You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN VẬT LÝ KĨ THUẬT

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

GVHD: PGS.TS.Lương Hữu Bắc


Sinh viên: Nguyễn Đình Long
MSSV: 20196406

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2022


Bài 1
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NỘI THẤT TRÊN DIALUX

I. MỤC ĐÍCH
• Nắm được cách sử dụng phần mềm Dialux
• Hiểu được nguyên lý chiếu sáng đối với từng không gian, từng thời
điểm
• Có khả năng kết hợp nhiều loại ánh sáng để chiếu cho không gian
• Nắm được cách sử dụng máy đo độ rọi lux kế, máy đo khoảng cách
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Kỹ thuật chiếu sáng nội thất nghiên cứu các phương pháp thiết kế hệ thống
chiếu sáng nhằm tạo nên môi trường chiếu sáng tiện nghi, thẩm mĩ, phù hợp với
yêu cầu sử dụng và tiết kiệm điện năng của các công trình trong nhà.
Người ta thường phân loại thiết kế chiếu sáng nội thất theo các nhóm sau:
• Văn phòng và công sở.
• Khách sạn, nhà hàng.
• Các phòng họp, giảng đường và lớp học.
• Các phòng biếu diễn nghệ thuật.
• Các công trình y tế, bệnh viện.
• Các công trình thể thao trong nhà.
• Các phòng trưng bày, triển lãm.
• Các trung tâm thương mại, cửa hàng.
• Các công trình giao thông, nhà ga.
• Nhà thờ.
Để tính toán, thiết kế chiếu sáng nội thất cần các dữ liệu sau đây:
• Đặc điểm kiến trúc và hình học của địa điểm chiếu sáng.
• Yêu cầu sử dụng của địa điểm chiếu sáng, tính chất công việc của môi
trường cần chiếu sáng.
• Đặc tính quang học của không gian chiếu sáng, hệ số phản xạ của trần
tường, nền.
• Có khả năng sử dụng ánh sáng tự nhiên hay không?
• Các yêu cầu về thẩm mỹ.
• Đặc điểm của nguồn cung cấp: điện áp, chế độ trung tính.
• Các yêu cầu về điều khiển hệ thống chiếu sáng.
• Khả năng tài chính và khấu hao của công trình.
Với mỗi không gian làm việc đều có những tiêu chuẩn về độ rọi và giới hạn
chói loá nhất định. Việc lựa chọn các tiêu chuẩn để tiến hành thiết kế thường dựa
trên tiêu chuẩn TCVDVN, QCVN, ví dụ: TCVN 7114-2008, QCVN
12:2014/BXD, QCVN 22/2016/BYT.
Để thiết kế chiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên thì phải đảm bảo các yêu
cầu:
• Độ rọi tự nhiên yêu cầu nhằm đảm bảo tiện nghi nhìn.
• Phân bố của ánh sáng tự nhiên trên bề mặt làm việc (đều, không đều).
• Bảo đảm tiện nghi nhìn (tránh chói lóa).
• Che trực xạ (tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào người quan sát.
* Nghệ thuật chiếu sáng nội thất:
Thiết kế chiếu sáng nội thất cần phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:
• Vấn đề tiện nghi nhìn: Đảm bảo đủ ánh sáng phù hợp với công việc cụ
thể của chức năng nội thất.
• Vấn đề thẩm mỹ kiến trúc: Thiết kế chiếu sáng nội thất phải tạo nên ấn
tượng thẩm mỹ của nghệ thuật kiến trúc và các đồ vật trong nội thất.
• Vấn đề kinh tế: Xác định phương án tối ưu thoả mãn cả tiện nghi nhìn
và nghệ thuật kiến trúc.
Tiện nghi nhìn:
• Cần đảm bảo yêu cầu về độ rọi và sự đồng đều của nó trên mặt làm việc.
• Không gây chói loá.
III. THỰC HÀNH
1. Quy trình thiết kế
• Khảo sát hiện trạng phòng học C9-110
• Tiến hành đo kích thước phòng bằng máy đo laser. Khảo sát độ rọi hiện
trạng của phòng học bằng máy đo độ rọi.

Máy đo laser Máy đo độ rọi

• Sử dụng phần mềm DiaLux để dựng và mô phỏng theo các bước sau:
+ Lựa chọn nội thất, thông số màu sắc của sàn và trần, tường:
+ Thêm cửa sổ, cửa ra vào:
+ Thêm đồ vật:

2. Lựa chọn đèn


❖ Lý do lựa chọn đèn:
Dựa theo công dụng của phòng C9-110 thuộc phòng học. Theo TCVN
7114-2008, QCVN 09-2003 phòng học phải đạt tối thiếu 500 lux và có Hệ số
chói lóa đồng nhất URG ≈ 19.
Theo thực trạng phòng C9-110 không đạt tiêu chuẩn độ rọi đề ra. Vì vậy
em lựa chọn thay thế đèn hiện trạng thành đèn LED Panel P08 600x1200
80W. Ứng dụng công nghệ dẫn sáng trên tấm thủy tinh quang học biến nguồn
sáng điểm LED thành nguồn sáng phẳng, phân bố ánh sáng đều trên bề mặt
đèn, hạn chế chói lóa, sử dụng tấm dẫn sáng PMMA không ố vàng theo thời
gian sử dụng.
❖ Thông số đèn:
• Công suất: 80W.
• Điện áp: (150-250) V/(50-60)Hz.
• Nhiệt độ màu: 3000K.
• Quang thông: 8400 lm.
• Hiệu suất sáng: 105 lm/W.
• CRI: 85.
• URG: < 19.
• Kích thước (DxRxC): (600x1200x10) mm.
Cách bố trí đèn:
• Bố trí 2 dải đèn , mỗi đèn cách nhau theo hàng 4m, theo cột là 1.3m.
IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Sau khi thiết kế, lựa chọn vật liệu, nội thất và bố trí đèn, ta thu được mô phỏng:
V. KẾT QUẢ CHIẾU SÁNG:
Mặt làm việc được xác định là mặt bàn học (cách mặt sàn 1m).
Kết quả độ rọi trung bình đạt 557 lux > 500 lux đạt tiêu chuẩn chiếu sáng
Việt Nam.
Bài 2:
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

I. MỤC ĐÍCH
• Nắm được cách sử dụng phần mềm DialuxEVO.
• Hiểu được các thông số chiếu sáng của đường.
• Biết cách thiết kế chiếu sáng đường đơn giản.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hệ thống chiếu sáng công cộng là thành phần không thể thiếu được trong
mọi không gian kiến trúc của 1 đô thị. Ngoài chức năng đảm bảo an toàn cho
các phương tiện giao thông, an toàn cho cuộc sống đô thị vào ban đêm, chiếu
sáng công cộng còn làm đẹp cho các công trình kiến trúc góp phần tạo cảnh quan
cho các công trình đô thị.
Yêu cầu chung với hệ thống chiếu sáng đường phố:
• Chất lượng chiếu sáng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.
• Đảm bảo chức năng định vị, dẫn hướng cho các phương tiện tham gia
giao thông.
• Có tính thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan môi trường xung quanh.
• Có hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp.
• Thuận tiện trong vận hành và duy trì bảo dưỡng.
• Độ chói trung bình của mặt đường phải phù hợp với người lái xe.
Việc chiếu sáng đường cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn đối với từng quốc
gia, từng vùng như TCXDVN 259:2001 hay CIE 115-1995 đối với Việt Nam
hay EN 13201:2015 hay ROVL 2011 đối với châu Âu.
III. THỰC NGHIỆM
Thiết kế chiếu sáng đường:
• Đường xe ô tô 2 làn rộng 10m
• Đường dành cho người đi bộ 2 bên, mỗi bên rộng 2m
• Thảm cỏ 2 bên, mỗi bên rộng 2m.
Sử dụng phần mềm DiaLux để dựng và mô phỏng:
Thiết kế, dựng làm đường cho ô tô, do người đi bộ và thảm cỏ.

Lựa chọn đèn:


Lý do lựa chọn đèn: Dựa theo tiêu chuẩn TCXDVN 259:2001 hay CIE 115-
1995 đối với Việt Nam, em đề xuất lựa chọn đèn đường năng lượng mặt trời 70W
(CSD02.SL.RF 70W) vì những ưu điểm nổi trội như:
• Đèn sử dụng chip LED SMD, chất lượng cao có khả năng chịu tác động
môi trường tốt.
• Sử dụng Pin lưu điện công nghệ Lithium có tuổi thọ và độ tin cậy cao.
• Tấm Pin năng lượng mặt trời công nghệ Poly-crytalline độ tin cậy cao.
• Bộ điều khiển nạp/xả thông minh có chức năng bảo vệ Pin và tự động điều
chỉnh độ sáng cho phép đèn hoạt động trong thời gian dài.
Thông số đèn :
• Công suất: 70W.
• Nhiệt độ màu: 5000/6500K.
• Quang thông: 4300 lm.
• Hiệu suất sáng: 61.5 lm/W.
• Cấp bảo vệ: IP 66; IK 08.
• Kích thước (DxRxC): (600 x 270 x 110) mm.
Cách bố trí đèn:
Dải đèn 1 bên đường ở phân cách thảm cỏ và làn người đi bộ, mỗi đèn cách
nhau 15m, cao độ đèn 8m.

IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


Sau khi thiết kế, ta thu được mô phỏng:
V. KẾT QUẢ CHIẾU SÁNG

Có thể thấy tính toán về các thông số như độ rọi, độ chói của làn ô tô và làn cho
người đi bộ đều đạt tiêu chuẩn cấp chiếu sáng như sau:
• Đường cho ô tô có độ rọi trung bình là 54 lx

• Đường cho người đi bộ có độ rọi trung bình là 26.6 lx:

You might also like