You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

HỌC PHẦN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

BÁO CÁO LẦN 1 – NHÓM 10


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY HONDA
TẠI VĨNH PHÚC

Giảng viên hướng dẫn


Thầy PHAN ANH TÚ
Danh sách thành viên MSSV Tham gia
1. Lê Thị Kiều Oanh B1610907 100%
2. Đặng Tuyết Nhi B1610903 100%
3. Lâm Thảo Nhi B1610904 100%
4. Bùi Kim Thảo B1610912 100%

Tháng 10/2018
MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY HONDA ............................................... 1


1.1. LỊCH SỬ THÀNH LẬP ........................................................................... 1
1.2. CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI.......................................................................... 1
1.2.1. Ý nghĩa tên gọi ........................................................................................ 1
1.2.2. Ý nghĩa logo,slogan ................................................................................. 1
1.2.3. Triết lý honda .......................................................................................... 2
1.2.4. Sứ mệnh ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HONDA VIỆT NAM – TỈNH VĨNH PHÚC ....... 2
2.1. HONDA XE MÁY ................................................................................... 2
2.2. HONDA XE Ô TÔ ................................................................................... 3
2.3. HONDA VĨNH PHÚC ............................................................................. 3
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN................................ 4
3.1. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ................................................................................... 4
3.2. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN.............................................................................. 5
3.2.1. Thị Trường Xe Máy ....................................................................................... 5
3.2.2. Thị Trường Ô Tô ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT............................................................... 6
4.1. MA TRẬN SWOT ................................................................................... 6
4.1.1. STRONG (Điểm Mạnh) .................................................................................... 6
4.1.2. WEAKNESS (Điểm Yếu)................................................................................. 7
4.1.3. OPPORTUNITIES (Cơ Hội) ............................................................................ 7
4.1.4. THREATS (Nguy Cơ-Thách Thức) ................................................................. 7
4.2. MÔ HÌNH OLI ......................................................................................... 7
4.2.1. OWNERSHIP (Lợi Thế Sở Hữu) ..................................................................... 7
4.2.1.1. Yếu tố thương hiệu .............................................................................. 7
4.2.1.2. Yếu tố công nghệ ................................................................................ 8
4.2.1.3. Yếu tố sản phẩm .................................................................................. 8
4.2.2. LOCATION (Lợi Thế Khu Vực) ...................................................................... 8
4.2.2.1. Yếu tố nhân lực ................................................................................... 8
4.2.2.2. Yếu tố kinh tế ...................................................................................... 8
4.2.2.3. Yếu tố chính trị.................................................................................... 8
4.2.2.4. Ưu đãi của chính phủ .......................................................................... 8
4.2.3. INTERNALIZATION (Lợi Thế Nội Bộ Hóa) ................................................. 8
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY HONDA
1.1. LỊCH SỬ THÀNH LẬP
• Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24/09/1948.
• Người sáng lập: Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu
đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại nặng nề sau Chiến tranh
thế giới thứ hai; lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công
ty. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả
và rẻ tiền.
• Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới của Nhật Bản với số lượng
hơn 14 triệu chiếc mỗi năm.
• Hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết trên các thị trường chứng
khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Paris, Hãng Honda Hoa Kỳ
đóng tại Torrance, California (Hoa Kỳ).
1.2. CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1.2.1. Ý nghĩa tên gọi
Honda gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của một người đàn ông đầy nhiệt
huyết và đam mê, ông chính là Soichiro Honda
1.2.2. Ý nghĩa Logo, Slogan

➢ Logo xe máy
Năm 1947/1948, hình ảnh cánh chim đã được gắn
lên những sản phẩm đầu tiên của hãng khi nó được
thành lập – ở xe đạp máy. Cánh chim này được coi
là biểu tượng cho mơ ước và khao khát được chắp
cánh bay đi xa và lên cao, vừa thật lại vừa ảo, giản
dị mà có thể ẩn chứa nhiều thông điệp.

➢ Logo xe ô tô
Năm 1993, Biểu tượng thương hiệu Honda này
chính thức hiện diện ở các sản phẩm của hãng
Honda ngày nay. Thiết kế lấy ý tưởng từ cây đàn
shamisen - một loại nhạc cụ ba dây truyền thống
của Nhật, tương tự đàn tam của Việt Nam. Khung
viền logo được dựa theo bầu đàn vuông vức của
loại nhạc cụ này. Hình vuông được coi là biểu
tượng của sự vững vàng.

1
➢ Ý nghĩa Sologan

“The power of dream – Honda” (Sức mạnh của những giấc mơ)
Hãy đặt niềm tin vào giấc mơ, thổi nó thành động lực để thúc đẩy cho những hành
động, giấc mơ sẽ cho bạn sức mạnh để đến với hiện thực.
1.2.3.Triết lý Honda
Sự thành công của Honda Việt Nam hôm nay là quá trình phát triển lâu dài
và bền vững dựa vào 3 triết lý: Niềm tin cơ bản, Tôn chỉ Công ty và Chính
sách quản lý.
1.2.4 Sứ mệnh
“Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nổ lực hết mình cung cấp các sản
phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thõa mãn khách hàng trên
toàn thế giới.”

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU HONDA VIỆT NAM - TỈNH VĨNH PHÚC

- Công ty Honda Việt Nam được thành lập năm 1996, là liên doanh giữa Công ty
Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng
Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
- Trụ sở chính tại: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Có 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô.
- Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển
và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy
và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
- Với hơn 10.000 công nhân viên, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách
hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một
xã hội giao thông lành mạnh.
2.1. HONDA XE MÁY
Hiểu rõ xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam,
Honda Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm
2
xe máy có chất lượng cao nhất với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy
thân thiện với môi trường.
Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam, công ty đã liên tục
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao
của thị trường – nơi xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn.
Tính đến nay, Honda Việt Nam có 6 nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy và
phụ tùng xe máy. Ngoại trừ nhà máy sản xuất xe máy thứ 3 ở Đồng Văn, Duy
Tiên, Hà Nam thì hai nhà máy sản xuất xe máy còn lại cùng với Nhà máy Bánh
răng, Nhà máy Piston và Trung tâm phụ tùng đều tọa lạc tại Tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. HONDA XE Ô TÔ
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu
mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển của Công ty.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda
Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình
đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu
xe đầu tiên là Honda Civic vào tháng 8 năm 2006. Không ngừng nỗ lực để đa dạng
hóa sản phẩm, mẫu xe Honda CR-V tiếp tục được Công ty giới thiệu vào tháng 12
năm 2008 và Honda City vào tháng 6 năm 2013. Ngoài những dòng xe sản xuất
trong nước, Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan và mẫu xe đa
dụng cao cấp lần lượt là Honda Accord và Honda Odyssey nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Năm 2016, Honda Việt Nam chuyển sang nhập
khẩu mẫu xe Honda Civic thay vì sản xuất trong nước. Tính đến nay, Honda Việt
Nam đã cung cấp cho thị trường ô tô Việt Nam 3 dòng xe phục vụ cho các nhu
cầu sử dụng đa dạng của khách hàng: dòng sedan (cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ nhỏ), dòng
SUV và MPV.
2.3. NHÀ MÁY HONDA TẠI VĨNH PHÚC
- Vị trí địa lý thuận lợi: giáp với Hà nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú
Thọ. Gần cảng biển và đường cao tốc.
Thông điệp 3 tốt của Vĩnh Phúc: “Môi trường pháp lý tốt, hạ tầng kỹ thuật tốt và phục
vụ doanh nghiệp tốt”. UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng
thời luôn sát cánh, cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn
Tỉnh. (hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư).

- Vĩnh Phúc là tỉnh có nền công nghiệp phát triển. Kết cấu hạ tầng phát triển
3
và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (trong đó có thu hút FDI)
rất đáng ghi nhận.
- Giá thuê đất thấp; chi phí đầu tư hạ tầng hợp lý.
- Có chính sách về thuế linh hoạt và nhiều ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư.
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh (CPI) cấp tỉnh 2016 thuộc top 10 tỉnh/thành phố
trên cả nước.
CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.1 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Quá trình hoạt động ở Việt Nam, tổng vốn đầu tư của Công ty Honda tăng
lên đến 415 triệu USD cho các nhà máy sản xuất, tiêu thụ xe máy, xe tay ga và ô
tô các loại. Trong đó, Honda đã đầu tư hơn 290 triệu USD cho nhà máy thứ nhất,
65 triệu USD cho nhà máy thứ 2 và khoảng 60 triệu USD đầu tư cho nhà máy ô
tô, chưa kể 120 triệu USD cho nhà máy xe máy ở Hà Nam. Bên cạnh đó, Công
ty còn dành hàng trăm triệu đô la để đầu tư cho các phân xưởng và kho chứa phục
vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Công ty Honda Việt Nam sản xuất và tiêu thụ 2 triệu xe máy số và ga/năm,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lên mức bình quân trên 96%, phục vụ cho việc tiêu thụ
trong nước và mở rộng xuất khẩu. Lượng sản xuất và tiêu thụ ô tô cũng đạt 10.000
xe/năm; đóng góp nhiều cho các hoạt động xã hội và đã có 225.000 xe máy được
xuất khẩu đi các nước trên thế giới với tổng giá trị đạt hơn 320 triệu đô la.

Biểu đồ 1: Doanh số bán của 5 doanh nghiệp xe máy lớn nhất Việt Nam năm 2014

4
Doanh số bán của Honda nhìn chung đều tăng trưởng hàng năm và hàng
tháng, cụ thể là tháng 8/2018 vừa qua:
▪ Doanh số bán xe máy: 216.225 xe, tăng 1% so với tháng trước và tăng 5% so
với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể:

▪ Doanh số bán ôtô: 2.125 xe, tăng 11% so với tháng trước và tăng 91% so với
cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể:

(Nguồn số liệu được lấy từ Thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh Xe
máy & Ôtô của Honda Việt Nam )
Về nộp ngân sách Nhà nước: Năm 2014, Công ty đóng góp 4.603 tỷ đồng,
chiếm 30%; năm 2015 đã đóng góp 5.771 tỷ đồng, chiếm 30%; 10 tháng đầu năm
2016 đóng góp 6.620 tỷ đồng, chiếm 32% tổng thu ngân sách nội địa của khối
FDI
Từ khi thành lâp đế n nay, Honda Việt Nam đã đóng góp hơn 20 nghìn tỷ
đồng vào ngân sách của tỉnh, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho gần 10 nghìn
lao động tại nhà máy và hàng chục nghìn lao động tại các công ty vệ tinh, hệ thống
cửa hàng ủy quyền. Sản xuất và kinh doanh xe máy là lĩnh vực hoạt động đầu tiên
của Honda khi vào thị trường Việt Nam; tổng doanh số xe máy bán ra đạt hơn 15
triệu chiếc, với nhiều dòng xe phù hợp với thị hiếu và tài chính của người Việt,
được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu.
3.2 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
3.2.1 Thị Trường Xe Máy
- Tiếp tục giới thiệu khoảng 16 mẫu xe và phiên bản mới
5
- Ghi tên mình vào thị trường xe mô tô tại Việt Nam qua việc phân phối loạt
mẫu xe Mô tô Honda
- Honda Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống cửa hàng dành riêng cho dòng
xe mô tô
- Trong năm tài chính 2019, Công ty sẽ đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu xe
nguyên chiếc lên 146.000 chiếc, tăng 11% so với năm tài chính 2018.
3.2.2 Thị Trường Ô Tô
- Honda hy vọng sản lượng bán hàng sẽ cao hơn nhiều so với năm tài chính
2018 cùng với các hoạt động phong phú như giới thiệu những mẫu xe mới
trong đó có một mẫu xe hoàn toàn mới – Mở rộng mạng lưới Đại lý
- Tăng cường chất lượng dịch vụ, hướng đến mục tiêu mang lại những giá trị
và sự hài lòng vượt lên trên mong đợi của khách hàng. Ngoài ra, Honda Việt
Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương hiệu Honda Ôtô với những giá trị cốt
lõi: Bền bỉ
- Chất lượng – Tin cậy, Công nghệ tiên tiến – Tiết kiệm nhiên liệu – An toàn
vượt trội nhằm mang sản phẩm và dịch vụ chính hãng đến với nhiều khách
hàng hơn nữa, đáp ứng sự hài lòng khách hàng ở mức cao nhất.
➔ Trong năm tài chính 2019, Honda Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy các
hoạt động giảm thải khí CO2, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp đứng
đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
➔ Trách nhiệm với cộng đồng: Công ty Honda Việt Nam tiếp tục có những đóng
góp đầy ý nghĩa trong các hoạt động về an toàn giao thông, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ
cộng đồng và bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
4.1. MA TRẬN SWOT
4.1.1. STRONG (Điểm mạnh)
- Honda được biết đến là Tập đoàn sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và Việt
Nam là thị trường xe máy đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia.
- Được thừa hưởng công nghệ hiện đại từ Honda Nhật Bản, áp dụng rất nhiều
những thành tựu khoa học để có thể cải tiến chất lượng và đa dạng mẫu mã.
- Sản phẩm có thế mạnh về tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường.
- Cung cấp các sản phẩm chất lượng, đồng thời là các dịch vụ bảo hành, bão
dưỡng, sửa chữa cho xe Honda trên toàn quốc.
- Đội ngũ công nhân lao động có tay nghề, đội ngũ kỹ sư được đào tạo tại
nước ngoài, chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ trước khi
6
đưa ra thị trường.

4.1.2. WEAKNESS (Điểm yếu)


- Do thương hiệu nổi tiếng nên dễ bị bắt chước, làm nhái kiểu dáng, nhãn hiệu
của Honda mà người tiêu dùng bình thường khó nhận biết, làm ảnh hưởng
đến danh tiếng của công ty.
- Một nước có 80% nền kinh tế là nông nghiệp, một bộ phận lớn người dân
có nhu cầu mua xe hoặc đổi xe mới nhưng không đủ điều kiện.
4.1.3 OPPORTUNITIES (Cơ hội)
- Với dân số trên 90 triệu người, phương tiện chủ yếu là xe gắn máy. Việt
Nam là một thị trường tiềm năng của Honda.
4.1.4 THREATS (Nguy cơ- Thách thức)
- Thương hiệu dễ bị bắt chước và làm nhái, giảm giá trị thương hiệu, Honda
phải đối mặt với sản phẩm xe máy Trung Quốc.
- Đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh như Toyota, Yamaha, Piaggio,
SYM
- Nhiều sản phẩm mới của Honda đã bị các cửa hàng phân phối trên thị trường
tự động tăng giá khi thấy mặt hàng bán chạy, khiến cho khách hàng không
còn niềm tin đối với công ty.
- Ảnh hưởng của lạm phát, tình hình giá xăng dầu dẫn đến sức mua giảm.
4.2 LÝ THUYẾT OLI
4.2.1 Ownership Adventages (Lợi thế sở hữu)
4.2.1.1. Yếu tố thương hiệu
- Theo bảng xếp hạng thương hiệu do hãng tư vấn Interbrand công bố thường
niên (năm 2017), Honda đứng thứ 20 trong top 100 thương hiệu nổi tiếng
nhất thế giới và xếp thứ 4 trong top 15 thương hiệu xe ô-tô có giá trị nhất
thế giới ( giá trị thương hiệu: 22,70 tỷ đô, tăng 3% so với 2016)
4.2.1.2 Yếu tố về công nghệ
• Công nghệ của xe máy
- Công nghệ eSP- công nghệ thông minh thế hệ mới
- Hệ thống khoá thông minh SMART Key
- Hệ thống phanh chống bó cứng ABS 2 kênh
• Công nghệ của ô tô
- Động cơ tăng áp VTEC TURBO 1.5L (Tối ưu hóa thời điểm đóng, mở
van).
- Công nghệ ICON (hỗ trợ lái xe sinh thái) giúp tiết kiệm nhiên liệu.
- Công nghệ VCM (Điều khiển xi-lanh biến thiên) tự động ngắt hoạt động
của các xi-lanh không cần thiết.
- Công nghệ truyền động đột phá EARTH DREAMS TECHNOLOGY: giúp
tiết kiệm nhiên liệu mà vẫn tối ưu hóa khả năng vận hành, được áp dụng
7
trên hầu hết các mẫu xe hiện tại của Honda Việt Nam như City, Civic,
Accord và Odyssey.
4.2.1.3. Yếu tố về sản phẩm
Honda luôn cải tiến sản phẩm của mình với việc tích hợp nhiều công
nghệ tiên tiến vượt trội, chú trọng trong việc thiết kế mới lạ cùng màu sắc
khác biệt và cuốn hút.
4.2.2. Location Adventages (Lợi thế khu vực)
4.2.2.1. Yếu tố về nhân lực
- Tỉnh có hơn 1 triệu dân, với nguồn lao động trẻ dồi dào và giá rẻ.
- Honda thu hút hơn 10.000 công nhân viên và tổ chức hàng loạt các khoá
đào tạo cho nhân viên đại lý với các nội dung đào tạo thiết thực như kỹ năng
sửa chữa chung, sửa chữa nhanh, kỹ năng sơn, sửa chữa thân và vỏ xe, cố
vấn dịch vụ, chăm sóc khách hàng,...
4.2.2.2. Yếu tố kinh tế
- Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
- Vĩnh Phúc là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của thủ
đô, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng sông
Hồng.
- Lựa chọn Vĩnh Phúc làm nơi đặt nhà máy vì tỉnh có nền công nghiệp phát
triển và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, nhất là đối với lĩnh vực công
nhiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng phát triển.
4.2.2.3. Yếu tố chính trị
Việt nam nói chung (cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng) là nơi có nền
chính trị ổn định, thích hợp hướng tới đầu tư lâu dài
4.2.2.4. Ưu đãi của chính phủ
Khi ho ̣ đến Viñh Phúc đã được lãnh đạo tỉnh đón tiếp rất nồng nhiệt, các cơ
quan chức năng tạo mọi điều kiện để họ hoàn thiện các thủ tục triển khai dự
án một cách thuân tiện nhất và sớm nhất.
4.2.3. Internalization Adventages (Lợi thế nội bộ hoá)
Có dây chuyền sản suất riêng, có thể tự sản xuất các phụ tùng và động cơ
nhờ 3 nhà máy: trung tâm phụ tùng, nhà máy bánh răng, nhà máy piston.

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng
phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất
xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại Việt Nam. Vượt qua rất nhiều những
khó khăn trong những ngày đầu về văn hóa tiêu dùng của khách hàng, tình hình
kinh tế, sự cạnh tranh từ các đối thủ Honda Việt Nam, với những chiến lược kinh
8
doanh thông minh, nỗ lực không mệt mỏi từng ngày của ban lãnh đạo, của cán bộ
nhân viên và sự hỗ trợ định hướng hết mình từ công ty mẹ đã khẳng định vị thế
ông lớn của mình và ngày càng phát triển thần tốc về quy mô, sản lượng, tạo được
lòng tin của phần đông khách hàng. Thành công của Honda tại Việt Nam là cả một
quá trình có lẽ đã bắt đầu từ sự nghiên cứu thị trường, lựa chọn phương thức thâm
nhập là tiền đề cho sự ổn định bền vững và lớn mạnh sau này. Điều đáng ngưỡng
mộ không chỉ là những lợi ích kinh tế Honda đem lại cho nền kinh tế Việt Nam
mà còn là những lợi ích xã hội mà doanh nghiệp hướng tới cộng đồng, người dân
Việt. Từ đó xây dựng được một hình ảnh đẹp, một thương hiệu lớn và đầy tâm
huyết với con người.
Với sự nỗ lực hết mình, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội
tốt đẹp hơn.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://honda.com.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-honda-viet-nam/
http://vjcchcmc.org.vn/tin-tuc/208/23-suc-manh-cua-nhung-giac-mo-a-
honda.html
http://s.cafef.vn/otc/HONDA-cong-ty-honda-viet-nam.chn
https://club74.net/6-nha-may-cua-honda-viet-nam/
https://www.danhgiaxe.com/top-10-o-to-ban-chay-nhat-thang-42018-doanh-so-
honda-cr-v-gap-doi-mazda-cx-5-26634 https://toc.123doc.org/document/1532966-
co-hoi-va-thach-thuc-cua-honda-viet- nam-1-co-hoi.htm
https://svktclub.org/2013/01/23/phan-tich-swot-cua-cong-ty-honda/
https://baomoi.com/thu-hut-fdi-vao-cac-dia-phuong-nhin-tu-vinh-
phuc/c/23955286.epi
https://www.msn.com/vi-vn/money/stockdetails/financials/fi-126.1.HMC
http://baovinhphuc.com.vn/kinh-te/tin-tuc/11751/vinh-phuc---diem-den-cua-cac-
nha-dau-tu-nhat-ban.html
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhTe/View_Detail.aspx?ItemID=3
508
https://www.youtube.com/watch?v=04KarAdJaIs
https://youtu.be/04KarAdJaIs
http://xevathethao.vn/xe-doi-song/honda-viet-nam-chung-tay-vi-cong-dong.html

10
11

You might also like