You are on page 1of 2

BÀI TẬP VỀ NHÀ HÌNH HỌC 9

Bài 1: Cho (O, R) và một dây BC cố định sao cho BC < 2R. Lấy điểm bất kỳ A trên
cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. Các đường cao BE và AK của tam giác ABC
cắt nhau tại H.
a) Chứng minh hai tam giác KHB và KAC đồng dạng
b) Xác định vị trí của A sao cho KH. KA lớn nhất.
Bài 2: Cho (O; R) và hai đường kính phân biệt AB và CD sao cho tiếp tuyến tại A của
đường tròn (O; R) cắt các đường thẳng BC và BD lần lượt tại hai điểm E và F. Gọi P và
Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AE và AF.
a) Chứng minh tứ giác ECDF nội tiếp
b) Chứng minh EO vuông góc với BQ
c) Hai đường kính AB và CD có vị trí tương đối như thế nào thì tam giác BPQ có
diện tích nhỏ nhất.    

Bài 3: Cho đường tròn tâm O đường kính BC = 2R. Điểm A chuyển động trên đường
tròn sao cho AB < AC. Kẻ AH là đường cao của tam giác ABC. Tìm vị trí của điểm A
trên (O) sao cho:
a) AB.AC lớn nhất.
b) Chu vi tam giác ABC lớn nhất.
Bài 4: Cho (O,R) và điểm M nằm ngoài (O) Kẻ MA và MB là các tiếp tuyến của (O) tại
A và B. Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với MO cắt MA và MB lần lượt tại E và F.
a) Chứng minh AB // EF b) Chứng minh BM.BF = SMEF
c) Xác định vị trí của M để diện tích tam giác MEF nhỏ nhất.
Bài 5: Cho đường tròn (O), dây AB không đi qua tâm. Trên cung nhỏ AB lấy
điểm M (M không trùng với A, B). Kẻ dây MN vuông góc với AB tại H. Kẻ

MK vuông góc với AN .


1) Chứng minh: Bốn điểm A, M, H, K thuộc một đường tròn.
2) Chứng minh: MN là phân giác của góc BMK.
3) Khi M di chuyển trên cung nhỏ AB. Gọi E là giao điểm của HK và BN.
Xác định vị trí của điểm M để (MK.AN + ME.NB) có giá trị lớn nhất.

You might also like