt, ruộng vườn, rất ít. Chủ yếu là sông ngòi và
rừng rậm.
- Người Khơme: ở miền Tây và một phần miền Đông.
- Một số dân tộc ít người sinh sống trên vùng đồi núi.

Trong thế kỉ XVII, lưu dân người Việt đã đến khai phá và
định cư vùng đất Đồng Nai – Gia Định:
Thành phần:
- Nông dân nghèo
- Những người trốn binh dịch, đào ngũ
- Tù nhân bị lưu đày
- Những người giàu có tìm nơi mở rộng công việc làm ăn.
Hình thức Con đường Mức độ

Đi lẻ tẻ. Đường biển: chủ Diễn ra liên tục, thay


Đi theo gia đình yếu. đổi tùy từng thời điểm.
hoặc theo từng Phương tiện: Có lúc diễn ra chậm, lẻ
nhóm. thuyền buồm, ghe tẻ.
bầu. Có lúc ồ ạt.
Đường bộ: ít hơn.
Công cuộc khẩn hoang làm thay đổi bộ mặt Đông Nam Bộ,
làng xóm dần được hình thành, số lượng dân cư tập trung về ngày
càng đông đúc. Nguồn gốc đa dạng của lưu dân tạo ra một hình
thái cưu trú tổng hợp, độc đáo.

“Gia Định là đất phương Nam của nước Việt. Khi mới khai
thác, cư dân nước ta cùng người kiều ngụ: người Đường (Tào),
người Cao Miên, người Tây phương… ở lẫn lộn, nhưng về y phục
khí cụ thì người nước nào theo phong tục nước ấy.”
Diện mạo tộc người ở Đông Nam Bộ thời kì khẩn hoang thể
hiện những đặc tính:

Các tộc người khai phá Nam Bộ: Chăm, Hoa, Khơme, Việt
đều là lưu dân khai phá đất mới. Họ đã xa vùng đất cội nguồn cả
về không gian lẫn thời gian.
Sống cùng một địa bàn cư trú, nhưng trên nét lớn các tộc
người này sống với nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có
chiến tranh giữa các sắc tộc trong lịch sử.
Tộc người chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển của
vùng đất là người Việt.
Quá trình tập trung ruộng đất làm hình thành tầng lớp địa chủ,
làm cho cho phân hóa giai cấp ở Đông Nam Bộ ngày càng rõ nét.
Đặc biệt từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nhà Nguyễn ra sức phát triển
giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho chính quyền ở Nam Bộ, mâu
thuẫn giữa địa chủ và nông dân ngày càng gay gắt.

Giai cấp địa chủ >< Giai cấp nông dân


Sự có mặt của người Hoa dẫn đến việc hình thành những đô
thị, cảng thị tạo nên sức sống mới về kinh tế hàng hóa, giao lưu
thương mại trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy quá trình đô
thị hóa và thị dân hóa dân cư ở Đông Nam Bộ.
Quá trình khẩn hoang còn thúc đẩy sự hình thành một nền
văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Bộ. Đó là một nền văn hóa
đa dạng trong thống nhất với nhiều màu sắc văn hóa của các tộc
người trong quá trình khai khẩn hội tụ về nơi đây.

Đây vừa là vùng đất có nhiều tôn giáo và các hình thức tín
ngưỡng tồn tại trong nhân dân, vừa là vùng hội tụ dân cư do
những cuộc di dân lớn diễn ra hàng thế kỉ tạo nên, vốn có nhiều
hệ thống tập quán, phong tục khác nhau.
* Văn hóa đặc tính mở
Đặc điểm của quá trình hội tụ dân cư làm cho không gian văn
hóa Đông Nam Bộ mang đặc tính mở: làng mở, tính cách người
dân hào sảng, phóng khóa.
Sẵn sàng đón nhận những yếu tố văn hóa từ bên ngoài.

* Văn hóa miệt vườn


Văn hóa miệt vườn được đặc trưng hóa bởi phương thức xen
canh của người bản địa và lưu dân.
Kết hợp giữa đất ở và đất trồng trọt, tạo ra không gian sinh
thái đan xen giữa giữa làng xóm với ruộng đồng và những vườn
rau, trái cây quanh năm.
2.3. 1. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến
1945
2.3.1.2. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1862 đến 1945

a. Những biến đổi về kinh tế


* Nông nghiệp

Thực dân Pháp sớm chú ý đến tiềm năng nông nghiệp của
vùng này nên ra sức cướp đoạt ruộng đất bằng nhiều hình thức và
thực thi chính sách cho người dân được tự do khai khẩn đất “vô
chủ” nhằm khuyến khích khai khẩn đất hoang. Diện tích canh
tác ở miền Đông Nam Bộ được mở rộng, song đi liền với quá
trình đó là sự hình thành rõ nét và nhanh chóng hơn chế độ sở
hữu ruộng đất lớn của chính quyền thực dân.
Sản xuất nông nghiệp ở Nam Kì dưới thời Pháp cai trị luôn
được coi là ngành sản xuất chính. Để tăng cường quản lí và
khuyến khích sản xuất nông nghiệp Nam Kì, ngày 30/4/1897,
Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Phòng Canh
nông Sài Gòn. Đây là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất
và chỉ đạo các vấn đề liên quan đến nông nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Nam Kì cũng
như vùng Đông Nam Bộ trước năm 1945, sản xuất lúa gạo
luôn đứng ở vị trí hàng đầu, tạo ra nguồn lương thực nuôi
sống cư dân và hàng năm đem lại nguồn tiền đáng kể thông
qua việc xuất khẩu. Sư phát triển của nghề trồng lúa thể hiện
ở việc gia tăng mạnh mẽ của diện tích trồng lúa và đi liền với
đó là sự tăng trưởng của sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, nông
dân còn trồng một số loại hoa màu khác: bông, dừa, mía, ngô,
hạt tiêu,…
Do đặc điểm về thổ nhưỡng nên việc trồng lúa ở Đông Nam
Bộ không thể so sánh được với Tây Nam Bộ về diện tích và sản
lượng. Nhận thấy ưu thế đặc trưng của vùng, thực dân Pháp bắt
đầu du nhập cây công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp ở chính quốc và khả năng xuất khẩu.
Nhiều loại cây công nghiệp được trồng thử nghiệm và nhanh
chóng thích ứng ở miền Đông Nam Bộ, nhất là cao su, cà phê, ca
cao,… Để quản lí hoạt động trồng và khai thác cây công nghiệp,
chính quyền thực dân Pháp sử dụng hình thức lập các đồn điền.
Cao su là cây công nghiệp được trồng phổ biến nhất ở Đông
Nam Bộ là cao su. Cây cao su bắt đầu được du nhập vào Việt
Nam từ khoảng năm 1890. Từ đầu thế kỉ XX, với sự phát triển
của ngành công nghiệp ô tô, nhu cầu về mũ cao su tăng lên đã
thúc đẩy sự phát triển của nghề trồng cao su ở Đông để xuất
khẩu, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi có điều kiện khí
hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc sinh trường và phát triển
của cây cao su.

Kết quả hàng loạt công ti cao su đã được người Pháp thành
lập ở Đông Nam Bộ. Theo báo cáo của Hội đồng Chính phủ
Đông Dương năm 1916, tỉnh Gia Định có 49 đồn điền với tổng
diện tích 3.240 ha, trong đó có 29 đồn điền của người Pháp, 20
đồn điền của người Việt và người Hoa.
Ngoài cao su, thực dân Pháp còn lập các đồn điền trồng bông,
gai và dâu tằm cũng tương đối phát triển. Sự xuất hiện của cây
cao su và một số cây công nghiệp khác tạo ra bước ngoặt trong
việc tái cơ cấu cây trồng của Đông Nam Bộ. Nông nghiệp của
vùng từ thời điểm này về cơ bản không còn tập trung nhiều vào
cây lúa mà chuyển dần sang lợi thế mới là cây công nghiệp, vốn
phù hợp với thổ nhưỡng của vùng. Cây công nghiệp đã mang lại
những giá trị nổi bật và định hình bản sắc mới cho nền nông
nghiệp Đông Nam Bộ trong thời kì cận đại và cả trong những giai
đoạn tiếp theo.
* Thủ công nghiệp

Sự phát triển của công nghiệp Pháp đã không làm thay đổi
nhiều sự tồn tại và phát triển của các ngành thủ công nghiệp ở
Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng. Trong thời kì,
chính quyền thực dân còn chủ trương khuyến khích hoạt động thủ
công nghiệp vì một số lí do, mà chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân
giá cả. Các sản phẩm ở thuộc địa sản xuất có giá rẻ khiến sản
phẩm thủ công nghiệp của Pháp không thể cạnh tranh được.
Những mặt hàng thủ công nhập từ chính quốc vào thuộc địa giá
quá cao, phần lớn dành cho tầng lớp trung và thượng lưu.
Nghề gốm sứ: tiếp tục được duy trì và phát triển. Hầu khắp
các tỉnh, thành đều có lò gốm với các sản phẩm gốm phong phú,
đa dạng. Vùng Chợ Lớn (Cây Mai) có 12 xưởng gốm lớn, đa số
là chủ người Việt. Riêng ở Thủ Dầu Một (1930) có 15 cơ sở sản
xuất gốm, đa số là người Hoa.
Nghề mộc: là nghề thủ công thịnh đạt trong thời kì khai
hoang mở đất, đến giai đoạn này tiếp tục được phát triển. Ở Sài
Gòn hình thành nhiều làng nghề mộc ở Phú Nhuận, Bình Hòa,
Gò Vấp,… chủ yếu là hoạt động ở lĩnh vực xây dựng nhà.
Nghề xây dựng (nghề hồ): thường chỉ để xây dựng chùa và
lăng mộ. Vật liệu xây dựng lấy ở Biên Hòa và một thứ vữa đặc
biệt. Dụng cụ làm việc: bay, dây chì, thước và thước góc.

Làm đồ trang sức: có mặt hầu như trung tâm các nơi đông
người. Các thợ nghề này rất lành nghề trong việc chế ra các đồ
trang sức: kim cương, nhẫn, vòng đeo tay, vòng đeo cổ,…
Nghề thuộc da: vốn là nghề thủ công truyền thống phát triển
ở Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều nơi khác, do nguyên liệu sẵn có và
nhu cầu cao, làm cho nghề này phát triển khắp nơi.
Nghề chế biến thủy tinh: có từ cuối thế kỉ XIX với những
xưởng thủ công nhỏ. Đến đầu thế kỉ XX, nghề này tiếp tục duy
trì, mở rộng nhưng vẫn chỉ ở quy mô vừa phải, sản phẩm đa dạng
nhưng chủ yếu trao đổi nội địa. Các xưởng này cũng chủ yếu là
của người Hoa, quy mô từ 10 - 20 thợ/xưởng. Năm 1927, vùng
Chợ Lớn có 12 xưởng làm thủy tinh. Các địa phương khác trong
vùng cũng có xưởng nhưng quy mô nhỏ hơn.
Để phát triển ngành thủ công nghiệp và nâng cao chất lượng
các sản phẩm, thực dân Pháp cũng đã nhanh chóng mở một số
trường thủ công nghệ thuật ở Đông Nam Bộ: Trường Mĩ nghệ
Thủ Dầu Một (1901) dạy về mộc, điêu khắc, khảm xà cừ và đúc
đồng. Trường Mĩ nghệ Biên Hòa (1907) dạy về gốm sứ và đúc
đồng. Trường Nghệ thuật bản xứ Gia Định (1913) nâng cao việc
dạy nghề của trường Biên Hòa.

* Công nghiệp

- Công nghiệp của tư bản Pháp và người ngoại quốc


+ Công nghiệp xây dựng và phục vụ giao thông

Công nghiệp vật liệu xây dựng lúc bấy giờ tập trung vào hai
mặt hàng chủ yếu là xi măng và gạch. Ở Đông Nam Bộ, thực dân
Pháp đã cho xây dựng các nhà máy gạch ở Sài Gòn và Biên Hòa.
Ngoài ra, công ty xây dựng Eiffel còn mở chi nhánh tại Sài Gòn
vào năm 1881. Công ty đã tham xây dựng nhiều công trình: cầu
Bình Lợi, cầu Nhị Thiên Đường, cảng Sài Gòn và các nhà kho ở
Khánh Hội,…
Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển giao thông, những nhà
máy cơ khí vận tải cũng đã hình thành khá sớm, điển hình là Nhà
máy Ba Son chuyên đóng và sửa chữa tàu biển. Ngoài Ba Son,
Pháp còn thành lập thêm một số xưởng lắp ráp, sửa chữa cơ khi
đóng đầu ở Sài Gòn nhưng hầu hết đều là các hãng nhỏ, số vốn
đầu tư ít. Đến khi tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt, Pháp
đã lập ra các nhà máy sửa chữa và chế tạo toa xe lửa Sài Gòn và
Bình Dương. Năm 1920, ở Sài Gòn còn có công ty Bainier Đông
Dương “Auto - Hall”, chuyên về cơ khí ô tô và làm xích.
+ Công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến của Pháp ở Việt Nam về cơ bản là công
nghiệp chế biến nông sản và lâm sản. Trong công nghiệp chế biến
nông sản, ngành xay xát lúa gạo chiếm vị trí quan trọng nhất và
cũng ra đời sớm nhất. Nhà máy xay xát đầu tiên được xây dựng
tại Chợ Lớn (1877). Đa số các nhà máy nhà đều nằm trong tay
người Hoa.
Việc khai thác và chế biến gỗ cũng rất phát triển ở Đông Nam
Bộ, chủ yếu dưới hình thức những xưởng cưa, xưởng mộc nhỏ.
Bên cạnh đó, có một số công ti quy mô lớn, nổi bật nhất có thể kể
đến Công ti Công nghiệp và Rừng Biên Hòa, Công ti gỗ Đông
Dương, thành lập năm 1925 ở Sài Gòn chuyên khai thác rừng,
Công ti công nghiệp Gỗ và sợi phíp, thành lập năm 1928, hoạt
động trong lĩnh vực khai thác các loại gỗ và sợi.
+ Công nghiệp nhẹ

Ngành công nghiệp nhẹ lớn nhất của Pháp ở Việt Nam là dệt.
Cùng với miền Bắc, người Pháp cũng đầu tư phát triển ngành
công nghiệp tương tự tại miền Nam. Năm 1924, tập đoàn Tài
Chính Pháp & Thuộc Địa, SFFC (Société Financière Française et
Coloniale) của doanh nhân tỉ phú Octave Homberg (1876 - 1941)
đã cho ra đời Công ti Sợi Bông Sài Gòn (Soceété Cotonnière de
Saigon) gồm 2 nhà máy lớn với vốn đầu tư 12 triệu fr và tăng lên
20 triệu fr vào năm 1927.
Công nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô lớn đứng sau rượu
bia. Đây cũng là ngành phát triển rất nhanh chóng và mang lại lợi
nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản Pháp. Tại Sài Gòn có bảy
hãng thuốc lá lớn, trong đó các hãng nổi tiếng là Mic, Cotab,
Bastos, Mitac với tổng số vốn đầu tư là hơn 33 triệu fr và sử dụng
hơn 2.500 công nhân.

Công nghiệp chế biến mía đường cũng là ngành công nghiệp
phát triển mạnh mẽ. Vào năm 1923 Công ti Đường Đông Dương
ra đời, công ti này vừa trồng mía, chế biến đường tinh khiết, cồn
và rượu. Nhà máy đường Hiệp Hòa có công suất 1.500 tấn mỗi
ngày, mỗi năm sản xuất được 17.000 tấn đường trắng và hàng
triệu lít cồn, rượu, nhà máy cũng sử dụng khoảng 3.000 công
nhân. Năm 1953 xây dựng thêm Nhà máy đường Khánh Hội có
công suất 70 tấn/ngày.
Ngoài đường, còn có hãng bia Victor Larue nổi tiếng với 14
nhà máy. Bia Victor Larue được thành lập tại Sài Gòn vào năm
1875 bởi một sĩ quan hàng hải đã giải ngũ tên Victor Larue, BGI
là viết tắt của Brasseries Glacières d’Indochine (Hãng bia và
nước đá Đông Dương). Ngoài ra, còn có Nhà Công ti dầu Sài
Gòn (Société des Huileries de Saigon) đi vào hoạt động từ năm
1917 của người chuyên máy sản xuất dầu từ các loại hạt: dừa,
thầu dầu, cao su,…
+ Công nghiệp chế biến

Công nghiệp hóa chất là một trong các ngành được người
Pháp chú ý phát triển. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới có những cơ
sở nhỏ do người Pháp đầu tư. Đáng chú ý nhất là Công ti Hóa
chất Oxygene và Acetylene thành lập năm 1909.
Tổng vốn đầu tư vào công ti tính đến năm 1942 là khoảng 20
triệu fr Nhà máy hóa chất ở Sài Gòn có sản lượng cao hơn gấp
hai lần so với nhà máy chi nhánh của công ti ở Hải Phòng.
- Công nghiệp của người bản xứ

Những nhà công nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ hoạt động
trong công nghiệp chế biến, với những xí nghiệp vừa và nhỏ,
chiếm tỉ lệ nhỏ bé trong tổng số vốn đầu tư, sản lượng công
nghiệp và số lao động sử dụng cũng rất ít, nhưng hoạt động của
họ có ý nghĩa rất quan trọng.
Tư bản bản xứ đã tạo ra một số thương hiệu công nghiệp có
tiếng lúc bấy giờ như hãng xà bông Việt Nam sử dụng nhiều máy
móc hiện đại với sản phẩm nổi bật “Xà bông Việt Nam” của
Trương Văn Bền. Sản phẩm này đại diện cho Nam Kì triển lãm
các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp sản xuất ở Nam Kì
năm 1920. Trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng còn có công ti
dệt của Lê Phát Vĩnh, Công ti giấy của Lê Văn Trung Nam Kì có
trụ sở tại Chợ Lớn. Nghề in cũng sớm xuất hiện tại Nam Kì với
nhà in đầu tiên của Pháp ở Sài Gòn năm 1962. Sau đó, lần lượt
nhiều nhà in bản xứ được mở ra: nhà in Xưa - Nay (1926), nhà in
Nguyễn Văn Của (1923), nhà in Nguyễn Văn Việt.
* Giao thông - cơ sở hạ tầng

*** Cảng biển

Để phục vụ mục đích khai thác thuộc địa người Pháp xây
dựng khá nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam: hệ thống đường sắt,
đường bộ, cảng biển, sân bay, điện tín, các thành phố lớn,...
Trong bối cảnh ấy, cảng Sài Gòn ra đời rất sớm, vào tháng
02/1860. Cảng Sài Gòn nằm trên mép sông Sài Gòn, thuộc hữu
ngạn và cách cửa biển Vũng Tàu 46 hải lí.
Do vị trí quan trọng cả về quân sự lẫn kinh tế, cảng Sài Gòn
đã được đầu tư thành một cảng lớn chia thành hai phần: quân
cảng và thương cảng. Phần thương cảng do yêu cầu của công
cuộc khai thác thuộc địa nên ngày càng được đầu tư và mở rộng,
giúp cho cảng tiếp nhận được tàu chiến, tàu hàng Âu, Á nhỏ và
lớn. Trong giai đoạn những năm 1924 - 1929, các công trình và
thiết bị đã hiện đại hơn, bao gồm các phao neo ven sông, cả tả và
hữu ngạn có 21 trạm, đủ sức tiếp nhận từ 40 đến 50 tàu trọng tải
lớn cùng lúc và các thiết bị: thiết bị điều khiển cảng, máy cẩu, xà
lan, tàu kéo và tàu xà lúp.
*** Đường bộ

Ngay từ đầu thế kỉ XIX, để phục vụ việc khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng hệ thống giao thông hiện
đại hơn khá nhiều so với trước đây, tạo điều kiện cho giao thương
của vùng Đông Nam Bộ trở nên thuận lợi hơn. Cùng với sự hình
thành hệ thống đường sá, số lượng ôtô đưa vào Việt Nam cũng
tăng lên. Những chiếc ôtô đầu tiên chạy ở Sài Gòn vào
những năm cuối của thế kỉ XIX. Tuy nhiên, ô tô chủ yếu phục vụ
cho việc đi lại cá nhân của người Pháp và những người Việt Nam
giàu có.
Lược đồ đường bộ Đông Dương thời kì Pháp thuộc
*** Đường hàng không

Sài Gòn nhanh chóng trở thành một điểm ở Viễn Đông mà
lĩnh vực giao thông rất mới mẻ. Chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện
ở Việt Nam vào năm 1910, đó là chuyến bay từ Sài Gòn đi Gò
Công của người Pháp. Cho đến năm 1928, máy bay sử dụng ở
Việt Nam đều phục vụ cho quân đội. Từ năm 1928, Công ti Air
Asie mới bắt đầu kinh doanh vận tải thư từ và hành khách từ
Pháp sang. Sân bay đầu tiên được xây dựng vào năm 1914 là Sân
bay Tân Sơn Nhất phục vụ chủ yếu cho mục đích quân sự.
*** Đường sắt

Ngoài đường bộ, năm 1881, Pháp khởi công xây dựng tuyến
đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 71 km,
hoàn thành năm 1885. Hệ thống đường sắt nội vùng cũng được
đưa vào hoạt động cuối thế kỉ XIX. Năm 1890, chính quyền thực
dân cho lập công ti Tramway Pháp tại Sài Gòn để khai thác các
đường trạm trong hành phố và đi các nơi phụ cận.
*** Công ti điện – nước
Công ti điện Sài Gòn (Société d’E1lectrictié de Saigon) được
thành lập vào năm 1980 xây dựng nhà máy phát điện đầu tiên ở
Sài Gòn vị trí sau Nhà hát thành phố, cung cấp điện cho trung tâm
Sài Gòn vào đầu thế kỉ XX. Đây là nhà máy phát điện đầu tiên tại
Việt Nam.
Công ti nước và điện Đông Dương (Compagnie des Eaux et
d’Électricité de l’Indochine, CEE) được thành lập vào 4/1900 từ
công ti ban đầu Hermenier et Planté.
Tháng 06/1913, nhà máy điện mới ở Chợ Quán được đưa vào
hoạt động cùng với sự hoàn chỉnh của hệ thống điện, các trạm
biến thế cùng với nhà máy bơm nước Sài Gòn và Chợ Lớn.
*** Tàu biển

Trên lĩnh vực vận tải biển, hoạt động vận tải nối liền cảng Sài
Gòn với các cảng khác ở Đông Dương diễn ra rất sôi nổi với sự
tham gia của nhiều công ti: Công ti Vận tải biển (Hãng Đầu
ngựa), công ti Vận tải hợp nhất, Công ti Vận tải Đông Dương,
công ti tàu biển và vận chuyển Sài Gòn,… cho tới trước Cách
mạng tháng Tám, ở Đông Nam Bộ đã có những tuyến đường thủy
viễn dương và cận dương thường xuyên có tàu đi và về.
* Thương mại

Thương mại là hoạt động kinh tế sớm được thực dân Pháp
thiết lập tại Đông Nam Bộ. Ngay sau những đợt tấn công quân sự
đầu tiên, năm 1860, Pháp tuyên bố mở cửa biển cho tàu buôn
Pháp tự do vào Sài Gòn, chấm dứt thời kì thực hiện chính sách
“bế quan toả cảng” của triều đình nhà Nguyễn. Trong giai đoạn
đầu, hoạt động thương nghiệp của Pháp chủ yếu tập trung ở các
thương cảng.
Các tàu Pháp đem hàng vào bán, rồi thông qua các đại lí mua
hàng để xuất khẩu.
Ngoại thương dưới sự cai trị của chính quyền thực dân mang
một tính chất mới: không còn là sự buôn bán giữa một nước với
một nước, mà là sự buôn bán của những người thực dân, trên một
đất nước mà họ đô hộ, với chính quốc.
Hoạt động thương mại lúc bấy giờ chủ yếu nằm dưới sự kiểm
soát của quyền thực dân Pháp do chính sách độc quyền thương
mại. Trong độc quyền thương mại, thực dân Pháp đã sử dụng
chiêu bài Hoa kiều vì tư bản Hoa kiều là những kẻ có đủ sức mua
những hàng hóa của Pháp để bán lại ở Việt Nam. Chính vì quyền
lợi của tư bản Pháp mà chính quyền thực dân ở Đông Dương đã
ưu đãi thương nhân Hoa kiều.
Người Hoa đóng giữ vai trò trọng yếu trong việc nhập cảng và
tiêu thụ nội địa. Nếu như việc xuất cảng thóc gạo chủ yếu nằm
trong và đem lại nguồn lợi lớn tư bản Pháp thì việc mua gom lúa
gạo xuất khẩu nằm trong tay những nhà buôn người Hoa ở Chợ
Lớn. Người Hoa chiếm phần lớn nhất trong việc thu gom, xay giã
và xuất khẩu lúa gạo, mà trung tâm là Chợ Lớn, nơi quy tụ nguồn
lúa gạo của toàn đồng bằng Nam bộ. Người Hoa còn gần như độc
quyền trong việc nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng.
Thương cảng Sài Gòn có thể được xem là trung tâm xuất
nhập khẩu hàng hóa của Nam Kì, mà đặc biệt là vùng Đông Nam
Bộ. Bên cạnh thuyền buôn trong nước, thời kì này có rất nhiều
tàu nước ngoài cập cảng Sài Gòn. Hàng hóa xuất khẩu của Đông
Nam Bộ qua Cảng Sài Gòn rất đa dạng: sừng, ngà voi, bông, các
loại hạt, mỡ heo, kén tằm, tơ sống, da thuộc, lông gia cầm, cá khô
và cá muối, hạt tiêu, đường,… Tuy nhiên, lúa gạo vẫn là mặt
hàng xuất khẩu chính của Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 2/3)
mang lại sự sung túc cho nền kinh tế, trong đó châu Âu là một thị
trường lớn về lúa gạo.
Trong hoạt động nội thương, hệ thống chợ Đông Nam Bộ thời
kì trước tiếp tục phát huy vai trò tiêu thụ và trung chuyển và tiêu
thụ hàng hóa đi khắp nơi. Trong hệ thống chợ Đông Nam Bộ thời
thuộc Pháp, nổi bật nhất là chợ Bến Thành. Đây không chỉ là biểu
tượng của thương mại Sài Gòn mà gần như toàn bộ Nam Kì Lục
tỉnh, là chốn đô hội bậc nhất Nam Kì lúc bấy giờ. Từ các cửa
tiệm chung quanh chợ Bến Thành, hàng hóa nhập khẩu từ Pháp
và các nước Tây phương: đồng hồ, mày, đĩa hát, xe đạp, rượu,
đèn Măng Xông (manchon), bài ủi, dụng cụ thể thao, máy ảnh,
sách vở,…
Các loại hình dịch vụ hoạt động sôi nổi: buôn bán nhỏ,
kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Tại Sài Gòn, Nam Trung
khách sạn khai trương ngày 15/11/1907 có 20 phòng tổ chức
theo kiểu Tây. Trong mỗi phòng có nệm, mền, vải lót giường,
mùng chiếu và các đồ dùng cá nhân cho khách trú. Khách sạn
cũng tổ chức mời các nhóm đàn ca tài tử đến giúp vui cho
khách lúc chiều tối.

Đông Nam Bộ lúc bấy giờ còn có công ti chuyên về cầm đồ


của ông Huo Bon Hoa và ông Oliastro. Công ti này còn hoạt
động trong lĩnh vực bất động sản, có trụ sở Sài Gòn, phát triển
lớn mạnh trong các thập niên 1910 - 1930, nhất là trong lĩnh vực
mua bán đất đai và xây cất. Công ti Boy Landy làm dịch vụ bảo
hiểm hỏa hoạn cho nhà cửa và xe hơi. Công ti của Nguyễn Văn
Sâm chuyên về dịch vụ thiết kế xây dựng,…

Ngoài ra còn có một số công ti, cửa hàng dịch vụ văn hóa,
thể dục thể thao: cửa hàng Nguyễn Văn Trân ở số 94 - 96
Boulevard Bonard.
Đây là nhà nơi các vận động viên đến để mua các dụng
cụ, đồ dùng cho các môn thể thao.
Cửa hàng còn là nơi bán vé các trận đánh quần vợt và vé
dự các tuồng cải lương.
b. Những chuyển biến về xã hội

Năm 1887, thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương, quy
định mỗi khu vực có thể chế chính trị và tổ chức khác nhau
nhưng thực chất đều là thuộc địa à âm mưu “chia để trị”

LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG

Xứ bảo hộ: Xứ thuộc Xứ nửa Lãnh địa


Lào địa: Nam bảo hộ: thuê:
Campuchia Kì, Hà Nội, Trung Kì Quảng
Trung Kì Hải Phòng, Châu Loan
Đà Nẵng

Các xứ thuộc Liên bang Đông Dương


Phân hóa các giai cấp dưới tác động của chế độ cai trị
và công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
* Ở nông thôn

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho
thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận
câu kết với đế quốc đế áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên,
một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước. Với quy
mô sở hữu tương đối lớn và tiếp tục được mở rộng, đa số địa
chủ Nam Bộ ngoài hình thức bóc lột phát canh thu tô truyền
thống còn thuê mướn nhân công tự tổ chức sản xuất. Vì vậy,
sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hóa cao.
Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế
và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong các làng. Nông
dân bị phá sản, một số người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa
chủ, một số bỏ đi làm phu cho các đổn điền Pháp, số khác ra
thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ: cắt tóc, kéo xe hoặc làm
bồi bếp, con sen, vú nuôi,…
Một số rất nhiều làm công ở các nhà máy, hầm mỏ của tư bản
Pháp và Việt Nam.

* Ở đô thị
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và
phát triển ngày càng nhiều như Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên Hoà,
Thủ Dầu Một. Công - thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến
sự hình thành đội ngũ công nhân.
Sự gia tăng dân số nhanh nhất diễn ra ở các đô thị, nhất là tại
Sài Gòn - Chợ Lớn do sự tập trung của bộ máy chính quyền và
quân đội cũng như sự gia tăng các hoạt động kinh tế công,
thương nghiệp, quá trình đô thị hóa. Hiện tượng di cứ xuất hiện
ngày càng nhiều, đặc biệt là di cư từ nông thôn vào đô thị.

Lối sống đô thị hình thành


ngày càng rõ nét, đặc biệt là tại
các đô thị lớn: khu vực Sài Gòn
- Chợ Lớn.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại lúc bấy giờ chủ yếu nằm
dưới sự kiểm soát của quyền thực dân Pháp do chính sách độc
quyền thương mại. Trong độc quyền thương mại, thực dân Pháp
đã sử dụng chiêu bài Hoa kiều vì tư bản Hoa kiều là những kẻ có
đủ sức mua những hàng hóa của Pháp để bán lại ở Việt Nam.
Chính vì quyền lợi của tư bản Pháp mà chính quyền thực dân ở
Đông Dương đã ưu đãi thương nhân Hoa kiều.
c. Những chuyển biến về văn hóa

Là mảnh đất đầu tiên của Việt Nam rơi vào ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân Pháp, Nam Kì trở thành nơi đầu tiên tiếp
nhận những ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây, nhất
là văn hóa Pháp, rồi từ đó lan ra cả nước. Văn hóa Pháp du nhập
vào Nam Kì theo nhiều kênh và trên nhiều lĩnh vực theo con
đường áp đặt bộ máy cai trị thực dân.
Những chính sách: chính trị, kinh tế, giáo dục, tư pháp,...
Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa Nam Bộ - Việt Nam với
văn hóa châu Âu, văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây,
văn hóa truyền thống và hiện đại đã tạo ra nhiều biến đổi trên các
lĩnh vực văn học nghệ thuật, giáo dục, trang phục, đời sống văn
hóa,...

2.3. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1945 đến 1975


2.3.2. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1954 đến 1975
2.3.2.1. Trong vùng do cách mạng kiểm soát
a. Nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển tiểu
công nghệ, làm cho vùng nông thôn giải phóng có đủ điều kiện
đáp ứng nhu cầu của nhân dân và của kháng chiến. Đi đôi với
việc đem lại ruộng đất cho nông dân, Đảng và Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức các hình thức vần
công, đổi công, hợp tác lao động tương trợ để nông dân có thể
giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao đời sống,...

Các phong trào thi đua, “sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ, quanh
năm trồng tỉa, bốn mùa thu hoạch” đã có tác dụng thiết thực động
viên nhân dân sản xuất và sẵn sàng chiến đấu chống địch càn
quét, phá hoại. Nhờ có những phong trào thi đua và các biện pháp
sản xuất trên, năng suất lúa ở vùng giải phóng đã đạt sản lượng
cao.
b. Thủ công nghiệp

Ở những nơi có điều kiện, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam tiến hành khôi phục, tổ chức các cơ sở, ngành
nghề sản xuất để phục vụ chiến đấu và đời sống nhân dân. Nhiều
cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược, thuốc men, giấy viết,
vải vóc, nông cụ đã được thành lập. Hàng trăm công xưởng sản
xuất vũ khí hiện đại như mìn chống bộ binh, chống xe tăng, súng
phóng lựu đạn, thủy lôi đã đi vào sản xuất và cung cấp trực tiếp
cho cách mạng
Nhân dân cũng phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ
công nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu về các công cụ trong sản
xuất và vật dụng cho đời sống, không thể chờ vào chi viện của
miền Bắc. Các nghề như rèn, giấy, dệt, thêu, đồ gốm, chế biến
lương thực, thực phẩm truyền thống,... cũng được phát triển để tự
túc đời sống và trao đổi với vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát.
Nhiều nghề bị mai một trong thời gian tạm chiếm đã được phục
hồi nhanh.
c. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp trong các vùng giải
phóng tuy còn nhỏ bé, nhưng ngày càng phát triển và có một vị
trí quan trọng trong nền kinh tế dân chủ nhân dân miền Nam. Ở
những nơi có điều kiện, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam tiến hành khôi phục, tổ chức các cơ sở, ngành nghề sản
xuất để phục vụ chiến đấu và đời sống nhân dân.

Chính quyền cách mạng các cấp đã thành lập các cơ sở sửa
chữa máy móc: máy in, máy phát thanh, máy chữ phục vụ sản
xuất và chiến đấu. Các nhà máy, xí nghiệp khác: các xí nghiệp
sản xuất xà phòng, xí nghiệp sản xuất thuốc tiêm, thuốc uống, xí
nghiệp may đã được tổ chức, xây dựng, cung cấp kịp thời các nhu
yếu phẩm cho nhân dân vùng giải phóng.
Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn
dược, thuốc men, giấy viết, vải vóc, nông cụ đã được thành lập.
Đặc biệt, hàng trăm công xưởng sản xuất vũ khí hiện đại: mìn
chống bộ binh, chống xe tăng, súng phóng lựu đạn, thủy lôi đã đi
vào sản xuất và cung cấp trực tiếp cho cách mạng.

2.3. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1945 đến 1975


2.3.2. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1954 đến 1975
2.3.2.2. Trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát
a. Nông nghiệp
Trong giai đoạn 1955-1963, chính quyền Việt Nam Công hòa
thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua
công cuộc “Cải Cách Điền Địa”. Hai văn bản chủ yếu là “Dụ số
2” thông qua ngày 08/01/1955 và “Dụ số 7” ngày 05/02/1955 quy
định chính sách giảm tô, thu hồi ruộng đất bỏ hoang, và bảo đảm
hợp đồng cho tá điền.

Đến năm 1969, chính quyền miền Nam ban hành Luật
“Người cày có ruộng”, qua đó lập ra nhiều Ủy ban cải cách điền
địa từ huyện đến xã. Cùng với việc cải cách điền địa, chính quyền
Việt Nam Cộng hòa cũng thực hiện một số chính sách phát triển
nông nghiệp – nông thôn: phổ biến giống lúa mới IR-8 (lúa Thần
nông.)
Bên cạnh đó, việc tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật trong
nông nghiệp, đặc biệt là việc cơ giới hóa nông nghiệp được đẩy
mạnh. Từ năm 1965 trở đi, do nguồn việc trợ dồi dào miền Nam
đã nhập khẩu ngày càng nhiều máy móc nông nghiệp, chủ yếu là
máy kéo lớn, máy cày tay, máy bơm nước, máy xát lúa,… Tuy
nhiên, ngành nông nghiệp lúc này vẫn có sự lệch lạc, thiếu đồng
bộ thực hiện “cơ giới hóa nông nghiệp” và chương trình cơ giới
hóa chỉ mang tính chất phong trào, chưa mang lại hiệu quả cao.
b. Công nghiệp
Cùng với “viện trợ” của Mĩ và một số nước tư bản, kinh tế
công nghiệp có những bước tiến so với thời kỳ trước, tuy nhiên
tốc độ phát triển còn chậm và thiếu đồng bộ. Trong giai đoạn
1954-1956, công nghiệp Đông Nam Bộ còn tương đối nghèo nàn
với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.

Tháng 06/1961, Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn thành


lập Ủy ban nghiên cứu thuộc Trung tâm khuếch trương kĩ nghệ
(Sonadezi) chủ trương xây dựng một khu công nghiệp ở Biên
Hòa. Khu kĩ nghệ Biên Hoà được thành lập theo sắc lệnh số
49/KT ngày 21/5/1963. Địa điểm được chọn là khu đất 376/520
ha tại xã Tam Hiệp, xã Long Bình, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Mục đích của việc xây dựng khu công nghiệp này được chính
quyền Sài Gòn xác định nhằm góp phần phân tán lực lượng công
nhân tập trung ở đô thành Sài Gòn, giãn dân đô thị, đồng thời đẩy
mạnh phát triển công nghiệp đều khắp, khắc phục sự mất cân đối
giữa Sài Gòn và các địa phương, giải quyết việc làm cho người
dân quận Đức Tu (Biên Hòa)

Giai đoạn 1957-1967: thời kì phát triển nhanh của công


nghiệp nhờ chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền,
viện trợ của Mĩ và các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong
nước.

Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân


ngành. Những phân ngành: sản xuất đường và dệt không được
bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại tràn ngập và bóp chết. Trong khi
đó, những ngành như chế biến thực phẩm phục vụ quân nhu,
chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh.

c. Thương mại – dịch vụ


* Thương mại
Về nội thương, giới thương nhân Hoa kiều nắm giữ vị thế gần
như độc quyền về thương nghiệp và kiểm soát thị trường, đặc biệt
là sau năm 1963. Người Hoa kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí
kinh tế quan trọng và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng:
sản xuất, phân phối và tín dụng.
Trong giai đoạn 1956-1975, tại các đô thành do chính quyền
Việt Nam Công hòa quản lí, đã bước đầu hình thành nền kinh tế
hàng hóa theo kiểu tư bản chủ nghĩa với sự xuất hiện những cơ sở
thương nghiệp mang dáng dấp Tây phương. Sài Gòn – Chợ Lớn
giai đoạn này đã bắt đầu mang dáng dấp của một thành phố
thương nghiệp – dịch vụ hiện đại.

Xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là hàng thủy
sản và nông – lâm nghiệp, trong đó ngành ngư nghiệp dẫn
đầu các mặt hàng xuất cảng sau năm 1970. Hàng chế tạo xuất
khẩu chỉ chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn phản ánh quá trình
công nghiệp hóa ở Việt Nam Cộng hòa chưa vượt qua giai
đoạn thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp nhẹ để chuyển
sang xuất khẩu các sản phẩm này. Trái ngược với xuất khẩu,
Việt Nam Cộng hòa luôn nhập siêu.
* Dịch vụ

Nhờ viện trợ của Hoa Kì cũng như sự hiện diện của lính Mĩ
và các nước đồng minh mà khu vực kinh tế này phát triển nhanh.
Những ngành góp phần gia tăng tỉ trọng dịch vụ và đóng góp
nhiều trong tổng sản lượng quốc gia là những ngành do nhà nước
kiểm soát và các hoạt động thương mại: cho thuê nhà, thương
mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, thầu cho quân đội, và một số
loại hình dịch vụ khác.
2.4. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1975 đến 2020
2.4.1. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1975 đến 1986
a. Những chuyển biến về kinh tế

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống
nhất, bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế. Giai đoạn
10 năm đầu là thời kì bao cấp về kinh tế, thực hiện qua hai kế
hoạch 5 năm: Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1976 - 1980) và kế
hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1986). Nền kinh tế được vận
hành theo quan điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mô hình
Liên Xô, kinh tế kế hoạch hóa là điểm nổi bật quan trọng nhất với
nguyên tắc phân bổ mọi nguồn lực, không thừa nhận cơ chế thị
trường và sản xuất hàng hóa.
Đặc trưng của nền kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn này là do
Nhà nước quản lí hành chính dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh từ trên
xuống dưới. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động theo quyết định
của cơ quan nhà nước liên quan với các pháp lệnh theo quy định
từ vật liệu cung cấp, hình thức sản xuất, tiền vốn, sản phẩm cùng
tổ chức nhân sự, tiền lương và bộ máy hoạt động,… Các doanh
nghiệp sẽ có chỉ tiêu cần đạt theo kế hoạch cấp vốn của Nhà
nước, giao nộp sản phẩm, lỗ lãi sẽ do Nhà nước quản lí.
* Nông nghiệp

Trong giai đoạn này, Đông Nam Bộ đã phát huy thế mạnh của
mình còn trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất
của cả nước. Đến năm 1985, Đông Nam Bộ có trên 60.000 ha cao
su, chiếm tỉ lệ 30% diện tích cao su cả nước.
Hầu hết các nông trường cao su lớn của Tổng Cục Cao su
Việt Nam đều ở Đông Nam Bộ: Phú Riềng, Đất Đỏ, Đồng Nai,
Tây Ninh, Dầu Tiếng, Phước Hòa,… Sông Bé và Đồng Nai là hai
tỉnh có diện tích cao su lớn nhất cả nước.
* Thủ công nghiệp

Trong thời kì này, Đảng và Chính phủ chủ trương tiến hành
cải tạo thủ công nghiệp, xắp xếp lại theo ngành dưới sự quản lí
của Nhà nước. Trong những năm 1977-1978, việc cải tạo các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã được thực hiện. Tiểu thủ
công nghiệp tại những vùng tập trung và trong những ngành quan
trọng đã được tổ chức lại và có bộ phận được đưa vào hợp tác xã.
Thành phố Hồ Chí Minh có 144 hợp tác xã với 27.634 lao
động và 1.964 tổ hợp tác với 75.284 lao động, chiếm 71% tổng
số lao động thủ công nghiệp của thành phố.

Tại Biên Hòa, trong 10 năm tốc độ phát triển tiểu thủ công
nghiệp tăng 6 lần.
Các ngành phát triển mạnh là đan lát, mây tre, hàng gỗ,…
Tuy nhiên, tiểu thủ công nghiệp phát triển không đều, một số
ngành và sản phẩm bị thu hẹp: chế biến lâm sản, dệt gai công,
may xuất khẩu, ngành giấy,…

Đối với tỉnh Sông Bé, các ngành nghề truyền thống: sơn
mài, gốm sứ xuất khẩu, đan lát, mây tre,… tiếp tục được duy
trì. Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp được tổ chức nhiều
nhưng mang nặng tính hình hình thức, hiệu quả kinh tế không
cao.

* Công nghiệp

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế,
nhất là tập trung cho công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ
trong thời gian đầu sau giải phóng vẫn tăng chậm, thậm chí có xu
hướng giảm sút và rơi vào khủng khoảng. Công nghiệp nhẹ
chế biến giảm sút về cả số lượng mặt hàng và các chỉ tiêu chất
lượng, một số ngành công nghiệp năng: khai thác than, điện lực
rất yếu kém, kéo theo các ngành khác giảm khả năng sản xuất.
Từ đầu thập niên 1980, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ bắt đầu
chấn chỉnh lại hoạt động sản xuất công nghiệp. Đại hội lần thứ II
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh năm 1980 đã đưa ra định hướng
tổ chức lại các ngành kinh tế - kĩ thuật. Từ đó, tốc độ công nghiệp
của thành phố đã tăng nhanh, năm 1981 so với năm 1980 tăng
26%, năm 1982 so với năm 1981 tăng 43,5%. Công nghiệp thành
phố đã tạo ra khối lượng hàng tiêu dùng và xuất khẩu lớn, chất
lượng các mặt hàng có tiến bộ hơn trước.
Hệ thống bán buôn, bán lẻ trong thời kì này rất hạn chế do
người sản xuất không được tự do vận chuyển hàng hóa từ địa
phương này sang địa phương khác để trao đổi, mua bán. Hệ
thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán dù được
Nhà nước ưu đãi, nhưng tình hình cũng không khấm khá hơn.

“Mặt hàng kinh doanh thì nghèo nàn, đơn điệu về mẫu mã,
chất lượng kém. Người làm phân phối lưu thông thì thiếu năng
động, máy móc, rập khuôn, cứng nhắc; từ đó dẫn đến tệ cử
quyền, ban ơn theo kiểu xin cho. Hàng hóa khan hiếm, thiếu
hụt, không đủ cung ứng cho nhu cầu xã hội, cho nên trước cửa
hàng mậu dịch thường xảy ra hiện tượng người dân luôn xếp
hàng đứng, ngồi chờ đến lượt mình để mua. Thái độ người
mua nhẫn nhục, chịu đựng, còn thái độ của người bán tỏ vẻ
ban phát.”
* Thương mại

Vai trò luân chuyển hàng hóa của hệ thống chợ tỉnh, thành đã
giảm dần. Chợ tỉnh, thành ở miền Đông Nam Bộ trở thành nơi
tập trung của các cửa hàng hợp tác xã thương nghiệp, cửa hàng
lương thực, thực phẩm,... quốc doanh do Nhà nước quản lí. Hệ
thống cửa hàng phân phối nhu yếu phẩm này chỉ phục vụ nhu cầu
người dân địa phương là chủ yếu.
Chính sách “ngăn sông cấm chợ” tạo ra tình trạng “chợ đen”
chuyên mua lại hàng cung cấp và mua tem phiếu để bán lại với
giá cao hơn trên thị trường tư do. Tuy nhiên, chợ đen vẫn hoạt
động nhỏ lẻ, bị xem là bất hợp pháp nên hàng hóa ở chợ không
nhiều và có giá rất cao do tư sản thương nghiệp đã lợi dụng và
tạo ra cơn sốt hàng hóa: bột ngọt, thịt heo, chi phối giá vàng,…
làm hỗn loạn thị trường trong từng thời điểm.
b. Những chuyển biến về xã hội

Việc tiến hành các cuộc di dân xây dựng các vùng Kinh tế
mới tác động đến xã hội Đông Nam Bộ. Chương trình di chuyển
lao động và di dân từ các tỉnh đồng bằng phía Bắc tới Tây
Nguyên (đặc biệt là Đăk Lăk, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ (đặc
biệt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai), di dân từ thành phố Hồ
Chí Minh sang các địa phương nông thôn ở Đông và Tây Nam
Bộ được triển khai làm thay đổi dân số và việc phân bố dân cư.
Thời bao cấp tại Việt Nam cũng là thời kì khép kín và nghi kị
về mặt xã hội và chính trị đối với người nước ngoài. Mặc dù
không có luật chính thức, nhưng Nhà nước khá thận trọng với
người phương Tây, người nước ngoài vì khác biệt tư tưởng và các
vấn đề an ninh. Người Việt phần lớn không được tiếp xúc với
người ngoại quốc. Du lịch không được quan tâm, xuất nhập cảnh
rất gắt gao. Sự thiếu thốn thời bao cấp khiến nạn ăn cắp vặt nảy
sinh. Phân hóa giàu nghèo rất thấp.
Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết
bị. Học sinh được đi học miễn phí, sinh viên ra trường đều có
việc làm nhưng chịu sự phân công của nhà nước, không được tự
lựa chọn công việc, không bị thất nghiệp. Thi đại học rất khó, đòi
hỏi tiêu chuẩn học lực cao. Tính cộng đồng trong xã hội cao.
Không có nhiều loại hình giải trí, nhưng con người ít chịu áp lực
của công việc và nhu cầu vật chất hơn so với thời kì đổi mới.
2.4. Kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ từ 1975 đến 2020

2.4.2. Kinh tế Đông Nam Bộ từ 1986 đến ngày nay


SLIDESMANIA.COM
2.4.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ

a. Chuyển dịch c ơ c ấu kinh tế


* Khái niệm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được
dùng để chỉ những thay đổi trong các
bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
Trong thế giới phương Tây, nó
thường được dung để chỉ hiện tượng
các đô thị chuyển từ cơ sở sản xuất
sang khu dịch vụ
SLIDESMANIA.COM

* Ý nghĩa

- Phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường.


- Chuyển dịch cơ cấu cũng cho phép Nhà nước phân phối nguồn lực
hợp lí cho từng ngành, từng vùng kinh tế.
- Tập trung xây dựng, tổng hợp những nguồn lực quốc gia.
SLIDESMANIA.COM
* Hướng cơ cấu

- Đơn thành phần sở hữu sang


nhiều thành phần sở hữu.
- Cơ chế nhà nước điều khiển
trực tiếp sang cơ chế kinh tế thị
trường.
- Kinh tế tự cung, tự cấp sang
kinh tế mở cửa.
SLIDESMANIA.COM

- Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, ngoại trừ thành phố Hồ Chí
Minh, kinh tế các tỉnh Đông Nam Bộ chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông
nghiệp do định hướng phát triển của chính quyền.

- Các ngành kinh tế phi công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp

- Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Xu hướng chung là tỉ trọng khu vực I (nông - lâm – ngư nghiệp) có xu


hướng giảm nhanh, tăng tỉ trọng các ngành khu vực II (công nghiệp - xây
dựng) và khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
SLIDESMANIA.COM
SLIDESMANIA.COM

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2005

- Trong giai đoạn 2000 – 2014, cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đã
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp –
lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp – xây dựng, đồng thời tăng dần tỉ trọng GDP
khu vực dịch vụ

+ Khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản giảm dần từ 1,96% năm 2000 xuống
còn 1% năm 2014.

+ Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 45,41% năm 2000 xuống còn 39,4%
năm 2014.

+ Khu vực dịch vụ tăng dần từ 52,63% năm 2000 lên 59,6% năm 2014.
SLIDESMANIA.COM
Cơ cấu GDP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2014 (tính theo giá thực tế)
Nông nghiệp - lâm nghiệp
Năm Tổng số Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
- thủy sản
Giá trị (tỉ Cơ cấu Giá trị (tỉ Giá trị (tỉ Cơ cấu Giá trị (tỉ
Cơ cấu (%) Cơ cấu (%)
đồng) (%) đồng) đồng) (%) đồng)
2000 75.863 100,00 1.487 1,96 34.446 45,41 39.929 52,63
2001 84.852 100,00 1.592 1,88 39.190 46,19 44.067 51,93
2002 96.403 100,00 1.632 1,69 45.060 46,74 49.711 51,57
2003 113.326 100,00 1.821 1,62 55.668 49,56 55.837 49,71
2004 137.087 100,00 1.923 1,40 67.011 48,88 68.153 49,72
2005 165.297 100,00 2.121 1,28 79.538 48,12 83.638 50,60
2006 190.561 100,00 2.442 1,28 90.324 47,40 97.795 51,32
2007 243.783 100,00 3.060 1,26 110.832 45,46 129.891 53,28
2008 317.865 100,00 3.903 1,23 139.776 43,97 174.186 54,80
2009 383.457 100,00 4.395 1,15 165.941 43,27 213.121 55,58
2010 463.295 100,00 4.900 1,06 199.014 42,96 259.381 55,98
2011 576.225 100,00 5.946 1,03 237.228 41,17 333.051 57,80
SLIDESMANIA.COM

2012 658.898 100,00 7.140 1,08 265.369 40,27 386.389 58,65


2013 764.561 100,00 7.769 1,02 310.640 40,63 446.152 58,35
2014 852.523 100,00 8.778 1,00 335.571 39,40 508.174 59,60
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 – 2014

* Bình Dương

- Đối với Bình Dương thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra rất
mạnh mẽ.
- Khu vực kinh tế phi nông nghiệp từ chỗ chỉ đạt 24% giá trị kinh tế
- Ngành công nghiệp chiếm đến hơn 60%
- Đến năm 2021, công nghiệp - dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo chiếm 89,23%
tỉ trong trong cơ cấu kinh tế, nông nghiêp chiếm 3,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 7,67%.
SLIDESMANIA.COM
* Đồng Nai

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ở Đồng Nai theo hướng tích cực và cũng tăng tỉ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp.
- Năm 2011, tỉ trọng khu vực I của tỉnh chỉ còn 7,5%, khu vực II chiếm 57,3%, dịch
vụ và du lịch đạt 35,2% . Năm 2015, tỉ trọng này tương ứng là: 5,8% - 57% - 37,2%.

* Bà Rịa – Vũng Tàu

- Bà Rịa - Vũng Tàu vốn có thế mạnh về du lịch và dịch vụ.


- Tỉ trọng của ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh khá cao so với Bình Dương và
Đồng Nai.
- Đến năm 2018, tỉ trọng dịch vụ - thương mại chiếm 43,85%, công nghiệp chiếm
54,94% và nông nghiệp chiếm 1,21%.
SLIDESMANIA.COM

* Bình Phước

- Năm 1997, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước, nông - lâm nghiệp chiếm tỉ
trọng 70%
- Đến năm 2019, nông nghiệp chỉ còn chiếp 20,5%, tỉ trọng công nghiệp được nâng
lên 38,7% và thương mại - dịch vụ chiếm 40,8%.

* Tây Ninh

- Cơ cấu kinh tế cũng dần có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng các ngành kinh tế phi
nông năm 2020 chiếm hơn 75%.
- Trong đó công nghiệp đạt 38,7%, là bước tiến lớn so với mức 28% năm 2015.
SLIDESMANIA.COM
b. Chuyển dịch cơ cấu Đông Nam Bộ

* Khu vực kinh tế nhà nước


- Các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ phần lớn tài sản cố định và vốn lưu động.
- Nhiều xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, yếu kém, làm ăn thua lỗ hoặc không
có lãi.
=> Đổi mới xí nghiệp quốc doanh (sau gọi là doanh nghiệp nhà nước) là một trong
những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới kinh tế được thực hiện từng bước với các biện
pháp thích hợp.
SLIDESMANIA.COM

* Khu vực kinh tế nhà nước

- Ở Đông Nam Bộ, khu vực doanh nghiệp nhà nước có số lượng ít và có xu hướng
ngày càng thu hẹp cùng với việc thực hiện cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước nhất
vùng.
SLIDESMANIA.COM
* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

- Ra đời ở nước ta chưa lâu, gắn với quá trình đổi mới và mở cửa kinh tế
- Năm 1987, nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài, mở ra một thời kì mới
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tao sự chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các khu chế xuất tập trung, có cơ sở hạ tầng
thuận lợi với nhiều ưu đãi, mở rộng các hình thức các lĩnh vực cho phép đầu tư nước
ngoài,…
=> Đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp, tạo
thu nhập ổn định cho lao động trên dịa bàn, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.
SLIDESMANIA.COM

c. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

* Sự hình thành của lãnh thổ kinh tế


công nghiệp
- L à khu vực mới nhưng lãnh thổ
kinh tế công nghiệp phát triển rất
nhanh, có xu hướng tiếp tục được mở
rộng trong tương lai.
- Do ngay từ đầu, các khu công
nghiệp nằm khá gần nhau nên tạo thành
một vùng công nghiệp.
- Tạo thành một vùng công nghiệp
rộng lớn hơn, được biết đến với tên gọi
“Tứ giác công nghiệp.”
SLIDESMANIA.COM
* Sự phát triển của lãnh thổ kinh tế
công nghiệp
- Sự phát triển của lãnh thổ kinh tế - Đông Nam Bộ còn có vùng sản
công nghiệp và thương mại - dịch vụ làm xuất lâm nghiệp và vùng nuôi trồng
cho vùng nông nghiệp của Đông Na m thủy hải sản.
Bộ bị thu hẹp đáng kể.
SLIDESMANIA.COM

2.4.2.2. Chuyển biến của các ngành kinh tế

a. Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Thủy hải sản
- Lâm nghiệp
SLIDESMANIA.COM
b. Công nghiệp
- Công nghiệp là ngành kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Bộ.

Khu công nghiệp Hiệp Phước – Thành phố Hồ Chí Minh


SLIDESMANIA.COM

Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng


Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh là bốn trung
tâm công nghiệp lớn, hợp thành vùng “Tứ giác
công nghiệp” Đông Nam Bộ, là nơi tập
trung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp,
trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Tỉ trọng công nghiệp của “Tứ giác công


SLIDESMANIA.COM

nghiệp” Đông Nam Bộ trong tổng số tỉ trọng


cả nước (2015)
- Đồng Nai được xem là “cái nôi” phát
triển khu công nghiệp của miền Nam.
- Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là tỉnh có tốc
độ phát triển công nghiệp phát triển nhanh và
có chiều sâu
- Bình Dương thành lập khu công
nghiệp khá sớm.
SLIDESMANIA.COM

c. Tiểu thủ công nghiệp

- Thời kì hiện đại, sức ép về giá trị kinh


tế làm cho các làng nghề thủ công không còn
đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất hàng hóa
như thời kì cận đại.
- Các làng nghề thủ công ở Đông Nam
Bộ vì thế cũng rất khó khăn để tồn tại trong
bối cảnh kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, nhiều nghề thủ công vẫn được
duy trì và liên tục cải tiến để thích nghi với
tình hình mới.
SLIDESMANIA.COM
d. Thương mại - dịch vụ
- Thương mại - dịch vụ thay đổi một cách cơ bản theo hướng chuyển từ cơ chế
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của N h à nước.
SLIDESMANIA.COM

- Đông N a m Bộ có khoảng 978 chợ các loại và 12 chợ đầu mối nông sản, cung
cấp các mặt hàng nông nghiệp thủy hải đi khắp các địa phương trong vùng.
SLIDESMANIA.COM
Đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ ở
Đông Nam Bộ:
- Dịch vụ có cơ cấu đa dạng
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất
nhập khẩu.
- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ
cao nhất cả nước
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối
giao thông quan trọng hàng đầu cả nước
- Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh
năm.
- Tạo điều kiện phát triển tốt.
SLIDESMANIA.COM

e. Kinh tế đối ngoại

* Khái niệm
- Là hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển của các tỉnh, thành Đông
N a m Bộ, tạo “đòn bẩy” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
SLIDESMANIA.COM
* Thế mạnh:
- Thế mạnh trong kinh tế đối ngoại của Đông N a m Bộ là thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
SLIDESMANIA.COM

* Xuất khẩu
- Lĩnh vực xuất khẩu cũng là mũi nhọn kinh tế của Đông N a m Bộ.
* N h ậ p khẩu
- Nhập khẩu của vùng cũng tăng trưởng năm qua từng năm.
SLIDESMANIA.COM
* Hoạt động ngoại giao
- Đông N a m Bộ còn không ngừng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế với
các địa phương nước ngoài.
- Điển hình là công tác đối ngoại của Bình Dương.
SLIDESMANIA.COM

2.4.3. Xã hội Đông Nam Bộ từ 1986 đến nay

a. Dân cư

Tốc độ dân số tăng nhanh, kéo theo mật độ dân số cũng tăng tỉ lệ thuận với nó.
Theo số liệu mới đây nhất (năm 2019) của Tổng cục Thống kê Việt Nam, mật độ dân
số của vùng Đông Nam Bộ bình quân là 706 người/km2, nó gần gấp đôi mật độ dân số
trung bình của cả nước.
SLIDESMANIA.COM
- Là vùng đông dân. Theo kết quả điều
tra, Đông Nam Bộ chiếm 16.34% dân số cả
nước (2009)
- Là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất
nước ta.
- Nguyên nhân: thu hút được lượng lớn
dân nhập cư từ các nơi khác đến sinh sống.
SLIDESMANIA.COM

=> Khó khăn: lao động từ các nơi khác đến ồ ạt đã


khiến cho dân số tăng cao, gây sức ép dân số và vấn
đề việc làm đến các đô thị trong vùng.
SLIDESMANIA.COM
GDP/người và tỉ lệ dân thành thị đều cao hơn 2 lần so với chỉ tiêu trung bình của cả
nước. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn dân nông thôn và cao nhất cả nước.
So với cả nước, các chỉ tiêu về: tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ người thiếu việc làm
ở nông thôn đều thấp hơn.
Tỉ lệ số người biết chữ và tuổi thọ trung bình của người dân cao hơn so với cả
nước.
SLIDESMANIA.COM

- Sự phân bố dân cư: không đồng


đều. Đông đúc ở những trung tâm lớn
(Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu
Một, Tây Ninh, Đồng Nai,…) và thưa
thớt ở những vùng nông thôn.
SLIDESMANIA.COM
Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc, bao gồm: dân tộc Kinh
(chiếm 91,4%), dân tộc Tày, Nùng, Khơme,…
Đời sống của người dân ở mức cao, với nhiều tiện nghi.
=> Đặc điểm: Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội ở mức cao của cả
nước. Cơ cấu dân số trẻ, năng động, sáng tạo. Trong đó, dân số ở độ tuổi lao động
chiếm đa số (67%), là nguồn lực quý giá góp phần vào sự phát triển sôi động của vùng.
SLIDESMANIA.COM

b. Lao động
Số lượng: dồi dào, bao gồm lao động tại chỗ và lao động nhập cư
SLIDESMANIA.COM
Chất lượng: tương đối cao. So với cả nước, lực lượng lao động có kĩ thuật của vùng
chiếm 16.7%, lao động có tay nghề chiếm khoảng 24,3%, hầu hết lao động đều có trình
độ sơ cấp nghề trở lên.
Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
=> Thế mạnh: trình độ lao động, nhất là trình độ khoa học kĩ thuật. (đứng thứ 2 cả
nước)
SLIDESMANIA.COM

Thị trường tiêu thụ: rộng lớn. Số lượng việc làm mới tạo ra hằng năm đều tăng.
Bình quân mỗi năm có trên 50 nghìn việc làm mới.
SLIDESMANIA.COM
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương và Đồng Nai là những nơi có thị
trường lao động hoạt động sôi động nhất
và cũng mang tính cạnh tranh nhất so
với các vùng khác trong cả nước.
SLIDESMANIA.COM

Đặc điểm: lực lượng lao động dồi


dào, lành nghề, lao động năng động,
sáng tạo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Hiện nay, sau dịch Covid 19, nhu


cầu tuyển dụng lao động của các doanh
nghiệp gia tăng nhanh.
SLIDESMANIA.COM
- Khó khăn:
+ Ngoại ngữ, thể lực, tổ chức kỉ luật, tinh thần hợp tác và kĩ năng làm việc nhóm
chưa tốt.
+ Sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quả cao, mà thậm chí còn gây lãng phí
nguồn lao động.
+ Phương pháp đào tạo lao động, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế.
+ Nguồn cung lao động còn chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của nền kinh tế.
SLIDESMANIA.COM

- Giải pháp:
+ Thay đổi phương thức đào tạo.
+ Nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động
phải chú trọng 3 yếu tố: trình độ - năng lực
– phẩm chất đạo đức và sức khoẻ.
SLIDESMANIA.COM
c. Văn hóa
Núi Bà Đen – Tây Ninh Bãi biển Vũng Tàu
SLIDESMANIA.COM

Xuất hiện nhiều yếu tố mới, làm phong phú và đa dạng thêm nền văn
hoá dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh đi đầu cả nước về giao lưu văn hoá với
phương Tây và các nước khác trong khu vực.
SLIDESMANIA.COM
Lễ hội Ánh Sáng Diwali (Ấn
Độ) được tổ chức lần đầu tiên ở
Việt Nam vào năm 2016, tại
Thành phố Hồ Chí Minh,…
SLIDESMANIA.COM

Khu du lịch Đại Nam – Bình Dương

Là điểm đến du lịch, học tập và


làm việc hàng đầu của người nước
ngoài khi đến với Việt Nam. Từ
đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
giao lưu văn hoá.
SLIDESMANIA.COM
Tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn
ngữ phổ biến.
Ngành thời trang, nghệ thuật biểu
diễn, sân khấu, điện ảnh, truyền hình,…
ngày càng có sự học hỏi từ các nước
khác, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc,
Anh, Mĩ,… Mức thụ hưởng văn hoá của
người dân được nâng lên.
SLIDESMANIA.COM

Kiến trúc nhà ở, kiến trúc công cộng đều học hỏi từ các mô hình trên tiên tiến
thế giới, đặc biệt là phương Tây.
Tòa nhà Bitexco
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
SLIDESMANIA.COM
Bên cạnh những phong tục tập quán, tôn giáo và lễ hội truyền thống thì
đã du nhập thêm nhiều yếu tố mới từ bên ngoài. Nó làm thay đổi thói quen
sống và tư duy về các yếu tố truyền thống của người Đông Nam Bộ cũng
như người Việt Nam.
SLIDESMANIA.COM

Giáo dục theo mô hình phương Tây ngày càng được đẩy mạnh, đi đầu
trong phong trào này là các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn
chung, trình độ dân trí luôn ở mức cao.
Y tế ngày càng hiện đại, được trang bị các thiết bị khám chữa bệnh khoa
học, nhờ vậy sức khoẻ của người dân được đảm bảo hơn trước.
SLIDESMANIA.COM
Hiện nay, phong trào xoá đói giảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, phúc
lợi xã hội, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, phòng chống các tệ nạn xã
hội, bảo vệ môi trường và các hoạt động từ thiện ngày càng được đẩy
mạnh, trở thành một nét đẹp mới trong đời sống vă hoá – xã hội ở Đông
Nam Bộ.
SLIDESMANIA.COM

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
I. Định hướng quy hoạch kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Với định hướng trở thành trung tâm phát triển năng động, khu vực Đông
Nam Bộ sẽ trở thành khu vực kinh tế hàng đầu của cả nước, góp phần quan
trọng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trung tâm công nghệ và công xưởng
chế tạo của khu vực cùng cả nước. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là
trung tâm tài chính, tiếp tục là động lực tăng trưởng của vùng.
1. Thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

- Vị trí địa lí thuận lợi là bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khí hậu ôn hòa, tài nguyên thiên nhiên phong phú: giàu có nhất là khí đốt và dầu
mỏ.
- Đây là một vùng tập trung nhiều dân cư nên có lượng lao động dồi dào, lại thêm
trình độ chuyên môn và cách tổ chức sản xuất trình độ cao. Đi kèm với đó là sự đầu tư
về cơ sở vật chất.
- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so
với các vùng khác trong cả nước.
- Lịch sử phát triển kinh tế năng động

2. Vị trí kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

- Vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững

- Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước

- Là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu
vực Tây Nguyên

- Đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các
nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới

5
Với định hướng trở thành trung tâm phát triển năng động, khu vực Đông Nam Bộ
sẽ trở thành khu vực kinh tế hàng đầu của cả nước, góp phần quan trọng vào chuỗi
cung ứng toàn cầu, trung tâm công nghệ và công xưởng chế tạo của khu vực cùng cả
nước. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm tài chính, tiếp tục là động lực
tăng trưởng của vùng trong thời gian tới.

Xây dựng vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông
Nam Á. Tập trung phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao: tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, thương mại và phân phối, vận tải và kho vận quốc tế, công nghệ thông
tin và truyền thông.
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm động lực của vùng
Đầu mối của hợp tác liên vùng và quốc
tế.
Trung tâm kinh tế, thương mại, dịch
vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học – công
nghệ của vùng và cả nước. Hình thành cơ
cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để
phát triển các vùng ngoại vi xung quanh,
đồng thời giảm áp lực cho khu vực trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh

Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một sẽ


trở thành đô thị loại I và đóng vai trò là các
cực phát triển trong hệ thống đô thị của
vùng. Đồng thời, phát triển các đô thị vệ
tinh của thành phố Hồ Chí Minh: Nhơn
Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp
Phước, Củ Chi, Trảng Bom, An Lạc, Nhà
Bè, Cần Giờ, Dĩ An - Thuận An,…
Tăng cường khả năng liên kết vùng.
Liên kết vùng mang lại khả năng đáp ứng
lẫn nhau giữa các thành phố vì nhu cầu
kinh tế - xã hội của cư dân trong vùng. Có
nghĩa là, nếu thành phố này có thế mạnh ở
một khía cạnh nào đó, thì nó có thể bù đắp
những thiếu sót của các thành phố khác
trong khu vực. Đó là một cách sẽ thúc đẩy
sự phát triển của khu vực.

Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu


cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây ra
đối với sinh kế của cộng đồng dân cư. Quá
trình lập quy hoạch cần kết hợp với các
chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu
vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo
đảm sinh kế bền vững của người dân,...
II. Đô thị hóa và phát triển bền vững

Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt (1988) đã định nghĩa đô thị là nơi “dân cư đông
đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp”. Tương tự, các nhà địa lí học
định nghĩa đô thị là “nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi đó dân cư chủ yếu hoạt động
trong các ngành sản xuất công nghiệp, quản lí kinh tế, quản lí hành chính, văn hóa và
các chức năng phi nông nghiệp khác”
Đô thị hóa hiểu một cách đơn giản nhất là việc biến đổi một khu vực dân cư trở
thành đô thị hoặc mở rộng quy mô đô thị có sẵn. Trong suốt chiều dài của lịch sử loài
người, đô thị hóa là quá trình gắn với sự ra đời và mở rộng không ngừng của các đô thị
thời cổ đại, các thành thị thời trung đại và cận đại cho đến các thành phố hiện đại.

Đô thị hóa là một quá trình chuyển đổi


từ hình thái xã hội nông nghiệp - nông
thôn sang phi nông nghiệp - đô thị với
những chuyển biến đặc trưng trong nhiều
lĩnh vực. Về mặt kinh tế, đô thị hóa được
biểu hiện bằng sự chuyển hóa của cơ cấu
từ nông nghiệp cổ truyền sang nền kinh tế
phi nông nghiệp và nông nghiệp hiện đại
mang tính hàng hóa. Trên phương diện xã
hội, đô thị hóa là quá trình tập trung và thị
dân hóa dân cư, cùng với đó là sự thay đổi
cơ cấu lao động và chuyển đổi lối sống của
người dân.
Nông thôn Nông nghiệp Nông dân

Đô thị hóa

Công
nghiệp,
Đô thị Thị dân
Thương mại
- Dịch vụ

Các chuyển động cơ bản


Kinh
tế
è Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

è Chuyển đổi cơ cấu lao động


Xã Đô thị Văn
hội hóa hóa è Gia tăng và tập trung dân số

è Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp

Cảnh è Tỉ lệ đô thị hóa tăng lên


quan,
môi
trường
Đô thị hóa là xu hướng phổ biến trong
quá trình phát triển của bất kì quốc gia nào
trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay. Trong khoảng hai thập niên trở
lại đây, quá trình đô thị hóa của Việt Nam
diễn ra với tốc độ khá nhanh. Phạm vi tác
động của đô thị hóa không chỉ dừng lại ở
khu vực nội thị mà còn xâm nhập vào nông
thôn, làm biến đổi những giá trị văn hóa
truyền thống và tác động lớn tới cuộc sống
của người dân.

Công nghiệp hóa cũng dẫn đến những đột phá trong quá trình đô thị hóa của các địa
phương, đặc biệt là trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dưới tác
động đa lĩnh vực của công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa của của hai tỉnh này diễn ra
vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là từ cuối thế kỉ XX đến nay, là yếu tố thúc đẩy hàng đầu
cho nhu cầu liên kết giữa các tỉnh, thành, đồng thời giúp cho các vùng đô thị xích lại
cần với nhau hơn. Quá trình đô thị hóa của các địa phương khu vực Đông Nam Bộ có
nhiều điểm chung. Trước hết là sự chuyển dịch nhanh chóng của nền kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp. Bên cạnh đó, hiện tượng tự động nhập cư cũng rất phổ
biến trong quá trình đô thị hóa ở Đông Nam Bộ.
Năm 2019, Đông Nam Bộ có tỈ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8). Các tỉnh
có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất gồm Đà Nẵng, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí
Minh (tương ứng là 87,2%, 79,9%, 79,2%).

Dân số thành thị Tốc độ đô thị hóa


STT Tên tỉnh, thành phố
(1/04/2019) (đơn vị: %)
1 Thành phố Hồ Chí Minh 7.052.750 80,45
2 Thành phố Hà Nội 5.465.400 69,70
3 Tỉnh Bình Dương 1.430.898 74,10
4 Thành phố Hải Phòng 922.619 45,48
5 Thành phố Đà Nẵng 1.252.010 84,11
6 Thành phố Cần Thơ 1.005.445 70,75
7 Tỉnh Quảng Ninh 801.761 61,56
8 Tỉnh Thừa Thiên Huế 626.7 50,30
9 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 687.925 50,11
10 Tỉnh Khánh Hòa 625.176 44,54
Những vấn đề kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 20

Không gian đô thị Đông Nam Bộ 1998 và 2020


Không gian đô thị Đông Nam Bộ có
dạng chùm, đã hình thành tương đối rõ
nét và ngày càng trở nên đậm đặc.
Quá trình phát triển không gian đô thị
của Bình Dương gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa.

Các thành phố rất gần nhau tạo thành


một khu vực đô thị rộng lớn, bao gồm
thành phố Hồ Chí Minh (thành lập năm
1975), thành phố Thủ Đức (năm 2021),
thành phố Biên Hòa (năm 1976), thành phố
Thủ Dầu Một (năm 2012), Dĩ An (năm
2020) và Thuận An. (năm 2020)
- Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị cũng có rất nhiều tiêu cực:
+ Khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị trở nên lớn hơn.
+ Về mặt xã hội, quá trình đô thị hóa đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho chính quyền
tỉnh như thiếu nhà ở cho người lao động, mất an ninh trật tự, tính cộng đồng bị lung lay.
+ Hạ tầng xã hội chưa theo kịp hạ tầng kĩ thuật, hệ thống hạ tầng khu vực nông thôn
tuy đã được chú trọng phát triển nhưng so với khu vực đô thị vẫn còn khá chênh lệch.
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng,...

Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát


triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lí,
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản
văn hóa, di sản thiên nhiên của vùng.
Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu
cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây ra
đối với sinh kế của cộng đồng dân cư. Quá
trình lập quy hoạch cần kết hợp với các
chính sách khác thúc đẩy phát triển các
khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và
đảm bảo sinh kế bền vững của người dân.
III. Lao động nhập cư Đông Nam Bộ

Đông Nam bộ là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư (1,3 triệu người nhập
cư). Toàn quốc có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỉ suất di cư thuần
dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn người xuất cư. Trong đó, tỉnh Bình Dương có
tỉ suất di cư thuần dương cao nhất với hơn 489 ngàn người nhập cư, nhưng chỉ có
khoảng 38 ngàn người xuất cư khỏi tỉnh này trong 5 năm trước. Như vậy, cứ 5 người từ
5 tuổi trở lên ở tỉnh Bình Dương thì có 1 người đến từ tỉnh khác.
1. Đặc điểm
- Nhập cư tạm thời (nhập cư lao động, nhập cư học tập, nhập cư thời vụ), dân nhập
cư đến vùng trong thời gian ngắn với ý định học tập, tìm kiếm việc làm và cải thiện thu
nhập.
- Chất lượng dân nhập cư không cao, hầu hết những người nhập cư tạm thời đều là
những người lao động phổ thông có tay nghề không cao từ những địa phương nghèo, từ
nông thôn ở các tỉnh ngoài vùng khác đến
- Những người nhập cư thường có độ tuổi trung bình còn rất trẻ (theo số liệu thống
kê năm 2008, số người nhập cư vào Đông Nam Bộ có tuổi từ 15 đến 29 chiếm trên 60%
dân nhập cư)
- Nữ giới nhập cư vào vùng thường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới (theo điều tra di cư
năm 2004, chỉ có 65 nam/100 nữ di cư)
- Dân nhập cư vào vùng có khả năng thích nghi cao, năng động, có sức khỏe tốt
- Mức độ tham gia lao động cao, nhất là loại hình kinh tế có đầu tư nước ngoài và
kinh tế hỗn hợp.

Có 43% người di cư trong cả nước


đang phải sống trong các căn nhà
thuê/mướn, gấp gần 8 lần tỉ lệ này của
người không di cư. Trong đó, Đồng Nai,
Bình Dương là 2 trong 4 địa phương có
nhiều khu công nghiệp thu hút đông lao
động phổ thông là những nơi có tỉ lệ người
di cư phải thuê/mướn nhà cao nhất.
2. Tác động tích cực

- Là nguồn cung cấp lao động rất quan trọng của vùng.
- Kích thích phát triển kinh tế bằng cách tạo ra sự hội tụ dân cư. Bằng cách quy tụ tài
năng và tay nghề, nhập cư quyết định tác động lan tỏa của sự tích tụ.
- Đóng góp cho sự tăng trưởng tổng thể bằng cách cải thiện sự phân chia lao động và
định hướng cho sự tập trung hóa.
- Dân nhập cư vào vùng Đông Nam Bộ có nguồn gốc từ nhiều tỉnh, nhiều vùng khác
nhau mang theo những ngành nghề truyền thống khác nhau đã góp phần làm đa dạng
nền kinh tế và văn hoá của vùng.
- Nhập cư là nguồn đóng góp chính cho đô thị hoá, là cơ sở, động lực để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động ở vùng.
- Hình thành phong cách sống năng động, tích cực nhất so với cả nước.

3. Tác động tiêu cực

- Làm nhanh chóng tăng quy mô dân số tạo ra một số sức ép về dân số rất lớn
- Làm tăng số người thất nghiệp và bán thất nghiệp
- Nhập cư lao động sẽ kèm theo những người không hoạt động kinh tế, tạo ra sự
chênh lệch giữa cung và cầu về lao động.
- Tạo áp lực về cơ sở hạ tầng, về giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
- Gây sự cạnh tranh với lao động tại chỗ làm hạ thấp giá trị lao động
- Gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
IV. Bản sắc văn hóa Đông Nam Bộ trong quá trình hội nhập và phát triển

Bản sắc văn hóa dân tộc là thuật ngữ


chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt,
cái riêng của một nền văn hóa, của một dân
tộc để phân biệt với những dân tộc khác
trên thế giới. Bản sắc văn hóa dân tộc là
cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng
không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa
của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt
làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng
của dân tộc Việt, từ những nét đó để phân
biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Bản sắc văn hóa Đông Nam Bộ

Hình thái cư trú Kinh tế thủ


phong phú, đa công nghiệp - Cư dân hội tụ Văn hóa mở, đa
dạng làng nghề sắc thái
Lối sống công nghiệp - đô thị mới được hình thành và nhanh chóng xâm nhập vào
cộng đồng dân cư, mang đặc tính năng động và ngày càng văn minh, hiện đại. Lĩnh vực
văn hóa cũng có nhiều biến đổi trong quá trình đô thị hóa. Song hành cùng những
giá trị văn hóa cổ truyền là sự xuất hiện những yếu tố văn hóa mới, hiện đại làm cho đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân không ngừng được cải thiện.

You might also like