You are on page 1of 22

Bài 1.

MÁY TÍNH
VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I. Chương trình máy tính.


Chương trình máy tính là một dãy các câu
lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện
được.
II. Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết
các chương trình máy tính. Ví dụ như pascal,
C, Java...
III.Từ khóa
Từ khóa là những từ dành riêng, không được
dùng từ khóa này cho bất kỳ mục đích nào
khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập
trình quy định.
IV. Tên
Do người lập trình đặt cho các đối tượng trong
chương trình. Tên không được trùng với các
từ khóa, không có khoảng trắng, không có các
ký tự đặc biệt và không được bắt đầu từ 1 con
số
Bài 2. LÀM QUEN VỚI
FREE PASCAL

I. Cấu trúc chung của một chương trình


pascal.
Một chương trình pascal gồm 2 phần
chính.
Phần khai báo.
Phần thân.
II. Một chương trình ví dụ
Program vidu;
Uses crt;
Var Phần khai báo

i:integer;
begin
writeln(‘ Chào các bạn’);
Phần thân
readln;
end.
Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ
DỮ LIỆU

I. Các kiểu dữ liệu


Tên Dạng dữ liệu Phạm vi
kiểu
Byte Các số tự nhiên từ Từ 0 đến 255
0 đến 255
Integer Số nguyên -32768 đến
32768
Real Số thực
Char Ký tự Các ký tự chữ
cái
String Chuỗi Tối đa 255 kí
tự
II. Các phép toán trong pascal
Phép toán Kí Ví dụ
hiệu
Cộng + 3+2 3+2
Trừ - 3-2 3-2
Nhân * 3x2 3*2
Chia / 3:2 3/2
Phép chia div 15 :2 =7,5 15 div 2= 7
lấy phần 1 div 2= 0
nguyên
Phép chia mod 15 :2 =7,5 15 mod 2 = 1
lấy phần 4 mod 2 = 0

III.Các phép so sánh
Các phép so sánh trong pascal sẽ cho kết quả
là đúng hay sai.
Phép so Kí Ký hiệu Ví Kết quả
sánh hiệu trong dụ
toán pascal
học
Bằng = = 5=6 Sai (False)
5=5 Đúng (true)
Khác ≠ <> 5<>6 Đúng
5<>5 Sai
Nhỏ hơn < < 5<6 Đúng
5<5 Sai
Nhỏ hơn ≤ <= 5<=6 Đúng
hoặc 5<=5 Đúng
bằng 6<=5 Sai
Lớn hơn > > 6>5 Đúng
6>6 Sai
Lớn hơn ≥ >= 6>=5 Đúng
hoặc 5>=5 Đúng
bằng 5>=6 Sai
Bài 4. Giới thiệu về
chương trình Turbo Pascal

I. Khởi động và thoát chương trình


Khởi động Turbo Pascal bằng một trong hai
cách:
Cách 1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng trên
màn hình nền;
Cách 2: Nháy đúp chuột trên file Turbo.exe
trong thư mục chứa tệp này (thường là thư mục con
TP\BIN).
Nhấn tổ hợp phím Alt+X để thoát khỏi Turbo
Pascal.
II. Tiến trình lập trình
1, Khởi động chương trình Turbo Pascal
2, Màn hình Turbo Pascal xuất hiện
3, Từ bàn phím soạn chương trình như trong Word.
Nhấn Save. File pascal được lưu với phần mở rộng
là .pas
4, Sau khi soạn thảo xong nhấn Alt+F9 để dịch
chương trình.
5, Để chạy chương trình nhấn tổ hợp phím
Ctrl+F9.
III.Một số câu lệnh cơ bản
1. Xóa màn hình
Clrscr;
Lưu ý để sử dụng lệnh xóa màn hình cần khai báo
thư viện.
Uses crt;
2. Lệnh xuất ra màn hình
Write (‘chuỗi’);
Ý nghĩa xuất ra chuỗi ra màn hình. Sau khi xuất ra
con trỏ nằm ở cuối chuỗi.
Writeln (‘chuỗi’);
Ý nghĩa xuất ra chuỗi ra màn hình. Sau khi xuất ra
con trỏ nằm ở đầu dòng dưới.
Writeln;
Ý nghĩa xuất ra 1 dòng trắng.
3. Lệnh dừng chương trình đợi lệnh
a. Lệnh Delay (x);
Dừng chương trình lại x/1000 giây.
Ví dụ
delay(5000);
nghĩa là dừng chương trình lại 5s rồi tiếp tục
thực hiện lệnh kế tiếp.
b. Lệnh Readln;
Dừng chương trình cho đến khi người sử dụng nhấn
phím enter.
BÀI 5. SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH

I. Biến
Biến là nơi lưu trữ dữ liệu mà pascal cung cấp
cho người lập trình.
Giá trị của biến có thể bị thay đổi trong chương
trình.
1. Khai báo biến
Để sử dụng biến thì biến phải được khai báo ở
phần khai báo của pascal.
Cách khai báo
Var
Tên biến:kiểu dữ liệu;
Ví dụ:
Var
i,j:integer;
n: real;
Cách đặt tên:
Tên được đặt phải khác với từ khóa, không được
bắt đầu từ con số và không có khoảng trống.
Phép gán:
Phép gán là phép gán giá trị cho một biến
Tên biến:= giá trị hay biểu thức gán;
Lệnh gán giá trị biến từ bàn phím
Read(tên biến);
Lúc này biến sẽ nhận giá trị từ bàn phím, kết
thúc bằng phím enter;
Lệnh xuất giá trị của biến
Write(tên biến);
Xuất giá trị của biến ra màn hình.
Write(‘chuỗi1’, tên biến,’chuỗi 2’);
Xuất ra màn hình: chuỗi 1 giá trị của biến chuỗi 2.
II. Hằng
Hằng cũng giống như biến là một ô nhớ chứa
một dữ liệu cụ thể nhưng giá trị của hằng là không
đổi trong suốt chương trình.
Khai báo hằng
Const
Tên hằng=giá trị;
Chú ý ta không được phép dùng các phép gán cho
hằng.
Xuất giá trị hằng giống như xuất giá trị biến
Write(tên hằng);
Kiểm tra 15phút
Câu 1. Chương trình pascal gồm mấy phần? Gồm những phần
gì?
Câu 2. Nêu nguyên tắc đặt tên biến trong pascal.
Câu 3. Cho một chương trình sau
Program baitap1;
Uses crt;
Var
m,n:integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘bai kiem tra 15phut’);
Readln;
End.
a) Xác định các phần của chương trình.
b) Xác định các từ khóa có trong chương trình.
c) Xác định các tên được người dùng đặt trong chương trình.
Câu 4. Em hãy nêu kết quả của các phép toán
sau
Phép toán Kết quả
20 div 6
20 mod 6
Giả sử n=12345
N mod 10
(N div 100) mod 10
Chuyên đề. Kiểm tra giá trị biến

1. Thu nhỏ màn hình của pascal


 Để thu nhỏ màn hình của pascal ta nhấn Ctrl
F5
 Rồi nhấn tổ hợp phím shift và các phím mũi
tên để thu gọn của sổ.
 Dùng các phím mũi tên để di chuyển cửa sổ
đến vị trí mong muốn.

2. Để xem giá trị biến


 Nhấn ctrl F7, xuất hiện hợp thoại, gõ tên
biến cần xem giá trị nhấn enter.
 Lúc này dưới đáy màn hình pascal xuất hiện
một của sổ màu xanh. Nhấn chuột vào của
sổ đó. Rồi thu gọn của sổ như phần 1.
 Sau đó nhấn F7, pascal sẽ thực hiện từng
dòng lệnh từ trên xuống.
Bài 6. Câu lệnh điều kiện
I Cấu trúc tuần tự

Câu Lệnh 1

Câu Lệnh 2

Nghĩa là câu lệnh 1 được thực hiện rồi câu lệnh 2 sẽ
được tiếp tục thực hiện.
II Cấu trúc điều kiện

ĐIỀU KIỆN Điều kiện sai

Điều kiện đúng

Câu Lệnh 2

Câu Lệnh 1
Nghĩa là nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được
thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh 2 sẽ được
thực hiện.

III Câu lệnh điều kiện


Cú pháp 1.
IF <điều kiện> then
Câu lệnh 1;
Nghĩa là nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 thực
hiện. Nếu điều kiện sai thì bỏ qua câu lệnh 1;
Cú pháp 2
IF <điều kiện> then
Câu lệnh 1
Else
Câu lệnh 2;
Nghĩa là nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 được
thực hiện, còn nếu điều kiện là sai thì câu lệnh 2
được thực hiện.
Chú ý. Trước từ khóa else sẽ không có dấu ;
Nếu là 1 tổ hợp nhiều câu lệnh ta để
trong 2 từ khóa begin và end;
Ví dụ
IF <điều kiện> then
begin
Câu lệnh 1;
Câu lệnh 2;
Câu lệnh 3;
end //vì đứng trước từ khóa else nên không có dấu ;
Else
begin
Câu lệnh 4;
Câu lệnh 5;
end;
Bài 7. CÂU LỆNH LẶP

I. Câu lệnh lặp For...do


Vòng lặp for dùng để lặp với số lần định
trước, có cấu trúc như sau
for <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

Ý nghĩa:
Bước 1.Biến đếm
sẽ được gán giá trị
đầu.
Bước 2.So sánh giá
trị biến đếm với giá
trị cuối,nếu giá trị
biến đếm chưa lớn
hơn giá trị cuối thì
câu lệnh được thực
hiện.
Bước 3.Giá trị biến
đếm sẽ được tăng
thêm 1 giá trị
Bước 4.Quay về bước 2.
Lưu ý.
1. Số lần lặp của vòng lặp = giá trị cuối – giá
trị đầu +1;
2. Hạn chế việc thay đổi giá trị biến đếm trong
cấu trúc lặp for.
3. Để lặp 1 tổ hợp câu lệnh thì để tổ hợp các
câu lệnh trong begin và end;
Bài 8. Vòng lặp While ..do

I. Vòng lặp while do là vòng lặp chưa biết


trước số lần lặp

While <điều kiện> do <câu lệnh>;

Ý nghĩa
 Nếu điều kiện đúng
câu lệnh sẽ được lặp.
 Sau khi câu lệnh được
thực hiện, Pascal sẽ
xét tiếp điều kiện.
Vòng lặp sẽ lặp cho
đến khi điều kiện là
sai.

So sánh giữa 2 vòng lặp


For While
Có số lần lặp biết trước. Có số lần lặp không biết trước
Số lần lặp= giá trị cuối – giá trị đầu +1
For i:= giá trị đầu to giá trị cuối do While điều kiện do
Giá trị biến đếm tự tăng Phải có câu lệnh làm thay đổi điều kiện của
vòng lặp
Bài 9. Dữ liệu Mảng
I. Biến mảng.
Dữ liệu mãng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có
chung một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu phần tử.

II. Khai báo biến mảng


Var
Tên mảng : array [1..chỉ số cuối] of kiểu;
Ví dụ
a: array [1..10] of integer;
khai báo 1 biến mảng a có 10 phần tử kiểu số nguyên.
III. Nhập giá trị cho mảng
Nhập giá trị cho 10 phần tử cho mảng a
For i:=1 to 10 do
begin
Write(‘ mời bạn nhập giá trị thứ ‘,i);
Readln(a[i]);
End;
IV. Xuất giá trị của mảng ra màn hình
For i:=1 to n do
readln(a[i]);
xuất các giá trị của mảng a có n phần tử

You might also like