You are on page 1of 8

Ba Lan bác tin đàm phán chuyển tiêm kích

F-16 cho Ukraine


Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan phủ nhận nước này đang thảo luận về cung cấp
tiêm kích F-16 cho Ukraine, trái ngược với phát biểu của Kiev trước đó.

"Không có cuộc thảo luận chính thức nào về chuyển giao tiêm kích F-16 vào thời điểm này",
Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wojciech Skurkiewicz nói hôm 31/1.

Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Ba Lan Pawel Krutul trước đó cũng cảnh báo
nguy cơ quân đội nước này trở nên suy yếu nếu chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine.
"Quyết định cung cấp F-16 cho Ukraine thay vì phi đội MiG-29 sẽ không khác gì giải giáp lực
lượng vũ trang", ông viết trên Twitter.

Không quân Ba Lan đang vận hành 48 tiêm kích đa năng F-16, trong đó 12 phi cơ phiên bản
F-16D chuyên dành cho huấn luyện nhưng vẫn có khả năng chiến đấu.

Tiêm kích F-16C Ba Lan diễn tập ở Anh hồi năm 2019. Ảnh: USAF.
Tuyên bố được giới chức Ba Lan được đưa ra sau khi Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng
thống Ukraine, tuyên bố Warsaw sẵn sàng chuyển tiêm kích F-16 cho Kiev với sự phối hợp
của NATO. "Chúng tôi có những tín hiệu tích cực từ Ba Lan", ông cho hay.

Ukraine đang nhắm đến tiêm kích hiện đại từ đồng minh phương Tây sau khi nhận được cam
kết về xe tăng chủ lực từ Mỹ và Đức hồi tuần trước. Ukraine đang vận hành phi đội tiêm kích
từ thời Liên Xô với năng lực được đánh giá thấp hơn chiến đấu cơ hiện đại của Nga và
phương Tây.

Mỹ đã từ chối cung cấp F-15 và F-16 cho Ukraine, cũng như không chấp nhận tạo điều kiện
để Ba Lan chuyển máy bay MiG-29 do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Các nước thành
viên NATO cũng phải xin phép Mỹ nếu muốn chuyển tiêm kích F-16 cho Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố không chuyển tiêm kích cho Ukraine. "Tôi chỉ có thể
khuyên mọi người không nên tham gia vào cuộc ganh đua liên tục để trả giá cao hơn khi nói
về các hệ thống vũ khí", ông Scholz phát biểu hôm 29/1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/1cũng nói "không" khi được các phóng viên hỏi về khả
năng ủng hộ phương án chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine.
Tiêm kích đa năng F-16 do General Dynamics phát triển từ những năm 1970, đang phục vụ
trong biên chế Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.100 km/h ở
độ cao 12.000 m, trần bay 18.000 m với tầm hoạt động 546 km. F-16 được trang bị pháo cỡ
nòng 20 mm, cùng 11 giá treo có thể mang theo tối đa 7,7 tấn vũ khí như bom và tên lửa dẫn
đường.

Ông Biden bác khả năng chuyển F-16 cho Ukraine


Tổng thống Biden bác bỏ khả năng cung cấp tiêm kích F-16 cho Kiev, sau khi giới chức Ukraine tỏ ý muốn
sở hữu loại phi cơ này. 

Ukraine kỳ vọng nhận tiêm kích F-16 từ Ba Lan


Quan chức Ukraine cho biết Ba Lan gửi "tín hiệu tích cực" về chuyển F-16 cho nước này khi một số quốc
gia đã từ chối viện trợ tiêm kích. 

Vũ Anh (Theo AFP)
  Trở lại Thế giới
Lưu
Chia sẻ

Chủ đề: 
Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Xem nhiều

Lý do Mỹ công bố video cảnh sát đánh chết người  52

5 phút nhóm cảnh sát Mỹ đánh người đến chết  99

Hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tàu Nhật gần đảo tranh chấp 
Người Việt chật vật trong giá rét kỷ lục ở Nhật, Hàn  68

Hiện trường vụ đánh bom thánh đường Hồi giáo Pakistan 

Ý kiến
Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài



















Tags:
Ba Lan
Ukraine
viện trợ quân sự
viện trợ Ukraine
chiến sự Nga – Ukraine
Tiêm kích F-16

Mỹ hủy hơn 1.400 chuyến bay vì bão băng


Các hã

HAGL chấp nhận bỏ ngành hàng vi phạm


điều lệ V-League 2023
HAGL đang tiến hành đàm phán với nhà tài trợ chính để bỏ ngành hàng
nước tăng lực vi phạm điều lệ V-League 2023.

Minh Vương và các đồng đội tập luyện trên sân Pleiku chiều 1/2. Ảnh: HAGL FC

Tối 1/2, HAGL đã gửi công văn cho Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam
(VPF). Trong đó, đội bóng phố núi yêu cầu VPF xác nhận lại các nội dung đôi bên đã thoả
thuận, để nhà tài trợ của họ nghiên cứu trả lời CLB.
Các điều khoản xoay quanh việc giữ tên gọi nhà tài trợ nhưng bỏ ngành hàng nước tăng lực
khỏi các vị trí, cụ thể là trang phục thi đấu và tập luyện, bộ nhận diện giải đấu, thông tin trên
bảng điện tử và bảng cứng sân Pleiku, hoạt động trưng bày và thử sản phẩm tại sân Pleiku.
Nhãn hàng sẽ được quảng cáo ở ngoài sân Pleiku hoặc các địa điểm ngoài sân thi đấu chính
thức ở các địa phương khác.

HAGL sẽ chờ VPF phản hồi về nội dung trong công văn. Nếu VPF chấp thuận, đội bóng này
sẽ gửi cho nhà tài trợ chính xem xét. Sau đó, nhà tài trợ chính có thể yêu cầu HAGL bồi
thường vì vi phạm hợp đồng hoặc thông qua mà không đòi bồi thường.
Vụ việc lùm xùm giữa HAGL và VPF diễn ra vài tuần qua nhưng chưa được giải quyết, trong
khi hai ngày nữa V-League 2023 khai màn. Do nhà tài trợ chính giải là một nhãn hàng nước
tăng lực nên VPF không đồng ý cho HAGL quảng cáo. VPF khẳng định không cấm nhà tài
trợ chính của HAGL, chỉ cấm ngành hàng nước tăng lực.

Quy định về ngành hàng độc quyền V-League 2023 được thông báo tại Hội thảo bóng đá
chuyên nghiệp Việt Nam hôm 26/12/2022, có sự tham dự của HAGL. Sau đó, VPF tiếp tục
gửi văn bản thông báo tới các CLB vào ngày 5/1. Tuy nhiên, HAGL vẫn đàm phán với nhãn
hàng nước tăng lực và ký hợp đồng ngày 15/1.

VPF tiếp tục gửi công văn nhắc nhở đội bóng phố núi, nhưng đại diện HAGL cho biết có thể
phải bỏ giải do không đủ kinh phí hoạt động vì vi phạm điều khoản hợp đồng với nhà tài trợ
chính. Đến hôm nay, HAGL cho thấy động thái cố gắng tháo gỡ khó khăn nhằm tiếp tục tham
dự V-League 2023.

Theo lịch, ngày 4/2, HAGL đá trận ra quân gặp Hà Tĩnh tại sân Pleiku.

Lịch đấu - Kết quả V-League


Thứ sáu, ngày 3/2/2023
Vòng 1

Nam Định
17 : 00
TP HCM

Vòng 1

Khánh Hòa
17 : 00

Thanh Hóa

Vòng 1

SLNA
18 : 00

Đà Nẵng

Vòng 1
Công an Hà Nội
19 : 15
B

vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

You might also like