You are on page 1of 93

.

‘¿V-

■ U m


VŨ DƯƠNG NINH (Chủ biên) - PHAN V
NGUYỄN VĂN TẬN - TRẦN THỊ VINH ■S* ,

. V i ® ; • A V ‘\* '\ v

1 *1 1 1

■aC'' '

slil ': :

DX.037117
N H À X U Ấ T BẢN Đ A I HO C s ư P H A M
MỤC LỤC• ■

Trang

Lời nói đầu.................................................................................................................................. 7

Chươnẹỉ
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ ĐẦU
CỦA LỊCH SỬ CẬN ĐẠI • • •

I - Phát kiến địa lí và sự hinh thành quan hệ quốc tế trên phạm vi thế giới..............................................9

II - Những biến động lớn ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII......................................................... 13

llll * Quá trình di dân ở Bắc Mĩ và sự thành lập Liên bang Mĩ (1776)................................................. 20

Ch ươn ạ / /
QUAN HỆ QUỐC TẾ ở CHÂU Â u
TỪ CÁCH MẠNG PHÁP ĐẾN HỘI NGHỊ VIÊN
(1789-1815)

ỉ - Quan hệ Quốc tế trong thời ki cách mạng Pháp.......................................................................... 27

I! - Quan hệ quốc tế trong những năm chiến tranh của Napôlêông................................................... 33

III - Quan hệ quốc tế trong những nảm cuối cùng của Đế chế Napôlêông........................................ 40

Chươìiẹ I I I
QUAN HỆ QUỐC TẾ ở CHẢU Â u
Từ HỘI NGHỊ VIÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ
(1815-1871)

I - Hội nghi Viên và sự thành lập tổ chức Đổng minh Thẩn thánh..................................................... 47

II - Sư can thiệp của Đóng minh Thần thánh đối với phong trào cách mạng cháu  u......................... 53

III - Cuộc cách mạng còng nghiệp ở chàu Âu và những hệ quả của nó............................................. 55

IV - Quan hệ quốc tế xung quanh vấn đé phương Đông..................................................................59

V - Quan hệ quốc tế trong phong trào cách mang giữa thế kỉ XIX.................................................... 66

VI - Quan hệ quốc tế trong phcng tràc công nhân 1848 - 1871 ........................................................ 72

3
Cììươììg IV
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC
VÀ TRANH GIÀNH THUỘC ĐỊA
CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

I - Nhu cầu thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc..................................................................................77

II - Cuộc đấu tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốcđối với châu Á.....................78

III - Các nước đế quốc xâm lược và phàn chia khu vực ảnh hưởng ở châu Phi.................................. 86

IV - Sự bành trướng của nước Mĩ ở khu vực Mĩ latinh....................................................................... 90

Clìirơỉìg V
QUAN HỆ QUỐC TẾ
Từ SAU CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ
ĐẾN KẾT THÚC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1871 -1918)

I - Sự hình thành các khối liên minh quân sự ở châu Âu trong những năm cuối thế kỉ XIX..................... 95

II - Quan hệ quổc tế đầu thế kỉ XX............................................................................................... 100

III - Quan hệ quốc tế trong phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XIX
đến trước khi bùng nổ Thế chiến I (1871 -1914)........................................................................... 110

IV - Quan hệ quốc tế trong thời kì Thế chiến I (1914 -1918)........................................................... 112

Chương V ỉ
QUAN HỆ QUỐC TẾ
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 -1939)

I - Sự hỉnh thành trật tự thế giới mới sau Thế chiến I (1919- 1929)................................................. 123

II - Quan hệ quốc tế của nước Nga Xô viết - Liên Xô

và Phong trảo cộng sản trong những nảm 20 của thế kỉ XX........................................................... 136

III - Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sách lược đấu tranh của Quốc tế Cộng sản......................... 141

IV - Quan hệ quốc tế trước khi chiến tranh bùng nổ....................................................................... 151


Chương V II
QUAN HỆ QUỐC TẾ
TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ H AI (1939 -1945)

I - Giai đoan thứ nhất (9/1939 - 6/1941):

Phe phát xít xâm chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi............................ 159

II - Giai đoạn thứ hai (6/1941 - 11/1942):

Chiến tranh lan rộng toàn thế giới vả sự hinh thành Đổng minh chống phát xít................................. 166

III - Giai đoan thứ ba (11/1942 - 12/1943):

Bước ngoặt của chiến tranh, quân Đóng minh chuyển sang phản công........................................... 175

IV - Giai đoan thứ tư (12/1943 - 8/1945):


Quân Đóng minh tổng phản công tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc................................................................................................179

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 191


9

5
LỜ I NÓI ĐẨU

Thực hiện dirờnq lố i Đ ô i mới cùa Đảnẹ, quan lìệ (lỏi ỉìỉỊoạị cùa nước ta
ỉiqàv I ờnạ r ộ ỉiẹ m ờ tlìeo phirơ/iọ chúm 7
< </ phươiìạ lioú, (Uí ílựMỊ lio ú tì êtì tinh
thần Vièí Num muốn lủ ban Ví) dôi túc tin ( ây cùa tất cả cúc HƯỚC trong cộnọ
• • • V l * t 1 /

CÍỔ/IÍỊ quốc tê pììấtĩ đấu vì lìoủ bình, lìỢỊ) tác vù phút triển.
Dê dạt dược tìhữiiq thành tựu tiẹủv ( ủ/tạ Ịớỉì ỉrotiẹ tiến trình hội nhập quốc tê,
việc hiển biết vê lịch SỪ CỊUUH hệ CỊUÔC té lủ diêu vỏ CÙMỊ cutí thiết. Ti otiq chươiiạ
trình (ĩủo tạo dụi học, môn học Lịch sử quan Ììệ quốc tê có vị tri CỊIÌUÌI trọníỊ.
Môn học tìùy tiìiằni CUM* cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bân vê CỊIỈÚ
trình pììút triển của ttìôi quan hệ qiữa cúc CỊIÌÔC qicỉ, nhữ/ì q biên động lớ/ì iron ạ
Í/HCUÌ hệ quốc tế. Từ dó, sinh viên bước đần có cơ sà lịch SỪ đẻ phún tícìì nhữĩiq
sự kiện dã LỊUU và rèn luyện khả tìủtiỸ* dự báo tình hình trước tìhữnẹ biến chuyển
(UiỉìíỊ tiếp íliễỉì tronq dòi sônẹ chinh t r i tliế qiới. M ôn học này p h ô i liỢỊ) với các
ttìôtì học khúc' trong i ỉiươìig trình (lào tạo ịL í luận về quan hệ quốc tế, Kinh tê
quốc tế, Luật pháp quốc tê, Quan hệ đỏi ììạoại Việt Nam...), sè vừa dủtìì ìnio
tihữììạ tr i thức về /ịch sử, vừa ạợi tìiở tiìiữnạ suy n q h ĩ về hiện tụi và tươỉHỊ la i;
vừa man %tính lí thuyết, vừa có V nqlìŨỊ thực tiễn dôi veri sự ỉìội lìlìập quốc tê
cùa tì ước nhí).
Giáo trình /lủv được coi là tài ỉiẻii cơ bản dê siỉìh viên có kiến thức nền
tíiìì^ chim ạ, còn khi gùỉ/iẹ (ỉạv Ví) học tập, rất cần thum khảo nhiều tài ỉiệu
khác, dặt ra các vấn dề, ÍỊÌCỈ định cức tình ìiuốtiạ dê thảo ỉ HÚlì, rút ra nhữ/iq
ki/ill nẹ/liệm lich sử vủ dề xuất các qiíỉi pháp thực tiễn.
Giáo trình này dược bién soạn sau một sô tìùììì qicỉnẹ (lạy thử nẹhiệm tại
Khoa Quốc tê học Trườtìg Đ ạ i học Khoa học .xã hội vủ Nhân vãn (Dại học
Quốc gia Hủ Nội) Ví) ỏ ttìộì sô trườnạ khúc. ChúmỊ tôi xin ẹửi lời cam ơìì ( liàn
thành âêìì cúc ÍỊÌÚO sư, qiửng viê/ì và sinh viên dà ẹóp ỷ âé b ổ SHMỊ, sửa chữa;
càììì ơn Thạc s ĩ Bùi Hổnạ Hạnh del SƯU tầm bản (ĩồ vủ hình ảỉtìt đê minh hoạ
nội dung cuốn sách. Rất mo/iạ nhận được V kiến đónẹ ỈỊÓỊ) cùa ban dọc.

Các tác giá

7
Chương I

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ ĐẦU


CỦA LỊCH SỬ CẬN ĐẠI

I. PHÁT K IẾ N Đ ỊA L Í V À s ự H ÌN H T H À N H Q U A N HỆ Q u ố c TẾ
TRÊN PH ẠM V I T H Ế GIỚ I
1. Những phát kiến địa lí vĩ đại cuối thế kl X V - đầu thè kl X V I
Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại
và nhờ vào sự tiến bộ kĩ thuật cùa ngành hàng
hải, từ cuối thế k ỉ X V , nhiều nhà thám hiểm
châu Âu đã đi tìm những con đường biển để sang
phương Đông - nơi mà họ hi vọng sẽ kiếm được
nhiêu vàng bạc và của cải. Có thê kể đến ba phát
kiến địa lí lớn sau đây:
Cuộc hành trình của Vaxcô dơ Gama (Vasco
de Gama) xuất phát từ Bổ Đào Nha, men theo bờ
hiển châu Phi đến điểm cưc nam của châu lue
• •

(nay là M ũi Háo vọng) rồi vượt qua Ân Độ


,

Dương, cập bờ biên phía tây An Độ. Đây là cuộc Vaxcô đơ Gama
(1469 (?) - 1524)
khám phá đầu tiên của người châu Âu đê tới
phương Đông bàng đường biển.
Nhữim chuyến vượt Đại Tây Dương của
Crixtôp Côlông (Christophe Colomb) và sau là
của Vêpuxơ Am êrigô (Vepuce Am erigo) xuất
phát từ Tày Ban Nha đã phát hiện ra một lục địa
mới là châu MT. Ban đầu, người ta tường lầm đấy
là Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn Độ hoặc Tân thế giới
và gọi CƯ dân bản địa là người Indian (Indians).
Cuộc thám hiểm của Phécnăng Magienlăng Crixtôp Côlóng
(1451 - 1506)
(Fernand de Magenllan) đi qua Đại Tây Dương
để đến châu MT, rồi men xuống mỏm cực nam của châu lục, vượt qua Thái Bình
Dương tới một quẩn dào, ngày nay là Philippin. Từ đấy, đoàn thuyên tiếp tục di
lới Ản Độ rồi theo con đường của người Bổ Đào Nha, vòng qua châu Phi trớ về
châu Au.
Ba cuộc phát kiến địa lí lớn cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo của người
châu Au đã đem lại những hệ quả to lớn vượt xa dự kiến ban đầu.
Trước các phát kiến địa lí kể trên, lịch sử cũng đã ghi nhận một số
cuộc thám hiểm quan trọng, còn để lại nhiều tài liệu có giá trị như:

Máccô Pôlô (Marco Polo, 1254 - 1324) người Vênêxia (nay thuộc
nước Ý). Từ năm 1271, ông đi theo con đường từ Trung Đồng xuyên qua
lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Mông c ổ , vào Trung Quốc và ở lại đó 26
năm (1269 - 1295), có thời làm quan dưới triều Nguyên. Cuộc hành trình
này được kể lại trong cuốn Du kí của Máccô Pôlô, cuốn sách đấu tiên ở
châu Âu viết về những điều kì diệu của miền Viễn Đông.

Trịnh Hoà trong thời gian 28 năm (1405 - 1433) đã thực hiện 7 cuộc
du hành bằng đường biển từ Trung Quốc đến Hổng Hải và cử người đi
thăm nhiều cảng biển vùng Đống Phi.

Một số giả thuyết cho rằng Tây Ban Nha không phải là người đầu
tiên phát hiện ra châu Mĩ mà công lao đó hoặc thuộc về người Viking ở
Bắc Âu, hoặc thuộc người Trung Hoa vào những thế kỉ trước đó.

2. Những hệ quả của công cuộc phát kiến địa lí


Những cuộc hành trình khám phá thế giới cuối thế kỉ X V và những năm
tiếp sau đã khẳng định giả thuyết Trái Đất là hình cầu mà không phải là một
mặt phẳng như người xưa tưởng tượng. Từ đó, cách nhìn nhận về hành tinh
chúng ta đang sống, về các châu lục và hải đảo có nhiều thay đổi. Các nhà khoa
học tiếp tục tìm hiểu về Trái Đất, bầu trời, có nhiều đóng góp to lớn vào các
ngành khoa học Đ ịa lí, Thiên văn, Hàng hải, Đ ịa chất và đi sâu vào nhiều ngành
nhân văn.
Việc tìm ra những vùng đất inới tạo nên luồng di cư ồ ạt giữa các châu lục,
chủ yếu là những người từ châu Âu đi sang châu MT đê tìm vàng, chiếm đất và
khai khẩn. Sau đó có đỏng đảo người da đen từ châu Phi bị đưa sang làm nô lộ
trong các đồn điền. Cùng thời gian đó, nhiều người châu Âu đi sang Ân Độ, rồi
từ đó đi tiếp đến vùng Đông Nam Á, vòng lên đến Trung Ọuốc, Nhật Bán. Như
vậy là đà hình thành nhiều con đường nối liền các châu lục, tạo nên sự giao lưu
giữa các miền trên Trái Đất. Con người khi di chuyển đều mang theo sác thái
văn hoá của quê hương mình. Ở nơi mới, theo dòng thời gian, các cộng đồng cư
dân hoà nhập một cách tự nhiên, tiếp thu lẫn nhau những điều mới lạ để dần
dần tạo nên sắc thái văn hoá của cộng đồng cư dân mới. Do vậy, sự giao lưu
văn hoá trên quy mô lớn đã tạo nên chuyển biến quan trọng trong đời sông vật
chất và tinh thần của loài người.
M ột hệ quả quan trọng của những phát kiến địa lí là sư thúc đẩy giao lưu
thương mại giữa các vùng miền trên Trái Đất. Trước đây, hoạt động buôn bán
đã được mở mang, tạo nên thị trường trong nước hay thị trường khu vực, kết nối
các quốc gia lân bang. Địa Trung Hải chính là một trung tâm thương mại lớn
thời cổ đại nối liền các thị trường Nam Âu, Bác Phi và Trung Đông. Các phát
kiến địa lí đã mở rộng phạm vi hoạt động hàng hải, chuyến dẩn trung tâm
thương mại sang Đại Tây Dương, hình thành hai tuyến đường buôn bán lớn trên
phạm vi thê giới: 1. Con đường nôi liền châu Âu với thị trường phương Đông,
ra đời các cồng ti Đông Ân Độ của Hà Lan, của Anh, của Pháp...; 2. Con đường
đi sang châu M ĩ, tạo nên "tam giác thương mại Đại Tây Dương” qua lại giữa ba
châu lục Âu - Phi - MT. Nhờ vậy, thị trường rộng lớn đà hình thành trên quy mô
thế giới.
Từ xa xưa, đã có những tuyến đường buôn bán lớn vận chuyển hàng
qua từ châu Âu sang phương Đông:

Con đường qua Địa Trung Hải, Ai Cập, Hồng Hải đến Ấn Độ, nhưng
người Aráp đã khống chế tuyến đường này buộc người châu Âu phải mua
lại hàng từ tay người Aráp đắt gấp 8 đến 10 lần.

Con đường xuyên qua vùng sa mạc, đổng cỏ, hẻm núi vùng Trung Á
với những đoàn lạc đà thồ nặng hàng hoá trên lưng, đặc biệt là loại hàng
tơ lụa Trung Hoa để bán trên thị trường châu Âu, nhưng "con đường tơ
lụa" này bị hạn chế bởi sự ngăn chặn của dân du mục người Ápganixtan
và sau này là sự bành trướng của Đế chế Thổ Nhĩ Kì trên một khu vực
rộng lớn - vùng Tiểu Á và bản đảo Bancãng.

Tình thế đó đã thúc bách người Âu đi tìm những con đường biển để
tới phương Đông.

Cùng tham gia cuộc hành trình của các thương nhân là các nhà truyền giáo,
những người tự nhạn sứ mệnh truyền bá giáo lí đạo Thiên Chúa đến những
miền xa xôi của Trái Đất. Hoạt động của họ mang ý nghĩa văn hoá, là sợi dây
kết nối những nền văn hoá xa lạ, mang đến một tôn giáo mới đối với CƯ dân
phương Đông. Sau này, sự lợi dụng tôn giáo vào các cuộc chinh phục thuộc địa
đà phần nào làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của nó.
3. Sự hình thành quan hệ quốc tẻ trên phạm vi thế giới
Từ khi hình thành các quốc gia, đã sớm xuất hiện mối giao lưu giữa các
nước gần nhau do nhu cầu qua lại, kết íhân, buôn bán và tiến hành những cuộc
chiến tranh giành giật đất đai, mở rộng lãnh thổ. Trong điều kiện của nền kinh
tế tự nhiên, việc buôn bán giữa các vùng miền chưa phát triển thì vấn đề thương
mại chưa trở thành mặt chủ yếu trong mối quan hệ giữa các nhà nước. Nổi lên
vẫn là những cuộc chiến tranh bành trướng diễn ra liên miên, có khi được tiến
hành dưới danh nghĩa tôn giáo qua các cuộc Thập tự chinh.
Trong khoảng 200 năm từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII đã xảy ra 8 cuộc
viễn chinh lớn của các đạo quân theo Thiên Chúa giáo tiến sang phương
Đông. Quân lính đeo trên ngực cây Thánh giá nên những cuộc chinh
chiến của họ được gọi là Thập tự chinh.
• • W • • I •

Khi nhà nước lớn mạnh thì những mối quan hệ giữa các quốc gia với quốc
gia càng phát triển, đa dạng và phức tạp. Những cuộc chiến tranh bành trướng ở
châu Á cũng như châu Âu đã làm xuất hiện những đế quốc chiếm lĩnh cả một
vùng đất đai rộng lớn, thu phục nhiều vương triều nhỏ bé thành chư hầu, xác
lập quyền lực và uy thế của Đế chế.
Có thể nêu lên một số đế chế nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại như
Đế chế Ba Tư (550 - 330 tr. CN), Đế chế Hi Lạp (thế kỉ IV tr. CN), Đế chế
La Mã (thế kỉ I tr. CN - thế kỉ V sau CN), Đế chế Trung Hoa (từ thế kỉ 2 tr.
CN), Đế chế Aráp (từ thế kỉ VI), Đế chế La Mã Thần thánh (từ thế kỉ IX),
Đế chế Mông c ổ (thế kỉ XIII), Đế chế Ottoman (từ thế kỉ XIII)...

Những phát kiến địa lí đã tác động mạnh mẽ vào sự biến đổi ở châu Âu và
châu MT trong thế kỉ X V I - X V II. Hai quốc gia đi tiên phong trong những cuộc
thám hiểm trở thành hai nước giàu có nhờ vào việc thiết lập hộ thống thuộc địa
và cướp bóc, vơ vét cùa cải ở những vùng mới khám phá. Người Bồ Đào Nha
đặt ách thống trị thực dân ở một số nơi thuộc ven biển châu Phi (Ảnggôla,
Môdămbích, Ghinê Bitxao) và lạp thương điếm ở Ân Độ, Malacca, Macao...
Một phần lanh thổ Nam MT là Braxin cũng thuộc Bồ Đào Nha sau cuộc thám
hiểm của nhà hàng hải Cabran (Pedro Alvares Cabral) năm 1500. Người Tây
Ban Nha từ các hòn đảo đặt chân đầu tiên thuộc vùng biển Ả ngti dà lần lượt
xâm nhập Mêhicô rồi lan xuống hầu khắp vùng Trung - Nam MT. Quần đâo
Philíppin ở Đông Nam Á cũng tluiộc vể Tây Ban Nha cho đến năm 1898 thì
chuyển sang tay MT. Tiếp theo là các cuộc chinh phục thuộc địa của người Hà
Lan, người Anh, người Pháp và các nước châu Âu khác trên các phần còn lại
của châu Á, châu Phi và MT latinh. Cùng với những thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất, quấ trình chinh phục thuộc địa dược coi là hoàn
thành vào cuối thế kỉ X IX , khi không còn vùng đất nào không bị người phương
Tây xâm chiếm. Do vậy, cuộc đua tranh giành giật lại thuộc địa giữa các nước
thực dân đà trờ thành một nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Đến lúc này, mối quan hệ quốc tế đà vượt qua khuôn khổ nhỏ hẹp giữa một
sỏ nước trong từng khu vực mà liên quan đến nhiều quốc gia thuộc các châu
lực, xoay quanh nhiều vấn để trên phạm vi thế giới.

II. NHŨNG BIỂN ĐỘNG LỚN Ở CHÂU Âu TRONG CÁC THẾ KỈ


X V I - X V II
1. Những tín hiệu của sự ra đời chê độ xã hội mới
o • • • •

Hoạt động thương mại tấp nập trên mật biển lan toả vào thị trường nội địa
các quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất công nghiệp và khai thác
nguyên liệu, trở thành những tiền đề thúc đẩy sự ra đời của một nển kinh tế mới
- kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhiểu nước ở ven bờ Đại Tây Dương đẩy
mạnh hoạt động thương mại, phát triển cảng biển và đô thị, hình thành một tầng
lớp thị dân mới gắn liền với hoạt động công thương nghiệp. Họ có nguyện vọng
thoát khỏi sự quản lí và kiểm soát của nhà nước phong kiến, được hưởng chế độ
thuê khoá thấp, được tự do buôn bán và lập công xưởng, được mờ rộng hoạt
dộng ra thị trường thế giới.
Đòi hỏi đó dẫn đến mâu thuẫn không tránh khỏi giữa giai cấp tư sản mới
ra đời với nhà nước quân chủ phong kiến là lực lượng vẫn muốn tiếp tục thâu
tóm mọi quyển hành, kể cả quyển khống chê hoạt động công thương nghiệp.
Nó báo hiệu sự rạn nứt của chế độ phong kiến, thê hiện trước tiên trong các
cuộc đấu tranh về vân hoá, tòn giáo cho tới các cuộc nổi dậy khởi nghla giành
chính quyền.

Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XV - thế kỉ XVI) gắn liền với
tên tuổi nhiều nhà khoa học như Côpécnich (Nicolas Copernic), Bruno
(Giordano Bruno), Galilê (Galileo Galilei), Kẽple (Johann Kepler)...; nhiều
nhà văn như Sêchxpia (William Shakespeare), Xécvantet (Miguel de
Cerventès), Rabơle (François Rabelais); nhiều nhà điêu khắc và họa sĩ
như Lêỏna đơ Vanhxi (Leonard de Vinci), Mikenlăngiơ (Michelangelo
Buonarroti), Raphaen (Raffaelo Sanzio), Rembran (Rembrandt)... Dưới
danh nghĩa phục hưng nền văn hoá cổ Hi - La, các nhà tư tưởng cấp tiến
đòi hỏi giải phóng tư tưởng, thoát khỏi sự ràng buộc của nhà nước phong
kiến và nhà thờ La Mã, đề cao tính nhân văn, quyền tự do cá nhân, tôn
trọng con người. Đó là những tín hiệu về sự xuất hiện một trào lưu tư
tưởng mới, chuẩn bị cho sự ra đời một chế độ xã hội mới.

Cùng thời gian này diễn ra phong trào c ả i cách tôn giáo, khởi nguồn
từ nước Đức với vai trò tiên phong của Máctin tin Luthơ (Martin Luther),
Tômát Muynxe (Thomas Münzer), từ Thuỵ Sĩ với học thuyết Canvanh
(Jean Calvin) rồi lan rộng sang nhiều nước châu Âu. Những người cải
cách (Tin Lành) vẫn giữ nguyên giáo lí trong Kinh Thánh nhưng bài bác
sự suy đồi của hệ thống giáo hội La Mã, phê phán mọi thứ lễ nghi rườm
rà và lãng phí, chủ trương đề cao đức tin qua những hoạt động tôn giáo
giản dị, ít tốn kém và không mất nhiều thời gian. Điều đó phù hợp với
nguyện vọng của đông đảo quấn chúng lao động và tầng lớp tư sản đang
hình thành. Cuộc đấu tranh giữa những người Tin Lành với những người
Thiên Chúa (giáo hội La Mã) ở nhiều nơi đã biến thành những cuộc xung
đột đẫm máu, chiến tranh tàn khốc.
• 9

Dưới khẩu hiệu Văn hoá Phục hưng hay dưới danh nghĩa Cải cách tôn giáo,
những cuộc đấu tranh thường tiềm ẩn mối mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa
lực lượng tư sản với chế độ quân chủ được Nhà thờ La Mã hỗ trợ. Do vậy, mối
quan hệ giữa các quốc gia trong chiến tranh tôn giáo ở các thế kỉ X V I - X V II
mang ý nghĩa của cuộc đấu tranh chuẩn bị cho sự ra đời chế độ xã hội mới.

2. Cách mạng Hà Lan - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử
• c y • • o I — / •

Vùng Nedơlân (Netherlands - Đất thấp) bao gồm một lãnh thổ rộng lớn,
ngày nay là Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua và một số nơi ở Đông Bắc nước Pháp. Thời
trung đại, Nedơlân bị phụ thuộc vào Đế chế Tây Ban Nha. Đây là khu vực kinh
tế phát đạt với các thành phố sầm uất như Anvécpen, Amxtécđam...
Anvécpen (Anverpen) có khoảng 10 vạn dân, có bến cảng tiện lợi, có
thể đậu một lúc 2500 thuyền buôn đến từ các nơi, có hơn 1000 chi nhánh
thương vụ ngoại quốc, hằng năm có chừng 5000 nhà buôn nước ngoài
đến giao dịch.

Amxtécđam (Amsterdam) có khoảng 3 vạn dân, thường xuyên có


hơn 2000 thuyền đậu, chuyên buôn bán các mặt hàng hương liệu, lương
thực, đổ da, đồ gỗ... Nghề cá, nghề đóng thuyền rất phát triển.

14
Trên bước đường phát triển, Nedơlân gặp nhiều trở ngại, phái giải quyết 3
vấn đề cơ bản: 1. Cần phải thoát khỏi ách thống trị của Đế chế Tây Ban Nha để
trơ thành một quốc gia độc lập; 2. Cần xác lập địa vị thống trị của giai cấp tư
sản mới ra đời đang đòi hỏi tự do phát triển còng thương nghiệp; 3. Cẩn gạt bò
sự khống chế của Nhà thờ Thiên Chúa giáo để đạo Tin Lành có thể hoạt động
rộng rãi, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Ba vấn đề đó phản ánh mâu thuẫn
vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính giai cấp trong xã hội dẫn đến phong trào
cách mạng dưới bộ áo tôn giáo trong nửa sau thế kỉ X V I.
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ vào tháng 8/1566 ở một số tinh miền
Nam. Quần chúng nổi dậy tấn công các nhà thờ và tu viện Thiên Chúa giáo,
phá đổ tượng thánh, mở cửa nhà tù phóng thích tù nhân. Cuộc khởi nghĩa nhanh
chóng lan rộng ra miền Bắc, lôi cuốn 12 trong tổng số 16 tỉnh tham gia. Năm
1579 trong khi một số tỉnh miền Nam thành lập Đồnq minh A rut có khuynh
hướng thỏa hiệp với bọn cầm quyền Tây Ban Nha thì một số tỉnh miền Bắc
thành lập Đồnq minh Utrêch gồm Hôlân, Dilân, Brúcxen, Anvécpen... dê thúc
đẩy cuộc đấu tranh đến cùng. Ngày 26/7/1581, Đồng minh Utrêch tuyên bố phế
truất vua Philip II với tư cách vua của Nedơlân, chính thức thành lập Cộng hoà
liên tỉnh miền Bắc, mang tên tỉnh lớn nhất là Hồlân (ta thường gọi là Hà Lan)
do Vinhem Orangiơ đứng đầu.
Vinhem Orangiơ (Vilhelm Orange Nassau, 1533 - 1584) là hoàng
thân ở Đức được thừa kế công quốc Orangiơ và các miền thuộc địa ở
Hà Lan, được coi là người sáng lập dòng họ Orangiơ Nassau. ông
tham gia cuộc đấu tranh chống ách thống trị Tây Ban Nha, thành lập
Đồng minh utrêch, khi cách mạng thành công trở thành Quốc trưởng
Hà Lan (1581).

Trong cuộc đấu tranh này, Hà Lan nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp
vốn là những đối thủ của Tây Ban Nha. Tuy vậy, phải đến năm 1609, sau khi
vua Philip II qua đời thì Tây Ban Nha mới kí hiệp định đình chiến trong thời
hạn 12 năm, công nhận nền độc lập của Hà Lan, cho phép thương nhàn Hà Lan
được buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhưng sau thời hạn này,
chiến tranh lại tiếp diễn từ năm 1621, hoà vào cuộc Chiến tranh 30 năm cho
đến khi kết thúc. Đến năm 1648, trong Hội nghị đình chiến Vetxphalen, nền
độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận. Còn các tính miền Nam
như Brúcxen thì vẫn thuộc Tây Ban Nha, đến thế ki X V III lệ thuộc Áo và Pháp.
Phái đến cuộc cách mạng năm 1830, nước Bi mới giành dược độc lập.

15
Cách mạng Hà Lan đánh dấu thành công của cuộc cách tnụiiạ tư sán đần
tiên troìiạ Ị ịch sử, mở ra con đường phát triển kinh tê tư bân chủ nghĩa. Năm
1609, Ngân hàng quốc gia Amxtécđam được thành lập, là ngân hàng mang tính
chất tư bản đầu tiên ở châu Âu. Hà Lan khi đó thực sự trở thành trung tâm
thương mại, tín dụng, là đầu mối buôn bán với thế giới. Từ đây, các thương
nhân Hà Lan nhanh chóng hoà nhập vào thị trường quốc tế, mang bán những
sản phẩm len dạ và chăn nuỏi nổi tiếng rồi chở về các loại hương liệu, quế, hồi,
hồ tiêu... Còng ti Đông Ấn của Hà Lan (viết tắt là VOC) thành lộp năm 1602
đóng vai trò quan trọng trên tuyến dường buôn bán với phương Đông và thiết
lập thuộc địa rộng lớn ở Inđônêxia, giành được sự ưu đãi của nhà cầm quyền
Nhật Bản (là nước phương Tây duy nhất được buôn bán với Nhật Bản, tạo nên
phong trào "Hà Lan học" ở nước này). Năm 1626, Hà Lan lại thành lập Công ti
Tây Ân để buôn bán với châu M7. Họ chiếm được một vùng đất ở Bắc MT, xây
dựng thành phố N iu Amxtécđam (sau bị người Anh chiếm, đổi thành Niu Oóc).
Nghề hàng hải ở Hà Lan nhanh chóng phát triển, chuyên chở hàng thuê cho
nhiều nước nên được mệnh danh là "Người chở hàng trên biển". Hà Lan trở
thành nhà nước TBCN đầu tiên trên thế giới.

3. Chiến tranh Ba mươi năm (1618 - 1648) và Hiệp ước Vexphalen


Từ đầu thế kỉ X V II, cuộc chiến tranh giành giật quyền lực giữa các quốc
gia mang màu sắc tôn giáo lan rộng ở châu Âu. Khi đó, dòng họ Hapxbua chế
ngự Đê chế La Mà Thần thánh ra sức củng cố thế lực của đạo Thiên Chúa, đàn
áp những người theo đạo Tin Lành. Năm 1618, những người Bôhêmia chống lại
các sứ giả của Hoàng đế La Mà thần thánh, đã làm bùng nố cuộc chiến tranh
kéo dài 30 năm (1618 - 1648). Khởi đẩu là những trận chiến từ nước Đức giữa
hai lực lượng tôn giáo thuộc phái Tin Lành và phái Thiên Chúa, dần dần lôi
cuốn nhiều nước châu Âu tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai thế lực:
một bên là dòng họ Hapxbua đang thống trị Đ ế chế La Mã Thần thánh cùng
Tây Ban Nha và các cồng quốc ở Đức theo đạo Thiên Chúa; bên kia là các công
quốc cũng ở Đức theo đạo Tin Lành với sự tham gia của Đan Mạch, Thuỵ Điển
và Pháp. Thuỵ Điển và Pháp tuy là quốc gia Thiên Chúa giáo nhưng lại đứng về
phe Tin Lành Đức nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của dòng họ Hapxbua.
Điểu đó cho thấy về thực chất, dây không hẳn là cuộc chiến tranh vì mục tiêu
tôn giáo mà là cuộc đấu tranh giữa sự kháng định quyền lực cùa các nhà nước
đang lớn mạnh với sự thông trị của dòng họ Hapxbua trong Đế chế.

16
Tháng 10/1648, Hiệp ước Vexphalen được kí kết giữa hai bên tham chiến,
kết thúc cuộc chiến với tháng lợi của các nước Đan Mạch, Pháp, Thuỵ Điển.
Cũng trong dịp này, nén độc lập của Hà Lan, Thuỵ Sĩ được công nhận. Hiệp
ƯỚC Vexphalen là văn bản xác nhận sự hình thành hộ thống các quốc gia độc
lập và có chủ quyén ở châu Âu. Nó đánh dấu một bước tiến quan trọng là quốc
gia đã trở thành chủ thê cư bản trong quan hệ quốc tế. Có thể nói một cách khác
là Hiệp ước Vexphalen đà mờ đầu cho việc hình thành một "trật tự thế giới", ở
đó địa vị chủ thể của các quốc gia đã được xác lập, dần dần xuất hiện một sỏ
"nước lớn" có vai trò chi phối những biến động trong quan hệ quốc tế.

4. Cách mạng Anh - bước ngoặt CƯ bản sang chê độ tư bản chủ nghĩa
Nước Anh nầm trên hòn đảo tây bắc châu Âu được mệnh danh là "Xứ sở
sương mù". Thời cổ - trung đại, khi Đ ịa Trung Hải được coi là trung tâm văn
hoá và thương mại của châu Âu thì nước Anh là một xứ sở hẻo lánh, vai trò khá
mờ nhạt trong các m ối quan hệ với châu lục. Nhưng từ sau phát kiến địa lí, phát
huy lợi thế nằm ngay ven bờ Đ ại Tây Dưưng, người Anh dã nhanh chóng hoà
nhạp vào việc buôn bán với thị trường phương Đông và hình thành luồng di dân
sang Bác M ĩ.
Do những điểu kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi cìai phát triển, len dạ trở
thành sản phẩm rất có giá trị và là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng. Thương
nhân Anh làm giàu nhanh chóng, việc sản xuất lông cìru và dệt len dạ trở nên
phát đạt. Giữa thế kỉ X V I, giá trị hàng len dạ bán ra chiếm đến 80% giá trị hàng
xuất khẩu. Cả nước từ thành phố đến nông thôn đểu tham gia sản xuất len dạ.
Bộ mặt kinh tế của nước Anh thay đổi nhanh chóng, trung tâm tài chính đặt ở
khu X iti (Luân Đôn), Sở giao dịch không những có ảnh hưởng ở Anh mà còn
Hên hệ với nhiéu trung tâm ở châu Âu. Từ nửa sau thế k ỉ X V I, nhiều cồng ti
thương mại ra đời, hoạt động buôn bán từ ven biển Bantich đến châu Phi, từ
Trung Quốc đến châu MT.

Có thể kể một số công ti của người Anh buôn bán trong từng khu vực
như Công ti châu Phi, cỏng ti Mátxcơva, Công ti Tây Ban Nha, Công ti
Thổ Nhĩ Kì... Đặc biệt năm 1600, Anh thành lập Công ti Đông Ấn Độ,
cạnh tranh gay gắt với Hà Lan và Pháp trèn thi trường phương Đồng,
đóng vai trò quan trọng trong việc xâm lược và đặt ách thống trị thực dân
ở Ấn Độ và một số nơi khác.

17
Hoạt động còng thương nghiệp của nước Anh đã tác động sâu sắc vào nông
thôn, nhiều nhà quý tộc chuyên đổi ruộng đất trồng lúa mì sang thành đổng cỏ
nuỏi cừu. Quá trình rào đất nuôi cừu đã lỏi cuốn nông thôn Anh bước vào nền
sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và do dó làm cho số đông các nhà quý lộc
phong kiến chuyến thành những nhà quý tộc tư sản hoá, lịch sử Anh gọi là "quý
tộc mới". Họ sẽ cùng giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng ở nước Anh
giữa thế kỉ X V II.
Cách mạng Anh diễn ra dưới hình thức nội
chiến (1642 - 1649) giữa một bên là thế lực tư
sản và quý tộc mới do tướng Crốmoen lành đạo
chống lại một bên là thế lực phong kiến do nhà
vua Sáclơ I (Charles I) cầm đầu. Cuộc đấu tranh
này cũng khoác bộ áo tôn giáo giữa Thanh giáo
(giáo phái cải cách) với Anh giáo (tách khỏi
hệ thống La Mã do vua Anh làm Giáo chủ).

Kết quả là lực lượng cách mạng thắng thế, ngày Sáclơ 1(1600- 1649)
19/5/1649 nền Cộng hoà được tuyên bố thành
lập dưới sự lành đạo của Crômoen.
Ôlivơ Crômoen (Oliver
Cromvvell, 1599 - 1658) là một nhà
chính trị, một nhà quân sự có tài,
theo Thanh giáo, lãnh đạo cuộc
đấu tranh chống nền quân chủ của
Sáclơ I. Ông chỉ huy đội quân
"Sườn sắt" có kỉ luật và kinh nghiệm
chiến đấu, đảnh bại quân đội nhà

vua ở trận Nêdơby (1645). Sau khi


Ôlivơ Crồmoen (1599 - 1658)
tuyên bố lập nền Cộng hoà và xử tử
Sáclơ I, Crômoen thâu tóm quyền hành, thiết lập chế độ độc tài cá nhân
dưới danh hiệu "Bảo hộ vương" nên không được lòng dân.

Trong chính sách đối ngoại, Crômoen tiến hành cuộc chiến tranh xâm krực
đảo Ailen (1649), tiếp đó là Xcốtlen ( 1650). Năm 1652, trên cơ sở lực lượng
lớn mạnh nhanh chóng, nước Anh phát động cuộc chiến tranh chống Hà Lan,
địch thủ cạnh tranh trên mật biển. Sau 2 năm, Anh thắng, Hà Lan buộc phải
chấp nhận "Luật Hàng hải" quy định nước Anh chi nhập khẩu hàng hoá do tàu

18
Anh và tàu của nước có hàng mang đến. Nhir vậy, Hà Lan bị tước vai trò của
"Người chở hàng trên biển". Năm 1654, nước Anh lại tiến hành chiến tranh với
Tây Ban Nha, tuy thắng lợi nhưng chiến lợi phẩm không bù đắp được phí tổn
chiến tranh.

Sau khi Crômoen qua đời (1658), tình hình chính trị rơi vào khúng hoàng.
Con của Crômoen là Risớt (Richard) lên nấm quyển tò ra không có năng lực, bị
phế truất ngay năm sau (1659). Giai cấp tư sản và quý tộc mới đi tìm lời giải
trong sự thỏa hiệp với thế lực phong kiến dòng họ Schiua (Stuarts) đang lưu tán
ở châu Âu. Nhưng sự trở vé của Sáclơ II (Charles II) năm 1660 và sau dó là
Giêm II (James II) năm 1665 (đểu là con của nhà vua bị xử tử Sáclơ I) làm cho
quần chúng bất mãn, giới cầm quyền thất vọng. Không thực hiện theo lời hứa
hẹn tôn trọng địa vị và lợi ích của tư sản, các ông vua trở vể đéu ra lệnh phục
hồi toàn bộ quyển lực, trả thù những người đã tham gia cách mạng, thậm chí
quật mả Crômoen đê treo cổ.
Giai cấp tư sản Anh liển tìm lối thoát bằng cách liên hệ mời Ọuốc trưởng
Hà Lan là Vinhem Orangiơ Nassau sang trị vì ở Anh. Tháng 11/1688, ông dẫn
12 000 quàn đổ bộ vào nước Anh làm đảo chính giành ngôi vua. Giêm II bỏ
chạy sang Pháp, cuộc đào chính không xảy ra trận giao chiến nào, lịch sử nước
Anh gọi là cuộc "Cách mạng vẻ vang".

Vinhem III Orangiơ Nassau (1650 - 1702) làm Quốc trưởng Hà Lan từ
1689 đến 1702. Là con rể của Giêm II (cháu ngoại Sáclơ I) nên ông có đủ
danh nghĩa hoàng tộc thay thế ngôi vua ở Anh. Là người đứng đấu nước
Hà Lan phát triển CNTB, ồng đã hiểu và thừa nhận lợi ích của giai cấp tư
sản Anh.

Năm 1689, Nghị viện Anh thòng qua 'Đạo luật về quyền hành", theo đó,
nhà vua không có quyén duy trì hay hủy bỏ luật pháp, các công việc quan trọng
đều do Nghị viện quyết định, các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Ngôi vua chỉ mang tính hình thức, là đại diện quốc gia. Chế độ quân chủ lập
hiến được thiết lập.
Từ đó, nước Anh hước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển vé kinh
tế. VỊ thế quốc tế của nước Anh dần dược nâng cao, dẫn đầu trong các hoạt
động công thương nghiệp trên thị trường thế giới. Do những thành tựu vé cài
tiến kĩ thuật, từ cuối thế kỉ X V III, nước Anh bước vào quá trình còng nghiệp
hoá. Đây là bước ngoặt cơ bàn xác lập vị thế hàng đầu của nước Anh và tác

19
động mạnh mê đến bước phất triển của CNTB ở châu Âu. Do vậy, cách mạng
Anh tuy diễn ra sau Hà Lan nhưng được coi như bước đột phá mở đầu thời kì
TBCN ở châu Âu và trên phạm vi thế giới.

III. QUÁ TR ÌN H DI D Â N Ở BẮC M Ĩ V À S ự T H À N H LẬP LIÊ N BANG


M Ĩ (1776)
1. Quá trình di dàn ừ Bác M ĩ
Việc phát hiện châu MT đã mờ ra một quá trình di dân ổ ạt từ châu Âu sang
Bắc M ĩ trong suốt 3 thế kỉ (thế kỉ X V I - thế kỉ X V III). Muộn hơn người Tây
Ban Nha đến vùng Trung và Nam MT, những di dân người Anh đặt chân lên đất
Bắc M ĩ vào những thập niên đầu thế kỉ X V II, thiết lập vùng định cư đầu tiên ở
Giêmxtao (Jamestown). Năm 1607 có khoảng 100 người, đến năm 1624 có
14000 người di trú ở vùng này. Số người đến ngày càng tăng và lan rộng ra
nhiều vùng đất ven biên Đại Tây Dương. Ngoài người Anh, nơi đây cùng dã
xuất hiện những cộng đồng người Hà Lan, người Thuỵ Điên, người Pháp...

Những di dân người Anh sang Bắc Mĩ thường do các nguyên nhân
sau đây: 1. Việc rào đất nuôi cừu ở nước Anh đã làm cho đông đảo nông
dân không có nơi nương thân, phải rời bỏ quê hương đi tìm kiếm việc làm,
vượt biển sang miền "đất hứa"; 2. Để trốn chạy vì những biến động chính
trị của thời cách mạng; 3. Để tránh những vụ xung đột tôn giáo giữa người
theo Thanh giáo với Giáo hội Anh. Sau đó, khả năng làm giàu do khai
phá đồn điền và phát triển thương mại ngày càng thu hút thêm nhiều
người sang Bắc Mĩ.

Ban đầu việc di dân diễn ra một cách tự phát, một vài công ti tư nhản (Công
ti Viếcginia, Công ti Vịnh Maxachusét...) đirợc Chính phủ trao quyền quân lí và
khai thác. Người dân vùng đất mới tự xây dựng cuộc sống với quyền tự trị rộng
rãi. Sau dần, nhất là vào thời kì phục hồi vương triều Schiua, nhà nước Anh
ngày càng tăng cường việc kiểm soát các thuộc địa ở Băc MT.
Các thuộc địa của Anh được chia thành 3 vùng: 1. Miền Đòng Bắc (Niu
Inglân) cằn cỗi không thế làm nông nghiệp song lại có vịnh Maxachusét và
cảng biển Bỏxtưn rất thuận lợi cho việc buôn bán với bên ngoài; 2. Mién Trung
khá đa dạng về mặt vãn hoá và ngôn ngữ vì nguồn di dân từ nhiều nơi dến
(Anh, Hà Lan, Thuỵ Điên, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Ba Lan, Ý...), thành
plìỏ trung tâm là Philađenphia; 3. Miền Nam chú yếu làm nòng nghiệp trong

20
các đồn điền lớn và các trang trại, có cảng Chalextơn (Nam Carôlina) là trung
tâm thương mại, cửa ngõ xuất khẩu nông sản như gạo, bòng, mía, thuốc lá...

C A -N A -Đ A

hô ỉĩĩkrõn ẳ 1

/6
. j. -T- xtơn

ĩ2
'ài
• •
en-phi-a

ĐẠI

É TÁ Y i
CA-RÕ-LIN-NA BẢ
ã-i D Ư Ỡ N G
\CA-RO-UNvN
%

% \ NAM
o:
o Rốt Ai-len
Cô-nèch-ti-cớt
Niu Giơ-xi
Đơ-la-oa
Mè-ri-len
1/ iN Ít M Ê - / / / - CỂt
V Niu Hảm-sai

13 thuộc địa của Anh ỏ Bắc Mỉ


• t

Các cộng đồng cư dân dần dần hình thành hao gồm người bản địa Inđiân
(thường gọi là người da đỏ), người Âu da trắng, người Phi da đen (là nguồn
nhân lực chính trong các đồn điển với thân phận nô lệ). Họ sinh sống trên cùng
một vùng lành thổ, lâu dần tạo nên một ngôn ngữ chung mà nguồn gốc chính là
tiếng Anh, hàng ngày có sự giao lưu về kinh tế và văn hoá, mang một tâm lí
chung của những người đi khai phá lạp nghiệp ờ những miền xa xôi, gian khổ.
Những yếu tô đó gắn kết những thế hộ cư dân tiếp nối thành một cộng đồng
mang tính dân tộc, ngày càng xa rời quê hirơns ban đầu của cha ỏng họ. Đồng
thời, những lợi ích về chính trị và kinh tế càng thúc đáy họ gắn bó với nhau,
tách khỏi SƯ r à n ơ buộc của nước Anh, nưi vẫn coi ho chí là các công dân thuôc
địa của Vương quốc.

21
Ngoài việc phân chia thành 13 thuộc địa có thể chế khác nhau, Chính phủ
Luân Đôn đã ban hành nhiều đạo luật có tính chất cưởng bức đối với vùng Bắc
VTĨ thuộc Anh.
Có thể kể một số đạo luật sau đây: luật về thuế đường, cấm nhập
rượu rum, đánh thuế rượu vang, cà phê và nhiều mặt hàng khác; luật về
tiền tệ không cho phép bất kì thuộc địa nào được phát hành tiền giấy; luật
về nghĩa vụ của các thuộc địa phải cung cấp cho quân đội Hoàng gia lều
trại, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Đặc biệt đạo luật về Tem thuế quy định dán tem để đánh thuế vào tất cả
báo chí, sách vở, biểu ngữ, hợp đồng, môn bài, chứng thư... Loại thuế này liên
quan đến tất cả các hạng người từ nhà báo, luật sư, tăng lữ đến các doanh
nhân... nên đã gây ra làn sóng bất mãn trong nhản dân. Năm 1765, nhiều người
tham gia một tổ chức bí mật mang tên "Những đứa con của Tự do" nhầm chông
lại đạo luật về Tem thuế, nói rộng hơn là chống chế độ thực dân Anh, bằng biện
pháp bạo lực. Năm 1767, Bộ trưởng Tài chính Taoxhen công bố nhiều loại thuế
mới gây nên tình trạng rối loạn ở cảng Bôxtơn. Ọuân lính Anh được điều đến
trân áp những người chống đối càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.

2. Chiến tranh chống thưc dân Anh và bản Tuyên ngôn Độc lập của
nước M ĩ (1776)
Tinh hình căng thảng đà khơi sâu mối mâu thuẫn giữa nhân dân các thuộc
địa Bắc M7 với nhà nước thực dân Anh. Nó phản ánh nguyện vọng của nhân
dân Bác MT muốn thoát khỏi chế độ cai trị thực dân Anh để tuyên bố thành lập
một quốc gia độc lập, có điều kiện phát triển kinh tế.
Vụ đổ chè xuống biên ở cảng Bôxtưn đêm 16/12/1773 được coi là ngòi nổ làm
bùng phát cuộc chiến tranh của nhân dân Bắc Mĩ chống chế độ thực dân Anh.
Tháng 12/1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập cảng Bỏxtơn bất
chấp sự phản đối của người dân ở đây. Việc nhập chè chỉ đem lại lợi
nhuận cho thương nhân Anh nhưng sẽ tiêu diệt ngành sản xuất và chế
biến chè ở Bắc Mĩ. Đẽm 16, một nhóm người giả trang làm người da đỏ
đã đột nhập lên tàu và ném các kiện chè xuống biển. Chính phủ Anh
trừng phạt bằng đạo luật đóng cửa biển Bôxtơn cho đến khi bồi thường
xong những thiệt hại về chè, hạn chế quyền lực của chính quyền địa
phương và ngăn cấm hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Ngày 5/9/1774, Đ ại hội lục cíịíi lần thử nhứt họp ớ Philađenphia gồm 55
đại biểu của các thuộc địa (trừ Gioócgia) ra nghị quyết về quyền của người dân
lập nghiệp ờ thuộc địa về "sự sống, tự do và tài sán” , về quyển cùa cơ quan lập
pháp địa phương được xác định "toàn bộ các trường hợp đánh thuế và hình thức
nhà nước nội bộ", thành lạp "Hiệp hội lục địa" đóng vai trò của tổ chức lãnh
đạo các thuộc địa xóa bỏ những tàn dư của chính quyền Hoàng gia. Hiệp hội
lập tức nhận được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân từ những người
nghèo, các nhà doanh nghiệp, các chủ đồn điền cho đến các trại chủ và giới trí
thức. Cũng có một số người tò ra lo ngại muốn đi tìm giải pháp thòa hiệp mà
không dùng bạo lực.
Ngày 19/4/1775, quân đội Anh tiến vào làng Lêxinhtơn xả súng bắn vào 70
chiến sĩ thuộc tổ chức "Những người Một phút" (Minutemen, có nghĩa là sẵn
sàng chiến đấu ngay khi nhận lệnh trong một phút). Tinh hình trờ nên hết sức
căng thẳng.
Ngày 10/5/1775 Đụi hội lục đia lun tỉìứ Ììiỉi
họp ờ Philađenphia hạ quyết tâm chiến đấu, tố chức
các đơn vị dân quân thành lực lượng vũ trang lục
địa do Đai tá Gioóc Oasinhtơn làm Tổn£ tư lệnh.
G. Oasinhtơn (George Washington,
1732 - 1799) nhà hoạt động chính trị lãnh
đạo phong trào chống chế độ thực dân
Anh, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang
Mĩ năm 1775, trở thành Tổng thống đầu
tiên của Hoa Kì năm 1789, được tái cử G. Oasinhtơn
(1732- 1799)
năm 1792.

Đ ại hội quyết định giao cho một tiểu ban


gồm 5 người, do Giépphecxơn đứng đầu, soạn
thảo một tuyên ngôn li khai khỏi chế độ cai trị
của nước Anh.
T. Giépphecxơn (Thomas Jefferson,
1743 - 1826) nhà hoạt động chính trị, tác
giả chính của bản Tuyên ngôn Độc lập
Hoa Kì (1776). Ổng được bầu làm phó tổng
thống (1797) rồi làm tổng thống trong 2 Thómát Giépphecxơn
nhiệm kì (1801 - 1809). (1743 - 1836)

23
Ngày 4/7/1776, bán Tuyên IIÍỊÔH Dộc ỉậj) dược thòng qua tại Đại hội đại
biểu 13 bang.

Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn Độc lập

Trong đoạn mở đầu, Tuyên ngôn nêu lên ha ý tưởng cơ bản: 1. M ọi người
sinh ra đều bình đẳng, được tạo hoá ban cho những quyền tất yếu và bất khả
xâm phạm là quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc; 2. Để đảm
bảo những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được
những quyền lực chính đáng trên cơ sờ sự nhất trí của nhân dân; 3. Bất cứ khi
nào có một thê chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này thì nhân
dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ và lập nên một chính quyển mớisaocho có
hiệuquả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của nhân dân.
Những ý tưởng này phản ánh sự tiếp nhận của Giépphecxơn và các
nhà soạn thảo Tuyên ngôn từ các tác phẩm của trào lưu Triết học Khai
sáng ở Pháp với tên tuổi Vônte, Mồngtexkiơ, Rútxô; từ các nhà lí thuyết
chính trị của Anh như Giôn Lốccơ với tác phẩm Luận thuyết thứ hai về cai
trị bàn về những quyền tự nhiên của con người, như Tômat Pênơ từ cuốn
chuyên luận nổi tiếng Lương tri công kích chế độ quân chủ "một con
người trung thực có giá trị đối với xã hội nhiều hơn tất cả nhữngđứa lưu
manh vồ lại đội vương miện đã từng sống trên thế gian này".

Sau khi lên án các tôi ác của chế đô thực dân Anh mà kẻ đai diên là nhà
• • •

vua, Tuyèn ngôn "trịnh trọng công khai và tuyên hố rằng cấc thuộc địa lièn
minh vứi nhau này đã và có quyển phải là quốc gia tự do và dộc lập". Ọuốc gia
tự do và dộc lập này từ bỏ mọi sự trung thành với nhà vua Anh, xóa bỏ những
liên hệ chính trị với nước Anh. có quyén tiến hành chiến tranh, kí kết hiệp ước
hoà hình, xây đựng liên minh, thiết lập quan hệ thương mại và thực thi mọi
công việc của một quốc gia có chủ quyển.
Như vậy trên lành thổ Bắc MT đã ra đời một nhà nước độc lập. Bán Tuyên
ngôn Độc lập chẳng những là vãn kiện chính trị quan trọng của nước Mì mà
những tư tưởng của Tuyên ngôn còn có giá trị thời đại sâu sắc, có tiếng vang
lan xuống vùng Trung Nam M7 đang đấu tranh thoát khỏi ách thực dân Tây Ban
Nha, đổng thời được sự hưởng ứng của nhân dân châu Âu đang muốn xóa bò
chế độ quàn chủ phong kiến lỗi thời, đi tìm dân chủ tự do.

3. Liên minh Pháp - M ĩ trong cuộc chiến tranh chòng Anh


Nước Pháp đón nhận tin tức về cuộc chiến tranh chống Anh ở Bắc MT trong
niểm hân hoan. Nhân dân và giới trí thức đánh giá đây là một sự kiện tiến bộ
nhằm thiết lập chế độ xà hội mới dân chủ và công bằng. Sau này, những tư
tướiig của bân Tuycn ngôn Độc lập càng làm nức lòng dân chúng, nhiều người
tình nguyện sang chiến đấu bên cạnh các chiến binh Bắc M7 vì lí tưởng chung.
Chính phủ Pháp dưới triều đại Buốcbông (Bourbons) cũng hưởng ứng cuộc
đấu tranh này nhưng với động cơ khác. Họ coi dây là CƯ hội để trà thù nước
Anh do sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh giành giật đất đai ở Bắc M7.
Theo hoà ước năm 1763, Pháp phải trao cho Anh toàn bộ vùng đất dà chiếm
gồm Canada, miền Hổ Lớn, thượng nguồn lưu vực sòng M ilx ix ip i. Thất bại đó
dã làm sụp đổ giấc mơ vé một đê chế Pháp tại đây.
Để thiết lập và tăng cườim mối liên hệ với chính phủ Pháp, Phranklin được
cử làm đại diện của MT tại Pari. Bằng trí thòng minh và tài ngoại giao khéo léo,
Phranklin đà giành được cảm tình cùa nước Pháp và qua đó dóng cóp tích cực
cho liên minh Pháp MT.
B. Phranklin (Benjamin Franklin, 1706 - 1790): nhà hoạt động chính
trị Mĩ, nhà báo, nhà vật lí học. ông là một thành viên trong nhóm khởi
thảo Tuyên ngôn Độc lập; sáng chế cột thu lỏi năm 1752. Do tài ngoại
giao khéo léo, ông được Chính phủ Pháp gửi giúp một đạo quân, một
hạm đội và một khoản viện trợ đặc biệt. Trong thời gian ở Pháp, ống tham
gia Viện Hàn lám khoa học, gặp Rỏbexpie (Robespierre) và Đăngtồng
(Danton) là những nhà cách mạng thuộc phái Giacôbanh (Jacobin).

25
Trong giai đoạn đầu, phía MT gập nhiều khó khăn, phải nếm trái nhiều thất
bại. Tháng 5/1776, Pháp bắt đầu phái 14 con tàu chở vũ khí và đạn dược tiếp tế
cho các chiến binh Bắc M7. Phần lớn khí giới do M ĩ sứ dụng đểu có nguồn gốc
từ Pháp. Chiến thắng Xaratôga (10/1777) của MT đã đưa cuộc chiến tranh bước
vào giai đoạn mới.
Tháng 2/1778, MT và Pháp kí Hiệp ước hữu nghị và thương mại, trong đó,
Pháp chính thức công nhận nước M7 là một quốc gia độc lập, có chủ quyẻn.
Năm 1779, Tây Ban Nha cũng tham gia cuộc chiến, đứng vể phía Pháp nhưng
không phải là đồng minh của M7. Năm 1780, Anh tuyên chiến với Hà Lan vì
Hà Lan vãn tiếp tục buôn bán với MT. Như vậy, vé khách quan, khối liên kết
các nước châu Âu đã tạo ra một mối hiểm nguy cho Anh. Tháng 7/1780, vua
Pháp Lui X V I gửi tiếp một đội quân viển chinh 6000 người sang chiến đấu
cùng quân đội Mĩ. Đồng thời, hạm đội Pháp phối hợp với hạm đội M7 tuần tiều
trên biển ngăn cản lực lượng tăng viện và tiếp tê của Anh. Với 18 000 quân của
liên quân Pháp - MT, cuộc chiến tranh cách mạng đạt được nhiều thắng lợi.
Quân Anh sau khi bị thua trận ở Ioóctao (9/1781 ) đã mất hi vọng chiến thắng.
Nhưng phải 2 năm sau, do kết quả đàm phán hoà bình ở Pari, nước Anh mới
công nhận nển độc lập, tự do và chủ quyển của 13 thuộc địa cũ, có ranh giới
lãnh thổ từ bờ Đại Tây Dương, phía tây đến sông M itx ix ip i, phía bác đến
Canada và phía nam đến Phloriđa, trừ một vài vùng trao trá Tây Ban Nha. Nơi
đây đã trở thành 13 tiểu bang tự do và độc lập, nén tảng ban đầu của nước Mĩ
ngày nay.
Như vậy, Cuộc chiến tranh chống Anh ở Bắc MT vừa là một cuộc chiến
tranh giành độc lập, vừa mang tính chất một cuộc cách mạng tư san. Kết quá
của nó là đã thành lập nhà nước Liên bang M7 (thường gọi là Hợp chúng quốc
Hoa Kì) và mở dirờiig cho đất nước phát triển kinh tê TBCN. Nưức M ĩ từ đây
trờ thành một nhân tô quan trọng trên bình diện chính trị quốc tê và sẽ tham gia
vào những hoạt động quan hệ quốc tế trên phạm vi thế giới.

26
Chương II

QUAN HỆ QUỐC TẺ ở CHÂU Âu


m

TỪ CÁCH MẠNG PHÁP ĐẾN HỘI NGHỊ VIÊN


(1789 - 1815)

Những sự kiện quan trọng chi phối mối quan hệ quốc tế ứ châu Âu từ năm
17K9 đến năm 18 15 là Cách mạng tư sản Pháp và cuộc chiến tranh của
Napôlêông. Kết thức lịch sử một phần tư thê kỉ đầy biến động trong quan hệ
quốc tê châu Âu là sự thất bại của Napôỉêông và việc triệu tập Hội nghị Viên
năm 1815, hội nghị ngoại giao lớn đầu tiên trên thế giới.

I. Q U A N HỆ QUỔC TẾ TRONG THỜ I K Ì CÁCH M ẠN G PHÁP


1. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đà làm rung chuyển cả châu Âu và có
tiếng vang toàn thế giới.

Cuộc tấn cồng pháo dài - nhà tủ Baxti (14/7/1789)

Quá trình Cách mạng tu sàn Pháp có thê chia thành 3 siai đoạn:
- Giai đoạn chinh quyền Lập hiến (1789 - 1792) được thiết lập sau
cuộc khởi nghĩa ngày 14/7/1789 tiến còng nhà ngục Baxti, ban hành bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyển.
- Giai đoạn chính quyền Girôngđanh (Girondins, 1792 - 1793) đã
tuyên bố thành lập nền Cộng hoà thứ nhất ở Pháp, xử tử vua Lui XVI
(Louis XVI). Liên minh các nước châu Âu mở đầu cuộc tiến công chống
lại Cách mạng Pháp.

- Giai đoạn chính quyền Giacôbanh (Jacobins, 1793 - 1794) đã tiến


hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và cải cách dân
chủ, đưa cách mạng lẽn tới đỉnh cao. Cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 lặt
đổ chế độ Giacôbanh, chấm dứt thời kì cách mạng.

Những người tiến bộ ở các nước nhiệt liệt chào mừng cách mạng Pháp, xem
nó như là dấu hiệu mở đầu cho một ki nguyên mới, kỉ nguyên của "Tự do -
Bình đáng - Bác ái". Nhân dân các nước thuộc địa cùa Tây Ban Nha và Bổ Đào
Nha ỡ MT latinh đón nhận bản Tuyên nqô / 1 Nhún íỊityềtì vù Dủỉì qnxên như là lời
kêu gọi đấu tranh giải phóng. Những nước láng giềng với Pháp chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của cuộc cách mạng này. Nếu như với nhân dân bị áp bức khát khao
thoát khỏi ách cường quyền chuyên chế, những tin tức từ Pari cách mạng dem
đến hi vọng và niềm tin, thì những kẻ đại diện cho chế độ cũ - vua, quý tộc và
tãng lữ của các quốc gia quân chủ - lại hoang sợ trước sự lớn mạnh của phong
trào cách mạng. Đê quốc Áo, đế quốc Nga, vương quốc Phố coi cách mạng
Pháp là kẻ thù nguy hiểm, lo ngại ảnh hường của nó sẽ làm lung lay chế độ
quân chủ. Nước Anh tư sản cũng chống lại cách mạng Pháp vì không muốn có
một đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Sự thù địch đối với cách mạng Pháp
đã tập hựp các nước phong kiến chuyên chế lớn nhỏ ở châu Âu cùng nước Anh
tư sản lập thành liên minh chống Pháp.
Sau cuộc chính biến Técmiđo (27/7/1794), cách mạng Pháp đi vào thoái
trào. Năm 1799 Napôlêỏng Bỏnapactơ lên nắm quyển. Năm 1804 thành lập Đế
chế thứ nhất tồn tại cho đến năm 1815.
Trong suốt quá trình đó, nước Pháp luôn tiến hành chiến tranh với các nước
châu Âu tập hợp trong các liên minh chống Pháp mà thành phần của nó biến
đổi tùy theo tình hình. Trên thực tế, những kẻ chủ chốt trong các liên minh này
là Anh, Nga, Áo và Phổ.

2. Sự thành lập Liên minh chòng Pháp lan thứ nhát (1792 - 1797)
Sau khi cuộc khởi nghĩa ngày 14/7/1789 ờ Pari giành dược thảng lợi, Chính
phú Lập hiến được thành lập, vẫn duy Irì ncôi vua cua Lui X V I. Nhưne thế lực
phong kiến Pháp không cam chịu thất bại, hí mạt lien lạc với các nước quân chú

28
châu Âu đê chống lại cách mạng, Lui X V I tính chuyện trốn ra nước ngoài dế
cáu cứu ngoại viện.
Vụ trốn chạy không thành của Lu i X V I (21/6/1791) và sự phát triển của
phong trào cộng hoà dân chú ở Pháp làm cho các nước phong kiến chuyên chế
châu Âu hoảng sợ, vội vã xúc tiến việc thành lập Liên tììitìỉì chốnq Pháp lần ỉhứ
nliất (1791 - 1792). Đứng đầu Liên minh là Áo và Phổ - hai nước láng giềng bị
cách mạng Pháp đe doạ trực tiếp. Ngày 27/8/1791, hoàng đế Áo và vua Phổ đã
kí Tuycn bò Tinnít, theo đó hai nước cam kết cùng hành động nhàm khòi phục
chính quyền của L u i X V I. Đến ngày 7/2/1792, Á o và Phổ kí tiếp một hiệp ước
liên minh cam kết mỏi bên góp hai vạn quân đế chống Pháp. Cả hai bên đễu hi
vọng sẽ được đén bù bằng những chiến lợi phẩm giành được từ cuộc chiến
tháng đòi với nước Pháp cách mạng. Vua Phổ muốn chiếm Andiít, hoàng đế Áo
muốn mở rộng đất đai ở Bí hoặc đổi Bí lấy Bavaria.
Trước sự đe doạ can thiệp của Áo và Phổ, các thế lực chính trị ở Pháp có
phản ứng khác nhau. Vua Lui X V I, mặc dù đã phê chuẩn Hiến pháp
(13/9/1791) và tuyên thệ trung thành với quốc dân, nhưng dã cùng với các
tướng lĩnh và giới quý tộc âm mưu đây nước Pháp vào cuộc chiến tranh với các
triều đình phong kiến châu Âu. Họ tin rằng quân đội mới thành lập của nước
Pháp cách mạng không đủ sức chịu đựng "một nửa trận" khi phải đương đầu với
nhữim đạo quân phonu kiến nổi tiếng thiện chiến. Cánh hCru trong Quốc hội lập
pháp là phái Phơiăng (Feillant) lo sợ chiến tranh vì những biến động do chiến
tranh tạo ra có thể làm tuột khỏi tay họ chính quyển mới giành được còn chưa
vCmç chác. Một bộ phận của phái Phơiăng do La Phayét (La Fayette) cầm đầu
chí muốn tiến hành những cuộc chiến tranh nhỏ với bọn quý tộc lưu vong ờ
sòng Ranh và chống Áo. Phái Girôngđanh là phái cuồng nhiệt chủ trương phát
động chiến tranh, hi vọng chiến tranh sẽ đánh lạc hướng quần chúng trong nước
khỏi những yêu sách cải cách và thắng lợi của chiến tranh sẽ củng cố chính
quyền của giai cấp tư sản, mở rộng đất đai và biên giới của nước Pháp. Những
người dân chủ cách mạng, đứng đầu là Rôbcxpie (Robespierre) và Mara
(Marat) hiếu rằng chiến tranh là không thê tránh khỏi. Nhưng phái này kicn
quyết phản đối ý đồ của phái Girôngđanh tiến hành chiến tranh trước khi tiêu
diệt kẻ thù trong nước ỉà bọn quý tộc và giới quân phiệt phản động. Nhiệm vụ
trước mắt là đẩy mạnh cuộc cách mạng trong nước đến cùng. Trong trường hợp
bị can thiệp, Mara đà phác thảo kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh nhân
dân, trong đó nhân dân Pháp sẽ triển khai hoạt độns du kích chống lại kẻ thù.

29
Bất chấp sự phàn đối của những người dân chủ cách mạng, chính phú Lập
hiến đà tuyên chiến với hoàng đế Áo ngày 20/4/1792. Cuộc chiến tranh về
phía Pháp khi dó là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì nó bào vệ những thành
quả của cách mạng chống lại sự can thiệp vũ trang của các cường quốc
chuyên chế châu Au.
Đúng như dự đoán của những người dân chú cách mạng, quân Pháp licp
tiếp bị bại trận vì nó là đội quân kế thừa cùa chê dộ phong kiến chưa được cái
tổ, lại bị sự phản bội của bọn tướng lĩnh quý tộc khi đỏ vẫn nám quyền chi huy.
Kế hoạch tác chiến bị Mari Ảngtoanét (Marie Antoinette) - vự Lui X V I và là
em gái hoàng đế Áo - bí mật trao cho kẻ thù. Chính bà ta đã khẩn cầu Còng
tước Brunxvich (Brunswick), tổng chí huy quân dội can thiệp ra bản tuyên cáo
de doạ sẽ xoá sổ Pari nếu như quân Phiíp dám đụng đến hoàng gia.
Tất cả những hành độim đó chi có thể làm cho sự căm phẫn của quần chúng
lên đến cao độ. Giờ đày tinh thần ái quốc thống nhất với tinh thần cách mạng,
báo vệ Tổ quốc đồng nghĩa với bào vệ cách mạng. Sự thống nhất này dã dẫn
đến cuộc khởi nghĩa ngày 10/8/1792 lật đổ ngòi vua cùng Chính phù Lập hiêìi,
thiết lập chính quyền Girôngđanh.
Chiến thắng trên mặt trận quân sự ứ Vanmi (Valmy) ngày 20/9 đánh dấu một
bước ngoặt của tiến trình chiến tranh, quân Pháp chuyển sang thế tấn công.
Thành Vécđoong dược giải phóng ngày 8/10 và Lỏngvi ngày 20/10, sau đó quân
Pháp vượt biên giới tiến sang Bí, Đức. Những đạo quân Pháp giương cao kháu
hiệu "Hoà bình với lều tranh, chiến tranh với lâu đài". Binh lính Pháp muốn giải
phóng cho nhân dân các nước bị bọn vua chúa áp bức bóc lột. Tuy nhiên, núp
dưứi khẩu hiệu đó, những người Girôngdanh lại nuôi ý đổ xâm chiếm dất đai bao
quanh nước Pháp, lộp ra những nước cộng hoà lệ thuộc Pháp.
Một ngày sau chiến thắng Vanmi, ngày 21/9/1792 chế độ Cộng hoà được
thiết lập ở Pháp. Ngày 11/12/1792, Lui X V I bị đưa ra xét xử, ngày 21/1/1793 bị
chém đầu. Lấy cớ Lui X V I bị giết, tất cả các nước thù địch với cách mạng Pháp
nhanh chóng tập hợp thành một liên minh chống Pháp. Lần này nước Pháp
không chỉ tiến hành chiến tranh với Áo và Phổ mà còn phải chống lại những kẻ
thù vốn là kẻ cạnh tranh cũ với Pháp là Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và các tiếu
quốc ờ Ý. Nước Anh mặc dù đã là nhà nước tư bản chú nghĩa nhưng lại tham
chiến nhằm đâu tranh với những tư tường và thê chế cách mạng, làm suy yếu sự
hùng mạnh về kinh tế của tư bán Pháp. Đồng thời, Anh thấy không the trông
chừ vào lực lượng của Phổ và Áo, nhất là sail khi Pháp chiếm Bí và đe doạ Hà
Lan là những đia hàn có tầm chiến lược quan trọng dối với Anh.
c , . • I • c

30
Bận can dự vào vân đé Ba Lan, Nga không thế trực tiếp tham gia Liên minh
chòng Pháp nhưng đã cát đứt quan hệ ngoại giao với Pháp vào tháng
2/1793 để ủng hộ Liên minh.
Là phái chủ chiến nhưng không chuán bị gì cho chiến tranh, lại có ý đỏ
thoá hiệp với ké thù trong chính sách đối ngoại, phái Girôngđanh không thế
lành đạo nước Pháp chống lại một liên minh phản cách mạng rộng lớn như vậy.

3. Tháng lợi của cách mạng Pháp trong cuộc dâu tranh chông thù trong
giặc ngoài
Đến tháng 3/1793, cách mạng Pháp lâm vào tình thế vò cùng nghiêm
trọng: khủng hoảng kinh tế xã hội và khủng hoang chính trị gắn chặt vào
nhau. Trên mạt trận quân sự, quân Pháp liên tiếp bị thất bại. Sau một loạt thất
hại ở Hà Lan, Pháp bị thua ở Bi. Việc mất Bi dẫn đến việc mất tả ngạn sông
Ranh vào cuối tháng 3. Chiến trường sắp bị đẩy trờ lại lãnh thổ nước Pháp.
Tinh hình nguy ngập về quân sự làm cho xung đột nội bộ giữa phái
Girôngdanh bất lực và thoái hoá với phái Giacôbanh cấp tiến và cách mạng
lẽn đến đỉnh điểm, dẫn tới cuộc khởi nghĩa ở Pari từ ngày 31/5 đến 2/6/1793.
Chính quyền Giacôbanh được thiết lập do Luật sư Ròbexpic đứng đầu. Phát
huy nhiệt tình cách mạng của quần chúng và thi hành những biện pháp kiên
quyết, phái Giacôbanh đà đưa cách mạng vượt qua cơn thử thách hiểm nghèo.
Macximiliẽng đơ Rôbexpie
(Maximilien de Robespierre, 1758 -
1794): luật sư, đại diện cho Đẳng
cấp thứ ba trong Hội nghị Ba đẳng
cấp. Sau cách mạng 1789, ồng
đứng về lực lượng dân chủ, chịu ảnh
hưởng tư tưởng của Rútxỏ (Jean
Jacques Rousseau). Ngày
2/6/1793, ông đứng đấu cuộc khởi
nghĩa ở Pari lật đổ chế độ
Girôngđanh, trở thành người đứng
đấu chính quyền Giacôbanh
(Jacobin).

Ngay sau khi nắm quyền,


Rôbexpie đã ban hành pháp lệnh
ruộng đất, quy định tịch thu ruộng

31
đất của nhà thờ và quý tộc phong kiến, chia thành từng mảnh nhỏ đem
bán cho nông dân, trả dần trong 10 năm. Nông dân được giải phóng khỏi
mọi nghĩa vụ đóng góp phong kiến. Chính sách này đã đem lại ruộng đất
cho nông dân, thiết lặp ở Pháp chế độ kinh tế tiểu nông. Đồng thời, ỏng
thực hiện chế độ chuyên chính cách mạng, thành lập các đội đặc nhiệm
để bắt bọn gian thương đấu cơ tích trữ lương thực thực phẩm, trấn áp bọn
gián điệp, làm tay sai cho nước ngoài. Chính trong dịp này, Hoàng hậu
Mari Ăngtoanét bị bắt trong khi đang bí mật chuyển bản đồ quân sự sang
nước Áo, sau đó bị xử tử.

Những biện pháp trên đã làm chơ đòng đào quần chúng nhân dân phấn
khởi, từng địa phương nổi dậy tấn cóng bọn phong kiến để nắm chính quyển
và chia ruộng đất. Lực lượng thù địch trong nước nhanh chóng bị đập tan. Gần
60 vạn thanh niên tình nguyện nhập ngũ đế bảo vệ Tổ quốc, cũng có nghĩa là
bảo vệ mảnh đất vừa giành được. Quân đội Pháp đirợc cải tổ, quân sĩ bầu
những người có tinh thần dũng cảm lên chỉ huy, nhiều người xuất thân là
nông dân, người chăn ngựa, thợ mộc, thự rèn... Các nhà trí thức dược động
viên sáng chế vũ khí, tìm ra chiến lược, chiến thuật mới. Nhừ đỏ, quân đội
cách mạng đã giành được nhiều thắng lợi vào tháng 9 và tháng 10, làm thay
đổi cục diện chiến tranh. Quân Áo bị tan rã, quân Anh và quân Phổ phải rút
lui. Đến đống - xuân 1793 - 1794, quân Pháp chuyên sang thế chù động tiến
công. Tulông được giải phóng khỏi quân Anh, Andát thoát khỏi tay quân Phổ
và quân Áo. Quân thù bị quét sạch khỏi lành thổ nước Pháp.
Nhĩmg chiến thắng quân sự tường chừng củng cỏ thêm sức mạnh cho những
người Giacôbanh nhimg trái lại, khi nguy cơ can thiệp từ bên ngoài bị đẩy lùi thì
sự rạn nứt, phân hoá và đấu tranh trong nội bộ Giacôbanh trở nên gay gắt. Chiến
thắng ờ Phlơruýt vào tháng 6/1794 là thắng lợi quân sự cuối cùng cùa những
người Giacôbanh đã thúc đẩy quá trình đó, dẫn tới cuộc đảo chính ngày
27/7/1794 (theo lịch mới của Pháp là ngày 9 tháng Técmiđo - Thermidor).
Nguyên nhân cơ bản của cuộc đảo chính là do tầng lớp đại tư sàn Pháp muốn xoá
bỏ sự hạn chế đối với chế độ sờ hữu lớn và chấm dứt thời kì chuyên chính cách
mạng. Sự bất đồng giữa các phái về chính sách đối ngoại cũng là một nguyên
nhân quan trọng thúc đẩy sự tan rã của chính quyền Giacôbanh. Đại tư sàn Pháp
tiến hành cuôc đảo chính Técmiđo đê dọn đườim cho việc hiến dần cuộc chiến
tranh chính nghĩa thành cuòc chiến tranh xâm lirơc.
II. Q UAN HỆ QUOC TE TRONG NHỮNG N Ả M CHIÊN TR AN H CUA
NAPỎLÊÔNG
1. Sự tan vở của Liên minh chòng Pháp lán thứ nhát
Sau khi lật đổ chính quyển của những người Giacôbanh, lợi dụng thắng lợi
của quân đội cách mạng đã giành được và sự bất đồng giữa các nước tham gia
Liên minh chống Pháp, phái tư sản Técmiđo đà kí hoà ước Baden với Phổ
(5/4/1795). Phố rút khỏi Liên minh đê tham dự cuộc phân chia Ba Lan lần thứ
ba với Nga và Áo, thừa nhận những thắng lợi của Pháp, cho Pháp sáp nhập Bi
và các đất của Đức ờ tả ngạn sông Ranh. Ngày 16/5/1795, Hà Lan buộc phái kí
hoà ưức nhượng cho Pháp Phlăngđri và bồi thường một số tiển lớn. Tháng
7/1795, Tây Ban Nha cũng phải kí hoà ước nhượng cho Pháp Xanh Đômingồ.
Sau đó hai bên kí hiệp ước "phòng thủ và tấn công" chống Anh vì Anh ngày
càng tìm cách đẩy Tây Ban Nha ra khỏi các thuộc địa ờ châu MT. Tây Ban Nha
bị lôi kéo vào chiến tranh từ năm 1796 đến năm 1801 và trở thành còng cụ lệ
thuộc Pháp.
Mặc dù Phổ, Tây Ban Nha và Hà Lan rút khỏi Liên minh, chiến tranh vẫn
tiếp tục. Tháng 4/1797, sau khi bị thất bại nặng, Áo phải kí hiệp định đình
chiến Lêồben và ngày 7/10/1797, Napôlêông Bônapactơ kí hoà ước với Áo ở
Campôphoócmiô. Pháp được chiếm Bỉ, một số đảo ở biển Ađriatích, Áo thừa
nhận việc thành lập các nước cộng hoà ờ Bắc và Trung Ý. Những điểu khoản bí
mật cho phép Pháp chiếm tả ngạn sông Ranh đến bắc Côblenxơ. Áo được giữ
lại Vênêxia. Như vậy là Liên minh chống Phấp lần thứ nhất tan vỡ. Chỉ CÒI1 lại
Anh tiếp tục chiến tranh và chuẩn bị thành lập Iĩiột liên minh mới.
Sau khi hoàn thành chiến dịch ở Ý, Chính phù Đốc chính cử Napồlêông
chí lìiiy một đạo quân đi đánh Anh ở A i Cập, de doạ con đường đi Ân Độ của
Anh. Sau đó, Napôlêông đế quân đội lại cho tướng Clẽbe chi huy và bí mật trở
về Pháp.

2. Liên minh chống Phấp lần thứ hai (1798 - 1803)


Vấn để Ý và A i Cập là cớ đê Anh thúc đẩy Áo, Ý, Nga, Thổ cùng Hà Lan
thiết lạp Liên tììinh chốỉìiỊ Pháp lầỉỉ thứ hai vào năm 1798, sail đó Thuỵ Điên
C lin s tham gia. Thắng lợi của Pháp đe đoạ vị trí của Nga ở châu Âu và Cận
Đỏng nên Nga tham gia Liên minh nhằm đánh đuối quân Pháp ra khỏi Ý. lật đổ
nền cộng hoà và khôi phục triều đại Buốcbông ờ Pháp.

33
&ii&ỉi 4'

• v V -

Ệ t à :? tỳr* ĩ / *ÍÍ>J
t * V % , ầ í

' 4 í m ' l ì l fí
V ' . • ' * 7 ; • • /

7 *

Napôlêông Bônapactơ (1769 - 1821)

Nước Pháp lại bị đe doạ giống như năm 1792 - 1793. Cuộc khúng hoáng
lần này dã dãn đến cuộc chính biến ngày 9/11 /1799 (dược gọi là Chính biến
tháng Bruyme - tháng Sương mù). Napôlêông trở thành vị Tổng tài thứ nhất với
quyền hành rất lớn.
Napôlèông Bônapactơ (1769 - 1821) tốt nghiệp trường quân sự hàm
Thiếu úy, chỉ huy pháo binh vây hãm thành Tulồng. Năm 1794, ông được
phong Thiếu tướng, Tư lệnh pháo binh trong chiến dịch tấn công Ý, thể
hiện tài năng quân sự trong việc đánh thắng liên quàn Áo - Piẻmông;
năm 1799 lật đổ chính quyền Đốc chính, thiết lập chế độ Tổng tài, làm
Tổng tài thứ nhất, nắm mọi quyền hành; năm 1804 thành lập Đế chế thứ
nhất, lên ngồi Hoàng đế - Napồlêông đệ nhất (1804 - 1815).

Nước Pháp tiến hành chiến tranh với Liên minh thứ hai. Do mâu thuẫn với Áo
về vấn đề Ý, năm 1800 Nga rút khỏi Liên minh. Quan hệ Nsa - Anh cũng xấu đi
do việc Anh chiếm đảo Manta. Napôlêông đã lợi dụng những mâu thuẫn trong phc
Liên minh, giành được một loạt chiến thắng (chiến thắng Marengô, 14/6/1800) mờ
đường cho quân Pháp tiến đến Thíi đô Viên. Áo phái kí Hoà ước Luynevin ngày
9/2/1801 xác định lại những điều kiện của hoà ước Campòphoócmiô.
Đê khoét sâu sự bất đồng giữa Nga và Anh, Napôlêône ra lệnh thá tùbinh
Nga bị bắt trong chiến dịch năm 1799 về nước. Nga lioàim Paven I bát đầu hiệp
thương với Pháp về một liên minh chốim Anh, dề ra kế hoạch chiếm đát cùa
Thổ, đổng thời thiết lập ảnh hưởng cùa hai nước ờ Trung Âu và Nam Ý. Nga
9

hoàng còn quyêt định đưa quân Côdăc sang An Độ dè đánh Anh. Nhưng việc
cắt dứi quan hệ thương mại với Anh đe doạ lợi ích của quý tộc và địa chủ Nga
nên đà gây ra phản ứng cùa giới quý tộc cung đình và giới quân sự, cuối cùng
dẫn đến việc sát hại Paven I (23/3/1801).
Những cuộc chiến tranh do Napỏlêông tiến hành đà thực sự thay đổi tính
chất cửa thời chiến tranh cách mạng, nhằm mục đích giành những thị trường
mới, xác lập bá quyền của Pháp về công thương nghiệp, chính trị và quân sự ở
châu Âu. Ngoài việc vơ vét nguyên liệu ờ các nước bị chinh phục, Napôlêông
còn bát phải bổi thường chiến phí. Năm 1801, nguồn thu nhập đặc biệt này đà
chiếm 123 triệu phrăng trong sỏ 770 triệu phrăng tổng thu nhập của nước Pháp.
Sau khi lên ngôi, Nga hoàng Alêcxãng I từ bò liên minh với Napỏlêòng
nhưng kí với Napỏlẽông một Ihoả ước trên cơ sở thừa nhận nguyên tắc về ánh
hưởng chung của Nga và Pháp đối với Trung Âu và Nam Ý. Quan hệ ngoại
giao giữa Nga và Anh được nòi lại. Anh hứa rút quân khỏi Manta và A i Cập.
Mặc dù công thương nghiệp phát triển nhanh chóng và trở nên giàu có,
nhưng Anh khó có thế chịu đựng sự căng thẳng của chiến tranh kéo dài. Những
chi phí lớn cho các nước đồng minh, việc không ngừng tăng cường hạm dội làm
cho ngân khố cạn kiệt. Đế bù đắp, chính phú phải vay nợ và tăng thuế, do đó sự
bất bình trong nước ngày càng gia tăng. Xu hướng thoả hiệp tăng lên trong giới
tư sản với hi vọng là việc hoà giải với Pháp sẽ mỡ rộng thị tnrừng châu Âu cho
hàng hoá của Anh. Năm 1801, Anh bắt đầu thương lượng hoà hình với Pháp.
Tháng 3/1802, hai bôn kí Hoà ước Amiêng. Anh vẫn được giữ Xàylan và
Tơriniđát nhưng không được can thiệp vào công việc của Hà Lan, Đức, Ý, Thuỵ
Sĩ. Pháp từ bỏ tham vọng ở A i Cập nhưng dược lấy lại quần đào Ảngti. Quần đào
ỉôniêng biến thành nước Cộng hoà bày đảo đật dưới sự bào trợ của Nga và Thổ.
Hoà bình được lập lại ở châu Âu nhưng chí là tạm thời, Pháp còn chiếm
nhiều đất đai, nhất là Bi, Hà Lan được ví như "một khẩu súng lục" chĩa vào trái
tim cùa nước Anh. Vì vậy, tháng 5/1803 chiến tranh giữa Anh và Pháp lại tiếp
tục diễn ra.
Những chiến thắng quân sự của Napôlêông đối với Liên minh thứ hai càng
củng cố địa vị độc tài của ỏng ta. Năm 1804 Napôlêông trở thành hoàng đế và
Đế chế 1 được thiết lập ừ Pháp. Nhưng thắng lợi của Pháp trên lục địa chau Âu
còn chưa dược vững clìắc chừng nào lực lượng cùa Anh và Nga - những đối thú
mạnh và nguy hiểm nhất của Pháp - còn chưa bị đánh bại.

35
Ngay từ năm 1801, Napôlêông bắt đầu chuẩn bị tổ chức một cuộc tân công
sang nước Anh. Mùa thu năm 1803 tại cảng Bưlỏnhơ, Napôlêỏng tạp trung 13
vạn quân và tuyên bố: "Chỉ cần ba ngày sương mù, ta sẽ làm chủ Luân Đón của
Nghị viện và Ngân hàng Anh quốc". Thế nhưng do ưu thế của hạm đội Anh, kế
hoạch đổ bộ của Pháp không được thực hiện. Điều quan trọng là Anh đã không
đơn độc trong cuộc đối đầu với Pháp.

3. Liên minh chông Pháp lán thứ ba (1805 - 1806)


Những ý đồ mở rộng xâm lược của Pháp đà dẫn đến sự thành lập một liên
minh mới, Liên ìììiìììì chô/iẹ Pháp lần thứ ha, vào năm 1805 gồm Anh, Nga, Áo,
Napôli, Thuỵ Điên. Napôlêông phải điều quân dự tính đổ bộ sang Anh tới Nam
Đức để đánh quân Liên minh. Ngày 2/10/1805, hạm đội Pháp - Tây Ban Nha bị
hạm đội Anh tiêu diệt ở Traphanga (eo biển gần thành phố Cácđit của Tây Ban
Nha). Còn ở trên bộ, trước khi quân Nga kịp tham chiến, một lực lượng quân Áo
đã bị Napôlêông đánh bại và đạo quân chủ lực của Áo buộc phải đầu hàng ở
Unmơmà không chống cự. Ngày 13/11, quân Pháp tiến vào Viên. Nga hoàng chỉ
còn hi vọng vào sự tham gia của quân Phổ. Đế kết thúc chiến tranh trước khi
quân Phố tham chiến, Napôlêỏng điều quân lên phía bắc, nhử liên quân Nga - Áo
đến một địa điểm chọn trước và ngày 2/12/1805, ngày kí niệm 1 năm lẻ đăng
quang, Napoleons đánh thắng quân Nga - Áo ở Aoxteclích, một "trận đánh kiểu
mẫu" theo đánh giá của các sử gia quân sự Đức.
Áo phái kí Hoà ước Prexbuốc vào cuối năm 1805, mất một loạt đất đai,
thừa nhận Napỏlcông là vua của nước Ý và tra cho Pháp một số tiền bồi thường
lớn. Để củng cố sự thống trị ở Trung Âu, năm 1806 Napôlêông lập ra Liên
minh sồng Ranh (lúc đầu gồm 16 quốc gia Đức) lệ thuộc Pháp, tháng 8/1806
buộc hoàng đế Áo phải từ bỏ danh hiệu hoàng đế Đức. Như vậy, Đế chê La Mã
thần thánh thời trung đại bị xoá bỏ. Cũng trong năm đó, triều đại Buốcbông ờ
Napỏli bị quân Pháp đánh chạy ra X ix ilia dưới sự báo vệ của hạm đội Anh.
Người anh cả của Napôlêông là Giôdép Bônapactơ được phong làm vua Níipôli,
người em là Lui Bônapactơ làm vua Hà Lan.

4. Liên minh chỏng Pháp lán thứ tư (1806 - 1808)


Việc thành lập Liên minh sòng Ranh và những cuộc xâm lược mới của
Napôlêông đã thúc đẩy các nước thù địch tiếp tục chiến tranh. Vua Nga
Alêcxăng I từ chối kí đình chiến với Pháp. Nga và Anh nối lại hiệp thương với

36
Phổ và sau đó với Tliuỵ Đicn. Tháng 9/1 (S06 đã hình thành Liên tììiiììì dìốnq
Plìáị) lần thứ tư gồm Anh, Nga, Phổ và Tluiỵ Điển.
Chiến tranh với Liên minh lần thứ tư gồm hai chiến dịch chống Phổ và
chống Nga.
Quan Phổ hoàn toàn không được chuẩn bị cho chiến tranh. Troníi hai trận
giao chiến diễn ra cùng ngày 14/10/1806 ơ Iêna và Aosơtét, quân Phổ bị đánh
bại. Quân Pháp tiến vào Béclin và chiếm một phần lớn nước Phổ.
Sau khi quân Phổ thất bại, Đông Phổ trở thành chiến trường chính. Tháng
2/1807, ở Prâyxít - A ilau dã diễn ra một trận giao chiến đẫm máu giữa quân
Nga và quàn Pháp. Ngày 14/6/1807, quân Pháp giành được thắng lợi ờ Phritlan.
Kliỏng còn đổng m inh trên lue đia và khôn" nhận được sư chi viên của Anh
• • W • • • •

trên thực tế, Nga buộc phải từ bỏ chiến tranh với đế chế Napôlêông. Pháp cũng
cần có thời gian nghỉ ngơi. Ngày 7/7/1807, Nga và Pháp dã kí một hoà ước và
một hiệp ước liên m inh chống Anh tại Tinđít. Nga phải rút khỏi liên minh, đoạn
tuyệt với Anh, tham gia phong toả lục địa, thừa nhận tất cả những thắng lợi của
Pháp ở châu Âu. Đ ổi lại, Pháp hứa cho Nga rãnh tay hành động đối với Thuỵ
Điển và Phố. Ngày 9/7, Phổ cũng buộc phải kí với Pháp một hoà ước với những
diều kiện hốt sức nặng nẻ: Phổ bị chia cát, mất phán ờ Ba Lan, Hanôvơ và tất cả
đất đai ở phía tây sông Enbơ, mát 5 triệu dân trên tổng sô 10 triệu, sô quân Phổ
bị uiứi hạn ở mức 42 000 người. Với đất đai lấy được của Phổ, Napôlêông
thành lập hai nước mới: Vương quốc Vetxphali do vua Xắcxônhi - một đồng
minh lệ thuộc Pháp - đứng đầu và Đại công quốc Vácxava do Giêrôm - em trai
của Napôlêỏng - làm vua; tiếu quốc Dắcden đổi thành Vương quốc Dắcden. Ba
nước này gia nhập Liên minh sông Ranh. Việc thành lập Vương quốc Véxphali
và Đại công quốc Vácxava là nhằm chống Phổ và chống Nga.
Không thể đổ bộ lèn đát Anh, cùng khòng thế chiến thắng dược hạm đội
Anh trên bien, sau khi chinh phục dược gần như toàn bộ lục địa châu Âu,
Napốlêỏng ỉ quyết định sử dụng biện pháp mới là "phong toa lục địa", bao
vây cô lập Anh vé kinh tế. Tháng 1 1/1806, sau khi chiếm được Bcclin và sail
Hoà ước Tindít, Napôlôỏng I dã kí những sắc lệnh tuyên bố bao vây quần đáo
nước Anh. Viêc buôn hán và mọi quan hệ khác của Anh hi câm một cách
• • I • • •

Híihicm ngặt. Toàn bộ hàng hoá của Anlì bị phất hiện trên lãnh thổ Pháp và
các đồng minh của Pháp đéu bị tịch thu. Bằng những biện pháp trên,
Napỏlêỏng I nghĩ làng có thế "bóp chết" nước Anh về kinh tế. Chính sách
"phong toà lục lỉịa " ban đầu có thể uây cho Anh những khó khăn nhất định

37
nhưng không buộc được Anh phai đáu hàng. Anh đà trá đũa bàng sự phong
toá đường hiên đối với Pháp và các dóng minh của Pháp. Tàu thuyền của Anh
bát giữ các tàu buôn của Pháp, phong toâ các hải cảng cua Pháp và bất chấp
mọi trờ ngại, đà dùng con đường buôn lậu đưa hàng hoá cua Anh vào châu
Âu, vào ngay cá đất Pháp. Hậu quâ ỉà đã gây cho bán thân nước Pháp những
khỏ khăn vẻ kinh tế (đặc biệt là thiếu nguyên liệu mà chí có Anh và các thuộc
địa của Anh mới có như bons, thuốc nhuộm...). Chính sách phong toả đà gây
bất bình trên toàn bộ lục địa châu Âu, côns nshiệp Pháp khòng đáp ứng nhu
cầu hàng hoá bằng công nghiệp Anh.
Năm 1807, những cuộc xâm chiếm lãnh thổ của Napôlêông I nhằm mục
đích hoàn toàn cắt nước Anh ra khỏi lue địa châu Âu và sử dung toàn bộ lưc
• • • W • •

lượng của châu Âu để chống Anh. Để thực hiện mục đích này, Napôlêông I
quyết định xâm chiếm bán đảo Pirênê. Bổ Đào Nha bị lệ thuộc vào Anh vể kinh
tế đã khước từ việc tham gia phong toà lục địa. Để trả đũa, Chính phủ
Napôlêông kí với Tây Ban Nha một hiệp ước phân chia Bổ Đào Nha giữa Pháp
và Tây Ban Nha. Ngay sau đó, quân Pháp vượt biên giới Bổ Đào Nha chiếm
Lixbon. Hoàng thân nhiếp chính Bổ Đào Nha phải chạy sang Braxin (lúc đó là
thuộc địa của Bổ Đào Nha). Thế nhưng quân Pháp bị nhân dan Bổ Đào Nha
được sự chi viện của quân đoàn viễn chinh Anh và của hạm đội Anh đánh trả
quyết liệt, phải rút khỏi Bồ Đào Nha. Quân Pháp ở Tây Ban Nha, lúc đầu hoạt
động với tơ cách là quân đổng minh sail biến thành đội quân xâm lược. Hoàng
gia Tây Ban Nha bị đánh lừa và bị dẫn độ vể Pháp. Thế nhưng quân dân Tây
Ban Nha không chịu khuất phục dà nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh giải
phóng. Những đạo quân tinh nhuệ của Pháp bị giam chân tại đây trong một thời
gian dài làm cho sức mạnh quân sự của Pháp bị suy yếu.
Liên minh Nga - Pháp kí Ở Tinđít tò ra không bền vìmg. Việc phái cắt đứt
với Anh về thương mai làm cho kinh tế Nga hi đình trê, khôn lĩ đơơc ui ới quân
sự Nga ủng hộ. Họ muốn trả thù cho nhfrnu thất bại mà Nga phải gánh chịu
trong cuộc chiến năm 1X05 - 1807. Chính phủ Nsa nhận biết âm mưu của
Napôlêông I là ngăn cản sự bành trướng cũa Nua ờ Cận Đông, phá hoại ánh
hưởng của Níĩa ở Thổ. A lếch xăng I cù II2 cãm tức về việc Chính phú Pháp
không chịu rút quân hố trí gần biên aiới Nga, xúi giục người Ba Lan chống
Nga. Thế nhưng lúc đó Nga còn phái liến hành gần như cùng một 1ÍIC ha cuộc
chiến tranh (với Iran năm 1805, với Thổ năm 1X06 và với T luiỵ Điển năm
1808), do dó Nua khỏim thể và không muốn cat đứt quan hệ với Pháp. Chính
phu Napoleons cĩíns không muốn đoạn tuyệt với Nga vì vẫn chù Inrưng lối
kéo Nga chống Anh. Năm 180X (cuối tháng 9) cả hai vị hoàng đế đà gặp nhau
ở Écphuốc. Cuộc hội kiến Écphuốc diễn ra troim bầu khống khí thân thiện,
nhưng đó chi là một tấm màn che đậy. Mâu thuẫn giữa Nga và Pháp ngày
càns trở nên khó khắc phục.

5. Liên minh chóng Pháp lán thứ năm (1808 - 1812)


Thất bại của quân Phấp ở Tây Ban Nha dã gây một ân tượng lớn đối với nhân
dân các nước bị Napôlêông I chinh phục, nhất là ờ Đức và Áo. Nền quân chủ
Hápxbuôc dần dần lấy lai đươc sức Ịưc sau thám hoa 1805 và bí mât chuẩn bị
J • • • • • •

chống Pháp như thi hành chê độ nghĩa vụ quân sự trong toàn quốc, xoá bỏ chế độ
trừng phạt roi vọt trong quân đội, bí mật hiệp thương với Anh để thành lạp một
liên minh mới. Ngoài Anh và Áo, tham gia Liên ỉììitìh (7/ớ//ẹ PhÚỊ) lần thử /lủm
còn có Tây Ban Nha. Nga điều quân đến Galixi (theo thoà thuận của cuộc hội
kiến Écphuốc) nhung không hành động chống quân Áo. Ngày 5 và 6/7/1809, tại
Vagram, quân Áo bị thất bại nặng nề và buộc phải kí Hoà irớc Sơnbrun vào tháng
10 năm đó. Áo mất một vùng lãnh thổ với 3,5 triệu dân, phải giảm quân sỏ xuống
15 vạn, bồi thường cho Pháp 85 triệu phrăng và phải tham gia phong toả lục địa.
Nén quân chú Hapxbuốc bị lệ thuộc vào nước Pháp tư san. Những cuộc xâm
chiếm lành thổ của nước Pháp vẫn tiếp tục. Trong năm 1809, Napòlêỏng sáp
nhập Rôma và những vùng đất khác cùa Giáo hoàng Pie V III vào Đố chế của
mình; năm IS 10 còn sáp nhập thêm Hà Lan vì nước này phá hoại việc phong toả
lục địa, có lợi cho thương nhân Hà Lan. Cuối năm 1810 và đầu năm 1811, toàn
bộ bờ biển Bắc Hải (các thành phố tự do như Hãmbuôc, Bremen, Liubếc và công
quốc Ondenbuốc) cũng bị sáp nhập vào đế quốc Napôlêông.
Đến năm 1812, Napôlêông đà lập ra một dế quốc gồm 75 triệu dân, chiếm
gần một nửa cư dân lực địa châu Âu, gấp ba lần dân số nước Pháp. Biên giới
Pháp mơ rộng vé phía bắc, phía đỏng và phía nam bao gồm Bi, Hà Lan, tả ngạn
sông Ranh, toàn bộ bờ biển Bắc Hải, Xoavoa và Nixơ, một phần lớn Bác và
Trung Ý. Tất cả những vùng đất này với thành phần cư dân khác nhau bị coi
như những bộ phận cấu thành Đế chế Pháp. Thế nhưng sự hùng mạnh của nó
chí là tạm thời tỉo tấc dộng của những mâu thuẫn bcn trong và bcn ngoài ngày
cànc n&hicm tron£.
c c • c

Sail that bại của Liên minh thứ năm, quan hệ Nga - Pháp trở nên căng
tháim. Những điéu kiện mà hai bên đã kí năm 1807 ở Tindít không đáp ứng
được nhữns lợi ích kinh tế và chính trị của N<:a. Việc cắt dứt liên hệ vói Anh do
bị cp buộc phái phong toá lục địa đã ánh hường nghiêm Irọng đến ngoại thương

39
của Nga (từ 100 triệu rúp năm 1807 tụt xuóng còn 83 triệu cùng năm đó). Việc
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp bị giảm dã ảnh hưởng đến cán càn thanh toán
và làm giảm giá đồng rúp. Giá hàng hoá tăng trở thành gánh nặng đỏi với người
tiêu dùng. Đến năm 1810, Chính phủ Nga dần dần không tuân thù những điêu
kiện của chính sách phong toả lục địa gây thiệt hại cho địa chủ, quý tộc và
thương nhân Nga. Chính phủ Nga bắt đầu cho tàu buôn các nước chở hàng hoá
có nguồn gốc từ Anh vào hải cảng Nga. Tháng 12/1810, Aỉêchxãng I thông qua
biểu thuế quan mới hết sức bất lợi đối với hàng nhập từ Pháp (chủ yếu là rượu
vang, mĩ phẩm). Những đòn trả đũa của Nga đã làm cho Napôlêông I điên giận
và ra lệnh "đốt tất cả những gì từ Nga tới".
Xung đột giữa Nga và Pháp ở Trung và Cận Đông - nơi mà đại tư sản Pháp
có nhiêu lợi ích kinh tế - cũng không thê chấm dứt. Giới ngoại giao của
Napôlêông xúi giục Côngxtăngtinỏpôn và Téhéran chống lại Nga, ngăn cản
việc tăng cường sự bảo hộ của Nga ở Mônđavia và Valaxia. Tháng 3/1808, hiệp
thương hí mật giữa Nga và Pháp vể việc phân chia đê quốc Thổ bị bế tắc. Chính
phủ Pháp chống lại việc xác lập ảnh hưởng của Nga ở vùng Vịnh, ngăn không
cho hạm đội Nga tự do đi ra Địa Trung Hái.
Chính giới Nga hết sức lo lắng về chính sách của Pháp trong vấn để Ba
Lan. Năm 1809, Napôlêông I sáp nhập miền Tây G alixi vào cồng quốc
Vácxava với ý đồ biến công quốc này thành bàn đạp tấn công Nga. Đế lôi kéo
quý tộc Ba Lan, Napôlêông hứa sẽ khôi phục độc lập cho quốc gia Ba Lan, sáp
nhập vào Ba Lan các vùng Lítva, Bêlôrútxia và hữu ngạn Ưcraina.
Sự thống trị của Chính phủ Napôlêông đã gây ra sự bất bình sâu sắc dối với
Chính phủ Nga đang muốn mớ rộng ảnh hưởng ờ đây. Các thành phô thuộc
Đồng minh Hanxơ là Hămbuốc, Brêmen, Liubiếc cũng bị mất độc lạp. Pháp trở
thành một cường quốc Bantích.
Tất cả những cuộc xâm chiếm này đã đc doạ Nga một cách trực tiếp. Rõ
ràng là Napôlêông không muốn có sự hiện diện ở Đông Âu một lực lượng quân
sự mạnh như Nga. Chiến tranh Pháp - Nga là điều không thể tránh khỏi.

III. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG NHŨNG N Ă M c u ố i CÙNG CỦA


ĐÊ CHÊ NAPÔLÊÔNG
1. Cuộc tán công của Napỏléỏng vào nước Nga năm 1812
Để chuẩn bị tấn cống Nga, Napôlêông I bát đầu tìm kiếm đổng minh, hứa
hẹn sẽ trả công bằng đất đai chiếm được của Nga. Nçày 24/2/1 K I 2, Pháp dã kí

40
liên minh quân sự với Phổ. Phố cử một dạo quân 2 vạn người đặt dưới quyền
điểu khiên cúa Napỏlêòng. Ngày 14/3/1812, Pháp cũng kí một hiệp ước tương
tự với Áo, theo dó Áo đóng góp 3 vạn quân. Cá hai hiệp ƯỚC trên được kí dưới
áp lực thô bạo của các nhà ngoại giao Pháp.
Chính phủ Napồlêồng còn xúi giục Thuỵ Điển gây chiến tranh với Nga,
hứa trá lại phần Ba Lan mà Nsa đã chiếm năm 1809. Nhưng Chính phủ Thuỵ
Điển lại đứng về phía Anh và Nga, vì hai nước này hứa là nếu thắng Pháp thì sẽ
chuyển giao cho Thuỵ Điển nước Na Uy khi đó lệ thuộc vào Đan Mạch - một
đồng minh của Pháp. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thái độ cùa Thuỵ Điển
chống Pháp là việc quân đội Pháp chiếm Pômerani của Thuỵ Điển và những tổn
thất gây ra cho Thuỵ Điển bởi chính sách ' phong toả lục địa". Ngày 5/4/18 ỉ 2,
Nga và Thuỵ Điển đã kí hiệp ước liên minh quân sự nhầm đảm bảo an ninh cho
biên giới Tây Bắc cùa Nga.
Một thắng lợi to lớn của ngoại giao Nsa là kí được Hoà ước Bucarét với
Thổ vào tháng 5/1 S I 2. Hoà ước Bucarét châm dứt cuộc chiến tranh kco dài
trong nhiéu năm diễn ra giữa Nga và Thổ, cho phcp Nga sử dụng những đạo
quân hoạt động trên chiến trường Thổ dế chống lại quàn xâm lược của
Napồlêỏng.
Mặc dù vạy, khi chiến tranh bắt đầu, Nga một mình phải dương đầu với lực
lưựng vũ trang của Pháp, của các nước đồng minh và chư hầu Pháp. Ọuan hệ
liên minh giữa Nga và Anh bị cắt đứt bởi Hoà ước Tindít, chí đến 18/7/1812
mới được nối lại, tức là sau khi quân Pháp đột nhập biên giới Nga. Hưn nữa,
giới cầm quyền Anh chỉ chi viện cho Nga một sỏ ĩiền nhỏ và một sỏ lượng vù
khí không nhiều.
Rạng sáng 24/6/1812, không tuycn chiến, đại quân của Napôlêông vượt
sông Nenian, đột nhập biên giới Nga. Đạo quân này vừa đông về sô lượng
(khoảng 575 000 kê cả quân dự bị), vừa tinh nhuệ mà nòng cốt của nó là quân
chú lực Pháp gồm những đơn vị đã tìmg chiến thắng trên các mật trận châu Âu
với những tướng lĩnh tài ba như Nây, Muyra... Trước nguy CƯ bị xâm lược, nhà
vua Nga cử Cutudốp tổ chức cuộc chiến tranh bào vệ Tổ quốc.
Cutudốp (1745 - 1813): Nguyên soái, đã từng tham gia và chỉ huy
nhiều cuộc chiến tranh của nước Nga. Được phong làm Tư lệnh tối cao
chỉ huy cuộc kháng chiến chống Napôlêông, ông thực hiện đường lối
chiến tranh nhân dán, đánh thắng kẻ địch có Ưu thế về lực lượng đã từng
chinh phục hấu khắp châu Âu...
Đứng trước ưu thê của quân Pháp, ông chủ trương tạm rút lui đế bảo toàn
lực lượng (quân Nga chỉ có 180 000 biên chế thành 3 cánh cách xa nhau).
Ngày 7/9, một trận giao chiến tổng lực đã diễn ra ở Bôrôđinô, nằm ở khoảng
giữa Xmôlenxcơ và Mátxcơva. Cả hai bên đéu bị tốn thất lớn. Sau trận
Bỏrôđinô, hộ chỉ huy Nga do Cutudốp đứng đầu quyết định rút khỏi
Mátxcơva, để lại đằng sau một kinh thành rực cháy. Ngày 13/9 quân Pháp
tiến vào Mátxcơva. Từ đây, Napôlêòng đã ba lần mưu toan tiến hành hiệp
thương nhưng thất bại. Cuộc chiến tranh nhân dân chỏng xâm lược đà không
cho phép Nga hoàng Alếchxăng I, cho dù ông ta muốn, nối lại quan hệ với
Pháp. Sợ việc lưu lại lâu ở Mátxcơva hoang tàn, không có lương thực sẽ làm
cho quân đội bị tan rà, Napôlêông quyết định rút quân vé phía tây đế rồi mờ
lại một chiến dịch vào năm 1813. Nhưng trên dường rút quân, quân Pháp bị
quân chủ lực và quân du kích Nga chặn đánh liên tục, bị tổn thất lớn. Lo sợ
khi được tin có chính biến ở Pari (do tướng Malê cầm đầu), ngày 6/12
Napôlêông giao cỊuyền chỉ huy quân đội cho ĩướng M uy ra, vội và trơ về Pháp.
Các thống chế Pháp định tập hợp lực lượng còn lại ờ V ilin ỏ đế tố chức chống
đỡ quân Nga đang tràn tới nhưng thất bại. Không đầy 2 vạn lính Pháp vượt
sông Nêman tháo chạy trở về. Thắng lợi của quân đội và nhân dân Nga đã
giáng một đòn chí mạng vào sự bành trướng của Đế chế Napôlêông, làm thay
đổi tương quan lực lượng ở châu Âu, là dấu hiệu mơ đáu cho việc giải phóng
tất cả các nước bị Napôlêônç chinh phục và áp bức. Tháng 12/18 12, quân Nga
tiến đến biên giới phía Tây. Mặc dù Cutudốp phán đối, cho rằng chiến tranh
đã kết thúc vể phía Nga, nhưng chù trương tiếp tục chiến tranh được
Alếchxãng I ủng hộ đà thắng thế. Ngày 13/1/1813, quân Nga tiến sang Đônc
Phổ. Một cao trào giải phóng của nhân dân Đức trỗi dậy cùng với việc quàn
Nga tiến vào đất Đức. Ngay từ tháng 12/1812, tướng Ioóc chi huy quân Phổ
đã phán lại Napôlêông, cùng với bộ chi huy Nga kí một thoả hiệp đình chi các
hành động quân sự chống Nga và không chịu phục tùng sự chỉ huy của thống
chê Pháp Mácđônan. Vì sợ Napốlêông, vua Phổ ra lệnh cách chức Ioóc và trao
ỏng ta cho toà án xét xử nhưng sail đó lại huỷ bo Iĩiệnh lệnh này.

2. Liên minh chống Pháp lán thứ sáu (1831 - 1814)


Ngày 28/2/1813, tại Calise, vua Phổ Phriđrích Vi nhem III kí với Nga một
hiệp ước liên minh chống Pháp. V i nhem III và triều đình Phổ thây rằn 2 nếu
không dựa vào cao trào đấu tranh giài phóng cuà nhân dân và nám quyền lành
đạo thì nển quân chủ Phổ có nguy cư bị lật đổ. Hoàng đế Nga và vua Phổ kêu
gọi các tiểu vương quốc Đức tham gia cuộc đàu tranh chons Pháp và cành cáo

42
nếu quốc vương nào không tham gia sẽ bị lật đổ. Thực ra trong thâm tâm, cá
vua Phổ lẫn hoàng đế Nga đéu hoàn toàn không theo đuổi mục tiêu giải phóng,
đặc biệt không muốn trao quyén tự do cho nhân dân. Họ chí muôn thu lợi trước
hết vé chính trị và đất đai trong việc đánh bại Pháp. Hoàng đế Nga muôn chiếm
Đại công quốc Vácxava, vua Phổ muốn mở rộng đất sang Xácxônhi và các tiểu
vương quốc thuộc Đức.
Mùa xuân năm 1813, Anh và Nga tổ chức Liên minh chông PlìÚỊ) lần thứ
sáu. Ngoài Anh và Nga, thành phần của Liên minh này còn có Phổ, Thuỵ Điển,
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Triều đình Áo chần chừ vì không muốn ảnh
hưởng của Nga và Phổ được tăng cường, lo ngại nếu quân Pháp bị đánh bại thì
sẽ gây ra một cao trào cách mạng và kháng chiến của nhân dân Pháp. Điều đó
không có lợi cho nển quân chủ Áo. Hem nữa, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Áo
là Méttécnich (M etternich) không quên Napôlêòng I là chồng của công chúa
Áo Mari Luycỉơ và "ông vua thành Rôma" - cháu ngoại của hoàng đế Áo sẽ là
người kế thừa đế quốc Napồlêông.
Chiến sự diễn ra ờ Xácxônhia, quân Pháp vừa được Napôlêông tổ chức lại
và hổ sung đà giành thắng lợi trong hai trận giao chiến ở Luyxen (2/5) và
Bauxen (21/5). Ngày 4/6, Napỏlẽông để tranh thủ thời gian đà kí đình chiến với
Nga và Phổ cho đến ngày 28/7, sau đó kéo dài đến 10/8 và bắt đầu hiệp thương.
Các nước Liên minh đòi Chính phủ Phấp từ bỏ những đất đai mà Pháp đà chiếm
được trừ Bi, tả ngạn sông Ranh, Xavoa, Nixơ và các đất ở Ý. Napôỉêông I đã
khước từ những để nghị ấy.
Tháng 8/1813, sau thất bại trong hiệp thương giữa Pháp và các nước Liên
minh, Áo tham gia Liên minh. Lần này quân Liên minh chiếm ưu thế về sô
lượng. Trận giao chiến quyết định của chiến dịch năm 1813 diễn ra ở Laixích
được gọi là "trận giao chiến giữa các dân tộc". Quân Phấp bị đánh bại, tổn thất
lên tới 58 000 người.
Cuối năm 1813 và đầu năm 1814, quân Liên minh từ nhiều phía tiến vào
lãnh thổ nước Pháp. Việc quân Liên minh tiến vào đất Pháp đã ảnh hircmsz đến
tính chất của chiến tranh, bộc lộ rõ mục đích phân động và ích kỉ của chính phú
các nước quân chủ châu Âu. Sự không nhất trí vé triều đại sẽ được xác lạp ở
Pháp và vấn đề kiến tạo châu Âu sau chiến tranh đã không cho phép quân Liên
minh nhanh chóng tiến về Pari. Cuối cùng, theo đẻ nghị của ngoại trường Anh,
bốn nước Anh, Nga, Áo, Phổ đà kí Hiệp ước Sômông ngày 1/3/1814. Các nước
cam kết khòng kí hoà ƯỚC riêng rẽ với Pháp và đấu tranh chống Pháp cho đến
khi giành được thắng lợi hoàn toàn. Mỗi nước dóng góp 15 vạn quân.Ricim
nước Anh, thay vì góp quân đội sẽ dóng góp mỗi năm 5 triệu bảng Anh.
Ngày 30/3/1814, 10 vạn quân Liên minh tiến đến Pari, ciánh tan quân Pháp
chốt chật đường vào Thủ đô. Napỏlêôníĩ I vội và trở về Pari nhưng đã muộn.
Ngày 31/3, quân Liên minh do Alếchxăng I dẫn đầu tiến vào Pari, những đại
biểu của quý tộc phong kiến Pháp hân hoan chào đón quân Liên minh.
Napỏlôông mưu toan tiếp tục chiến tranh nhưng các thống chế của ông ta
không đồng tình. Tâm lí thất bại, muốn nghỉ ngơi nảy sinh và ngày càng tăng
trong giới chỉ huy cao cấp mà từ khá lâu đã biến thành một tầng lớp gần gũi với
quý tộc cung đình. Napôlêông I buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con trai
là "ông vua thành Rồma". Thế nhưng dưới áp lực của phe Liên minh, Thượng
viện Pháp đà thông qua quyết định lật đổ Napôlêông và đưa em trai Lui X V I là
Lui X V III lên ngôi vua nước Pháp. Triều đại Buốcbông được phục hồi.
Napôlêông bị đày ra đảo Enbơ (Địa Trung Hải).

3. Liên minh chống Pháp lán thứ bảy. Chiến tranh kết thúc (1815)
Ngày 30/5/1814, tại Pari đã kí hoà ước giữa các nước chiến thắng và nước
Pháp chiến bại. Pháp mất tất cá đất đai đã chiếm được trong các cuộc chiến
tranh cuối thê ki X V III - đầu thế ki X IX . Hoà ƯỚC cũng quy định là sẽ tiến hành
một hội nghị CỊUỐC tế ở V iên để giải quyết những vân đề về chính trị và lành thổ
có liên quan dêìi các nước châu Âu.
Tháng 9 năm đó, Hội nghị Viên được triệu tập nhưng cuộc tranh luậngay
gắt kéo dài do sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước thắng trận. Việc triều đình
Lui X V III ra lệnh đòi lại tất cả ruộng đất đà bị bán dưới thời Giacỏbanh và
• • t W •

buộc nông dân phải truy nộp tỏ thuế trong những năm cách mạng đà làm dấy
lên làn sóng bất mãn trong nông dân.
Napôlêông lợi dụng sự chia rẽ giữa các nước tham gia hội nghị và tâm
trạng thất vọng của quần chúng, đà quyết định rời đảo Enbơdê trở về, đổ bộ lên
đất Pháp. Được sự hưởng ứng của dông đáo nông dân, chỉ cần ba tuần lẻ hành
quân, Napôlêông đã về tới Pari. Trước nguy cơ phục hồi của đế quốc
Napôlêông, các nước tham dự hội nghị Vicn tạm gác những bất đồng, lập tức
tập hợp thành một liên minh mới, Liên minh chống PliÚỊ) lun tlìứ bdv. Ngày
22/6/1815, quân đội Liên minh đã giáng cho Napôlêông đòn cuối cùng ừ
Oatéclô (Waterloo - Bi). Napôlêông thất trận, bị bát đi đày ư đáo Xanh Helen
(Đại Tây Dương) và chết ở đó nãm 1821.

44
Sự sụp đổ của Đế chế Napôỉêồng chấm dứt cả một thời kì chiến tranh liên
miên dã cướp đi 7 triệu sinh mạng. Đ ó là cuộc chiến tranh mang tính chất xâm
lược. Nhưng về khách quan, nó đã ỉàm lung lay nền tàng cùa chế độ quân chủ
phong kicn nhiều nước châu Âu. Nhân dân các nước đà đấu tranh thoát khỏi
ách thống trị của nước Pháp tir sản. Nhưníi không phải tất cả các nước đó đã
được giải phóng thực sự vì lực lượng đánh bại Napỏỉêông là một liên minh mà
đại bộ phận là các quốc gia phong kiến phân động. Tiếp theo sự sụp đổ của đế
chế Napòlêông là sự tấn công điên cuồng cua các thế lực quý tộc và tăng lữ
phân động trong từng nước cũng như trên lục địa châu Âu.
Như vậy, trong khoảng một phần tư thế kỉ (1789 - 1815), tình hình châu Âu
hết sức sôi động hởi thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp và ảnh hưởng cua
Pháp đôi với các nước châu Âu. Trục chính cùa môi quan hệ quốc tế xoay
quanh mâu thuẫn giữa các nước quân chú phong kiến châu Âu cùng nước Anh
tư bản chủ nghĩa chống lại nước Pháp cách mạng. Khi Napỏlêông mờ rộng
cuộc chiến tranh xâm lược các nước châu Âu, các liên minh chỏng Pháp hình
thành nhưng đều không ngăn được bước tiến quân của Napôlêông. Phải đến sau
thất bại trên chiến trường nước Nga năm 1812, Đế chẽ của Napỏỉêông I mới đi
vào thoái trào và thất bại hoàn toàn tại chiến trân Oatéclô ớ Bí (6/1815). Lịch sử
• • • '

châu Âu birớc sang môt thời kì mới.

45
Chương III

QUAN HỆ QUỐC TÊ ở CHÂU Âu


m

TỪ HỘI NGHỊ VIÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ


• ■

( 1815 - 1871)

Hội nghị Viên (1815) đà thiết lập một trật tự thế giới mới, chi phối quan hệ
quốc tế ờ châu A u trong thời gian 1815 - 1871 xoay quanh ba nội dung chính.
Đó là:
- Cuộc đấu tranh giữa các thế lực phản động mà hiện thân là Đồng minh
Thần thánh với phong trào cách mạng tư sản đang lan tràn.
- Cuộc đấu tranh giữa các cường quốc nhầm giành ưu thế kinh tế, chính trị,
quân sự và tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
- Cuộc đấu tranh của phong trào công nhân châu Âu với sự ra đời của học
thuyết Mác và hoạt động của Ọuốc tế thứ nhất.

I. HÔI N G H I V IÊ N V À SƯ T H À N H LÀP T ổ CHÚC Đ ồ N G M IN H


THAN TH AN H
Trước khi tiến vào Pari, những nước chính tham gia Liên minh chống Pháp
lần thứ sáu thoả thuận sẽ triệu tập một hội nghị ngoại giao. Tháng 9/1814, hội
nghị khai mạc tại Viên (Áo). Đày là hội nghị ngoại giao lớn chưa từng có trước
đó, 216 đại biểu của hầu hết các nước châu Âu tham dự, trừ đế quốc Thổ Nhĩ
Kì. Vai trò chính và quyết định trong hội nghị thuộc về những nước mạnh nhất
đã chiến thắng Napôlêông là Nga, Anh và Áo.

1. Mục đích của các nưởc chiến tháng trong Hội nghị Viên
Mục đích đầu tiên cùa những IIước tham gia Hội nghị là đàn áp những
plion« trào dân chủ và dân tộc ờ châu Âu, khỏi phục trật tự phong kiến chuyên
chế cũ ừ các nước đã từng bị Napôỉêông chinh phục.
Mục đích thứ hai là cúng cố thắng lợi, ngàn cản không cho nước Pháp
quay trở lại chế độ Napôlêông. Muốn vậy, cần phải mở rộng và tăng cường
thế lực các nước có biên giới chunsĩ với Pháp, biến các nước này thành hàng
rào chốn« Pháp.
Hội nghị Viên

Mục đích thứ ba nhằm thoả mãn tham VOI1 Ç xâm chiếm đất đai, phân chia
lãnh thổ các nước châu Âu mà không đếm xỉa đến nguyện vọng dân tộc và biên
giới các nước.

2. Mâu thuản và thoà hiệp giữa các nước lớn trong Hội nghị Viên
Trong Hội nghị đã bộc lộ những mâu thuẫn trầm trọng giữa các nước lớn.
Đế tăng cưừng ảnh hường của Nga ở Tây Âu, Nga hoàng Alếchxăng I chủ
trương duy trì hai nước mạnh là Áo và Phổ. Đó sẽ là hai lực lượng đối trọng
cạnh tranh với nhau. Ngoài việc tìm cách tránh khỏi sự đc doạ của Pháp, Nga
hoàng lại không muốn để cho Pháp bị hạ uy thế quá mức và quá yếu làm mất di
khả nâng thu hút lực lượng của các quốc gia Đức về phía tây. Ở Đỏng Âu, Nga
muốn chiếm hầu như toàn bộ Còng quốc Vácxava. Đế thực hiện tham vọng
này, Nga hoàng hứa ban hành ở Ba Lan một hiến pháp hạnchế và cho phcp lập
quan đội để lôi kco một bộ phận quý tộc Ba Lan.
Áo và Phổ chống lại âm mưu của Nga hoàng, không muốn mang lại quyền
tự trị dìi là hạn chế cho những vùng đất Ba Lan mà hai nước muốn chiếm giữ
cho mình. Đế dược sự đổng tình của Phổ trong việc giành cho Nga phần lớn đất
Ba Lan, Nga hoàng hứa ủng hộ tham vọng của Phổ đối vứi toàn bộ Xácxônhi
(là đồng minh và chư hầu của Napôlêông I).

48
Chính phủ Anh muốn giữ độc quyển vé công thương nghiệp và thuộc địa.
Cách tốt nhất đê đạt được mục đích là ủng hộ các thế lực quý tộc phản động châu
Âu, tìm mọi cách kéo dài tình trạng dinh trệ và lạc hậu ở những nước có khả
năng cạnh tranh với Anh. Bộ trưởng Ngoại giao Anh là Kétxơnri ra sức hoạt động
để giữ cho Anh những thuộc địa đã chiếm dược của Pháp, của Tây Ban Nha và
Hà Lan trong thời gian chiến tranh với Napôlêông. Trước hết là phải làm cho
Pháp suy yếu vì Pháp là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất của Anh, hạn chế
Pháp trong phạm vi biên giới năm 1792. Chính phủ Anh kiên quyết đòi khôi
phục triéu đại Buốcbông ớ Phiíp. Anh cũng coi trọng việc thiết lập hàng rào
chống Pháp, tìm cách tăng cường lực ỉượng của Phổ trên bờ sông Ranh.
Chính sách ngoại giao của Anh là tạo ra sự đối trọng giữa các nước trên lục
địa châu Âu. Chừng nào các nước ở đây còn "giữ thế cân bằng" thì Anh còn có
thể đóng vai trò trọng tài và rảnh tay xâm chiếm thuộc địa. Kétxơnri tìm cách
chống lại kế hoạch của Nga hoàng, sợ ảnh hưởng của Nga tăng lên ờ châu Âu
nên chủ trương thu hẹp đến mức tối thiểu vùng đất Ba Lan cắt cho Nga, tăng
phần của Áo và Phổ trong việc phân chia Ba Lan lần mới này.
Đại biểu của Á o tại Hội nghị là Ngoại trưởng Méttécnich. Phong trào cách
mạng và giải phóng dân tộc đã đe doạ nén quân chủ Hápxbua - nhà tù của các
dân tộc. Vì vạy, M éttécnich tích cực bảo vệ những nền tảng của các thế lực
phong kiến, chuyên chế phản động bằng cách làm cho chúng sự hài cách mạng
và tập hợp lại xung quanh chính sách của Áo. Chính phủ Áo chủ trương kiềm
chế thế lực của Phổ và Nga. Chính sách của Mcttccnich đối với Đức là duy trì
sự phân tán của Đức đê đảm bảo ưu thế của Áo ờ đây.
Méttécnich Winneburg (1773 - 1859): nhà hoạt động chính trị nước
Áo, Đại sứ tại Pari, giữ chức Ngoại trưởng (1809) sau kiêm Thủ tướng
(1821). Ông được coi là linh hồn của Hội nghi Vièn (1814 - 1815), thiết
lập sự cân bằng ở châu Âu và tăng cường thế lực của Áo ở Đức và Ý.
Dưới danh nghĩa Đồng minh Thẩn thánh, can thiệp vào các cuộc nổi dậy
của phong trào dân chủ tự do ở bất cứ nước nào, được mệnh danh là
"cảnh sát của châu Âu” . Bị lật đổ bởi cuộc Cách mạng tháng 3/1848.

Cơ sư của chính sách tham tàn và phản động của Phó ở Hội nghị là ủng hộ
chế độ chuyên chế địa chủ Phổ, chiếm Xácxônhi và những vùng đất giàu có ở
sồng Ranh.
Chính phủ Pháp xem Phố là đôi thủ nguy hiểm, sợ thế krc của Phổ sẽ tăng
cường khi sáp nhập được Xácxônhi. Pháp muốn cho Phổ vùng sông Ranh và
Vécxphali theo đạo Thiên Chúa thay vì đất Xácxônhi theo dạo Tin Lành với hi
vọng Phổ không thê đồng hoá những vùng đất này. Vì vậy, Tanlâyrãng ra sức
chông lại việc Phổ chiếm toàn bộ Xácxônhi. Ngoại trưởng Pháp đà lợi dụng
mâu thuẫn giữa các nước trong hội nghị để giành cho Pháp vị trí cường quốc
thứ năm mặc dù Pháp đà bị thất bại vé quân sự.

Tanlâyrăng (Charles Maurice de Talleyrand Périgord, 1754 - 1838):


nhà hoạt động chính trị và ngoại giao Pháp, là Tổng đại diện của giới
tăng lữ Pháp (1780) sau đoạn tuyệt với Giáo hội, tham gia Chính phủ
Lập hiến sau Cách mạng 1789, lưu vong sang Anh và Mĩ (1792 - 1796).
Trở về nước, ông làm Ngoại trưởng dưới thời Đốc chính và Đế chế
Napôlẽông, đã kí kết nhiều hoà ước với các nước châu Âu, sau bị thất
sủng (1809) do không tán thành chính sách đối ngoại của Napồlêông. Đế
chế sụp đổ, ông đứng đầu Chính phủ lâm thời (1814), bỏ phiếu phế truất
Napỏlêông, đưa Lui XVIII lên ngôi; lại được cử giữ chức Ngoại trưởng
trong Chính phủ Trung hưng (1815), đại diện của nước Pháp tại Hội nghị
Viên. Sau Cách mạng năm 1830, ông làm Đại sứ ở Anh.

Kétxơnri và Méttécnich ủng hộ Tanlâyrăng nhám ngăn cản Nga. Sự tăng


cường ảnh hưởng của Nga do đánh thắng Napôlêông làm cho các nước đồng
minh của Nga sợ đến mức ngày 31/1/1815 Anh, Á o và Pháp đã kí một liên
minh bí mật nhằm chống lại kế hoạch của Nga và Phổ trong vấn để Ba Lan và
Xácxônhi. Ba nước liên minh này sẽ giúp đỡ nhau vé quân sự, tăng cường áp
lực đối với Nga và Phổ. Áo, Anh và Pháp cam kết là nếu "một trong ba nước kí
hiệp định bị sự đe doạ của một hay một số nước khác" thì sẽ giúp đờ lẫn nhau,
mỗi nước góp 15 vạn quản và kí hoà ước riêng rẽ với các nước khác.
Phổ buộc phải đồng ý nhận một phần bấc Xácxônhi, phần phía nam còn lại
của Xácxônhi trở thành một vương quốc độc lập. Nga phải từ bỏ tham vọng sáp
nhập toàn bộ Công quốc Vácxava nhưng phái được chia phần lớn nhất Pôdơnan
và Gơđăngxơ (Đandích) vẫn thuộc Phổ. Ngoài ra Phổ còn được Pômerani.
G alixi dành cho Áo.
ở phía tây, Phổ còn được hai vùng rộng lớn trước đây gồm những vương
quốc nhỏ - tinh Ranh và Vécxphali. Đây là những vùng phát triển nhất của Đức
vẻ kinh tế và có vị trí chiến lược quan trọng. Việc sáp nhập những vùng này cho
phép Phổ sau này chinh phục được một số hộ phận lãnh thổ Đ ik , trớ thành đối
thủ mạnh nhất và nguy hiểm nhất của Pháp.

50
Tại hội nghị này, Ba Lan bị chia cắt lần thứ tư. Do sự chia cắt mới này, giới
cầm quyền ba nước Nga, Áo, Phổ đều quan tâm đến việc cùng nhau đàn áp
phong trào dân tộc ở Ba Lan. Chỉ có Cracốp còn là điểm tranh chấp không thoả
thuận được. Cuối cùng đã lập ra nước cộng hoà nhỏ bé gồin thành phò Cracốp
và vùng phụ cận. Sự liên minh giữa Nga hoàng với Phổ và Á o trong việc phân
chia Ba Lan và áp bức nhân dân Ba Lan đã thúc đáy việc củng cô thế lực phong
kiến chuyên chế phản động ở châu Âu.
Hội nghị Viên sắp diễn ra vào giai đoạn chót, thì Napồlêông lợi dụng sự
chia rẽ giữa các nước tham gia Hội nghị, quyết định rời đảo Enbơ, dổ hộ lên đất
Pháp, và chi cần ba tuần đã tiến vé Pari. V ội vàng bỏ chạy, L u i X V III bò quên
bản văn kiện bí mật ngày 31/5 ờ trên bàn. Napỏlêông I bắt được, ra lệnh cho
giao thông viên tức tốc sang Viên trao cho Nga hoàng. Alếchxăng tức tối khi
biết sự liên kết hí mật giữa Anh, Áo và Pháp đê chống Nga nhưng phải kiềm
chế. Trước nguy cơ phục hồi của đế quốc Napôlêông, các nước tham dự Hội
nghị tạm gác những bất đồng, lập tức tập hợp thành một liên minh mới, Liên
minh chống Pháp lần thứ bảV, để giáng cho Napôlêông đòn cuối cùng ở
Oatéclồ (6/1815).

3. Nội dung cơ ban của Hiệp định Viên


Ngày 9/6/1815 trước thất bại của Napôlêông ở Oatéclô không lâu, văn bản
cuối cùng của Hội nghị Viên (gồm 121 điểu khoản và 17 điểu phụ) đã được kí
kết với hi vọng tạo lập một trật tự mới tưởng là vừng chắc. Trên thực tế, người
ta đã không tính đến sự xuất hiện của quan hệ sản xuất mới, đến com giông tò
chiến tranh kéo dài 15 năm làm rung chuyên nền tảng của chế độ phong kiến và
chế độ chuyên chế ở châu Âu. Nội dung chính gồm 3 vấn để chính sau đây:
- Nước Pháp phải bồi thường chiến phí 700 triệu phrăng, phải đế cho 15
vạn quân Đổng minh vào chiếm đóng trong 3 năm.
- Thiết lập một ììLỉỉìg rù o chống PỈIÚỊ) ờ dọc biên giới phía đông của nước Pháp.
Gồm những vùng đất mới của Phổ ở phía tây {ù ;h Rênani và
Vétxphali); Hà Lan và Bỉ sáp nhập thành Vương quốc Hà Lan, còn đươc
cả công quốc Lucxămbua; Thuỵ Sĩ được phục hổi như là một quốc gia
độc lập và trung lập; Vương quốc Xácđenha (Ý) được phục hồi và tăng
cường để đóng vai trò bàn đạp chống Pháp từ phía nam.

- Xác định kết quả phân chia chủỉi Ân vủ thuộc (lịa giữa các nước chiến
thắng Napỏlêông.
Nga được phần lớn đất đai Ba Lan, giữ được Phần Lan và Bétxarabi
đã sáp nhập từ trước.

Anh được đảo Manta và những thuộc địa của Hà Lan và của Pháp.
Quan trọng nhất là thuộc địa Cáp ở Nam Phi và đảo Xâylan. Đây là
những vị trí có ý nghĩa chiến lược để mở rộng việc xâm chiếm Ấn Độ.

Phục hồi quyền thống trị của Áo ở đông bắc Ý gồm Lômbácđia và
Vênêxia, duy trì sự phân tán của Ý và khôi phục chế độ phong kiến của
các các tiểu vương quốc Ý.
Thành lập Liên minh Đức gồm các quốc gia Đức và một phần đất Áo.
Liên minh Đức gồm 34 vương quốc và 4 thành phố tự do (Hămbuốc,
Bơrêmen, Liubèc và Phrângphua trẽn sông Mainơ). Chỉ có một phần đất
của Phổ và Áo nằm trong liên minh. Phần đất ngoài Lièn minh của Phổ là
Đông Phổ, Pôdơnan; của Áo là Hung, Galixi và phần lớn những vùng
nam Xlavia của đế quốc.

Ngoài ra còn xác định biên giới mới của các quốc gia Xcăngđinavi:
Na Uy thuộc Đan Mạch buộc phải sáp nhập với Thuỵ Điển như là sự bồi
thường cho Thuỵ Điển vi đã mất Phấn Lan. Nhân dân Na Uy thoát khỏi
ách thống trị của Đan Mạch lại rơi vào ách áp bức của Thuỵ Điển.

Những nghị quyết của Hội nghị Viên đã thúc đẩy sự củng cố tạm thời thế
lực phong kiến phản động và là công cụ dế chia lại bản đồ châu Âu, xác định
tương quan lực lượng mới hình thành do sự tan vỡ của đế quốc Napôlêông. Việc
thành lập Liên minh Đức là ý đồ của Méttécnich nhằm tạo ra rào chắn phòng
ngừa những cuộc tiến quân mới của Pháp có thể xảy ra trong tương lai, đồng
thời đám báo cho Áo đóng vai trò lãnh dạo nước Đức. Như vậy, việc thành lập
Liên minh thực ra không nhằm thống nhất dân tộc Đức, mà ngược lại dã củng
cố sự chia cắt của nó và duy trì những tiểu vương CỊUỐC phong kiến phân tán.

Trong khi khôi phục tính độc lập vẻ mặt nhà nước của các quốc gia bị
Napôlêông chinh phục, Hội nghị đà đặt các nước này nằm dưới quyén của giai
cấp quý tộc phản động và các triéu đại cũ. Trong nhiều trường hợp, các dân tộc
bị lệ thuộc vào ách thống trị của nước ngoài vì lợi ích của các nước chiến thắng.

4. Thành lập Đổng minh Thần thánh và Đỏng minh Tứ cường


Đế củng cô và thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Viên, báo vệ chế
độ chuyên chế, giáo hội và các nền tảng khác của thế lực phong kiến phản động
ờ châu Âu, Alếchxãng I đà đé nghị với người đứng đấu các nước thành lập cái
gọi là Dớ//ẹ fììiuh Thần thánh mà văn bản do chính ông ta soạn thảo. Nga
hoàng muôn mang tinh thần Thiên Chúa giáo vào tổ chức này nhằm loại trừ sự
tham gia của Thổ, để sau này Nga có thể tiến hành chiến tranh chỏng Thổ. Năm
1815, văn bản này được hầu hết các nước quân chủ châu Âu kí. Chính phú Anh
do sợ sự thiếu nhất trí trong nghị viện đã không kí chính thức nhưng tỏ ý tán
đồng. Đóng vai trò chính trong Đổng minh là Nga và Áo, nhiệm vụ chính của
Đồng minh ỉà chống lại các phong trào cách mạng và phong trào dân tộc.
Theo đề nghị của Anh, ngày 20/11/1815 bốn nước Anh, Nga, Áo, Phổ lộp
Đồnq minh TứcưỜMỊ với cam kết không bao giờ để cho triều đại Napôỉêông trở
lại cầm quyển ở Pháp. Các nước tham gia phải ủng hộ điều kiện ấy bàng vũ lực
và chống lại phong trào cách mạng. Bốn nước tuyên bô là liên minh của họ vẫn
duy trì lực lượng ngay cả khi quân đội của họ rút khỏi Pháp và sẽ triệu tập các
hội nghị thường kì để xem xét những biện pháp chung nhằm báo vệ hệ thống
"cân bans chính trị" ở châu Âu và những trật tư nhà nước do ho thiết lâp ra.
• • • • 1

Hiệp ước Đồng m inh Thần thánh và hiệp ước Đổng minh Tứ cường là cơ sở của
những hoạt động của các hội nghị ngoại giao từ năm 1818 đến năm 1822.
Như vậy, Hiệp định Viên 1815 đã thiết lập một trật tự thê giới mới - Trật tự
Viên, với hai tổ chức Đồng minh Thần thánh và Đổng minh Tứ cường nhằm
ngăn chặn sự phục hồi của nước Pháp và trấn áp phong trào tư sản đang dâng
cao ở các nước. Sự thoa thuận của các nước lớn trong việc chia xẻ đất đai ở
châu Âu đã xâm phạm lợi ích của nhiều dân tộc. Do vậy, phong trào đâu tranh
chống lại các nền quân chủ, đi theo trào lưu tư sản vẫn tiếp tục phát triển trong
những thập kí tiếp sau.

II. S ự C A N THIỆP CÚA ĐỒNG M IN H T H A N TH Á N H Đ ố i VỚ I


PHONG T R À O C ÁC H M Ạ N G C H Â U Â u
Năm 1818, bôn nước Nga, Áo, Phổ và Pháp đà họp với danh nghĩa Đổng
minh Thần thánh. Lúc đó, Pháp đã trả dược một sỏ tiền bồi thường lớn nên các
nước Đồng m inh quyết định rút quân trước thời hạn và cho phép Pháp tham dự
hội nghị với tư cách là một bcn tham gia có đầy đủ quyển hành. Pháp có nghĩa
vụ ủng hộ và tuân thủ các hiệp ước năm 1815.
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng dân chú ở Ý và ở Tây Ban
Nha, Đồng m inh Thán thánh đã giao việc can thiệp vào nước Ý cho Áo và việc
đàn áp cách mạng Tây Ban Nha cho Pháp. Nhưng sự can thiệp và dàn áp cách

53
mạng Y và cách mạng Tây Ban Nha đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước Đổng
minh Thần thánh trở nên gay gắt.
Pháp không muốn thế lực của Áo được tăng cường ở Ý do quân Áo
chiếm Piêmông và Napôli. Anh tuy không tham gia Đồng minh Thần
thánh nhưng trên thực tế ủng hộ tổ chức này nhằm đàn áp các phong trào
cách mạng, cũng không hài lòng về việc Pháp tăng cường ảnh hưởng ở
bán đảo Pirênê vì đây là thị trường tiêu thụ hàng hoá quan trọng của Anh.
Anh cũng phản đối kế hoạch của Đổng minh Thần thánh mở rộng sư can
thiệp ở Mĩ latinh. Thủ tướng Canninh của Anh nói: "Nếu chúng ta hành
động một cách khôn khéo thì châu Mĩ của Tây Ban Nha được giải phóng
sẽ trở thành châu Mĩ của Anh".

M ĩ cũng lợi dụng sự sụp đổ của đế quốc thực dân Tây Ban Nha và sự căng
thảng trong quan hệ giữa các nước châu Âu đê tăng cường địa vị của mình, làm
suy yếu ảnh hưởng của các nước châu Âu ở Tân lục địa. Đó là lí do thúc đẩy sự
ra đời "Học thuyết Mơnrô" của MT năm 1823.
Cuộc cácli mạng PliÚỊ) thủììg 7/1830 dã lật đổ triều đại Buốcbông, là một
đòn giáng mới vào nguyên tắc "chính thống" của Đồng minh Thần thánh. Nền
Quân chú tháng Bảy được thiết lập dưới sự trị vì của Lui Philip (Louis Philippe
thuộc dòng họ Oóclêăng).
Để củng cố địa vị quốc tế của mình, Lui Philip tim cách nhân nhượng
Anh. Chính phủ Anh công nhặn triều đại Lui Philip nhằm chống Nga và
buộc Pháp phải nhượng bộ. Sự gần gũi Anh - Pháp đã làm cho ý đổ của
Nga can thiệp vào cách mạng Pháp bị chôn vùi. Khi cách mạng 1830 nổ
ra ở Pháp, Nicôlai I tích cực thúc đẩy sự can thiệp của các nước châu Âu,
nhưng việc hiệp thương với Áo và Phổ đã không thành. Các triều đại ở Áo
và Phổ không dám chấp nhận đề nghị của Nga vì sợ sự can thiệp vào
cách mạng Pháp có thể gây ra những chấn động xã hội nghiêm trọng ở
trong nước, đồng thời cũng không muốn Nga tăng cường thế lực và ảnh
hưởng trong cồng việc châu Âu. Bị cô lập, Nicôlai I buộc phải thừa nhận
"vị vua của chướng ngại vật" này (tức là Lui Philip).

Cũng trong năm 1830, nhân dán B ỉ nổi dậy chống ách thống trị của
Hà Lan, giành độc lập.
Pháp mưu toan giúp đỡ Bỉ bằng quân sự vì muốn đưa con trai của Lui
Philip lên ngồi vua Bỉ. Anh phản ứng, Nga định thoả hiệp với Anh và can
thiệp nhưng cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan đã làm phá sản kế hoạch của Nga.

54
Năm 1831, Anh, Pháp, Nga, Phổ và Hà Lan thỏa thuận tôn trọng nén độc
lập và trung lập của Bi.
Cuộc khởi nẹhĩư Ba Lun (11/1830) có ý nghĩa tiến bộ đối với phong trào
đấu tranh chống chế độ Nga hoàng cũng như chông thế lực phong kiến phản
động Áo và Phổ. Những người lãnh đạo khơi nghĩa và giai cấp tư sản Ba Lan
không quan tâm đến yêu sách của nhân dân chống chế độ nông nô và đòi ruộng
đất nên không được sự úng hộ của quần chúng. Họ đặt hi vọng vào sự giúp đờ
của Anh và Pháp. Pháp muốn can thiệp nhưng sợ tình hình sẽ phức tạp lại
không có đủ lực lượng. Chính phủ Anh cũng làm ngơ. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Vào cuối những năm 40, làn sónq cách mạ nạ tìăỉìì /848 sôi động hom đà
lan tràn cả Tây Âu. Khởi đầu là cuộc Cách mạng tháng Hai ở Pháp, Lui Philip
bị lật đổ, Pháp trở thành một nước cộng hoà (nền Cộng hoà thứ hai, 1848 -
1851 )- Cách mạng nhanh chóng lan sang các quốc gia Đức, Áo, Y, Valaxia và
Mônđavia. Đầu năm 1849, cách mạng nổ ra ở Hunggari (nằm trong thành phần
đê quốc Áo). Những biến cô cách mạng ờ các vương quốc Valaixia và Mònđavi
được Nga hoàng xem như mối đe doạ trực tiếp đôi với Nga. Do đó Nicòlai dà
chi viện cho Áo đàn áp cách mạng Hung. Đáu tháng 5 năm 1849, 15 vạn quân
Nga được điéu sang Hung. Do ưu thế áp đảo của quân Áo và quân Nga, cách
mạng Hung bị đàn áp.

III. CUỘC C ÁCH M Ạ N G CÔNG NGHIỆP ở C H Â U Â u V À NHŨNG


IIỆ Ọ U Á C U A NÓ
Cùng với những diễn biến sôi động vé chính trị và quân sự cuối thế ki
X V III - đẩu thế kỉ X IX , ở châu Âu đà diễn ra một quá trình công nghiệp hoá,
khởi đầu từ nước Anh rồi lan sang các nước khác trên lục địa. Cuộc cách mạng
công nghiệp chảng những tạo nên sự thay đổi lớn lao trong nền sản xuất mà còn
tác dộng mạnh mẽ đến sự biến chuyển về tương quan lực lượng trong quan hệ
quốc tế.

1. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp


Việc sử đụng máy hơi nước của Giêm Oát trong các ngành sản xuất công
nghiệp đà tạo nên một chuyên bien lớn có tính cách mạng, làm cho năng suất
lao động tảng lcn mạnh mẽ và tổ chức sản xuất thay đổi rõ rệt.
Gièm Oát (.James Watt, 1736 - 1819V thợ cơ khí. kĩ SƯ người Xcốtlen.
Năm 1769, ông được cấp bằng sáng chế chiếc máy hơi nước đấu tiên.

55
Những phát minh tiếp theo làm cho
máy hơi nước ngày càng hoàn thiện,
trở thành nguồn động lực chính vận
hành trong các nhà máy. Để ghi nhận
công lao của Gièm Oát, người ta đã
dựng bức tượng kỉ niệm ở Oetxmintơ
khi ông qua đời, thọ 83 tuổi, với dòng
chữ: "Người đã nhân lên gấp bội sức
mạnh của Con Người".

Việc hoàn thiện và sử dụng rộng rãi máy


hơi nước được coi là bước mở đầu của quá
trình cơ giới hoá, mang ý nghĩa một cuộc cách
mạng công nghiệp.
Máy hơi nước đã tạo ra một nguổn động lực mới, làm giám nhẹ sức lao
động cơ bắp, tạo điều kiện cho sự chuyển cách thức lao động bằng tay sang sử
dụng máy. Nhờ vậy, sản lượng tăng lên gấp nhiều lần mà trước dó khòng thê
hình dung nổi.
Đó là thành tựu cơ bản của công nghiệp hoá, đánh dấu bước nhảy vọt cách
mạng trong lịch sử sán xuất của loài người, bước chuyển từ nền văn minh nông
nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Dần dần đã xây dựng nên một cơ cấu
công nghiệp ngày càng hoàn chỉnh, một hệ thống nhà máy có quy mỏ sản xuất
lớn, thiết lập mạng lưới giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường hiển chạy
bàng đầu máy hơi nước,
Nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp đã chiếm giữ vị trí
hàng đầu thế giới về công ĩhưưiig nghiệp và hàng hải. Năm 1850, nước Anh đà
sản xuất 1/2 sản lượng than đá, 1/2 sản lượng gang của toàn thế giới. Năm 1825
đoạn đường sắt đầu tiên được khánh thành, đến năm 1850, chiều dài dường sắt
của nước Anh lên đến 10 OOOkm. Nhiều công ti hàng hải ra dời với những đội
tàu biển có trọng tải lớn.
Nước Pháp đẩy mạnh quá trình còng nghiệp hoá từ những năm 30, phát
triển mạnh vào những năm 40 - 60 thế kỉ X IX . Máy hơi nước được sử dụng
rộng rãi, từ 65 chiếc (1820) lên 27 081 chiếc (1870). Trong thời gian 1832 -
1869, sản lượng than đá tăng từ 2,5 triệu lên 13,5 triệu tấn, gang từ 222 000 lên
1,4 triệu tấn, sắt từ 148 000 lên hơn 1 triệu tấn. Cùng khoảng thời gian trên,
chiều dài đường sất tăng từ 38km lcn 16 465km. Ngoại thương Pháp có bước

56
phát triển nhanh. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong thời gian 1851 - 1869 đà
tăng gấp 5 lần, nước Pháp trờ thành chủ nợ lớn nhất của thế giới, đến năm
1868: 14 nước vay ngân hàng Pháp số tiền 33 tỉ phrăng.
So với Anh và Pháp, nước Đức tiến hành công nghiệp hoá muộn hơn, bắt
đầu từ những năm 40, sôi động vào những năm 50 - 60 của thế kỉ X IX , khi
còng cuộc thống nhất đất nước chưa hoàn thành. Tuy vậy, nển công nghiệp tăng
trưởng rất mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian 1860 - 1870 sản lưựng than đá
khai thác từ 12 triệu lên 26 triệu tấn, chiều dài đường sắt từ 3869km lên 11
523km. Nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở vùng tây nam đất nước.
Theo đà đó, nhiều nước châu Âu (và cả nước MT) đã du nhập kĩ thuật, từng
bước công nghiệp hoá, tạo nên sự thay đổi cơ bản trong sản xuất và nền kinh tế -
xã hội.

2. Những hệ quả của cách mạng công nghiệp đối với quan hệ quốc tế
Những phát minh khoa học và sự áp dụng kĩ thuật mới đà thúc đẩy nền sản
xuất phát triển nhanh chóng, tạo ra một nguồn của cải vô cùng phong phú, da
dạng, chất lượng cao. Các hoạt động công thương nghiệp trở nên hết sức sôi
động, thị trường thế giới được mờ rộng và hầu như đã khơi dậy một tiềm năng
to 1ớn mà bấy lâu chưa được biết đến.
Đánh giá chung về hệ quả của cách mạng công nghiệp, trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ănghen viết:
"Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp, chưa đầy một thế kĩ
đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản
• w • • V / • • • w

xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại. Sự chinh phục những lực lượng
thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học vào công
nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt,
máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc điều hoà dòng
sông, hàng đám dân CƯ tựa hô như từ dưới đất trôi lên - có thê kỉ nào
trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm
tiềm tàng trong lòng lao động xã hội?"<l)

Những biến chuyển trên kco theo nhiều sự thay đổi trong tổ chức và quản lí
sản xuất, rồi đến lượt nó, sự thay đối này lại thúc đẩy độ tăng trưởng của nền
sản xuất. Xã hội công nghiệp dần dần hình thành với những chuẩn mực mới về

( I ) MỚI - Ăn\>lnMn - Tuyển tập, Tập I . N XB Sự thật, H, I9X0, Ir. 547.


4

57
tiêu chuẩn hoá, đồng bộ hoá, chuyên môn hoá và tập trung hoá. Khác với nền
kinh tế tự nhiên, người sản xuất đổng thời là người tiêu dùng ngay chính sản
phẩm do mình làm ra, đến thời đại công nghiệp với trình độ chuyên mòn hoá
cao, mỗi người chí làm ra một sản phẩm hoặc một phần sản phẩm. Người sản
xuất cung cấp vật phẩm của mình ra thị trường đồng thời là người tiêu thụ sản
phẩm của người khác. Yếu tô thị trường được kích thích trong phạm vị từng địa
phương đến thị trường quốc gia và quốc tế. Điều đó tãng cường sự ràng buộc
giữa các thị trường với nhau, giữa các quốc gia vói nhau. Vấn đề thị trường
trong nước và thị trường thế giới trờ thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nước với sự ủng hộ của giai cấp tư sán. Vấn đề xâm chiếm lành thổ qua các
cuộc chiến tranh bao hàm một nội dung rộng hơn trước là chiếm những vùng
giàu tài nguyên phục vụ cho nền còng nghiệp trong nước, chiếm những thị
trường có sức mua hầu như chưa khai thác và chiếm nguồn lao động rẻ mạt của
người dân bàn địa phục vụ những công trình đầu tư tại chỏ. Do vậy, đi sau cuộc
cách mạng công nghiệp ở những nước tư bản hàng đầu là quá trình xâm chiếm
thuộc địa và giành giật đất đai, dẫn đến những cuộc chiến tranh có quy mô rộng
lớn và mức độ khốc liệt hơn nhiều so với trước đây. Vấn đề thị trưừng và thuộc
địa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tê của thời cận và
hiện đại.
Những tiến bộ kĩ thuật dirực vận dụng vào ngành còng nghiệp chiến tranh
đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí tôi tân, những phương tiện vận chuyên hiện đại,
những mạng lưới thông tin liên lạc nhanh... đà làm cho những cuộc chiến tranh
trở nên khốc liệt hem với khá năng sát thương và sức tàn phá nặng nề gấp nhiều
lần so với trước dây.
Hơn thế nữa, quá trình hội Iìhập thị trường thế giới và công nghiệp hoá đã
làm cho tốc độ phát triển của các quốc gia không đều nhau, đã diễn ra những
cuộc chạy đua và bứt phá ngoạn mục. Vào đầu thời phát kiến địa lí, Bồ Đào
Nha và Tây Ban Nha là các quốc gia làm chủ đại dương, phát tài nhờ các COI1
đường buôn bán với phương Đỏng và khai phá Tân lục địa thì khi đi vào quá
trình còng nghiệp hoá, các nước này đã chậm chân, phải lùi xuống hàng thứ
yếu. Trên lục địa châu Âu, các nền quân chủ Áo, Phổ, Nga đà một thời lừng lẫy
chi phối tình hình, cố tập hợp lực lượng trong Hội nghị Viên (1815) với sự ra
đời của Đồng minh Thần thánh. Nhưng rồi tổ chức Đổng minh Thần thánh đà
phái chấp nhận thất bại trong các cuộc đàn áp phong trào cách mạng ở Ba Lan,
ờ Bí... và phải lùi hước trước sự lớn mạnh của các quốc gia còng nghiệp Anh và
Pháp. Nền công nghiệp đã tỏ rõ ƯU thế vượt trội, xàm nhập cá vào các quốc íiia
chưa tiến hành cách mạng tư sản, tạo nên một xu thế không thể cản phá được.
Đó chính là sự thắng thế của chú nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến đã trở
nên lỏi thời. Chính ưu thế đó đà kháng định thắng lợi của các cuộc cách mạng
tư sán trong cuộc đấu tranh chống phong kiến. Trường hợp nước Đức là một ví
dụ của sự vươn lên khi di vào con đường công nghiệp hoá, tuy vẫn duy trì lợi
ích của quý tộc phong kiến nhưng trên thực tế đã chuyển thành một quốc gia tư
sản. Do vậy, giữa thế ki X IX , vị trí sáng giá trong quan hệ quốc tê châu Âu đã
thuộc về nước Anh, nước Phấp và sau nãm 1871 có thêm nước Đức.
Những hệ quả trên sẽ chi phôi những biến động trong quan hệ quốc tế ờ
châu Âu cuối thế k ỉ X IX - đầu thế ki X X và có ảnh hường đối với tình hình
chung của thế giới.

IV. Q U A N HỆ QUỐC T Ế XU N G Q U A N H VAN ĐỀ PHUƠNG đ ô n g


1. Tầm quan trợng của vấn đé phưưng Đỏng đòi với các nước lớn
Sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc châu Âu tập trung xung
quanh vấn dé phương Đông mà tâm điểm là vùng Bancăng. Trong sự tranh chấp
này, Nga luôn luôn là một trong những đầu mối chủ chốt.
Có ba nhân tố cư bán làm xuất hiện "vấn đề phương Đông" ngày càng trở
nên phức tạp, gay cấn: 1. Sự suy vong của đế quốc Thổ Nhĩ Kì (đê quốc Ôxman
hay Ottoman) vốn một thời nổi tiếng hùng mạnh. 2. Sự phát triển của phong
trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước chông ách thông trị của Thố. 3.
Màu thuẫn giữa các cường quốc châu A ll trong việc tranh giành ảnh hướng,
bành trướng thế lire irons khu vực.
Sự suy vong của đế quốc Thổ phong kiêìi quân sự và sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc đã tạo cơ hội cho các nước lớn ở châu Âu can
thiệp vào còng việc nội bộ của Thổ. Lành thổ của đế quốc Thổ có những vùng
hết sức quan trọng về kinh tế và chiến lược ở Cận Đông gồm eo biển Hắc Hải,
A i Cập, X yri, một phần Cápcadơ và toàn hộ bán đảo Bancăng.
Đối với Nga, việc giải quyết vấn đề phương Đông gắn liền với việc giải
quyết vấn đề eo biển Hắc Hai, đâm báo an ninh của biên giới phía nam và tăng
cường ngoại thương qua Hắc Hãi. Nga lo ngại nếu đế quốc Thổ tan vờ thì khu
vực này sẽ trở thành miếng mồi của các nước châu Âu. Vì vậy, Nga muốn tăng
cường vai trò của mình ở Cápcatlơ và ờ Bancăng đê ngăn chận sự bành trướng
cua các nước khác.

59
Vấn đề trung tâm là vấn đề Bancãng. Việc bào hộ cư dân ĩheo đạo Chính
Thống ở bán đảo Bancăng là cớ để Nga can thiệp vào công việc ở Cận Đông,
chống lại ý đồ bành trướng của Anh và Áo. Điều mà Nga quan tàm không phải
là quyền tự quyết của nhân dân các nước bị Thổ thống trị mà chủ yếu là lợi
dụng phong trào giải phóng dân tộc để mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nga ở
Bancăng. Nhimg do kết quả của một quá trình lâu dài (khoáng một thế kỉ) với
sự giúp đỡ của Nga, nhân dân Bancăng thoát khỏi ách thống trị của Thổ, giành
được độc lập.
Thổ cũng thi hành chính sách xâm lược, trả thù, khôi phục sự thống trị ở
Cnrm và Cápcadơ, đàn áp khốc liệt phong trào giải phóng của nhân dân các
nước bị Thổ áp bức.
Trong những năm 20 - 50 của thế kỉ X IX , đà xuất hiện ba lần khủng hoảng
trong "vấn đề phương Đông” :
1. Vào đáu những năm 20: cuộc khởi nghĩa năm 1821 ở Hi Lạp.
2. Vào đầu những năm 30: khởi nghĩa của Xuntan A i Cập chư hầu và nguy
cơ tan rã của đế quốc Thổ.
3. Vào đầu những năm 50: sự tranh chấp giữa Nga và Pháp về "thánh địa
Palextin", nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Cnmi.

2. Giai đoạn thứ nhất của cuộc khủng hoang phưưng Đỏng (1821 - 1829)
- Cách mạng H i Lạp 1821
Cuộc khởi nghĩa ở Hi Lạp năm 1821 lúc đầu bị thất bại. Nghĩa quân bị đàn
áp tàn khốc, các lực lượng tiến bộ ở châu Âu và Nga lên án hành dộng dã man
của Thổ. Nhưng Nga và các nước trong Đồng minh Thần thánh đã không giúp
đỡ nghĩa quân Hi Lạp. Áo, Nga và Phổ kí tuyên bố lên án cuộc khởi nghĩa Hi
Lạp là "cuộc cách mạng" chống lại Xuntan "hợp pháp". Thế nhưng Anh và
Pháp, dể tăng cường ảnh hưởng ở Bancăng và Cận Đòng, quyết định lợi dụng
cuộc xung đột giữa Thổ và Hi Lạp bằng cách thừa nhận Hi Lạp là một bên
"tham chiến" (chứ không phải là khởi nghĩa). Nga buộc phải đồng ý cùng Anh
và Pháp hành động chung.
Tháng 3/1826, tại Pêtécbua, Anh và Nga kí một nghị định thư: hai
nước có nghĩa vụ làm trung gian giữa vua Thổ và nghĩa quân Hi Lạp.
Pháp cũng tham gia nghị định thư. Ba nước đã kí hiệp nghị "bảo vệ tập
thể" lợi ích của Hi Lạp. Vua Thổ nhận được tối hậu thư là phải trao quyền
tự trị cho Hi Lạp, liền bác bỏ. Anh, Nga và Pháp liền đưa ham đội đến bờ
biển Hi Lạp. Trong trận đụng đấu ở Navarin tháng 10/1827, hạm đội của
Thổ bị đánh tan. Chiến thắng Navarin đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giành
độc lập của Hi Lạp thắng lợi.

Hành động chung của Anh, Pháp và Nga không xoá bò được mâu thuẫn
giữa các nước này. Để trói buộc chan tay của Nga ử Cận Đông, Anh xúi giục
tinh thần phục thù của Iran đối với Nga. Với sự giúp dỡ của các cố vấn quân sự
và tiền chi viện của Anh, quân đội Iran được tổ chức lại.
- Chiến tranh Nga - Iran (1826 - 1828)
T in về cuộc khởi nghĩa tháng chạp năm 1825 ờ Nga được Chính phủ Iran
xem là thời cơ triển khai cuộc chiến tranh chống Nga nham lấy lại những đất ở
Cápcadơ bị mất theo Hoà ước G uylixtan năm 1813. Vào giữa tháng 7/1826, sáu
vạn quân Iran, không tuyên chiến, đã tiến sang Cápcadơ và hành quân đến
Tiphơlít. Nhimg sau đó bị chặn lại và chịu hết thất bại này đến thất bại khác.
Tháng 4/1827, chiến sự chuyên sang đất Iran. Cuối tháng 12/1827, quân Nga
tiến về Têhêran, chính phủ Iran buộc phải kí hoà ước vào đầu tháng 2/1828.
Theo Hoà ước Nga - Iran: Đông Ácmênia sáp nhập vào Nga, Iran
phải bồi thường 20 triệu rúp, thương nhân Nga được ưu đãi trong việc
buôn bán với Iran, tàu thuyền Nga được tự do đi lại ở biển Caxpiên.

- Chiến tranh Nga - Thồ (1828 - 1829)


Hoà ước kí với Iran đã cho phép Nga ránh tay ĩrước cuộc xung đột quân sự
đà chín muồi với đế quốc Thổ có lạp trường công khai thù địch với Nga, muốn
trả thù và phá hoại có hệ thống những điều khoán của các hoà ước trước đó.
Chính phù Thổ bắt giữ tàu buồn Nga để tìm cớ phát động chiến tranh. Ngày
14/4/1828, Nicòlai I tuyên chiến với Thổ. Áo giúp vũ khí cho Thổ và tập trung
quân ở biên giới Nga.
Chiến tranh là một thử thách nặng nề đối với Nga. Quân Nga trang bị
kém về kĩ thuật, tướng tá bất tài, lúc đầu đã không giành được một chiến
thắng nào. Trong chiến dịch năm 1828, bằng những nỗ lực và tổn thất
lớn, quân Nga chiếm được Valakbu và Mônđavi, vượt sông Đunai và
chiếm được một loạt pháo đài trèn lãnh thổ Bungari. Chiến dịch năm
1829 đã diễn ra thành công khi quân Nga tiến sang Bancăng và ở
Cápcadơ bao vây một loạt pháo đài.

Đầu tháng 8 /1829, Adriapôn hoạt động quân sự kiên quyết hưn vì sọ làrn
càng thẳng quan hệ với các nước phương Tây khác. Tàu chiến của quân Anh

61
tiến tới các eo biến. Quân Nga cũng dã bị kiệt sức, vá lại lúc đó Nga lại không
> »

muốn sự sụp đố của đê CỊ11ỐC Thố vì "việc duy trì đế quốc Ottoman có lợi hơn là
bất lợ i” . Bừi sự sụp đổ cùa dế quốc này dẫn đến hậu quả ỉà các nước châu Ảu sẽ
chiếm được những vùng quan trọng có ý nghĩa chiến lưực, biên giới phía nam
của Nga bị đe doạ. Vì vậy, đầu tháng 9/1829, Hoà ước Nga - Thổ đã được kí ờ
Adriapôn. Theo đó, Nga chiếm dược một vùng không lớn nhưng có tầm quan
trọng, củng cỏ vị trí của Nga ở Biến Đen và chặn đứng sự bành trướng của Thổ
sang Cápcadơ.
Hoà ước Ađriapỏn có ý nghĩa lớn dối với nhân dân trên bán đảo Bancăng:
Hi Lạp được độc lập hoàn toàn, quyển tự trị của Xécbi, Valakhi và Mỏnđavi
được mở rộng. Như vậy là màn thứ nhất của "vấn để Phương Đông" kết thúc có
lợi cho Nga: Nga chiếm được những vùng lãnh thổ quan trọng, tăng cường ảnh
hưởng ở Bancãng và ờ Cápcadơ.

3. Giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng phưưng Đỏng: Chiên tranh
Ai Cập - Thổ (1832 - 1833)
Nga đã giành được thắng lợi lớn ờ Cận Đông trong những năm 1832 - 1833
khi tham gia cuộc xung dột TTiổ - A i Cập, mở đầu cho giai đoạn thứ hai của
"vấn đé phương Đỏng".
Năm 1832, quân Ai Cập đánh bại quân Thổ và tiến sát Côngxtăngtinôpôn.
Thổ yèu cầu các nước châu Âu chi viện. Anh, Pháp từ chối vì muốn tăng
cường ảnh hưởng ở Ai Cập. Áo không chuẩn bị. Trái lại, Nicôlai I sốt sắng đáp
ứng yêu cẩu của Thổ. Tháng 2/1832, hạm đội Nga tiến đến Bôxpho. Sau đó,
đoàn quân viễn chinh Nga gồm 3 vạn người đổ bộ lên vùng phụ cận của
Côngxtăngtinôpỏn. Nhờ đó, Côngxtăngtinôpôn tránh được nguy cơ bị thất thủ.
Môhamét Ali phải đình chiến với vua Thổ.

Nga và Thổ đã kí một hiệp ước liên minh vào tháng 6/1833. Hai bên sẽ chi
viện quân sự cho nhau nếu một tronç hai nước bị nước thứ ba tấn công. Có một
điểu khoản bí mật quan trọng là trong trường hợp Thổ không chi viện quân sự
cho Ngathì khi có chiến tranh nổ ra, Thổ phải đóng cửa các eo biển, cấm
không cho tàu chiến các nước qua lại trừ Nga.
Năm 1839, Môhamét A li lại nổi dậy chống vua Thổ. A li đà thành lập một
đạo quân lớn và đánh bại quân Thổ trong một số trận. Vua Thổ cầu viện Nga.
Lần này các nước châu Âu lại can thiệp, Năm 1840 - 1841 tại Luân Đôn đà kí
hai hiệp nghị, theo đó liên minh Nga - Thổ bị thay thế bàng sự bảo trợ tập thẻ
của 5 nước Anh, Nga, Áo, Phổ và Pháp. Đối với Thổ, Nga không còn được đặc
quyền cho tàu chiến qua lại các eo biến Bỏxpho và Đácđanen bị đặt dưới sự
kiêm soát chung.
Vào những năm 40 của thế kí X IX , N icôlai I thấy rằng đế quốc Ôxman
nhất định sẽ bị sụp đổ. Năm 1844, Nicôlai I sang Luân Đòn đê hiệp thương với
Anh việc chia nhau "di sản" của Thổ. Những người lãnh đạo Anh giữ lập trường
quanh co, lảng tránh, họ dồng ý là nếu Thổ tan rã thì sẽ hiệp thương với Nga
nhims từ chối không kí với Nga bất kì một hiệp nghị nào.

4. Giai đoạn thứ ba của cuộc khùng hoàng phưưng Đông: Chiến tranh
Crưm (1853 - 1856)
Vào đầu những năm 50 của thế kỉ X IX , "vấn dề phương Đòng" bước vào
giai đoạn thứ ba, giai đoạn hết sức gay cấn, dẫn đến cuộc chiến tranh Crirm.
Nguycn cớ đẩy đến chiến tranh là sự tranh chấp xuất hiện vào năm 185Ü giữa
giáo hội Chính thống và giáo hội Cơ đốc về "thánh địa Palextin" nằm trên lãnh
thổ đế quốc Thố.
Vấn đề là ở chỗ những đài kỉ niệm Thiên chúa giáo ở Giêruxalem và
vùng phụ cận thuộc giáo hội nào sở hữu. về vấn đề này đã diễn ra sự
đụng độ giữa Nga bảo vệ giáo hội Chính thống và Pháp bảo trợ cho
những người theo Cơ đốc giáo.

Trong thực tế, lí do sâu xa là cả hai nước đều muốn tăng cường thế lực ờ
Cận Đòng, đều có ý đồ dùng hiện phấp quân sự dể giải quyết.
Lẽn nắm chính quyền năm 1851, Napôlêông III muốn có một "cuộc
chiến tranh nhỏ" thắng lợi để củng cố ngai vàng. Nicôlai I muốn dựa vào
sự ủng hộ của Áo vì vừa mới giúp Áo đàn áp cách mạng Hung, đổng thời
dựa vào khả năng có thể thương lượng với Anh.

Năm 1853, Anh và Pháp đã kí một hiệp nghị bí mật chống Nga. Áo do sợ
ảnh hưởng của Nga được tăng cường, sẵn sàng ủng hộ bất cứ hành động nào
chống lại Nga. Do đó, chiến tranh Crưni nổ ra trorm bối cảnh Nga bị cò lập về
ngoại giao. Nga phải chiến đấu với một liên minh các nước tư bản phát triển
cao hơn về kĩ thuật. Điều kiện trong nước cũng hết sức bất lợi đối với Nga:
công nghiệp quân sự lạc hậu, chi huy bất tài, sự tham nhũng của các cơ quan
quân nhu, giao thông toi tệ... đã làm giám năng lực chiến đấu của quân đội.
Chiến tranh Cnrm mang tính chất xâm lược đôi với cả hai phía. Nếu như
Nga hoàng muốn chiếm các vịnh Hắc Hái và mớ rộn Sĩ ¿inh hirởiig ở Bancăng thì
Anh và Pháp lại muốn loại Nga khói bờ hiển Hắc Hải và khỏi việc phân chia
Cápcadư. Thổ thì theo đuổi mục đích trà thù.
Tháng 2/1853, Nga cử Đại sứ A. Xmensicôp đến Côngxtăngtinôpôn
với yêu sách mang tính chất tối hậu thư, đòi khối phục quyền của giáo hội
Chính thống Nga ở Palextin và đòi trao cho Nga hoàng quyền bảo trợ
giáo dân, giáo hội Chính thống ở Thổ. Theo lời khuyên của đại sứ Anh,
Thổ nhượng bộ vấn đề "thánh địa Palextin" nhưng lại bác bỏ yêu sách
bảo trợ giáo dân theo Chính thống giáo.
Tháng 5 /1853, Xmensicốp tuyên bô cắt đứt quan hệ ngoại giao, rút đoàn
ngoại giao Nga khỏi cỏngxtăngtiôpôn và ngay sau đó Nicôlai I ra tuyên bô vé
việc quân Nga chiếm các vương quốc Đunai. Trong vòng 1 tháng, 82 000 quân
Nga đã chiếm các vương quốc này. Cuối tháng 9, Thổ đòi Nga phải rút quân
trong vòng 18 ngày. Nhưng mới được một tuần lễ, Thổ đã cho quân tấn công ở
Cápcadơ.
Ngày 18/11, hạm đội gồm 8 tàu do Đô đốc p. Xnakhimốp chỉ huy tấn công
hạm đội Thổ ở Xinốp, tiêu diệt hầu hết tàu thuyển của Thổ và công phá các
pháo đài ven biển. Anh và Pháp vin vào cớ đó để can thiệp trực tiếp vào cuộc
xung đột Nga - Thổ. Tháng 1/1854, 7 vạn quân Anh - Phíìp đổ bộ lên thành phô
Vascan (thuộc Bungari). Tháng 3, Anh và Pháp gửi cho Nga tôi hậu thư đòi
quân Nga phải rút khỏi các vương quốc Đunai và không đợi trả lời đã tuyên
chiến với Nga. Áo điéu 30 vạn quân đến biên giới các vương quốc này đe doạ
sẽ chiến tranh với Nga. Nicôlai I buộc phải ra lệnh rút quân khỏi Mônđavi và
Valakhi. Đầu tháng 9/1854 quân liên minh đổ bộ lên Crinn, cuộc chiến đấu ở
Xêvátxtôpôn diễn ra ác liệt. Cuối cùng Xêvátxtôpôn thất thủ.
Ngày 18/3/1856, hoà ước được kí ờ Pari. Nga mất vùng nam Bétxarabi cửa
sồng Đunai nhưng được trả lại Xêvátxtôpôn và các ĩhành phố khác ở Crưm dê
đổi lấy việc trả lại cho Thổ những đất và thành phố của Thổ bị quân Nga chiếm.
Điéu khoản nặng nhất đối với Nga là hoà ước tuyên bố "trung lập hoá" Hắc Hải
mà thực chất là Nga và Thổ khòng được quyền có hạm đội cũng như pháo đài
và kho tàng quân sự ở Hắc Hải. Như vậy là khi có chiến tranh, bờ biển Hắc Hải
của Nga sẽ không được bảo vệ. Hoà ước Pari cho phép tàu các nước tự do thông
thương trên sông Đunai, mở rộng đường cho hàng hoá Anh, Áo, Pháp vào
Bancăng gây thiệt hại cho việc xuất khẩu của Nga. Nga cũng mất quyền bảo vệ
lợi ích cư dân theo đạo chính thống ở đế quốc Thổ, mất quyên bảo hộ đối với
Xécbi và các vương quốc Đunai, ảnh hưởng của Nga ờ Cận Đông bị suy yếu.
Thất bại trên đã phá hoại uy tín của Nga trên trường quốc tế. Sau chiến
tranh Crưrn, chính sách đối ngoại của Nga là bằng mọi giá xoá bò những điều
khoản của hoà ước năm 1856.

64
5. Quan hệ giữa nưức Nga và "Hệ thông Crưm” (1859 - 1871)
"Hệ thống Crirm" (Anh - Áo - Pháp) dược tạo ra sau chiến tranh Crưm là
nhầm cỏ lập Nga trên trườne quốc tế. Đẻ thoát khỏi tình trạng bị cô lập, ngoại
giao Nga đà lợi dụng tình hình quốc tế, lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Áo.
Do cuộc xung dột quân sự đã chín muồi vào cuối những năm 50 giữa Pháp
và Áo về vấn để Ý, Napôlêồng III tìm sự ủng hộ từ phía Nga. Nga sẵn sàng thân
thiện với Pháp đê kéo Pháp ra khỏi liên minh chống Nga. Đầu năm 1859, Pháp
và Nga kí một nghị định thư bí mật về hợp tác. Tháng 4/1959, chiến tranh Pháp -
Áo bùng nổ, mưu toan kéo Nga vào cuộc chiến tranh của Napỏlêông III không
thành đã làm cho quan hệ Nga - Pháp trở nên phức tạp.
Năm 1863 đã nổ ra khởi nghĩa ở Ba Lan. Napólêỏng III tuyên bô ủng hộ
nghĩa quân. Chính phú Anh cũng vậy. Người Ba Lan không nhận dược sự ùng
hộ thực tế của Pháp và Anh, nhưng lập trường của Pháp đà làm cho quan hệ
giữa Pháp và Nga trở nên căng thẳng. Trong khi đó, sự biến ở Ba Lan lại thúc
đẩy Nga với Áo và Phố xích lại gần nhau vì Áo và Phổ sợ "đám cháy" lan sang
đất Ba Lan của họ.
Sự ủng hộ của Phổ với Nga là hết sức quan trọng, vai trò của Phố trong
những năm 60 ở châu Âu đã được tăng cường. Bixmác không muốn Nga can
thiệp vào vấn đé thống nhất nước Đức, hứa ủng hộ Nga xoá bỏ những điều
khoản của hoà ước Pari năm 1856.
Năm 1870, khi chiến tranh Phấp - Phố nổ ra, Nga giữ lập trường trung lập
có lợi cho Phổ. Thất bại của Pháp đã loại Pháp ra khỏi khối chống Nga. Nga lợi
dụng cơ hội đó để đom phương tuyên hố từ bỏ việc thực hiện những điểu khoản
của hoà ước Pari. Anh, Áo, Thổ lên tiếng phản đối. Phổ không phản đối và đề
nghị triệu tập một hội nghị gồm các nước kí hoà ước (Nga, Pháp, Anh, Phố,
Xácđenha, Áo và Thổ). Tại Hội nghị Luân Đòn, Nga đòi xét lại những điều
kiện của hoà ước. Nga được sự ủng hộ của Phổ và vấn để xoá bỏ những điểu
khoản hạn chế của hoà ước được giải quyết có lợi cho Nga. Nga dược quyén
xây clựng công sự và có hạm đội ở Biển Đen. Đó là một thành công lớn về
ngoại giao của Nga. An ninh ở biên giới phía Nam cũng như ảnh hưởng của
Nga ở Bancăng được khôi phục.
Tinh hình quốc tế mới sau thất bại của Pháp trong chiến tranh Pháp - Phổ
( 1870 - 1X7 ỉ ) làm cho Đức, Áo Hung và Nga trở nên gần gũi nhau. Đó là do ba

65
thuẫn giữa ba nước với Anh, mặc dù Nga hết sức lo lắng sự lớn mạnh cùa nước
Đức thống nhất cũng như sự tâng cường vai trò của Áo ở Bancăng.
Mùa xuân năm 1873, Nga và Đức đã kí Hiệp ước tirơng trự vể quân sự
trong trường hợp bị một nước thứ ba tiến cồng. Tiếp đó, Nga cũng kí với Áo
một hiệp ước chính trị, khác với Hiệp ước Nga - Đức là không bị ràng buộc về
quân sự. Mùa thu năm đó, Đức cũng tham gia hiệp ước này. "Liên minh Tam
hoàng" Nga - Đức - Áo được thành lập. Do mâu thuẫn giữa ba nước, liên minh
này không vững chắc và lâu dài nhưng đóng một vai trò quan trọng trong quan
hệ quốc tế những năm 70. Nga chẳng những thoát khỏi thế bị cô lập mà còn
khôi phục được ảnh hưởng trong nền chính trị châu Au.

V. Q U A N HỆ QUỐC TẾ TRONG CAO T R À O CÁCH M ẠNG GIỮA


THẾ K Ỉ X IX
Trong vòng hai thập niên 50 - 60 thế kỉ X IX , cùng với những hệ quả kinh tê
và xã hội của cách mạng công nghiệp, tình hình chính trị châu Âu trở nên hết
sức sôi động. Giai cấp tư sản còng thương nghiệp tăng về sỏ lượng và tiềm lực
kinh tế đã ý thức rõ hơn về quyển lợi của mình nên tiến hành đấu tranh chống
các lực lượng bào thủ nhàm giành quyền thống trị nhà nước. Cao trào tư sản khi
dó diễn ra dưới 3 hình thái chính là cách mạng ở các nước tư bản phát triển
(Pháp), đấu tranh vì độc lập dân tộc trong đế quốc Áo (Hưnggari, Tiệp Khắc),
tiến hành thống nhất đất nước (Đức, Ý). Quan hệ quốc tế châu Âu vào thời gian
này xoay quanh các biến động lớn đó khá chằng chéo và phức tạp.

1. Chế độ cộng hoà và Đế ché thứ hai ở Pháp


Những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Phấp trong những năm 30 -
40 của thế kỉ X IX dã đưa nước này lên địa vị cường quốc còng nghiệp thứ hai
sau Anh. Quyền cai trị của giới tư sản ngân hàng dưới thời Quân chủ tháng Bày
(1X30) do Lui Philip đứng dầu không còn phù hợp trước đòi hỏi phát triển của
kinh tế công thương nghiệp. Tầng lớp tư sản công thương nghiệp đưa ra khẩu
hiệu đấu tranh vì nền cộng hoà được sự hưởng ứng của các lực lương tiến bộ,
nhất là giai cấp công nhân. Nhờ vậy, cuộc Cách Iĩiạng tháng Hai 1848 đã lật đổ
nền Quân chủ tháng Bảy, thiết lập nền Cộng hoà thứ hai của nước Pháp.
Mặc dầu là động lực chính của cuộc Cách mạng tháng Hai, giai cấp công
nhân không được hưởng quyền lợi chính đáng của mình nên cuối tháng 6/1848
họ nổi dậy tại Pari chống Chính phủ Cộng hoà, nhưng bị đàn áp. Đồng thời,
cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái tư sàn khiến cho phái Cộng hoà

66
không đạt được đa số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống (12/1848). Ngưừi
trúng cứ là Lui Bônapactơ (Louis Bonaparte) thuộc phái Bão hoàng, cháu của
Napôlêông I. Đi theo con đường của ông hác, Lui Bỏnapactơ đã tiến hành cuộc
chính biến tháng 12/1851 dể chấm dứt chế độ cộng hoà, và dứng một năm sau -
tháng 12/1852 tuyên bồ thành lập Đê chê II (1852 - 1870), tự lên ngôi Hoàng
đế lấy danh hiệu là Napôlêông III.
Dưới thời Đế chế II, nước Pháp tham gia chiến tranh Crirm (1853 - 1856),
liên minh với Anh đê hạn chế ảnh hưởng của Nga ờ vùng Hắc Hải nhưng không
thành cồng. Nước Pháp lại ngăn cản phoim trào đâu tranh thống nhất ở Ý và ử
Đức. Cuộc chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871) dẫn đến sự thất bại của
Napỏlêông III, làm sụp đổ Đế chê II. Cùng thời gian này, Pháp mờ rộng chiến
tranh xâm lược thuộc địa ờ Angiêri, Mêhicô, Trung Ọuốc, Việt Nam...

2. Phong trào cách mạng ở Á« và sự can thiệp cùa Nga


Đến giữa thê kỉ X IX , đế quốc quân chủ Áo vẫn ở trong tình trạng lạc hậu,
chưa diễn ra cách mạng tư sản. Ở đây chứa đựng 2 mâu thuẫn chủ yếu: mâu
thuẫn giai cấp trong chính bàn thân nước Áo, giữa lực lượng tư sản và nhân dân
với giai cấp phong kiến cẩm quyền, đứng đầu là triều đại Hapxbua; mâu thuẫn
giữa các dân tộc ờ Tiệp, Hung chống lại ách thống trị của nền quân chú Áo.
Tin tức về,cuộc Cách mạng tháng Hai ở Pa ri nhanh chóng châm ngòi cho
các phong tràơ đấu tranh trong đế quốc Áo quân chủ. Cuộc khữi nghĩa bùng lên
ở Viên ngày 13/3 nhàm lật đổ triều đại Hapxbua nhưng không thành công.
Trước đó, ngày 11/3 một cuộc mít tinh diễn ra tại Praha đòi quyển bình đẳng
cho người Tiệp, phát triển vãn hoá dân tộc Xlavơ. Đại hội Xlavơ ớ Tiệp gồm đại
biểu người Séc, Xlôvac, Ba Lan, Xécbi... biêu thị tinh thần đoàn kết chống ách
thống trị của vương triều Áo. Cuộc Khời nghĩa thárm Sáu ở Praha đã đưa phong
trào lên đến đính cao nhưng cuối cùng bị dạp tắt.
Ngciy 15/3, nhân cỉân Hunggari đà nổi dậy ở Buđapet dưới sự lãnh đạo của
nhà thư có khuynh hưởng dân chủ Sanđo Pêtôphi. Mặc dầu vấp phải sự đàn áp
của quân đội Áo, phong trào cách mạng vẫn phái triển. Hơn một năm sau, ngày
14/4/1849 Hunggari tuyên bố độc lập, một chính phủ dàn tộc được thành lập do
nhà cách mạng Kôsut đứng đầu. Nlunig Nga hoàng đã can thiệp, ra lệnh điều
14 vạn quân Nga tiến vào Hunggari cỉạp tắt cách mạng. Như vậy, sự câu kết
giữa hai nhà nước quân chú Áo và Nga dà đẩy lùi phong trào cách mạng cùa
các dân tộc trong đế quốc Áo.
3. Sự can thiệp của Pháp và Nga vào công cuộc thống nhát nước Ý
Cho đến giữa thế k i X IX , bán đâo Ý chưa phải là một quốc gia thống nhất
mà bị chia xẻ thành 7 tiểu quốc có thể chế khác nhau, một số chịu sự thống trị
của ngoại bang. Cụ thể là: Lômbácđia - Vênêdia đặt dưới quyển cai trị của đế
quốc quân chủ Áo; 4 tiểu vương quốc Pácma, Môđena, Tòxcana và Napôli nằm
trong tay bọn phong kiến quý tộc chịu ảnh hưởng của Áo; Ròmania (đất thuộc
Giáo hoàng) là trung tâm Thiên Chúa giáo có quân Pháp chiếm đóng; riêng
Piêmông có chế độ chính trị và kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Cách mạng 1848 diễn ra khá sôi động và kéo dài khoảng 1 năm nhưng đều
kết thúc thất bại, chỉ có Piêmông giữ được bản Hiến pháp tiến bộ ban hành hồi
cách mạng. Cho nên nhiệm vụ đặt ra cho cuộc cách mạng tư sản ờ Ý màmục
tiêu hàng đẩu là thống nhất đất nước vẫn chưa giải quyết được.
Trong những năm 60 của thế kỉ X IX , công cuộc thống nhất nước Ý được tiến
hành đồng thời theo hai xu hướng. Một là "con đường từ trên xuống" đặt dưới sự
ỉãnh đạo của vương triều Xavoa (thuộc Piêmông) do nhà vua Vichto Emmanuyen
II và Thủ tướng Cavua đứng đầu. Hai là "con đường từ dưới lên" của những người
tư sản dân chủ đươc nhân dân ủnc hộ tlirứi sư lành đao của Ganbanđi.
t w • • •

Mở đầu là cuộc chiến tranh chống Áo diễn ra từ tháng 4/1859 đến


3/1860. Trước đó, Cavua đà bí mật kí kết liên minh với Napôlêông III (hiệp ước
Piỏngbierơ) cùng đuổi Áo ra khỏi vùng Lômbacđia - Vênêdia để sáp nhập vào
Piêmông. Đổi lại, Pháp được nhận vùng Xavoa và Nixư.
Nhưng khi cuộc chiến tranh do liên minh trên tiến hành thì phong trào nhân
nhân Ý phát triển mạnh mẽ, quần chúng nổi dậy đánh đuổi thế lực phong kiến ờ
các tiểu vương quốc Tôxcana, Pácma, Môđêna và Ròmania và giải phóng hàng
loạt thành thị ở Lômbacđia. Trước làn sóng mành liệt của quần chúng,
Napỏlêông III lo ngại liền bội ước Cavua, chuyển sang kí kết với Áo (hiệp ước
Vilaphrăngca) để duy trì tình trạng chia cắt nước Ý. Áo đành trả cho Cavua
(qua tay Pháp) vùng Lômbacđia nhưng vẫn giữ vùng Vênêxia. Hành động đó
không thê ngăn trở cuộc đấu tranh, lực lượng khởi nghĩa đà tuyên bô sáp nhập 4
tiểu vương quốc vào Piêmông. Như vậy, phần lớn lãnh thổ miền Bắc và miền
Trung nước Ý đà thống nhất dưới ngọn cờ của Piêmông.
Cùng thời gian trên, Ganbanđi phát động nhân dân nổi dậy ớ Napồli và dáo
X ix in , thủ tiêu chính quyền phorm kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Tháng

68
10/1860 khu vực này sáp nhạp vào nước Y. Tháng 3/1861, nghị viện Y chính
thức tuyên bố nước Ý thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của nhà vua
Emmanuyen II và Thủ tướng Cavua.
— ■ ■ ■ — ■— —

THỤYSl QUỐC'

'XA VO \

PHÁP /
N ĐẾ QUÓC ■'
's ÓT-TÔ-MAN >.

Đường tiến quàn của


Bién giới quỗc ga đến nâm 1859
dổi quân “Ao đỏ"
Vung lânh thổ dén nàm 1861
Những vùng diẻn ra khởi nghĩa
đòi thóng nhất đát nước
Vung lãnh thố bén ngoâi
1870 Nàm thỗng nhát lảnh thổ vào
vương quốc l-ta-li-a
UL5i> Cuôc tiến cỏng của lièn quân
Pi-ẻ-mỏn-tè - Pháp chóng quàn Ảo Bien giới vương quóc l-ta-li-a
nâm 1870

Tiến trình thống nhất Italia

Tuy vậy vẫn còn hai vùng chưa thống nhất là Vênêxia nằm trong tay Áo và
Rômunia thuộc Giáo hoàng có quân Pháp chiếm đóng. Nước Ý liên minh với
Phổ trong cuộc chiến tranh Áo - Phổ, Phổ giành phần thắng nên Áo phải rời bỏ
Vênêxia. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) đem lại thất bại cho Pháp,

69
Đê chế của Napôlêông III sụp đổ, Giáo hoàng mất chỗ dựa phái rút về
Vaticãng. Ngày 20/9/1870, Vênêxia và Rỏmania sáp nhập vào iurớc Ý. Đốn
đây, công cuộc thống nhất nước Ý đã hoàn thành, đồng thời loại trừ sự can
thiệp của hai nước bên ngoài là Áo và Pháp.
Toà thánh Vaticăng nằm trên một ngọn đổi ở Rôma, có nhiều công
trinh kiến trúc tôn giáo và cung điện Giáo hoàng tráng lệ, có tường thành
bao bọc. Từ giữa thế kỉ XV, đây là trụ sở các cơ quan của giáo hội Thiên
Chúa. Từ năm 1929, Toà thánh có quy chế như một nhà nước có chủ
quyền, nhỏ nhất thế giới (44 ha), có cờ và đội cận vệ riêng, đồng tiền
riêng và các cơ quan thông tin, báo chí riêng. Toà thánh Vaticăng là trung
tâm của đạo Thiên Chúa toàn thế giới.

4. Quan hệ đối ngoại cùa nước Đức trong còng cuộc thòng nhát
Nước Đức tiếp thu khá sớm và rất hiệu quả những thành tựu của cách mạng
công nghiệp, khiến cho nền kinh tế có nhiều chuyên biến sâu sắc. Tuy vậy, đến
giữa thế ki X IX , Đức vẫn chưa phải là một quốc gia thống nhất mà bị phân cát
thành 34 tiểu vương quốc và 4 thành phố tự do. Trong dó nổi lên vưưng triều
Phổ do vua Vinhem I và Thú urớng Bixmác đứng đầu là có đủ khả nâng giương
lên ngọn cờ ĩ hông nhất đất nước.
Vứi phương châm thống nhất nước Đức bằng "sát và máu", Bixmác đà lần
lượt tiến hành 3 cuộc chiến tranh chống các nước láng giềng là Đan Mạch, Áo
và Pháp.
Mờ đầu là chiến tranh Phổ - Đan Mạch (1864). Lấy cớ chính quyền Đan
Mạch phân biệt đối xử với người dân Đức ở vùng biên giới, Phổ liên minh với
Áo gây chiến. Các tiểu quốc phía bắc nước Đức đều đứng về phía Bixmác.
Giành được thắng lợi, Phổ chiếm vùng Slexvích và Áo chiếm vùng Hônxtanh.
Việc chia lãnh thổ như vậy đã tạo cớ để sau này Phổ đuổi quân Áo ra khỏi
Hônxtanh, khơi ngòi cho cuộc chiến tranh Áo - Phổ (1866). Bị thua, Áo phải
thừa nhận vai trò lãnh đạo của Phố trong việc thống nhất đất nước. Tháng
4 /1867, Liên bang Bác Đức được thành lập gồm 18 tiểu quốc ở Bắc Đức và 3
thành phô tự do.
Còn lại vùng tây nam, Phổ gặp đối thủ là Pháp. Napòlêông III nuôi tham
vọng đánh chiếm nước Đức rồi từ đó chinh phục châu Âu. Cuộc chiến tranh
Pháp - Phổ (1870 - 1871) buộc Napôlêông III phái kéo cờ trắng. Đức nhanh
chóng tiến quân sang Pháp, chính quyển Pari phải kí hiệp định đẩu hàns.

70

Z*/£A BÁC

-------------- ãiè- 315. cở c c „ í c g o r in 186Í


Nước dết r i m 1ỹíA
‘/ /////ỵ \ Vxg dơ* sop r r ip và: ° r i ¿én rô n 18é£
Cóctcr 3 3 0 rr ap■C".Dc-griócOvJC
* ■ ' '' B4r. g ¿i uè~ trar.q ãác Cùc n âm òe 7
PHÁP Cuỏc tari c ir.g côa auỗP dí. Phổ
vào D or M cch. Áo.
Eiẻn giỏ dè’ quốc Đúc n õ r 1Ễ71
tx rc gc rhòc Liẻr boro sác OOc rí*T) 1873

Quá trình thống nhất Đức

Ngày 18/1/1871, lẻ thành lập


Đố chế Đức được tố chức tai
Vécxai dang bị quân Phố chiếm
đóng. Còng cuộc thống nhất
hoàn thành. Bixmác đã không
tiến hành thống nhất bằng cách
chinh phục các tiểu quốc Đức
mà đây màu thuẫn ra bên ngoài,
qua chiến tranh đà khơi dậy tình
thần dân tộc Đức. Từ đó, nước
Đức thống nhất birức nhanh trên
con đường phất triển CNTB,
hước vào hàng các cường quốc tư
bàn ờ châu Âu.

B i x m á c ( 1 8 5 1 - 1 8 9 8 )

7l
Lễ tuyên bố thống nhất Đức tại cung điện Vécxai (1871)

V I. Q U A N HỆ QUỐC TẾ TRONG PHONG TR À O CÔNG N H ẢN


1848 - 1871
1. Đổng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đ ấng Cộng sản
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp còng
nhân. Những thành tựu của quá trình công nghiệp hoá đã làm thay đổi cách sán
xuất từ phương thức lao động bằng tay sang việc sử dụng máy móc. Vì vậy,
công nghiệp càng phát triển thì đội ngũ công nhân càng tăng thêm về sô lượng
và trưởng thành về ý thức giai cấp.
Do bị chủ nghĩa tư bản bóc lột thống qua giá trị thặng dư, mâu thuẫn giữa
vô sản với tư sản ngày càng trở nên sâu sắc. Còng nhân tiến hành đấu tranh đòi
quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống) và quyền lợi
chính trị (bầu cử, ứng cử và các quyền tự do dân chủ). Từ những cuộc đấu tranh
lẻ tẻ, tự phát, công nhân dần dần biết liên kết thành những nghiệp đoàn để đấu
tranh như những cuộc bãi công ở Liông (Pháp) năm 1831, ở Sơlêdin (Đức) năm
1844 và phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài từ năm 1836 đến năm 1848.
Vượt qua khuôn khổ từng quốc gia, cống nhân một số nước châu Âu đà
bước đầu liên kết với nhau trong đấu tranh. Năm 1836, "Đồng minh những
người chính nghĩa" được thành lạp ở Pari, tập hợp đông đảo công nhân, thợ thủ
công các nước Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Nga, Hunggari, Tiệp, Ý... Đến năm 1847,
với sự tham gia của Mác và Ảnghen, tổ chức này được đổi tên thành "Đồng
minh những người cộng sản" và hai ông được giao nhiệm vụ soạn tháo bán
Tnyên nqôn cho Đồng minh.

72
Tháng 2/1848, Tuyên nqôĩi của Đíhìg Cộng sản được xuất bản lần đầu
tiên tại Luân Đôn. Đây là bân cương lĩnh của phong trào công nhân quốc tế
khảng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng loài người khỏi ách
áp bức bóc lột. Bản Tnyê/Ì nạôtì kết thúc bàng lời kêu gọi: "V ò sản tất cả các
nước đoàn kết lạ i!".
Từ dây, mối quan hệ quốc tế trong phong trào công nhân được thiết lập và
ngày càng mở rộng.

2. Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất


Trong cuộc Cách mạng tháng 2/1848 ở
Pari, giai cấp công nhân Pháp đã tham gia tích
cực và có vai trò quan trọng trong việc thành
lộp nền Cộng hoà thứ hai (1848 - 1851). Nhưng
sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản
đã không thực hiện nlũmg lời hứa hẹn với công
nhân nên tháng 6/1848, ở Pari đã bùng lên cuộc
khởi nghĩa của đông đáo công nhủn. Những
người khởi nghĩa đòi ban hành một bản hiến
pháp mới "dân chủ, xã hội và nhân dân". Giai c. Mác (1818- 1883)
cấp tư sản Phấp đã trấn áp cuộc khởi nghĩa,
công nhân lập chiến luỹ đê chống trả. Cuộc
khởi nghĩa duy trì được 3 ngày thì bị dìm trong
biến máu.
Cuộc cách mạng 1848 ở Pháp có ảnh
hưởng mạnh mẽ sang Đức, Áo, Hung và nhiều
nước khác, tao nên một cao trào đấu tranh ờ
châu Âu. Giai cấp công nhân tham gia tích cực,
được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh.
Trong sự phát triển của phong trào công
nhân châu Âu, ngày 28/9/1864 Mác, Ảnghen Ph. Angghen (1820- 1895)
và nhiều nhà lãnh đạo giai cấp cồng nhân đã
thành lập H ội Liên hiệp lao động quốc tế (gội tắt là Qnôc té thứ nhất hay Qttốc
tê Ị) tại Luân Đôn. Mục đích của Quốc tê I là "đoàn kết toàn thế giai cấp công
nhân có tinh thần chiến đấu ừ châu Âu và châu M7 thành một đạo quân ío lớn
duy nhất".

73
Sau khi ra đời, Quốc tế I đã thành lập nhiểu chi bộ ở Anh, Pháp, Bỉ, Thuỵ
Sĩ, M ĩ... thu hút đông đào công nhân tham gia. Quốc tế I tiến hành tuyên
truyền, giáo dục công nhân theo tinh thần học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa
học của Mác và Ảnghen. Đồng thời, Ọuốc tế I cũng chỉ đạo phong trào đấu
tranh của công nhản, đặc biệt là phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

3. Quốc tế I và Công xã Pari (1871)


Thất bại trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), Chính phủ Pháp
đà k í Hoà ước Phrăngphuốc (Franfurt) với Đức, chấp nhận nhiều điều kiện nặng
nề: cắt nhượng hai vùng Andát (Alsace) và Lôren (Lorraine) giàu nguyên liệu
cho Đức; bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng; đê quân Đức chiếm đóng trên lành
thổ Pháp cho đến khi trả xong tiền bồi thường. Nhân dân Pháp không chấp
nhận bản hoà ước nhục nhã đó. Nhân dân và công nhân Pari xảy dựng chiến luỹ
để ngăn ngừa quân Đức tiến vào thành phố. Chính phủ phản động Pháp cho
quân đội đến phá các chiến luỹ của nhân dân, lộp tức gặp sự chống trả mãnh
liệt. Nhân dủn nổi dậy ngày 18/3/1871 đánh đuổi Chính phủ tư sản khỏi Pari,
Thủ đồ thuộc về những người khởi nghĩa. Một cuộc phổ thông đầu phiếu được
tiến hành, ngày 26/3/1871. Chính phủ mới - Hội đổng Còng xã được ĩhành lập.
Đây là nhà nước kiểu mới đầu tiên vì trong thành phần Công xã Pari có nhiều
đại biểu công nhân và các nhà trí thức yêu nước tiến bộ. Công xà Pari ban hành
nhiều chính sách mới nhằm củng cố chính quyền cùa giai cấp cóng nhân, bảo
vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hưởng ửng lời kêu
gọi của Quốc tế I, đại biểu công nhân nhiều nước đã tham gia vào những hoạt
động của Công xã Pari như Tư lệnh lực lượng vũ trang Công xã là Đôm brốpxki
- người Ba Lan, Uỷ viên phụ trách tài chính, lao động và công thương nghiệp là
Phrăngken - người Hunggari, Uý viên phụ trách công tác phụ nữ là Đim ituêva -
người Nga... Nhiều đội quân tình nguyện người Bí, Ý, Ba Lan đà sang chiến
đấu bảo vộ Công xã Pari.
Sau 72 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Công xã Pari bị trấn áp. Các chiến sĩ
Công xã cuối cùng đà hi sinh tại nghĩa địa Cha Lasedơ ngày 28/5/1871 - nơi mà
hàng năm, vào ngày này nhừng người cộng sản Pháp và quốc tế vãn đến đặt
những bông hoa tươi thám dưới chân bức tường "K i niệm các chiến sĩ Công xà".
Ngay từ đầu, Mác, Ảnghen và Quốc tế I đã theo dõi sát sao diễn biến của
Pari cách mạng, góp nhiều ý kiến cho các nhà lãnh dạo Công xà và kêu gọi giai
cấp côns nhân quốc tê hày ủng hộ Công xã. Một ngày sau khi Cònc xà thất bại.

74
Mác đà viết xong bán tống kết rút kinh nghiệm dưới nhan đề Nội chiến ờ Pháp
- một tác phẩm kinh điển trong kho tàng lí luận của học thuyết Mác - Lênin.
Phong trào công nhân Pháp và châu Âu đi vào giai đoạn thoái trào. Năm
1876, Ọuốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán. Một sản phẩm tinh thần của Công xà
là bài thơ Quốc /¿'của ơgien Pôchiê (Eugene Pottier), về sau được phố nhạc hởi
nhạc sĩ công nhân người Áo Đơ Gâyte (De Gayter), trở thành bài Quốc tê ca,
được truyền bá khắp thế giới.
Từ sau năm 1871, lịch sử châu Âu và quan hệ quốc tế giữa các cường quốc
bước sang một giai đoạn mới.

75
Chương IV

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂM Lược


VÀ TRANH GIÀNH THUỘC ĐỊA ■ •

CÙA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

I. N H U C Ầ U TH U Ộ C Đ ỊA C Ủ A CHỦ N G H ĨA Đ Ế Quốc
Châu Á, châu Phi và M ĩ latinh không những là khu vực đỏng dân, giàu có
về tài nguyên thiên nhiên mà còn có vị trí địa lí hết sức quan trọng trong chính
sách bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, quá trình xâm nhập của chủ
nghla thực dân phương Tây vào các châu lục được tiến hành từ rất sớm, bắt đầu
cùng với cuộc hành trình phát kiến địa lí cuối thế kỉ X V - đầu thế kỉ X V I. Ban
đầu, thông qua các hình thức trao đổi buôn bán, các nước phương Tây đã lập
dược nhiều thương điếm và cứ điểm trên con đường giao thương giữa châu Âu
với các châu lục khác. Đặt chân đến các khu vực này, cùng với thương nhân là
các đoàn truyền giáo, các nhà ngoại giao và cuối cùng là hạm đội và binh lính.
Trong quá trình tiến công xâm lược, bọn thực dân vấp phải sự kháng cự kiên
cường của nhân dân các nước bị xâm lược. Đồng thời lại diễn ra các cuộc tranh
giành quyển lợi giữa các nước đế quốc. Quá trình này trờ nên đặc biệt sồi động
vào nửa sau thế kí X IX . Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nên các nước đế quốc đều có nhu cầu
lớn về thuộc địa. Đ ối với chủ nghĩa đế quốc, thuộc địa là thị trường tiêu thụ
hàng hoá, nguồn nguyên liệu phục vụ nền cống nghiệp chính quốc, nguồn nhân
lực rẻ mạt trong các cơ sờ đầu tư tại chỗ và nguồn của cải vơ vét qua thuê khoá,
cướp bóc. Hơn nữa, thuộc địa còn là nơi cung cấp binh lính cho chính quốc khi
xảy ra chiến tranh, là cơ sở nâng cao vị thế đế quốc trên trường quốc tế. Do vậy,
các nước đế quốc ráo riết tiến hành chiến tranh xâm lược vỏ cùng tàn bạo và đặt
ách thống trị thực dân hết sức dã man. Đến cuối thế kỉ X IX , hầu hết các nước ờ
Á, Phi, MT latinh đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc, thế giới không còn một vùng "đất trống” . Anh và Pháp là hai nước có
diện tích thuộc địa rộng lớn nhất. Cho đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc
Anh lên tới 33 triộ u k n r với số dân là 370 triệu người, gấp 10 lần thuộc địa Nga
và 7 lần thuộc địa Pháp. Các đế quốc "trê" Đức, MT, Nhật đều vạch ra chiến
lược bành trướng của riêng mình. Cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa giữa
các đế quốc là điều không tránh khỏi.

77
Đế chế Anh đầu thế kỉ XX

II. cuộc ĐẤU TR A N H PHÂN C H IA PH ẠM V I Ả N H HUỞNG G IŨA


CÁC NUỔC Đ Ế QUỐC ĐỐI VỚI C H Â U Á
Trong suốt thế kỉ X V II - X V III Tây Ban Nha đã hoàn thành công cuộc xâm
lược và cai trị Philippin, Hà Lan đã thiết lạp chế độ thực dân ờ Inđônêxia và
Anh đã chinh phục Ân Độ. Đến thế kỉ X IX , các nước đế quốc ráo riết xâm
chiếm những phần lãnh thổ còn lại và tìm mọi cách để giành giật lẫn nhau.

1. Các nước đẻ quốc xàm lược và phàn chia khu vực ánh hưưng ử Đòng Á
Nhật Bàn
Từ thế kỉ X V II, nhiều người châu Âu đà đặt chân lên đảo Kiusiu để buồn
bán và truyén giáo. Dưới thời Mạc phủ Tokugaoa (1603 - 1867), hoạt động của
họ bị hạn chế, chi có thương nhân Hà Lan được mở thương điếm ở Nagasaki.
Năm 1853 hạm đội MT do Đồ đốc Perry chỉ huy đã thả neo tại cảng Êđô, để
nghị Nhật mở cửa buôn bán với phương Tây. Nhật Bán đã phải kí với MT hiệp
ước không bình đảng, mở các cửa biển cho nước ngoài vào buôn bán với những
điểu kiện ưu đài. Nhật cũng kí với các nước Anh, Pháp Nga... nhiẻu bản hiệp
ước tương tự. Nước Nhật cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược và nô dịch bởi
tư bản Âu MT như nhiều nước châu Á khác. Nhưng cuộc đấu tranh của nhân
dân dưới sự lãnh đạo của các Sam lirai đã lật đổ dòim họ Tokusaoa, phục hồi
quyển lực của Thiên hoàng Mutsuhitô.

78
Mutsuhitô (1852 - 1912) lên ngôi Thiên hoàng năm 15 tuổi (1867),
hiệu Meiji Tennô (Minh Trị), lãnh đạo thành công cuộc Duy tân nước Nhật
thành một nước tư bản hùng cường.

Giới cầm quyền Nhật Bàn do nhà vua Minh Trị đứng đầu đà tiến hành công
cuộc cải cách trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo
dục... làm cho Nhật Bân trở thành một quốc gia tư bán chủ nghĩa duy nhất ở
phương Đông. Hiến pháp năm 1889 quy định Nhật Bản là một quốc gia theo
thể chê quân chủ lập hiến do Thiên hoàng đứng đầu, người điều hành Chính
phủ là thú tướng. Nước Nhật đà thoát khỏi nguy cơ bị nô dịch, dần dần bước
vào hàng ngũ các đế quốc rồi sau đó lại đi xâm lược các nước láng giềng, trước
hết là Trung Ọuốc và Triều Tiên.
Tniỉiq Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên. Năm
1840, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh Thuốc phiện, buộc triều đình
Mân Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh ( ỉ 842).

Chiến tranh thuốc phiện ỏ Quảng Châu

Hiệp ước Nam Kinh 1842 quy định:

1. Trung Quốc phải mở 5 cửa khẩu thông thương Quảng Châu, Phúc
Châu, Hạ Môn, Ninh Ba, Thượng Hải, Thượng Hải; người Anh được cư trú
và lập lãnh sự quán tại những nơi đó.

2. Trung Quốc cắt Hồng Công nhượng cho Anh.


3. Trung Quốc bổi thường cho nước Anh 21 triệu bảng Anh, trả hết
trong 4 năm.

4. Hải quan Trung Quốc phải bàn bạc với Anh vế mức thuế xuất
nhập cảng.

5. Thương nhân Anh được tự do giao dịch tại các cửa khẩu thông
thương.

Đây là bản hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên buộc Trung Quốc phải mở cửa
5 hải cảng ở miền đông nam cho tàu nước ngoài đến buôn bán với mức thuế ưu
đãi, phải cắt nhượng Hồng Công và bồi thường chiến phí cho nước Anh. Năm
1844 nhà Thanh lại phải kí với M ĩ hiệp ước Vọng Hạ, với Pháp hiệp ước Hoàng
Phố với những điều kiện khắt khe về quyền tối huệ quốc, về mức thuế quan, vể
việc người phương Tây được quyền lãnh sự tài phán và tự do truyền đạo. Các
nirớc châu Âu khác như Bỉ, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Na Uy... cũng ép buộc
nhà Thanh phải kí nhừng hiệp ước tương tự. Từ đó, Trung Ọuốc trượt dài trên
quá trình bị các đế quốc phương Tây xâm lược và nô dịch.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Trong một phần tư
thế kỉ tiếp sau, quân Pháp vừa mở rộng sự xâm lược, vừa phải chống đỡ phong
trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cuối cùng, triều đình nhà Nguyẻn đã
kí Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884 chấp nhạn nền cai trị thực dân.
Theo Hiệp ước 1883 (Hiệp ước Hácmăng) và Hiệp ước 1884 (Hiệp
Ước Patơnốt), triều đinh Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước
Pháp trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế; nước Pháp thay mặt Việt Nam
trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở
nước ngoài; đạt chức Khâm sứ tại Huế thay mặt Chính phủ Pháp có thể
gặp nhà vua bất kì lúc nào; Pháp đóng quân ở những nơi cấn thiết và
huấn luyện, kiểm soát việc bố phòng của quân lính triều Nguyễn...

Cuộc chiến tranh Trung - Pháp xảy ra trên vùng ven biển nam Trung Ọuốc
và ở Lạng Sơn (1884 - 1885). Cuối cùng hai bên đã kí Hiệp ước Thiên Tân, theo
đó nhà Thanh phải thừa nhạn quyển đỏ hộ của Pháp ở Việt Nam.
Ở Caììipiu ỉìia xảy ra sự tranh chấp quyền bảo hộ giữa thực dân Pháp và
Vương quốc Xiêm. Hiệp ước Pháp - Xiêm (1867) quy định Xièm thừa nhận
quyền bào hộ cùa Pháp ờ Campuchia; đổi lại, Pháp cắt nhượng một số đất đai
của Campuchia cho Xiêm. Đến năm 1884, Pliííp hoàn thành việc xâm chiếm đất
nước này.

SO
Cùng thời gian đó, mâu thuẫn Pháp - Xiêm về vân đề quyển bào hộ nước
Lào làm cho tình hình căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh. Nhưng Xiêm
không được sự ùng hộ của Anh nên phải lùi bưức, kí với Pháp hiệp ước năm
1S93 công nhận quyển cai trị của Pháp ờ Lào. Như vậy là Pháp đã hoàn thành
việc xâm lược ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào.
Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 3 kì của Việt Nam
và Campuchia, đến năm 1899 sáp nhập thêm Lào. Liên bang Đỏng Dương đặt
dưới quyền cai trị của viên Toàn quyền người Pháp.
Trong thế kỉ X IX , thực dân Anh đà tiến hành xâm lược Miến Điện qua 3
cuộc chiến tranh không liên tục trong 60 năm (1824 - 1826, 1852 - 1853,
1885). Năm 1886, Phó vương Anh ở Ấn Độ tuyên bố sáp nhập Miến Điện vào
Ân Đô như "m ột tính thuộc đia của thuộc địa".
• • • • • •

M ã Lai có vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường hàng hải từ Tây sang
Đòrm và ngược lại. Thực dân Anh sớrn phát hiện vị trí chiến lược của eo biển
Malacca và đảo Xingapo, khi đó chỉ là một hòn đảo nhỏ hoang vu, nơi trú chân
của thuyển chài tránh bão và sào huyệt của bọn cướp biển. Đê xâm chiếm khu
vực này, một mặt Anh phải lôi kéo các xunĩan (Ọuốc vương Hồi giáo) trẽn bán
đáo Malacca; mặt khác, phái tìm cách đối phó với Hà Lan là nước đã xác lập
địa vị vững chắc trên quần đáo thuộc địa Inđônêxia. Kết quả là năm 1819,
Xuntan của Vương quốc Giòho đồng ý cho Anh được lập các thương điếm trên
lãnh thổ của vương quốc và độc quyển buôn bán ở Xingapo. Mặc cho Hà Lan
phan đối, Anh dùng vũ lực chiếm Xingapo rồi đánh bật Hà Lan ra khỏi
Malacca. Năm 1824, Hiệp ước Anh - Hà được kí kết, quy định cho Anh chiếm
những lãnh địa của Hà Lan ở Ân Độ và Malacca; đổi lại, Anh trao cho Hà Lan
các cứ điểm xây dựng trên đảo Xumatra. Tìr đó, Anh đẩy mạnh việc xâm chiếm
vùng lãnh thổ trên bán đảo, đến năm 1867, thành lập "Các thuộc địa eo biển"
gồm Xingapo, Malacca, Pênang, đặt dưới quyền quản lí trực tiếp của Bộ thuộc
địa Anh.
Giữa thế kỉ X IX , Viíơnq quốc Xiẻtìì (Thái Lan) cũng phải đối mặt với nguy
CƯ bị xâm lược. Trong những năm 50 của thế kỉ X IX , Xiêm phải kí nhiều hiệp
ước không bình đẳng với các nước tư bản, buộc phải mở cảng biến, chấp nhận
mức thuế xuất nhập khẩu thấp, các nước được hường quyền lãnh sự tài phán và
tối huệ quốc. Song vua Xiêm Chulalongcon (Rama V ) trị vì từ năm 1868 đến
năm 1910 đã tiến hành công cuộc cái cách nhằm phát triển đất nước theo con
đường tư bân chủ nghĩa.

81
Chulalongcon (Chulalongkorn, 1853 - 1910) vua nước Xiêm (Thái
Lan) hiệu Rama V, lên ngôi năm 1868. ô n g ban hành nhiều chính sách
cải cách: giải phóng nô lệ, khuyến khích phát triển công thương nghiệp,
xây dựng đường sắt và bến cảng, lập chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức
hệ thống hành chính và giáo dục theo kiểu phương Tây, mở rộng quan hệ
ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
Về đối ngoại, Xiêm trở thành nơi ĩranh chấp giữa hai đế quốc Anh và Pháp.
Nàm ở vị trí "nước đệm" giữa hai thê lực, Xiêm có nguy cơ biến thành miếng
mồi cho hai đê quốc xâu xé. Song vì Anh và Pháp còn phải liên kết đê chống đỡ
sức ép của Đức ờ châu Âu nên hai nước kí thỏa ước Luân Đôn năm 1896, chủ
trương vẫn giữ nền độc Ịập của vương triều Băng Cốc nhưng chia khu vực ảnh
hưởng theo dòng sông Chao Phraya (sông Mê Nam): Anh được quyền khai
thác, đầu tư ở phía Tây, Pháp ở phía Đỏng. Đế giảm bớt nguy cơ phụ thuộc bên
ngoài, vua Rama V thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo, giữ thế cân bằng
giữa hai cường quốc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Năm 1904 và 1907, hai bán
hiệp ước Pháp - Xiêm được kí kết, theo đó, Xiêm cắt nhường cho Pháp một sô
vùng đất vốn thuộc lành thổ Campuchia và Lào để đổi lấy việc Pháp trả lại cho
Xiêm vùng Chantaburi, Đanxai và Krat. Năm 1909, Hiệp ước Anh - Xiêm được
kí, theo đó, Xiêm nhường cho Anh một số vùng đất phía nam vốn thuộc các
xuntan Mã Lai để đổi lấy việc Anh từ bỏ quyền lành sự tài phán và cho Xiêm
vay tiền xây dựng đường sắt xuyên bán đảo Malắcca. Cũng trong năm này, Anh
Pháp khắng định lại việc phân chia khu vực ảnh hưởng đối với Xiêm. Như vậy,
bằng công cuộc cải cách và chính sách ngoại giao khôn khéo, vương quốc
Xiêm vẫn giữ được nển độc lập tuy không trọn vẹn.

2. Các nước đê quốc xàm lược và phân chia khu vực ảnh hưửng ở Nam Á
Thực dân Anh bát đầu công cuộc chinh phục Ả/ì Dộ từ thế kỉ X V II. Sau khi
loại được Pháp ra khỏi cuộc tranh giành tiểu lục địa này (chiến tranh Bảy năm
1746 - 1763), quân Anh ngày càng mở rộng phạm vi chiếm đóng. Đến những
năm 50 của thế kỉ X IX , sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Xipay của nhân dân Ân
Độ, thực dân Anh về cơ bản đã áp đặt ách thống trị lên đất nước này. Ngày
1/7/1887, Nữ hoàng Anh Víchtoria chính thức lên ngôi Hoàng đế An Độ, coi
7

An Độ như một lãnh íhô trực thuộc nước Anh do một viên quan người Anh
đứng đầu gọi là Phó vương. Sự kiện đó đánh dấu bước hoàn thành cổng cuộc
chinh phục của thực dân Anh ờ Ân Độ.
Cùng với việc xâm chiếm Ấn Độ, thưc dân Anh còn thi hành chính sách
bành trướng ở ỉ ran, Ápqatii.xtun và nhiều vùng khác ở Tây Á. Iran và

82
Ápganixtan là hai nước vùng biên giáp Ân Độ nên Anh muốn thiết lập một
vành đai an toàn tại khu vực này. Nhims Anh đã vấp phải sự chống đối quyết
liệt của Nga vì Iran và Ápganixtan ỉà những nước gắn bó mật thiết về quyền lợi
và an ninh cùa Nga. Mâu thuẫn Nga - Anh vì thế trờ nên cãng tháng và có nguy
cơ dẫn đến chiến tranh. Cuối cùng, cả hai bên tìm lối thoát bằng sự thoá hiệp
năm 1885 cho phép Nga được hưởng quyền lợi ở vùng Tây Bắc Ápganixtan,
phần còn lại thuộc khu vực ảnh hưởng của Anh. Năm 1887, hai nước kí biên
bản phân định lại biên giới giữa Ápganixtan và Nga.
Trong thời gian đó, nhà vua Iran là Nátét Đin (1848 - 1896) chù trương mở
cửa với phương Tây, đã ba lần đi thăm các nước châu Au đê đặt quan hệ ngoại
giao và sử dụng nhiều cố vấn phương Tây trong bộ máy chính quyền. Các chức
vụ quan trọng ở miền Bác nằm trong tay người Nga, ở miền Nam trong tay
người Anh. Ngoài ra các chuyên gia người Đức, Bỉ, Pháp, Ý cũng chiếm nhiều
địa vị trong các cơ quan của Iran. Năm 1905 - ỉ 907, ở Iran nổ ra cao trào cách
mạng dân chủ, đòi nhà vua thi hành chế độ bầu cử, triệu tập quốc hội, ban hành
hiến pháp... Lợi dụng thời cơ, thực dân Anh tuyên bố ủng hộ phong trào dân
chủ nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Nga ra khỏi đất nước này. Nga hoàng khi dó
đang phải đối phó với cao trào cách mạng trong nước, lại vừa thua trận trong
cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - ỉ 905) nên tìm cách giảng hoà. Hiệp định
Anh - Nga kí năm 1907 quy định việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở Iran: Nga
ở phía bắc, Anh ở phía nam, vùng giữa là khu vực trung lập.

3. Sự tranh giành quvền lọi giữa các đè quốc ở Trung Quốc và Triều
Tiên. Chính sách mở cửa của M ĩ
Đến cuối thế kỉ X IX , Nhật Bân là đế quốc trẻ ở châu Á tìm cách bành
trướng thế lực ở Trung Ọuốc và Triều Tiên. Năm 1894 bùng nổ cuộc chiến
tranh Trung - Nhật (thường gọi là Chiến tranh Giáp Ngọ). Nhà Thanh không có
ý chí và không đủ sức mạnh chống lại Nhật, nãm 1895 phải kí bản Hiệp ước
Mã Ọuan (Simỏnôsêki) qua vai trò trung gian của MT. Theo đó, Trung Ọuổc
phải bồi thường 200 triệu lạng bạc, cắt nhượng cho Nhật đảo Đài Loan, bán đảo
Liêu Đỏng và quần đảo Bành Hồ, tuyên bố rứt bỏ quyền bảo hộ đối với Triều
Tiên, có nghĩa là đê cho Nhật được tự do xâm chiếm bán đảo này.
Việc Nhật Bân chiếm Liêu Đông và Triều Tiên không những trực tiếp uy
hiếp đến an ninh lãnh thố của Trung Ọuốc mà còn đe doạ cả miền Viễn Đỏng
của Nga. Được sự ủng hộ của Đức và Pháp, Nga yêu cầu Chính phù Nhật trả
lại cho Trung Ọuốc bán đáo Liêu Đông. Do không được sự ủng hộ của Anh,

83
M7 nên Nhạt chấp nhận yêu cầu trên với điều kiện Trung Ọuôc phái nộp cho
Nhật 30 triệu lạng bạc. Sau khi dược Nhật trao trả Liêu Đòng thì nhà Thanh
lại cho Nga thuê, làm cho sự tranh chấp giữa Nga và Nhật ò vùng Đông Bắc
Trung Ọưôc trở nên gay gắt. Năm 1896, Nga được phép xây dựng đường sắt
Mãn Châu, năm 1898 Nga lại yêu cầu thuê hai cảnc Đại Liên và Lữ Thuận.
Cùng với sự bành trướng của Nga, các nước tư bản khác cũng đẩy mạnh xâu
xé Trung Quốc.
Năm 1897, Đức được quyền thuê Giao Châu, đặt đường sắt, khai mỏ và
hưởng quyền iru tiên kinh doanh ờ bán đào Sơn Đồng. Năm 1898, Pháp được
quyền thuê Ọuảng Châu Loan, đầu tư xây dựng đường xe lửa ở Vân Nam và
khai mỏ ở ba tỉnh Ọuảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam. Riêng Anh là nước có
cơ sở từ trước nên giành được nhiều đặc quyền đặc lợi về buôn bán ở vùng hạ
lun sông Trường Giang, được quyền thuê Uy Hải Vệ, bán đảo Cửu Long, một
phần Vân Nam...
Trong khi các nước tư bản châu Âu và Nhật Bản phân chia phạm vi ánh
hưởng ở Trung Ọuốc thì MT chưa có khu vực nào trên lành thổ này. Để có thể
len chân vào thị trường Trung Ọuốc, tháng 9/1899 MT đưa ra "chính sách mở
cửa". Nội dung của chính sách mở cửa bao gồm ba điểm chính:
- Hàng hoá của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc và do
chính phủ Trung Quốc thu thuế.
- Không can thiệp vào lợi ích của các nước đà giành dược ở Trung Ọuốc,
phải tôn ĩrọng những điều ước đã kí kết.
- Trong mỏi khu vực ánh hưởng của từng đế quốc, không được thu thuế
cao đối với tàu bè và hàng hoá của các nước khác.
Thực chất của chính sách mở cửa do MT đề xướng là nhằm giữ Trung Quốc
trong nguyên trạng, không cho phép các nước tư bản châu Âu và Nhật bản mở
rộng thế lực, tạo cơ hội để MT có thể xâm nhập vào Trung Quốc. Như vậy, về
hình thức, triều đình Mãn Thanh vẫn tồn tại, nền độc lập vẫn được duy trì
nhưng trên thực tế, lãnh thổ Trung Quốc đà bị chia thành nhiều khu vực ảnh
hưởng, ở đó, các đế quốc có quyền buôn bán, xây dựng đường sắt, khai thác và
đầu tư. Trên một đất nước rộng lớn và trong sự tranh giành giữa các đế quốc,
không một nước nào có thê độc chiếm Trung Quốc nên đành chấp nhận chính
sách mở cửa của MT như một sự thỏa hiệp đê cùng nhau bóc lột đất nước này.
Đến cuối thế kí X IX , Trung Ọuốc đã thực sự biến thành một nước nửa thuộc
địa, nửa phong kiến.

84
THAI
TRUNG QUỐC

DƯƠNG

Những vùng thuộc vê Nhật Bản


^■1895 E S 11919 Y/ A ỊQ.T7
L—]1906 HIU]1933 ^^31941
Nhật Bản mỏ rộng thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
• m • •

Từ sau chiến tranh Trung - Nhật, mâu thuẫn Nga - Nhật liên quan đến
quycn lợi của hai nước ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên ngày càng
trở nên gay gắt. Đặc biệt trong thời kì liên quân 8 nước đàn áp phong trào
Nghĩa Hoà đoàn, từ tháng 8 đến tháng 9/1900 Nga lần lượt chiếm ba tỉnh phía
đông bao gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm, Nhiệt Hà.
Được sự ủng hộ của Anh và MT, Nhật Bản quyết định tiến hành chiến tranh
với Nga để độc chiếm Đông Bắc Trung Ọuốc và Triều Tiên làm thuộc địa. Anh
và MT cũng muốn lợi dụng cuộc chiến tranh này đê mượn tay Nhật ngăn chặn
sự bành trướng của Nga ở Viễn Đỏng, làm cho cả Nga và Nhật suy yếu đê thu
lợi cho mình. Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ vào tháng 2/1904 và kết thúc
bang sự thắng lợi của Nhật Bán. Ngày 5/9/1905, Hiệp ước Nga - Nhật được kí
kết ở Pốtxmao, theo đó Nga thừa nhận Nhật Ban được quyền bâo hộ Triều Tiên
cùng với các quyền lợi về kinh tế và chính trị trên bán đảo. Trên thực tế, Triều
Tiên bị biến thành thuộc địa của Nhật (1912 - 1945). Ngoài ra, Nhật Bản được
quyền chiếm bán đảo Liêu Đòng cũng như chiếm con đường sắt Nam Mãn
Châu, chiếm phía nam đào Xakhalin và được quyén đánh cá ớ miền biên Viễn
Đỏng của Nga.
Với thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, vị thế của Nhật không
những dược tăng cường ờ khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Anh, M7 cũng
đạt được mục đích là làm suy yếu Nga ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, sự mờ
rộng ảnh hưởng của Nhật đã đe doạ đến quyển lợi của M ĩ nên M7 tìm cách liên
minh với Anh đê đối phó. Ngirợc lại, Nhật Bán cũng liên minh với Nga đê bảo
vệ quyền lợi về đường sắt tại khu vực này. Mâu thuẫn Nhạt - MT về quyền lợi ờ
Trung Ọuốc và Thái Bình Dương trở nên căng thẳng. Mặc dù hai nước đã đạt
được giải pháp giữ nguyên lực lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
tôn trọng quyển lợi lẫn nhau ở Trung Quốc nhưng mâu thuẫn vẫn không giải
quyết được. Tháng 10/1909, MT tuyên bô "quốc tế hoá" đường xe lửa ở Mãn
Châu đã đẩy Nga liên minh với Nhật Bản. Ngày 4/7/1910, Hiệp ước Nga - Nhật
được kí kết quy định duy trì nguyên trạng ở Mãn Châu và nếu Mãn Châu bị đe
doạ thì cả hai nước sẽ phối hợp hành động. Trong khi mâu thuẫn Nhật - MT
chưa giải quyết được thì mâu thuẫn Anh - Nhật lại nảy sinh. Trong cuộc chiến
tranh Nga - Nhật, Anh ùng hộ Nhạt Bân để ngăn cản sự bành trướng của Nga và
hai bên đã kí kết Hiệp định liên minh tương trợ về quàn sự. Nhưng sau chiến
tranh, Nhật tăng cường xâm nhập vào Trung Ọuốc đà đẩy Anh xích lại gần MT
và do đó Anh yêu cầu Nhật Bân sửa lại nội dung của Hiệp định, không phải
chịu sự ràng buộc như trước nữa, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến
nghĩa vụ tương trợ quân sự.
Như vậy, đến đầu thế kỉ X X mặc dù các nước đế quốc đã phân chia xong
phạm vi ánh hường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng do sự thay đổi
tương quan lực lượng nên cuộc đấu tranh đế phân chia lại vẫn tiếp tục và mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc vì thế càng trở nên sâu sắc hơn.

III. CÁC NUỔC Đ Ế QUỐC XÂM LUỢC VÀ PHÂN CHIA KHU v ự c


Ả N H HUỚNG Ở C H Â U PHI
1. Các nước đẻ quốc bành trướng và phân chia châu Phi
Từ đầu thế kỉ X V I, trong các cuộc hành trình tìm đường sang phươim Đông,
người Bồ Đào Nha đà xâm chiếm và đặt ấch thống trị thực dân ở một số nước ven
biên châu Phi như Ghinê Bitxao, Ảnggôla, Môdãmbích. Vào nửa cuối thê kí
X V II, người Hà Lan chiếm vùng đất phía nam clìâu Phi. Nhiều thế hệ di dân Hà

86
Lan sinh sông ở đây được gọi là người Bòơ (Boers), dần dần lập thành hai nước là
Tranxvan và Orangiơ. Đầu thế ki X IX , người Anh đến xâm chiếm mỏm đất cực
nam là Gíp - một vị trí chiến lược cực kì quan trọng để tiến dần vào đất lién phía
trong và án ngữ đường sang phương Đòng. Vào những năm 20, MT mua một
vùng đất ớ phía tây châu Phi để đưa một sô người nò lệ da đen đã mãn hạn trở về
chùu Phi, lập thành một quốc gia phụ thuộc MT tcn là Libéria.
Từ giữa thế ki X IX quá trình bành trướng thuộc địa của các nước tư bản
phương Tây mới được tăng cường, trong đó chủ yêïi là Anh và Pháp. Ngoài ra
còn có một số nước khác như Bí, Ý và Đức. Đến cuối thế kỉ X IX , cuộc đấu
tranh phân chia phạm vi ánh hưởng ở châu Phi giữa đế quốc Anh và Pháp vé cơ
bán đã hoàn thành.

BIẼMÍ>ES

00 Ufrdàyra
CHÂU Á
MẠ- R QcrT T irrriri- irriT Tx
00
, 1 : 1 f71 r: :.xb : 1= 1B
T T t T r r r r r~ r T I I o r

A » • •
• ^
• •
Y ^
> 1 W a N -g Iè -R
I 1 JL .1 =E=T ; .LZÈ- ir i- in T - I , : 1 -J*
• • • • ^ *

• • • • f 1 I
• • • • T

• • • • • # ]

• • • • • C ^ ' T f

IGAM-81-A z i
T
i±Etr!n5 I I I I

l rV
1±J±rV
T T Ĩ Ĩ T

13
r> T
1r T
~ T ~ r~ î

TÔ-GÔ (ĐỨC)

VỊ NHCHÌ SÊ 0ỎNG PHI (A)

c ỖNG- G6

I LU
h m IHI s til! m\
\ l l i i i l .
) = III! = Hii 3 I h:
/ s m m un2 mit
í IH S IIII mI!|I m lE
An ô - g ô l a -

Thuộc địa Bì

Thuồc địa Anh


TO-RAJi-XV,
Thuộc dịa Đức XOA-DI-LEN

Thuòc đia Pháp L.BNAM PHI

Thuộc dia l-ỉa-lỉ-a


Thuộc địa Bố Đào Nha
Thuòc dịaĩày Ban Nha

Thuộc địa các nưởc đế quốc ỏ châu Phi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Đôi với Pháp, hướng ưu tiên trong chính sách bành trướng ứ châu Phi là
nhằm vào vùng Bắc Phi vì nơi đày chi cách Pháp vùng biến Địa Trung Hải, lại
là cửa ngõ đế Pháp đi xuống phía nam. Từ năm 1830, thực dân Pháp bát dầu
xâm lược Angiêri, đến những năm 50 Angiêri bị biến thành thuộc địa. Năm
1881, Pháp chiếm Tuynidi tạo nên thế liên hoàn với A ngiêri. Việc Pháp chiếm
Tuynidi dã đụng chạm quyền lợi của Ý, đẩy Ý ngả về khôi Liên minh Đức - Áo
Hung. Sở dĩ như vậy là vì ngoài quyền lợi về kinh tế, Tuynidi còn chiếm giữ vị
trí chiến lược quan trọng ở Bắc Phi, cùng với đảo X ix ilia của Ý khống chè vùng
biển hẹp nhất của Địa Trung Hải. Năm 1885, Pháp chiếm Mađagaxca lập chế
độ bào hộ, đến tháng 10/1895 biến thành xứ thuộc địa. Cùng thời gian này, thực
dản Pháp đã chinh phục phần lớn Tây Phi bao gồm Xênêgan, Ghinê, một phần
Cônggô và nhiều vùng đất khác.
Riêng A i Cập từ lâu đă trờ thành nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Giữa
những năm 70 của thế kỉ X IX , A i Cập bị lôi cuốn vào guồng máy kinh tế thế
giới. Tại đây, Anh và Pháp đã tiến hành các hoạt động buôn bán và có mưu đồ
biến A i Cập thành một nước nửa thuộc địa. Năm 1869, kênh đào Xuyê được
xây dựng nên việc chiếm A i Cập có tầm quan trọng quyết định đối với quyền
kiểm soát kênh đào. Điều dó đồng nghĩa với việc khống chế con đường giao
thông huyết mạch nối liền Đại Tây Dương - Địa Trung Hải - Ân Độ Dương -
Thái Bình Dương, ngắn hơn nhiều lần con đường đi vòng qua mỏm cực nam
châu Phi. Vì sự trung lập của A i Cập mà quan hộ Anh - Pháp tại đây trở nên
căng thẳng. Lợi dựng sự khó khăn về kinh tế cùa A i Cạp, Anh buộc A i Cập bán
cổ phần tham gia vào công ti kênh đào Xuyê cho Anh và đòi quyền kiểm soát
tài chính. Tháng 9/1882, lấy cớ bảo vệ kênh đào Xuyê, thực dân Anh đưa quân
chiếm đóng A i Cập, chiếm luôn kênh đào Xuyê tạo nên một sự liên hoàn với
các đảo Manta và Síp trên Địa Trung Hải. Do bận đối phó với khối Liên minh
Đức - Áo Hung - Ý, Pháp phải tập trung lực lượng ở châu Âu nên đành chấp
nhận đê cho Anh thôn tính A i Cập. Sau khi xâm chiếm A i Cộp, thực dân Anh
đánh chiếm Xuđăng. Tại đây đà diẻn ra sự tranh chấp hết sức căng thẳng giữa
Anh và Pháp kéo dài từ năm 1885 đến năm 1898. Cuối cùng, hai nước đạt được
sự thoả thuận trong việc phân chia Xuđăng. Theo đó, Pháp chiếm phần Tây
Xudãng và phần còn lại thuộc Anh. Đến đây biên giới Anh - Pháp ở Trung Phi
về cơ bản đã được điều chỉnh. Ngoài A i Cập, Xudăng, trong thời gian này Anh
cũng hoàn tất quá trình xâm chiếm Nigiêria, vùng Đỏns Phi gồm Xôm ali,
Kênia, Tandania, Uganda, Dandiba và hầu hết đất đai ờ miền Nam Phi chỉ trừ
hai nước Orangiơ và Tranxvan của người Bỏơ - những di dân Hà Lan đã đến
định cư lâu đời tại dây là chưa bị chiếm.

Ngoài Anh và Pháp, châu Phi còn là nơi tranh chấp của các nước
thức dân châu Âu khác. Đức tiến hành xâm chiếm thuỏc địa muôn hơn so
• • • •

với các nước khác nên tạm bằng lòng với những phần đất đã chiếm được
ở Đông và Tây Phi: năm 1884 thành lập thuộc địa "Tây Nam Phi thuộc
Đức", năm 1885, thành lập "Đông Phi thuộc Đức", đồng thời chiếm
Camơrun và Tôgô ở Trung Phi. BỈ chiếm được phần lớn đất đai ở Cônggô.

Đê dàn xếp sự tranh chấp giữa các nước đế quốc ờ châu Phi, một hội nghị
quốc tế được triệu tập ở Béclin năm 1884 - 1885 có 14 nước tham gia. Hội nghị
đạt được sự thoả thuận chung về tự do buôn bán, đi lại bằng đường thuỷ, quy
định các đường ranh giới ở Tây Phi và Cônggô, nêu những nguyên tắc chiếm
đóng có hiệu quả ở châu Phi. Nhưng cuộc dàn hoà ở Béclin không làm vừa lòng
các cường quốc phương Tây nên các nước đế quốc lại tiến hành Hội nghị
Brúcxcn (1889 - 1890). Trong Hội nghị này, các nước phương Táy thoả thuận
về việc phân định các vùng ảnh hưởng của mối nước, cam đoan thống nhất
hành động để đánh bại đối thủ kình địch là A Rập và nỏ dịch hoàn toàn các dân
tộc châu Phi. Thực ra, Hội nghị Briicxen 1889 chi thoả mãn quyền lợi của Anh,
Pháp mà không đáp ứng tham vọng của Đức nên mâu thuẫn giữa Anh, Pháp với
Đức ở châu Phi không những không giám mà ngày càng trớ nên căng thẳng.

2. Chiến tranh Anh - Bòơ (1899 - 1902)


Tham vọng của Anh là nối liền thuộc địa của Anh từ Nam Phi tới A i Cập
rồi vươn sang phía đông đến An Độ, Miến Điện; xây dựng đường sắt 3C từ
thành phố Cáp (Nam Phi) qua Cairô (A i Cập) đến Cancútta (Ấn Độ) nhằm ngăn
chặn kê hoạch của Pháp, Đức, Bồ Đào Nha cũng mong muôn nôi liền các thuộc
địa của họ ở Đông và Tây Phi. Lúc bấy giờ ở Nam Phi, hai nước cộng hoà
Tranxvan và Orangiơ còn giữ dược nền độc lập và nằm trên đường nối của kế
hoạch 3C nên thực dân Anh quyết tâm thôn tính. Tháng 10/1899, Anh phát
động cuộc chiến tranh Anh - Bòơ xâm lược hai nước cộng hoà này.

Bỏơ theo tiếng Hà Lan có nghĩa là nông dân, tên gọi những người
dân di thực từ Hà Lan đến xâm chiếm, khai thác và sinh sống ở miền
Nam châu Phi, thành lập 2 nước cộng hoà nhỏ bé là Orangiơ (Orange) và
Tranxvan (Transvaal) từ đầu thế kỉ XIX.

89
Trong vòng 3 năm từ 1899 - 1902, người Bôơ đà chiến đấu anh dũng, gây
cho thực dân Anh nhiều tổn thất nặng nề, thiệt hại đến 400 OCX) quân. Cuối
cùng, do tương quan lực lượng chênh lệch cùng với việc người Bóơ không dám
phát động cư dân bán địa người da đen đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh
chốn£ thưc dân Anh nên họ đà thất bại.
C / • • •

Như vậy, đến những năm 90 của thế ki X IX , vé cơ bản các nước đê quốc đã
phân chia xong thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự vươn lên của các đế quốc
"trẻ" có tiềm lực vé kinh tế nhưng không có nhiểuthuộc địa đòi hói phảicó sự
phân chia lại thế giới. Điều đó có thể thực hiện bằngviệc giành giật từ tay chủ
này sang chủ khác chứ không còn vùng đất nào chưa bị chiếm nữa. Nguy cơ
bùng nổ chiến tranh là điéu khó tránh khỏi.

IV. S ự B À N H TRƯỚNG CỦA NƯỚC MĨ Ở KHU v ự c MĨ LATINH


1. Sự hình thành các quốc gia độc lặp ở M ĩ latinh
Việc phát hiện lục địa châu M7 đã mở ra một miển "đất hứa" đôi với nhiều
người châu Âu. Từ đầu thế kí X V I, làn sóng người di cư từ Tây Ban Nha, Bỏ
Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển... vượt Đại Tây Dưưng sang sinh cơ
lập nghiệp trên vùng đất mới. Người Tây Ban Nha chiếm cứ nhiều lãnh thổ ờ
Trung Nam M ĩ, trừ Braxin là thuộc Bồ Đào Nha. Người Anh, người Pháp, người
Hà Lan chiếm được vùng Guyan nhỏ bé - nay là Guyana (Anh), Xurinam (Hà
Lan), Guyan (Pháp).
Những người châu Âu đã đẩy lùi người bán địa Inđiân vào các vùng núi
rừng hiểm trở đê chiếm đất làm thuộc địa di dân, lập đồn điển, đi tìm vàng và
khai thác mỏ. Trải qua vài thế hộ, những cộng đổng người gốc Âu cùng những
người bản địa và người gốc Phi (thường là thân phận nô lệ) hình thành những
cộng đồng mới, xa cách dần quê hương xuất xứ của cha ông họ. Họ có nhu cầu
thiết lập các quốc gia riêng biệt, không phụ thuộc vào các cường quốc châu Âu.
Cuộc chiến tranh chống thực dân Anh của nhân dân Bắc MT lập nèn một nhà
nước độc lập là Liên bang MT (1776) đã khích lệ tinh thần đấu tranh giành độc
lập trên toàn châu lục. Đến những năm 1 0 - 2 0 của thế kí X IX ở vùng Trung -
Nam MT (được gọi là MT latinh) đã ra đời nhiêu nhà nước độc lập.
Nhân dân các nước Mêhicô, Vênêxuêla, Bôliva, Áchentina, Côlômbia,
Chile, Braxin... phải trải qua cuộc đấu tranh đầy gian khổ chống ách thực
dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lấn lượt tuyên bố độc lập. Tên tuối các nhà
lãnh đạo Misen Hiđangô, Miranda, Xan Máctin, Simôn Bôliva... gắn liền với

90
thành công của sự nghiệp giải phóng các nước Mĩ latinh. Chỉ còn Cuba và
Puéctồ Ricô vẫn nằm dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

2. Sự ra đời học thuyết Mơnrò (Monroe)


Sau cuộc chiến tranh giành độc lặp, nước MT tìm mọi cách mở rộng lành
thổ và tìm kiếm thị trường. Từ 13 bang ban đầu đến giữa thê ki X IX , nước MT
đã phát triển vé phía tây lên thành 30 bang với diện tích khoáng 5 triộukm2.
So với các nước châu Âu thì MT có lợi thế vé vị trí địa lí khi toàn bô lue địa
• • • t • •

châu MT được bao bọc bởi 2 dại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Chính ưu thế đó đã cho phép giới cầm quyén MT vạch định chính sách đối ngoại
thích ứng với từng thòi kì lịch sử nhất định.
Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của MT trong giai đoạn này là
nhầm tới khu vực MT latinh bởi vì nơi đây gắn liền với nền an ninh quốc phòng
và sự ổn định kinh tê của M7. Chính quyën MT thực hiện cái gọi là "chính sách
đối ngoại cách li" nhằm sử dụng lợi thế cách li với châu Âu dế gạt dần hoặc đẩy
xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ở khu vực này.
Ngày 2/12/1823, Tổng thống MT Mơnrô chính thức tuyên bố chính sách của MT
đối với vùng MT latinh như sau: "Lục địa châu M7 đà chọn và duy trì được độc
lập, tương lai của nó không thế bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa".
Nội dung của Học thuyết Mơnrô được thể hiện trên 3 phương diện sau:
1. MT phái quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực MT latinh.
2. Vì lí do an ninh của nước M ĩ, M ĩ sẽ có hành động can thiệp vào các cuộc
xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước với nhau cũng như chiến tranh giữa họ
với các nước bên ngoài. MT cũng sẽ tham gia vào các cuộc tranh chấp kinh tế,
chính trị ỡ châu M ĩ.
3. M ĩ tự cho rằng phải có "trách nhiệm bảo vệ” an Iiinh của cả chàu lục
khỏi sự nhòm ngó từ bên ngoài.
Tuyên bố trên nêu khẩu hiệu nổi tiếng "Châu MT của người châu M ĩ" mà
thực chất nội dung của nó là muốn biến thành "Châu MT của người M ĩ". Học
thuyết Mơnrô là lá bùa hộ mệnh để cho MT giữ nguyên trạng tình hình ớ khu
vực này, chống lại m ọi sự can thiệp của bất kì quốc gia nào ngoài châu M7.
Đó chính là công cụ để M ĩ mở rộng ảnh hưởng ở MT latinh và sau này sẽ vươn
ra các khu vực khác trên thế giới. Nước M ĩ sẽ đóng vai trò "cảnh sát ở Tây
án càu .
' _ í I »
b

91
3. Sự thành lặp Liên minh toàn châu M ĩ và cuộc chiến tranh M ĩ - Tày
Ban Nha (1898)
Sau cuôc nội chiến 1861 - 1865, nén kinh tế MT có bước tiến vươt bâc, nirớc
• • ’ t • '

MT nhanh chóng trở thành một quốc gia công nông nghiệp phát triển. Nếu năm
1860, nước MT đứng hàng thứ tư vể sản lượns công nghiệp thế giới thì đến năm
1894 đã chiếm một nửa sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu cộng lại và
gấp 2 lần nước Anh. Vì vậy, từ những năm 70 của thế kí X IX trở đi, cùng với sự
phát triển của nén công nghiệp và tham vọng của giới tư bản tài chính, hoạt
động xâm lược của M ĩ được đẩy mạnh. Đ ịa bàn chiến lược của MT lúc này vẫn
là vùng Trung Nam M ĩ. Mặc dù, đã giành được nhiểu quyển lợi ở Mêhicồ và
một số nước ờ Trung MT, MT vẫn không từ bỏ tham vọng áp đặt ách thống trị
lên toàn bộ khu vực M ĩ latinh.
Năm 1889, M ĩ triệu tập "H ội nghị toàn châu MT" đầu tiên ở Oasinhtơn. Kết
quả của Hội nghị đưa đến sự ra đời Cơ quan thương mại của các nước châu MT,
sau đổi thành Liên minh toàn châu M7. Dưới khẩu hiệu Hợp tác, đoàn kết và
giúp đỡ lẫn nhau", Liên minh đà ràng buộc các nước phụ thuộc vào MT cũng
như tuân thủ một cách tuyệt đối đường lối chính trị do MT vạch ra. Đồng thời
qua tố chức này, MT đấu tranh với Anh và các nước châu Âu để giành quyển bá
chủ ở MT latinh và nâng cao vị thế của MT trên trường quốc tế.
Năm 1898 M7 tuyên chiến với Tây Ban Nha nhằm chiếm thuộc địa của
nước này.
Đến cuối thế kỉ XIX, Tây Ban Nha còn một số thuộc địa ở vùng biển
Caribẽ và Thái Binh Dương, trong đó đáng chú ý là Cuba và Philippin.
Gây ra vụ chiến hạm Main của Mĩ bị nổ và chìm ở cảng La Habana trong
chuyến viếng thăm hữu nghị Cuba, Mĩ đổ riệt tội cho Tây Ban Nha rồi lấy
cớ đó để gây chiến tranh. Cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha chỉ kéo dài
trong 3 tháng. Tây Ban Nha bị đánh bại phải chấp nhận Hoà ước Pari
(12/1898), theo đó, Tây Ban Nha phải nhượng cho Mĩ các đảo Cuba,
Puéctô Rico, Haoai, Guam và Philippin. Đổi lại, Tây Ban Nha được nhận
món tiền "bồi thường" 20 triệu USD.

M7 chiếm hai mục tiêu chính là Cuba và Philippin tức là chiếm được hai
cứ điểm quan trọng để từ đó có thể tiến xuống M7 latinh và bước vào thị
trường Trung Quốc. Cùng với Puéctô Ricò, Cuba ỉà chiếc chìa khoá ở vùng
biến Ảngti và eo biển Panama, là cửa ngõ bước vào Trung - Nam MT. Bằns
việc làm đó, giới cầm quyển M ĩ đã thực hiện một khâu có tính chất bước

92
ngoặt đẩy các thế lực tư bản châu Âu ra khỏi Trung - Nam M ĩ, nơi mà học
thuyết Mơnrô coi là "sân sau" của nước M7. Các đảo Haoai, Xamoa, Guam và
quần đảo Philippin trở thành những chân cầu đê MT vươn sang Đòng Á mà
mục tiêu chính là Trung Ọuốc.
Như vạy, cuộc chiến tranh MT - Tây Ban Nha được coi là cuộc chiến tranh
đê quốc đầu tiên trong lịch sử, qua đó M ĩ giành giật lại các thuộc địa của Tây
Ban Nha và xác lập quyền bá chú ở MT latinh và mở đường đi sang Đông Á.
Chiến thắng của MT không những làm cho Đức, Áo từ bỏ mộng bành
trướng tại vùng Trung - Nam M7 mà các cường quốc tư bản khác như Anh,
Pháp, Bồ Đào Nha và Ý cũng không dám tiếp tục mở rộng hoạt động ở dây.
4. Chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đỏỉa của M ĩ
Tír những năm đầu thế k ỉ X X , với chính sách "cái gậy lớn" và "ngoại
giao đôla", chính phủ MT một mặt tiến hành các hoạt động quân sự xâm
lược, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc đế can thiệp vào công việc nội bộ
các nước. Nãm 1902, Tổng thống Têôđo Rudơven (Theodore Roosevelt)
đã áp dụng chính sách trên đối với Vênêxuêla, năm 1905 đứng ra dàn xếp
xung đột tại nước Cộng hoà Đ ôm inica, đặc biệt là vụ tách Panama ra khỏi
C ôlôm bia năm 1903.

Giới cầm quyền Mĩ thấy rõ đào kénh Panama có ý nghĩa rất lớn về
mặt chiến lược và kinh tế. Vì vậy, Mĩ mua lại tất cả những cổ phần đã vỡ
nợ của công ti Pháp trong việc đào kênh. Đồng thời, Mĩ mua lại của
Côlômbia eo biển dự kiến mở kênh đào. Ngày 22/1/1903, Mĩ kí với Chính
phủ Côlồmbia một hiệp ƯỚC cho phép Mĩ được quyền xây dựng kênh đào
sau khi trả cho Côlồmbia một số tiền bồi thường. Tuy nhiên, hiệp ước đó
vấp phải sự chống đối quyết liệt của nhân dân Colombia, quốc hội nước
này không phê chuẩn. Trước tinh hình đó, Mĩ liền tổ chức một cuộc đảo
chính, lập nèn nước Cộng hoà Panama tách khỏi lãnh thổ Côlômbia.

Ngay lạp tức, Chính phủ Panama do M ĩ dụng lên đã kí hiệp ước cho MT độc
quyén trong việc đào COI1 kênh nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương,
được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc kcnh Panama. Năm 1914, MT hoàn
thành việc đào kênh Panama, cỏng trình này mở đường cho MT làm chủ toàn bộ
MT latinh. Việc thực thi đường lối trên được Tổng thống IVTĨ Têôđo Rudơven gọi
bằng thuật ngữ "Chính sách cái gậy lớn".
Bằng "Chính sách cái gậy lớn", M ĩ đà tự trao cho mình nhiệm vụ của "cánh
sát Tây bán cầu", đứng ra can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung
M ĩ: Dominica (1904, 1916), Cuba (1906), Nicaragoa (1909, 1912), Haiti (1914
- 1915) và Mêhicồ (1914, 1916).
Cùng với những cuộc tiến công bằng quân sự, đế quốc MT còn tăng cường
xâm nhập các nước MT latinh bàng kinh tế, thực hiện " Chính sách ngoại giao
đôla". Thù đoạn mà MT thường dùng là thông qua hình thức đầu tư xây dựng
các xí nghiệp khai thác, Luyện kim , công nghiệp nhẹ và cho vay hoặc viện trợ
để khống chế đời sống chính trị các nước MT latinh. Chính phú nào không tuân
theo sự chỉ đao của MT sẽ lâp tức bị cắt viên trơ hoặc bị lât đố bane những cuộc
• • • 1 • • • • • • w W *

đao chính.
Tóm lại, từ "Chính sách ngoại giao cách li" đến chính sách "Cái gậy lớn và
đồng đôla", đế quốc MT ỏcì tìmg bước loại dần ánh hưởng của các nước tư bản
châu Âu ra khỏi khu vực MT latinh. MT đã xác lập được địa vị thống trị của
mình tại khu vực này cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cho MT mở rộng ảnh
hường ra các khu vực khác trên thế giới.
Như vậy, cùng với sự ra dời và phát triển của CNTB, chủ nghĩa thực dân đà
mở rộng phạm vi bành trướng và cai trị ra các châu lục. Việc tranh chấp thuộc
địa trở thành một trong những nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế. Đến
đầu thế kỉ X X , vấn dể giành giật thuộc địa giữa các dế quốc đã trở thành nguồn
gốc của cuộc chiến tranh thế giới.

94

You might also like