You are on page 1of 3

Bốn câu cuối tập trung vào miêu tả cảm xúc cũng là những vần thơ chứa đựng

nhiều tình cảm, đó là lòng mong ngóng quê nhà, nỗi khát khao được trở về quê
hương, tình yêu và sự buồn bã khi phải sống tha phương

Câu thơ 5 và 6: Đây là hai câu hay nhất trong bài thơ chữ Hán của Đỗ Phủ
cũng như trong bản dịch của Nguyễn Công Trứ.

Phiên âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Dịch nghĩa:
“Khóm cúc nở hoa đã hai lần làm tuôn rơi nước mắt ngày trước,
Con thuyền lẻ loi thắt chặt mãi tấm lòng nhớ về vườn cũ.”
Dịch thơ:
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
(Nguyễn Công Trứ dịch)

Phân tích:
- Trong hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ tượng trưng thông
qua 2 hình ảnh khóm hoa cúc và con thuyền
* Hình ảnh :”Hoa cúc”: là hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu, mang vẻ đẹp
trắng trong và thuần khiết .
+ Hình ảnh “Tùng cúc lưỡng khai ” – “Khóm cúc nở hoa đã hai lần”:
hai lần ở đây tượng trưng cho hai năm đã đi qua, hai năm nhà thơ lưu lạc ở đất
Quỳ Châu.
+ Hai lần hoa cúc nở luôn làm nhà thơ rơi nước mắt: “nước mắt ngày
trước”-“dòng lệ cũ”đã nói lên nỗi buồn đau dai dẳng , triền miên, thường trực
của nhà thơ.Hoa cúc có thể mới nhưng nỗi buồn thì vẫn vậy: nước mắt hôm nay
(hiện tại) và giọt nước mắt hôm qua (quá khứ) đều giống nhau vì chúng đều
cùng một dòng chảy, đắng đót, mặt chát như nhau.
+ Nguyễn Công Trứ dịch thoát ý là : Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
cũng rất hay,thể hiện tâm trạng cô đơn chất chửa sầu thương của tác giả trong
những năm tháng phiêu bạt , xa quê hương sâu nặng nghĩa tình .
 Hình ảnh hoa cúc biểu tượng cho nỗi buồn đau dằng dặc, thường
trực của tác giả. Đó là sự chất chồng của nỗi xót xa cho thân phận tha
hương trôi nổi và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ Đỗ Phủ.
+ Hình ảnh con thuyền càng làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê trào dâng
trong lòng tác giả

+ “Cô” : là một mình, là cô độc, là lẻ loi.


+ “ Con thuyền ” là một ẩn dụ đầy ý nghĩa không chỉ vì tính chất trôi nổi,
đơn độc của nó mà còn vì nó là phương tiện duy nhất để chở ước vọng của nhà
thơ về với quê hương trong tâm tưởng.
=>Là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời nổi trôi, lưu lạc, vất vả, nay đây
mai đó của tác giả. Từ đó , thể hiện hoàn cảnh cô dơn lẻ loi của tác giả đồng
thời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc , da diết của ông.

(Tuy nhiên trong bản dịch bỏ mất tính từ cô trong Cô chu chứa chất đầy tâm,
trạng của Đỗ Phủ nơi đất khách quê người làm cho“Con thuyền” không mang
được cái sắc thái cô đơn, lẻ loi của nó hay cũng chính là của tác giả )
+ “nhất hệ” : thắt chặt => Tả thực hình ảnh con thuyền đưa nhà thơ trở
về quê cũ lại bị buộc chặt ở đất Quỳ Châu đồng thời thắt chặt tấm lòng con
người chính là tác giả với quê hương của mình.
+ Đặc biệt h/ả “Cố viên tâm”-“ tấm lòng nhớ về vườn cũ” đã thể hiện
tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ.
Với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo, hàm súc, cô đọng:
“lưỡng khai”, “nhất hệ”, “cố viên tâm”, “tùng cúc”, “cô chu” đã khiến
người đọc nhận biết được trạng thái lẻ loi, cô độc, nỗi buồn đau, xót xa, nỗi
nhớ quê nhà da diết bị dồn nén , không thể nào giải tỏa được của nhân vật
trữ tình

Câu 7 ,8: Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày
đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến
cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy
không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

Phiên âm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm.
Dịch nghĩa :
Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,
Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập
Dịch thơ :
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
(Nguyễn Công Trứ dịch)
Phân tích

+ “Hàn y”: vốn là một thứ trang phục mùa đông của ng TQ xưa,
+ 2 tiếng “xứ xứ” : có nghĩa là mọi nơi , như mở rộng không gian nơi con
người sinh hoạt mà tác giả nhắc đến.
+ “thôi”: thôi thúc, thúc giục
+ “đao xích”:dao thước => ý nói ở đây là việc may đo quần áo
-> gợi ra một khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập pha chút tươi vui , người người
nhà nhà nô nức may áo ấm để chuẩn bị cho mùa động lạnh lẽo sắp đến . Cảnh
vật ấy trái ngược hoàn toàn với tâm trạng u buồn lẻ loi cô đọc của Đỗ Phủ.
Câu thứ 2:’’ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
+ “mộ” gợi cho ta 1 khung cảnh chiều tà, khi mặt trời đang dần dần lặn xuống
+ tiếng “cấp” thể hiện sự gấp rút, vôi vàng. Kết hợp với “châm” là cái chày
đá đập quần áo để giặt giũ.
->tạo nên 1 cảnh tượng mộc mạc, quen thuộc thời xa xưa với những âm thanh
của chày đập quần áo gấp rút. Mọi thứ quá đỗi bình dị và chân thực.
+ Từ 2 câu thơ trên ta thấy đc ngay lúc này đây, Đỗ Phủ đang chứng kiến cảnh
người người nhà nhà rộn ràng may áo , giặt áo. Cảnh vật vừa nhộn nhịp vừa náo
nhiệt nhưng với tác giả mà nói thì có lẽ nó lại mang đến một nỗi buồn khó tả.
+ đó là bởi vì những chiếc áo rét mà người dân nhộn nhịp may đo kia, một
phần sẽ để gửi cho các người lính đang chấn thủ biên cương xa xôi. Do chứng
kiến cảnh li tán, khốn khó của nhiều gia đình, tác giả vừa xót xa vừa đồng cảm
với những con người xa nhà xa quê ấy. Và chính ông cũng là 1 kẻ tha hương,
lưu lạc và nghèo đói nên trong ông lúc này đây là những cảm xúc ngậm ngùi,
chua xót. Hơn thế nữa, ông chứng kiến khung cảnh nhộn nhịp đó khiến bản thân
ông vô cùng nhớ nhung gia đình, nhớ nhung ngôi nhà thân thuộc.
Đây quả là một kết thúc thơ đầy sâu sắc và đặc biệt, sâu sắc bởi ý tứ thơ và
đặc biệt ở những hình ảnh thơ.
=> Nếu như ở câu thơ thứ 7 gợi ra một bức tranh rộn ràng thì câu thơ
thứ 8 lại gợi ra những âm thanh gấp rút tạo nên một sự đối chỉnh vô cùng
cân xứng. Sự hài hòa giữa âm thanh và hình ảnh đã khiến chúng trở thành
một điểm sáng của bài thơ. Có thể thấy bằng ngôn ngữ thơ giàu ý nghĩa,
nghệ thuật đối chỉnh nhà thơ Đỗ Phủ đã thể hiện tâm trạng lo âu, buồn
nhớ, xót xa một cách vô cùng chân thực.

You might also like