You are on page 1of 61

Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m hµ néi 2

Khoa Ng÷ V¨n


*************

L­u ThÞ Hång YÕn

ThÕ giíi nh©n vËt trong


tËp truyÖn “giamilia-truyÖn
nói ®åi vµ th¶o nguyªn” cña
tsinghiz aitmat«p

Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc


Chuyªn ngµnh: V¨n häc n­íc ngoµi

hµ néi - 2010

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


1
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn -
Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường, cũng như trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Vũ Công
Hảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Lưu Thị HồngYến

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
trong quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
TS. Vũ Công Hảo cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn -Trường đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Những nội dung này hoàn toàn không trùng hợp với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Những tài liệu và dẫn chứng dùng để khảo
sát trong đề tài có nội dung chính xác và có xuất xứ rõ ràng.

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Lưu Thị Hồng Yến

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


3
Tsinghiz Aitmatôp

(1928 – 2008)

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


4
MỤC LỤC

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 5

4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 5

5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 6

7. Đóng góp của khoá luận ..................................................................... 6

8. Bố cục khóa luận ................................................................................ 6

9. Kí hiệu viết tắt của khóa luận ............................................................. 7

CHƯƠNG 1: Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi
đồi và thảo nguyên”................................................................................ 8

1.1. Tsinghiz Aitmatôp trong văn học Nga thế kỉ XX ............................. 8

1.1.1. Những đề tài nổi bật của văn học Nga nửa sau thế kỷ XX ............ 8

1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người của Aitmatôp ..................... 11

1.2. Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và
thảo nguyên” ........................................................................................ 13

1.2.1. Khái niệm về nhân vật ................................................................ 13

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


5
1.2.2. Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và
thảo nguyên” ........................................................................................ 15

1.2.3. Phân loại nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và
thảo nguyên”. ...................................................................................... 15

1.2.3.1. Phân loại theo quan điểm xã hội. ............................................. 19

1.2.3.1.1. Nhân vật mẫu mực. .............................................................. 19

1.2.3.1.2. Nhân vật lí tưởng. ................................................................ 22

1.2.3.1.3. Nhân vật chiến thắng bản thân, không đầu hàng hoàn cảnh 25

1.2.3.2. Phân loại nhân vật theo sự phát triển của nội tại tính cách nhân
vật ....................................................................................................... 29

1.2.3.2.1. Nhân vật có tính cách nổi loạn .............................................. 30

1.2.3.2.2. Nhân vật có tính cách phóng khoáng. ................................... 33

1.2.3.2.3. Nhân vật có tính cách mạnh mẽ, cá tính. ............................... 34

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................ 38

2.1. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật tả. ............................................ 38

2.2. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật kể............................................. 43

2.3. Đối thoại và độc thoại.................................................................... 46

2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua biểu tượng. .............................. 69

Kết luận................................................................................................ 53

Tài liệu tham khảo ................................................................................ 55

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tsinghiz Aitmatôp sinh ngày 12 tháng 12 năm 1928 tại bản Sêke vùng
thung lũng Talax, thuộc nước cộng hòa Kirghizia (Liên xô cũ) nay là
Cưrơgưxtan.
Tác phẩm của Aitmatôp được sáng tạo từ cảm hứng thấm đẫm bản sắc
dân tộc và diện mạo văn hóa quê hương mình. Gắn bó với mảnh đất quê
hương nên hầu hết các sáng tác của ông đều đề cập tới bản làng núi đồi
Kirghizia. Đây cũng là lí do cho danh hiệu “ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên”
(dùng theo chữ của Lê Sơn) của tác giả. Tuy nhiên, giá trị của các sáng tác ấy
vượt ra ngoài nước cộng hòa Kirghizia và mang tầm nhân loại thế giới.
Mặc dù xuất hiện khá muộn màng, song Aitmatôp đã nhanh chóng tạo
đựơc một con đường riêng để khẳng định tên tuổi của mình trong nền văn học
Xô viết thế kỉ XX. Ông được đánh giá là cây bút xuất sắc nhất của văn học
Xô viết những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Ông trở thành hiện thân cho “tấm
hộ chiếu tinh thần” của đất nước và nhân dân Kirghizia.
Trong sự nghiệp văn học, ông được coi là cầu nối quan trọng giữa văn
học hiện đại và nền văn học nhân văn của quá khứ. Tất cả những sáng tác của
ông đều thuộc về “nền văn học Liên Xô đa sắc tộc” thấm đẫm chủ nghĩa nhân
đạo. Nhà văn Nga Victor Yerofeyev cho rằng: “Aitmatôp ngập trong quà
tặng, huy chương và những lời tán tụng nhưng vẫn luôn lương thiện và không
hề bị mua chuộc. Ông là tấm gương cho trí thức thập niên 70 thế kỉ trước,
thời Bregiơnev khi không còn hi vọng rằng văn chương có thể giữ được sự
trong trắng của mình”.
Aitmatôp là một nhà văn xông xáo, luôn đề cập tới những vấn đề có
tính thời đại sâu sắc. Các tác phẩm của ông được dịch ra 150 thứ tiếng. Nhiều
tác phẩm đã được đưa vào chương trình phổ thông không chỉ ở Liên Xô cũ

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


7
mà còn nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam tác phẩm “Người thầy đầu
tiên” đã làm thổn thức bao thế hệ học trò say mê văn học Nga. Những tác
phẩm của ông đã in dấu trong lòng bạn đọc thế giới: tập truyện Giamilia -
truyện núi đồi và thảo nguyên (1962), Vĩnh biệt Gunxarư (1966), Cánh
đồng mẹ (1963).
Với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng các tác phẩm của ông lại
được đánh giá rất cao. Các sáng tác đó là kết quả của sự kết hợp giữa chất
hiện đại của văn phong cuối thế kỉ XX và chất dân tộc đậm đà sâu sắc.
Aitmatôp đã tái hiện cuộc sống của những người dân miền núi một cách tự
nhiên và sống động. Đó là một cuộc sống vừa chứa đựng những khó khăn,
khắc nghiệt; vừa phơi phới niềm lạc quan và tình yêu mãnh liệt.
Theo Phạm Mạnh Hùng thì Aitmatôp là “nhà văn không hề lặp lại
mình, ông luôn luôn tìm kiếm thể hiện thủ pháp nghệ thuật mới nhằm nâng
cao chất lượng tác phẩm của mình”. Cho nên, các phương diện nội dung và
nghệ thuật của ông là đề tài để nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nghiên
cứu đặc sắc thế giới nhân vật của Aitmatôp là tìm hiểu nhân cách và tâm hồn
của cả một dân tộc; đồng thời, đó cũng là chiều sâu tìm tòi khám phá của nhà
văn trong việc chiếm lĩnh những vấn đề mang tính thời đại và nhân loại.
Do khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp luận chúng tôi chỉ
đi sâu nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi
đồi và thảo nguyên”. Đây là tác phẩm ngay từ khi ra đời đã gây được ấn
tượng cho bạn đọc đồng thời là điểm tựa cho các sáng tác của ông sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Ts.Aitmatôp là nhà văn nổi tiếng, một hiện tượng đặc biệt của văn học
Xô viết thời kì đổi mới. Không chỉ là nhà văn của dân tộc mình, của quốc gia
mình, Aitmatôp đã trở thành người nghệ sĩ lớn của thế kỉ và của nhân loại.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


8
GS. Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Văn học Xô viết đương đại” đã
khẳng định tài năng của Aitmatôp “Một tác giả còn rất trẻ và tài nghệ điêu
luyện, một áng văn đậm đà bản sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân loại”
[6,196]. Ngoài ra, ông đưa ra những khái quát về hình tượng người lao động
trong sáng tác của Aitmatôp nêu bật những phẩm chất lao động “siêng năng”
của họ. Các nhân vật trong tác phẩm của Aitmatôp không cần phải là những
anh hùng lỗi lạc khẳng định bằng các chiến công to lớn cho xã hội mà
Aitmatôp lại khái quát nhân vật của mình ở khía cạnh bình dị chân chất. Điều
này được nhà nghiên cứu Lê Sơn khẳng định trong “Ca sĩ của núi đồi và thảo
nguyên hay hiện tượng Aitmatôp”: “Nhân vật Aitmatôp trước hết là ở cuộc
sống nội tâm vô cùng sôi động và phong phú của họ, ở sự cởi mở, chân chất,
ở tâm hồn hết sức hào phong và trong sáng… Họ là những con người có
lương tâm và có lòng tự trọng rất cao”[15,9].
Trong bài viết “Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatôp” của nhà
nghiên cứu Đỗ Xuân Hà nhận xét: “Nhân vật tích cực của Aitmatôp bao giờ
cũng “cảm thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa mình với thời đại, với nhân dân, vì
nếu ở bên ngoài những cái đó thì anh ta không thể nào hình dung ra được
bản chất, số phận của mình” ở anh ta có “tính người di truyền” và trong quá
trình phát triển anh ta tiến lại gần bản thân mình, đồng thời tiến lại gần mọi
người gần tương lai” [4,40]. Đỗ Xuân Hà đã khái quát được số phận của mỗi
nhân vật, qua đó nhà văn đã phát hiện tư tưởng về hạnh phúc cá nhân và sự
phát triển toàn diện của mỗi người khẳng định mỗi nhân vật vừa là một “con
người trong lịch sử”, vừa là một con người cá nhân.
Điểm qua các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy điểm thống nhất
của các hình tượng nhân vật trong sáng tác của Aitmatôp đó là những con
người có tấm lòng bao la, bao dung nhân hậu, có nhân cách đạo đức: “họ
đáng yêu và nhận được sự cảm thông của đôc giả ngay cả trong những phút

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


9
giây họ lầm đường lạc lối bởi lẽ ngay trong lúc sa ngã, lương tâm họ vẫn
không ngừng cắn dứt” [15,10]. Có thể nhận thấy, cảm hứng nổi bật trong các
sáng tác của Aitmatôp là “cảm hứng đạo đức, là sự khẳng định trách nhiệm
của con người trước thiên nhiên, thế giới lịch sử và thậm trí trước toàn vũ
trụ...”.
Các nhân vật của Aitmatôp luôn vươn lên chiến thắng số phận. Phạm
Xuân Nguyên trong bài “Chingiz Aitmatôp: người đi một ngày qua thế kỉ”
nhận định như sau: “Truyện của Aitmatôp đầy chất thơ, ngay cả khi nói về
hoàn cảnh bi đát, những số phận khốn khó, chất thơ đó đem lại cho người đọc
niềm tin vào lẽ phải và lương tri trong cuộc đời này”. Cùng quan điểm đó,
Thúy Toàn trong mục Điểm sách (Tạp chí văn học số 2/1984) cũng nhận xét
về nhân vật của Aitmatôp, đó là những “con người làm chủ số phận của mình
và ngay cả trong tình thế tuyệt vọng vẫn có thể đứng cao hơn hoàn cảnh,
không chịu làm đồ chơi trong tay hoàn cảnh”.
Nhà phê bình văn học Adehai Laichinian (Cộng hòa dân chủ Đức) đã
nhận xét rất chính xác rằng: “Aitmatôp miêu tả các nhân vật của mình trong
thời điêm quyết định, khi họ, với sự căng thẳng về mặt tinh thần đã đi tới chỗ
nhận thức được những yêu cầu và những khả năng nhân đạo của xã hội mới
đã tự giải phóng khỏi xiềng xích của quy luật thủ cựu, đã xây dựng cuộc sống
của mình với tư cách là những con người kiểu mới”.
Ngoài ra, còn có các lời nhận định qua lời giới thiệu các tập truyện của
tác giả như: Lời giới thiệu trong tập truyện ngắn “Giamilia - truyện núi đồi
và thảo nguyên” (Nxb Văn học, 2005) cũng giới thiệu về các nhân vật như:
Đuysen (Người thầy đầu tiên): “Đuysen vẫn truyền cho chúng ta lòng nhiệt
tình, đức dũng cảm và tính cao thượng mà anh mang theo vào cuộc đấu tranh
nguy hiểm và không cân sức chống lai kẻ thù của mình” [ 8, 7]. Aitmatôp còn
đề cập tới số phận của nhân vật nữ trong tập truyện: “Qua số phận của họ, ta

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


10
thấy hiện rõ những biến đổi đã được thực hiện ở vùng Trung á dưới chính
quyền Xô viết, những viễn cảnh mở ra trước mắt mọi người, những sức mạnh
tinh thần mà các nhân vật vừa mới đây thôi còn cam chịu nô lệ cho những tập
quán và thói quen nay đã ý thức được ở chính mình” [8, 8].
Lê Sơn trong lời giới thiệu “Và một ngày dài hơn thế kỉ” (Nxb Lao
động, 1986) cũng chỉ ra rằng: “Đứng ở trung tâm thế giới nghệ thuật của nhà
văn bao giờ cũng là những người lao động bình thường nhất, những người
niếm trải nhiều nỗi gian truân, mất mát, đã kinh qua muôn vàn thử thách
nhưng vẫn giữ được phẩm giá con người và một niềm tin mãnh liệt vào sự tất
thắng của cáI thiện vào tương lai đẹp đẽ hơn” [11, 6].
Các ý kiến nhận xét trên đây, dù còn lẻ tẻ, song thực sự là những chỉ
dẫn gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. Thực hiện đề
tài này, chúng tôi muốn chỉ ra những phong cách cao quý của những “con
người miền núi” và nghệ thuật xây dựng “nhân vật miền núi” của Aitmatôp
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Triểnkhai đề tài: Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia – truyện
núi đồi và thảo nguyên” chúng tôi hướng tới mục đích xác định các kiểu loại
nhân vật trong sáng tác của Aitmatôp, góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ
thuật của nhà văn và đóng góp thêm vào việc giảng dạy Aitmatôp ở trường
phổ thông.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định các kiểu loại của nhân vật trong sáng tác của Aitmatôp
- Chỉ ra phương thức khắc hoạ thế giới nhân vật trong phong cách nghệ
thuật của Aitmatôp
4. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu thế giới nhân vật tập truyện “Giamilia -
truyện núi đồi và thảo nguyên” bao gồm 4 truyện:

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


11
- Giamilia (1958)
- Cây phong non trùm khăn đỏ (1961)
- Mắt lạc đà (1961)
- Người thầy đầu tiên (1962)
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tập truyện
“Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên”, do vậy trong khuôn khổ đề tài
chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các vấn đề về thế giới nhân vật, còn các vấn
đề khác nếu có đề cập tới chỉ làm sáng tỏ luận điểm trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận đối tượng cơ bản là phương pháp hệ thống,
phương pháp khảo sát văn bản.
Để giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra trong khoá luận, chúng tôi sử
dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích chứng minh.
7. Đóng góp của khoá luận
-Về mặt lí luận: Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn góp thêm một
tiếng nói, một hướng phân tích mới trong đặc sắc nghệ thuật của Aitmatôp.
Qua đó, khẳng định tên tuổi và tài năng của Aitmatôp.
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu khía cạnh thế giới nhân vật trong
sáng tác của Aitmatôp phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy sau này
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận được triển khai thành 2
chương:

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


12
Chương 1: Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi
đồi và thảo nguyên”.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
9. Kí hiệu viết tắt của khóa luận
Để tiện cho việc nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi quy ước sử
dụng các kí hiệu sau:
- Với những kí hiệu tác phẩm, tài liệu tham khảo để trong ngoặc vuông []
trong đó: chữ số Arập đứng đầu là số thứ tự tài liệu, số Arập đứng sau
là số trang của tài liệu trích dẫn.
- Các phần trích dẫn, khi cần lược bớt, chúng tôi sử dụng kí hiệu: (…)

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


13
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN
“GIAMILIA - TRUYỆN NÚI ĐỒI VÀ THẢO NGUYÊN”
1.1. Tsinghiz Aitmatôp trong văn học Nga thế kỉ XX
1.1.1. Những đề tài nổi bật của văn học Nga nửa sau thế kỷ XX
Nếu thế kỷ XIX được coi như là thế kỷ vàng với văn học thì thế kỷ XX là
thế kỷ bạc của văn học Nga. Văn học thế kỷ XX giống như: “Một ngọn triều
mới đang dâng lên trong văn học Xô viết”. Tính truyền thống, tính nhân văn
ưu việt, sự giàu có về tài năng, sự phát triển đa dạng về thể loại vốn là đặc
điểm cơ bản của văn học Nga thế kỉ XIX thì cũng là đặc điểm nổi bật của văn
học thế kỉ XX. Sự kế thừa và thống nhất giữa hai giai đoạn này là điều rõ
ràng, không thể phủ nhận được. Đúng như nhận định: “Muốn hiểu đúng
những đổi mới của văn học Xô viết từ nửa sau những năm 50 đến nay, cần
thấy rằng văn học những năm này trước sau vẫn dựa vào kinh nghiệm những
thập kỉ trước, dựa vào truyền thống và những nguyên tắc tư tưởng - nghệ
thuật đó được xác lập vững vàng trong văn học Xô viết ” [16, 119].
Bước sang thế kỉ XX, nước Nga chuyển mình với một loạt các sự kiện
lớn như: Cách mạng tháng10, thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH),
thời kì Xtalin và chiến tranh thế giới thứ II, sự sụp đổ của CNXH… tạo cho
văn học Nga một “kho tàng” đề tài phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, chúng
tôi chỉ đề cập tới những đề tài văn học Nga nửa sau thế kỉ XX.
Văn học Nga nửa sau thế kỉ XX chủ yếu xoay quanh đề tài chiến tranh
và đề tài xây dựng CNXH. Trong cuốn “Văn học Nga sự thật và cái đẹp”
Nxb Giáo dục, 2002, Nguyễn Hải Hà đã khẳng định: “Văn học Xô viết sau
chiến tranh vẫn xoay quanh mấy vấn đề cơ bản tạo nên ba thiên sử thi: sử thi
cách mạng, sử thi xây dựng, sử thi chiến đấu” [3, 283]. Văn học Nga giai

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


14
đoạn này nổi lên hai khuynh hướng cơ bản đóng vai trò chủ đạo cho sự phát
triển văn học đó là:
- Khuynh hướng chính luận: đó là sự tiếp nối của truyền thống Ôveskin
nghĩa là đi sâu vào những vấn đề nóng bỏng, những thực tiễn xã hội đặt ra
như: chính trị, đạo đức, văn hóa, kinh tế… Hay những xung đột mâu thuẫn
trong đời sống đạo đức và tinh thần của nhân dân.
- Khuynh hướng tâm lí - triết học: Đi sâu vào tinh thần của con người ở
chiều sâu tư tưởng của trạng thái người; đề cập tới những vấn đề mang ý
nghĩa triết học và thế giới quan lâu dài như là: “Quy luật muôn đời” của
Đum-bat-dê, “Và một ngày dài hơn thế kỉ” của Aitmatôp, “Lựa chọn” của
Bônđarep… Con người hiểu được sự thật của bản thân và tìm cách giải phóng
cái tôi của cá nhân. Dựa trên nền tảng hai khuynh hướng trên chúng tôi đi sâu
nghiên cứu hai đề tài: chiến tranh và xây dựng XHCN.
Với một loạt các sáng tác như “Số phận con người” của Sôlôkhôp;
“Rừng Nga” của L.Lêônôp... đã trở thành mốc son mở ra thời kì mới, một
giai đoạn mới. Chưa bao giờ văn học Xô viết lại nhìn nhận đánh giá và khám
phá hiện thực và con người lại trở nên toàn diện và có bề rộng, bề sâu như
giai đoạn này. Trong “Số phận con người”, qua cuộc đời của Anđrây
Xôlôlôp, tác giả đã tổng kết được nhiều vấn đề cụ thể như: vấn đề chiến tranh
và thảm họa chiến tranh, trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội và ngược lại,
số phận của con người sau chiến tranh… tác giả đã cho độc giả thấy hết được
chiều sâu tâm lí của chiến công anh hùng và tinh thần nhân đạo cao cả của
văn học Xô viết của những con người trong chiến đấu, con người trong lao
động. Trong “Rừng Nga” đó là bản hùng ca bất diệt về lao động, về con
người. Tác giả giúp độc giả khám phá “những tọa độ xác định tính cách của
mỗi người”.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


15
Chiến tranh đã đi qua nhưng những gì nó để lại vẫn đang tồn tại từng
ngày trong cuộc sống đó là những dư âm lắng đọng trong lòng mỗi chúng ta.
Văn học giai đoạn này đã đi sâu vào miêu tả hiện thực, đi sâu vào những mặt
cắt, những lớp, những bình diện mới của hiện thực, biểu dương những cái tốt,
cái đẹp, cái cao thượng, khám phá những mặt tiêu cực trong đời sống. Cụ thể
như: “Những người sống và những người chết”của K.Ximônôp, “Yên
tĩnh”của I.Bônđarep; “Vĩnh biệt ngựa già Gunxarư”của Aitmatôp, “Hãy
sống và nhớ lấy” của V.Raxputin… Ở đây các tác giả đã đi sâu vào phơi bày
những tình huống ngặt nghèo, chỉ ra được sự vươn lên kì diệu của con người,
nhận chân những kẻ hèn nhát phản bội. Đồng thời, đi sâu miêu tả đời sống nội
tâm của nhân vật với cảm hứng đạo đức, luân lí của con người. Mặt khác, đặt
ra những vấn đề lớn của đất nước, con người, nhân loại …
Văn học giai đoạn này còn ca ngợi về những người lao động trong công
cuộc xây dựng XHCN, những con người lao động dũng cảm cần cù mang một
tâm hồn siêng năng. Đó là con người Xô viết mới với “tinh thần làm chủ và
những đức tính của con người làm chủ, đó là tinh thần xả thân, sẵn sàng lao
động vì công ích, đó là tình yêu tổ quốc, XHCN và tinh thần quốc tế vô sản
…” [7,84]. Đó là những con người lao động miền núi trong sáng tác của
Aitmatôp. Aitmatôp đã mang gió lộng từ núi đồi và thảo nguyên Kirghizia
(Giamilia) cộng hưởng với hơi ẩm của hồ Izứckul - bài ca dang dở trong “cây
phong non trùm khăn đỏ” thổi hồn vào văn học giai đoạn này. Nhà văn đã
cho chúng ta thấy được cái không khí sôi nổi trong công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa của lớp trẻ như: Axen, Giamilia, Ilyax, Đuysen… qua đó vấn đề
mới quan hệ cá nhân - xã hội, nhiệm vụ công dân - hạnh phúc cá nhân được
làm nổi bật. Ngoài ra, các nhà văn đã quan tâm toàn diện hơn về con người cá
nhân như: đề cập tới những tâm sự cá nhân, những khát vọng cá nhân (hạnh
phúc, tự do, bình đẳng..).

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


16
Giai đoạn này các nhà văn còn đề cập tới những vấn đề kinh tế - xã hội
thời kì phát triển của XHCN. Trong các tác phẩm của mình, các tác giả đã
không hề né tránh sự thực, không ngần ngại miêu tả sự thực tàn nhẫn, cay
đắng. Tuy nhiên, việc bày tỏ hiện thực này không phải để bôi nhọ CNXH mà
thông qua đó giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ hơn về CNXH.
Như vậy văn học Xô viết giai đoạn này đã tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ bám sát vào hiện thực,đặc biệt là ở hai đề tài chiến tranh và công cuộc xây
dựng XHCN. Đúng như lời nhận định: “những thành tựu lớn trong văn học
Xô viết hiện đại chứng tỏ sức sống mãnh liệt cùng khả năng và tiềm tàng to
lớn của chủ nghĩa hiện thực XHCN” (Những chân trời của Văn học Xô viết,
Tạp chí văn học số 2/2003)
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người của Aitmatôp
Văn chương chuyên đào bới những khía cạnh sâu sắc ở chiều sâu tâm
hồn, chính vì vậy dù ít hay nhiều thì dấu ấn cá nhân, dấu ấn quan niệm nghệ
thuật sẽ in hằn trên những trang viết của nhà văn.Trong đó quan niệm nghệ
thuật về con người chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm điểm tựa cho nội dung
cũng như những nét đặc sắc của hình thức tác phẩm. Nhân vật văn học là sự
thể hiện quan niệm của nhà văn. Chính vì vậy quan niệm nghệ thuật về con
người là yếu tố chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của nghệ thuật thể hiện
được sự gắn bó đời sống , xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử. Và Aitmatôp cũng
đã hình thành được quan niệm nghệ thuật về con người rất độc đáo.
Trong các sáng tác của mình, ông đề cao con người, ca ngợi con người.
Con người đã trở thành trung tâm của vũ trụ, của đời sống. Đó là những con
người lao động chân chính chứ không phải con người mang vóc dáng to lớn
hay có tài năng phi thường như trong thần thoại Hi Lạp; mà là những đứa con
của bản làng miền núi quê hương Trung á của ông. Sáng tác của Aitmatôp là:
“bài ca tuyệt đẹp chân tình về những con người chân chính của thời đại”.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


17
Những hình tượng nhân vật như Đuysen, Eđigây… trở thành mẫu mực con
người Xô viết trong thời đại mới.
Văng vẳng bên tai ta những khúc ca bi tráng và hào hùng ca ngợi sự vĩ
đại của những con người lao động. Họ là những con người, mang trong mình
dòng máu Kirghizian trung thực giản dị mà cao thượng, có nhân cách có đạo
đức. Dù đặt trong bất kì tình huống éo le nào thì họ vẫn là những “con người
làm chủ số phận cuả mình và ngay trong tình thế tuyệt vọng vẫn có thể đứng
cao hơn hoàn cảnh không chịu làm thứ đồ chơi trong tay hoàn cảnh” (Tạp
chí văn học số 2/1984). Aitmatôp hòa nhập với dòng chảy của văn học Xô
viết để phát hiện những giá trị tinh thần của con người, để quan tâm nhiều tới
hạnh phúc cá nhân và sự phát triển toàn diện của con người. Tức là ông đi sâu
vào con người bên trong của họ để miêu tả. Chính Bùi Văn Trọng Cường đã
nhận xét: “Ts. Aitmatôp dẫn người đọc đi rất sâu vào đời sống nội tâm của
những người lao động bình thường, mỗi một con người là một thế giới tâm
hồn vô cùng phong phú” [1,119]. Với quan điểm này thì Aitmatôp đã đưa tác
phẩm của mình lên một tầm cao mới.
Dịch giả Phạm Mạnh Hùng nhận định: “Tác giả ca ngợi tinh thần bất
diệt của sự sống và tinh thần hi sinh cao cả của con người cho sự sống… các
nhân vật đều gặp phải các tình thế bi kịch, nhưng cả ba tác phẩm đều đem lại
cho người đọc niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cái Thiện đối với cái ác,
của ánh sáng với bóng tối. Triết lí của Aitmatôp bao giờ cũng là triết lí lạc
quan”. Với triết lí lạc quan như vậy, Aitmatôp đã xây dựng thành công những
hình tượng nhân vật đặc sắc. Đó là Đaniyar, Giamilia trong Giamilia, là số
phận của Antưnai trong Người thầy đầu tiên, là khát khao hạnh phúc cậu bé
trong Con tàu trắng… và còn rất nhiều mảnh đời riêng lẻ như vậy. Họ giống
như những hạt bụi nhỏ nhoi đứng trước cơn “vần vũ của giông bão lịch sử”.
Nhưng những con người hiện thực XHCN ấy luôn gắn kết lại với nhau; bởi

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


18
họ luôn khao khát mơ ước về một cuộc sống nơi đó chỉ có tình yêu và tự do.
Đến đây ta có thể mượn lời khẳng định của Aitmatôp: “Tôi không viết truyện
mạo hiểm, tôi muốn mời người đọc suy nghĩ về những quy luật đạo đức của
lòng nhân ái, về lương tâm, bổn phận, nghĩa là tất cả những gì làm cho con
người có tính người. Đó mới thực sự là con người thực”
Nguồn gốc của quan niệm nghệ thuật của nhà văn xuất phát từ chủ
nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn chính. Bởi theo Aitmatôp thì chủ nghĩa
nhân đạo ở đây không phải là những triết lí cao siêu mà đó là: “Cần phải đi
sâu hiểu rõ hơn con người, phải biết yêu và đau khổ, phải biết căm ghét cái
ác và ham mê cái Thiện, sao cho độc giả hoàn toàn bị chi phối bởi những tình
cảm đó, sao cho chính độc giả trở nên tốt đẹp hơn, cao thượng hơn, nhân ái
hơn”.
Tóm lại, với quan điểm nghệ thuật về con người như vậy, Aitmatôp đã
tạo được chỗ đứng vững chắc cho mình trong lòng độc giả bởi tác phẩm của
ông là hành trình đi sâu khám phá số phận con người, khám phá những bí ẩn
trong cuộc sống đầy biến động. Điều này đã được chứng minh rõ nét trong
các sáng tác của Aitmatôp.
1.2. Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và thảo
nguyên”
1.2.1. Khái niệm về nhân vật
Trong tác phẩm văn học nói chung và trong truyện ngắn nói riêng nhân
vật đóng vai trò hết sức quan trọng, là mắt xích cơ bản để xâu chuỗi, kết dính
các biến cố, sự kiện cũng như tư tưởng của nhà văn.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Nxb Quốc gia, Hà Nội, 2000, nhóm
tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật là
con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có
thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


19
riêng như… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hình tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ
không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống” [5,235].
Trong cuốn “Lí luận văn học” Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, do
Phương Lựu (chủ biên) định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nói đến
nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm Cám, Thạch
Sanh…đó là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ trong Truyện
Kiều (Nguyễn Du)… khái niệm nhân vật có khi sử dụng một cách ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ là hiện tượng nổi bật trong tác
phẩm… nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm… nhân
vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận
ra” [10,277-278].
Theo cuốn “Lí luận văn học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, do Hà
Minh Đức (chủ biên) các tác giả cho rằng : “Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi
chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những
đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm
một điều: thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm
vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc
không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác
phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách con người…” [2,126].
Như vậy, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước
lệ. Tuy nhiên, không thể đồng nhất nhân vật với con người thật trong cuộc
sống. Mặt khác, một tác phẩm thực sự thành công thì yếu tố cốt yếu không thể

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


20
thiếu đó là nhân vật. Thông qua thế giới nhân vật nhà văn đã xây dựng được
quan niệm và tư tưởng riêng cho mình và nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó
được đặt trong hệ thống nhân vật.
Có nhiều cách phân loại nhân vật khác nhau cụ thể: Dựa vào cuốn “Từ
điển văn học”, tập2, Nxb KHXH, Hà Nội và cuốn “150 thuật ngữ văn học”
Lại Nguyên Ân (biên soạn) thì nhân vật được phân loại như sau:
- Dựa trên mối quan hệ với lí tưởng xã hội: có nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện.
- Dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm:
có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
- Dựa trên cấu trúc hình tượng: có nhân vật chức năng, nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Trên cơ sở phân loại trên cùng với quan niệm nghệ thuật về con người
độc đáo tạo nên hệ thống nhân vật phong phú. Cho nên, trong luận văn này
chúng tôi đi tìm hiểu về thế giới nhân vật theo hai hướng cụ thể:
- Thứ nhất: phân chia theo quan điểm xã hội
- Thứ hai: phân chia theo sự phát triển của nội tại tính cách nhân vật.
1.2.2. Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và
thảo nguyên”
Tập truyện ngắn tuy không phải là tác phẩm đồ sộ nhưng có số lượng
nhân vật khá phong phú. Trong đó, tác giả tập trung miêu tả về những con
người lao động miền núi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thống kê những nhân vật
có tên tuổi cụ thể, đó là những nhân vật là con người chứ không thống nhất kê
những nhân vật được ẩn dụ hóa (sự vật) hay các biêủ tượng (cây phong…) cụ
thể như sau:

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


21
S Giới tính Tuổi tác
Tên Nghề nghiệp
T Tên nhân vật Đàn Đàn Trung
truyện Trẻ Già
T ông bà niên

1.Bố chồng
x x Thợ mộc
Giamilia
2. Mẹ chồng
x x Nội trợ
Giamilia
3. Xađức x x Bộ đội
4. Mẹ bé x x Nội trợ
1 Giamilia Nội trợ và
5. Giamilia x x
đánh xe
6. Ôrôzomat x x Đội trưởng
7. Xêit x x Họa sĩ
8. Đaniyar x x Thương binh
9. Kêrim x x Bộ đội
10. Ôxmôn x x
11.Alibek
x x
Gianturin Lái xe
12. Ilyax x x Lái xe
Cây
13. Axen x x Nội trợ
phong
2 14. Giantai x x Lái xe
non trùm
15. Mẹ Axen x x Nội trợ
khăn đỏ
Phụ trách
16. Kađitsa x x điều vận của
trạm xe

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


22
Nội trợ
17.Vợ Alibek x x

18.Urmatacxaka
x x Lái xe
n
19. Xamat x x
Trưởng trạm
20.Amangiôlôv x x
xe
21.Ivan-
x x Lái xe
Xtepanôvits
22.Vôlôdka
x x Lái xe
Sưriacv
23. Ermek x x Lái xe
24.Kêmen x x Lái xe
25.Baitemirkulô Trạm trưởng
x x
v cầu đường
kĩ sư cầu
26. Huxainôv x x
đường
27. Gulbara x x Công nhân
28. Bakê x x Nhà báo
29. Kêmen x x Sinh viên
30. Andiarôv x x Thầy dạy sử
Mắt lạc 31. Abakir x x Lái máy kéo
3
đà kĩ sư nông
32. Xôrôkin x x
học
33. Aliđây x x Cấp dưỡng

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


23
34. Kalipa x x Cấp dưỡng
35. Xađakêkê x x Lái máy kéo
Thợ phụ máy
36. Exirkep x x
kéo
37. Cô gái chăn
x x Chăn cừu
cừu
38. Đuysen x x Thầy giáo
39.Antưnai
x x Viện sĩ
Xulaimanôva
40.Tastankek x x
41.Xatumkun x x
42. Bà thím x x
43.Chú Antưnai x x
Người
44. Xaikan x x
4 thầy đầu
45. Kartanbai x x
tiên
46. Giainakova x x Bà lang
47. Lão mặt đỏ x x Địa chủ
48. Vợ cả x x
Người bẻ ghi
49. Bâynêu x x
tàu hỏa
50.Người họa
x x Họa sĩ

Qua thống kê ta thấy có 50 nhân vật, trong đó có 34/50 nhân vật là


đàn ông; có 16/50 nhân vật là phụ nữ. Bên cạnh đó thì số lượng số lượng nhân
vật trẻ con rất là ít ỏi chỉ có 1 đến 2 nhân vật. Nhân vật ở độ tuổi trẻ chiếm
khá đông 28/50 nhân vật qua đó khẳng định nhân vật trung tâm mà Aitmatôp

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


24
đề cập tới là những người lao động trẻ trung yêu đời của vùng núi non Trung
á quê hương ông. Ngoài ra, qua bảng khảo sát ta thấy nghề nghiệp của các
nhân vật đều là những nghề nghiệp rất bình dị như lái xe (26%), bộ đội
(8%)…Điều này chứng tỏ nhân vật mà Aitmatôp đề cập tới là những con
người lao động bình dị nhất, đời thường nhất.
1.2.3. Phân loại nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và
thảo nguyên”
1.2.3.1. Phân loại theo quan điểm xã hội
Tất cả các nhân vật trong sáng tác của Aitmatôp đều là những người lao
động, những cuộc đời gắn liền với cuộc sống trên quê hương, đất nước
Kirghzian. Họ là những con người hiện thực, những công dân có ý thức và
trách nhiệm trong những năm tháng xây dựng XHCN trên đất nước Nga. Dựa
vào quan điểm xã hội chúng tôi chia hệ thống nhân vật của Aitmatôp thành ba
loại:
- Nhân vật mẫu mực
- Nhân vật lí tưởng
- Nhân vật chiến thắng bản thân, không đầu hàng hoàn cảnh.
1.2.3.1.1. Nhân vật mẫu mực
Trong sáng tác của mình, Aitmatôp viết khá nhiều về những anh
thương binh, những cựu chiến binh, những con người cống hiến xương máu
cho Tổ quốc. Họ là Baitemir trong “Cây phong non trùm khăn đỏ” là
Đaniyar trong “Giamilia”, là Đuysen trong “Người thầy đầu tiên”. Họ đã
từng là những người lính chân chính trong chiến tranh. Giờ đây, đằng sau
những mất mát chiến tranh, họ phải đối diện với thực tại đầy khó khăn; song
họ đã vượt qua tất cả bằng chất lính và nghị lực phi thường để trở thành
những con người mẫu mực, những công dân có trách nhiệm.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


25
Anh là Baitemir, cán bộ cầu đường vùng Thiên Sơn. Trước chiến tranh,
anh là cán bộ cầu đường vùng Pamir, anh có một gia đình nho nhỏ với người
vợ Gulbara xinh đẹp, thông minh, với hai đứa con gái nhỏ. Đi theo tiếng gọi
của Tổ quốc, Baitemir ra trận chiến đấu. Bằng lòng dũng cảm và nghị lực mà
Baitemir đã vượt qua những cái chết để trở về với gia đình. Nhưng oái oăm
thay, đi qua chiến tranh người ra trận vẫn nguyên vẹn trở về nhưng người ở
lại hậu phương thì “Một nghìn lần tận mắt trông thấy cái chết, sống sót từ hoả
ngục trở về, thế mà vợ con người nhà lại không còn nữa” [8, 260]. Đối với
Baitemir điều ấy đồng nghĩa với việc mất hết tất cả “… dường như tôi không
còn là người sống nữa” [8, 261]. Baitemir quyết định lên đỉnh Thiên Sơn để
chôn vùi đi những mất mát đau thương bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên,
anh vẫn chưa nguôi ngoai dĩ vãng “tưởng chừng như cuộc đời đã chấm hết ở
đây, và sau này chẳn còn gì nữa”.
Bằng nghị lực và trách nhiệm đã giúp Baitemir đứng vững và hoà
mình vào công việc trên đỉnh Thiên Sơn. Ở con người Baitemir toát lên sức
chịu đựng phi thường và một sức sống vươn lên tưởng chừng như không gì có
thể dập tắt được. Anh là con người đầy nhân cách, thấu hiểu tâm lí con người
và có một lối ứng xử tế nhị cao thượng trong cuộc sống đời thường. Anh sẵn
sàng giúp đỡ Ilyax kéo rơ - moóc trên đỉnh Thiên Sơn, rất nhiệt tình giúp
Ilyax khi Ilyax bị tai nạn. Anh là hình ảnh của một người cựu chiến binh đi
qua chiến tranh đau thương nhưng vẫn quyết xây dựng một cuộc sống giản dị,
đời thường, một cuộc sống thầm lặng song đầy ý nghĩa. Qua đó ta thấy rõ anh
là một người đàn ông chín chắn, vững vàng và bản lĩnh.
Khi con người trải qua những mất mát của cuộc sống, những tổn
thương đau đớn thì họ càng nâng niu, trân trọng những giá trị của hạnh phúc.
Trái tim chai sạn của Baitemir tưởng chừng như nguội lạnh mãi mãi nhưng nó
lại được hồi sinh, được rung lên lần nữa khi gặp Axen và Xamat. Baitemir

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


26
gặp Axen và Xamat trong hoàn cảnh thật ngẫu nhiên: Axen xin đi nhờ xe của
Baitemir. Tuy nhiên, đó lại là một cuộc gặp gỡ bất thường: cuộc gặp gỡ giữa
một người mất mát tất cả sau chiến tranh và một người thì đang đổ vỡ trong
hạnh phúc gia đình, ra đi vì lòng tự trọng. Baitemir hiểu và cảm thông cho
Axen và họ đã đến với nhau như một lẽ tự nhiên. Chiến tranh có thể làm cho
con người mất đi tất cả, có thể cuốn đi những gì con người dày công gây dựng
nhưng không thể lấy đi được tâm hồn khao khát hạnh phúc của họ. Baitemir
đã được hồi sinh, chính anh đã khẳng định điều đó: “Từ đấy cuộc đời tôi khác
hẳn. Bề ngoài dường như không có gì thay đổi cả, tôi vẫn sống độc thân như
trước nhưng con người trong tôi đã sống lại, tâm hồn tôi lại được sưởi ấm
những ngày đằng đẵng cô đơn” [8,271]. Baitemir đã mở rộng tâm hồn để đón
nhận Xamat “ta bắt đầu yêu quý chú mày như con đẻ”; đón nhận Axen “tôi đã
yêu Axen, yêu ngay đến trọn đời với tất cả tâm hồn. Bao nhiêu năm tháng cô
đơn, bao nhiêu buồn tủi đau thương, tất cả những gì đã mất mát đều dồn vào
mối tình ấy” [8,272].
Baitemir hiện lên như một người chiến sĩ bao dung, đầy tình yêu
thương và lòng nhân ái. Anh là một hình tượng con người mẫu mực trong thời
đại mới. Không chỉ mẫu mực trong cả tư tưởng mà con mẫu mực trong cả
hành động. Có được tình yêu của Axen nhưng Baitemir không hề nảy sinh
thói ích kỉ, ý muốn sở hữu thường tình mà trái lại lại có những hành động rất
cao thượng. Ở cuối câu chuyện, Aitmatôp đã đặt nhân vật của mình vào tình
huống rất éo le; đó là khi để Axen gặp lại người chồng cũ - Ilyax. Khi đưa
Ilyax về tới nhà, vừa nhìn thấy anh ta thì bao nhiêu củi trên tay Axen rơi
xuống hết. Lúc đó, Baitemir hiểu rằng đây chính là người mà Axen chờ đợi
vô vọng bấy lâu nay. Baitemir thấu hiểu được sự bối rối, khó xử cũng như
những giằng xé trong lòng của Axen. Anh biết rằng chỉ cần mình bộc lộ rõ
rằng mình đã biết sự việc thì sẽ khiến cho cả ba phải khó xử. Chính vì vậy,

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


27
anh đã chủ động lên tiếng phá vỡ bầu không khí căng thẳng bao trùm lấy căn
phòng: “có gì đâu Axen - Baitemir thản nhiên nói - Anh lái xe bị xây xát chút
ít, nằm một lát sẽ lại sức thôi… em mang hộ lọ iốt vào đây”. Baitemir đã giúp
Axen ra khỏi sự khó xử, lúng túng, bối rối. Đêm hôm đó, cả ba người đều
không ngủ, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình. Riêng Baitemir
anh ý thức được rằng giữa Axen và Ilyax có chung một quá khứ, có chung
một tình yêu, thậm chí họ còn có một đứa con trai. Ở đây, Aitmatôp đã rất tài
tình khi đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để mổ xẻ những biến đổi
tâm lí của nhân vật. Baitemir đứng trước những giằng xé, bối rối đó đã quyết
định: “Cứ để họ làm theo trái tim và lí trí của họ”. Bởi vậy, Baitemir đã có
cách cư xử rất cao đẹp: “Tôi lại phải hết sức tự chủ để khỏi vì một lời nói vô ý
hay một câu nói bóng gió làm cho họ đau lòng hay ngăn trở họ hiểu lầm
nhau”. Hành động này quả thật rất cao thượng! Ở đây không phải Baitemir
buông xuôi không đấu tranh cho hạnh phúc mà anh tôn trọng sự lựa của
Axen: “Nếu Axen quyết định ra đi thì cốt sao cho lương tâm cô ấy được trong
sạch, tôi mong cô cứ nói ra với tôi và nhận lời chúc cùng đứa con lên
đường…” [8, 279]. Qua hành động trên, vẻ đẹp của Baitemir một lần nữa lại
được toả sáng. Phải chăng đây chính là lí do mà Axen quyết định ở lại bên
cạnh anh? Đến đây không chỉ Ilyax mà ngay cả độc giả cũng nhận thấy Axen
đã tìm được tình yêu, chỗ dựa hạnh phúc đích thực bên Baitemir.
Những chiếc xe vẫn lao vun vút trên đỉnh Thiên Sơn băng giá nhưng ở
nơi đó có một nơi rất ấm áp tình người của một con người gan dạ mà cao
thượng, mẫu mực mà giàu lòng yêu thương và đức hi sinh - đó là Baitemir.
1.2.3.1.2. Nhân vật lí tưởng
Thế giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và thảo
nguyên” bao giờ cũng là những người lao động bình thường nhất chiếm 82%
số lượng nhân vật của Aitmatôp. Song Aitmatôp đã tìm được những điều vĩ

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


28
đại trong sự bình thường đó để xây dựng lên những con người lí tưởng trong
tác phẩm của một mình. Họ là những con người lí tưởng cả về tư tưởng lẫn
hành động. Đó là thầy Đuysen (Người thầy đầu tiên), là Baitemir, Axen (Cây
phong non trùm khăn đỏ), là Kêmen (Mắt lạc đà)... Nhưng tiêu biểu nhất là
thầy Đuysen.
Trong truyện “Người thầy đầu tiên” Đuysen hiện lên là con người lí
tưởng cả về tư tưởng lẫn hành động. Điều này thể hiện qua lòng nhiệt tình
chân thành cũng như ý chí nghị lực phi thường của Đuysen đã dám một mình
tuyên chiến với giặc dốt, với những tập tục lạc hậu. Đuysen được khắc họa
với những nét khắc khổ dạn dày mưa nắng; với chân dung “Thầy lặng lẽ bước
đi, không nói một lời, vẻ nghiêm nghị, đôi lông mày nhíu lại như đôi cánh
chim ưng, và nét mặt sắc lại luyện bằng thép”. Là một người lính phục viên,
một đoàn viên Cômxômôn vào buổi đầu của cách mạng tháng Mười, đã tình
nguyện đến một nơi hẻo lánh heo hút xứ núi đồi Trung á để gieo những hạt
mầm ánh sáng đầu tiên cho lớp trẻ - những đứa trẻ thất học trong tăm tối của
kiếp người bán du mục quanh năm chỉ biết quanh quẩn quanh thôn bản của
mình. Đuysen chính là khai sáng mang ánh sáng cho dân làng xoá tan đi bầu
không khí ảm đạm của bản làng với biết bao tăm tối của lối sống, của định
kiến hẹp hòi đã tồn tại bao nhiêu thế kỉ ở bản Kukurây. Đuysen đã phá vỡ tư
tưởng hạn hẹp đã ăn sâu vào trong người dân nơi đây: “Từ thượng cổ đến nay
chúng ta chỉ sống bằng nghề nông, cái cuốc nuôi ta sống. Và con cái chúng ta
cũng sẽ sống như thế thôi học hành làm quỷ gì. Làm chỉ huy thì mới cần chữ
nghĩa, chúng ta chỉ là dân thường thôi. Đừng tán chuyện vớ vẩn”. Với tư
tưởng khai sáng dân bản, chống lại giặc dốt thì Đuysen đã thắp lên ngọn lửa
hi vọng về một tương lai tươi sáng cho dân bản nơi đây bằng lí lẽ: “Chúng ta
là những kẻ nghèo khổ - Đuysen nói với giọng khẽ hơn - Suốt đời chúng ta đã
bị chà đạp nhục nhã chúng ta đã phải sống trong cảnh tăm tối. Giờ đây chính

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


29
quyền Xô viết muốn cho chúng ta biết đọc biết viết. Muốn thế thì phai dạy trẻ
em học” [8, 368].
Với tư tưởng như vậy, Đuysen đã có những hành động cụ thể như: vận
động mọi người mở trường học, vận động các em học sinh tới trường
học…Mặc dù, người thanh niên cộng sản ấy “Biết không được bao nhiêu chữ
nghĩa, khi đọc còn phải đánh vần một cách chật vật, trong tay không có lấy
một cuốn sách vỡ lòng cũng không có mà lại dám đảm nhận một công việc
thật to lớn như vậy”. Đó là công việc “Dạy những đứa trẻ mà từ đời ông, đời
cụ bầy tộc tổ tiên đều không biết lấy một chữ cắn đôi đâu có phải chuyện
đùa” [8, 382]. Làm được điều đó Đuysen gặp nhiều khó khăn như: mở
trường nhưng lại không được sự giúp đỡ của dân bản, thậm chí lại còn bị
nhạo báng, coi thường công việc của Đuysen. Ngoài ra, còn khó khăn từ
thiên nhiên nhiên khắc nghiệt, trong những ngày bão tuyết Đuysen đã cõng
các em học sinh qua suối, cùng các em học sinh làm đường qua suối. Tuy
nhiên, những khó khăn ban đầu không làm vơi đi nhiệt huyết của Đuysen mà
giúp Đuysen có thêm động lực để đem ánh sáng tri thức tới dân bản. Qua
từng trang sách, qua từng buổi học thầy đã thổi vào tâm hồn các em một thế
giới bao la, gột rửa dần những tăm tối, cổ hủ trong tâm hồn của những đứa
trẻ đó. Những bài học của Đuysen thật đơn giản nhưng ý nghĩa vô cùng: đó
là bài học về tình yêu quê hương đất nước, yêu tổ quốc, lòng kính trọng đối
với lãnh tụ Lênin.
Antưnai là một đứa học trò có một tuổi thơ đau thương, là một cô bé
mồ côi phải sống cùng với bà thím và bị đối xử rất thậm tệ. Rồi khi thầy
Đuysen xuất hiện đã làm xáo động tâm hồn của Antưnai “những xáo động
tâm lý này được ví như làn gió xuân ấm áp thổi vào tâm hồn vô cảm của cô
bé tuổi mười ba luôn bị bà thím đối xử thô lỗ, luôn phải nghe những lời tục
tĩu và phải chịu những trận đòn roi suốt cả tuổi thơ”. Thầy Đuysen đã giúp

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


30
đỡ Antưnai thoát khỏi cuộc sống tăm tối đó. Nhất là khi Antưnai bị chú thím
bắt lấy tên địa chủ mặt đỏ, thầy Đuysen đã ra sức bảo vệ Antưnai, dù bị đánh
đến gãy tay nhưng thầy vẫn chiến đấu để che chở cho Antưnai. Đuysen đã
khẳng định sức mạnh của người phụ nữ trong thời đại: “Mày tưởng đã giày
xéo lên Antưnai xéo lên đám cỏ dại, hẳn mày tưởng đã làm hại được
Antưnai?... mày lầm! Thời của mày đã hết, bây giờ đế thời của Antưnai, cái
thời của mày đã mạt kiếp rồi” [8, 424-425].
Đuysen còn là một con người của hành động. Anh đã chinh phục dân
bản bằng những việc làm thiết thực. Anh đến với tâm hồn trẻ thơ bằng những
bài dạy tâm huyết, thương yêu hết lòng, sẵn sàng đương đầu với muôn vàn
khó khăn và hiểm nguy vì học trò của mình. Đúng như nhận định sau:
“Đuysen vẫn truyền cho chúng ta lòng nhiệt tình, đức dũng cảm và tính cao
thượng mà anh mang theo vào cuộc đấu tranh nguy hiểm và không cân sức
chống lại kẻ thù của mình”. Như vậy, Đuysen hiện lên là hình tuợng nguời
cách mạng thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, người đã quên bản thân mình vì
sự nghiệp chung, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của cả một thế hệ trẻ
thơ đang bị nhốt trong những tù ngục của định kiến cổ hủ, lạc hậu. Đến đây,
tôi chợt nhớ tới lời bài hát trong bài “người thầy”: “người thầy vẫn lặng lẽ đi
về sớm hôm, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy, để em đến bên đời
ước mơ...”.
Trong các sáng tác của Aitmatôp còn rất nhiều con người lí tưởng
trong nhân cách, lí tưởng trong hành động. Như trong “cây phong non trùm
khăn đỏ” có Baitemir lí tưởng cho nhân cách mẫu mực, Axen lí tưởng cho
nhân cách cao đẹp, cho tình yêu chân chính. Tóm lại, khi xây dựng hệ thống
nhân vật, Aitmatôp không dừng lại ở việc ca ngợi con người thực của họ mà
còn xây dựng họ ở vẻ đẹp lí tưởng trong tâm hồn “sáng trong như ngọc” của
họ.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


31
1.2.3.1.3. Nhân vật chiến thắng bản thân, không đầu hàng hoàn cảnh
Hầu hết các các nhân vật của Aitmatôp đều có nhân cách, giàu lòng tự
trọng và lí trí cao, đặc biệt là một nghị lực phi thường, dù cho họ là những con
người lao động bình dị nhất. Dù trải qua bao nỗi gian truân, dù dặt trong bất
cứ hoàn cảnh nào, dù có lúc họ đánh mất mình nhưng lí trí, tình yêu và nghị
lực đã giúp họ vượt qua tất cả để hướng tới tương lai tươi đẹp hơn .
Trong tác phẩm “Cây phong trùm khăn đỏ” Ilyax là một người đàn
ông mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm. Một con người lao động bình thường
nhưng có nhân cách đáng quý. Ilyax là một người lái xe ở trạm xe hơi
Rưbatsiê đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng XHCN. Aitmatôp đã rất
tài tình khi xây dựng được một tình huống truyện rất độc đáo đầy lãng mạn;
đó là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa Axen và Ilyax. Tình cờ xe của
Ilyax bị hỏng khi đang trên đường trở về nông trang, và tại đây Ilyax đã gặp
được Axen. Một cô gái có vẻ đẹp của núi rừng, một vẻ đẹp khiến anh phải thú
nhận: “Axen đã làm tim tôi rung động, đã làm cho cả tâm hồn tôi xao xuyến”.
Và với cá tính mạnh mẽ cùng trái tim tràn đầy sức trẻ thì Ilyax đã làm rung
động trái tim bé nhỏ của Axen “Cả hai chúng tôi đều có cảm giác không thể
sống thiếu nhau được”. Tình yêu của họ bắt đầu thật đẹp, thật thơ mộng, tình
yêu đó khiến cho: “Bao nhiêu lo âu buồn tủi đều tiêu tan đi đâu hết. Bây giờ
chỉ còn lại hai chúng tôi, chỉ còn hạnh phúc của chúng tôi”.
Tuy nhiên, trong tình yêu thì có đựơc tình yêu đã khó nhưng giữ được
tình yêu còn khó hơn. Sống bên cạnh Axen, Ilyax đã từng là người đàn ông
mạnh mẽ, vững vàng thực sự che chở cho Axen, chăm sóc cho Axen và
Xamat. Tưởng chừng cuộc sống êm đềm đó sẽ ở mãi bên họ cho tới cuối đời.
Nhưng thất bại trong công việc đã đẩy Ilyax xa dời gia đình của mình, xa dời
người phụ nữ đã bỏ lại tất cả để theo anh.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


32
Xấu hổ vì sáng kiến thất bại phải bỏ lại cái rơ - moóc trên đèo Độ
Long, Ilyax đã trốn chạy tất cả mọi người, trốn chạy vợ con để lao vào vòng
tay của Kađitsa. Phải chăng đây là một hành động hèn nhát, một hành động
nông nổi của Ilyax? Thực chất đây là một phản ứng tức thời của Ilyax để trốn
chạy thực tại. Đến đây hẳn ai trong chúng ta cũng đặt dấu chấm hỏi: Tại sao
Ilyax lại không dũng cảm đối diện với Axen? Tại sao Ilyax lại tìm đến
Kađitsa để càng lún sâu vào trong tội lỗi? Đó là bởi vì Ilyax thấy xấu hổ, thấy
mặc cảm với mọi người và với cả bản thân mình hay còn bởi Ilyax không dám
đối diện với sự cao thượng và trong sáng của Axen. Chính Ilyax đã thú nhận:
“Trốn tránh chính mình, trốn tránh một người… Giá Axen biết được rằng
chính lòng tin cậy ,chính tâm hồn trong trắng của nàng đã xua đuổi tôi đi
…Mấy lần tôi về nhà say bí tỉ thế mà Axen cũng không hề có lấy một lời trách
móc. Cho đến nay tôi vẫn không sao hiểu được: đó là vì thương hại, vì nhu
nhược hay trái lại vì kiên nghị và tin tưởng ở con người..” [8, 207]. Thật đáng
tiếc là anh không cảm nhận được tấm lòng của Axen dành cho anh để sau này
chính anh đã phải hối tiếc.
Aitmatôp thật tài tình khi đặt nhân vật vào trong tình huống có vấn đề
để cho nhân vật có thể bộc lộ rõ nét tính cách của mình, để cho họ tự dằn vặt
lương tâm. Đây cũng là tiêu biểu cho khuynh hướng triết lí đạo đức của tác
giả. Sau khi Axen bỏ đi, Ilyax thấy hụt hẫng, anh đã lao như điên dại trong
đêm tối đẻ tìm mẹ con Axen nhưng tất cả là vô vọng. Ilyax nhận ra rằng: “Tôi
đã không ngồi được vững yên, tôi đã không biết cầm cương cuộc sống”. Lúc
này trong Ilyax đang diễn ra một cuộc tự vấn lương tâm; đó là những lúc
Aitmatôp đã để nhân vật của mình chìm sâu trong nhưng thâm trầm của suy
nghĩ qua đó càng tạo được điểm nhấn cho tính cách cho nhân vật Ilyax. Cho
nên, sau một thời gian sống với Kađitsa thì Ilyax đã quyết định chia tay
Kađitsa. Phải chăng đây là hành động minh chứng cho quan niệm tình yêu

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


33
của Ilyax: “Dù cho một người có yêu nhưng người kia không yêu lại thì theo
tôi đó chưa phải là một cuộc sống thực sự” [8, 217]. Hay đó là hành động sám
hối chân thành của của Ilyax đối với Axen - mối tình đầu tiên và cũng là mối
tình cuối cùng: “Đã từ lâu tôi vẫn âm thầm ân hận rằng mình bỏ đi quá hấp
tấp, không thử cố gắng lần nữa để lấy lại được Axen” [8, 217] .
Trong tình huống kết truyện, Ilyax toả sáng với vẻ đẹp nhân cách, là vẻ
đẹp của tình yêu anh dành cho Axen, là vẻ đẹp của sự sám hối chân thành mà
Ilyax dành cho Axen. Gặp lại Axen, Ilyax luôn có sự tự vấn lương tâm, luôn
có những giằng xé trong tâm hồn: giằng xé vì gặp lại vợ con trong hoàn cảnh
trớ trêu, giằng xé vì bất lực và bế tắc vì Axen đã có gia đình mới, chỗ dựa
vững chắc. Có những lúc Ilyax muốn nhận lại vợ con, có lúc muốn đưa tay để
đưa Axen đi như ngày đầu gặp nhau nhưng tất cả đã quá muộn, không thể làm
gì được nữa. Ilyax hiểu ra rằng không ai được lãng quên quá khứ, phải đối
diện với nó và trả giá cho những suy nghĩ và hành động sai lầm của mình. Do
vậy, dù đau đớn và tuyệt vọng nhưng anh cũng quyết định ra đi. Ra đi để giữ
gìn hạnh phúc cho Axen.
Hành động này mang tính chất của con người thời đại, chiến thắng
được chính bản thân mình. Cuối tác phẩm Ilyax hiện lên sừng sững như một
tượng đài vĩ đại cho mơ ước, cho tương lai: “Tôi sẽ bắt đầu một cuộc sống
mới … anh đừng cho tôi là người bỏ đi. Rồi một ngày kia tôi sẽ lấy vợ, sẽ có
nhà cửa, gia đình, con cái nghĩa là mọi sự giống mọi người”. Đây là lời
khẳng định tin tưởng lạc quan vào tương lai, vào con người của Ilyax nói
riêng và của những người lao động khác nói chung. Qua đó bộc lộ được vẻ
đẹp của lòng tự trọng, vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn cao thượng của con
người. Đồng thời, nó cũng chứng minh cho chân lí một con người lao động dù
họ có lầm đường lạc lối nhưng họ vẫn vươn lên chiến thắng số phận, chiến
thắng bản thân hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


34
Trong “Mắt lạc đà” nhân vật chính Kêmen là một sinh viên mang trong
mình những hoài bão to lớn là lên khai phá vùng Anarkhai để có thể trở
thành: “Những con người vinh quang đi chinh phục đất hoang, những kẻ tiên
phong dũng cảm của miền đất đai được đổi mới” [8, 282]. Mặc dù gặp rất
nhiều khó khăn như khó khăn của thiên nhiên khắc nghiệt; khó khăn từ con
người nơi đây như sự ghen ghét coi thường của Abakir… Tuy nhiên, Kêmen
vẫn chiến thắng được tất cả và tự mình vươn lên làm chủ thảo nguyên
Anarkhai bao la: “Abakir sẽ thử thách tôi cho đến khi nào hoặc tôi phải tự xin
thôi hoặc hắn phải thấy rõ rằng tôi chịu đựng được. Và rất có thể hắn đang
cố tình lái máy đi không hề đứng lại nghỉ cốt để làm tôi kiệt sức, buộc tôi phải
lùi bước… .nhưng tôi cũng không có ý định đầu hàng” [8, 313]. Chính lòng
hăng say lao động cùng tình yêu với vùng thảo nguyên Anarkhai đã tiếp sức
mạnh cho nhân vật chính chiến thắng được hoàn cảnh và làm chủ được mảnh
đất này: “Bây giờ tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả… mai đây trên vùng
thảo nguyên ngải mọc hoang vu này sẽ có một đất nước Anarkhai phồn vinh
tươi đẹp” [8, 346]; Và Kêmen và những con người như Aliđây, Kalipa,
Xađabêkê … sẽ thực hiện được điều đó.
Như vậy, Aitmatôp đã xây dựng thế giới nhân vật với nhiều xung đột,
nhiều giằng xé trong suy nghĩ và tình cảm và đặt họ trong những tình huống
éo le, những hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào đi nữa họ
vẫn là những người lao động lí tưởng, mẫu mực, vươn lên chiến thắng số
phận và bản thân. Điều này đã tạo nên nét đặc sắc trong tập truyện “Giamilia
- truyện núi đồi và thảo nguyên”.
1.2.3.2. Phân loại nhân vật theo sự phát triển của nội tại tính cách nhân
vật
Nhân vật tính cách thường xuyên xuất hiện trong văn học hiện đại là
loại nhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể sinh động như con

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


35
người ở ngoài đời. Khái niệm tính cách ở đây được dùng để chỉ cho loại được
miêu tả. Miêu tả như một người với tư cách cá nhân có những tính cách nổi
bật nào. Do vậy, Aitmatôp đã xây dựng nên được những tính cách lớn thông
qua hệ thống nhân vật của mình cụ thể:
- Nhân vật có tính cách nổi loạn
- Nhân vật có tính cách phóng khoáng
- Nhân vật có tính cách mạnh mẽ, cá tính
1.2.3.2.1. Nhân vật có tính cách nổi loạn
Nhà phê bình văn học Đức Adehai Lachinia đã nhận xét rằng:
“Aitmatôp miêu tả các nhân vật của mình trong thời điểm quyết định, khi họ,
với sự căn thẳng tột độ về mặt tinh thần đã đi tới chỗ nhận thức được những
yêu cầu và những khả năng nhân đạo của xã hội mới, đã tự giải phóng khỏi
xiềng xích của quy chế thủ cựu, đã xây dựng cuộc sống của mình theo những
quy mô mới về đạo đức và bắt đầu thể hiện mình với tư cách là con người
kiểu mới”. Nhận định này hoàn toàn đúng với nhân vật mang tính cách nổi
loạn trong hệ thống nhân vật của Aitmatôp. Đó là những người phụ nữ bằng
tính cách mạnh mẽ quyết đoán đã dũng cảm dám đi tới cùng trong sự lựa chọn
tình yêu, hạnh phúc, niềm tin của mình. Vậy họ là ai? Đó là một Giamilia
mạnh mẽ cho tới một Axen dịu dàng nhưng kiên nghị… họ tạo sức hấp dẫn
cho người đọc .
Nổi loạn vì tình yêu vì hạnh phúc như Giamilia trong truyện
“Giamilia” là một minh chứng. Giamilia hiện lên trước mắt người đọc với vẻ
ngoài là cô gái nề nếp, có lối sống không vượt quá khuôn khổ của lối sống gia
trưởng. Tuy nhiên, trong tính cách thì Giamilia lại bộc lộ những tính cách rất
khác lạ “chị vui vẻ quá lộ liễu, cứ như trẻ thơ. Đôi khi dường như chẳng có
duyên cớ gì chị bỗng phá lên cười, mà lại cười rất to, rất vui sướng ….
Giamilia còn thích hát nữa, chị luôn khe khẽ hát câu gì, ngay cả trước mặt

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


36
người lớn tuổi” [8, 25]. Đó là thấy tính cách mang hương đồng hơi nội của
Giamilia. Đồng nội đó nhưng ẩn chứa đằng sau là cả một trái tim nhân hậu,
thiết tha luôn khao khát được yêu thương. Đó không phải là sự thiết tha của
nhục dục như Ôxmôn từng nói mà đó là niềm tha thiết với tình yêu chân
chính. Song tâm hồn nhạy cảm đó lại bị kìm kẹp bởi một người chồng có tâm
hồn nghèo nàn và mang nặng tư tưởng gia trưởng. Tâm hồn ngèo nàn đó thể
hiện trong những bức thư gửi cho vợ. Mở đầu bằng câu: “Tin sức khỏe của
tôi” và mãi đến cuối thư người chồng ấy mới vội vã viết thêm: “Tôi cũng gửi
lời hỏi thăm sức khỏe vợ tôi là Giamilia”. Tất cả những điều đó đã dập tắt đi
niềm háo hức mong chờ của Giamilia. Thử hỏi có người phụ nữ nào lại không
cảm thấy hụt hẫng, cô đơn trước những tình cảm cứng nhắc đó của người
chồng. Đây chính là tiền đề để dẫn tới hành động nổi loạn của Giamilia.
Giamilia gặp Đaniyar giống như những mạch đất khô cằn gặp cơn mưa
đầu mùa; giống như đống tàn tro chỉ chờ một cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa
yêu thương. Giamilia đã tìm thấy sự đồng cảm trong tâm hồn của anh chàng
thương binh Đaniyar, đặc biệt là tiếng hát của anh làm thức tỉnh những tình
cảm tưởng chừng bị chôn vùi trong những hủ tục gia trưởng của Giamilia. Nó
đã chinh phục được trái tim sôi nổi mà hoang dã, nhạy cảm mà bướng bỉnh
của Giamilia. Giamilia đã tìm thấy cho mình một tâm hồn đồng cảm, Đaniyar
chính là hiện thân khát vọng mãnh liệt mà Giamilia từng mơ ước. Ra đi tìm
cuộc sống mới chị đã chấp nhận đối diện với những khó khăn nhưng chị sẽ
không bao giờ hối hận bởi vì “chị hãy dựa vào Đaniyar. Hãy để anh hát cho
chị nghe bài ca về tình yêu, về đất nước, về cuộc sống …cứ đi đi, Giamilia,
đừng hối tiếc làm gì cả, chị đã tìm thấy hạnh phúc khó khăn của mình”
[8,104- 105]. Hạnh phúc nằm trong chính bàn tay của bạn, Giamilia đã thực
hiện điều đó vì chị, vì Đaniyar, vì tình yêu chân chính đang từng ngày hiện
hữu trong cuộc sống. Hành động nổi loạn của Giamilia là sự chiến thắng của

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


37
cái tôi cá nhân, của con người thời đại mới, đã đấu tranh đứng lên để chống
lại những tư tưởng gia trưởng và hủ tục đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con
người Nga mấy thế kỉ qua. Đúng như Đỗ Xuân hà nhận định: “Nhưng trong
mỗi tác phẩm, ông lại nhấn mạnh một bình diện nhất định trong quan hệ giữa
người và người: cuộc đấu tranh giữa đạo đức mới và đạo đức lỗi thời trong
tình yêu” [13,50].
Cùng cảm hứng đó thì Axen trong “Cây phong non trùm khăn đỏ”
cũng đi ngược lại những hủ tục lạc hậu. Gặp gỡ Ilyax trong tình huống ngẫu
nhiên khi Ilyax đang trên đường trở về nông trại. Mặc dù, bấy giờ Axen đã
được định đoạt xong số phận “Số phận của nàng đã được định đoạt xong
xuôi”, nàng sẽ được hứa gả theo tục lệ trao đổi con gái cho nhau. Song cuộc
gặp gỡ tưởng chừng bình thường và ngẫu nhiên với Ilyax đó lại thay đổi toàn
bộ số phận của Axen. Axen đã dũng cảm đi theo tình yêu mà cô đã lựa chọn,
nghĩa là đi theo Ilyax: “Anh yêu quý, anh của em! Em không cần có nhà cửa
gì hết. Miễn sao cha mẹ em hiểu cho em, nếu bây giờ chưa hiểu thì sau này
cũng được, cha mẹ sẽ giận em suốt đời, em biết…nhưng có phải tại em đâu”.
Việc cô đi theo Ilyax giống như một trò chơi phiêu lưu mạo hiểm, bởi cô phó
mặc số phận mình cho người đàn ông mới gặp gỡ hai lần. Nhưng điều đó
không quan trọng mà điều quan trọng nhất là cô là cô được sống với người
mình yêu. Phải chăng đây là hành động nổi loạn của Axen? Đúng vậy! Axen
đã dũng cảm giành lấy hạnh phúc cho mình. Nếu hành động nổi loạn của của
Giamilia là quy luật bản chất thì hành động của Axen là hành động nổi loạn là
hành động bột phát tự nhiên. Hành động này của Axen là bằng chứng thép
cho niềm khát vọng về một xã hội đề cao tự do cá nhân, tự do yêu đương của
nhà văn.
Khi sống cùng với Ilyax, Axen luôn là người phụ nữ rất mực yêu
thương chồng con vun vén cho hạnh phúc gia đình.Tưởng chừng Axen đã tìm

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


38
được bến đỗ bình yêu cho tâm hồn nhưng điều giản dị bình thường đó lại bị
chính Ilyax - chồng của Axen đạp đổ. Tâm hồn đầy cao thượng và bao dung
của Axen đã hoàn toàn đổ vỡ khi biết rằng: chồng của mình hèn nhát không
dám đối diện với thất bại trong công việc; chồng của mình đã sống chung với
một người đàn bà khác. Người chồng mà cô rất mực tin tưởng, yêu thương
bấy lâu nay lại lừa dối cô. Axen cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn
thương.Trong hoàn cảnh đó, cô đã quyết định ra đi dù còn rất yêu Ilyax. Đây
là hành động nổi loạn để bảo vệ nhân cách và lòng tự trọng của mình. Từ
những phân tích trên giúp ta thấy rõ được vẻ đẹp tâm hồn của Axen: mềm
mỏng, cao thượng nhưng cương quyết, giàu lòng tự trọng.
Mỗi người phụ nữ trong sáng tác của Aitmatôp đều được xây dựng ở
khía cạnh khác nhau trong tình yêu như Giamilia một người vợ có chồng
chiến đấu nhưng lại bỏ đi theo Đaniyar, Axen từ bỏ gia đình đi theo tiếng gọi
của tình yêu… Ở đây, nhà văn không hề lên án hay phê phán hành động nổi
loạn của họ, mà trái lại lại ca ngợi phẩm cách của những người phụ nữ dám
vượt qua định kiến để tìm được hạnh phúc. Cùng với các nhân vật khác thì họ
chính là: “Điển hình hóa của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa thể hiện ở
kiểu phát hiện và xây dựng các tính cách mạnh (tính cách không chịu bó tay
trước hoàn cảnh mà cải tạo, biến đổi hoàn cảnh, xây dựng hoàn cảnh mới) …
Nhân vật đứng ở trung tâm vận động đi lên của lịch sử” [2,290].
1.2.3.2.2. Nhân vật có tính cách phóng khoáng
Nhân vật của Aitmatôp đều sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên, đều gắn
bó với thảo nguyên, nên trong họ luôn mang sự phóng khoáng tự do của thảo
nguyên mênh mông. Nhân vật mang tính cách phóng khoáng là những con
người mang tính cách mở rộng, mạnh mẽ, phong phú ở chiều sâu cho tâm
hồn.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


39
Trong tập truyện “Giamilia” thì Đaniyar được giới thiệu là một người
gốc quê trên thảo nguyên, nhưng từ bé đã bỏ làng đi kiếm sống lưu lạc nhiều
năm. Sau đó anh đi bộ đội và bị thương, anh trở về quê hương sống cuộc sống
thầm lặng, cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN. Nhà văn đã miêu tả
tính cách phóng khoáng của Đaniyar khi anh đánh xe chở thóc. Anh đã cố
gắng hoàn thành tốt công việc, cho dù việc đi lại của anh rất khó khăn. Đó là
khi anh vác bao thóc 7 pút trước sự lo lắng của mọi người.
Tuy nhiên, nét phóng khoáng nổi bật nhất lại được thể hiện trong tâm
hồn Đaniyar: “Anh ít nói và nếu có nói, ta cũng vẫn có cảm giác như lúc ấy
anh còn mải nghĩ chuyện khác tận đâu đâu, còn đang theo đuổi những ý nghĩ
riêng tư và cũng không thể hiểu được anh có nhìn thấy ta không, mặ dù anh
vẫn nhìn thẳng vào mặt ta bằng cặp mắt mơ màng, tư lự”. Hay có lúc anh lại
ngồi một mình để “phơi mở hết tâm hồn ra trước mắt một cái gì đó vô cùng
rộng lớn, bao la”. Đặc biệt, tiếng hát của anh đã mở ra cho người đọc chiều
sâu trong tâm hồn phóng khoáng của anh. Đó là một giọng “sâu lắng phát ra
từ lồng ngực, tuy thực ra có hơi khàn khàn” nhưng tiếng hát đó lại làm cho
lòng người mở rộng hơn, yêu đời hơn, hoà mình vào thiên nhiên. Bởi đấy là
bài ca của núi đồi và thảo nguyên và là “bài ca đánh thức cả thảo nguyên
đang thiu thiu ngủ”.
G.Gatchev nói rằng: “Bản chất của mỗi người lẩn sâu vào cõi thầm kín
sâu thẳm của tâm hồn và ngôn ngữ duy nhất thực hiện sư giao hoà trực tiếp
của tất cả trong thế giới bên trong này là ngôn ngữ của âm nhạc”. Như vậy,
tiếng hát của Đaniyar chính là sự thẩm âm cho vẻ đẹp tâm hồn con người.
Chính tác giả đã miêu tả: “Phải chăng đấy chỉ là giọng hát hay còn là một cái
gì đó quan trọng hơn nảy sinh từ chính tâm hồn con người, một cái gì có thể
khiến người khác cũng xúc động như thế, có thể khơi dậy những ý nghĩ thầm
kín nhất” [8, 64]. Tiếng hát đó có một sức mạnh ghê gớm, nó làm cho trái tim

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


40
của Giamilia rung động, khơi dậy được tình yêu thầm kín lẩn khuất trong tâm
hồn Giamilia. Tiếng hát trở thành động lực thúc đẩy Đaniyar dám buớc qua
mọi dư luận, mọi hủ tục cùng Giamilia đi tìm hạnh phúc.
Như vậy bằng việc khắc họa tính cách phóng khoáng của nhân vật
Đaniyar thì tác giả đã cho độc giả thấy được thêm một nét tính cách mới trong
con người nơi thảo nguyên bao la đó. Qua đó càng khẳng định nét đẹp trong
tâm hồn những con người đó, họ luôn làm chủ bản thân và hoàn cảnh và đặc
biệt họ đã biết đấu tranh cho hạnh phúc.
1.2.3.2.3. Nhân vật có tính cách mạnh mẽ, cá tính
Ta sẽ không quên Antưnai trong truyện “Người thầy đầu tiên”. Một
nhân vật có tính cách mạnh mẽ sôi nổi, quyết liệt nhưng cũng đầy lòng tự
trọng và nhân cách. Cuộc đời của Antưnai là câu chuyện dài về con người, về
thế sự, về cuộc sống ở vùng nông thôn miền núi vào những năm đầu cách
mạng. Là một cô bé mồ côi từ nhỏ phải sống cùng với một bà thím cay nghiệt
cuộc đời cô giống như: “Những con chó bị đánh đập liên miên từ khi còn bé”.
Cuộc sống đó sẽ tiếp tục như vậy nếu như thầy Đuysen không xuất hiện mang
ánh sáng cuộc đời mới cho Antưnai.
Khi thầy Đuysen mở trường, Antưnai đá đổ bao kigiắc vào cho lớp học
giúp thầy Đuysen. Đây được đánh giá là hành động đầy cá tính. Hành động đó
được Antưnai giải thích: “Không biết vì tôi giận các bạn vì đã không nghe tôi
nên tôi cứ muốn làm theo ý mình hay vì từ từ thuở bé mọi ước nguyện mọi ý
muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của
những con người phũ phàng chỉ biết rằng hành động ấy như hành động trả
ơn, hành động cảm ơn người không quen biết ấy để đền đáp lại nụ cười đã
sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đèn đáp mấy
câu nói nhân từ ấy” [8, 374]. Hành động của Antưnai tưởng chừng như bình
thường nhưng đó lại là hành động đầu tiên ủng hộ việc thành lập trường và

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


41
ủng hộ ánh sáng tiến bộ, với tính cách khá cá tính này Antưnai giúp cho cô
không thể lẫn được với bất kì ai.
Khi bị bà thím ép gả làm “Tôkôn - vợ lẽ” cho tên địa chủ mặt đỏ nhưng
Antưnai vẫn không ngừng đấu tranh để thoát khỏi cuộc sống đó: “Trong đầu
tôi chỉ chỉ còn một ý nghĩ vô vọng cố thoát ra chốn này hay là chết, miễn sao
đừng phải nghe tiếng thở phì phò, tiếng ngáy nặng nề của hắn, miễn sao đừng
phải ở lại đây: có chết thì cũng chết tự do, chết trong khi chống chọi với
chúng chứ không thể chịu khuất phục” [8, 421]. Đây là sự vùng lên của một
con người có cá tính mạnh mẽ, cô không chịu chấp nhận tình cảnh vợ lẽ:
“Còn gì ô nhục hơn tình cảnh của người vợ lẽ, bị ép buộc mọi bề, một kẻ tôi
mọi về thể xác lẫn linh hồn”. Chính cô đã khẳng định nhân quyền cho người
phụ nữ, kêu gọi họ đứng lên đấu tranh: “Hỡi những người khốn khổ kia, hãy
từ đáy mộ đứng lên, hỡi oan hồn của những người đàn bà này bị chà đạp, bị
lăng mạ, bị tước hết phẩm cách làm người! Hãy đứng lên, hỡi những người bị
đầy đọa hành hạ, hãy lay chuyển bóng tối đen đặc của thời xưa ấy! Hãy nghe
tôi, người cuối cùng trong những người đã bước qua số kiếp ấy” [8, 422]. Đó
là lời khẳng định đanh thép của Antưnai khi đứng trước nhưng đau khổ cuộc
sống trước những bất công của xã hội, cô sẽ đổi khác cuộc sống của mình để
không trở thành “lầm lũi như con rùa” như người đàn bà mặt đen. Vượt lên
trên hoàn cảnh sống bằng nghị lực phi thường, bằng sức mạnh của tình yêu
cũng như lòng biết ơn sâu thẳm với Đuysen - “ Người thầy đầu tiên” đã
khẳng định nét cá tính đặc biệt trong con người Antưnai. Đồng thời, qua nhân
vật này tác giả một lần nữa khẳng định cái tôi cá nhân trong con người miền
núi trong tập truyện: “ Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên”.
Không chỉ dừng lại ở đó mà vẻ đẹp nhân cách đó còn có ở Kaditsa - cô
điều vận trong “cây phong non trùm khăn đỏ”. Dù rất yêu Ilyax, sẵn sàng
giúp đỡ anh bất chấp cả việc đó ảnh hưởng tới công việc của cô, cô giúp đỡ

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


42
cho Ilyax thực hiện sáng kiến kéo rơmoóc trên đỉnh Độ Long. Sau đó khi
Ilyax thất bại cô luôn ở bên cạnh an ủi và chia sẻ. Cô cũng đã dũng cảm thừa
nhận tình yêu ngang trái của mình với Axen: “Phải có như thế. Tất cả đều có
thật. Anh ấy ở với tôi đấy” [8,213]. Sau đó, cô đã hối hận về việc làm của
mình: “Anh đi đi, Ilyax về với Axen, tìm chị ấy. Em sẽ không quấy rầy hai
người nữa, em sẽ bỏ đi nơi khác” [8,214]. Khi sống cùng với Ilyax thì cô nhận
ra rằng cô đang sống cùng một con người không dành tình yêu cho cô. Cô đã
chia tay với Ilyax. Chia tay với người mình thương yêu là quyết định khó
khăn, song cô vẫn quyết ra đi khai phá miền đất mới và tìm kiếm hạnh phúc
mới. Cô đã giải thoát cho Ilyax nhưng đồng thời cũng là giải thoát cho chính
mình. Hành động này thể hiện tính cách mạnh mẽ quyết đoán và vẻ đẹp nhân
cách của cô.
Tóm lại, Aitmatôp đã khéo léo khi xây dựng thế giới nhân vật với đủ
các gam màu. Mỗi người mang một nét riêng biệt khác nhau nhưng Aimatôp
đã tinh tế khi phát hiện giữa họ có điểm chung trong tính cách của họ đó là:
phẩm chất yêu đời phóng khoáng nhưng lại giàu lòng tự trọng và có một nhân
cách cao cả và lí tưởng. Họ là những con người mới, là kết tinh của con người
XHCN. Họ là hình mẫu chân thực của người công dân Kirghizia có ý thức,
trách nhiệm và lương tâm.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


43
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Nhân vật văn học vừa là phương tiện mà nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ
thuật của mình, vừa là phương tiện thể hiện cuộc sống. Trong đó, những yếu
tố hình thức của tác phẩm văn chương đóng vai trò quyết định rất lớn, làm
cho nhân vật trở thành những hiện tượng nghệ thuật hiện lên trong sự hình
dung của bạn đọc một cách sinh động, toàn vẹn cả bên trong lẫn bên ngoài, cả
lí trí lẫn tình cảm. Do vậy việc tìm hiểu nghệ thuật xậy dựng nhân vật thực
chất là xem xét, tìm hiểu các khía cạnh của hình thức cụ thể.
2.1. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật tả
Theo “Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, thì “tả
là diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách
rõ nét”.
Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng đối với các thể
loại văn học. Đó là cách làm cho đối tượng hiện lên ở mặt cảm tính, tác động
trực tiếp đến trí tưởng tượng của bạn đọc, giúp bạn đọc có thể hình dung đối
tượng một cách đầy đủ nhất.
Cũng như kể, tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn
phải khéo kết nối các danh từ với các loại tính từ, động từ, khéo kết nối các
kiểu câu khiến người đọc có hình dung đối tượng một cách sinh động từ nhiều
khía cạnh (nhiều giác quan) về ngoại hình, môi trường sống, cử chỉ, hành
động, tâm lí. Qua đó, giúp thấy rõ được phong cách và cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Trong tập truyên “Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên”,
Aitmatôp đã lựa chọn, tập trung khắc hoạ những chi tiết đặc sắc làm nổi bật
lên ngoại hình hành động. Qua đó phần nào thể hiện tính cách nhân vật.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


44
Về ngoại hình, đây là yếu tố bên ngoài tác động một cách trực tiếp và
đầu tiên đối với đối phương trong giao tiếp. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhìn
mặt mà bắt hình dong” cho nên các nghệ sĩ luôn chú trọng tới việc khắc hoạ
ngoại hình của những con người lao động với những nét khỏe mạnh, cân đối.
Hình ảnh Giamilia trong “Giamilia” có một ngoại hình cân đối “Vóc người
thon thả, cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành hai bím dày và nặng, chiếc
khăn trắng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán một chút rất hợp
với làn da chị càng duyên dáng” [8,25]. Nhưng điều đặc biệt là Aitmatôp
khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của nhân vật trong lao động, trong những công
việc hằng ngày của họ. Khi đi trở thóc cho nông trang, rồi khi phát thóc
Giamilia “Váy xắn cao quá gối, bắp thịt tròn mập trên cặp giò bánh mật đẹp
đẽ của chị căng lên, thân hình mềm mại của chị uốn cong xuống, dẻo dai
trước tấm thép” [8,51], còn khi đỡ lấy một bao tải thóc “chị dướn người lên,
ưỡn ngực ghế vai đón, để lộ cái cổ thon thả rất đẹp và bím tóc cháy nắng ngả
sang màu nâu của chị gần chấm đất” [8,51]. Dù công việc vất vả thế nào, có
khó khăn thế nào thì họ vẫn mang nét nữ tính dẻo dai của người phụ nữ. Họ
không phải là những tiểu thư mảnh mai yếu ớt trong những sáng tác của
Sêkhôp, cũng không phải là người phụ nữ trí thức, lịch sự trong sáng tác của
Pauxtôpki. Họ là những “cây phong bé nhỏ trên thảo nguyên” (Axen) là
những dáng vẻ “tràn đầy những sinh lực tự nhiên” (Antưnai) và cuối cùng là
những con người lao động bình thường. Các nhân vật nam giới cũng được
khắc hoạ với vẻ đẹp mang ấn tượng giới tính đó là một chàng thương binh
“một anh chàng cao lớn, hơi gù, tập tễnh chân trái”. Chính thân hình gù gù,
cao lớn và chân tập tễnh ấy lại chứng tỏ Đaniyar là một người yêu lao động và
đầy nghị lực con người đó trong lao động được miêu tả thật đẹp đặc biệt vác
bao thóc không lồ: “Đaniyar con người dưới tải thóc khổng lồ, đầu cúi thấp,

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


45
môi mím chặt. Anh bước chậm chạp, thận trọng nhấc một bên chân bị
thương” [8,56].
Như vậy, với việc miêu tả ngoại hình của nhân vật Aitmatôp không chỉ
giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp bên ngoài của nhân vật mà còn là cách
nhà văn ngầm khẳng định nghị lực sống và bản lĩnh cứng cỏi của các nhân vật
được thử thách qua năm tháng.
Không chỉ miêu tả dáng vóc mà Aitmatôp còn tập trung miêu tả chi tiết
về đôi mắt, làn da, bàn tay... của nhân vật. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” người
ta có thể che dấu tất cả nhưng đôi mắt thì không bao giờ nói dối. Qua đôi mắt
biết nói ta có thể thấy được tâm trạng cũng như nỗi trăn trở trong lòng nhân
vật. Axen, cây phong non trùm khăn đỏ xuất hiện với gương mặt thanh thoát
cởi mở thật thà. Đôi mắt của Axen được tả qua qua cảm nhận của Ilyax ở từng
giai đoạn khác nhau thì có sự thể hiện khác nhau. Thời con gái “là đôi mắt
nàng mỉm cười”, “là đôi mắt nhìn có vẻ nghiêm nghị ” qua năm tháng thì đã
thay đổi nhiều “mắt nàng đã khác trước... đó không còn là đôi mắt tin cậy,
sáng ngời lên vì trong sáng và vô tư như trước nữa. Chúng đã nghiêm khắc
hơn” [8, 238]. Qua đó ta thấy, Axen đã biến đổi từ một Axen hồn nhiên, hết
mình trong tình yêu với Ilyax nay đã trở thành một Axen phụ nữ trưởng thành
hơn.
Hay trong “Giamilia” đôi mắt của Đaniyar được tác giả miêu tả đó là
“Ánh mắt anh biểu lộ một cái gì hiền hậu, sẵn lòng tha thứ hết thảy, nhưng tôi
còn đoán nhận thấy cái nhìn ấy chứa đựng một nỗi buồn dai dẳng thầm kín”
[8, 52]; Trong khi đó thì đôi mắt của Giamilia lại thể hiện tính hồn nhiên tươi
trẻ của chị. Có lúc đó là ánh mắt hối lỗi vì đã trêu chọc Đaniyar vác tải thóc
nặng bảy pút “mắt chị trắng bệch, tròng con ngươi thao láo trong con mắt mở
to ”; có lúc đó là sự day dứt buồn phiền vì tình cảm của chính mình “hai mắt
chị quầng thâm. Chị không mỉm cười với tôi và không hỏi han gì cả”.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


46
Aitmatôp đã nắm được sự thay đổi trong tính cách con người thông qua dáng
hình và đôi mắt một cách độc đáo. Rõ ràng, qua việc miêu tả dáng dấp và đôi
mắt tác giả giúp ta thấy được những tâm tư, những khát vọng, những nỗi đau,
những sự dằn vặt trong cuộc sống trong nội tâm phong phú của các nhân vật.
Bạn đọc có thể hé mở dần cánh của khám phá tính cách của nhân vật.
Bên cạnh ngoại hình, miêu tả hành động của các nhân vật trong chuỗi
các tình huống sự kiện có liên quan trong tác phẩm là cách để nhà văn giúp
độc giả hiểu hơn về tính cách, phẩm chất của nhân vật. Tả hành động là biện
pháp nghệ thuật được Aitmatôp sử dụng dày đặc và khá thành công trong tập
truyện “Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên”.
Đó là hành động tắm của Antưnai (Người thầy đầu tiên) khi được cứu
thoát khỏi bàn tay của địa chủ mặt đỏ: “Tôi lấy tay vốc nước vỗ lên ngực.
Những dòng nước mát rượi chảy trên thân thể tôi và tôi bất giác cất tiếng
cười, lần đầu tiên trong suốt mấy ngày hôm ấy tôi luôn tay vốc nước phả lên
người, rồi gieo mình xuống làn nước sâu. Dòng suối băng băng cuốn tôi đến
một cồn cát. Tôi đứng lên rồi lại ngụp xuống dòng nước chảy cuồn cuộn, tung
bọt trắng xoá” [8,427]. Hành động này đã chứng tỏ được vẻ đẹp nữ tính của
Antưnai. Cô muốn nhờ nguồn nước để gột rửa tất cả để trả lại cho cô vẻ hồn
nhiên, niềm vui, sự trong trẻo trong tâm hồn của Antưnai “Nước ơi! Hãy cuốn
đi tất cả những bùn nhơ, những nỗi ô nhục của mấy ngày hôm nay! Hãy làm
cho tôi trong sạch như nước suối này” [8,427]. Hay đó là hành động của thầy
Đuysen khi những trận tuyết đầu mùa tới thì “thầy Đuysen đã bế các em qua
suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế lần lượt đưa hết các em sang”
[8, 386]. Phải là một người thầy tận tụy giàu lòng yêu thương thì mới có hành
động cao thượng đó. Nhưng hành động khiến chúng ta xúc động nhất là hình
ảnh Đuysen liều cả tính mạng của mình để bảo vệ Antưnai, chống lại bọn

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


47
hung ác. Phải chăng tình yêu học trò mãnh liệt, lòng dũng cảm cao cả đã làm
đòn bẩy cho hành động của Đuysen.
Trong “Cây phong non trùm khăn đỏ” hành động chăm sóc tận tình
trong lúc chồng ốm đau. Mặc dù Aitmatôp không miêu tả trực tiếp nhưng
hành động cô hiện lên trong mắt Ilyax khi tỉnh lại: “Tôi nhìn nàng và nghĩ
bụng: tôi ốm hay nàng ốm? Tôi không nhận ra nàng được nữa, nàng hốc hác
hẳn đi, mắt có quần thâm, người gầy xọp, tưởng chừng gió có thể thổi bay đi
được” hành động này thể hiện thiên chức của người phụ nữ trong gia đình,
sẵn sàng hi sinh vì chồng, vì con.
Như vậy hành động của nhân vật không chỉ là yếu tố không thể thiếu để
thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm mà còn là yếu tố cần thiết
bộc lộ tính cách của nhân vật. Miêu tả hành động của nhân vật, Aitmatôp đã
phản ánh được tính cách, thái độ của nhân vật trong từng tình huống và từng
hoàn cảnh.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Kirghizia. Thiên nhiên vùng núi Trung á
với cây cỏ, thảo nguyên, rừng núi đã trở thành đời sống của Aitmatôp. Chính
vì vậy mà hình ảnh thiên nhiên vùng đất Kirghizia được trở đi trở lại trong
những tác phẩm của Aitmatôp, kể cả trong tập truyện “Giamilia - truyện núi
đồi và thảo nguyên”. Thiên nhiên ở đây được chia làm hai mảng rõ rệt. Trước
hết là thiên nhiên khắc nghiệt gắn với vùng núi Thiên Sơn băng giá, hay vùng
thảo nguyên Anarkhai rộng lớn khô cằn. Trong “Cây phong non trùm khăn
đỏ” thì luôn xuất hiện khung cảnh “mùa đông cùng Thiên Sơn rất ác liệt, mưa
tuyết, bão tuyết triền miên, trong núi lại hay có những trận lở tuyết”. Hay
dòng sông Kurkurêu dữ dội: “cảnh ban đêm trên bãi sông Kurkurêu thật là
đẹp và đáng sợ. Đây đó trên bãi cỏ, những con ngựa bị tròng chân làm thành
những vệt đen đen… Sông Kurkurêu vít cong một cây liễu nhỏ ướt đẫm và tơi

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


48
tả, nhảy chồm chồm vào bờ, xô đá ầm ầm. Sông không ngớt gầm réo, đêm tối
tràn đầy tiếng ầm ào cuồng loạn, dữ tợn. Khủng khiếp. Rùng rợn” (Giamilia)
Đối lập với mùa đông khắc nghiệt ở Nga là một mùa hè oi ả trong
“Giamilia”: “Gió nóng hừng hực như sôi lửa từ thảo nguyên đổ về, xoáy lốc
bốc tung đám rơm lên, thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân kho, rồi quay tít
như con cù, nghiêng ngả chạy trên đường”.
Trong chuyện “Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên” không chỉ
có khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt mà còn có một thiên nhiên kì vĩ đầy
sức sống. “ Mặt hồ tràn ngập ánh trăng, đang nổi sóng cuồn cuộn. Ôi Ixức-
kun ! Từ ngàn xưa nước hồ vẫn ấm áp” (Cây phong non trùm khăn đỏ).
Hay đó là khung cảnh bao la của thảo nguyên: “Hơi tuyết mới tan vẫn
còn nghi ngút trên mặt đất, nhưng trong làn không khí ẩm ướt đã phân biệt
được mùi hăng hắc của những cây ngải non vùng Anarkhai màu khói lam
đang đâm chồi mọc lên trong đám rễ cây khô cằn từ năm ngoái. Ngọn gió
ngược chiều mang theo âm thanh trong treỏ của thaỏ nguyên mênh mông và
hương xuân tinh khiết” (Mắt lạc đà).
Qua việc miêu tả song song những khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt
với những cảnh thiên nhiên đẹp đã thể hiện sự gắn bó vô cùng giữa con
người và thiên nhiên, con người chính là nền cho thiên nhiên đó.
Tóm lại, với việc miêu tả nhân vật bằng trực quan kết hợp vớicảm nhận
tinh tế của mình, Aitmatôp đã khắc hoạ rõ nét những con người lao động “con
người chân chính của thời đại”. Qua nghệ thuật tả này, các nhân vật hiện lên
vừa chân thực trong diện mạo, vừa đa dạng trong hoạt động tạo chiều sâu, tâm
lí cho các nhân vật.
2.2. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật kể
Theo “Từ điển Tiếng Việt” thì “kể là nói có đầu có đuôi cho người
khác biết” (Hoàng Phê (chủ biên)).

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


49
Kể là biện pháp nghệ thuật chủ đạo của thể loại tự sự nói chung và
truyện ngắn nói riêng. Kể là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó là
hình thức trần thuật lại các biến cố, sự kiện, chi tiết, hành động… và làm cho
đối tượng có một quá trình phát triển riêng, sinh động không lặp lại. Qua biện
pháp nghệ thuật kể, quan hệ giữa các nhân vật với môi trường hay các hành
động cử chỉ, ý nghĩ của nhân vật được xâu chuỗi, nối kết một trình tự thời
gian hoặc xáo trộn một trình tự thời gian theo những dụng ý nghệ thuật cụ thể.
Trong sáng tác, các nhà văn thường sử dụng linh hoạt các hình thức kể
chuyện khác nhau: có thể là tác giả kể chuyện nhưng cũng có thể là nhân vật
kể chuyện.
Trong tập truyện “Giamilia” nghệ thuật kể được Aitmatôp sử dụng linh
hoạt và đạt hiệu quả cao. Người kể thường xưng “tôi” xác định như trong
“Giamilia”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”. Ngoài ra sáng tác của Aitmatôp
còn xuất hiện người kể trung gian (là người kể chuyện nằm trong thế giới
được miêu tả, có thể là người không trực tiếp tham gia vào những sự kiện chủ
yếu của tác phẩm, mà chỉ là kể lại hoặc chứng kiến câu chuyện). Như trong
“Người thầy đầu tiên” nhân vật kể chuyện trung gian chính là người hoạ sĩ,
“Cây phong non trùm khăn đỏ” đó là nhân vật nhà báo.
Sự xuất hiện người kể chuyện trung gian tạo cho câu chuyện mang tính
cách khách quan hơn. Nhân vật kể chuyện này đóng vai trò tạo nền hồi tưởng
cho các nhân vật có thể kể lại câu chuyện của cuộc đời mình. Như trong
“Người thầy đầu tiên” thì người kể là người hoạ sĩ kể lại câu chuyện cảm
động về tình thầy trò của Antưnai - Đuysen. Từ những khó khăn ban đầu cho
đến những thành công sau này của Antưnai. Thực chất đó là việc kể lại theo
dòng hồi tưởng của Antưnai, qua đó ta thấy câu chuyện như một thước phim
hồi tưởng được quay cận cảnh. Song người dẫn chuyện cũng có những đánh
giá, những nhận định riêng càng khẳng định sự khâm phục và nể trọng câu

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


50
chuyện này “làm rung động tâm hồn tôi, thúc giục tôi cầm lấy bút vẽ”. Qua đó
giúp người đọc có cái nhìn nhiều chiều về tác phẩm này.
Nhân vật người kể chuyện trong “Cây phong non trùm khăn đỏ” đã
thuật lại hai câu chuyện của người lái xe và người cán bộ cầu đường, cuộc đời
của Axen hiện lên toàn vẹn cả trong quá khứ và hiện tại. Đây là một hình thức
kết cấu xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Aitmatôp: truyện lồng trong
truyện. Với lối trần thuật này các nhân vật trong truyện ngắn này sẽ hiện lên
một cách sâu sắc qua cảm nhận của những người trong cuộc, tạo một cái nhìn
khách quan cho nhân vật của mình.
Một hình thức kể chuyện cơ bản khác không thể thiếu trong tập truyện
đó là hình thức nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mang ngôi thứ nhất như trong
“Mắt lạc đà” hay “Giamilia”. Trong “Mắt lạc đà” Kêmen người kể chuyện
xưng “tôi”, cậu thanh niên vừa rời ghế nhà trường với một tâm hồn trẻ trung
phơi phới lên vùng khai hoang Anarkhai với bầu nhiệt nhiệt huyết sôi sục
muốn được khẳng định mình. Ở đó trên mảnh đất Anarkhai, Kêmen đã kể lại
những va vấp những khó khăn trong công việc và trong cuộc sống của mình
và cuối cùng Kêmen đã khẳng định được mình trên thảo nguyên bao la đó.
Qua hình thức kể chuyện này khiến cho câu chuyện trở nên sinh động hơn và
mang tính chân thật hơn tạo ra sức hấp dẫn riêng cho truyện ngắn này.
Hay trong Giamilia người kể chuyện là người em chồng Xêit. Anh đã
kể câu chuyện tình yêu của chị dâu mình đồng thời cũng là tiếng bênh vực
cho hành động chị dâu mình trước sự lên án của dân bản, của Xađức (anh
trai); đó cũng là tiếng nói ủng hộ đồng tình với việc làm của Giamilia -
Đaniyar. Qua đây tạo sức nhấn cho câu chuyện thu hút được sự chú ý của
người đọc và có cái nhìn khách quan hơn đối với câu chuyện. Mặt khác câu
chuyện được kể một cách trình tự thời gian khiến nó giống như một cuốn nhật
kí sống, khẳng định được tính chân thực của câu chuyện.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


51
Xét phương diện cách kể thì Aitmatôp đã sử dụng linh hoạt việc sắp
xếp các sự kiện với nhau. Có khi theo trật tự thời gian như trong “Giamilia”,
“Mắt lạc đà”; nhưng có khi đó là sự đan xen giữa hiện tại - quá khứ của các
nhân vật như trong “Người thầy đầu tiên”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”
điều này đã tạo ra các nhân vật hồi tưởng, nhân vật hoài niệm. Như vậy qua
việc tìm hiểu nghệ thuật kể trong tập truyện đã một lần nữa khẳng định tài
năng của Aitmatôp. Ông đã khéo léo vận dụng một cách linh hoạt, sinh động
các hình thức kể chuyện khiến cho câu chuyện của ông mang tính chân thật,
sống động hơn, khắc sâu vào lòng độc giả hơn.
2.3. Đối thoại và độc thoại
Đối thoại là sự “tương tác bằng lời” giữa người nói và người nghe
trong giao tiếp cụ thể. Đối thoại trong văn chương là hình thức mà nhà văn để
các nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận với nhau về một vấn đề
nào đó. Các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng đa dạng thì các nhân
vật đối thoại càng nhiều và càng bộc lộ tính cách, cá tính của mình. Điều này
còn được thể hiện rõ qua nội dung lời thoại, qua cả cách (hình thức) nhân vật
đối thoại, qua đó giúp bạn đọc hiểu được cái bên trong thế giới nội tâm nhân
vật.
Trong tập truyện “Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên” thì mật độ
đối thoại rất ít nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong việc tạo nên nét đặc
sắc cho tập truyện. Đối thoại thể hiện tính cách nhân vật như cuộc đối thoại
giữa Axen và Ilyax trong “Cây phong non trùm khăn đỏ” khi mới gặp nhau
rất thú vị:
- Thôi đi đi, bà cụ ơi! tôi nói với đôi giày phụ nữ.
- Nhưng tôi không phải bà cụ! Axen phụ hoạ theo.
- Thế thì là ai?
- Một người con gái.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


52
- Con gái? Có đẹp không đấy?
- Cứ thử nhìn mà xem.
Qua đối thoại ta thấy hiện lên một Axen tinh nghịch, trong sáng giống
Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu) cũng có những
đối thoại tinh nghịch như vậy:
- Ai ngồi trong đó?
- Nguyệt trả lời: -tôi đây.
- Đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- …
- Việc gì? Hay là cô đi thăm chồng hay người yêu.
- Em đi thăm người yêu đấy.
Hay là một nét tinh nghịch của cô gái thanh niên xung phong:
“ Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh ở Thạch Nhọn
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón”.
( Phạm Tiến Duật)
Lời đối thoại đầu tiên của Axen và Ilyax là một biểu hiện của sự trêu
đùa và cả sự chân tình của hai người. Khi hai người làm vợ chồng khi biết
Ilyax thất bại trong công việc, Axen mới nói với anh một cách rất quả quyết:
Đó là những đối thoại thể hiện nhân cách, tính cách:
- Anh còn ngồi đó làm gì ? - nàng hỏi, giọng nghiêm nghị
- Thế biết làm gì bây giờ? tôi lẩm bẩm
- Trở về trạm xe
- Sao! Không có rơ mooc ấy à?
- Về đấy anh sẽ nói hết.
- …
- Anh hèn nhát.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


53
Lời đối thoại ngắn gọn nhưng mỗi câu đều thể hiện tính cách của Axen.
Câu nói “Anh hèn nhát” vang lên khẽ nhưng cứng cỏi thể hiện sự dũng cảm
của cô, con người ấy không chịu thỏa hiệp với sự đớn hèn của nhân cách dù
đó là người chồng cô hết mực yêu thương.
Hay đó là lời đối thoại dữ dội của Giamilia với Ôxmôn thô bỉ khi gã định
trêu đùa chị, chị đã không ngần ngại mà nói:
- Bỏ cái thói ấy đi!... Cái ngữ các người là thứ ngựa đực của đàn còn có
thể trông mong gì khác ở các người kia chứ
Oxmôn nằm xoài dưới chân đống cỏ, bĩu cặp môi ướt nói:
- Mèo chê thịt cao là thối… rõ khéo làm bộ, thèm chết đi được còn bịt mũi
chê bai.
Giamialia quay ngoắt lại:
- Có lẽ tôi thèm thật đấy! Có lẽ chẳng qua số kiếp bắt chị em chúng tôi
phải chịu cảnh như vậy, thế mà đồ ngu xuẩn nhà anh giễu cợt chúng tôi.
Chẳng thà phải sống cảnh vợ lính xa chồng một trăm năm chứ những thứ như
anh tôi cứ nhổ toẹt vào thật là tởm. Nếu như không phải thời chiến tranh thì
có mà chó nó thèm nói chuyện với nhà anh!
Qua lời nói cùng với hành động quyết liệt đã thể hiện nỗi căm hận ghê
gớm và khinh bỉ sâu sắc đối với những kẻ như Oxmôn. Aitmatôp còn xây
dựng những đối thoại thể hiện tình yêu.
Đaniyar chị lại rất nhẹ nhàng biểu hiện tình yêu sâu sắc:
- Anh Đaniyar, em đã đến, chính em đã đến với anh
Bốn bề yên lặng, một tia chớp lặng lẽ trườn xuống phía dưới
- Anh giận phải không? Giận lắm phải không?
Và lại yên lặng, chỉ có một tảng đất lở rơi xuống sông và một tiếng bõm
êm nhẹ
- Em có lỗi gì đâu? Cũng không có lỗi

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


54
Khác với đối thoại là độc thoại. Độc thoại là tiếng nói bên trong, ý nghĩ
bên trong thầm kín của nhân vật nhằm thể hiện một sự trăn trở suy tư nào đó
của nhân vật. Độc thoại cũng là lúc nhân vật thật nhất qua đó người đọc có
những giây phút lắng đọng để có thể nhìn vào chiều sâu nghệ thuật của tác
phẩm, xem nhân vật nghĩ gì, nhà văn muốn gì về con người và cuộc đời.
Trong tập truyện này, các nhân vật bộc lộ tính cách và vẻ đẹp tâm hồn qua
độc thoại nội tâm. Các đoạn văn độc thoại nội tâm trải dài trên tất cả các trang
văn. Đó có thể là những suy tư trăn trở của Ilyax khi biết Axen bị gả “mày
muốn gì nào? Mày ngốc đến thế kia ư? Xét cho cùng thì cô ấy là cái gì của
mày chứ người yêu chắc? Em gái chắc ? Thử nghĩ mà xem tình cờ gặp gỡ
giữa đường chođi nhờ xe về nhà mới có thế mà đã cuống lên như thể mình đã
tự tình hẳn hoi rồi. Có thể người ta cũng chẳng nghĩ tới mày nữa. Người ta
cần đến mày lắm đấy! người ta có chồng chưa cưới chính thức hẳn hoi, mày
là cái thá gì? Chỉ là một thằng lái xe gặp giữa đường.” [8,124]. Đó còn là
những tâm sự trong sáng của Antưnai về thầy Đuysen trong “Người thầy đầu
tiên”: “mãi tôi vẫn còn chưa tin được rằng thầy Đuysen đã trở về, vẫn còn
sống và vẫn lành lặn. Rồi một nguồn vui bồng bột, chan chứa như dòng nước
lũ mùa xuân ngập trong dòng tình cảm nóng hổi đó, tôi òa khóc nức nở
.Không có gì nữa hết! Tất cả tâm hồn, ý nghĩ cả con người tôi đều tràn ngập
một niềm hạnh phúc phi thường, không lường hết được, vô tận, vô cùng như
vũ trụ” [8, 404-405]. Có lẽ phải có cái nhìn tinh tế vá sắc sảo thì Aitmatôp đã
“dẫn người đọc đi rất sâu vào trong đời sống nội tâm của những người lao
động bình thường, mỗi con người là một thế giới tâm hồn vô cùng phong phú”
Aitmatôp đã để nhân vật của mình đi từ cuộc đời thực vào trong tác phẩm một
cách sống động tạo nên “chất thơ” trong sáng tác của ông, khiến người đọc
phải suy tư trăn trở cùng với các nhân vật đó.
2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua biểu tượng

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


55
Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự
vật còn lưu giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta
đã chấm dứt.
Xét trên phương diện văn học “Từ điển thuật ngữ văn học” Nxb GD,
HN, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) định nghĩa:
“biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa lời nói hoặc một loại hình
tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được
bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư
tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [5, 24].
Trong sáng tác của Aitmatôp thì xuất hiện rất nhiều biểu tượng quen
thuộc đó là hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong sáng tác của Aitmatôp
như con người có tâm trạng, có vận động cụ thể:
Thiên nhiên chính là biểu tượng tạo hoá kì vĩ. Đó là hình ảnh của hồ
Ixức-kun:
Ixức-kun bầy ra trước mắt ta
Như chén đầy trong ngày đại tiệc
Hay đó còn là biểu tượng khung cảnh đất nước núi đồi kì vĩ của Thiên
Sơn “Mùa đông vùng Thiên Sơn rất ác liệt, mưa tuyết liên miên, trong núi lại
hay có những trận lở tuyết” [8,168]. Đó là vùng Thiên Sơn khắc nghiệt giá
buốt nhưng kì vĩ tạo nên nét đặc trưng riêng cho vùng đất Trung á.
Thiên nhiên còn là biểu tượng của huyền thoại xa xưa. Đó là thảo
nguyên Anarkhai “Một dải thảo nguyên ngải mọc tốt tươi bao nhiêu thế kỉ
chưa có vết chân người, chạy dài từ cao nguyên Kurdai cho đến những bãi
sậy ở hồ Bankhas… Anarkhai đã im lặng chứng kiến bao nhiêu thời đại trôi
qua, đó là sa trường của những trận đánh oanh liệt, nơi chôn rau cắt rốn của
những bộ lạc du dân. Nhưng ngày nay cao nguyên Anarkhai sẽ phải trở thành

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


56
một vùng chăn nuôi hết sức phong phú…” [8,284 - 285]. Ở đây thiên nhiên
không chỉ đơn thuần là những sự vật vô tri vô giác mà còn là tấm gương phản
chiếu con người và nó thể hiện bản tính con người.
Hình ảnh cây phong trong “Người thầy đầu tiên” là biểu tượng cho
thầy trò giữa Đuysen và Antưnai. Hình ảnh cây phong được nhắc đến trong ấn
tượng của người dẫn truyện biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người:
“trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác
hẳn, chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn
chan chưa những lời ca dịu êm” [8, 350]. Aitmatôp đã dành rất nhiều trang
văn để miêu tả hình ảnh cây phong, khắc hoạ nó như con người và mang đầy
sức sống. Hình ảnh cây phong chính là biểu tượng cho tình cảm trường tồn
của tình thầy trò Antưnai - Đuysen luôn luôn sóng đôi với nhau “hãy vẽ hai
cây phong của Đuysen và Antưnai chính hai cây phong đã cho tuổi thơ mày
bấy nhiêu phút sướng vui” [8, 446]. Hay là hình ảnh bản làng nơi Đuysen đến
chính là biểu tượng cho sự lãng quên, dốt nát, tăm tối nơi có những thế lực mà
đối chọi lại với thầy Đuysen.
Trở đi trở lại trong sáng tác của Aitmatôp còn là hình tượng cơn dông.
Đó là cơn dông của mùa xuân khi Axen ra đi cùng Ilyax “Trời xẩm tối rất
nhanh. Mây đen kéo đến dày trời, rủ là là trên mặt nước. Trên núi như có ai
đang hàn điện khi loé lên chói mắt, khi vụt tắt ngấm. Cơn dông đang kéo đến..
Sấm chuyển ầm ầm. Đó là cơn dông đầu tiên của mùa xuân. Và đó cũng là
đêm đầu tiên của chúng tôi”, cơn dông đã tạo thành nền cho cơn dông tình
yêu mạnh mẽ bất ngờ bùng lên trong tâm hồn của Axen khi tìm thấy tình yêu
của đời mình. Hay đó là cơn dông cuối cùng của mùa hạ khi Giamilia đến tìm
Đaniyar nói lên tình yêu của mình cho nhau: “xa xa, một tiếng sấm rền
vangtrên núi, ánh chớp rọi sáng khuôn mặt trong nghiêng của Giamilia..
.Giữa những đám mây lại loé lên nhưng tia lửa xanh, tiếng sấm lẹt rẹt vỡ tan

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


57
trên đầu chúng tôi. Cảnh tượng ấy vừa ghê sợ vừa vui thú: cơn dông đã tới,
cơn dông cuối cùng của mùa hè” [8,92] từ đó đã khẳng định được tính cách
mạnh mẽ của Giamilia dám dũng cảm quyết định cuộc đời và số phận của
mình.
Như vậy, việc miêu tả thiên nhiên kì vĩ làm biểu tượng không phải làm
mờ đi hình ảnh con người mà qua đó hình ảnh con người được hiện lên rõ nét.
Đây là nghệ thuật chấm phá, nghệ thuật điểm nhãn trong hội hoạ. Bởi con
người là trung tâm của tác phẩm là biểu tượng của ý chí nghị lực phi thường,
là biểu tượng tình yêu đức hi sinh cao cả.
Trên đây là một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản mà Aitmatôp đã sử dụng
thành công trong việc khắc họa thế giới nhân vật trong sáng tác của mình.
Tuy nhiên, cũng phải kể tới một số thủ pháp nghệ thuật khác như kết cấu, trữ
tình ngoại đề... Tất cả những biện pháp nghệ thuật này được nhà văn xây
dựng rất công phu và nó tạo cho truyện ngắn của Aitmatôp một nét riêng, độc
đáo.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


58
KẾT LUẬN
Ts. Atimatôp đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp văn học. Ông đã
phác thảo thành công cuộc sống chân thực của những người dân miền núi
vùng Kirghizian trong tác phẩm của mình. Từ những trang viết của Aitmatôp
một thế giới nhân vật hiện lên với đầy đủ các tính cách và số phận khác nhau.
Họ chủ yếu là những con người miền núi, mang tính cách và tâm hồn của thảo
nguyên bao la vùng núi Trung á.
Khảo sát thể giới nhân vật trong tập truyện “Giamilia-truyện núi đồi
và thảo nguyên” chúng tôi thấy rằng: Mặc dù, số lượng nhân vật không đông,
song đa dạng về tính cách và phong phú về tâm hồn. Ta sẽ bắt gặp một
Giamilia dũng cảm bứt phá, một Axen tự trọng nhân cách, một Ilyax biết sám
hối chân thành…Tuy không phải là đại diện đầy đủ cho phẩm chất Nga chân
chính, song các nhâc vật trong“Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên” lại
là những hình mẫu chân thực và sống động về những người công dân có ý
thức, trách nhiệm và lương tâm. Họ mang trong mình tính cách mẫu mực, lí
tưởng, biết chiến thắng hoàn cảnh và bản thân bằng sự mạnh mẽ, cá tính và
phóng khoáng.
Xây dựng các nhân vật có tính cách như vậy, Aitmatôp đã thể hiện rõ
quan điểm của nhà văn và niềm tin mãnh liệt vào con người của mình. Điều
đó làm nên giá trị và sức thuyết phục cho các sáng tác của ông nói chung,
“Giamilia-truyện núi đồi và thảo nguyên” nói riêng.
Aitmatôp tỏ ra có biệt tài khắc họa tính cách nhân vật. Khắc họa nhân
vật nhà văn Aitmatôp đã sử dụng linh hoạt các biên pháp nghệ thuật. Với lối
kể chuyện khéo léo cùng nghệ thuật tả đặc sắc tác giả đã khắc họa thành công
những nét chân thực của nhân vật trong “Giamilia-truyện núi đồi và thảo
nguyên”. Ngoài ra, với tài năng khám phá đời sống nội tâm con người qua đối
thoại và độc thoại kết hợp với sự lựa chọn biểu tượng đã tạo nên sức hấp dẫn

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


59
của tập truyện “Giamilia-truyện núi đồi và thảo nguyên”. Đặc biệt, nhà văn
còn dành rất nhiều trang văn để miêu tả sự hùng vĩ và thơ mộng của thiên
nhiên. Tuy nhiên, các nhân vật trong tập “Giamilia - truyện núi đồi và thảo
nguyên” không bị chìm lẫn trong sự hùng vĩ, choáng ngợp của cảnh sắc mà
nổi bật, như là trọng tâm của cảnh sắc mà hiện lên sống động, chân thực hơn.
Cuối cùng, chúng tôi xin mượn lời của Maiacôpxki để nhận xét về tài
năng của Aitmatôp:
“ Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Mới đem về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Tên tuổi của Aitmatôp gắn liền với sự phát triển của nền văn học Nga,
Aitmatôp trở thành niềm tự hào của xứ sở Kirghizia, niềm tự hào của quê
hương cách mạng tháng Mười vĩ đại.

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trọng Cường (1982), Về cuốn Giamilia, Tạp chí văn học số 5
2. Hà Minh Đức (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga - sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục.
4. Đỗ Xuân Hà (1987), Đặc sắc tư duy nghệ thuật của Ts.Aitmatôp, Tạp chí
văn học số 2.
5. Lê Bá Hán(chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2000), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia
6. Hoàng Ngọc Hiến (1987), Văn học Xô viết đương đại, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp
7. Hoàng Ngọc Hiến (1986), Văn học Xô viết bước vào thời kì XHCN phát
triển, tạp chí văn học số 5
8. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân đồng
dịch (2005), Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên, Nxb Văn Học.
9. Vũ Thị Hương (2007), Thế giới biểu tượng trong một số sáng tác của
Ts.Aitmatôp (khóa luận tốt ngiệp), Đại học sư phạm Hà Nội 2
10. Phương Lựu (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
11. Chu Nga dịch (1986), Và một ngày dài hơn thế kỉ, Nxb Lao động
12. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng.
13. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn), (1999), Phê bình - bình luận văn học Maxime
Gorki-Essenin - Aitmatop - Ostrovki, Nxb Văn nghệ
14. Phan Thị Thu Trang (2005), Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của
Tsighiz Aitmatôp (Luận văn thạc sĩ), Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Lê Sơn (1982), Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng
Ts.Aitmatôp, tạp chí văn học số5
16. Lê Sơn (1987), Đọc “Văn học Xô viết những năm gần đây” của Hoàng
Ngọc Hiến, tạp chí văn học số 2

Lưu Thị Hồng Yến Lớp K32D – Khoa Ngữ Văn


61

You might also like