đề cương tự ôn tập qlrr

You might also like

You are on page 1of 13

Case pháp lý – bản quyền thương hiệu của Vinamit

1. Phân tích:
● “Đức Thành” vốn là thương hiệu của Công ty CP Vinamit Việt Nam từ ngày đầu
thành lập (1991) và cũng là thương hiệu phổ biến của Vinamit tại thị trường Trung
Quốc. Tuy nhiên, tại thị trường TQ, Vinamit chỉ đăng ký sở hữu thương hiệu tiếng
Việt mà không đăng ký sở hữu thương hiệu bằng tiếng Hoa. Lợi dụng sơ hở này,
Xie Hong Yi vốn là đại diện nhà phân phối cho Vinamit tại thị trường Trung Quốc
đã lén lút đăng ký bảo hộ thương hiệu “Đức Thành” bằng tiếng Hoa.
● Nếu không chiến đấu giành lại thương hiệu, Vinamit sẽ phải đối đầu với nguy cơ
sản phẩm bị đánh bật khỏi siêu thị, thậm chí, lãnh đạo của Vinamit có nguy
cơ ngồi tù, nếu người sở hữu kia khởi kiện với cơ quan chức năng Trung Quốc.
Theo luật pháp Trung Quốc, tội làm giả thương hiệu có thể sẽ bị ngồi tù 5 năm.
● Năm 2011, Vinamit nộp đơn ra tòa yêu cầu thu hồi thương hiệu với lý do “Đức
Thành” là tên sản phẩm và cũng là logo thương hiệu của Vinamit đã sử dụng trước.
● Kết quả vụ kiện: Ngày 25/12/2012, theo bản án phúc thẩm của TAND TP.Bắc
Kinh, Xie Hong Yi và một số công ty liên quan chưa được sự cho phép của
Vinamit đã tự ý đăng ký độc quyền cho thương hiệu, vi phạm quy định trong
điều 15 của luật Thương mại, đồng thời vi phạm nguyên tắc uy tín trung thực,
hình thành hành vi “thủ đoạn bất chính”. Tòa đã ra phán quyết thu hồi thương
hiệu “Đức Thành” và trả lại cho Công ty Vinamit.
1. Đánh giá:
● Việc nắm không vững quy định pháp luật của nước sở tại, thiếu thận trọng trong
quá trình tìm hiểu và quản trị mối quan hệ với đối tác khi xuất khẩu sản phẩm đã
dẫn Vinamit đến một “cuộc chiến bản quyền” kéo dài ròng rã, tiêu tốn nhiều nguồn
lực, đặc biệt là chi phí.
1. Giải pháp: Đây là một bài học đáng nhớ về việc sở hữu bản quyền thương hiệu
(một rủi ro pháp lý điển hình) cho những doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường
sang một quốc gia khác.
● Thứ nhất: Doanh nghiệp cần phải có nhà tư vấn, ít nhất là tư vấn về pháp luật kinh
doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh Việt Nam. Điều này giúp DN hiểu hệ thống
pháp luật của thị trường mới, qua đó nhận diện và đánh giá đầy đủ, toàn diện các
rủi ro pháp lý và có kế hoạch kiểm soát, phòng chống rủi ro pháp lý
● Thứ hai: Lựa chọn đối tác phù hợp với mong muốn của mình, đầu tư thời gian tìm
hiểu kỹ lịch sử đầu tư, hoạt động của đối tác.
● Thứ ba: Đừng ngại tin tưởng nhưng cũng đừng để lộ sơ hở của mình trước đối tác
nước ngoài. 
● Thứ tư: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến lược, quản lý rủi ro của quá
trình hợp tác với đối tác bản địa cũng như thâm nhập thị trường mới để xây dựng
hệ thống quản lý, quy trình ra quyết định rõ ràng, minh bạch, khoa học, phù hợp. 
● Thứ năm: Về phía cơ quan Nhà nước, cần có những chính sách, hỗ trợ, cung cấp
thông tin về pháp luật, sự thay đổi pháp lý, thị trường của các quốc gia khác để
cung cấp cho các DN VN => tạo điều kiện cho DN VN tiếp cận thị trường mới một
cách an toàn, hợp pháp, tránh những hệ lụy pháp lý không cần thiết. 

A. Rủi ro quốc gia


1. Khái niệm
 Rr quốc gia là rủi ro và các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị ở một
quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rr quốc gia cũng bao
gồm cả khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của
chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ.
2. Phân loại
- RR kinh tế: là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng và tạo
ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một nhà đầu tư. Rủi ro này phát sinh
từ khả năng tiềm tàng của những thay đổi bất lợi cho mục tiêu của các chính sách kinh tế
chủ yếu (chính sách tài khóa, CSQT, CS phân bố của cải cách hay chính sách sản xuất),
hay phát sinh từ một thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của quốc gia (như cạn kiệt tài
nguyên, suy thoái công nghiệp, dịch chuyển dân cư)
- RR chuyển giao: là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia về
việc hạn chế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài như gây khó khăn cho việc di chuyển
lợi nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rr chuyển giao cũng có thể hiểu là khả năng mà một
tài sản không thể chuyển đổi sang một đồng tiền thanh toán (đồng tiền có khả năng
chuyển đổi) bởi vì quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềm chế khả năng này.
- RR tỷ giá: là sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá
bao gồm thay đổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi. Lý thuyết kinh tế chỉ ra việc phân tích rủi
ro tỷ giá phải trải qua thời kỳ dài (hơn 1 đến 2 năm). Các áp lực ngắn hạn, bị chi phối bởi
các nguyên tắc kinh tế cơ bản, có khuynh hướng bị cuốn theo bởi các động lực mua bán
tiền tệ được định giá một cách tốt nhất bởi các nhà kinh doanh tiền tệ. Trong ngắn hạn, rủi
ro đối với nhiều đồng tiền có thể được loại bỏ ở một chi phí có thể chấp nhận được thông
qua các cơ chế phòng ngừa khác nhau và các hợp đồng tương lai
- RR vị trí hay RR vùng lân cận: bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên bởi những
khó khăn trong một khu vực, bởi một nước đối tác của một quốc gia, hay trong các quốc
gia với những tính chất tương tự. Tính chất này là thể hiện tiêu biểu ở quốc gia Latin vào
những năm 1980, sự lây lan ở châu Á vào năm 1997 - 1998. Vị trí địa lý cung cấp sự đo
lường đơn giản nhất về rr vị trí. Các đối tác giao dịch, các đồng minh thương mại quốc tế,
quy mô, biên giới và khoảng cách đối với các quốc gia quan trọng về kinh tế hay chính trị
hay các khu vực cũng có thể giúp xác định rr vị trí
- RR thể chế: liên quan đến việc một chính phủ sẽ không sẵn lòng hay không thể đáp ứng
được các nghĩa vụ nợ hoặc có thể bội ước các cam đoan đối với các khoản vay nợ. Rr thể
chế liên quan đến rủi ro chuyển giao mà một chính phủ có thể cạn kiệt ngoại hối do sự
tiến triển không thuận lợi trong cán cân thanh toán. Nó cũng liên quan đến rủi ro chính trị
trong trường hợp mà một chính phủ quyết định không thực hiện đúng hẹn những cam kết
vì mục đích chính trị. Rr này đặc biệt quan trọng đối với người cho vay cá nhân. Khi
chính phủ một quốc gia quyết định không đáp ứng nghĩa vụ nợ của họ, người cho vay cá
nhân thực tế không thể kiện chính phủ nước ngoài
- RR chính trị: liên quan đến một thay đổi trong thể chế chính trị suất phát từ một thay
đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi kinh tế khác. Loại
rr này bao hàm khả năng tiềm tàng đối với những xung đột bên trong và bên ngoài, rr
sung công. Đánh giá rủi ro này đòi hỏi phân tích nhiều nhân tố, bao gồm các mối quan hệ
của các đảng phái khác nhau trong một quốc gia, quá trình ra quyết định trong chính phủ,
và lịch sử của quốc gia đó. Việc mua bảo hiểm hiện có đối với các rr chính trị, có thể đạt
được từ một số cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế
3. Vai trò
Đánh giá rủi ro quốc gia có vai trò quan trọng vì nó lượng hóa được mức độ rủi ro của
từng quốc gia đo lường.
● Đối với chính phủ:

 CP có thể nhận biết được thực trạng của nền kinh tế, những yếu kém và triển
vọng quốc gia làm cơ sở đưa ra chính sách vĩ mô nhằm nâng cao mức tín nhiệm
trên trường quốc tế, thu hút vốn ĐT thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT.
 Cải thiện mức độ RRQG -> giảm thiểu chi phí vay mượn trên thị trường tài trợ
quốc tế do nguyên tắc tài chính căn bản RR càng cao thì phân bù đắp RR cũng
phải tương ứng.
● Đối với các nhà đầu tư:

 NĐT trong nước: nhận biết được mức độ RR chung để so sánh với mức độ RR
riêng của mình để có chiến lược đầu tư cụ thể nhằm đạt mức sinh lời cao nhất.
 NĐT quốc tế: cung cấp thông tin tốt nhất cho việc dự báo các khả năng có thể
xảy ra, làm công cụ cho các quyết định cho vay hoặc đầu tư vào 1 QG cụ thể

B. Quản trị rủi ro chiến lược


1. Khái niệm
 Là một phần của quản trị rr doanh nghiệp và tập trung vào những nguy cơ có
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của DN trong dài hạn
 QTRRCL được thực thi ở cấp ban giám đốc và hội đồng quản trị và bao trùm
tất cả các phòng ban. Nó không nhất thiết phải được thực hiện thường xuyên,
nhưng cần phải được đánh giá liên tục như một phần của các hoạt động thực thi
chiến lược
2. Nội dung Quy trình QTRRCL gồm 6b:

● Nhận diện và đánh giá rủi ro: thực hiện công việc theo từng loại rủi ro và liệt kê
ra những rr cụ thể trong mỗi loại mà công ty có thể gặp -> biểu đồ khung rr chiến
lược
● Định lượng rr: gồm hai giai đoạn
- Đối với mỗi rr, ước lượng sơ bộ chi phí mà công ty phải bỏ ra nếu rr đó thành sự
thật (tính trên tổng doanh thu, lợi nhuận hằng năm…)
- Tính toán những khả năng rrcó thể xảy ra (tính chính xác dựa vào lịch sử công ty,
số liệu ghi chép và phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mở rộng thị trường…)
● Xây dựng những kế hoạch giảm bớt rủi ro: kiểm tra từng rr đã xác định được,
vạch ra kế hoạch hành động hoặc hệ thống quản lý để loại bỏ hoặc giảm bớt thiệt
hại tiềm năng mà mỗi rr có thể gây ra
● Xác định khả năng lật ngược tình thế: ý tưởng sáng tạo đóng vai trò quan trọng,
làm thế nào biến những áp lực tiêu cực thành áp lực tích cực. Mẫu đánh giá thông
tin về rr
● Sắp xếp và đánh thứ tự ưu tiên cho các rr: lập bản đồ ể nắm được những rr lớn
nhất của công ty
● Điều chỉnh các quyết định đầu tư: Khi quản trị rủi ro chiến lược, việc xác định
và phân bổ nguồn lực (đặc biệt là tài chính) rất quan trọng dựa trên mức độ và khả
năng xảy ra của rr, chi phí sẽ mất ước tính, bản chất của những kế hoạch ứng phó
đã được vạch ra.

C. Quản trị rủi ro


- Khái niệm: Theo trường phái mới, QT: quá trình hoạch định mục tiêu, chiến lược,
kế hoạch mà đối tượng quản lý cần đạt được trong 1 giai đoạn nhất định. RR là
những bất chắc có thể đo lường được. QTRR là tổng hợp các hoạt động hoạch định
chiến lược và kế hoạch QLRR, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ
hoạt động của tổ chức liên quan đến QLRR sao cho đạt được mục tiêu đề ra 1 cách
hiệu quả nhất.
- Quy trình QTRR:
1. Nhận dạng - phân tích - đo lường RR
● Nhận dạng RR: là quá trình XĐ liên tục, có hệ thống các RR trong hoạt động
KD của tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về nguồn gốc RR, các yếu tố mạo
hiểm, đối tượng RR và các loại tổn thất.
- Phương pháp nhận dạng RR:
✔ Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về RR và tiến hành điều tra, gồm: danh mục các nguy
cơ (liệt kê RR thường gặp), Danh mục các RR được bảo hiểm, Các hệ thống
chuyên gia (là các quy trình phát hiện RR, 4 bước: định hướng -> phân tích tài liệu
-> phỏng vấn -> khảo sát, điều tra trực tiếp)
✔ Phương pháp lưu đồ: XD lưu đồ trình bày tất cả hoạt động của tổ chức.
✔ Nghiên cứu thị trường: quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của DN
✔ Phân tích các điều khoản HĐ.
● Phân tích RR: XĐ nguyên nhân gây ra RR cũng như các nhân tố làm tăng khả
năng xảy ra RR cho DN để tìm ra biện pháp phòng ngừa.
� Các công cụ hỗ trợ phân tích RR: bảng câu hỏi phân tích RR, danh mục các nguy
cơ, danh mục các RR được BH, các hệ thống chuyên gia.
● Đo lường RR: thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần xuất
xuất hiện RR, mức độ nghiêm trọng của RR -> lập ma trận đo lường RR.
� Các phương pháp đo lường RR:
+ Đo lường định lượng: XD các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở
các số liệu QK về tổn thất đó và Sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả những
thay đổi của MT vào các phân phối XS cần XĐ (giả lập Monte Carlo, phân phối
Gamma)

+ Đo lường định tính: là PP dựa trên những đánh giá của các chuyên gia để từ
đố xếphạng các RR và đưa ra 1 báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với RR khó lường,
qua 3 bước: liệt kê và đánh giá định kỳ các RR -> chấm điểm RR dựa trên các tiêu
chí: mức độ nghiêm trọng, tần số phát sinh, thời điểm có khả năng phát sinh ->
Chuyên gia chấm điểm, tập hợp và đưa ra chỉ tiêu để theo dõi sự biến đổi của RR.

2. Kiểm soát – phòng ngừa RR


● Kiểm soát RR: sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương
trình HĐ… để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất, ảnh hưởng không mọng
đợi có thể đến với tổ chức.
 Biện pháp:
 Né tránh RR Ngăn ngừa tổn thất
 Giảm thiểu tổn thất Chuyển giao RR Đa dạng hóa RR
3. Tài trợ RR: là dự phòng nguồn TC cho các thiệt hại do RR xảy ra. Chia làm 2
nhóm:
● Tự khắc phục RR: PP người/ tổ chức bị RR tự mình thanh toán các tổn thất.
Nguồn bù đắp RR là nguồn vốn tự cứ của chính tổ chức đó, hoặc đi vay.
● Chuyển giao RR:
✔ TS đã mua BH, khi tổn thất xảy ra phải khiếu nại đòi bồi thường.
✔ DN có thể ký HĐ với điều khoản đặc biệt (HĐ dài hạn với giá cả cố định,
HĐ ngoại tệ kỳ hạn) tránh RR tỷ giá.

D Rủi ro tín dụng


 Khái niệm
- Rủi ro tín dụng là nguy cơ người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả
vốn góp so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố
tới dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức
tín dụng. (Hennie van Greuning)
- Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam
kết (Thông tư)
- Theo điều 2.1 quyết định số: 165, “rủi ro trong hoạt động của các chi nhánh là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh, do khách hàng không thực hiện,
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện các
nghĩa vụ nợ đã cam kết
- Phân loại:
+ Căn cứ theo tiêu thức RR:

✔ RR giao dịch: là 1 hình thức của RR tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn
chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, bao gồm: RR lựa chọn, RR bảo
đảm, RR nghiệp vụ.
✔ RR danh mục: là RR tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong
quản lý danh mục cho vay của tổ chức tài chính, gồm: RR nội tại và RR tập trung.
+ Căn cứ theo nguyên nhân gây ra RR:

✔ RR khách quan: Do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, người
vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay.
✔ RR chủ quan: NN thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay.
+ Căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro: RR theo khoản vay ngắn, trung và dài hạn.

+ Căn cứ theo nguồn gốc hình thành: RR từ phía người cho vay và RR từ phía người
vay.

+ Căn cứ theo khả năng trả nợ của KH: RR không trả nợ đúng hạn (RR đọng vốn)
và RR không có khả năng trả nợ.

- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan từ tổ chức tài chính:

✔ Quốc tế điều hành: phát sinh khi người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay có
quyết định chưa chính xác, không căn cứ kết quả KD của KH.
✔ Bộ phận tín dụng: không thực hiện đúng quy chế, quy trình cấp TD, thẩm định dự
án vay vốn và KH sơ sài/ hạ thấp tiêu chuẩn TD, không kiểm tra, không đề ra biện
pháp xử lý kiên quyết.
✔ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ yếu kém
✔ Cán bộ ngân hàng cố tình làm sai
+ Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay vốn:

✔ KH SXKD thua lỗ: do nguyên nhân như trình độ và khả năng điều hành của KH
yếu kém.
✔ KH sử dụng vốn không đúng mục đích: KH dễ gặp RR đặc biệt khi sử dụng vốn
ngắn hạn ĐT vào đối tượng trung dài hạn.
✔ KH bị phá sản.
+ Nhóm nguyên nhân khách quan gồm:

✔ BKK: thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh, thời tiết.
✔ Cơ chế, chính sách thay đổi bởi nhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động SXKD
của KH.
✔ Biến động thị trường: DN là người chấp nhận giá -> lợi nhuận dao động theo sự
biến động thị trường.
✔ Môi trường CT-XH thay đổi gây tổn hại cho hoạt động NH: giảm niềm tin của
công chúng, khó huy động vốn, không thu hồi được vốn vay.
- Hậu quả: Gây tổn thất lan truyền đến mọi tổ chức KT và cá nhân khác.
+ Đối với người gửi tiền: Tổ chức TD không thu hồi được gốc và lãi của khoản vay,
ảnh hưởng uy tín của tổ chức TD, KH kéo đến rút tiền ồ ạt -> Tổ chức TD mất khả năng
thanh toán, KH không thể thu hồi được khoản tiền đã gửi lại tổ chức TD.

+ Đối với người vay tiền: RRTD cao -> giảm uy tín của TCTD, người gửi tiền ít đi->
TCTD phải trả lãi suất cao -> hạn chế cho vay, áp dụng điều khoạn cho vay chặt chẽ, áp
mức LS cao hơn. Người đi vay bị ảnh hưởng CP và hiệu quả KD. KH gây ra nợ xậu, quá
hạn đối với TCTD.

+ Đối với tổ chức TD:

✔ Làm giảm uy tín trên thị trường, việc huy động vốn khó khăn, khả năng cạnh tranh
giảm.
✔ Ảnh hưởng khả năng thanh toán, việc thu hồi nợ gặp khó trong khi vẫn phải thanh
toán nợ đúng hạn.
✔ Giảm lợi nhuận.
✔ Mát khả năng thanh toán và phá sản.
+ Đối với nền kinh tế: NH phá sản, ảnh hưởng đến tình hình SXKD của DN do
không có tiền trả lương công nhân, mua NVL, giá cả tăng, thất nghiệp tăng, XH mất ổn
định, KT suy thoái.

E. Rủi ro hoạt động


1. Khái niệm
- Rr hoạt động là rủi ro gánh chịu những khoản thua lỗ bắt nguồn trực tiếp hay gián
tiếp từ sự thiếu hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, của
nguồn nhân lực hay từ các sự kiện bên ngoài.
- Rr hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không
đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan
bên ngoài
- Rủi ro hoạt động bao gồm những rủi ro:
+ rr do quy chế, quy trình nghiệp vụ
+ Rr do cán bộ ngân hàng
+ Rr do các nguyên nhân khác
+ Rr do tác động từ bên ngoài
+ Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin
Vd: tổ trưởng tổ kế toán tại một điểm giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần
biển thủ 7 tỷ đồng cá độ bóng.

2. Phân loại rủi ro hoạt động

- operational failure risk: này sinh từ việc có khả năng xảy ra sự cố trong quá trình
kinh doanh của ngân hàng
- Operational strategic risk: Nảy sinh từ các nhân tố khách quan, chẳng hạn, một
đối thủ cạnh tranh thay đổi cách thức kinh doanh, sự thay đổi lớn trong chính sách
của nhà nước.
- -> quan tâm nhiều hơn đến rr loại 1. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu doanh nghiệp
không thể nhận dạng rủi ro loại 2 thì rất dễ dẫn đến phát sinh rủi ro loại 1.
3. Đặc tính của rủi ro hoạt động

- nếu rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường chỉ liên quan đến một hoặc một số bộ phận
của ngân hàng thì rủi ro hoạt động có liên quan đến toàn bộ các bộ phận.
- VD: nếu sự cố mất điện xảy ra, hoặc lỗi hệ thống máy tính bị treo thì toàn bộ hoạt
động ngân hàng sẽ bị ngưng trệ. Hoặc nếu quy trình nghiệp vụ huy động vốn
không phù hợp với quy định hiện hành của các cơ quan quản lý thì cũng dễ xảy ra
nguy cơ ngân hàng bị phạt, các giao dịch bị hủy bỏ.
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro hoạt động, có thể thấy qua các ví dụ kể trên,
xuất phát từ yếu tố con người với các hoạt động như: lừa đảo, biển thủ, giả mạo
giấy tờ, ăn cắp thông tin, thực hiện giao dịch không đúng thẩm quyền, cố ý làm trái
các quy định của ngân hàng, của pháp luật.

F. rủi ro trong hđ kinh doanh ngoại thương của VN


1.1. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại thương của Việt Nam

a. Gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh ngoại thương từ môi trường chính trị
đầy bất trắc
- Đặc trưng của các cuộc bạo động chính trị thời gian gần đây là:
+ Xung đột chính trị, quân sự, hầu hết ở các nước đang phát triển, điển hình là khu
vực châu Phi và châu Á
+ Kết hợp đan xen giữa bạo lực chính trị, quân sự và khủng bố, bạo động,bắt cóc…
là phương pháp các thế lực thù địch tiến hành
+ Mâu thuẫn giữa các sắc tộc, thể lực, tôn giáo… dai dẳng và nghiêm trọng, có xu
hướng ngày càng tăng
+ Nguy cơ bất ổn về chính trị không ngừng diễn ra, xu hướng tăng nhanh (chiêu bài
nhân quyền của Mỹ) dựa trên quan điểm sai lầm: mọi mâu thuẫn có thể giải quyết
bằng con đường quân sự
b. Gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh ngoại thương từ môi trường tự nhiên
đầy bất trắc
- thảm họa tự nhiên từ mưa gió, bão lụt: sự ảnh hưởng đến thương mại của hiện
tượng elnino, elnina được coi là nguyên nhân căn bản gây ra các hiện tượng nóng,
lạnh, khô hạn, bão lũ, ngập úng... trên toàn cầu
- Thảm họa tự nhiên từ động đất, núi lửa phun
- Thảm họa tự nhiên từ nạn cháy rừng: mùa khô nóng
- Thảm họa tự nhiên từ môi trường thiên nhiên bị hủy hoại: thủng tầng ozon, khai
thác quá mức quyền lợi tự nhiên do con người gây ra
- Thảm họa tự nhiên từ nạn ô nhiễm xăng, dầu mỏ: tràn dầu trên biển
c. Nguy cơ rủi ro từ khủng hoảng kinh tế
- khủng hoảng kinh tế thế giới mang tính chu kỳ: 1825, 1836,1929-1933 (tàu đổ
hàng xuống biển do sức mua giảm) -> thất nghiệp gia tăng, lạm phát tăng, tiền mất
giá, kinh tế suy thoái, khủng hoảng kinh tế là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế
thị trường
- Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997: đồng nội tệ mất giá, ngân hàng phá
sản, chỉ số chứng khoán giảm
d. Nguy cơ rủi ro từ chính sách quản lý kinh tế và cơ cấu điều hành kinh doanh
ngoại thương của Việt Nam và các nước trên thế giới
- Sự thay đổi, bất định của chính sách kinh tế (mậu dịch Tự do hoặc bảo hộ dịch, mở
cửa hoặc đóng cửa…) là nguyên nhân gây ra rủi ro trong ngoại thương
- rủi ro trong quan hệ kinh tế quốc tế các doanh nghiệp hay gặp là lệnh cấm, cầm
giữ, hạn chế kinh doanh, tăng giảm thuế của chính quyền sở tại -> doanh nghiệp
mất toàn bộ vốn đầu tư vào thị trường, chi phí kinh doanh tăng
- Chính sách kinh tế được cụ thể hóa qua cơ chế điều hành, cơ chế điều hành thay
đổi là rủi ro của doanh nghiệp
● TH Việt Nam:
- tính không thống nhất, ko đồng bộ, sai sót, chồng chéo của chính sách kinh tế và
văn bản pháp quy: nhiều Bộ cùng quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu một mặt
hàng
- Tính bất định, luôn thay đổi của chính sách kinh tế và cơ chế điều hành hoạt động
kinh doanh
- Sự yếu kém của bộ máy điều hành, quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu: bảo thủ,
cửa quyền: cầm giữ hàng hóa kéo dài nhưng không đủ bằng chứng chứng minh sự
vi phạm của doanh nghiệp, hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quy cách sai lầm, thiếu
cân nhắc về hoạt động của doanh nghiệp, nghi ngờ của hải quan buộc doanh
nghiệp giám định hàng hóa nhiều lần, cùng một hàng hóa có kết quả giám định
khác thì hải quan chọn kết quả giám định áp mã có thuế suất cao nhất, chế độ kiểm
tra kiểm soát hải quan không thống nhất ở các cửa khẩu
- Thanh tra tùy tiện không đúng chức năng, nội dung trùng lặp: Gây phiền hà cho
doanh nghiệp, một năm doanh nghiệp tiếp 4-5 đoàn thanh tra với tên gọi khác
nhưng nội dung là một
e. Nguy cơ rủi ro từ hoạt động tài chính quốc tế luôn biến động: do các nguyên
nhân sau
- Mất cân đối cung - cầu của nguồn tài chính quốc tế do áp lực gia tăng đầu tư và
giảm sút nguồn vốn trung, dài hạn
- Nhằm tìm kiếm thị trường đầu tư có lợi, luồng vốn thường xuyên di chuyển từ
vùng, quốc gia này sang vùng, quốc gia khác thông qua thị trường vốn và các định
chế tài chính quốc tế
- Không thống nhất trong điều hành các tổ chức tài chính quốc tế, không kiểm soát
được hệ thống tài chính, bị chi phối bởi các ý đồ chính trị, gia tăng lạm phát, biến
động tiền tệ
● TH VN:
- Tài chính Việt Nam cũng chịu sự tác động của tài chính quốc tế, tuy nhiên ảnh
hưởng không lớn do:
+ các định chế tài chính quốc tế chưa được áp dụng mạnh ở Việt Nam, nguồn vốn
nước ngoài chủ yếu thông qua các khoản tín dụng ưu đãi ODA và FDI
+ Đồng tiền Việt Nam không phải là tiền tệ tự do chuyển đổi
f. Nguy cơ rủi ro từ sự biến động tiền tệ
70 % hợp đồng thương mại quốc tế lựa chọn USD, cả thế giới phụ thuộc vào USD
trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ là rr cao. Phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào
sự ổn định của USD.

g. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh ngoại
thương của các doanh nghiệp Việt Nam
- với chất lượng thấp, giá cả hàng hóa cao, các mặt hàng của Việt Nam không có ưu
thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nếu không cải tiến công nghệ, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm
- Sự chênh lệch về trình độ khoa học kĩ thuật, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu
thông tin, thua kém về trình độ quản lý kinh doanh là rủi ro khi doanh nghiệp Việt
Nam hội nhập

1.2. RR, tổn thất điển hình trong hoạt động kinh doanh ngoại thương của Việt
Nam

a. RR, tổn thất do sự biến đổi thất thường của cung, cầu, giá cả hàng hóa trên thị
trường thế giới
- Đặc trưng của kinh tế thị trường là phát triển theo sự điều tiết của quy luật giá trị
và quan hệ cung cầu thông qua giá cả hàng hóa trên thị trường
- Giá cả nhiều mặt hàng biến động thất thường, giá cả hàng hóa nguyên vật liệu luôn
có xu hướng giảm dần -> Gây rr lớn khi giá xuống thấp hơn chi phí và giá thành
sản xuất (gạo, quy luật trồng - phá cây cà phê, xăng dầu)
b. rr, tổn thất do sự biến động của tỷ giá hối đoái
- nguyên nhân gây ra sự biến động của VND so với ngoại tệ:
+ vnđ hiện nay được định giá cao hơn giá trị thực
+ Nhu cầu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, thanh toán hợp đồng nhập khẩu ngày càng
tăng
+ Các hợp đồng ngoại tệ sắp bị mất giá so với USD làm cho nhu cầu dự trữ ngoại tệ
bằng USD tăng
c. rr, tổn thất trong thanh toán quốc tế
- giao hàng không thu được tiền đầy đủ, đúng thời hạn, địa điểm quy định hoặc trả
tiền rồi mà không nhận được hàng đúng cam kết
- Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng: trả tiền mặt trực tiếp COD,
chuyển tiền, nhờ thu, hàng đổi hàng. L/C phổ biến nhất vì an toàn nhất tuy nhiên
vẫn có rr.
d. Rr, tổn thất do lừa đảo
- là hậu quả của các hành vi con người vô đạo đức, lợi dụng sự ngây thơ, thiếu hiểu
biết, tên người và sự phức tạp trong các tình huống kinh doanh. Ví dụ: lừa đảo về
chứng từ, lừa đảo không thực hiện hợp đồng, đánh chiếm tàu, lừa đảo bằng tàu ma,
địa chỉ ma, mạo danh… (VD: lừa đảo không thanh toán tiền hàng của 13 doanh
nghiệp nhập khẩu trái cây ở UAE)
- Lừa đảo trong giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng: mạo danh, tạo dựng uy tín rồi
lừa đảo, tạo điều kiện thuận lợi giao dịch cho khách hàng để che đậy mục đích lừa
đảo
- Lừa đảo trong thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: lừa đảo bằng giả
mạo chứng từ thanh toán, lừa đảo bằng séc trả tiền giả
- Lừa đảo trên những con tàu: không thực hiện hợp đồng thuê tàu định hạn, đòi phí
thêm để hoàn thành hành trình tàu chuyến, đánh chiếm tàu đạt được bồi thường
theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu, các loại tàu ma ( tàu không đăng ký thực vào
thời điểm nhận hàng theo hợp đồng chuyên chở) nhằm đánh cắp tất cả hàng hóa
trên tàu
- Lừa đảo bằng buôn bán, cung cấp hàng giả (hàng giả làm mất danh tiếng của
doanh nghiệp, phương hại đến lợi ích, sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng)
e. Rr phá sản
- là toàn bộ tác động ngoài mong muốn ảnh hưởng đến sự tồn tại, làm mất khả năng
chi trả của doanh nghiệp. Phá sản là rr vì là điều không mong đợi của bất kỳ doanh
nghiệp nào, được coi là biện pháp cuối cùng để giải thoát TN của chủ doanh
nghiệp, làm hàng nghìn lao động mất việc, gây tổn hại cho xã hội
f. Rr tranh chấp, kiện tụng trong kinh doanh
- bị tranh chấp, kiện tụng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại:
+ mất uy tín
+ Tổn thất về trí lực
+ Tổn thất về thời gian, tiền bạc
- nguyên nhân gây tranh chấp, kiện tụng:
+ Do nội dung của hợp đồng kinh tế mập mờ, khó hiểu -> hiểu sai, thực hiện sai
+ Bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng quy định về chất lượng, bao
bì…
+ Bên mua không nhận hàng phải không thanh toán hoặc không trả tiền đủ, đúng hạn
g. Rủi ro trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
- nguyên nhân rủi ro do con người chiếm khoảng 70 %, còn lại là nguyên nhân
khách quan
- Yếu tố dẫn đến lỗi lầm của con người:
+ thiếu sót về mặt tổ chức
+ Thiếu sót về hệ thống kĩ thuật (công nghệ đóng tàu lạc hậu, suy giảm hệ thống vận
hành)
+ Sơ suất thiếu kiến thức của con người (chủ quan, thiếu mẫn cán của thuyền trưởng,
hoa tiêu, không chấp hành quy định hàng hải triệt để của thuyền trưởng, thủy thủ
đoàn)
h. Rr tổn thất do cướp biển
- Cướp biển hiện tập trung vào những tàu chở xăng dầu hoặc hàng hóa giá trị cao do
tiêu thụ dễ hơn hàng hóa khác, gây lo sợ, kinh hoàng cho thủy thủ đoàn vì tính chất
tàn bạo, bất ngờ.
j. Rr pháp lý trong kinh doanh

- rủi ro pháp lý là những sự kiện xảy ra trong quá trình kinh doanh, ngoài mong
muốn, liên quan đến sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành do:
+ pháp luật không rõ ràng, quy định dưới luật phức tạp, rắc rối, không phổ biến
+ Yếu kém về năng lực pháp luật của chức Trách
- rủi ro pháp lý trong kinh doanh xảy ra ở hai mặt:
+ tài sản: liên quan đến việc cầm giữ, chiếm giữ, tiếp thu, sung công quỹ, quốc hữu
hóa tài sản của doanh nghiệp
+ Trách nhiệm pháp lý là rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi nằm ngoài sự
mong đợi của cá nhân, tổ chức gây phương hại cho xã hội, cộng đồng, tổ chức
hoặc cá nhân

You might also like