You are on page 1of 2

TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

MÔN HOÁ HỌC 9


I. Nội dung ôn tập
1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, và muối. Một số muối quan trọng và phân bón hóa học.
2. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. 3. Tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại.
4. Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
5. Xem lại các bài tập 4 (SGK/33), 3 (SGK/41), 3 và 4 (SGK/51), 2 (SGK/54).
II. Phần tự luận
Câu 1. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:

(a)

(b)
Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch không màu sau, viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu
có). a, HCl, H2SO4, NaOH, BaCl2. b, HCl, Ca(OH)2, KNO3, Na2SO4.
Câu 3. Ở những khu vực đất trồng bị nhiễm phèn (nhiễm chua) người nông dân sử dụng một loại hợp chất vô cơ để giảm
độ chua của đất.
a. Hãy cho biết hợp chất vô cơ đó có tên gọi và công thức hóa học là gì?
b. Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng khử chua đất của hợp chất vô cơ đó. (sử dụng một axit thông thường
như HCl hoặc H2SO4).
Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch 100 ml dung dịch CuCl 2 0,2M đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì
dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A.
a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
Câu 5. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 500 ml dung dịch X và V lít khí
CO2 (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra và tính V. (b) Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.
(c) Dẫn lượng CO2 thu được ở trên vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
III. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Muốn làm khô các khí O2, CO2, SO2, HCl cần dùng hóa chất nào sau đây?
A. CaO B. P2O5 C. Ca(OH)2 D. NaOH
Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây là quỳ tím hóa đỏ?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu đỏ?
A. HCl, NaCl, NaOH. B. HNO3, Ba(OH)2. C. NaOH, KOH. D. H2S, Ca(OH)2.
Câu 4. Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Kali. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho.
Câu 5. Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Hiđro.
Câu 6. Căn cứ theo nguyên tố dinh dưỡng có trong phân (NH4)2HPO4 thì gọi tên loại phân này là:
A. đạm và kali. B. lân và đạm. C. kali và lân. D. đạm, lân và kali.
Câu 7. Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối kali
cacbonat. Công thức của kali cacbonat là
A. KCl. B. KOH. C. NaCl D. K2CO3.
Câu 8. Một người làm vườn đã dùng 600 gam phân bón Urê (NH2)2CO để bón cho rau. Tính khối lượng của nguyên tố
dinh dưỡng mà người nông dân đã cung cấp cho ruộng rau?
A. 116,7 gam. B. 233,3 gam. C. 280 gam. D. 140 gam.
Câu 9. Natri clorua được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế natri, xút, nước Gia-ven. Công thức của natri clorua là:
A. Na2CO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KCl.
Câu 10. Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri
hiđrocacbonat là:
A. NaOH. B. NaHS. C. NaHCO3. D. Na2CO3
Câu 11. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?
A. 2K + 2H2O ⟶ 2KOH + H2 B. CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2
C. Mg + H2SO4 ⟶ MgSO4 +H2 D. BaCl2+Na2SO4 ⟶ BaSO4 + 2NaCl
Câu 12. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natricacbonat (Na 2CO3) thu được khí nào sau đây?
A. Khí hiđro. B. Khí oxi. C. Khí cacbon oxit. D. Khí cacbon đioxit.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Cu(NO3)2?
A. AgNO3. B. HCl. C. NaOH. D. KCl
Câu 14. Dung dịch Na2CO3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. KCl. C. CaCl2. D. NaNO3
Câu 15. Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3. B. Ca(OH)2, HCl. C. Ca(OH)2, Na2CO3. D. NaOH, MgCl2.
Câu 16. Cho lượng dư AgNO3 vào 100 ml dung dịch KCl x M thu được 4,305 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 17. Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K 2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong
dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 18. Trong các kim loại sau đây kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Al B. Cu C. Fe D. Ag
Câu 19. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim
loại X là:
A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb.
Câu 20. Trong số các kim loại Al, Fe, Mg, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường và nhiệt độ
cao? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ag.
Câu 21. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 22. Dãy gồm các kim loại tác dụng với dung dịch HCl giải phóng H2 là:
A. K, Mg, Ag B. Na, Al, Cu C. Mg, Zn, Na D. Al, Ag, Zn
Câu 23. Những kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al, Fe B. Ag, Cu C. Cu, Fe D. Al, Mg
Câu 24. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H 2O?
A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Mg.
Câu 25. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch CuSO4 sinh ra kim loại Cu :
A. Na, Al, Fe. B. Mg, Al, Fe. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu.
Câu 26. Khi nhúng một đinh sắt vào dung dịch CuSO4 hiện tượng xảy ra là:
A. Có kết tủa trắng xuất hiện.
B. Có khí thoát ra.
C. Dung dịch màu xanh nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào đinh săt.
D. Dung dịch không màu chuyển sang màu xanh.
Câu 27. Nhúng một thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng, hiện tượng xảy ra như thế nào?
A. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam. B. Không hiện tượng.
C. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra. D. Có kết tủa trắng.
Câu 28. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng:
A. dung dịch CuSO4 dư. B. dung dịch FeSO4 dư.
C. dung dịch ZnSO4 dư. D. dung dịch H2SO4 loãng dư.
Câu 29. Để làm sạch dung dịch MgSO4 có lẫn chất là ZnSO4 có thể làm sạch mẫu này bằng kim loại nào sau đây:
A. Fe B. Cu C. Zn D. Mg
Câu 30. Cho các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Na. Sắp xếp nào sau đây theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. Cu, Fe, Al, Na B. Na, Al, Fe, Cu C. Na, Cu, Al, Fe D. Na, Fe, Al, Cu
Câu 31. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và
Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự
hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
A. Z, T, X, Y. B. T, Z, X, Y C. Y, X, T, Z. D. Z, T, Y, X
Câu 32. Trung hòa 500 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 25%. Khối lượng dung dịch KOH cần dùng là
A. 224 gam. B. 112 gam. C. 264 gam. D. 150 gam.
Câu 33. Hoà tan hợp kim Al-Mg trong V ml dung dịch H 2SO4 0,5M có 8,96 lit khí hiđro bay ra ở đktc. Thể tích HCl cần
dùng là:
A. 500. B. 400. C. 600. D. 800.
Câu 34. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí
hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 3,4. C. 4,4. D. 5,6.
Câu 35. Hoà tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 8,96 lit khí H2 đktc. Cô cạn
dung dịch thu được m gam muối khan. m có giá trị là :
A. 2,52 B. 39,4 C. 3,94 D. 25,2.

You might also like