You are on page 1of 8

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Xác định phần Giả định trong quy phạm pháp luật sau: “Các bên tham gia cung
cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ chuyển phát thư có nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng đã giao kết. Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên
thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt được thỏa thuận
thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của
pháp luật”
a) “Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ chuyển
phát thư”.
b) “Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên”.
c) “Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận”.
d) “Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ chuyển
phát thư”; “Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên”; “Trong trường
hợp không đạt được thỏa thuận”.
2. Xác định phần Nội dung trong quy phạm pháp luật sau đây: “Các bên tham gia
cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ chuyển phát thư có nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng đã giao kết. Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các
bên thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt được thỏa
thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của pháp luật”.
a) “có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết”.
b) “thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp” và “có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật”.
c) “có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết” và “thỏa thuận về việc giải quyết tranh
chấp; trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật”.
d) “có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết” và “thỏa thuận về việc giải quyết tranh
chấp” và “có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của pháp luật”.
3. Đặc điểm nào sau đây làm rõ sự khác biệt giữa quy phạm xã hội và quy phạm
pháp luật:
a) Là quy tắc xử sự chung cho nhiều người.
b) Là một tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.
c) Do Nhà nước đặt ra và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà
nước.
d) Quy phạm xã hội và quy phạm pháp luật tương đồng với nhau và không có sự khác
biệt.

1
4. Từ nào còn thiếu trong câu sau: “Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc …………. nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện”.
a) Ban hành. c) Sáng tạo ra.
b) Thừa nhận. d) Quy định.
5. Bộ phận Quy định của quy phạm pháp luật hàm chứa nội dung gì:
a) Cách thức, chuẩn mực xử sự của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
b) Những điều kiện, hoàn cảnh, địa điểm và chủ thể.
c) Biện pháp xử lý mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể khi không thực
hiện đúng quy định của pháp luật.
d) Tất cả các nội dung trên đều đúng.
6. Trong quy phạm pháp luật, bộ phận nêu lên biện pháp tác động của nhà nước
đối với chủ thể có hành vi vi phạm phạm luật:
a) Quy định. c) Chế tài.
b) Quyết định. d) Giả định.
7. Trong quy phạm pháp luật, bộ phận nêu lên hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra
trong cuộc sống mà con nguời gặp phải và cần phải xử sự theo quy định pháp luật, bộ
phận đó là:
a) Chế định. c) Quy định.
b) Giả định. d) Chế tài.
8. Nhận định nào sau đây là đúng:
a) Tất cả quy phạm pháp luật đều có đầy đủ 3 bộ phận: Giả định, Quy định và Chế tài.
b) Chế tài được chia thành 2 loại: chế tài dân sự và chế tài hình sự.
c) Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức của con người.
d) Chế tài hình sự áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
coi là tội phạm.
9. Chế tài nào sau đây không áp dụng đối với tổ chức:
a) Chế tài hình sự. c) Chế tài dân sự.
b) Chế tài hành chính. d) Không đáp án nào đúng.
10. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là:
a) Biện pháp chế tài dân sự. c) Biện pháp chế tài hình sự.
b) Biện pháp chế tài hành chính. d) Biện pháp chế tài kỷ luật.
11. Ông B xây dựng nhà lấn chiếm lối đi của khu phố, bị cơ quan có thẩm quyền
yêu cầu phá bỏ phần lấn chiếm để trả lại lối đi. Đây là biện pháp chế tài:
a) Dân sự. c) Hình sự.
b) Hành chính. d) Kỷ luật.
12. Một nhóm các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng được gọi là:
2
a) Quy phạm pháp luật. c) Ngành luật.
b) Chế định pháp luật. d) Hệ thống pháp luật.
13. Một hệ thống các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan
hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội gọi là:
a) Văn bản pháp luật. c) Ngành luật.
b) Chế định pháp luật. d) Hệ thống pháp luật.
14. Pháp lệnh được ban hành bởi:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội. c) Chính phủ.
b) Quốc hội. d) Các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
15. Nhận định nào sao đây chưa chính xác:
a) Một quy phạm pháp luật có thể không có đủ ba bộ phận: Giả định, Quy định và Chế
tài.
b) Một điều luật có thể chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật.
c) Trong một quy phạm pháp luật, nội dung của phần Giả định luôn luôn nằm ở vị trí
trước bộ phận Quy định.
d) Bộ phận chế tài không bắt buộc phải có trong một quy phạm pháp luật
16. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh A đặt mua của cửa hàng máy tính B 20 máy vi
tính để trang bị cho các chuyên viên của Sở xử lý công việc với giá thỏa thuận. Quan
hệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh A và cửa hàng máy tính B là loại quan hệ
pháp luật:
a) Quan hệ pháp luật dân sự. c) Quan hệ pháp luật hành chính.
b) Quan hệ pháp luật hình sự. d) Quan hệ pháp luật lao động.
17. A (5 tuổi) không thể tự mình tham gia vào các quan hệ dân sự mua bán tài sản
vì:
a) A không có năng lực hành vi dân sự.
b) A có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
c) A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
d) A không có năng lực pháp luật.
18. Thành phần của một quan hệ pháp luật bao gồm các yếu tố:
a) Chủ thể quan hệ pháp luật và sự biến pháp lý.
b) Nội dung của quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý.
c) Chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật.
d) Chủ thể và nội dung của quan hệ pháp luật.
19. Tế bào nhỏ nhất cấu thành nên một hệ thống pháp luật là:
a) Quy phạm pháp luật. c) Ngành luật.
b) Chế định pháp luật. d) Điều luật.
20. Anh C cầm dao đâm chết anh B. Khách thể mà anh C xâm hại tới ở đây là:

3
a) Con dao. c) Quyền được bảo vệ tính mạng của
b) Anh B. công dân.
d) Không có khách thể.
21. Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật
gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật gọi là gì:
a) Quy phạm pháp luật. c) Nghĩa vụ pháp lý.
b) Quyền pháp lý. d) Sự kiện pháp lý.
22. Những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có thể thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà
vì chúng nên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật gọi là:
a) Sự kiện pháp lý. c) Nội dung của quan hệ pháp luật.
b) Quy phạm pháp luật. d) Khách thể của quan hệ pháp luật.
23. Năng lực chủ thể được tạo thành bởi:
a) Năng lực pháp luật. c) Năng lực nhận thức của cá nhân.
b) Năng lực hành vi pháp lý. d) Năng lực pháp luật và năng lực
hành vi.
24. A lừa gạt B để chiếm đoạt số tiền 1 tỷ Đồng. Quan hệ pháp luật phát sinh giữa A
và B là:
a) Quan hệ pháp luật hình sự. c) Quan hệ pháp luật hành chính.
b) Quan hệ pháp luật dân sự. d) Không phát sinh quan hệ pháp luật
giữa A và B.
25. Nhận định không chính xác là:
a) Người nước ngoài và người không quốc tịch cũng có thể trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật dân sự tại Việt Nam.
b) Cái chết tự nhiên của con người được xem là sự biến pháp lý.
c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có đầy đủ năng lực hành vi.
d) Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
26. Khả năng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định
định của pháp luật được gọi là:
a) Năng lực hành vi pháp lý. c) Năng lực pháp luật.
b) Năng lực chủ thể. d) Năng lực pháp lý.
27. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi:
a) Cá nhân đủ 18 tuổi. c) Cá nhân đủ 6 tuổi.
b) Cá nhân sinh ra và còn sống. d) Cá nhân đủ 15 tuổi.
28. Quan hệ phát sinh giữa người cho thuê nhà trọ và người thuê nhà trọ thuộc loại
quan hệ pháp luật nào:
a) Quan hệ pháp luật hành chính. c) Quan hệ pháp luật dân sự.
b) Quan hệ pháp luật hình sự. d) Quan hệ pháp luật lao động.
4
29. Nhận định nào sau đây đúng:
a) Năng lực hành vi của cá nhân phát sinh khi cá nhân đủ 18 tuổi.
b) Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng thời điểm.
c) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.
d) Năng lực hành vi là tiền đề của năng lực pháp luật của chủ thể.
30. A phạm tội cố ý gây thương tích do đánh B gây thương tích 20%. A phải bồi
thường thiệt hại về sức khỏe và tinh thần cho B là 50 triệu Đồng. Hỏi: quan hệ bồi
thường thiệt hại giữa A và B là:
a) Quan hệ pháp luật dân sự.
b) Quan hệ pháp hình sự.
c) Quan hệ pháp luật hành chính.
d) Đây không phải là một quan hệ pháp luật mà chỉ là một quan hệ xã hội bình thường.
31. Cho quy phạm pháp luật sau: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”. Phần Giả định trong quy phạm pháp luật trên là:
a) “Công dân, cơ quan, tổ chức”.
b) “Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước”.
c) “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính”.
d) “Công dân, cơ quan, tổ chức” và “khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
32. Cho quy phạm pháp luật sau: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”. Phần Quy định trong quy phạm pháp luật trên là:
a) “có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước”.
b) “có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có
căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình”.
c) “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước”.

5
d) Quy phạm pháp luật trên không có phần Nội dung.
33. Văn bản quy phạm pháp luật nào là văn bản luật:
a) Hiến pháp. c) Nghị định.
b) Pháp lệnh. d) Lệnh.
34. Văn bản quy phạm pháp luật nào là văn bản dưới luật:
a) Pháp lệnh. c) Bộ luật.
b) Hiến pháp. d) A, B, C đều sai
35. Điều nào sau đây không chính xác khi nói về quy phạm pháp luật:
a) Quy phạm pháp luật là một dạng của quy phạm xã hội.
b) Quy phạm pháp luật là tế bào của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia.
c) Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự riêng trong đời sống cộng đồng của một
dân tộc.
d) Quy phạm pháp luật phải được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
36. Quy phạm xã hội xuất hiện từ khi:
a) Khi nhà nước xuất hiện. c) Khi tư hữu xuất hiện.
b) Khi giai cấp xuất hiện. d) Trong chế độ xã hội công xã
nguyên thủy.
37. Nhận định nào sau đây không chính xác:
a) Nghị định là một văn bản dưới luật.
b) Nghị định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
c) Nghị định quy định chi tiết thi hành luật.
d) Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Chính phủ.
38. Trình tự trình bày các bộ phận giả định, quy định, chế tài của các quy phạm
pháp luật là:
a) Giả định – Quy định – Chế tài. c) Chế tài – Quy định – Giả định.
b) Quy định – Giả định – Chế tài. d) Tùy vào từng loại quy phạm pháp
luật.
39. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật có tác dụng bảo vệ pháp luật:
a) Quy định. c) Chế tài.
b) Giả định. d) Quy định – Giả định – Chế tài.
40. Quan hệ nào sau đây là một quan hệ pháp luật:
a) Quan hệ tình yêu nam nữ. c) Quan hệ bạn bè.
b) Quan hệ giữa vợ và chồng. d) Tất cả các đáp án trên đều đúng.
41. Quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật khi được sự điều chỉnh của:
a) Quy phạm pháp luật. c) Quy phạm tôn giáo.
b) Quy phạm đạo đức. d) Hành vi của các chủ thể.
42. Nhận định chưa chính xác khi nói về quan hệ pháp luật là:
6
a) Quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
b) Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định.
c) Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện.
d) Quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật.
43. Anh A điều khiển xe gắn máy trên đường nhưng không mang theo các loại giấy
tờ theo quy định pháp luật. Anh A bị cảnh sát giao thông xử phạt. Quan hệ giữa anh A
và cảnh sát giao thông là:
a) Quan hệ pháp luật kỷ luật. c) Quan hệ pháp luật dân sự.
b) Quan hệ pháp luật xử phạt. d) Quan hệ pháp luật hành chính.
44. Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 yếu
tố:
a) Năng lực chủ thể, nội dung của quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật.
b) Quy phạm pháp luật, sự biến pháp lý, năng lực chủ thể.
c) Quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý.
d) Sự kiện pháp lý, năng lực chủ thể, hành vi của chủ thể.
45. Ông D chết để lại một khối di sản bao gồm 1 căn nhà biệt thự và 1 chiếc xe ô tô.
Sự kiện ông D chết, việc chia di sản thừa kế làm phát sinh quan hệ pháp luật:
a) Quan hệ pháp luật dân sự. c) Quan hệ pháp luật hình sự.
b) Quan hệ pháp luật hành chính. d) Quan hệ pháp luật lao động.
46. Điều kiện về độ tuổi để nam giới được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật hiện hành là:
a) Nam giới phải từ 18 tuổi trở lên. c) Nam giới phải từ 20 tuổi trở lên.
b) Nam giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên. d) Nam giới phải từ đủ 20 tuổi trở lên.
47. Điều kiện về độ tuổi để nữ giới được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật hiện hành là:
a) Nữ phải từ 18 tuổi trở lên. c) Nữ phải từ 20 tuổi trở lên.
b) Nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. d) Nữ phải từ đủ 20 tuổi trở lên.
48. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì cần mấy điều kiện để một tổ chức
trở thành một pháp nhân:
a) 3 điều kiện. c) 5 điều kiện.
b) 4 điều kiện. d) 6 điều kiện.
49. Năng lực hành vi của chủ thể chỉ xuất hiện khi:
a) Công dân đủ 18 tuổi.
b) Công dân 18 tuổi.
c) Công dân có nhận thức hoàn toàn bình thường và sức khỏe tốt.
d) Khi cá nhân đó đạt một độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện theo quy định
của pháp luật.
50. Sự kiện pháp lý để một quan hệ pháp luật về hôn nhân phát sinh đó là:
7
a) Công dân nam và công dân đủ điều kiện luật định làm lễ kết hôn.
b) Công dân nam và công dân nữ kết hôn và sống chung trong một gia đình.
c) Công dân nam và công dân nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.
d) Công dân nam và công dân nữ tiến hành đăng ký kết hôn và được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn.

You might also like