You are on page 1of 3

Định lý Wilson và ứng dụng

Ngày 23 tháng 10 năm 2022

1 Lý thuyết
1.1 Nhắc lại về nghịch đảo
Sự tồn tại nghịch đảo : Cho a, n nguyên, gcd(a, n) = 1. Khi đó, tồn tại duy nhất b ∈
{0, 1, ..., n − 1} sao cho ab ≡ 1 (mod n). b được gọi là nghịch đảo của a mod n và được kí hiệu
là a−1 .
Chứng minh : Ta có : {0, 1, ..., n − 1} là hệ thặng dư đầy đủ mod n.
Mà gcd(a, n) = 1 =⇒ {0, a, 2a, ..., (n − 1)a} cũng là hệ thặng dư đầy đủ mod n.
=⇒ tồn tại duy nhất b ∈ {0, 1, ..., n − 1} sao cho ab ≡ 1 (mod n). Ta có điều phải chứng minh.
Tóm lại, nghịch đảo của a mod n là số a−1 duy nhất thuộc tập {0, 1, ..., n − 1} sao cho
a.a−1 ≡ 1 (mod n).

1.2 Định lý Wilson


Định lý Wilson : a) Cho p nguyên tố. Khi đó :

(p − 1)! ≡ −1 (mod p)
b) Ngược lại, nếu có số nguyên n > 1 sao cho (n − 1)! ≡ −1 (mod n) thì n là số nguyên tố.
Chứng minh :
a) Với mỗi i ∈ {1, 2, ..., p − 1}, ta ghép cặp i với nghịch đảo i−1 của i mod p (riêng 1 và p − 1
không được ghép cặp do nghịch đảo của 1 mod p vẫn là 1 và nghịch đảo của p − 1 mod p vẫn là
p − 1). Khi đó, tích 2 số trong cùng một cặp đồng dư 1 mod p (do i.i−1 ≡ 1 (mod p)).

Y
=⇒ (p − 1)! = 1 · 2 · · · (p − 1) = 1 · (p − 1) · (i.i−1 ) ≡ p − 1 ≡ −1 (mod p)
i và i−1 thuộc cùng một cặp

b) Phản chứng : Giả sử n là hợp số =⇒ n = ab với a, b > 1 nguyên dương =⇒ a|(n − 1)!
Mà a|(n − 1)! + 1 (vì n|(n − 1)! + 1) =⇒ a|1 (vô lý vì a > 1).
Do đó điều giả sử là sai =⇒ n là số nguyên tố.
Định lý được chứng minh xong. □
Hệ quả : Cho p nguyên tố. Khi đó, với mọi 0 ≤ k ≤ p − 1 ta có :

k!(p − 1 − k)! ≡ (−1)k+1 (mod p)

1
Chứng minh : Theo định lý Wilson ta có :

(p − 1)! ≡ −1 (mod p)

=⇒ k! · (k + 1)(k + 2) · · · (p − 1) ≡ −1 (mod p)
Mà p − 1 ≡ −1 (mod p), p − 2 ≡ −2 (mod p), ..., k + 1 ≡ −(p − k − 1) (mod p)

=⇒ k! · (−1)(−2) · · · [−(p − k − 1)] ≡ −1 (mod p)

=⇒ k! · (−1)p−k−1 (p − k − 1)! ≡ −1 (mod p)

=⇒ k! · (−1)p−1 (p − k − 1)! ≡ (−1)k+1 (mod p)


Mà (−1)p−1 ≡ 1 (mod p) với mọi p nguyên tố (vì nếu p lẻ thì (−1)p−1 = 1, còn nếu p = 2 thì
(−1)p−1 = −1 ≡ 1 (mod 2)) nên ta có điều phải chứng minh.

1.3 Bổ đề liên quan


Bổ đề : Cho n > 1 nguyên dương. Khi đó :
a) Nếu n ̸= 4 và n là hợp số thì n|(n − 1)!
b) Nếu n|(n − 1)! thì n ̸= 4 và n là hợp số.
Chứng minh :
a) Vì n là hợp số nên n = ab trong đó a, b > 1 nguyên dương. Không mất tính tổng quát giả sử
a ≥ b.
- Nếu a > b thì (n − 1)! = 1 · 2 · · · b · · · a · · · (n − 1) chia hết cho ab = n.
- Nếu a = b thì vì n ̸= 4 nên a = b > 2. Khi đó n − 1 = a2 − 1 > 2a =⇒ (n − 1)! =
1 · 2 · · · a · · · 2a · · · (n − 1) chia hết cho a2 = n.
b) Nếu n = 4, thử vào không thỏa mãn. Do đó n ̸= 4.
Nếu n là số nguyên tố thì theo định lý Wilson, ta có : n|(n − 1)! + 1. Mà n|(n − 1)! =⇒ n|1 (vô lý
vì n > 1). Do đó n là hợp số.

2 Bài tập
1. Cho p nguyên tố và p ≡ 1 (mod 4). Chứng minh rằng :
  2
p−1
! + 1 ≡ 0 (mod p)
2
2. Cho p nguyên tố và 0 ≤ r ≤ p − 1 sao cho p|(−1)r r! + 1. Chứng minh rằng p|(p − r − 1)! − 1.
3. (Trại hè Hùng Vương 2022) Cho p nguyên tố lẻ và đa thức Q(x) = (p + 1)xp − 2x. Có tồn tại
hay không hoán vị (a1 , a2 , ..., ap−1 ) của (1, 2, ..., p) sao cho {a1 Q(1), ..., ap−1 Qp−1 } là hệ thặng dư
thu gọn mod p ?
4.Tìm tất cả n ≥ 2 nguyên dương sao cho 1!, 2!, ..., (n − 1)! đôi một không đồng dư với nhau mod
n.
5. (Bulgaria 1982) Tìm tất cả a, n nguyên dương sao cho :

2
an = (a − 1)! + 1
6. (Bulgaria NMO 2017) Tìm tất cả (p, a, m), trong đó p nguyên tố, a, m nguyên dương sao cho
a ≤ 5p2 và

(p − 1)! + a = pm
7. (Hà Lan TST 2017) Tìm tất cả n nguyên dương sao cho 2n − 5|3(n! + 1).
8. (Balkan 2016) Tìm tất cả đa thức f hệ số nguyên, hệ số cao nhất bằng 1 sao cho : tồn tại N
nguyên dương thỏa mãn p|2[f (p)]! + 1 với mọi p > N là số nguyên tố.

You might also like